Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện chính sách giáo dục đối với dân tộc thiểu số ở tỉnh ninh thuận...

Tài liệu Thực hiện chính sách giáo dục đối với dân tộc thiểu số ở tỉnh ninh thuận

.DOC
234
183
116

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG MẠNH TƢỞNG TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH NINH THUẬN LUẬN ÁN TIẾN SĨ: CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội, năm 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG MẠNH TƢỞNG TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH NINH THUẬN Ngành: Chính sách công Mã số: 9340402 LUẬN ÁN TIẾN SĨ: CHÍNH SÁCH CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC GS,TS. LÊ NGỌC HÙNG Hà Nội, năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu được nêu trong Luận án là trung thực, khách quan và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Hoàng Mạnh Tƣởng LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình, quý báu của nhiều cơ quan, tập thể, cá nhân. Nhân dịp này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Lê Ngọc Hùng, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong việc lựa chọn đề tài, tiếp cận các phương pháp, định hướng các nội dung nghiên cứu, góp ý sửa chữa và bổ sung khi tôi viết luận án… để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập của một nghiên cứu sinh. Tôi xin chân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện KHXH, Lãnh đạo Khoa Chính sách công, Khoa Sau đại học, Quý thầy, cô Khoa Chính sách công và các Khoa, Phòng, Ban thuộc Học viện KHXH đã tạo những điều kiện tốt nhất, tham gia góp ý khoa học, ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận án. Đặc biệt, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II, Khoa Dân tộc và Tôn giáo, lãnh đạo các Sở, ngành, huyện, thị,...của tỉnh Ninh Thuận và gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành luận án này. Do những điều kiện chủ quan, khách quan, chắc chắn kết quả nghiên cứu của Luận án còn có nhiều thiếu sót. Tôi rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp để hoàn thiện, nâng cao chất lượng vấn đề được lựa chọn nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Hoàng Mạnh Tƣởng MỤC LỤC MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................5 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu...............................................6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu............................................6 6. Đóng góp mới về khoa học của luận án...................................................... 10 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án..................................................... 10 8. Cấu trúc của luận án....................................................................................11 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...............................................................................12 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu...................................................... 12 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách công, chính sách dân tộc..........................................................................................................12 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách giáo dục, chính sách giáo dục đối với DTTS........................................................................ 18 1.1.3. Các công trình nghiên cứu tại tỉnh Ninh Thuận................................ 28 1.2. Đánh giá chung các công trình đã tổng quan và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận án....................................................................... 30 1.2.1. Những vấn đề đã được làm rõ luận án có thể tham khảo, kế thừa.....30 1.2.2. Những vấn đề chưa được đề cập hoặc đề cập nhưng chưa được làm rõ trong các công trình tổng quan....................................................................32 1.2.3. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu và làm rõ........................33 Tiểu kết chương 1............................................................................................34 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ.................35 2.1. Các khái niệm cơ bản........................................................................... 35 2.2. Mục tiêu và nội dung của chính sách giáo dục đối với DTTS.............40 2.3. Chủ thể và vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS.....................................................................................................50 2.4. Quy trình thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS.......................53 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS........................................................................................................... 59 2.6. Kinh nghiệm thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.....................62 Tiểu kết chương 2............................................................................................72 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH NINH THUẬN........................... 74 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế - văn hóa xã hội và giáo dục vùng DTTS tỉnh Ninh Thuận........................................................74 3.2. Tình hình triển khai, kết quả thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận từ năm 2010 đến nay.............................................79 3.2.1. Công tác tuyên truyền và tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận.......................................... 79 3.2.2. Kết quả thực hiện các chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận........................................................................................................ 86 3.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận thời gian qua.......................................................................................108 3.3.1. Những mặt thành công.................................................................... 108 3.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.......................................... 112 Tiểu kết chương 3..........................................................................................120 Chƣơng 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH NINH THUẬN THỜI GIAN TỚI...................................................122 4.1. Bối cảnh thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận thời gian tới................................................................................................122 4.2. Quan điểm hoàn thiện việc thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận.........................................................................................126 4.3. Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận thời gian tới....................................................................131 4.4. Điều kiện bảo đảm thực hiện giải pháp.............................................. 141 Tiểu kết chương 4..........................................................................................143 KẾT LUẬN..................................................................................................144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ......147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................148 PHỤ LỤC.....................................................................................................158 Phụ lục 1: Bảng tổng hợp chính sách giáo dục đối với DTTS do Chính phủ ban hành tính đến hết năm 2016....................................................................158 Phụ lục 2: Bảng tổng hợp chính sách giáo dục đối với DTTS do Thủ tướng Chính phủ ban hànhtính đến hết năm 2016...................................................160 Phụ lục 3: Bảng hỏi và kết quả xử lý số liệu điều tra đề tài luận án.............164 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASXH : An sinh xã hội CBCC : Cán bộ công chức CBQL : Cán bộ quản lý CSDT : Chính sách dân tộc ĐBKK : Đặc biệt khó khăn DTBT : Dân tộc bán trú DTNT : Dân tộc nội trú DTTS : Dân tộc thiểu số GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo HĐND : Hội đồng nhân dân KT-XH : Kinh tế - xã hội QĐ-CP : Quyết định của Chính phủ QĐ-TTg : Quyết định của Thủ tướng Chính phủ QĐ-UBND : Quyết định Ủy ban nhân dân THCN : Trung học chuyên nghiệp THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 1: Nguồn thông tin về các chính sách giáo dục hỗ trợ DTTS................81 Bảng 2: Loại chính sách được hỗ trợ để nâng cao cơ sở vật chất...................86 Bảng 3: Kinh phí phân bổ cho các trường DTNT giai đoạn 2011 – 2015......87 Bảng 4: Cơ sở vật chất bảo đảm cho việc học 2 buổi/ngày............................ 88 Bảng 5: Nội dung chính sách đang hỗ trợ học sinh DTTS..............................94 Bảng 6: Tình hình hỗ trợ gạo theo Quyết định 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ...............................................................96 Bảng 7: Số người và số tiền được chi trả phụ cấp thu hút và phụ cấp thâm niên giai đoạn 2011 – 2015........................................................................... 102 Bảng 8: Mức độ hài lòng về các loại hỗ trợ/phụ cấp đối với đội ngũ giáo viên hiện nay......................................................................................................... 103 Bảng 10: Mức độ hiểu biết về các loại chính sách........................................114 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, góp phần nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, xóa đói, giảm nghèo đa chiều bền vững ở vùng DTTS. Do đó, bên cạnh các chính sách phát triển kinh tế, thì giáo dục vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa, miền núi luôn được ưu tiên chú trọng [36]. Theo thống kê của Ủy ban Dân tộc, trong giai đoạn 2010 – 2017, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã ban hành 42 văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đối với DTTS hoặc có liên quan đến giáo dục đối với DTTS [37], trong đó có chương trình mục tiêu giáo dục; đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên; chính sách đào tạo cử tuyển, miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên các trường phổ thông DTNT, phổ thông DTBT, dự bị đại học; chế độ ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên công tác các trường chuyên biệt, ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, qua đó đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị của cả nước nói chung và các tỉnh miền núi, vùng DTTS nói riêng [38]. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ giáo dục đối với DTTS thời gian qua còn tồn tại nhiều hạn chế, vì vậy hiện nay mặt bằng giáo dục, trình độ dân trí của đồng bào các DTTS vẫn còn có khoảng cách đáng kể so với mặt bằng chung của cả nước. Ninh Thuận là tỉnh nghèo với 35 dân tộc sinh sống đan xen, trong đó DTTS chiếm 22,87% dân số. Toàn tỉnh có 65 xã, phường, thị trấn, trong đó 31 xã miền núi, 19 xã đặc biệt khó khăn. Những năm gần đây, cùng với Đảng, 1 Nhà nước, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Ninh Thuận luôn quan tâm, ban hành nhiều chủ trương chính sách nhằm phát triển giáo dục đối với DTTS để họ có điều kiện phát triển toàn diện. Chính vì thế, công tác giáo dục đối với DTTS trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tựu như: chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, công tác khuyến học, khuyến tài được các địa phương đặc biệt quan tâm. Bên cạnh những mặt đã làm được, công tác giáo dục đối với DTTS trên địa bản tỉnh còn một số hạn chế như: Tình trạng bỏ học, nghỉ học cách nhật vẫn còn khá phổ biến nhất là cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, chất lượng học tập tuy đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhiều nơi chưa đảm bảo, chất lượng giảng dạy của một số giáo viên vẫn còn hạn chế… Một trong những nguyên nhân của các hạn chế nêu trên chính là khâu tổ chức thực hiện các chính sách giáo dục đối với DTTS chưa được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, việc thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS hiện nay đặt ra những vấn đề cấp bách cả về lý luận và thực tiễn cần giải quyết để nâng cao chất lượng giáo dục đối với DTTS. Cụ thể: Về mặt lý luận Thứ nhất, chính sách giáo dục đối với DTTS có phạm vi rộng, liên quan trực tiếp đến nhiều nội dung của hoạt động giáo dục, vì vậy, những vấn đề lý luận cần phải thường xuyên được hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện Việt Nam và quốc tế. Việc hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS cho phù hợp với các lý thuyết mới về chính sách công là hết sức cần thiết, tạo cơ sở khoa học cho các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS. 2 Thứ hai, cần làm rõ vai trò của các chủ thể trong việc ban hành và thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS và các chủ thể ngoài nhà nước trong việc góp phần hiện thực hóa các chính sách giáo dục đối với DTTS do nhà nước, chính quyền ban hành. Thứ ba, cần tiếp tục làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS như tính chất của vấn đề chính sách, chủ thể chính sách, đối tượng thụ hưởng chính sách và môi trường chính sách. Thứ tư, cần tiếp tục nghiên cứu để cụ thể hóa và tiếp thu một cách phù hợp những bài học kinh nghiệm về thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS từ các địa phương khác trong lãnh thổ Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới. Thứ năm, cần bổ sung thêm những nghiên cứu vận dụng lý thuyết thực hiện chính sách công. Ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay, việc vận dụng lý thuyết thực hiện chính sách công vào trong lĩnh trong lĩnh vực giáo dục là hết sức cần thiết vì đây là tỉnh có nhiều đặc thù về dân tộc và là tỉnh nghèo, đang được thụ hưởng hầu hết các chính sách giáo dục đối với DTTS của nhà nước. Về mặt thực tiễn Quá trình thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS của cả nước nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như: Thứ nhất, Công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS chưa kịp thời, thiếu đồng bộ và nhất quán giữa các địa phương, cơ quan, ban ngành. Thứ hai, Công tác tuyên truyền, phổ biến, thuyết phục, vận động nhằm định hướng dư luận trong quá trình thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS chậm được đổi mới về hình thức, phương pháp, nội dung; còn nhiều biểu hiện hình thức, "làm cho có"… nên kém hiệu quả. 3 Thứ ba, Công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra chưa kịp thời, thường xuyên và thiếu thực chất. Việc xử lý khiếu nại, tố cáo các vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện chính sách còn chậm, nhiều trường hợp thiếu công bằng, nghiêm minh đã ảnh hưởng xấu đến thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS Thứ tư, Công tác tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm đối với hoạt động thực hiện chính sách chưa được coi trọng, chưa làm thường xuyên, kịp thời. Những vấn đề lý luận và thực tiễn trên đây về thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS cho thấy, việc nghiên cứu đề tài: Thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận là thật sự cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn để đề xuất các giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận nói riêng và cả nước nói chung. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Đề tài Luận án có mục đích nghiên cứu hoạt động thực hiện chính sách và đánh giá kết quả đạt được của hoạt động thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận từ năm 2010 đến nay, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp, có tính khả thi nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận nói riêng và cả nước nói chung. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết tốt các nhiệm vụ sau: - Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án, đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình, rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 4 - Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách giáo dục và thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS ở nước ta hiện nay - Phân tích thực trạng thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận thời gian qua. Chỉ ra những mặt đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận - Đề xuất quan điểm và giải pháp phù hợp, có tính khả thi nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động thực hiện chính sách và kết quả thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS trên các lĩnh vực như (1) chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở vật chất, trường lớp; (2) chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên; (3) chính sách dạy và học tiếng nói chữ viết DTTS; (4) chính sách hỗ trợ giáo viên và CBQL giáo dục vùng DTTS; (5) chính sách cử tuyển từ năm 2010 đến nay 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Chu trình chính sách công bao gồm nhiều bước (hoạch định, tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả). Nội dung của chính sách giáo dục đối với DTTS gồm nhiều vấn đề từ kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên; chính sách đào tạo cử tuyển, miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên các trường phổ thông DTNT, phổ thông DTBT, dự bị đại học; chế độ ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên công tác các trường chuyên biệt, ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn…, nhưng luận án chỉ tập trung phân tích, đánh giá hoạt động thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS và kết quả đạt được ở một 5 số nội dung cơ bản gồm: (1) chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở vật chất, trường lớp; (2) chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên; (3) chính sách dạy và học tiếng nói chữ viết DTTS; (4) chính sách hỗ trợ giáo viên và CBQL giáo dục vùng DTTS; (5) chính sách cử tuyển. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng thực hiện hiện chính sách giáo dục đối với DTTS từ năm 2010 đến nay và đề xuất các giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn 2030. - Không gian: tỉnh Ninh Thuận gồm 5 huyện/thành phố: Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Phước, Thuận Bắc; TP Phan Rang – Tháp Chàm 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Luận án được tiến hành để trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Mục tiêu và nội dung của các chính sách giáo dục đối với DTTS hiện nay là gì? Câu hỏi 2: Các quốc gia khác hoạch định và thực hiện các chính sách về phát triển giáo dục cho người DTTS như thế nào? Câu hỏi 3: Chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận được thực hiện như thế nào? Câu hỏi 4: Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận hiện nay là gì? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Luận án được tiến hành để chứng minh các giả thuyết nghiên cứu sau: Giả thuyết 1: Mục tiêu và nội dung của các chính sách giáo dục đối với DTTS nhằm góp phần nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực và chất lượng giáo dục đối với đồng bào DTTS Dự kiến kết quả nghiên cứu: Trên cơ sở làm sáng tỏ khái niệm, mục tiêu và nội dung của chính sách giáo dục đối với DTTS, Luận án chứng mình vai 6 trò và ý nghĩa của hoạt động thực hiện chính sách đối với DTTS đối với sự phát triển vùng DTTS Giả thuyết 2: Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm về phát triển giáo dục cho người DTTS của một số quốc gia trên thế giới cho hoạt động hoạch định và thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS của mình. Dự kiến kết quả nghiên cứu: Luận án tìm kiếm những bài học kinh nghiệm phát triển giáo dục đối với DTTS thông qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động hoạch định, thực hiện chính sách phát triển giáo dục đối với DTTS của một số quốc gia. Giả thuyết 3: Hoạt động thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận còn nhiều hạn chế nên chất lượng giáo dục, trình độ dân trí và nguồn nhân lực DTTS còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh và cả nước. Dự kiến kết quả nghiên cứu: Qua nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận, Luận án đánh giá những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế trong hoạt động này. Giả thuyết 4: Đời sống đồng bào DTTS tỉnh Ninh thuận còn nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển, biến đổi khí hậu và tâm lý tự ti, mặc cảm của đồng bào DTTS đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động thực hiện chính sách giáo dục Dự kiến kết quả nghiên cứu: Trên cơ sở xác định các yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân của nó đến hoạt động thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS, Luận án đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện hoạt động này trong thời gian tới. 7 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận án dựa trên hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục, đặc biệt là những chính sách giáo dục dành cho DTTS. Luận án sẽ kế thừa và làm sáng tỏ những quan điểm lý luận của các nhà khoa học trong nước và thế giới về những nội dung liên quan. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chính của luận án được sử dụng dựa trên nền tảng khoa học của ngành chính sách công và vận dụng các kiến thức liên ngành quản lý giáo dục, quản lý công. Các phương pháp cụ thể bao gồm: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này dựa trên cơ sở tìm kiếm, phân loại và hệ thống hóa các tài liệu là những công trình nghiên cứu đi trước có liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên cứu. Tác giả đã kết thành từng nhóm, nội dung chính để phục vụ cho luận án, đồng thời bổ sung thêm những phát hiện mới. Nhóm chủ đề thu thập và phân tích tài liệu gồm: Hệ thống hóa các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến chính sách giáo dục đối với DTTS; phân tích, đánh giá tổng quan về thực hiện các chính sách giáo dục đối với DTTS dựa trên các số liệu, tài liệu, báo cáo có sẵn như: các văn bản pháp luật, chính sách hiện hành về giáo dục; các báo cáo chuyên đề, báo cáo hành chính, báo cáo quản lý các Sở, ngành của tỉnh, huyện, xã có liên quan đến giáo dục đối với DTTS; các báo cáo, tài liệu, ấn phẩm nghiên cứu, các bài viết trên báo, tạp chí có liên quan đến chủ đề nghiên cứu; số liệu thống kê do các cơ quan quản lý nhà nước công bố. 8 + Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở các dữ liệu, tài liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá và tổng hợp lại để tìm ra những luận điểm, kết luận có giá trị khoa học, hữu ích với đề tài luận án. + Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh, đối chiếu với những quan niệm, tư duy, những chính sách của các quốc gia trong thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phương pháp này được tác giả thực hiện thông qua phiếu điều tra soạn sẵn nhằm đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu liên quan đến nội dung “Đánh giá quá trình thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS”. Kết quả thu thập thông tin từ phiều điều tra này giúp tác giả đánh giá thực trạng, nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách giáo dục đối với DTTS trong thời gian tới. Đối tượng được lựa chọn tham gia khảo sát gồm: (1) giáo viên và CBQL giáo dục các cấp; (2) học sinh; (3) phụ huynh. Mẫu điều tra được lấy theo cách lấy mẫu thuận tiện. Số lượng cụ thể cho mỗi nhóm đối tượng là: giáo viên và CBQL giáo dục: 200; học sinh: 150 và hộ gia đình: 150 + Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này được sử dụng để phỏng vấn sâu đối với cán bộ quản lý và thực thiện chính sách giáo dục đối với DTTS các cấp chính quyền tỉnh Ninh Thuận. Thành phần tham gia khảo sát: Cấp tỉnh: là các cán bộ xây dựng và thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS thuộc các Sở, ban ngành có liên quan như Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Dân tộc, Sở KH & ĐT, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở LĐ – TB&XH Cấp huyện/xã: lãnh đạo Phòng Giáo dục, Phòng Dân tộc và lãnh đạo các xã vùng DTTS và cán bộ các ban, ngành phụ trách các lĩnh vực liên quan đến chính sách giáo dục đối với DTTS; 9 Cấp hộ gia đình: tham vấn đại diện 30 – 40 hộ DTTS trực tiếp thụ hưởng các chính sách giáo dục các cấp từ mầm non đến PTTH 6. Đóng góp mới về khoa học của luận án Về mặt lý luận - Luận án đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về việc thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS ở tỉnh Ninh Thuận - Luận án đã đưa ra khái niệm thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS và luận giải quy trình thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS, các yếu tố ảnh hưởng và vai trò của việc thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS. - Luận án đã nêu lên kinh nghiệm thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Về thực tiễn - Luận án đã cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn để đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận - Luận án đã đề xuất các quan điểm và giải pháp phù hợp, có tính khả thi nhằm hoàn thiện hoạt động thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS - Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu giảng dạy và cho các nhà hoạch định, thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS của tỉnh Ninh Thuận và cả nước. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận của ngành khoa học chính sách công và vai trò của việc thực hiện chính sách giáo dục đối với đồng bào DTTS 10 - Góp phần hiện thực hóa những nội dung của Nghị quyết số 29/NQ-TW về phát triển toàn diện giáo dục - Đánh giá một cách khách quan về những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận nói riêng và cả nước nói chung - Dùng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá nhân quan tâm đến vấn đề này 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm có 4 chương, 23 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS Chương 3: Thực trạng thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện hoạt động thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan