Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự của viện kiểm sát nhân dân...

Tài liệu Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự của viện kiểm sát nhân dân cấp cao ở nước ta hiện nay tt

.PDF
32
15
78

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HOÀI NAM THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP CAO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 9 38 01 04 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Cao Thị Oanh Phản biện 1: GS.TS. Bùi Minh Thanh Phản biện 2: PGS.TS. Trần Văn Độ Phản biện 3: PGS.TS. Hoàng Thị Minh Sơn Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi……giờ……phút, ngày…..…tháng…...năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kết quả của các công trình nghiên cứu cho thấy, xét xử PT, GĐT, TT cũng như THQCT và KSXX PT, GĐT, TT tồn tại như một nhu cầu tất yếu ở mọi nền tư pháp, một giai đoạn tố tụng quan trọng nhằm đảm bảo việc xét xử vụ án hình sự được chính xác, công bằng. Tuy vậy, cách thức tổ chức hoạt động THQCT và KSXX PT, GĐT, TT vụ án hình sự là không giống nhau ở từng nước, từng giai đoạn lịch sử. Đối với nước ta, VKSND cấp cao là một cấp kiểm sát mới trong hệ thống VKSND 4 cấp, có nhiệm vụ THQCT và KSXX theo thủ tục PT đối với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của TA cấp tỉnh; THQCT và KSXX theo thủ tục GĐT, TT đối với bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của TA cấp tỉnh, cấp huyện. Mô hình VKSND cấp cao còn hết sức mới mẻ ở nước ta. Thực tiễn thực hiện nhiệm vụ THQCT và KSXX vụ án hình sự của VKSND cấp cao cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, tổng kết rút kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác THQCT và KSXX vụ án hình sự của VKSND cấp cao là rất cần thiết. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của Luận án là làm rõ những vấn đề lý luận về THQCT và KSXX vụ án hình sự, thực trạng quy định, áp dụng pháp luật về THQCT và KSXX PT, GĐT, TT vụ án hình sự và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác này tại VKSND cấp cao. Để đạt mục đích đề ra, quá trình nghiên cứu Đề tài phải giải quyết một số nhiệm vụ: Làm rõ những vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử theo thủ tục PT, GĐT, TT của VKSND cấp cao; Khảo sát thực trạng quy định của pháp luật và áp dụng các quy định pháp luật về THQCT và KSXX vụ án hình sự của VKSND cấp cao ở nước ta hiện nay, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân; Làm rõ yêu cầu, định hướng 1 và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả THQCT và KSXX vụ án hình sự tại VKSND cấp cao. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu là hoạt động THQCT và KSXX vụ án hình sự của VKSND cấp cao. Phạm vi nghiên cứu của luận án: Đề tài được thực hiện trong phạm vi của khoa học Luật Hình sự và Luật Tố tụng hình sự; sử dụng số liệu thống kê về hoạt động THQCT và KSXX vụ án hình sự của VKSND trong phạm vi 10 năm gần đây. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Phương pháp luận: Luận án dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng; chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN; những quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là những quy định của các BLTTHS và Luật tổ chức VKSND. Luận án sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp hệ thống, nghiên cứu luật so sánh để làm rõ những vấn đề lý luận về THQCT và KSXX nói chung, THQCT và KSXX PT, GĐT, TT của VKSND cấp cao nói riêng; sử dụng phương pháp khảo sát thực tiễn, phân tích so sánh, tọa đàm khoa học, phỏng vấn trực tiếp chuyên gia, sử dụng số liệu thống kê của ngành kiểm sát nhằm tìm hiểu về luật thực định về THQCT và KSXX PT, GĐT, TT của VKSND cấp cao cũng như đánh giá thực tiễn THQCT và KSXX PT, GĐT, TT của VKSND cấp cao trong những năm qua, so sánh với giai đoạn trước đây; sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích-dự báo nhằm dự báo xu hướng và nhu cầu cần thiết về nâng cao chất lượng THQCT và KSXX PT, GĐT, TT của VKSND cấp cao các biện pháp cần thực hiện trong thời gian tới. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 2 Luận án góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận, như: Chủ thể, đối tượng, nội dung, phạm vi của THQCT và KSXX PT, GĐT, TT vụ án hình sự; đã khảo sát và nghiên cứu toàn diện, tổng kết thực tiễn dưới góc độ khoa học hoạt động xây dựng pháp luật cũng như áp dụng các quy định của pháp luật về THQCT và KSXX vụ án hình sự của các VKSND cấp cao; phát hiện, đánh giá đúng những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân của nó; lảm rõ các yêu cầu mới đặt ra cho hoạt động THQCT và KSXX vụ án hình sự của các VKSND cấp cao trong giai đoạn hiện nay; đề xuất, kiến nghị phù hợp để nâng cao chất lượng hoạt động này. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Đây là công trình khoa học nghiên cứu về THQCT và KSXX PT, GĐT, TT vụ án hình sự tại các VKSND cấp cao ở Việt Nam. Với những phương pháp nghiên cứu khoa học, Luận án đã đi sâu phân tích, luận giải những vấn đề lý luận, pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về THQCT và KSXX PT, GĐT, TT vụ án hình sự tại các VKSND cấp cao; đánh giá thực tiễn quy định pháp luật, áp dụng quy định pháp luật về THQCT và KSXX PT, GĐT, TT vụ án hình sự tại các VKSND cấp cao trong những năm qua; đề xuất đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như để đảm bảo hiệu quả các quy định của pháp luật, nâng cao chất lượng về THQCT và KSXX PT, GĐT, TT vụ án hình sự tại các VKSND cấp cao trong thời gian tới. Các kết quả nghiên cứu của Luận án có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở cho các nghiên cứu chuyên sâu về THQCT và KSXX vụ án hình sự. Luận án còn có giá trị tham khảo hữu ích trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập, cũng như trong thực tiễn THQCT và KSXX PT, GĐT, TT vụ án hình sự tại các VKSND cấp cao. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, Luận án gồm có 4 chương: 3 Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao Chương 3: Quy định của pháp luật và thực tiễn thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao ở nước ta hiện nay Chương 4: Yêu cầu, quan điểm định hướng và các giải pháp bảo đảm chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao ở nước ta hiện nay Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Đến nay trong nước đã có khá nhiều công trình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài Luận án ở nhiều góc độ khác nhau, có thể phân chia thành một số nhóm như sau: 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về quyền công tố, thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử THQCT và KSXX PT, GĐT, TT vụ án hình sự của VKSND cấp cao là một dạng hoạt động THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp, đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu về những vấn đề lý luận chung về QCT, THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp. Đây chính là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn về THQCT và KSXX PT, GĐT, TT. 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự Theo quy định của pháp luật ở nước hiện nay, THQCT và kiểm sát sát hoạt động tư pháp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được thực hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau, từ giải quyết tin báo tố giác tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, và tiếp tục được thực hiện liên tục ở các giai đoạn xét xử sơ thẩm, PT, GĐT, TT. Các hoạt động THQCT và kiểm sát hoạt 4 động tư pháp này do nhiểu cấp, nhiều bộ phận khác nhau của cơ quan VKS thực hiện; trong đó VKSND cấp cao ở nước ta hiện nay chỉ có nhiệm vụ THQCT và KSXX theo thủ tục PT, GĐT, TT. Lịch sử tư pháp cho thấy cách thức tổ chức, vận hành hoạt động THQCT và KSXX PT, GĐT, TT ở các nước là khác nhau và ở từng nước cũng khác nhau qua các thời kỳ. Nghiên cứu về các vấn đề này có thể chia ra một số nhóm như: nhóm công trình liên quan đến hoạt động xét xử PT, GĐT, TT; nhóm các công trình liên quan đến nội dung THQCT và KSXX PT, GĐT, TT của KSV; nhóm các công trình liên quan đến đánh giá kết quả, đề xuất biện pháp tổ chức thực hiện công tác THQCT và KSXX PT, GĐT, TT. 1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Một số công trình ở nước ngoài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến Đề tài như: các cuốn Giáo trình chế độ công tố, cuốn Giáo trình công tác kiểm sát cùng của Học viện cán bộ kiểm sát quốc gia Trung Quốc, Nhà xuất bản pháp luật Bắc Kinh 2002 (bản dịch của trường Cao đẳng kiểm sát Hà Nội); cuốn Comparative criminal procedure, của tác giả John Hatchard, Barbara Huber and Richard Vogler eds. B.I.I.C.L published, London, 1996; cuốn sách chuyên khảo “Những mô hình TTHS điển hình trên thế giới” nằm trong chương trình đối tác tư pháp (2012). 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án và những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu trong luận án 1.3.1. Những kết quả nghiên cứu mà Luận án sẽ kế thừa phát triển - Đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu các vấn đề chung về QCT, THQCT. Tuy còn những ý kiến khác nhau nhưng những vấn đề cơ bản như: Khái niệm, nguồn gốc, phạm vi của QCT; khái niệm THQCT và mối quan hệ với QCT; nội dung và phạm vi THQCT v.v... đã được nghiên cứu khá sâu sắc. 5 - Vấn đề KSXX nói chung đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về quan điểm cách thức tổ chức kiểm soát quyền lực nhà nước và cũng là vấn đề cân nhắc có chuyển VKS thành Viện công tố hay không. Tuy vậy đây không phải là mục tiêu nghiên cứu của Luận án. Những vấn đề liên quan đến Luận án là khái niệm, nội dung và phạm vi của KSXX đến nay cơ bản đã được làm rõ. - VKSND cấp cao có nhiệm vụ THQCT và KSXX trong theo thủ tục PT, GĐT, TT. Để đánh giá đúng chất lượng hoạt động của VKSND cấp cao thì phải đánh giá đúng tính chất của các thủ tục tố tụng này, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho mỗi chủ thể tố tụng. Đến nay đã có khá nhiều nghiên cứu phân tích làm sáng tỏ các vấn đề này. - Một số nhiệm vụ, quyền hạn pháp lý cụ thể VKSND cấp cao phải thực hiện trong giai đoạn này, như vấn đề kháng nghị PT, vấn đề tranh tụng của KSV tại phiên tòa,... đã được một số công trình quan tâm nghiên cứu. - Kết quả thực tế công tác THQCT và KSXX vụ án hình sự của các VKSND cấp cao cũng đã được khảo sát ở mức độ nhất định trong một số công trình nghiên cứu. Nghiên cứu sinh sẽ kế thừa những kết quả nghiên cứu này trong Luận án của mình. 1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Luận án sẽ được tiếp thu các kết quả nghiên cứu liên quan và tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau: - Tiếp tục nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận, như: Chủ thể, đối tượng, nội dung, phạm vi của THQCT và KSXX PT, GĐT, TT vụ án hình sự. - Tiếp tục khảo sát và nghiên cứu toàn diện, tổng kết thực tiễn dưới góc độ khoa học hoạt động xây dựng pháp luật cũng như áp dụng các quy định của pháp luật về THQCT và KSXX vụ án hình sự của các VKSND cấp 6 cao; phát hiện, đánh giá đúng những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân của nó. - Lảm rõ các yêu cầu mới đặt ra cho hoạt động THQCT và KSXX vụ án hình sự của các VKSND cấp cao trong giai đoạn hiện nay; đề xuất, kiến nghị phù hợp để nâng cao chất lượng hoạt động này. Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP CAO 2.1. Những vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao 2.1.1. Những vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố giai đoạn xét xử vụ án hình sự Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, sự xuất hiện quyền buộc tội là vấn đề thuộc phạm trù khách quan. Xung quanh khái niệm QCT có khá nhiều quan niệm khác nhau, nhưng có thể hiểu: “QCT trong TTHS là quyền đại diện cho nhà nước để buộc tội đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội”. Với cách hiểu QCT như đã trình bày trên, có thể hiểu: “THQCT là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý do pháp luật quy định để buộc tội đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội”. THQCT có thể được thực hiện qua nhiều giai đoạn khác nhau trong quá trình giải quyết vụ án hình sự như: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Trong đó, “THQCT trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng tổng hợp các quyền năng do pháp luật quy định trong giai đoạn đó để buộc tội đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội trước tòa án”. 7 2.1.2. Xét xử phúc thẩm và thực hành quyền công tố giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự 2.1.2.1. Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự * Nguyên tắc 2 cấp xét xử Kết quả các công trình nghiên cứu cho thấy, sự ra đời của nguyên tắc 2 cấp xét xử là một nhu cầu tất yếu khách quan. Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng hình sự là tư tưởng chủ đạo, có tính bắt buộc chung thể hiện quan điểm có tính định hướng của nhà nước trong việc tổ chức tố tụng để xét xử các vụ án hình sự, được quy định trong pháp luật TTHS, trong đó xác định một vụ án hình sự được xét xử lần đầu ở cấp sơ thẩm (cấp xét xử thứ nhất) có thể được xét xử lại và chỉ có thể được xét xử lại một lần nữa ở cấp PT (cấp xét xử thứ hai) nếu có kháng cáo kháng nghị hợp lệ, nhằm giải quyết đúng đắn vụ án, đảm bảo lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cơ quan tổ chức. * Xét xử phúc thẩm: Xét xử PT là việc TA cấp trên xét xử lại vụ án đã được TA cấp dưới xét xử sơ thẩm (lần 1) trước đó. Cùng với việc thừa nhận rộng rãi Nguyên tắc 2 cấp xét xử, pháp luật TTHS đa số các nước quy định PT là giai đoạn tố tụng tiếp theo của giai đoạn xét xử sơ thẩm, từ đó tạo ra cơ chế để mọi vụ án đều có thể được xét xử lại lần 2. 2.1.2.2. Thực hành quyền công tố giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự * Chủ thể thực hành quyền công tố giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự Để THQCT trong giai đoạn xét xử PT vụ án hình sự, nhà nước tổ chức ra và phân công các cơ quan làm nhiệm vụ này. Nghiên cứu về chủ thể THQCT trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự ở các nước cho thấy, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tổ chức, thẩm quyền của cơ quan TA, 8 truyền thống pháp luật, điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội,... sự phân công ở các nước là rất khác nhau. * Nội dung thực hành quyền công tố giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự: Là việc cơ quan công tố sử dụng quyền năng pháp lý phù hợp được pháp luật quy định để buộc tội đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội trước TA cấp PT. Để THQCT trong giai đoạn cơ quan công tố phải tiến hành các hoạt động: Phát động xét xử PT thông qua kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật; THQCT trong quá trình giải quyết vụ án hình sự theo trình tự PT (sử dụng quyền nghiên cứu hồ sơ PT, sử dụng quyền điều tra xác minh bổ sung, sử dụng quyền của KSV tại phiên tòa PT) * Phạm vi THQCT của VKS trong giai đoạn xét xử PT: THQCT trong giai đoạn xét xử PT của VKS được bắt đầu ngay từ sau khi giai đoạn xét xử sơ thẩm chấm dứt, bản án, quyết định sơ thẩm được ban hành. Từ sau khi bản án, quyết định sơ thẩm được ban hành VKS có quyền kháng nghị PT – hoạt động THQCT phát sinh. THQCT giai đoạn xét xử PT kết thúc khi TA cấp PT ra bản án hoặc quyết định về vụ án đó. 2.1.3. Giám đốc thẩm, tái thẩm và thực hành quyền công tố giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự 2.1.3.1. Giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự Theo logic, sai lầm trong việc xét xử của TA cấp dưới có thể được phát hiện ngay sau khi bản án (quyết định) đó được ban hành, chưa có hiệu lực pháp luật, nhưng cũng có khi được phát hiện muộn hơn, khi bản án (quyết định) đó đã phát sinh hiệu lực pháp luật. Vậy khi bản án (quyết định) đã có hiệu lực pháp luật thì có đặt ra vấn đề xem xét lại không? Kết quả nghiên cứu cho thấy có những câu trả lời khác nhau cho câu hỏi này. Ngày nay hầu hết các nước đều quy định vấn đề xem xét lại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Việc xem xét bản án (quyết định) đã có hiệu lực có thể được chia ra gồm: xét lại nhằm phát hiện ra các vi phạm trong việc áp dụng 9 pháp luật – GĐT, hoặc nhằm phát hiện hiện ra các sai lầm trong xác định sự thật vụ án - TT. 2.1.3.2. Thực hành quyền công tố giai đoạn xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự * Chủ thể thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự Cũng như ở giai đoạn xét xử PT, chủ thể THQCT trong giai đoạn GĐT, TT vụ án hình sự ở các nước rất khác nhau. * Nội dung: là việc sử dụng quyền năng pháp lý của VKS trong giai đoạn xét xử GĐT, TT để truy cứu trách nhiệm hình sự và thực hiện sự buộc tội đối với người thực hiện hành vi phạm tội trước TA. Khi THQCT trong giai đoạn GĐT, TT VKS sử dụng các quyền năng pháp lý sau: Quyền kháng nghị GĐT, TT; THQCT trong quá trình GĐT, TT (sử dụng quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án, quyền điều tra xác minh bổ sung; quyền tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục GĐT, TT; quyền của KSV tại phiên tòa GĐT, TT) * Phạm vi THQCT giai đoạn GĐT, TT: THQCT giai đoạn GĐT, TT được bắt đầu kể từ khi bản án, quyết định của TA có hiệu lực pháp luật. Thời điểm đó là khi thời hạn kháng cáo, kháng nghị PT đối với bản án, quyết định sơ thẩm đã hết, hoặc sau khi bản án, quyết định PT, hoặc quyết định GĐT, TT (của TA cấp dưới, là đối tượng GĐT, TT của TA cấp trên) được ban hành. THQCT giai đoạn GĐT, TT kết thúc sau khi TA ra quyết định GĐT, TT về vụ án đó. 2.2. Những vấn đề lý luận về kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao 10 2.2.1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật và kiểm sát xét xử vụ án hình sự 2.2.1.1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật Lịch sử phát triển của các nước ghi nhận kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS là một hình thức của hoạt động giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu xét theo các chức năng được giao thực hiện, các VKS/ Viện công tố và những thiết chế tương tự tồn tại ở các nước trên thế giới có thể chia thành hai nhóm chủ yếu: nhóm có chức năng công tố và nhóm có chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật. 2.2.1.2. Kiểm sát xét xử vụ án hình sự Theo nguyên lý chung, toàn bộ quyền lực nhà nước và từng bộ phận của nó, trong đó có quyền tư pháp đều phải được đặt dưới sự kiểm soát. Không một thứ quyền lực nào, với bất cứ lý do gì được phép nằm ngoài yêu cầu kiểm soát đó. Do vậy, việc giám sát hoạt động xét xử của TA và đối với các thẩm phán là nhu cầu tất yếu. Có thể hiểu “KSXX vụ án hình sự là việc VKS áp dụng các biện pháp mà pháp luật quy định để kiểm sát sự tuân thủ pháp luật tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, nhằm kịp thời phát hiện vi phạm và yêu cầu khắc phục, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”. 2.2.2. Kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự * Đối tượng KSXX của VKS trong giai đoạn PT: Trong giai đoạn xét xử PT, VKS có nhiệm vụ kiểm sát đối với các hoạt động của TA cấp PT về các hoạt động như chấp hành thời hạn xét xử PT, bên cạnh đó VKS cấp PT còn phải KSXX đối với các hoạt động tương tự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng ở giai đoạn xét xử sơ thẩm. Nếu phát hiện có vi phạm tố tụng nghiêm trọng ở giai đoạn xét xử sơ thẩm thì VKS cấp PT phải đề nghị TA PT hủy án sơ thẩm, hoặc có các biện pháp kiến nghị, kháng nghị yêu cầu khắc phục phù hợp. 11 * Nội dung KSXX của VKS trong giai đoạn PT: là việc sử dụng quyền năng pháp lý của VKS trong giai đoạn xét xử PT để để phát hiện các vi phạm pháp luật; và yêu cầu các cơ quan tư pháp, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan khắc phục. Bao gồm: các quyền để phát hiện vi phạm (thông qua sử dụng quyền nghiên cứu hồ sơ, tài liệu; trực tiếp tham gia phiên tòa và các hoạt động tố tụng để phát hiện vi phạm; sử dụng quyền phát biểu quan điểm về việc KSXX); các quyền để yêu cầu xử lý vi phạm (quyền kháng nghị PT, quyền kiến nghị). * Phạm vi KSXX của VKS trong giai đoạn PT: Phạm vi KSXX PT của VKS bắt đầu từ sau khi bản án, quyết định sơ thẩm được ban hành. Ở thời điểm này VKS có quyền kháng nghị PT đối với vụ án – hoạt động KSXX PT phát sinh. KSXX PT kết thúc sau khi TA cấp PT ra bản án hoặc quyết định về vụ án đó; đồng thời thời hạn kiến nghị của VKS cấp PT đối với các vi phạm pháp luật tố tụng của TA cùng cấp, cơ quan tiến hành tố tụng sơ thẩm, người tham gia tố tụng và các chủ thể có liên quan khác, theo quy định của pháp luật, cũng đã hết. 2.2.3. Kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự * Đối tượng KSXX của VKS trong giai đoạn GĐT, TT: Đối tượng KSXX của VKS trong giai đoạn GĐT, TT là các hoạt động của TA cấp GĐT, TT; hoạt động của hội đồng xét xử GĐT, TT... Bên cạnh đó VKS cấp GĐT, TT còn phải KSXX đối với các hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng ở giai đoạn xét xử trước. * Nội dung KSXX của VKS trong giai đoạn GĐT, TT: là việc sử dụng quyền năng pháp lý của VKS trong giai đoạn xét xử GĐT, TT để phát hiện các vi phạm pháp luật; và yêu cầu các cơ quan tư pháp, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan khắc phục. Bao gồm: các quyền để phát hiện vi phạm (sử dụng quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án, sử dụng quyền phát biểu quan điểm về việc KSXX); các quyền để yêu cầu xử lý vi phạm (quyền kháng nghị GĐT, TT; quyền kiến nghị). 12 * Phạm vi KSXX của VKS trong giai đoạn GĐT, TT: Phạm vi KSXX của VKS trong giai đoạn GĐT, TT được bắt đầu kể từ khi bản án, quyết định của TA có hiệu lực pháp luật. Thời điểm đó là khi thời hạn kháng cáo, kháng nghị PT đối với bản án, quyết định sơ thẩm đã hết, hoặc sau khi bản án, quyết định PT, hoặc quyết định GĐT, TT (của TA cấp dưới) được ban hành. KSXX giai đoạn này kết thúc khi quyết định GĐT, TT được ban hành và thời hạn kiến nghị của VKS đối với các vi phạm pháp luật tố tụng hình sự trong quá trình xét xử GĐT, TT cũng đã hết. 2.3. Mối quan hệ, các yếu tố tác động và tiêu chí đánh giá chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao 2.3.1. Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự 2.3.1.1. Phân biệt thực hành quyền công tố với kiểm sát xét xử Từ các phân tích ở trên có thể thấy rằng, THQCT và KSXX cần được xem xét cả những điểm chung và khác biệt. 2.3.1.2. Sự tác động qua lại giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp là hai chức năng độc lập của VKSND nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; là những hoạt động thống nhất, bổ trợ lẫn nhau. 2.3.2. Các yếu tố tác động đến chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao 2.3.2.1. Điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự Để công tác THQCT và KSXX PT, GĐT, TT có hiệu quả nhà nước dựa vào pháp luật, sử dụng 1 loạt các phương tiện pháp lý đặc thù (quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật, quan hệ pháp luật, những 13 hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý) để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tác động đến các quan hệ xã hội theo hướng tăng cường chất lượng công tác này. Các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động THQCT và KSXX PT, GĐT, TT của VKS gồm 2 nhóm chính là: các quy định của pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động THQCT và KSXX PT, GĐT, TT của VKSND cấp cao; các quy định pháp luật về trình tự thủ tục xét xử PT, GĐT, TT và các quy định của pháp luật hình sự nói chung. 2.3.2.2. Các điều kiện bảo đảm cho hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự Cũng như trong các hoạt động lao động sản xuất khác, hoạt động THQCT và KSXX PT, GĐT, TT chịu tác động của các yếu tố như con người lao động, công cụ, phương tiện làm việc, cách thức tổ chức thực hiện công việc. 2.3.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự Đánh giá chất lượng THQCT và KSXX PT, GĐT, TT vụ án hình sự là vấn để rất phức tạp. Do sự phức tạp trong đánh giá chất lượng THQCT và KSXX PT, GĐT, TT vụ án hình sự như phân tích trên, không có mọ t chỉ số duy nhất nào có thể phản ánh đầy đủ được chất lượng hoạt động này, việc đánh giá phải dựa trên cơ sở hệ thống nhiều tiêu chí toàn diện, đo lu ờng những khía cạnh khác nhau như: Các tiêu chí đánh giá hiệu quả tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về THQCT và KSXX PT, GĐT, TT; các tiêu chí đánh giá số lượng, chất lượng các vụ án hình sự đã được THQCT và KSXX PT, GĐT, TT. 14 Chương 3 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP CAO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 3.1. Quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao ở nước ta hiện nay 3.1.1. Vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND cấp cao ở nước ta hiện nay VKSND cấp cao là cấp dưới trực tiếp của VKSND tối cao và là cấp trên của VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện về công tác THQCT và KSXX. VKSND cấp cao có các nhiệm vụ cụ thể sau: THQCT và KSXX theo thủ tục PT đối với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của TA cấp tỉnh; THQCT và KSXX các vụ án GĐT, TT đối với bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của TA cấp tỉnh, cấp huyện; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ đối với công tác THQCT và KSXX của VKSND cấp dưới trong khu vực. 3.1.2. Quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao ở nước ta hiện nay 3.1.2.1. Quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự a. Xét xử phúc thẩm: Cả BLTTHS 2015 và BLTTHS 2003 đều xác định tính chất của xét xử PT là việc việc TA cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Theo quy định của Điều 170 BLTTHS 2003 và Điều 268 BLTTHS 2015, TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với các vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng 15 và một số tội phạm khác được quy định cụ thể trong luật. Bản án và các quyết định sơ thẩm của TAND cấp tỉnh giải quyết những vụ án này, nếu bị kháng cáo, kháng nghị PT thì được TAND cấp cao giải quyết. b. Về thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm Trên cơ sở các quy định của pháp luật có thể xác định THQCT trong giai đoạn xét xử PT vụ án hình sự có các nội dung như sau: Kháng nghị PT hình sự, bổ sung, thay đổi kháng nghị; THQCT trong quá trình giải quyết vụ án hình sự theo trình tự PT (Nghiên cứu hồ sơ PT và xác minh bổ sung; THQCT tại phiên tòa) 3.1.2.2. Quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao a. Về xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm Về tính chất, BLTTHS 2003 và BLTTHS 2015 đều quy định, GĐT là xét lại bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. TT là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định mà TA không biết được khi TA ra bản án, quyết định đó. b. Về thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự Trên cơ sở các quy định của pháp luật có thể xác định được nhiệm vụ, quyền hạn của VKS, KSV khi THQCT trong giai đoạn xét xử GĐT, TT như sau: Kháng nghị GĐT, TT hình sự; tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định bị kháng nghị GĐT, TT; THQCT trong giai đoạn xét GĐT, TT. 3.1.3. Quy định của pháp luật về kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao Trên cơ sở các quy định của luật có thể xác định được các nhóm nhiệm vụ, quyền hạn chính của VKS, KSV khi KSXX như sau: Nhiệm vụ, 16 quyền hạn trong việc phát hiện vi phạm; nhiệm vụ, quyền hạn trong việc xử lý vi phạm 3.1.4. Tồn tại hạn chế của quy định pháp luật về thực hành quyền công tố giai đoạn xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao 3.1.4.1. Tồn tại hạn chế trong các quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố giai đoạn xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao: Quy định về THQCT của VKS ở giai đoạn PT, GĐT, TT vẫn còn một số bất cập như: chưa quy định về phạm vi THQCT của VKS ở giai đoạn PT; quy định các quyền hạn cụ thể khi THQCT tại Điều 266 BLTTHS 2015 và Điều 18 Luật tổ chức VKSND 2014 là chưa phù hợp; chưa có quy định về các căn cứ kháng nghị PT; hoạt động THQCT và KSXX giai đoạn GĐT, TT chưa được quy định. 3.1.4.2. Tồn tại hạn chế trong các quy định của pháp luật về kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao: Quy định về KSXX của VKS ở giai đoạn PT, GĐT, TT vẫn còn một số bất cập như: chưa quy định cụ thể về phạm vi, đối tượng KSXX của VKS ở từng giai đoạn; việc quy định các quyền hạn cụ thể khi KSXX tại Điều 267 BLTTHS 2015 và Điều 19 Luật tổ chức VKSND 2014 là chưa phù hợp; các quyền năng của VKS với ý nghĩa là các công cụ để VKS thực hiện KSXX, đặc biệt các quyền năng để phát hiện vi phạm chưa được quy định đầy đủ, rõ ràng; văn bản luật quy định về trình tự, thủ tục giải quyết đơn GĐT, TT nói chung, quy định về thẩm quyển của Viện cấp cao nói riêng vẫn còn những điểm chưa rõ ràng. 3.2. Thực tiễn thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao ở nước ta hiện nay 3.2.1. Thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc 17 thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao 3.2.1.1. Thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao * Tình hình thụ lý, giải quyết án PT Từ ngày 01/6/2015 đến 30/11/2018, 03 Viện cấp cao thụ lý giải quyết theo thủ tục PT 8.337 vụ án hình sự / 14.926 bị cáo (Viện cấp cao 1: 4226 vụ/ 7577 bị cáo; Viện cấp cao 2: 1299 vụ/ 2156 bị cáo; Viện cấp cao 3: 2812 vụ/ 5193 bị cáo); Đã giải quyết 7.613 vụ/ 13.352 bị cáo (Viện cấp cao 1: 3844 vụ/ 6829 bị cáo; Viện cấp cao 2: 1252 vụ/ 2056 bị cáo; Viện cấp cao 3: 2517 vụ/ 4467 bị cáo); Số án còn lại chưa giải quyết 724 vụ/ 1574 bị cáo (Viện cấp cao 1: 382 vụ/ 748 bị cáo; Viện cấp cao 2: 47 vụ/ 100 bị cáo; Viện cấp cao 3: 295 vụ/ 726 bị cáo). * Kết quả kháng nghị PT: Từ ngày 01/6/2015 đến ngày 30/11/2018, Toà án sơ thẩm cấp tỉnh đã xét xử sơ thẩm 16.010 vụ án hình sự, sau khi nhận và kiểm tra bản án của TA cùng cấp gửi sang, VKS cấp tỉnh đã gửi cho VKSND cấp cao 12.744 bản án, quyết định sơ thẩm (đạt tỷ lệ 79,6%). VKSND cấp cao đã tổ chức có bài bản công tác kiểm sát bản án, quyết định sơ thẩm, đã ban hành 180 kháng nghị PT trên cấp. Cũng trong kỳ ba VKSND cấp cao đã THQCT và KSXX PT đối với án hình sự 7613 vụ/ 13352 bị cáo, trong đó 959 vụ/ 1.722 bị cáo có kháng nghị PT của VKS cấp tỉnh. VKSND cấp cao bảo vệ kháng nghị đối với 1.617 bị cáo, rút kháng nghị đối với 105 bị cáo (6,1%). Qua xét xử PT TAND cấp cao đã chấp nhận kháng nghị đối với 1.374 bị cáo (85%). * Kết quả THQCT tại phiên tòa PT: - Những kết quả đạt được trong công tác nghiên cứu hồ sơ Mặc dù số án PT phải giải quyết án PT rất lớn, thời gian qua các Viện cấp cao luôn đảm bảo nghiên cứu hồ sơ vụ án, trả hồ sơ cho TA trong 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan