Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện sơn tây, tỉnh quản...

Tài liệu Thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện sơn tây, tỉnh quảng ngãi .

.PDF
90
155
96

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VIẾT CHƯỞNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN TÂY, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VIẾT CHƯỞNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN TÂY, TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành Mã số : Chính sách công : 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ SÔNG THƯƠNG HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả NGUYỄN VIẾT CHƯỞNG MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG ................................................................................ 8 1.1. Người có công và chính sách ưu đãi người có công .................................. 8 1.2. Nội dung và quy trình thực hiện chính sách đối với người có công………………………………………………………………………… 19 1.3. Những yêu cầu cơ bản đối với việc tổ chức thực hiện chính sách người có công ................................................................................................................. 25 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách người có công............ 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN TÂY, TỈNH QUẢNG NGÃI............................................................................................... 31 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sơn Tây.......................... 31 2.2. Thực trạng quá trình triển khai chính sách đối với NCC ở huyện Sơn Tây ......................................................................................................................... 35 2.3. Kết quả thực hiện chính sách đối với NCC trên địa bàn huyện Sơn Tây 43 2.4. Đánh giá chung về thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Sơn Tây .......................................................................................... 54 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN TÂY, TỈNH QUẢNG NGÃI ............................................................. 62 3.1. Dự báo những tác động ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Sơn Tây .................................................... 62 3.2. Quan điểm, định hướng hoàn thiện chính sách và bảo đảm thực hiện chính sách đối với người có công ................................................................... 65 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi ................................................ 68 3.4. Khuyến nghị đối với huyện Sơn Tây ....................................................... 77 KẾT LUẬN .................................................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI 01 BHYT Bảo hiểm y tế 02 BHXH Bảo hiểm xã hội 03 BMVNAH Bà mẹ Việt Nam anh hùng 04 CSSK Chăm sóc sức khỏe 05 HĐND Hội đồng nhân dân 06 KT-XH Kinh tế - xã hội 07 KCB Khám chữa bệnh 08 LĐ-TB&XH Lao động Thương binh - xã hội 09 UBMTTQ Ủy ban Mặt trận tổ quốc 10 NCC Người có công 11 TBLS Thương binh liệt sỹ 12 TN-MT Tài nguyên – Môi trường 13 UBND Ủy ban nhân dân 14 XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng bảng 2.1 2.2 Số lượng người có công hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng trên địa bàn huyện Tổng số thẻ BHYT đã cấp cho các đối tượng NCC qua các năm Trang 46 47 Số lượng người có công và thân nhân được điều 2.3 dưỡng, phục hồi sức khỏe trên địa bàn huyện từ năm 48 2013 - 2018 2.4 2.5 Số lượng con của NCC cách mạng được hỗ trợ về học phí từ năm 2013 – 2018 Số liệu về sửa chữa, xây mới nhà cho người có công từ năm 2013 -2018 49 50 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, nhất là trãi qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã có biết bao người ngã xuống vì tổ quốc quyết sinh; có biết bao bà mẹ đã tiễn con đi và khóc thầm lặng lẽ, có biết bao nhiêu chàng trai trẻ đã xếp bút nghiên và tạm biệt mái trường thân yêu để lên đường ra trận… để rồi trong số họ có người mãi mãi không trở về, có những người đã mất đi một phần thân thể của mình hoặc mang trong mình di chứng suốt đời. Để ghi nhớ và đền đáp công ơn những người đã có công với nước trên mọi miền Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta hàng năm đã có hệ thống các chính sách đối với người có công (NCC) và tổ chức thực thi chính sách cùng với các cơ chế huy động mọi nguồn lực tốt nhất góp phần tạo lập sự ổn định và cải thiện đời sống NCC. Liên hệ đến huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) vốn có bề dày truyền thống cách mạng và của Khu 7 cũ (khu V hiện nay) trong công cuộc giải phóng toàn tỉnh Quảng Ngãi ngày 24-3-1975, để đền đáp và tri ân NCC và gia đình NCC trên địa bàn huyện, nhiều năm qua chính quyền huyện Sơn Tây đã tổ chức thực thi căn bản các chính sách của Nhà nước đối với NCC; huy động cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã; và xã hội hóa các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia tích cực triển khai chính sách bằng những việc làm và hành động cụ thể như: huy động, đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa; tìm kiếm, quy tập mộ liệt sỹ; thắp nến tri ân; thường xuyên chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, vay vốn sản xuất phát triển kinh tế. Nhờ đó đã trợ giúp cho NCC và gia đình NCC từng bước ổn định và cải thiện cuộc sống, tiếp tục củng cố niềm tin của các đối tượng chính sách đối với Đảng và Nhà Nước. Tuy vậy, so với yêu cầu mong đợi của địa phương vẫn còn một số hạn chế: 1 (1) Chất lượng và hiệu quả của công tác tuyên truyền chính sách còn có mặt hạn chế nhất định; (2) Không ít văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách thiếu tính đồng bộ, chưa rõ và một số quy định chưa phù hợp thực tiễn dẫn đến khó thực hiện; (3) Thủ tục xét công nhận còn rườm rà, gây khó khăn cho đối tượng chính sách NCC và việc triển khai thực hiện còn thiếu chặt chẽ trong quá trình xét duyệt, thẩm định dẫn đến hiện tượng sót đối tượng hoặc tạo kẻ hở trong quản lý để đối tượng lợi dụng khai man, làm sai lệch hồ sơ; (4) Một số người dân chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của chính sách NCC... Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi” để làm luận văn thạc sĩ chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về chính sách đối với người có công đã được thực hiện ở các góc độ về lý luận, thực tiễn và chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tham khảo và kế thừa một số công trình và tài liệu điển hình như sau: - Bài viết “Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công là tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm cao cả của hệ thống chính trị và toàn dân” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đăng trên Báo Nhân dân điện tử, ngày 27 tháng 7 năm 2017. Tổng Bí thư đã nêu rõ sự hy sinh mất mát, cống hiến thiêng liêng của các bậc tiền bối cách mạng, anh hùng liệt sĩ, thương binh, chiến sĩ và đồng bào ta; đồng thời Tổng Bí thư khẳng định: việc quan tâm chăm sóc, cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt cho gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và NCC với cách mạng là chủ trương nhất quán của Ðảng và Nhà nước ta, là đạo lý truyền thống tốt đẹp của cha ông ta. - Bài viết “Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với nước hiện nay, định hướng đến năm 2020” của tác giả Phạm Thị Hải Chuyền, đăng 2 trên Tạp chí Cộng sản năm 2015, số 837. Theo tác giả, để khắc phục các vấn đề bất cập còn tồn tại và bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ của quá trình thực thi chính sách đối với NCC với cách mạng; theo đó, tác giả đã đề xuất nhiều nội dung giải pháp quan trọng nhằm thực hiện tốt chính sách ưu đãi NCC đến năm 2020. - Chuyên đề “Suy nghĩ từ những lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thương binh, liệt sĩ trong Di chúc” của tác giả Lê Thị Liên in trong cuốn sách “Giá trị nhân văn của Di chúc Hồ Chí Minh” của Bảo tàng Hồ Chí Minh và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội năm 2009 do Nxb Thanh niên ấn hành tại Hà Nội. Chuyên đề này đã phân tích quan điểm của Người đối với những người đã hy sinh cho nền độc lập tự do của Tổ quốc. Qua đó, bài viết khẳng định chân giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội đối với người có công với cách mạng trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công trong giai đoạn hiện nay. - Chuyên đề “Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng - Bốn mươi năm nhìn lại” của tác giả Nguyễn Hữu Chí in trong kỷ yếu Hội thảo khoa học 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh do Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia khu vực I tổ chức năm 2009 tại Hà Nội. Chuyên đề này khẳng định Hồ Chí Minh là người khởi xướng phong trào đền ơn đáp nghĩa; và trong suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người đều đã dành tình cảm đặc biệt cho thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ. Tác giả bài viết cũng khẳng định sau 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã quán triệt sâu sắc lời căn dặn của Hồ Chí Minh thông qua các chủ trương, chính sách chăm lo đối với thương bệnh binh và gia đình có công với cách mạng. - Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học năm 2017 “Vận dụng 3 tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội thời kỳ đổi mới ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Công Lập. Công trình nghiên cứu này trên cơ sở luận giải một số khái niệm cơ bản đi vào phân tích trình bày làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội từ mục đích, đối tượng, nội dung, yêu cầu và lực lượng thực hiện chính sách xã hội. Đồng thời, nghiên cứu đánh giá thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội (thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó) trong thời kỳ đổi mới ở những năm qua. Qua đó, đề xuất các nhóm giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay. - Một số luận văn Thạc sĩ về đánh giá thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng của một số tác giả như Hồ Văn Dũng (2016), Nguyễn Văn Vân (2016), Nguyễn Thị Thanh Tùng (2018), Nguyễn Thị Thanh (2018) v.v … đã trình bày các vấn đề lý luận, làm rõ một số vấn đề hạn chế và bất cập trong việc thực thi chính sách đối với NCC ở một số địa phương; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách đối với NCC trong thời gian đến. - Ngoài ra một số nghiên cứu liên quan đến chính sách an sinh xã hội, trong đó đề cập đến một số vấn đề lý luận về an sinh xã hội, đánh giá quá trình thực thi chính sách như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chính sách người có công v.v…qua đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở các địa phương và cả nước. Các nghiên cứu điển hình như Mai Ngọc Cường và cộng sự (2013), Lê Anh (2017), Dương Thanh Phong (2018) v.v… Về cơ bản, phần lớn các công trình và tài liệu kể trên nghiên cứu tập trung ở diện rộng, nghiên cứu cả hệ thống chính sách an sinh xã hội hoặc nghiên cứu ở phương diện quy mô cả nước và một số địa phương. Tuy nhiên, hiện rất ít các nghiên cứu đối với đặc thù vùng, miền, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng 4 bào dân tộc thiểu số để áp dụng chính sách người có công với cách mạng đang thực hiện cho phù hợp. Riêng đối với địa bàn huyện Sơn Tây hiện vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu trùng lặp về chính sách người có công với cách mạng. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn và thực hiện nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ hơn cơ sở lý luận và pháp lý về việc thực thi chính sách NCC trong điều kiện thực tiễn của huyện Sơn Tây, để đáp ứng nhu cầu chính đáng của NCC với cách mạng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững và bảo đảm giữ vững ổn định, an ninh chính trị trên địa bàn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và phân tích đánh giá thực trạng thực thi chính sách đối với NCC từ thực tiễn huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi), luận văn đề xuất giải pháp chủ yếu để gia tăng hiệu quả thực hiện chính sách đối với NCC ở huyện Sơn Tây thời gian đến. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đối với NCC. + Nghiên cứu đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với NCC từ thực tiễn huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi) giai đoạn 2013-2018. + Xác định những vấn đề hạn chế, bất cập hiện nay đặt ra trong quá trình thực hiện chính sách đối với NCC ở huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi). + Đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với NCC ở huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi) thời gian đến. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện chính sách đối với NCC ở huyện Sơn Tây: những quy định về các điều kiện, quy trình và trình tự thủ tục xác nhận; quá trình thực hiện chính sách đối với NCC ở huyện Sơn Tây cho những đối tượng thụ 5 hưởng theo luật định. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng ở huyện Sơn Tây. - Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2013 - năm 2018. - Về không gian nghiên cứu: huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước ta để nghiên cứu việc thực hiện chính sách đối với người có công. 5.2. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp sưu tầm tài liệu. + Phương pháp thu thập thông tin và phân tích văn bản sơ cấp, thứ cấp. + Quan sát thực tế. + Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp đánh giá. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về lý luận: Các đóng góp của luận văn góp phần bổ sung, làm phong phú thêm hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích, hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm giúp cho quá trình hoạch định, ban hành các chương trình, chính sách dành cho người có công và việc tổ chức thực hiện chính sách này trong thực tiễn. 6.2. Về thực tiễn: + Từ nghiên cứu thực tiễn và đánh giá thực trạng công tác quản lý và thực thi chính sách NCC trên địa bàn huyện Sơn Tây để cung cấp luận cứ khoa học nhằm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện việc thực thi chính sách NCC ở giai 6 đoạn đến. + Tư vấn cho các nhà quản lý, cơ quan nhà nước xem xét để bổ sung, hoàn thiện chính sách NCC; tham mưu cho các cơ quan thực hiện chính sách NCC trên địa bàn huyện Sơn Tây trong quá trình vận dụng vào thực tiễn tình hình của địa phương. Những đóng góp mới của luận văn Làm rõ hơn các quy định của Nhà nước ta về chính sách đối với người có công với cách mạng. Nêu ra những vấn đề cần giải quyết trước mắt và lâu dài trong việc hoàn thiện, ban hành chính sách người có công với cách mạng và tổ chức thực thi nó. Làm rõ các căn cứ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để góp phần tạo cơ sở cho cơ quan tổ chức có thẩm quyền các cấp vận dụng phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. 7. Cơ cấu của luận văn Bên cạnh các mục mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài này được kết cấu thành 3 chương cơ bản: Chương 1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối với người có công. Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG 1.1. Người có công và chính sách ưu đãi người có công 1.1.1. Khái niệm người có công và đặc điểm của người có công với cách mạng * Khái niệm người có công: Chính sách ưu đãi NCC với cách mạng đã thực hiện từ lâu, ngày 16-021947, lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 20/SL “Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ”. Sắc lệnh này thể hiện chính sách nhân văn của Nhà nước ta đối với NCC; một năm sau chính sách này được bổ sung bởi Sắc lệnh 242/SL ngày 12 tháng 10 năm 1948 về quy định tiêu chuẩn xác nhận thương binh, truy tặng tử sỹ, thực hiện chế độ lương hưu thương tật cho thương binh và chế độ tiền tuất đối với gia đình liệt sỹ. Truyền thống và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” từ ngàn đời nay của Nhân dân ta, là cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết dân tộc suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Vấn đề ưu đãi NCC đã trở thành nguyên tắc Hiến định và được ghi nhận trang trọng ở Chương III, Điều 59, Khoản 1 của Hiến pháp năm 2013 quy định : “Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC với nước”. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, việc thể chế hóa nguyên tắc này được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh “Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, NCC giúp đỡ cách mạng” vào ngày 29 tháng 8 năm 1994. Đây là một bước tiến dài, từng bước hoàn thiện chính sách ưu đãi NCC, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm tạo điều kiện, cơ hội tốt nhất để góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với NCC, 8 mãi cho đến nay chưa có một văn bản pháp luật nào nêu rõ khái niệm NCC. Song có thể dựa vào các quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn cho mỗi đối tượng là NCC, do đó quan niệm về NCC hiện nay ở 2 nghĩa, cụ thể đó là: Theo nghĩa rộng, “người có công với cách mạng là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác, đã tự nguyện cống hiến sức lực, tài năng, trí tuệ, có người hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước và kiến thiết đất nước. Họ là người có những thành tích đóng góp hoặc những cống hiến xuất sắc phục vụ vì lợi ích của đất nước, của dân tộc” được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo qui định của pháp luật. Ở nghĩa này có thể xác định những tiêu chí cơ bản của người có công, đó phải là những người có đóng góp, cống hiến xuất sắc và vì lợi ích của dân tộc. Những hy sinh, cống hiến thiêng liêng của họ được xã hội tôn vinh và sự công nhận của Nhà nước có thể là trong đấu tranh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc và cũng có thể là trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Bởi xuất phát từ lịch sử và đặc điểm của dân tộc ta trong quá trình đấu tranh giành, giữ và dựng nước, nên đối tượng NCC là một bộ phận lớn những người đã hy sinh quên mình, cống hiến cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước. Họ là lực lượng những NCC với đất nước, với cách mạng được nhân dân và Nhà nước ta ghi nhận với lòng biết ơn sâu sắc. Nên đối tượng NCC với cách mạng là những người được pháp luật Nhà nước công nhận mà không có sự phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo, tộc người, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…, bởi họ đã quên mình để cống hiến sức lực, trí tuệ và mạng sống của mình vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước, vì lợi ích quốc gia dân tộc và sự bình an của xã hội, mà không hề đòi hỏi hay yêu cầu phải bù đắp. Theo nghĩa hẹp, người có công là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc kháng 9 chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận. Ở nghĩa này, người có công bao gồm người tham gia hoặc giúp đỡ cách mạng, họ đã hy sinh cả cuộc đời mình hoặc một phần thân thể hoặc có thành tích đóng góp cho sự nghiệp cách mạng. Căn cứ vào công lao đóng góp, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của đất nước; đồng thời để có chính sách ưu đãi phù hợp với từng đối tượng, Nhà nước ta đã quy định một cách cụ thể về NCC được thể hiện trong Pháp lệnh “Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng” do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 29/8/1994, được sửa đổi, bổ sung, thay thế qua các năm 2000, 2002, 2005, 2007, 2012; và Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20/10/2012 của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; gần đây, tại Khoản 1, Điều 4 trong Dự thảo lần 2 về Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (Sửa đổi) năm 2019 đã định nghĩa: Người có công với cách mạng là người hy sinh, chết, bị thương hoặc có đóng góp thành tích, công lao trong các thời kỳ cách mạng từ năm 1925 đến 31/12/1991 hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc; xứng đáng được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tôn vinh và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận theo quy định. Như vậy, có thể xác định cụ thể từng đối tượng như sau: - Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945. - Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa 10 tháng Tám năm 1945. - Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của Nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng "Tổ quốc ghi công" thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; + Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; + Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh; + Làm nghĩa vụ quốc tế; + Đấu tranh chống tội phạm; + Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; + Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; + Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao; + Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm; + Thương binh hoặc là đối tượng được thụ hưởng chính sách như thương binh theo quy định ở khoản 1 và khoản 2 tại Điều 19 của Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 chết vì vết thương tái phát. - Bà mẹ Việt Nam anh hùng là những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Các bà mẹ được tặng/ truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” khi thuộc một trong những trường hợp dưới đây: + Có 2 con trở lên là liệt sĩ; 11 + Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sĩ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; + Chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sĩ; + Có 1 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ; + Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến là người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”; người được Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến. - Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; + Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể; + Làm nghĩa vụ quốc tế; + Đấu tranh chống tội phạm; + Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; + Làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; + Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao; + Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm. 12 - Đối tượng thụ hưởng chính sách như thương binh là những người không phải là công an nhân dân, quân nhân, họ bị thương và bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thuộc diện một trong những trường hợp theo quy định như thương binh, được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận về người hưởng chính sách như thương binh. - Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận bệnh binh" thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; + Hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ mười lăm tháng trở lên; + Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa đủ mười lăm tháng nhưng đã có đủ mười năm trở lên công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; + Đã công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đủ mười lăm năm nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí; + Làm nghĩa vụ quốc tế; + Thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; + Khi đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao. - Đối tượng hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là những người được cấp có thẩm quyền công nhận đã chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc tham gia công tác từ tháng 8/1961 đến 30-4-1975 ở các khu vực mà quân Mỹ sử dụng chất độc hóa học; và do bị nhiễm chất độc này dẫn đến một trong những tình trạng sau: + Mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan