Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thúc đẩy xuất khẩu gỗ việt nam sang thị trường nhật bản...

Tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu gỗ việt nam sang thị trường nhật bản

.PDF
99
3
114

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THU TRANG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THU TRANG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 8 310106 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tiến Minh XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn"Thúc đẩy xuất khẩu gỗ Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản" là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 202 Tác giả Nguyễn Thu Trang MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... i DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................. iii PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ .................................................. 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 5 1.1.1. Tổng quan tài liệu.................................................................................... 5 1.1.2. Đánh giá chung về tổng quan tài liệu.................................................... 11 1.2. Cơ sở lý luận và các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm gỗ ..... 12 1.2.1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu ............................................................ 12 1.2.2. Các hình thức xuất khẩu ........................................................................ 14 1.2.3. Quy trình tổ chức hoạt động kinh doanh xuất khẩu .............................. 19 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm gỗ ............................... 25 CHƢƠNG 2: QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 28 2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 28 2.2. Phương pháp phân tích thông tin ............................................................. 29 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................... 29 2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu.............................................. 30 2.2.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu ............................................................ 30 2.2.4. Phương pháp thống kê........................................................................... 30 CHƢƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN SẢN PHẨM GỖ VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN .................................................................................................... 31 3.1. Tổng quan về ngành chế biến gỗ Việt Nam............................................. 31 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành chế biến gỗ Việt Nam ...... 31 3.1.2. Công nghệ, trình độ sản xuất ................................................................ 32 3.1.3. Năng lực cạnh tranh .............................................................................. 34 3.1.4 Phân tích chung kết quả xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong thời gian qua ........................................................................................................... 36 3.2. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản . 39 3.2.1. Đặc điểm thị trường gỗ Nhật Bản ......................................................... 39 3.2.2. Phân tích kết quả xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản .......................................................................................................... 46 3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản .............................................................................................. 61 3.3. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam ..... 70 3.3.1. Điểm mạnh ............................................................................................ 70 3.3.2. Điểm yếu ............................................................................................... 71 3.3.3. Tồn tại ................................................................................................... 73 3.3.4. Thách thức ............................................................................................. 73 CHƢƠNG 4. BỐI CẢNH THỊ TRƢỜNG VÀ MỘT SỐ GỢI Ý NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN ................................................................................. 75 4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ............................................................... 75 4.1.1. Bối cảnh trong nước .............................................................................. 75 4.1.2. Bối cảnh quốc tế .................................................................................... 76 4.2. Một số gợi ý nhằm góp phần thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản ......................................................................... 77 4.2.1. Giải pháp đối với nhà nước, các tổ chức, hiệp hội nông - lâm sản Việt Nam......................................................................................................... 77 4.2.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp...................................................... 82 KẾT LUẬN .................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90 DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 Giá trị và lượng dăm gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản 52 5 Bảng 3.5 Giá trị và lượng viên nén xuất khẩu sang Nhật Bản 54 6 Bảng 3.6 7 Bảng 3.7 8 Bảng 3.8 9 Bảng 3.9 10 Bảng 3.10 11 Bảng 3.11 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2015-1219 Một số thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẫm gỗ Việt Nam trong năm 2017 Một số thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẫm gỗ Việt Nam trong năm 2018 Giá trị và lượng ván sàn chưa lắp ghép xuất khẩu sang Nhật Bản Lượng và trị giá xuất khẩu mặt hàng sàn gỗ đã lắp ghép từ Việt Nam sang Nhật Bản Lượng và giá trị gỗ ghép xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản Lượng và giá trị gỗ dán xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản Giá trị xuất khẩu mặt hàng ghế ngồi từ Việt Nam sang Nhật Bản Giá trị xuất khẩu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ khác từ Việt Nam sang Nhật Bản i Trang 46 47 49 55 55 56 57 57 59 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ 1 Biểu đồ 3.1 2 Biểu đồ 3.2 3 Biểu đồ 3.3 Nội dung Cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ và sản phầm gỗ của Việt Nam trong năm 2018 Lượng dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam theo thị trường Giá trị dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam theo thị trường ii Trang 51 53 53 DANH MỤC HÌNH VẼ STT Hình vẽ Nội dung 1 Hình 2.1 Các bước tiến hành nghiên cứu 28 2 Hình 3.1 Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ qua các năm 37 3 Hình 3.2 Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ qua các năm 38 iii Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với dân số là 126.140.000 người (ước lượng cuối năm 2019) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính đến cuối năm 2019 đạt 5,749 nghìn tỷ đô la Mỹ, Nhật Bản là một trong những cường quốc có nền kinh tế lớn mạnh trên thế giới, đứng hạng tư toàn cầu cả về kim ngạch nhập khẩu lẫn xuất khẩu. Vì vậy, đất nước Nhật Bản được coi là một trong những thị trường có sức mua lớn, nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng của Nhật Bản, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ (trong đó có các sản phẩm gỗ) đang ngày càng tăng trong thời gian qua. Nhu cầu tiêu dùng của Nhật Bản mở ra nhiều triển vọng mới cho các nước xuất khẩu sản phẩm gỗ, trong đó có Việt Nam. Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ nội thất tiềm năng Nhật Bản có các sản phẩm mà doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác như đồ nội thất dùng trong phòng ngủ, phòng khách và phòng ăn. Tuy nhiên, mặc dù đây là một trong những thị trường nhập khẩu triển vọng các sản phẩm gỗ của nước ta nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu lại chưa cao và chưa xứng với tiềm năng trong nước. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản còn gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm, thiếu vốn, năng lực chế biến của doanh nghiệp còn yếu, trình độ lao động chưa cao… cộng với thách thức về cạnh tranh tương đối gay gắt trong việc giành lấy thị trường với các doanh nghiệp cùng ngành của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan…. Vì thế, nghiên cứu thực trạng và tìm ra giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm gỗ sang Nhật Bản lúc này mang tính cấp bách và vô cùng thiết thực, không những thế sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ cũng như lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Do đó, 1 tôi đã chọn đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” nhằm giúp cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam có được cái nhìn tổng quát về ngành gỗ và các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, từ đó nghiên cứu các giải pháp vào điều kiện thực tiễn để giải quyết khó khăn, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu và chiếm lĩnh thị trường đồ gỗ Nhật Bản. 2. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau: - Câu hỏi 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam? - Câu hỏi 2: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản trong thời gian qua? - Câu hỏi 3: Ngành sản xuất gỗ Việt Nam cần có giải pháp gì để tận dụng được cơ hội gia tăng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là cần phải tìm ra các nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong quá trình phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam nói chung, thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản nói riêng trong giai đoạn 2015 - 2019. Trên cơ sở đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam, luận văn đề xuất một số giải pháp cho Nhà nước và các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn tiến hành thực hiện một số nhiệm vụ sau đây: 2 - Hệ thống cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu. - Đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. - Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn - Đối tượng của bài nghiên cứu là xuất khẩu sản phẩm gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam. - Khách thể nghiên cứu là Thực trạng và giải pháp các vấn đề xung quanh có ảnh hưởng tới thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam. - Không gian nghiên cứu là thị trường Nhật Bản. 4.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn a. Phạm vi không gian: thị trường Nhật Bản b. Phạm vi thời gian: nghiên cứu trong giai đoạn 2015 – 2019 c. Phạm vi nội dung: - Theo Điều 2 Quyết định số 664-TTg ngày 18/10/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản, cấm xuất khẩu các loại gỗ lâm sản và sản phẩm chế biến từ gỗ, lâm sản sau đây: + Các loại gỗ, lâm sản và sản phẩm chế biến từ các loại gỗ, lâm sản thuộc nhóm IA trong danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). + Gỗ tròn các loại ở mọi quy cách kích thước còn nguyên vỏ, đã bóc vỏ hay đã bào. + Gỗ xẻ các loại ở mọi quy cách kích thước chưa bào hoặc đã bào phẳng các mặt. + Gỗ bóc làm nguyên liệu sản xuất ván dán. 3 + Song và mây nguyên liệu. + Củi gỗ và than hầm từ gỗ hoặc củi gỗ. + Ván sàn tinh chế thuộc nhóm gỗ IA, IIA trong danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và ván sàn sơ chế thuộc các nhóm gỗ khác. + Các loại sản phẩm, bán sản phẩm tiêu hao nhiều nguyên liệu như: xà điện, tà vẹt, cột gỗ các loại (cột điện, cột nhà, cột buồm...), khung cửa ra vào, khung cửa sổ, quan tài các loại (trừ quan tài làm bằng ván nhân tạo), thùng, bệ xe ô tô các loại, kệ kho, cốp pha, palét, nhà tiền chế, phôi sản phẩm... Do đó, trong luận văn này sẽ thống nhất cách hiểu khi nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu gỗ Việt Nam là nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam. - Luận văn có đề cập đến thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam nói chung, tuy nhiên trong khuôn khổ bài nghiên cứu sẽ trình bày chính về tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Nguyên nhân chính là luận văn đang muốn đề ra một số giải pháp góp phần thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. 5. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn có 4 chương bao gồm: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về xuất khẩu sản phẩm gỗ Chương 2: Quy trình và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Tổng quan về ngành chế biến sản phẩm gỗ và thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản Chương 4: Bối cảnh thị trường và một số gợi ý nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan tài liệu Dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, cho đến nay đã có rất nhiều báo cáo, tạp chí nghiên cứu về thực trạng và đưa ra những góp ý nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Có thể khái quát một số tài liệu như sau: - Nguyễn Duy Nghĩa (2012), Xuất khẩu sản phẩm gỗ - gỡ thế nào, Thương mại số 15/2012 Tác giả đã chỉ ra sự tăng trưởng ấn tượng của xuất khẩu sản phẩm gỗ trong một thập kỉ từ năm 2000-2010, nhưng chính từ sự tăng trưởng đó lại phát hiện những điều bất lợi của xuất khẩu sản phẩm gỗ. Mục tiêu nghiên cứu của tác giả là qua phân tích những yếu tố bất lợi trên chỉ ra được một số biện pháp tháo gỡ cho các doanh nghiệp để góp phần thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ trong thời gian tới. Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, dựa trên những đặc điểm, thực trạng xuất khẩu, chính sách phát triển của ngành để đưa ra được một cái nhìn tổng quát về các điểm yếu trong sản xuất gỗ xuất khẩu của Việt Nam, từ đó chỉ ra một số giải pháp góp phần thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm ngành này. Bên cạnh những điểm đạt được, bài nghiên cứu còn gặp hạn chế về mặt nội dung, ít có số liệu thực tế. - Phương Ngọc Minh (Tháng 3/2013), Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, Thuế Nhà nước Nghiên cứu đã cập nhật thông tin kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng tương đối nhanh qua các năm. Mục tiêu của bài viết 5 là phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam, so sánh với các thị trường khác trên thế giới. Từ các số liệu thu được, tác giả chỉ ra rằng tuy đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng về xuất khẩu sản phẩm gỗ và các sản phẩm gỗ vẫn đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, đây là phương pháp tổng hợp kế thừa để thu thập các tài liệu thứ cấp liên quan đến tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2012. Với bài nghiên cứu của mình, tác giả đã thu được kết quả nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, những khó khăn gặp phải và những giải pháp tháo dỡ cho bài toán ngày càng khó khăn này. - Các tác giả Vũ Thu Hương, Trần Văn Hùng, Lê Thị Mai Hương (2014), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam, Tạp chí khoa học và công nghệ lâm nghiệp Qua giới thiệu khái quát về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thực trạng ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam, các tác giả đã nghiên cứu tìm hiểu những cơ hội và thách thức của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Đây là việc hết sức cần thiết, góp phần nhận diện những lợi ích và khó khăn mà TPP sẽ mang lại cho ngành chế biến gỗ. Trong bài nghiên cứu của mình, nhóm tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp nhằm đánh giá thực trạng, phân tích cơ hội và thách thức của ngành công nghiệp chế biến gỗ khi Việt Nam gia nhập TPP thông qua các bảng và biểu đồ. Bài viết sử dụng số liệu về phân loại doanh nghiệp chế biến gỗ, tình hình phân bổ doanh nghiệp chế biến gỗ, tình hình nhập khẩu nguyên liệu gỗ, xuất khẩu sản phẩm gỗ…của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 6 - Phương Ngọc Minh (2015), Xuất khẩu sản phẩm gỗ hướng tới mốc 6,8 tỷ USD, Thuế Nhà nước Bài nghiên cứu đã chỉ ra tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2014 ở mức khá cao, dự đoán khả năng năm 2015 có thể theo hai kịch bản. Từ những số liệu thu được, tác giả lý giải nguyên nhân khiến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt được quy mô lớn và tăng trưởng cao gần như liên tục là do hiệu ứng tích cực từ nguyên liệu đầu vào. Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, đây là phương pháp tổng hợp kế thừa để thu thập các tài liệu thứ cấp liên quan đến tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2014-2015 của Tổng cục Thống kê. Bên cạnh những kết quả thu được, bài nghiên cứu còn tồn tại hạn chế về phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu chỉ là trong 02 năm 2014-2015. - Lê Tuấn Lộc (2017), Quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản: Thực trạng và xu hướng, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ tập 20 Sử dụng lý thuyết lợi thế so sánh, các mô hình đánh giá quan hệ thương mại và số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, nghiên cứu đã làm rõ quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản trong giai đoạn 2001 - 2015. Nhật Bản là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng với cán cân thương mại khá cân bằng. Qua việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để lượng hóa, đo lường dựa vào các số liệu thu thập được; phương pháp tổng hợp kế thừa, thu thập các tài liệu thứ cấp liên quan, bài nghiên cứu cho thấy cường độ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản cao phản ảnh tầm quan trọng của Nhật Bản đối với Việt Nam trong thương mai quốc tế. Thương mại của 2 nước có xu hướng thương mại liên ngành, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản sản phẩm có lợi thế so sánh gồm các sản phẩm liên quan tới nông sản, sử dụng nhiều lao 7 động, trong khi Nhật Bản xuất khẩu sang Việt Nam sản phẩm máy móc thiết bị và nguyên liệu đầu vào. Quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản tiếp tục phát triển trong những năm tới nhờ mối quan hệ chính trị, kinh tế và đầu tư liên tục được củng cố giữa 2 nước. - PGS.TS. Trần Việt Lâm (2017), Chuỗi giá trị toàn cầu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Tạp chí Công thương Nghiên cứu đã giới thiệu những khái niệm cơ bản của chuỗi giá trị toàn cầu sản phẩm đồ gỗ mà chủ yếu là xem xét 4 mắt xích chính trong chuỗi giá trị toàn cầu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam (cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất, tiêu thụ và tái chế sau tiêu dung), từ đó khái quát được những thách thức đối với chuỗi giá trị toàn cầu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế, đưa ra một số kiến nghị cho các doanh nghiệp cũng như Nhà nước để phát triển bền vững sản phẩm đồ gỗ. Điểm đặc biệt của nghiên cứu là đã sơ bộ đưa ra được những khó khăn của xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam dựa trên phân tích chuỗi giá trị toàn cầu. Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả đã dùng phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng các mô tả định tính để liệt kê và phân tích khái niệm giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung nghiên cứu. Bên cạnh kết quả thu được, bài nghiên cứu còn tồn tại hạn chế về mặt nội dung nghiên cứu, chưa đưa ra được những tác động xấu đến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ nếu như doanh nghiệp và chính phủ không đáp ứng và thích nghi được những đặc điểm của chuỗi giá trị này. - Nguyễn Thanh Sơn – Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (2018), Bàn về xu hướng phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu, Tạp chí Tài chính Bài nghiên cứu đã cập nhật thông tin kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng tương đối nhanh trong giai đoạn từ năm 20152017, chỉ ra khó khăn do thay đổi diễn ra tại các thị trường xuất khẩu, nhất là 8 đối với 4 thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp đối với các doanh nghiệp và cơ quan chức năng Việt Nam để phát huy tối đa các lợi thế của ngành công nghiệp gỗ chế biến xuất khẩu và nâng cao tính cạnh tranh của ngành. Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, đây là phương pháp tổng hợp kế thừa để thu thập các tài liệu thứ cấp liên quan đến tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2015-2017 từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan. Bên cạnh những kết quả thu được, bài nghiên cứu còn tồn tại hạn chế về phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu chỉ là trong 03 năm 2015-2017. - Các tác giả Tô Xuân Phúc, Cao Thị Cẩm, Trần Lê Huy (2019), Giảm rủi ro để phát triển bền vững cho ngành gỗ Việt Nam Nghiên cứu này được công bố tại Hội thảo “Thực trạng xuất nhập khẩu và chuyển dịch đầu tư ngành gỗ” được tổ chức vào ngày 8/11/2019 tại Hà Nội, cập nhật tình hình xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đến hết tháng 9/2019 và chỉ ra những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Mục tiêu của bài nghiên cứu là đưa ra một số kiến nghị chính sách nhằm giảm thiểu các rủi ro này, góp phần giúp ngành phát triển bền vững. Một số thông tin trong bài là các thông tin ban đầu, giúp định vị các rủi ro. Trong tương lai cần có các nghiên cứu chi tiết nhằm xác định chính xác loại hình và quy mô rủi ro. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để lượng hóa, đo lường dựa vào các số liệu thu thập được về tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan Việt Nam và thông tin chia sẻ từ một số doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành gỗ. - Các tác giả Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy, Cao Thị Cẩm (2019), Việt 9 Nam xuất khẩu dăm gỗ: Thực trạng và thay đổi về chính sách Bài nghiên cứu được trình bày tại Hội thảo: “Tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đối với ngành gỗ Việt: Chuyển dịch đầu tư nước ngoài, cơ hội và rủi ro trong xuất nhập khẩu” được tổ chức ngày 21/6/2019 tại Hà Nội, do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội chế biến Gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) và Tổ chức FOREST TRENDS. Nghiên cứu này có mục tiêu cung cấp thông tin đầu vào về thực trạng sản xuất và xuất khẩu dăm cho các bộ ngành liên quan, trong bối cảnh Chính phủ đang cân nhắc khả năng tăng thuế xuất khẩu dăm trong thời gian tới. Số liệu thống kê sử dụng trong bài được tổng hợp từ nguồn dữ liệu của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, số liệu tổng hợp của Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế (ITC). Các số liệu thống kê này giúp tìm hiểu sự phát triển của ngành dăm, thay đổi của thị trường xuất khẩu và tác động đến ngành dăm của Việt Nam, đặc biệt là những diễn biến gần đây của thị trường xuất khẩu dăm toàn cầu. Bên cạnh đó, nghiên cứu kết hợp nguồn số liệu thống kê và thông tin thu thập từ phiếu khảo sát 17 doanh nghiệp ngành dăm được thực hiện trong tháng 06/2019, từ đó xác định một số khó khăn mà doanh nghiệp đang đối mặt, và quan điểm của các doanh nghiệp về dự định tăng thuế xuất khẩu dăm của Chính phủ nhằm hạn chế xuất khẩu dăm tạo gỗ lớn cho ngành chế biến đồ gỗ. - Phan Thị Thu Hiền (2020), Nhân tố ảnh hưởng đến chi phí xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam: Góc nhìn từ chuỗi gía trị sản phẩm, Tạp chí Quản lý và Kinh tế Quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương Bài viết phân tích và lý giải những nguyên nhân cơ bản dẫn đến chi phí xuất khẩu cao của ngành chế biến gỗ, điều này cản trở hiệu quả hoạt động xuất khẩu mặc dù Việt Nam đang sở hữu lợi thế cạnh tranh về nguồn cung gỗ 10 rừng trồng và giá nhân công thấp. Thời gian tới khi những lợi thế trên không thể khai thác hơn nữa, Việt Nam cần có chiến lược, giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại của ngành về nguồn cung gỗ nguyên liệu, chi phí vận tải và giao nhận cũng như tăng cường tạo thuận lợi hoá thương mại đối với hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả với công cụ cơ bản là tổng hợp số liệu, thống kê nhằm dự báo việc gia tăng chi phí xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong thời gian tới. Số liệu và thông tin trong bài viết được thu thập, xử lý và phân tích từ cơ sở dữ liệu thống kê thương mại hàng hoá của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, khảo sát online đối với doanh nghiệp và phỏng vấn trực tiếp các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. 1.1.2. Đánh giá chung về tổng quan tài liệu Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam đã có nhiều tín hiệu tăng trưởng tích cực trong thời gian qua. Tuy nhiên, ngành vẫn còn đang đối mặt với nhiều khó khăn trên thị trường quốc tế do nhiều lý do như diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 dẫn đến khủng hoảng kinh tế thế giới toàn cầu; chính sách tự cung, tự cấp, hạn chế nhập khẩu của các quốc gia; tiêu chuẩn kỹ thuật và rào cản thương mại của các nước nhập khẩu; cũng như các mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia. Bằng cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp nghiên cứu định lượng, phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp tổng hợp kế thừa qua 10 nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này, có thể thấy bức tranh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam một cách rõ nét qua các con số thống kê qua các năm từ 2012-2019, các yếu tố biến động về điều kiện kinh tế thị trường, chính sách của nước nhập khẩu, sự cạnh tranh giữa các thị trường. Từ đây đưa ra một vài gợi ý góp phần thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm 11 gỗ Việt Nam một cách bền vững hơn trong tương lai. Bên cạnh kết quả thu được, các bài nghiên cứu còn tồn tại khoảng trống nghiên cứu khi chưa chỉ ra được một cách cụ thể những khó khăn mà ngành gỗ Việt Nam đang gặp phải như thiếu hụt nguyên liệu, thiếu vốn, năng lực doanh nghiệp … dẫn đến kim ngạch xuất khẩu chưa cao, chưa xứng với tiềm năng trong nước hiện có; hạn chế về mặt phạm vi nghiên cứu như thị trường nhập khẩu gỗ chỉ giới hạn ở một vài thị trường (chưa phân tích được hết tất cả các thị trường); hạn chế về thời gian nghiên cứu (trong giai đoạn nhất định); hạn chế về mặt nội dung (chưa thể hiện được hết các nguyên nhân dẫn đến những khó khăn thách thức đối với xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ)... 1.2. Cơ sở lý luận và các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu sản phẩm gỗ 1.2.1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu Xuất phát từ những khác biệt về điều kiện địa lý, khí hậu, phong tục tập quán; khác biệt về trình độ phát triển sản xuất hàng hoá, nhu cầu phong phú đa dạng của mọi tầng lớp dân cư; khác biệt về sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới… nhu cầu buôn bán trao đổi hàng hóa ngày nay không chỉ diễn ra trong nội bộ một quốc gia mà còn ra khỏi biên giới quốc gia, lan rộng ra phạm vi toàn thế giới. Có thể thấy thương mại quốc tế trong xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế quốc tế hiện nay đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế một quốc gia, khu vực và toàn cầu, mà trong đó xuất khẩu là hình thức thâm nhập thị trường quốc tế ít rủi ro và chi phí nhất, đặc biệt đối với các nước có trình độ kinh tế thấp như các nước đang phát triển. Vậy khái niệm xuất khẩu là gì? Chúng ta vẫn hay hiểu nôm na xuất khẩu là bán hàng hóa trong nước ra nước ngoài. Tuy nhiên, để hiểu xuất khẩu hàng hóa là gì một cách quy chuẩn hơn có thể dựa vào hai định nghĩa sau: Thứ nhất, xuất khẩu (hay còn gọi là xuất cảng) là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ của một quốc gia sang các quốc gia khác. Đây không phải là hoạt 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan