Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm t...

Tài liệu Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam

.DOC
76
6
124

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn, kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn MỤC LỤC MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LICH SỬ PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐINH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SÁ VỀ THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SÁ ĐỐI VỚI BI CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI................................................................................................7 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi........................................................................7 1.2 Nguyên tắc tiến hành tố tụng khi xét xử sơ thẩm đối với người dưới 18 tuổi.................................................................................................................. 17 1.3. Lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về thủ tục xét xử đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi đến trước khi ban hành bộ luật tố tụng hình sự năm 2015....................................................................................23 Chương 2. QUY ĐINH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SÁ NĂM 2015 VỀ THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SÁ ĐỐI VỚI BI CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI VÀ THÁC TIỄN THI HÀNH TẠI ĐIA BÀN THI XXÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUNNG NAM......................................29 2.1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi......................................... 29 2.2. Thực tiễn thi hành quy định về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi tại địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn từ năm 2014 – 2019.........................................................................33 Chương 3. YÊU CẦU VÀ GINI PHÁP BNO ĐNM THI HÀNH ĐUNG THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SÁ ĐỐI VỚI BI CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI...............................................................................51 3.1 Yêu cầu..................................................................................................... 51 3.2 Giải pháp...................................................................................................53 KẾT LUẬN....................................................................................................66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHNO................................................... 68 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật Hình sự BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự CQĐT Cơ quan điều tra CQTHTT Cơ quan tiến hành tố tụng TAND Tòa án nhân dân THTT Tiến hành tố tụng TNHS Trách nhiệm hình sự TTHS Tố tụng hình sự HĐXX Hội đồng xét xử VAHS Vụ án hình sự VKSND Viện kiểm sát nhân dân DANH MỤC CÁC BNNG Số hiệu Tên bảng bảng 2.1. Số bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm t ị tại thị aà Điêṇ Bànn tinh uung Nm giNi ooạn 2014-2019 Trang 30 Số liêụ thống kê c ću t ị phạm do người dưới 18 2.2. tuổi thực hiêṇ tại oịN bàn thị aà Điêṇ Bànn tinh 31 uung Nm gười dưới 18 tuổi phạm t ị tại oịN bàn thị aà Điêṇ 2.3. Bànn tinh uung Nm thoo nhómm tuổi 31 Số liêụ án hình ưự do người dưới 18 tuổi thực hiêṇ 2.4. trên oịN bàn thị aà Điêṇ Bànn tinh uung Nm giNi 33 ooạn 2014-2019 Hình phạt oươc áp ddng oối ới người dưới 18 tuổi 2.5. phạm t ị trên oịN bàn thị aà Điêṇ Bànn tinh uung Nm giNi ooạn 2014-2019 35 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị xã Điện Bàn là đơn vị hành chính phía Bắc tỉnh Quảng Nam là nơi tiếp giáp với hai thành phố Đà Nẵng và Hội An, nơi có khu công nghiệp lớn nhất nhì của tỉnh Quảng Nam. Trong những năm gần đây, kinh tế địa phương phát triển, nhiều Công ty, Nhà máy mọc lên, dân số Điện Bàn đón thêm một lượng lớn dân nhập cư từ các nơi về làm việc tại Khu công công nghiệp nên tình hình xã hội ngày càng phức tạp, các loại tội phạm ngày càng nhiều và đa dạng hơn, trong đó đặc biệt quan tâm là đối tượng phạm tội dưới 18 tuổi ngày càng nhiều, gia tăng về tính chất cũng như mức độ nguy hiểm. Trước tình hình trên, thị xã Điện Bàn nói riêng và cả nước nói chung vẫn từng ngày chung tay góp sức cho việc giải quyết vấn đề về người dưới 18 tuổi phạm tội, đây là việc làm cần thiết để giữ nghiêm ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta có quan điểm nhân đạo, nhân văn khi giải quyết vụ án có người dưới 18 tuổi phạm tội. Theo đó, vấn đề không phải chỉ đơn giản là xử một vụ án, trừng phạt một tội phạm nào đó, mà điều quan trọng là phải tìm ra mọi cách để làm giảm bớt những hoạt động phạm pháp và tốt hơn hết là ngăn ngừa đừng để các việc sai trái ấy xảy ra. Xuất phát từ những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt đó, việc áp dụng pháp luật tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội của nước ta không chỉ nhằm mục đích giáo dục, uốn nắn, răn đe những hành vi lệch lạc mà còn giúp các em thấy được sai lầm của mình để tự giác sửa chữa những sai lầm đó cùng với sự giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội để sau này thành người có ích cho xã hội. Chính vì lẽ trên nên khi xây dựng luật các nhà làm luật cũng đã dành một chương riêng gọi là thủ tục đặc biệt quy định tại Chương XXVIII Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi. 2 Như vậy, có thể khẳng định rằng trong các hoạt động tố tụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cần tuân thủ đúng nguyên tắc tiến hành tố tụng, bảo đảm thủ tục tố tụng dành cho người dưới 18 tuổi phải gần gũi, thân thiện, và nhất là phải phù hợp với tâm sinh lý, khả năng nhận thức, tư duy của người dưới 18 tuổi, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp tối ưu dành cho họ. Bên cạnh đó những người tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi phải là người đã được đào tạo có kinh nghiệm, có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi và một trong các hoạt động đảm bảo theo nguyên tắc trên thì hoạt động xét sơ thẩm vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội được quan tâm chú trọng. Đây là một hoạt động có ý nghĩa, tác động rất lớn đến tâm sinh lý của người dưới 18 tuổi. Thực tiễn xét xử tại TAND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng còn không ít những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là liên quan đến công tác áp dụng pháp luật đối với người dưới 18 tuổi. Những khó khăn đó ở thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cũng chưa được công trình nào nghiên cứu để có biện pháp khắc phục. Vì vậy để tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện về thủ tục tố tụng tại phiên tòa đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, bản thân đang là Thẩm phán trực tiếp giải quyết, xét xử các vụ án, trong đó có không ít vụ mà bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội nên cũng có nhiều những trăn trở trong việc áp dụng pháp luật từ những quy định trên giấy đến thực tiễn, vẫn chưa truyền tải được hết ý nghĩa nhân văn từ quy định pháp luật vận dụng vào thực tế cho người dưới 18 tuổi được hưởng nên tôi lựa chọn đề tài: “Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học và cũng nhằm nghiên cứu để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho mình khi giải quyết vụ án có đối tượng tội phạm là người dưới 18 tuổi. 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Kể từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) ra đời và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018 trong đó có những quy định mới về thủ tục xét xử đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì có rất nhiều những công trình khoa học, những bài viết nghiên cứu liên quan về lĩnh vực trên như: - “Pháp luật tố tụng hình sự với việc bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội dưới 18 tuổi” của TS Nguyễn Hải Ninh, Khoa pháp luật hình sự, Đại học luật Hà Nội đăng trên Nghiên cứu lập pháp số 08(384)-2019. - Luận văn thạc sĩ Luật học, năm 2018 (Học viện khoa học xã hội) của tác giả Dương Ngọc Lữ “Thủ tục xét xử sơ thẩm đối với bị cáo dưới 18 tuổi từ thực tiễn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh”. - Luận văn thạc sĩ Luật học, năm 2018 (Học viện khoa học xã hội) của tác giả Bùi Thị Dung “Thủ tục xét xử sơ thẩm đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” - Luận văn thạc sĩ luật học 2014, Đại học quốc gia Hà Nội của tác giả Đỗ Xuân Hồng “Xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên theo luật tố tụng hình sự Việt Nam. Như vậy, nghiên cứu về vấn đề thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội nhận được nhiều sự quan tâm. Các công trình nghiên cứu, đề tài khoa học nói trên đều là những công trình có giá trị về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Tuy nhiên, liên quan đến việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam thì chưa có một công trình nghiên cứu nào. Do đó, đề tài này không trùng với bất kỳ đề tài hoặc công trình nghiên cứu nào đã được công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mdc oích nghiên cứuu 4 Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi từ thực tiễn tại Tòa án nhân dân thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; từ đó đề xuất những giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả xét xử đối với những bị cáo là người dưới 18 tuổi trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam. 3.2. hiêm ̣ d nghiên cứuu Với những mục đích nói trên, nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra và phải giải quyết đối với đề tài này bao gồm: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận như: Khái niệm thủ tục xét xử đối với người dưới 18 tuổi; đặc điểm tâm sinh lý của người dưới 18 tuổi. - Phân tích, làm rõ những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thủ tục xét xử sơ thẩm đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi. - Phân tích, đánh giá việc áp dụng những quy định pháp luật vào thực tiễn xét xử đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng xét xử. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Về đối tượng: Luận văn nghiên cứu về các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thủ tục xét xử đối với người dưới 18 tuổi và thực tiễn áp dụng tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. - Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội, + Phạm vi về không gian: Luận Văn nghiên cứu thực tiễn vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi tại Tòa án nhân dân thị xã Điện Bàn. + Phạm vi về thời gian: Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019 là phạm vi nghiên cứu về không gian, thời gian của luận văn. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5 Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật cùng với các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm và xét xử sơ thẩm đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, thống kê để từ đó nhận xét, đánh giá những kết quả đạt được, những nguyên nhân hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về thủ tục xét xử đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩN lý luận Kết quả nghiên cứu luận văn có ý nghĩa góp thêm một phần lý luận về quy định thủ tục xét xử sơ thẩm đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi cho khoa học Luật TTHS. 6.2. Ý nghĩN thực tiin Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng là tài liệu tham khảo cần thiết trong việc nghiên cứu, phục vụ cho công tác giảng dạy pháp luật và những người làm công tác thực tiễn, xét xử đối với các vụ án mà bị cáo là người dưới 18 tuổi. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn được kết cấu thành ba chương như sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi; Chương 2. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục xét xử vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi và thực tiễn áp dụng tại địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; 6 Chương 3. Yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi. 7 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LICH SỬ PHÁT TRIỂN QUY ĐINH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SÁ VỀ THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SÁ ĐỐI VỚI BI CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi 1.1.1. Khái niệm thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi Có thể khẳng định, ở xã hội nào thì con người cũng là trung tâm của các hoạt động xã hội. Do đó, quyền con người là vấn đề được các nhà nước quan tâm. Đặc biệt, ở chế độ xã hội chủ nghĩa thì quyền con người luôn được chú trọng bảo đảm. Chính vì vậy mà việc xem con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển đất nước là vấn đề xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Trong đó người dưới 18 tuổi là nền tảng của sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước, tương lai của dân tộc. Đó là lý do tại sao Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung năm 2011) đã khẳng định rất rõ ràng: “…Chú trọng cải thiện điều kiện sống, lao động và học tập của thanh niên, thiếu niên, giáo dục và bảo vệ trẻ em…”[]. Như vậy, người dưới 18 tuổi được Nhà nước tạo mọi điều kiện thích hợp để phát triển toàn diện, trong đó tất yếu bao gồm cả bảo vệ các quyền con người của người dưới 18 tuổi khỏi các hành vi xâm phạm. Vấn đề này cũng được quy định trong đạo luật gốc của Việt Nam, theo đó Điều 37 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận rằng: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em”[]. Cụ thể hóa nội dung của Hiến pháp, Điều 5 Luật trẻ em năm 2016 khẳng định: “...Không phân biệt đối xử với trẻ em. Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em. Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em...”[]. Như vậy, Nhà 8 nước Việt Nam đặc biệt quan tâm đến các quyền con người của trẻ em, người dưới 18 tuổi. Ở góc độ hình sự, người dưới 18 tuổi là đối tượng thuộc nhóm dễ tổn thương trong quan hệ pháp luật hình sự. Do đó, các chính sách của nước ta đều tập trung hướng đến việc bảo đảm quyền cơ bản của người dưới 18 tuổi trong hoạt động tố tụng, trong trường hợp tham gia tố tụng hoặc ngay cả khi họ là chủ thể phạm tội. Chính sách hình sự nhân văn đối với người dưới 18 tuổi được cụ thể trong các văn bản pháp lý chuyên ngành, trong đó có Bộ luật Tố tụng hình sự. Bộ luật này là cơ sở pháp lý quan trọng để các quyền cơ bản của người dưới 18 tuổi được ghi nhận; đặc biệt, các cơ quan tiến hành tố tụng với tư cách là người thực thi công vụ có trách nhiệm tôn trọng và bảo đảm các quyền đó được thực hiện một cách minh bạch, chính xác. Qua đó, vừa bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi trước các hành vi xâm hại, vừa bảo đảm hoạt động tố tụng diễn ra khách quan, việc xử lý tội phạm công minh, tăng cường tính phòng ngừa, giáo dục tội phạm, nhất là tội phạm là người dưới 18 tuổi để họ có điều kiện cải tạo, sửa chữa sai lầm. Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về người dưới 18 tuổi. Theo Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em (The United Nation Convention on the Rights of the Child - CRC) đã định nghĩa “trẻ em” là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia có quy định khác. Ở Việt Nam, theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1992 (sửa đổi 2004) quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi. Theo Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình đều quy định người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên. Theo pháp luật hình sự, Bộ luật Hình sự trước khi ban hành BLHS năm 2015 quy định người chưa thành niên phạm tội là người trong độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi. Cụ thể, theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 9 01/2011/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011 thì người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ cả về thể chất và tâm thần. Thông tư liên tịch nêu rất rõ người dưới 18 tuổi thuộc đối tượng dễ bị tổn thương, nhất là trong trường hợp họ tham gia tố tụng hình sự. Chính vì vậy, họ cần được bảo vệ theo đúng lứa tuổi, mức độ trưởng thành và nhu cầu cá nhân khi tham gia các quan hệ tố tụng hình sự. Đó là lý do mà BLHS năm 2015 (tại Chương XII) và BLTTHS năm 2015 (tại Chương XXVIII) quy định các đường lối, thủ tục xử lý đặc biệt đối với chủ thể là người dưới 18 tuổi. Vậy, xem xét một cách tổng quát thì khái niệm trẻ em và người chưa thành niên tham gia vào hoạt động tố tụng của pháp luật Việt Nam hiện nay là có sự phù hợp với nhau và độ tuổi là dưới 18 tuổi. Quy định này cũng hoàn toàn phù hợp với pháp luật quốc tế về quyền tư pháp đối với trẻ em. - Về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi: Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự bắt buộc trong các vụ án hình sự. Việc đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi theo như những phân tích về khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội trên thì đây thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và cần sự bảo vệ đặc biệt cho nhóm đối tượng này, được quy định trong luật quốc tế và luật pháp của tất cả quốc gia. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 kế thừa những điểm tiến bộ trong các Bộ luật trước đây, phù hợp với luật pháp quốc tế, xây dựng thủ tục tố tụng riêng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại Chương XXVIII. Quy định thủ tục riêng này bảo đảm tuân thủ quy định tại Khoản 3 Điều 40 Công ước quốc tế về Quyền trẻ em năm 1989 cũng như các Công ước khác về quyền con người mà Việt Nam tham gia. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Thủ tục là những việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định để tiến hành một công việc có tính chất hình thức” [35, tr.781]. Còn “Xét xử là hoạt động đặc trưng, là chức năng, nhiệm vụ của 10 các Tòa án [21, tr.576]. Có nghĩa là, xét xử là hoạt động đánh giá bản chất pháp lý của vụ việc nhằm đưa ra một phán quyết chính xác, khách quan và toàn diện về bản chất, mức độ trái pháp luật của vụ việc đó. Vì lẽ đó, hoạt động đánh giá này phải được xem xét kỹ lưỡng qua nhiều mức độ, góc độ khác nhau. Đó là lý do BLTTHS quy định các thủ tục xét xử khác nhau như: sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Theo Từ điển luật học, “Sơ thẩm là lần đầu tiên đưa một vụ án ra xét xử tại một tòa án có thẩm quyền” [21, tr.434]. Như vậy, về bản chất, xét xử sơ thẩm là hoạt động xem xét, phán quyết lần đầu của cơ quan có thẩm quyền xét xử. Nội dung này cũng được quy định rất rõ tại Khoản 1 Điều 27 BLTTHS năm 2015. Theo đó, ở Việt Nam “chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm”, trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm (lần đầu) của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì thủ tục xem xét phúc thẩm (lần thứ hai) sẽ được tiến hành. Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do BLTTHS quy định thì có hiệu lực pháp luật. Như vậy, xét xử sơ thẩm có thể hiểu là việc xét xử lần đầu do Toà án có thẩm quyền tiến hành việc xem xét, phán quyết vụ việc cụ thể. Trong tố tụng hình sự, đó là quá trình chuẩn bị và đưa vụ án hình sự ra xem xét, xử lý công khai bằng một phiên tòa. Tại đó, các chứng cứ của Cơ quan điều tra, sự cáo buộc của Viện kiểm sát, ý kiến của người bị buộc tội, người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người bào chữa,… được trình bày để Hội đồng xét xử có điều kiện theo dõi, đánh giá và đưa ra phán quyết khách quan. Có quan điểm cho rằng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là xét xử một vụ án hình sự ở cấp thấp nhất. Có thể thấy quan điểm này đã phần nào nêu bật được bản chất của sơ thẩm là việc xét xử cấp đầu tiên. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, quan điểm này phần nào đã hạ thấp giá trị pháp lý của việc xét xử sơ thẩm. Việc xem xét sơ thẩm là giai đoạn xét xử lần đầu song nếu bản án, 11 quyết định của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì nó có hiệu lực pháp luật và tất yếu phải được thi hành. Đó là điều mà các bản án, quyết định ở các cấp xem xét khác cũng có chứ không riêng gì ở xét xử sơ thẩm. Cũng có quan điểm cho rằng xét xử sơ thẩm là việc xét xử lần thứ nhất của Tòa án [30]. Qua nghiên cứu các văn bản pháp lý liên quan đến chức năng xét xử, tác giả thấy rằng Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc xét xử lần thứ nhất được tiến hành ở các cấp Tòa án (cấp huyện, cấp tỉnh). Việc xét xử có thể được tiến hành ở cấp sơ thẩm, nhưng nếu bị kháng cáo, kháng nghị thì có thể được xem xét tiếp ở thủ tục phúc thẩm, thậm chí trường hợp xảy ra các sai sót về định tội danh, áp dụng hình phạt,… thì bản án, quyết định của Tòa án có thể bị hủy và yêu cầu cấp sơ thẩm xét xử lại. Như vậy, cần khẳng định xét xử sơ thẩm là hoạt động xem xét vụ án hình sự của Tòa án cấp thứ nhất và kết quả của việc xem xét đó là bản án, quyết định liên quan đến việc có tội hay không có tội, hình phạt hoặc biện pháp tư pháp được áp dụng là gì. Với tư cách là biện pháp mang tính cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước, pháp luật hình sự vẫn dành sự quan tâm với người dưới 18 tuổi. Theo đó, pháp luật hình sự thực định có sự điều chỉnh đặc biệt dành riêng cho người tham gia tố tụng hình sự, ngay cả khi họ là người phạm tội. Cụ thể hơn, Chương XXVIII BLTTHS năm 2015 quy định thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi. Bên cạnh đó, Điều 413 BLTTHS năm 2015 quy định rõ hơn về thủ tục tố tụng hình sự cho người 18 tuổi bao gồm: Người bị buộc tội, bị hại và người làm chứng. Theo đó, người dưới 18 tuổi được ưu tiên hơn từ việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, về điều kiện của người tiến hành tố tụng, về sự tham gia của gia đình, xã hội vào các giai đoạn cho đến khi thi hành án. Đơn cử như việc áp dụng biện pháp giao cho gia đình giám sát người dưới 18 tuổi thay vì áp dụng các biện pháp ngăn chặn mang tính nghiêm khắc. Hay như 12 một số hoạt động tiến hành tố tụng trong vụ án có người dưới 18 tuổi tham gia đòi hỏi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải những hiểu biết nhất định về người dưới 18 tuổi và được cấp chứng chỉ, chứng nhận về vấn đề này. Các quy định này xuyên suốt trong quá trình tố tụng hình sự, trong đó thể hiện tập trung ở giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Điều này thể hiện tính nhân đạo, nhân văn của Nhà nước ta ngay từ khi có người dưới 18 tuổi tham gia quan hệ pháp lý mà ở đó, cơ quan xét xử là Tòa án sẽ xem xét, đánh giá hành vi của người bị buộc tội bất kỳ là có tội hay không có tội, quyết định đến số phận của những thực thể trong xã hội. Đặc biệt, khi người dưới 18 tuổi lại chính là người bị buộc tội thì những quy trình tố tụng thân thiện sẽ là chỗ dựa vững chắc để họ yên tâm tham gia tố tụng, tự mình hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Qua đó, nhận thức thêm về pháp luật nói chung, về pháp luật hình sự nói riêng và gần gũi nhất là quyền và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng hình sự ở một tư cách cụ thể được BLTTHS quy định. Từ sự phân tích trên có thể đưa ra khái niệm thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự mà bị cáo là người dưới 18 tuổi như sau: Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi là việc Tòa án tiến hành các thủ tục chuẩn bị xét xử và xét xử tại phiên tòa sơ thẩm theo quy định của pháp luật để xác định bị cáo là người dưới 18 tuổi có phạm tội hay không và áp dụng hình phạt cũng như biện pháp tư pháp đối với họ nếu họ phạm tội. 1.1.2. Đặc điểm thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi Xuất phát từ tính nhân đạo của chính sách Nhà nước Việt Nam nói chung và chính sách pháp luật hình sự nói riêng, thủ tục xét xử vụ án hình sự đối với người 18 tuổi phạm tội có những đặc điểm riêng có. Chính vì điều đó, thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có người dưới 18 tuổi phạm tội là thủ tục 13 đặc biệt và được quy định thành một chương riêng của BLTTHS. Theo đó, người tiến hành tố tụng khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi phải tôn trọng và tuân thủ nghiêm chỉnh. Các hoạt động tố tụng, áp dụng pháp luật đối với người dưới 18 tuổi phải đều phải được xem xét kỹ lưỡng và hướng đến việc tạo ra môi trường thân thiện, gần gũi mà trong đó người dưới 18 tuổi đủ điều kiện để yên tâm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. Đặc điểm về chủ thể: Trên cơ sở các đặc điểm tâm sinh lý, khả năng và trình độ nhận thức xã hội, nhận thức pháp luật của người dưới 18 tuổi, pháp luật TTHS có những quy định đặc biệt để áp dụng riêng đối với những trường hợp mà người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi. Theo đó, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà cụ thể là Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm khi tham gia xét xử vụ án hình sự có người dưới 18 tuổi thì đòi hỏi phải có hiểu biết nhất định về người dưới 18 tuổi. Họ cần phải nắm bắt các kiến thức, kinh nghiệm về tâm lý, đặc điểm nhận thức của người dưới 18 tuổi để có thể vận dụng các biện pháp nghiệp vụ, đưa ra các quyết định tố tụng phù hợp. Nhất là Thẩm phán, họ là người đưa ra các phán quyết liên quan đến số phận pháp lý của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, thì hơn ai hết, họ phải am hiểu sâu sắc về người dưới 18 tuổi từ đó mới có thể đưa ra được các quyết định chính xác, phù hợp. Đặc điểm về thủ tục xét xử: Người dưới 18 tuổi có những đặc điểm riêng về tâm sinh lý, đòi hỏi thủ tục xét xử được áp dụng đối với họ phải thân thiện, tạo cho bị cáo sự yên tâm khi tham gia tố tụng. Đó cũng là lý do mà khoản 1 Điều 414 BLTTHS năm 2015 quy định nguyên tắc THTT là phải bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi. Qua đó, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người 14 dưới 18 tuổi và hướng đến bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi [31]. Môi trường tố tụng thân thiện, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi tự nhận thức để thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của mình. Thủ tục TTHS thân thiện còn thể hiện qua việc pháp luật quy định theo hướng hạn chế thấp nhất việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đối với người dưới 18 tuổi. Nói cách khác, chỉ khi thật cần thiết thì các biện pháp cưỡng chế, ngăn chặn mang tính nghiêm khắc mới được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi. Đơn cử như trước khi muốn áp dụng biện pháp tạm giam thì các biện pháp ngăn chặn khác phải được cân nhắc, xem xét để ưu tiên áp dụng. Khoản 1 Điều 12 Thông tư liên tịch số 06/2018 /TTLTVKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018 quy định rất cụ thể về việc trước khi quyết định áp dụng biện pháp mang tính cưỡng chế cao như giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam người dưới 18 tuổi, người, cơ quan THTT nhất định phải xem xét kỹ lưỡng việc áp dụng các biện pháp mang tính cưỡng chế thấp hơn nhưng vẫn bảo đảm bảo hiệu quả của hoạt động tố tụng như cấm đi khỏi nơi cư trú; tạm hoãn xuất cảnh; giám sát tại gia đình. Không những vậy, Thông tư liên tịch còn quy định ngay cả khi áp dụng tạm giam bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi mà có đủ căn cứ để xem xét áp dụng bảo lĩnh hoặc biện pháp đặt tiền để bảo đảm thì người, cơ quan THTT cần áp dụng các biện pháp bảo lĩnh hoặc đặt tiền để bảo đảm thay thế cho biện pháp tạm giam. Tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, môi trường xét xử thân thiện không chỉ giúp HĐXX thuận tiện trong công tác điều hành, xét xử mà bản thân bị cáo là người dưới 18 tuổi cũng phát huy tối đa quyền đưa ra ý kiến, tài liệu, đồ vật; quyền tự bào chữa,... Qua đó, đảm bảo cho hoạt động bình thường của TTHS, tạo tiền đề để HĐXX đưa ra phán quyết công minh, chính xác và thể hiện hết được chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm 15 tội là người dưới 18 tuổi. Đó cũng chính là yêu cầu được khoản 1 Điều 91 BLHS năm 2015 ghi nhận đầy đủ. Theo đó, trong công tác xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải hướng đến việc bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi; mặt khác phải giúp đỡ cho họ sữa chữa sai lầm, phát triển toàn diện. Việc xử lý người dưới 18 tuổi hướng tới việc bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi là quy định hoàn toàn mới của BLHS năm 2015. Hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn như thế nào là lợi ích tốt nhất nhưng đó được hiểu là lợi ích tối ưu mà người, cơ quan THTT phải bảo đảm và nỗ lực hướng đến. Mặt khác, xét đến cùng thì pháp luật hình sự được hình thành và áp dụng thì cũng vì con người. Do đó, phát huy tối ưu mục đích của hình phạt là phòng ngừa và giáo dục người phạm tội. Là đối tượng có sự hạn chế nhất định về lứa tuổi, nhận thức thì tất yếu người dưới 18 tuổi phải càng được tạo điều kiện hơn để tự nhận ra sai lầm và cải tạo thành người có ích cho xã hội. Và đó cũng là những gì xã hội hướng tới, những điều mà người làm công tác áp dụng pháp luật hình sự cần phải lưu tâm, suy xét kỹ lưỡng. 1.1.3. Ý nghĩa thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi Có thể thấy, với các đặc điểm đạc biệt về tâm sinh lý, người dưới 18 tuổi là đối tượng rất nhạy cảm. Do đó, khi rơi vào tình huống pháp lý bất lợi, đối tượng này rất dễ bị tác động, nhất là tác động từ các quyết định, hành vi tố tụng hình sự. Chính vì thế thủ tục tố tụng nói chung và thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi cần phải tạo được sự niềm tin của người dưới 18 tuổi đối với pháp luật, với CQTHTT để họ chủ động, tích cực trong các hoạt động TTHS, đảm bảo cho việc xét xử diễn ra thuận lợi, đạt được mục đích cuối cùng của hình phạt là vì con người. Và kết quả của bản án chính là kết tinh của các quá trình tố tụng. Do đó, bản án phải cho thấy được kết quả điều tra, truy tố, xét xử người dưới 18 tuổi là có căn cứ, đúng 16 quy định pháp luật song vẫn luôn mở đường cho người dưới 18 tuổi nhận thức sai lầm của bản thân và thay đổi để hướng thiện, hòa nhập lại với xã hội. Nói khác đi, bản án phải vừa có “lý” vừa có “tình” trong đó. Một bản án được ban hành phải có đủ cả hai yếu tố đó thì mới đảm bảo được ý nghĩa của hình phạt. Nó không đơn thuần là quyết định một hình phạt hoặc một biện pháp tác động lên người dưới 18 tuổi phạm tội mà nó phải giúp bản thân người dưới 18 tuổi phạm tội và những người khác ý thức được sự công minh của pháp luật, để từ đó mà điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với pháp luật, không làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội. Việc tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự mà đặc biệt là ở giai đoạn xét xử đối với người phạm tội dứoi 18 tuổi bao giờ cũng gây nên các xung đột các lợi ích. Một là, sự xung đột lợi ích giữa một bên là số đông (xã hội) mà đại diện là các cơ quan tiến hành tố tụng được Nhà nước và nhân dân trao quyền với bên kia là lợi ích của bị cáo dưới 18 tuổi bị tình nghi là đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Theo đó, bên phía các cơ quan tiến hành tố tụng với quyền lực, vật chất là Nhà nước trao cho, cùng với đó là sự ủng hộ từ xã hội đang chiếm thế “thượng phong” so với bên kia là bị cáo dưới 18 tuổi với trình độ, nhận thức còn hạn chế. Hai là, CQTHTT mà cụ thể là Tòa án được Nhà nước trao cho quyền năng rất lớn và riêng có là phán xử hành vi của bị cáo là có tội hay không có tội. Do đó, việc lạm quyền là hoàn toàn có thể xảy ra trong trường hợp này. Tất nhiên đi liền với hoạt động xét xử của Tòa án thì lúc nào cũng được kiểm sát bởi Viện kiểm sát. Tuy nhiên, ở một chừng mực nào đó, quyền xét xử lại độc lập và phụ thuộc vào nhận thức và trách nhiệm của người Thẩm phán. BLHS luôn có một “độ rộng” trong các khung hình phạt mà Thẩm phán có thể áp dụng. Sự tùy nghi của Thẩm phán nếu đúng, khách quan thì không sao nhưng nếu chỉ cần một sự thiếu khách quan trong đó thì quyền của người dưới 18 tuổi rất dễ bị xâm hại. Chính vì
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan