Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thử nghiệm lai tạo và nuôi thương phẩm con lai giữa thát lát thường (notopterus ...

Tài liệu Thử nghiệm lai tạo và nuôi thương phẩm con lai giữa thát lát thường (notopterus notopterus pallas, 1769) và thát lát còm (notopterus chitala hamilton, 1822)

.DOC
71
178
86

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI CẤP TỈNH THỬ NGHIỆM LAI TẠO VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CON LAI GIỮA CÁ THÁT LÁT THƯỜNG (Notopterus notopterus Pallas, 1769) VÀ THÁT LÁT CÒM (Notopterus chitala Hamilton, 1822) Cơ quan chủ trì: CHI CỤC THỦY SẢN HẬU GIANG Chủ nhiệm đề tài: Ks. NGÔ QUỐC PHÚC Vị Thanh, 6/2009 THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1. Tên đề tài: Thử nghiệm lai tạo và nuôi thương phẩm con lai giữa thát lát thường (Notopterus notopterus Pallas, 1769) và thát lát còm (Notopterus chitala Hamilton, 1822). Lĩnh vực: Thủy sản 2. Chủ nhiệm đề tài: Ks. Ngô Quốc Phúc 3. Tổ chức chủ trì: Chi cục Thủy sản Hậu Giang - Địa chỉ: Đường 3/2, khu vực 3, phường 5, thị xã Vị Thanh, Hậu Giang - Điện thoại: 0711.3878921 4. Danh sách cán bộ tham gia chính - Cố vấn kỹ thuật: Ts. Nguyễn Văn Kiểm Chức vụ: Phó trưởng BM. KTN TS nước ngọt – Khoa Thủy sản – ĐHCT -.Chủ nhiệm đề tài: Ks.Ngô Quốc Phúc Chức vụ: Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hậu Giang - Cán bộ tham gia:  Lê Kim Ngọc – chuyên viên phòng PTNTS - Chi cục Thủy sản  Vương Thị Thơm - chuyên viên phòng PTNTS - Chi cục Thủy sản  Nguyễn Thành Đông – chuyên viên phòng BVNLTS – Chi cục Thủy sản  Phan Quốc Thứ - CBKT Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang  Trương Thị Cẩm Nhân – Sinh viên Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ 5. Thời gian thực hiện đã được phê duyệt: Năm bắt đầu: 2006 Năm kết thúc: 2008 6. Thời gian kết thúc thực tế: tháng 03/2009 7. Kinh phí thực hiện đề tài: 208.390.000đ (Hai trăm lẻ tám triệu ba trăm chín mươi ngàn đồng) II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Kết quả nghiên cứu 1.1 Ý nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu i Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho nghiên cứu lai tạo ở các loài cá nói chung, và cá thát lát nói riêng. Ngoài ra, nghiên cứu còn có ý nghĩa trong vấn đề đa dạng hóa giống loài nuôi. 1.2 Ý nghĩa thực tiễn và khả năng ứng dụng kết quả khoa học Kết quả đề tài có khả năng ứng dụng tốt trong thực tiễn, góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá thát lát và cá thát lát còm. Riêng về cá thát lát lai, đây có thể nói là đối tượng nuôi mới, vì vậy cần được khảo nghiệm theo đúng qui định của Pháp lệnh giống vật nuôi trước khi đưa vào sản xuất đại trà. 2. Các sản phẩm khoa học 01 báo cáo tổng kết đề tài có phân tích, đánh giá một cách khoa học trên cơ sở dữ liệu mà đề tài thu được. 01 báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học. Xác nhận của tổ chức chủ trì Vị Thanh, ngày 19 tháng 03 năm 2009 Chủ nhiệm đề tài ii TÓM TẮT Đề tài “Thử nghiệm lai tạo và nuôi thương phẩm con giống lai giữa cá thát lát thường (Notopterus notopterus) và cá thát lát còm (Notopterus chitala) được thực hiện từ tháng 01/2007 đến tháng 9/2008 tại Thị xã Vị Thanh, Hậu Giang. Đề tài tiến hành với hai nội dung chính là lai tạo giữa hai loài cá thát lát và thử nghiệm nuôi ghép giữa các nhóm cá thát lát và cá sặc rằn với tỷ lệ 2 thát lát, 1 sặc rằn. Kết quả nghiên cứu đã thu được chỉ có công thức lai giữa cá thát lát ♀ và cá thát lát còm ♂ (nghiệm thức 1) cho kết quả dương, với tỷ lệ thụ tinh (74%), tỷ lệ nở (91%) và tỷ lệ sống của cá bột (36,8%). Trong khi đó công thức lai giữa cá thát lát còm ♀ và cá thát lát ♂ - nghiệm thức 2 đã không cho kết quả, phôi ngừng phát triển sau khi thụ tinh 48 giờ. Sau 12 tháng nuôi thịt thì cá thát lát lai ở nghiệm thức 1 cũng thể hiện tính trung gian của hai loài cá bố mẹ về tăng trưởng, chiều dài và khối lượng bình quân là 27,3cm và 169,3g so với cá thát lát thường và cá thát lát còm có chiều dài và khối lượng bình quân tương ứng là 20,2cm, 74,9g và 42,1cm, 576,6g. Về ngoại hình, ở giai đoạn giống cá thát lát lai có màu sắc và hình thái cơ thể nghiêng về cá thát lát còm; tuy nhiên, đến giai đoạn nuôi thịt (trưởng thành) màu sắc trên thân tương tự với cá thát lát, nhưng về đặc điểm hình thái, nhất là phần tiếp giáp giữa đầu và lưng cá lại mang tính trung gian của cá thát lát còm và cá thát lát. Về thành phần sinh hóa, không có sự khác biệt đáng kể giữa 3 nhóm cá thát lát. iii MỤC LỤC Trang THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI..................................................................i TÓM TẮT........................................................................................................iii MỤC LỤC.......................................................................................................iv DANH SÁCH HÌNH.......................................................................................vi DANH SÁCH BẢNG.....................................................................................vii DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT.......................................................................viii MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN..............................................................................3 1.1 Sơ lược đặc điểm sinh học của hai loài cá thát lát và cá thát lát còm.....3 1.1.1 Hệ thống phân loại.............................................................................3 1.1.2 Phân bố..............................................................................................4 1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng........................................................................5 1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng........................................................................6 1.1.5 Đặc điểm sinh sản..............................................................................6 1.2 Tình hình nghiên cứu về cá thát lát và cá thát lát còm............................7 1.2.1 Các nghiên cứu về sản xuất giống và ương nuôi cá thát lát..............7 1.2.2 Các nghiên cứu về sản xuất giống và ương nuôi cá thát lát còm......9 1.3 Các nghiên cứu về lai giữa các loài cá..................................................10 1.3.1 Một số nghiên cứu trên thế giới về lai nhân tạo ở cá......................10 1.3.2 Một số nghiên cứu ở Việt Nam về lai nhân tạo ở cá.......................12 CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................14 2.1 Thời gian và địa điểm............................................................................14 2.2 Đối tượng nghiên cứu............................................................................14 2.3 Vật liệu..................................................................................................14 2.4 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................14 2.4.1 Thí nghiệm 1: Sinh sản nhân tạo cá.................................................14 2.4.2 Thí nghiệm 2: Nuôi cá thịt...............................................................19 iv 2.4.3 Phương pháp thu mẫu......................................................................20 2.4.4 Công thức tính ...............................................................................20 2.4.5 Phương pháp xử lý số liệu...............................................................22 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................23 3.1 Kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ......................................................................23 3.2 Kết quả lai tạo giữa cá thát lát và cá thát lát còm..................................23 3.2.1 Kết quả cho lai nhân tạo..................................................................23 3.2.2 Kết quả cho lai bán nhân tạo...........................................................27 3.3 Kết quả ương cá giai đoạn bột lên giống...............................................28 3.3.1 Kết quả khảo sát môi trường...........................................................28 3.3.2 Tỷ lệ sống........................................................................................29 3.3.3 Tăng trưởng của cá giai đoạn cá bột đến 8 tuần tuổi.......................30 3.4 Kết quả nuôi cá thịt................................................................................32 3.4.1 Kết quả khảo sát môi trường...........................................................32 3.4.2 Tăng trưởng của 3 nhóm cá giai đoạn nuôi thịt...............................33 3.4.3 So sánh ngoại hình và thành phần sinh hóa của 3 nhóm cá............37 3.4.4. Tổng kết mô hình nuôi cá thịt.........................................................38 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT............................................................................41 1. KẾT LUẬN.............................................................................................41 2. ĐỀ XUẤT................................................................................................42 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................43 TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT.............................................................................43 TÀI LIỆU TIẾNG ANH VÀ TÀI LIỆU DỊCH...........................................45 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ THÁT LÁT LAI..........47 PHỤ LỤC 1: MÔI TRƯỜNG BỂ ẤP.............................................................50 PHỤ LỤC 2: MÔI TRƯỜNG BỂ ƯƠNG.....................................................51 PHỤ LỤC 3: MÔI TRƯỜNG AO NUÔI CÁ THỊT.......................................54 PHỤ LỤC 4: TĂNG TRƯỞNG CÁ...............................................................57 PHỤ LỤC 5: TỔNG HỢP KẾT QUẢ NUÔI CÁ THỊT.................................62 v DANH SÁCH HÌNH Hình Tựa hình Trang 1.1 Hình thái cá thát lát (trái) và cá thát lát còm (phải) 3 2.1 Phân biệt đực, cái 16 2.2 Tiêm kích thích tố 16 2.3 Thụ tinh nhân tạo 17 2.4 Ấp trứng 17 2.5 Bể ương 18 2.6 Sơ đồ bố trí cá nuôi thịt 19 2.7 Ao nuôi cá thịt 19 3.1 Tăng trưởng về khối lượng (trái) và chiều dài (phải) của 3 nhóm cá giai đoạn bột đến 8 tuần tuổi 31 3.2 Tăng trưởng về khối lượng của 3 nhóm cá giai đoạn nuôi thịt 33 3.3 Tăng trưởng về chiều dài của 3 nhóm cá giai đoạn nuôi thịt 34 3.4 Hình thái của 3 nhóm cá thát lát giống 30 ngày tuổi (trái) và trưởng thành (phải) 37 3.5 Màu sắc thịt của 3 nhóm cá 38 vi DANH SÁCH BẢNG Bảng Tựa bảng Trang 3.1 Một số chỉ tiêu môi trường nước ấp trứng 24 3.2 Một số chỉ tiêu sinh học sinh sản cá thát lát 25 3.3 Một số chỉ tiêu môi trường nước ương cá 28 3.4 Tỷ lệ sống giai đoạn cá bột đến cá giống 60 ngày tuổi 29 3.5 Tăng trưởng của cá giai đoạn ương 30 3.6 Một số chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi cá thịt 32 3.7 Sinh trưởng về khối lượng và tỷ lệ sống của cá nuôi thịt 36 3.8 Sinh trưởng về chiều dài của cá nuôi thịt 36 3.9 Kết quả phân tích thành phần sinh hóa của 3 nhóm cá thát lát 38 3.10 Tổng hợp kết quả nuôi cá thịt 39 3.11 Chi phí thức ăn 40 vii DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT P/E Tỷ lệ Protein/năng lượng NT1 Nghiệm thức 1 NT2 Nghiệm thức 2 DC1 Đối chứng 1 DC2 Đối chứng 2 LH-RHa Luteinizing Hormone Releasing Hormone analogue HCG Human chorionic gonadotropine DWG Daily Weight Gain DLG Daily Length Gain SGR_W Specific Growth Rate_Weight SGR_L Specific Growth Rate_Length TATS Thức ăn tươi sống TACN Thức ăn công nghiệp viii MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá thát lát và thát lát còm phát triển rất mạnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, cá thát lát là loài có khả năng chịu đựng được điều kiện môi trường nước có hàm lượng oxy hoà tan, pH thấp, ngoài ra chúng có thể sống và sinh trưởng trong các thủy vực có độ mặn thấp hơn 10 ‰ nên có thể phát triển nuôi loài cá này trong các loại hình thuỷ vực nước lợ nhạt ở ven bờ và khu vực cửa sông. Cá thát lát và cá thát lát còm là 2 đối tượng mới được phát triển nuôi trong vài năm trở lại đây. Những nghiên cứu trên đối tượng này chưa nhiều, nếu có thì các nghiên cứu này thường chỉ dừng lại mô tả về phân bố, phân loại, định danh và sơ lược về đặc điểm sinh học của chúng (Mai Đình Yên và ctv, 1992; Trương Thủ Khoa - Trần Thị Thu Hương, 1993, Nguyễn Văn Hảo, 2005). Từ năm 2000 trở lại đây đã có một số công trình nghiên cứu về sinh sản cá thát lát và cá còm (Trần Ngọc Nguyên và ctv, 2000; Phạm Phú Hùng, 2007; Lê Ngọc Diện, 2005). Hai loài cá này có một số ưu điểm chung là thịt ngon, có thể phát triển nuôi dưới dạng cá cảnh, bên cạnh đó mỗi loài cá thát lát lại có một số nhược điểm riêng: Cá thát lát (Notopterus notopterus Pallas, 1769) có kích thước nhỏ và sinh trưởng chậm (cá sau 12 tháng nuôi đạt khoảng 100g/con), nên khi nuôi thương phẩm sản lượng không cao, hiệu quả mang lại thấp. Ngược lại, cá thát lát còm (Notopterus chitala Hamilton, 1822) có ưu điểm là có kích thước lớn, sinh trưởng nhanh (cá nuôi 12 tháng đạt khoảng 1kg/con), nhưng nhược điểm chính của cá thát lát còm là sức sinh sản thấp hơn so với cá thát lát, chỉ bằng 1/2 – 2/3 so với cá thát lát. Tại thời điểm cuối năm 2005 và đầu năm 2006 nhu cầu thị trường ưa chuộng cá thát lát thường hơn so với cá thát lát còm với lý do loài cá này có ngoại hình sáng đẹp, rất ngon khi được chế biến món chả với hương vị thơm, ngọt và đặc biệt rất dai, hơn nữa với kích cỡ thương phẩm từ 80-120g/con rất thích hợp cho chế biến món cá chiên sả. Mặt khác, giá cá thương phẩm trên thị trường có sự chênh lệch rất nhiều giữa hai loài cá thát lát, tại cùng một thời điểm cá thát lát thường có thể được mua với giá 45.000-50.000 đ/kg thì cá thát lát còm chỉ có thể bán với giá 35.000-37.000đ/kg. 1 Chính vì những ưu nhược điểm nêu trên của hai loài cá thát lát thì ý tưởng là làm sao để tạo ra được 1 “loài” cá có thể kết hợp những ưu điểm của hai loài cá thát lát này. Cụ thể là ngoại hình cá được tạo ra làm sao giống với cá thát lát thường và tốc độ tăng trưởng có thể thừa hưởng được từ cá thát lát còm. Xuất phát từ ý tưởng như thế Chi cục Thủy sản Hậu Giang đã đề xuất thực hiện đề tài “Thử nghiệm lai tạo và nuôi thương phẩm con lai giữa thát lát thường (Notopterus notopterus Pallas, 1769) và thát lát còm (Notopterus chitala Hamilton, 1822)”. Mục tiêu của đề tài (i) Cung cấp những dẫn liệu ban đầu về khả năng lai tạo giữa 2 loài cá thát lát và cá thát lát còm. (ii) Đánh giá khả năng sinh trưởng, đặc điểm ngoại hình và chất lượng thịt của con lai so với hai loài cá thuần. Nội dung thực hiện Để thực hiện được mục tiêu đề ra, đề tài triển khai một số nội dung sau: - Thử nghiệm lai tạo giữa cá thát lát thường và cá thát lát còm; - So sánh tốc độ tăng trưởng của cá lai so với cá thuần ở giai đoạn cá giống và cá trưởng thành (nuôi cá thịt); - Phân tích các thành phần sinh hóa của các nhóm cá thát lát. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Sơ lược đặc điểm sinh học của hai loài cá thát lát và cá thát lát còm 1.1.1 Hệ thống phân loại Theo một số tài liệu phân loại của Nguyễn Văn Hảo (2005), Mai Đình Yên và ctv (1992), cá thát lát và cá thát lát còm có vị trí phân loại như sau: Ngành: Chordata Ngành phụ: Vertebrata Lớp cá xương Osteichthyes Bộ cá thát lát Osteoglossiformes Họ cá thát lát Notopteridae Giống cá thát lát Notopterus Loài cá thát lát Notopterus notopterus Pallas, 1769 Loài cá thát lát còm Notopterus chitala Hamilton, 1822 Hình 1.1: Hình thái Cá thát lát (trái) và Cá thát lát còm (phải) a) Đặc điểm hình thái cá thát lát Nguyễn Văn Hảo (2005) mô tả cá thát lát có thân dài, rất dẹp bên. Đầu vừa phải, dẹp bên. Mõm ngắn. Miệng trước rạch xiên kéo dài đến ngang giữa mắt. Xương hàm trước dính liền với mõm ở phần giữa. Xương hàm trên phát triển cả chiều dài và rộng. Răng nhỏ, nhọn, mọc ở xương hàm dưới, xương hàm trước, xương khẩu cái và lưỡi. Cạnh trước xương hàm trên, xương lệ; cạnh dưới và sau xương nắp mang giữa, xương nắp mang trước đều có răng cưa. Mắt lớn vừa, nằm lệch về mặt bên của đầu, gần mút mõm hơn cuối nắp mang. Khoảng cách hai mắt hơi cong lồi và tương đương với đường kính mắt. 3 Màng mang rất phát triển. Vây lưng nhỏ, hơi chếch về nữa sau của thân. Vây ngực phát triển và đính thấp. Vây bụng rất nhỏ, nằm ngay phía trước hậu môn. Gốc vây hậu môn dài và nối liền với vây đuôi. Vây đuôi nhọn, tròn. Lườn bụng bên có hai hàng gai nhọn. Vẩy phủ khắp thân và đầu. Vẩy ở đầu to hơn vẩy ở thân. Vẩy đính ở thân rất chắc. Trên nắp mang có 9-10 hàng vẩy. Đường bên hoàn toàn từ mép trên lỗ mang và chấm dứt ở điểm giữa gốc vây đuôi. Lưng màu xám, hông và bụng trắng bạc. Cạnh dưới xương nắp mang màu vàng. Cá con có từ 25-30 vạch đậm ngang thân, khi trưởng thành các vết này mờ dần. b) Đặc điểm hình thái cá thát lát còm Nguyễn Văn Hảo (2005) mô tả cá thát lát còm có thân dài rất dẹp hai bên, lưng cong gồ lên và độ cong tăng theo kích thước của cá. Đầu nhỏ, nhọn, dẹp bên. Miệng trước, rạch xiên, kéo dài quá viền sau mắt. Xương hàm trên phát triển rộng. Răng nhọn lên và mọc ở hàm dưới, phần giữa xương hàm trước, xương khẩu cái, xương lá mía và lưỡi. Có một đôi râu mũi ngắn, nhỏ. Mắt nằm lệch về phía lưng của đầu, gần mút mõm hơn điểm cuối xương nắp mang. Khoảng cách hai mắt cong và lồi, tương đương đường kính mắt. Lỗ mang rộng. Màng mang rất phát triển. Lườn bụng bén, có hai hàng gai chạy dọc theo lườn bụng. Vẩy nhỏ phủ khắp thân và đầu. Vẩy dính rất chắc, khó rụng. Vẩy ở đầu nhỏ hơn hoặc bằng vẩy trên thân. Đường bên hoàn toàn từ mép trên lỗ mang và chấm dứt ở giữa gốc vi đuôi nhọn, tròn và không phân thùy. Lưng và đầu màu xanh lục, hông và bụng màu trắng. Ở cá nhỏ (chiều dài chuẩn dưới 10cm) có 10 - 15 băng đen ngang thân và băng này mờ dần khi cá lớn. Cá trưởng thành phần trên gốc vây hậu môn có 5-10 chấm đen to, viền trắng dọc theo. 1.1.2 Phân bố Cá thát lát và cá thát lát còm phân bố chủ yếu ở vùng Ấn Độ, Thái Lan, Mianma, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Ở nước ta cá thát lát phân bố ở các sông ngòi thuộc các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Giới hạn phân bố cao nhất về phía Bắc của loài cá này là Quỳnh Lưu – Nghệ An (Nguyễn Thái Tự, 1983 trích dẫn bởi Nguyễn Văn Hảo 2005). Ở Việt 4 Nam, cá thát lát còm phân bố ở các vùng nước thuộc sông Cửu Long và ở các sông suối vùng Tây Nguyên. Chúng có khả năng sống ở hầu hết các thuỷ vực nước ngọt, nơi có thực vật thuỷ sinh phong phú. Thường gặp ở các cửa sông, ao, hồ, ruộng, kênh, rạch, sông ngòi. Mùa nước lớn, cá đi vào các đồng ruộng ngập nước sinh sống, mùa khô cá ra sống ở các rạch lớn, sông chính, các vực nước sâu. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, cá thát lát có thể sống được ở các ao nước tĩnh, chịu được môi trường chật hẹp, nước có hàm lượng oxy thấp, pH thấp, vùng nước lợ có nồng độ muối thấp. Vì vậy có thể phát triển nuôi đại trà trong nhiều loại hình thuỷ vực. Hiện nay cá thát lát và cá thát lát còm là loài cá nuôi khá phổ biến ở một số tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong điều kiện tự nhiên, cá nàng hai (thát lát còm) sống ở tầng giữa và tầng đáy. Ban ngày cá thường ẩn nấp trong đám thực vật thuỷ sinh. Ban đêm cá hoạt động nhiều hơn. Cá thích sống ở nơi có nhiều thực vật thuỷ sinh, pH trung tính và dao động từ 6,5 - 7 (Bùi Minh Tâm, 2005). 1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng Cá thát lát là loài ăn tạp nhưng nghiêng về động vật với các đặc điểm như lược mang có dạng hình que, ngắn và được phân bố thưa trên các cung mang; cá có chiều dài ruột ngắn so với chiều dài cơ thể; dạ dày có dạng hình túi, kích thước tương đối lớn vách dày nên có khả năng co bóp mạnh giúp việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng. Cá có tập tính sống ẩn nấp, tránh ánh nắng vào ban ngày, chỉ hoạt động săn tìm mồi vào ban đêm (Lê Ngọc Diện, 2005). Thức ăn của cá thát lát thường là phiêu sinh động vật, trùn, các loại cá tạp. Ngoài ra cá còn có thể sử dụng được thức ăn tự chế biến từ các nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp như: rau xanh, bèo hoa dâu, cám, cua, ốc băm nhỏ. Cá thát lát còm có miệng rộng, rạch miệng xiên và kéo dài ra khỏi mắt, xương hàm trên phát triển, có nhiều răng nhỏ, nhọn. Ngoài ra, còn có đám răng nhỏ mịn trên xương bướm phụ. Vì vậy chúng có thể bắt giữ và cắn xé con mồi. Thực quản ngắn, rộng và có vách hơi dày. Dạ dày hình chữ J có vách hơi dày. Ranh giới giữa ruột non và ruột già không phân biệt rõ ràng. Tỷ lệ Li/L0 = 0.3 cho nên đây là loài ăn động vật. 5 Khi còn nhỏ cá ăn động vật phiêu sinh như moina và động vật đáy có kích thước nhỏ, thân mềm như trùn chỉ (Tubifex), ấu trùng muỗi lắc (Chiromonus),…. Khi trưởng thành cá ăn tôm, cá con, và các thủy động vật khác như ấu trùng của côn trùng, của các loài giáp xác, chúng cũng ăn phiêu sinh thực vật và thực vật có trong nước, nhưng chỉ chiếm 20 – 30% trong tổng lượng thức ăn. Khi đói chúng hung dữ tấn công những con cá khác làm mồi. Tính ăn của cá không ổn định, cá có thể bỏ ăn cho đến khi kiệt sức và nhiễm bệnh chết nếu có hiện tượng sốc môi trường, thay đổi thức ăn đột ngột, hoặc bắt cá phải ngừng ăn lâu khi chuẩn bị vận chuyển (Nguyễn Chung, 2006). 1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng Cá thát lát có kích thước nhỏ, sinh trưởng chậm, thông thường sau một năm tuổi cá có chiều dài trung bình khoảng 16cm và khối lượng khoảng 4060g/con. Tuy nhiên trong ao nuôi cá có thể đạt 100 g/con sau 12 tháng nuôi. Cá thát lát còm có kích thước tương đối lớn, một số người dân vùng Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau đã bắt gặp trên sông Hậu và chi lưu của sông này những con cá nàng hai nặng 3-5 kg/con. Thậm chí ở vùng Myanma, Thái Lan, Lào thuộc vùng thượng nguồn sông Mekong bắt được những cá nặng trên 10kg với chiều dài 103 cm (Nguyễn Chung, 2006). Trong thực tế người dân nuôi loài cá này cho biết cá nuôi sau 6 tháng có thể đạt khối lượng 400-500 g/con và nuôi 12 tháng cá có thể đạt trong lượng 0,8-1 kg/con. 1.1.5 Đặc điểm sinh sản Ngoài tự nhiên, tuổi thành thục lần đầu của cá thát lát là 12 tháng, trong khi đó cá thát lát còm là 24 tháng. Khi chưa thành thục rất khó phân biệt đực cái, nhưng khi thành thục có thể phân biệt giới tính qua hình thái gai sinh dục của cá. Cá có tập tính làm tổ để đẻ, trứng được đẻ vào tổ và cá đực giữ tổ, đảo nước để đưa oxy giúp trứng phát triển, sau khi đẻ khoảng 5-7 ngày trứng sẽ nở tùy theo nhiệt độ. Cá thát lát có sức sinh sản dao động từ 13.000-20.000 trứng/kg cá cái, cá đẻ nhiều đợt trong mùa sinh sản (Nguyễn Thành Trung, Trần Ngọc Nguyên và ctv, 2005). Còn đối với cá thát lát còm mỗi con cái có thể đẻ từ 2.000 – 7.000 trứng, tái phát dục sau khi sinh sản 7-10 tuần và có thể sinh sản 2-3 lần trong 6 mùa mưa. Cá nuôi trong ao nếu được nuôi dưỡng đúng mức, cho ăn đầy đủ dinh dưỡng, khi đạt thành thục có thể cho sinh sản 4-5 lần/năm và thời gian kéo dài từ tháng 2 đến tháng 11 dương lịch (Nguyễn Chung, 2006). Khi con đực và con cái thành thục, cho vào bể chúng sẽ bắt cặp với nhau. Trong vòng những ngày đầu, chúng sắp xếp lại rong và chuyển chúng đến một góc bể. Trong điều kiện tự nhiên cá đẻ trên các vùng cạn và những thân, rể tre chìm trong nước. Sau khi con cái đẻ trứng trên ổ đã dọn sẵn con đực bơi theo thụ tinh. Trứng cá thành thục có màu vàng, to tròn, đường kính 2,5 – 3,5mm. Do trứng cá thuộc loại trứng lớn dễ bị nấm, lúc này nên cho vào bể Methylene Blue với nồng độ 5 ppm. Cá bơi lội tự do và bắt đầu ăn được luân trùng và ấu trùng Artemia sau 2-3 ngày (Dương Nhựt Long, 2005). 1.2 Tình hình nghiên cứu về cá thát lát và cá thát lát còm Cá thát lát và cá thát lát còm là 2 đối tượng nuôi mới được phát triển nuôi trong vài năm gần đây. Chính vì vậy các nghiên cứu trên đối tượng này chưa nhiều, chủ yếu các nghiên cứu tập trung vào một số vấn đề như nghiên cứu đặc điểm thành thục và kích thích sinh sản, bước đầu nghiên cứu về ương nuôi loài cá này. 1.2.1 Các nghiên cứu về sản xuất giống và ương nuôi cá thát lát Nghiên cứu sinh sản cá thát lát của Trần Ngọc Nguyên và ctv (2000) đã xác định được một số chỉ tiêu về sinh học sinh sản và những thông số cơ bản về kỹ thuật sinh sản, ngoài ra nghiên cứu còn đạt được một số kết quả bước đầu về ương cá bột đến 30 ngày tuổi. Những kết quả đạt được trong nghiên cứu này có thể được tóm tắt như sau: Cá thát lát là loài sinh sản vào mùa mưa và thời gian sinh sản kéo dài đến giữa tháng 11, trong đó cá có tỷ lệ thành thục cao nhất vào tháng 6-8, đạt đến 100% và giảm dần đến tháng 11, chỉ đạt khoảng 10-30%. Tuy nhiên, cá được nuôi vỗ thành thục chậm hơn và thời gian cá đạt tỷ lệ thành thục cao (100%) cũng ngắn hơn so với cá ngoài tự nhiên, ngoài tự nhiên cá thành thục 100% kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Cá tham gia sinh sản lần đầu khi đạt chiều dài từ 18cm đối với cá cái và 17,8cm đối với cá đực. Cá thành thục tốt khi được nuôi vỗ bằng thức ăn tươi sống hay thức ăn chế biến, tuy nhiên khi được nuôi vỗ bằng thức ăn tươi sống thì cá đạt tỷ lệ thành thục cao hơn. Ngoài ra, cá thát lát hoàn toàn có thể nuôi vỗ thành thục trong ao đất và bể xi măng diện tích nhỏ. 7 Kết quả sinh sản bước đầu cho thấy cá có thể cho sinh sản bằng nhiều hình thức khác nhau, từ sinh sản tự nhiên, sinh sản bằng kích thích sinh lý, sinh thái kết hợp cho đến sinh sản nhân tạo, trong đó phương pháp cho sinh sản nhân tạo đạt hiệu quả cao nhất. Với phương pháp sinh sản nhân tạo, các loại kích thích tố như HCG, não thùy, LH-RHa đều có tác dụng gây rụng trứng ở cá thát lát. Trứng cá có thể được ấp bằng khung lưới, phễu, bình weys hoặc bình jar hay bể composite có sục khí, trong đó hình thức ấp trứng trên khung lưới cho tỷ lệ nở cao nhất. Quá trình phát triển phôi của cá kéo dài 148 giờ ở 29 0C. Sức sinh sản tuyệt đối của cá dao động từ 784 – 1.557 trứng, sức sinh sản tương đối thực tế đạt 2.650 trứng/kg cá cái. Kết quả ương cá giai đoạn bột đến 30 ngày tuổi bằng các loại thức ăn khác nhau cho thấy cá bột sau khi nở 3 – 4 ngày tuổi, noãn hoàng bắt đầu teo lại, có thể vận chuyển cá bột đem ương, có thể ương trong ao đất hoặc bể xi măng. Trước khi ương ao, bể cần được vệ sinh kỹ. Do cá có tập tính sống dựa và thích ánh sáng yếu, do đó vào ban ngày nên thả bèo, lục bình trên mặt nước hoặc gạch ngói trong bể xi măng cho cá ẩn nấp. Mật độ ương 200con/m2. Cá bột bắt đầu ăn thức ăn ngoài có thể ăn được thức ăn tươi sống như trứng nước, trùn chỉ, thức ăn tự nhiên như phiêu sinh vật, hay thức ăn chế biến có hàm lượng protein 30%, hay ăn cám mịn, bột cá, lòng đỏ trứng. Tuy nhiên, cá được cho ăn thức ăn tươi sống đạt tỷ lệ sống cao nhất, kế đến là lô thức ăn chế biến, lô thức ăn tự nhiên cho tỷ lệ sống thấp nhất và kích thước cá nhỏ nhất do lượng thức ăn tự nhiên trong thí nghiệm không đủ cho nhu cầu thức ăn của cá. Nhìn chung, cá được ương với thức ăn là trùn chỉ và phiêu sinh động vật đạt kết quả tốt nhất cả về tăng trưởng và tỷ lệ sống (77,3%). Ngoài ra, nghiên cứu về ương nuôi cá thát lát được thực hiện bởi Lê Ngọc Diện (2005) cho thấy ngoài thức ăn động vật thích hợp là cá biển xay, cá thát lát sử dụng thức ăn viên có hàm lượng protein 25-30% trong giai đoạn ương giống, 20-25% trong giai đoạn nuôi thịt cho mức tăng trọng và tỷ lệ sống cao; nhưng nuôi ở công thức thức ăn kết hợp 50% cá biển xay + 50% thức ăn viên 20% protein cho mức tăng trọng và tỷ lệ sống cao nhất. Điều này cho thấy thức ăn viên có thành phần dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cùng với sự phối hợp cá biển xay đã tạo nên khẩu phần ăn đảm bảo chất lượng, ngoài ra mùi từ cá biển xay là chất dẫn dụ tốt góp phần kích thích cá ăn. Hàng ngày 8 cho cá ăn 2 lần với khẩu phần cho ăn 3-5% là phù hợp cho cá thát lát phát triển trong giai đoạn nuôi thịt. Sau 12 tháng nuôi với mật độ 10 con/m 2 và thức ăn là cá biển xay hay thức ăn kết hợp cá thát lát có chiều dài từ 18-22cm, khối lượng trung bình 80-105g/con. Theo Nguyễn Văn Dẫn (2000), cá thát lát nuôi 12 tháng tuổi đạt khối lượng từ 80-120g/con, với chiều dài tương ứng 20-25cm (trích dẫn bởi Lê Ngọc Diện, 2005). 1.2.2 Các nghiên cứu về sản xuất giống và ương nuôi cá thát lát còm Kết quả nghiên cứu biện pháp sản xuất giống cá thát lát còm của Phạm Phú Hùng (2007) và nghiên cứu sự thành thục trong ao và biện pháp sinh sản cá thát lát còm của Phạm Minh Thành và ctv (2008) cho thấy tỷ lệ thành thục và hệ số thành thục của cá gia tăng từ tháng 2 và đạt cao nhất vào tháng 5 khi được nuôi vỗ với khẩu phần ăn là cá tạp tươi. Cá thát lát còm là loài cá đẻ nhiều lần trong năm, thời gian tái thành thục là 37 ngày. Trong sinh sản nhân tạo loài cá này, loại kích thích tố tốt nhất là LH-RHa và thời gian hiệu ứng là 23-26 giờ. Sức sinh sản tương đối thực tế 518-534 trứng/kg cá cái, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở đạt được khá cao với giá trị tương ứng là 79-81% và 95-98%. Theo Phạm Phú Hùng (2007) thức ăn cần thiết cho cá bột trong quá trình ương ở tuần đầu là động vật phiêu sinh (moina), từ tuần thứ 2 thức ăn là trùn chỉ và moina sẽ thích hợp cho sự phát triển của cá. Thức ăn công nghiệp với hàm lượng đạm 32% được xác định là không thích hợp cho cá ở tuần ương thứ 2. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác về khả năng sử dụng thức ăn chế biến của cá thát lát còm giai đoạn bột lên giống của Trần Thị Thanh Hiền và ctv (2008) cho rằng thức ăn chế biến có thể được sử dụng để ương cá thát lát còm. Kết quả ương cá từ giai đoạn bột đến 35 ngày tuổi cho thấy cá thát lát còm có thể sử dụng thức ăn chế biến từ ngày thứ 20 và cho kết quả tăng trưởng tốt. Bên cạnh đó thức ăn tự nhiên cũng đóng vai trò quan trọng đặc biệt là trong những ngày đầu khi cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Từ giai đoạn cá hương sử dụng thức ăn chế biến kết hợp trùn chỉ cho tăng trưởng và tỷ lệ sống (0,13cm/ngày và 89,3%) cao hơn so với cho cá ăn đơn thuần thức ăn chế biến hay cá xay. Theo Nguyễn Bá Cường và ctv (2000) khi nghiên cứu sản xuất giống cá thát lát còm đã ghi nhận rằng cá thát lát còm sau khi nở 72 giờ có thể 9 chuyển đi ương với mật độ ương là 400 con/m 2, thức ăn cho cá trong tuần ương đầu tiên là phiêu sinh vật, từ ngày thứ 8 trở đi bắt đầu cho ăn trùn chỉ cho đến ngày thứ 30. Kết quả ương sau 30 ngày cá đạt chiều dài bình quân từ 39 – 42mm, tỷ lệ sống đạt từ 73 – 84% (trích dẫn bởi Lê Ngọc Diện, 2005). 1.3 Các nghiên cứu về lai giữa các loài cá Đã từ lâu các nhà nghiên cứu về di truyền và chọn giống đã phát hiện ra ưu thế lai. Đặc biệt là sau khi học thuyết về tiến hóa và di truyền của Darwin ra đời và sự phát hiện ra những quy luật về di truyền thì công tác di truyền chọn giống được tiến hành mạnh mẽ hơn. Ứng dụng phép lai xa khác loài, lai giữa các loài với nhau, nhằm tận dụng ưu điểm của loài bố mẹ đã và đang được thực hiện rất nhiều trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Điển hình là các công trình nghiên cứu về lai tạo ở cá rô phi, cá trê, cá chép, cá nheo,...; trong đó nhiều con lai đã trở thành đối tượng nuôi quan trọng. Do đó, vấn đề lai tạo giữa các loài cá trở thành một trong những chương trình chọn giống, nhằm tìm kiếm đối tượng mới với mong muốn con lai được tạo ra có ưu thế lai hoặc có những ưu điểm kết hợp từ hai loài bố mẹ nhằm phục vụ cho lợi ích của con người. Thực tế trong tự nhiên đã xảy ra hiện tượng lai giữa các loài cá khác nhau, tuy nhiên hầu hết các kết quả lai này thường không đóng vai trò tích cực trong chọn giống, mà ngược lại đôi khi còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với chất lượng quần thể trong tự nhiên. Tiêu biểu là những trường hợp các loài cá nhập nội lai tự nhiên với những loài bản địa làm thay đổi nguồn gen của các loài cá bản địa (Hubbs, 1995, Purdom, 1993 được trích dẫn bởi Dương Thúy Yên, 2003). 1.3.1 Một số nghiên cứu trên thế giới về lai nhân tạo ở cá Trong di truyền chọn giống, vấn đề lai tạo giữa các loài cá vẫn luôn thu hút sự chú ý nghiên cứu của các nhà khoa học, với mục đích tạo ra con lai có biểu hiện vượt trội hoặc mang tính trung gian của hai loài bố mẹ về một số tính trạng, hoặc thay đổi tỷ lệ đực cái, hoặc thể hiện tính trạng mong muốn cho nghề nuôi hay mục đích giải trí. Theo Dunham và Smitherman (1987) con lai giữa cá nheo Mỹ cái (Ictalurus punctatus) và cá nheo xanh đực (Ictalurus furcatus) có nhiều ưu điểm hơn loài bố mẹ về tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ thịt, khả năng kháng bệnh, và sống được ở nơi có hàm lượng oxy hoà tan thấp. Đây là công thức lai duy nhất trong 28 công thức lai giữa các loài cá 10 nheo Mỹ đạt được thành công, và áp dụng rộng rãi trong sản xuất (trích dẫn bởi Dương Thúy Yên, 2003). Rahman et al. (1995), đã lai tạo giữa hai loài cá trê Clarias batrachus (trê trắng) và Clarias gariepinus (trê phi). Kết quả cho thấy là con lai giữa Clarias batrachus ♀ x Clarias gariepinus ♂ có tỷ lệ nở, tăng trưởng và tỷ lệ sống cao hơn so với hai loài cá bố mẹ. Trong khi đó, ở công thức lai ngược Clarias gariepinus ♀ x Clarias batrachus ♂, các tính trạng này đều thấp hơn rất nhiều so với con lai trên và loài bố mẹ. Ngoài ra tác giả còn tìm thấy một số nghiên cứu trước đây về lai tạo giữa các loài cá trê đều cho kết quả tương tự. Laywonyawut et al. (1992) cho lai giữa Clarias macrocephalus ♀ x Clarias gariepinus ♂, và Mukhopadhyay và Dehadrai (1987) cho lai giữa Clarias batrachus ♀ x Heteropneustes fossilis ♂ đạt kết quả cao hơn so với công thức lai ngược lại, con lai chỉ sống đến giai đoạn bột. Khan et al. (2000) một lần nữa đã khẳng định ưu thế lai thể hiện ở con lai F1 của công thức lai Clarias batrachus và Clarias gariepinus. Với đặc điểm tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, và tỷ lệ sống cao hơn hẳn so với loài Clarias batrachus. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống của con lai F 1 lần lượt là 33%, và 48,3%, tương ứng với 20,5% và 31,7% của loài Clarias batrachus thuần. Tác giả cũng cho biết, con lai F 1 có khả năng sinh sản nhân tạo và có thể lai ngược trở lại với loài bố mẹ, song tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở rất thấp (tương ứng là 2,5% và 6,5%). Cá con sinh ra hầu hết chết ở giai đoạn hết noãn hoàng (tỷ lệ chết 99,5%) và 0,5% còn lại chết hoàn toàn ở 23 ngày tuổi . Từ những kết quả trên, nhóm nghiên cứu kết luận con lai giữa Clarias batrachus x Clarias gariepinus có thể ứng dụng rộng rãi trong nghề nuôi thủy sản ở Bangladesh. Công thức lai này cũng được thực hiện thành công ở Thái Lan (trích dẫn bởi Dương Thúy Yên, 2003). Phương pháp lai xa khác loài không những có thể tạo ra ưu thế lai mà các nhà nghiên cứu còn áp dụng phương pháp này với mục đích làm thay đổi tỷ lệ giới tính, khả năng chịu đựng môi trường,.... ở một số loài cá. Điển hình nhất là ở cá rô phi, người ta đã ứng dụng phương pháp lai xa khác loài để tăng tỷ lệ cá đực trong đàn cá, vì cá đực có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cá cái và có thể nuôi đạt đến kích cỡ thương phẩm trong thời gian ngắn hơn. Một số công thức lai giữa các loài cá rô phi có thể cho ra thế hệ con có tỷ lệ cá đực cao như Oreochromis niloticus x Oreochromis aureus hoặc Oreochromis mossambicus x Oreochromis aureus, cho ra thế hệ con có 85 – 99% con đực (Popma et al., 1996). 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan