Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh vĩnh phúc...

Tài liệu Thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh vĩnh phúc

.PDF
178
487
55

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THANH TÂM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 62.31.01.06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Trần Thị Lan Hương 2. TS. Trần Thị Lan Hương HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Phạm Thanh Tâm LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Trần Thị Lan Hương và TS. Trần Thị Lan Hương là hai người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo cho tôi nhiều kiến thức vô cùng quý báu. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Học viện Khoa học xã hội, các thầy, cô khoa Quốc tế học, phòng Quản lý đào tạo và các phòng, ban đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cám ơn lãnh đạo Trường Đại học Thành Đô đã tạo những điều kiện để tôi tham gia chương trình nghiên cứu sinh tại Học viện Khoa học xã hội (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam). Cảm ơn gia đình và bè bạn đã động viên khích lệ tạo điều kiện và động lực để tôi hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2017 Tác giả luận án Phạm Thanh Tâm MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án 6 1.1.1. Các nghiên cứu quốc tế về thu hút và sử dụng FDI 6 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước về thu hút và sử dụng FDI 12 1.2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và hướng tiếp cận của luận án 19 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA ĐỊA PHƢƠNG CẤP TỈNH 23 2.1. Cơ sở lý luận về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 23 2.1.1. Các khái niệm và đặc điểm 23 2.1.2.Các biện pháp thu hút và sử dụng FDI vào địa phương 27 2.1.3. Tiêu chí đánh giá thu hút và sử dụng FDI vào địa phương cấp tỉnh 34 2.1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng FDI 38 2.2. Kinh nghiệm và bài học về thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài 45 2.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về thu hút và sử dụng FDI 45 2.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra trong thu hút và sử dụng FDI cho tỉnh 56 Vĩnh Phúc Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƢ 62 TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA TỈNH VĨNH PHÚC TỪ 1997 ĐẾN 2016 3.1. Tiềm năng và lợi thế của tỉnh Vĩnh Phúc trong thu hút và sử dụng vốn FDI 62 3.2. Các chính sách, biện pháp thu hút và sử dụng vốn FDI của tỉnh Vĩnh Phúc 66 3.3. Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc 82 3.4. Đánh giá chung về thu hút và sử dụng vốn FDI của tỉnh Vĩnh Phúc 95 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC 116 4.1. Dự báo những thay đổi trong thời gian tới có ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp 116 nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc. 4.1.1. Những thay đổi trên thế giới 116 4.1.2. Những thay đổi trong nước 119 4.1.3. Cơ hội và thách thức của tỉnh từ nay đến 2025 và những năm tiếp theo 121 4.1.4. Yêu cầu trong thu hút và sử dụng FDI đối với tỉnh Vĩnh Phúc 124 4.2. Quan điểm và định hướng thu hút và sử dụng FDI của tỉnh Vĩnh Phúc 125 4.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả FDI 130 của tỉnh Vĩnh Phúc 4.3.1. Giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc 130 4.3.2. Giải pháp sử dụng hiệu quả FDI của tỉnh Vĩnh Phúc 137 4.4. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ban ngành 145 4.4.1. Đối với Chính phủ 145 4.4.2. Đối với các Bộ ban ngành 146 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 CÁC PHỤ LỤC 164 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt AEC AIIB Nghĩa tiếng Anh ASEAN Economic Community Asian Infrastructure Investment Bank AMCHAM ASEAN American Chamber of Commerce Association of Southeast Asian Nations Business Cooperation Contract BCC BHTN BHXH BHYT BOT BRICS BT BTO CNH CNHT CP DN DN FDI ĐTNN EU FDI GCNĐT GDP GRDP GTSX GTSXCN HĐH HĐND ICOR JETRO KCN Từ viết tắt KH&CN KH&ĐT KT-XH LĐ&TBXH Build-Operate-Transfer Brasil, Russia, India, China, South Africa Build-Transfer Build-Transfer-Operate European Union Foreign Direct Investment Gross Domestic Product Gross Regional Domestic Product Incremental Capital - Output Ratio Japan Export Trade Research Organization Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt Cộng đồng kinh tế ASEAN Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á Hiệp hội thương mại Mỹ Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á Hợp đồng hợp tác kinh doanh Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao Các nền kinh tế lớn mới nổi: Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi Xây dựng-chuyển giao Xây dựng-chuyển giao-kinh doanh Công nghiệp hóa Công nghiệp hỗ trợ Chính phủ Doanh nghiệp Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư nước ngoài Liên minh châu Âu Đầu tư trực tiếp nước ngoài Giấy chứng nhận đầu tư Tổng sản phẩm quốc nội Tổng sản phẩm trên địa bàn Giá trị sản xuất Giá trị sản xuất công nghiệp Hiện đại hóa Hội đồng nhân dân Hệ số sử dụng vốn Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản Khu công nghiệp Nghĩa tiếng Việt Khoa học và công nghệ Kế hoạch và đầu tư Kinh tế - Xã hội Lao động và thương binh xã hội MNCs NCS NĐ NDB NQ NSNN Nxb ODA OECD PCI PPP QĐ R&D RCEP SWOT TNCN TNCs TNDN TNHH TPP UBND UNCTAD UNIDO USD WTO XK XTĐT Multinational corporations New Development Bank Official Development Assistance Organization for Economic Cooperation and Development Provincial Competitiveness Index Public Private Partnerships Research & development Regional Comprehensive Economic Partnership Strengths, Weaknesses,Opportunities ,Threats Transnational Corpration Trans Pacific Partnership Agreement United Nation Conference on Trade and Development United Nations Industrial Development Organization United States dollar World Trade Organization Công ty đa quốc gia Nghiên cứu sinh Nghị định Ngân hàng phát triển mới Nghị quyết Ngân sách nhà nước Nhà xuất bản Hỗ trợ phát triển chính thức Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Hợp tác công tư Quyết định Nghiên cứu và phát triển Hiệp định đối tác kinh tế khu vực toàn diện Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức Thu nhập cá nhân Công ty xuyên quốc gia Thu nhập doanh nghiệp Trách nhiệm hữu hạn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương Ủy ban nhân dân Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc Đô la Mỹ Tổ chức Thương mại Thế giới Xuất khẩu Xúc tiến đầu tư DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1: Vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiện vào Vĩnh Phúc từ 1997 – 2016 83 Hình 3.2: FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc theo hình thức đầu tư năm 2007 – 2016 85 Hình 3.3: FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc theo lĩnh vực đầu tư năm 1997 – 2016 86 Hình 3.4: FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc theo đối tác đầu tư năm 1997 – 2016 88 Hình 3.5: Cơ cấu vốn đầu tư xã hội theo sở hữu của Vĩnh Phúc từ 1997-2016 90 Hình 3.6: Hệ số ICOR khu vực FDI và toàn tỉnh Vĩnh Phúc từ 1998 - 2016 90 Hình 3.7: Đóng góp của FDI vào GTSXCN của Vĩnh Phúc từ 1997 - 2016 91 Hình 3.8: Kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI và của tỉnh Vĩnh Phúc năm 92 2010-2016 Hình 3.9: Đóng góp của FDI vào ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc theo giá thực tế 93 từ 1997–2016 Hình 3.10: Lao động làm việc trong các DN FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 94 1997 – 2016 Hình 3.11: Đóng góp của FDI vào tổng vốn đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc từ 95 năm 1998 – 2016 Hình 3.12: Số dự án FDI theo cơ cấu ngành vào tỉnh Vĩnh Phúc và cả nước tính 96 đến năm 2016 Hình 3.13: Vốn đăng ký/Dự án, vốn thực hiện/Dự án của Việt Nam và tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997 – 2016 97 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Những thay đổi cơ bản về ưu đãi thuế tại Việt Nam 68 Bảng 3.2: Những thay đổi cơ bản về thủ tục hành chính liên quan đến 71 hoạt động FDI tại Việt Nam Bảng 3.3: FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc theo khu vực đầu tư năm 1997-2016 87 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau 30 năm mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế, từng bước trở thành nguồn vốn đầu tư quan trọng của đất nước, góp phần phát triển các ngành công nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm, thúc đẩy kinh tế Việt Nam ngày càng năng động và hội nhập sâu hơn trên thị trường quốc tế. FDI đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với kinh tế Việt Nam nói chung mà còn đối với các địa phương nói riêng, trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc. Từ khi tái lập tỉnh (01/01/1997), Vĩnh Phúc tận dụng lợi thế sát Thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài, đã thu hút FDI vào nhiều dự án quy mô lớn, tạo ra nguồn thu ngân sách ngày càng tăng, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã thay đổi khá nhanh theo hướng công nghiệp hóa. Đóng góp của khu vực FDI vào GDP toàn tỉnh có xu hướng tăng lên từ 21,42% năm 1998 lên 44,67% năm 2016; giai đoạn 1997 – 2016 khu vực FDI đóng góp bình quân 20,4% tổng vốn đầu tư của toàn tỉnh, khoảng 80% giá trị sản xuất công nghiệp, 80-85% thu ngân sách, 85-90% giá trị xuất khẩu của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Vĩnh Phúc giai đoạn 1997-2016 đạt 15,37%. Năm 2016, quy mô nền kinh tế bằng 39,5 lần so với năm 1997, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 77.200 tỷ đồng, GRDP/người tăng 33,2 lần từ 2,18 triệu đồng lên 72,3 triệu đồng. Giá trị sản lượng công nghiệp năm 1997 đạt 1.652 tỷ đồng thì năm 2016 tăng lên 125.210 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, năm 1997: nông nghiệp 52%, dịch vụ 36%, công nghiệp và xây dựng 12%; năm 2016, các con số tương ứng là 10%, 27% và 63%. Từ một tỉnh được ngân sách Trung ương trợ cấp, năm 2004 Vĩnh Phúc đã tự cân đối và điều tiết cho ngân sách Trung ương; năm 2009 thu ngân sách vượt mốc 10.000 tỷ đồng; năm 2016 đạt 28.500 tỷ đồng. Với chủ trương tập trung phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, hiện Vĩnh Phúc đã tiếp nhận được 3,9 tỷ USD vốn FDI đăng ký, phần lớn dự án đã đi vào sản xuất, kinh doanh. Tỉnh hiện có 20 khu công nghiệp (KCN) được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch với diện tích 6.038 ha, trong 1 đó có 11 KCN với diện tích 2.300 ha đã vận hành có hiệu quả, tạo việc làm cho hàng vạn lao động, đóng góp chủ yếu cho ngân sách và xuất khẩu của tỉnh, tiêu biểu là các công ty: Toyota, Honda, Piaggio, Daewoo Bus, tập đoàn Prime, thép Việt Đức... Kết quả từ thu hút và sử dụng FDI của tỉnh đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, nâng cao mức sống, giải quyết việc làm cho người lao động,... nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập nảy sinh đó là: Sự phát triển kinh tế của tỉnh hiện đang phụ thuộc rất lớn vào FDI; Thu hút FDI hiện đang có sự mất cân đối giữa các ngành kinh tế, chưa đạt được một số mục tiêu kỳ vọng về thu hút công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghiệp hỗ trợ, đầu tư phát triển hạ tầng và chuyển giao công nghệ; Chất lượng của dự án FDI nhìn chung chưa cao, giá trị gia tăng thấp, chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ, hình thức đầu tư còn đơn giản, sự tham gia đầu tư theo chuỗi sản xuất của các tập đoàn xuyên quốc gia còn hạn chế; Một số doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường và có biểu hiện sử dụng phương thức chuyển giá để trốn thuế, gây thất thu ngân sách, chưa đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động... Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc", để nghiên cứu, phân tích thực trạng thu hút và sử dụng FDI của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng FDI của tỉnh trong thời gian tới, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút và sử dụng FDI; - Đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng FDI của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997-2016, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng FDI của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa có bổ sung, phát triển cơ sở lý luận về thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương cấp tỉnh. Tìm hiểu kinh nghiệm thu hút và sử dụng FDI ở một số tỉnh, thành phố trong 2 và ngoài nước, rút ra bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Vĩnh Phúc. Phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng thu hút và sử dụng FDI của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian từ 1997 đến 2016, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thu hút và sử dụng FDI của tỉnh Vĩnh Phúc. Kiến nghị giải pháp có tính khả thi để tăng khả năng thu hút và sử dụng FDI của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc. Phạm vi nghiên cứu: - Về mặt nội dung: Nghiên cứu về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc. - Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động thu hút và sử dụng FDI của Vĩnh Phúc kể từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến 2016. Xác định phương hướng và đề xuất giải pháp thu hút và sử dụng FDI cho giai đoạn đến 2025, tầm nhìn đến 2030. - Về mặt không gian: Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. - Về chủ thể của thu hút và sử dụng FDI: Chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc (Ủy ban nhân dân tỉnh). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Cách tiếp cận: Tiếp cận hệ thống: Phân tích và đánh giá hoạt động thu hút và sử dụng FDI của tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến 2016 được đặt trong một phức hợp các yếu tố có liên quan, tác động qua lại với nhau. Tiếp cận liên ngành: Sử dụng phối hợp phương pháp của nhiều ngành khoa học xã hội như: Kinh tế học, kinh tế quốc tế, chính trị học, xã hội học,... Hướng tiếp cận trong luận án chú trọng vai trò hạt nhân của chính quyền cấp tỉnh, đặt trong khung khổ chính sách thu hút đầu tư của quốc gia, phù hợp với xu hướng đầu tư quốc tế và lợi ích về kinh tế, xã hội của tỉnh để xem xét. Khung phân tích dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh để thu hút FDI vào địa phương. Chủ thể của thu hút và sử dụng FDI là chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đặt trong khung khổ chính sách chung của quốc gia và thẩm quyền phân cấp cho địa phương cấp tỉnh. 3 Cơ sở phương pháp luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp nghiên cứu hệ thống, phương pháp nghiên cứu đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, phương pháp tổng hợp số liệu thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp,... để làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra cho luận án, cụ thể là: Chương 1: Sử dụng phương pháp hệ thống hóa, phân tích đánh giá tình hình nghiên cứu của các công trình đã có, xác định nội dung cần tập trung nghiên cứu của luận án. Chương 2: Sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để rút ra những khái niệm cơ bản và luận giải những vấn đề lý luận về thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương cấp tỉnh. Đồng thời sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá thực tiễn về thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số tỉnh, thành phố trong và ngoài nước để rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Vĩnh Phúc. Chương 3: Sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu thống kê, nhằm đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng FDI của tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó rút ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Chương 4: Sử dụng phương pháp phân tích, dự báo và đánh giá về bối cảnh và nhu cầu về vốn FDI cho phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Vĩnh Phúc để rút ra những quan điểm định hướng và giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng FDI của tỉnh. Câu hỏi nghiên cứu: Thứ nhất, các biện pháp thu hút và sử dụng FDI của địa phương cấp tỉnh là gì? Thứ hai, đánh giá thu hút và sử dụng FDI ở địa phương cấp tỉnh bằng những tiêu chí nào? Thứ ba, các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng FDI ở địa phương cấp tỉnh là gì? Thứ tư, thực trạng thu hút và sử dụng FDI của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ 1997 đến 2016 đã đạt được những thành công và còn tồn tại những bất cập, hạn chế gì? Thứ năm, giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng FDI của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới là gì? 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án đã hệ thống hoá cơ sở khoa học về thu hút và sử dụng FDI của địa phương cấp tỉnh, đi sâu vào phân tích các biện pháp và tiêu chí đánh giá thu hút và 4 sử dụng FDI, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng FDI của địa phương cấp tỉnh. - Làm rõ sự khác biệt về thu hút và sử dụng FDI giữa cấp tỉnh và cấp quốc gia trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả thu hút và sử dụng FDI ở địa phương - tỉnh Vĩnh Phúc. - Luận án phân tích và đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng FDI của tỉnh Vĩnh Phúc. Chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế là căn cứ để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng FDI của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định việc tăng cường thu hút FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc cần gắn quy mô với chất lượng và hiệu quả, chứ không thu hút FDI bằng mọi giá. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài luận án Luận án góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của thu hút và sử dụng FDI đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Chỉ ra mặt trái của thu hút và sử dụng FDI trong bối cảnh phát triển mới của đất nước. FDI chỉ thực sự quan trọng nếu được sử dụng có hiệu quả và tạo được sự phát triển bền vững. Do vậy, thu hút và sử dụng FDI cần có chọn lọc, khuyến khích đầu tư vào những ngành kinh tế thực sự cần phát triển, đảm bảo tính bền vững. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu và hoạch định các chính sách về thu hút và sử dụng FDI, có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy các chuyên đề kinh tế về FDI trong các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học,... 7. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận án được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của địa phương cấp tỉnh. Chương 3: Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc từ 1997 đến 2016. Chương 4: Giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc. 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án Thời gian qua, có nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế về thu hút FDI và vai trò của FDI tới kinh tế, xã hội của các quốc gia tiếp nhận vốn FDI. Trong đó, nhiều nghiên cứu đã phân tích vai trò của FDI đối với các nước tiếp nhận vốn đầu tư, cũng như các chính sách mà những quốc gia đó áp dụng trong thu hút và sử dụng FDI. 1.1.1. Các nghiên cứu quốc tế về thu hút và sử dụng FDI Những nghiên cứu về vai trò và sự cần thiết của thu hút và sử dụng FDI Hầu hết các nghiên cứu đều thừa nhận về vai trò và sự cần thiết của thu hút FDI đối với các nước tiếp nhận vốn đầu tư nhằm thu hút vốn, bí quyết công nghệ, kinh nghiệm quản lý, marketing, tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu,... và là động lực quan trọng để tạo điều kiện cho các quốc gia tiếp nhận vốn FDI tăng trưởng và phát triển kinh tế. Theo UNCTAD (1999), FDI có thể hỗ trợ phát triển cho các địa phương tiếp nhận vốn đầu tư bằng cách: (i) bổ sung các nguồn lực tài chính cho phát triển; (ii) đẩy mạnh cạnh tranh xuất khẩu; (iii) tạo ra việc làm và phát triển kỹ năng làm việc cho người lao động; (iv) bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội; (v) tăng cường trình độ công nghệ (bao gồm chuyển nhượng, khuếch tán và tạo ra công nghệ) [145]. Có cùng quan điểm, OECD (2002) chỉ ra những lợi ích của nguồn vốn FDI và gợi ý việc chuyển giao công nghệ từ các dự án FDI được thực hiện qua bốn kênh: (i) chuyển giao theo chiều dọc với nhà cung cấp ở nước sở tại; (ii) chuyển giao theo chiều ngang với các đối thủ cạnh tranh hoặc các công ty thuộc ngành phụ trợ; (iii) di chuyển các lao động có tay nghề cao; (iv) quốc tế hóa hoạt động R&D. Howard J. Shatz (2001), “Expanding Foreign Direct Investment in the Andean Countries” nghiên cứu sự cần thiết của đầu tư vào các nước Andean (Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru và Venezuela). Thu hút vốn FDI là phần thiết yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước này. Họ tập trung vào lĩnh vực chính sách để thu hút các loại hình FDI nhằm nâng cao mức sống và giúp giảm nghèo. Nghiên 6 cứu khẳng định việc cải thiện môi trường đầu tư ở các nước Andean nên tập trung vào các nội dung cơ bản là: Xây dựng khung chính sách đầy đủ, hoàn thiện; phát triển cơ sở hạ tầng để tăng cường thu hút vốn FDI [143]. Nick J. Freeman (2002), “Foreign Direct Investment in Cambodia, Laos and Vietnam: an Overview” cho rằng, cả Campuchia, Lào và Việt Nam đều tích cực hoạt động thu hút vốn FDI. FDI được coi là phương pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, giúp hỗ trợ quá trình chuyển đổi bao gồm cả cải cách kinh tế và các biện pháp tự do hóa kinh doanh. Các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động FDI ở các nước này là tương đối cởi mở. Dòng vốn FDI đã được tích luỹ và gia tăng khi các chính sách về đầu tư nước ngoài (ĐTNN) được cải thiện. Tác giả không đi sâu phân tích chi tiết cụ thể của hoạt động FDI ở ba nước Đông Dương mà tập trung vào phân tích bối cảnh thích hợp của lịch sử, xu hướng toàn cầu gần đây của dòng vốn FDI và môi trường kinh doanh quốc tế từ đó đề xuất giải pháp để ba nước thành công hơn trong thu hút vốn FDI [115]. Hans-Rimbert Hemmer và Nguyen Thi Phuong Hoa, (2002) "Contribution of Foreign Direct Investment to Poverty Reduction: The Case of Vietnam in the 1990" đã phân tích vai trò của FDI với giảm nghèo ở Việt Nam, chỉ ra ích lợi của dòng vốn đầu tư này và kiến nghị Việt Nam nên có chính sách thích hợp để thu hút FDI [133]. Henrik Schaumburg-Muller (2003), “Rise and Fall of FDI in Vietnam and Its Impact on Local Manufacturing Upgrading”, cho rằng cuộc cải cách đổi mới năm 1986 đã bắt đầu phát triển khu vực tư nhân và mở cửa kinh tế để thu hút FDI. Dòng chảy FDI đã ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành sản xuất tư nhân. Nhiều ngành công nghiệp đã thay thế nhập khẩu và được bảo hộ cao. Đóng góp của FDI đến xuất khẩu đã tăng nhanh chóng. Thay đổi chính sách ở Việt Nam vẫn đang diễn ra và là cần thiết để thu hút nhiều hơn nguồn vốn FDI[142]. H Mirza, A Giroud (2004) trong: "Regionalization, foreign direct investment and poverty reduction: Lessons from Vietnam in ASEAN" đã cho thấy Việt Nam được hưởng lợi từ FDI do gia nhập vào ASEAN năm 1995. Sự lạc quan và các hiệu ứng khu vực đã tạo ra thị trường, tạo mối liên kết thành các giá trị khu vực và chuỗi giá trị toàn cầu khuyến khích FDI vào Việt Nam nhiều hơn. Hơn nữa, các công ty 7 con nước ngoài tại Việt Nam được tích hợp chặt chẽ vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu sẽ mang lại cho Việt Nam những đổi mới nhanh chóng. Tuy nhiên, sự tham gia chuỗi giá trị này đòi hỏi Việt Nam phải tăng cường sự quản lý để có được hiệu ứng lan tỏa tốt từ hoạt động thu hút nguồn vốn FDI[134]. Javorcik (2004), “Does foreign Direct Investment Increase the Productivity of Domestic Firms? In Search of spillovers through Backward Linkages” cho rằng, tác động lan tỏa của FDI thường diễn ra khi các doanh nghiệp nước ngoài làm tăng năng suất của các doanh nghiệp ở nước tiếp nhận đầu tư không nội địa hóa hoàn toàn giá trị của những lợi ích này. Khi các doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn đầu tư vào một nước thông qua FDI, họ thường mang theo công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm và kỹ năng quản lý hợp lý hơn bởi vì đây là lợi thế so sánh của họ so với các doanh nghiệp trong nước. Trong quá trình hoạt động, công nghệ và các kinh nghiệm của doanh nghiệp nước ngoài sẽ được chuyển giao cho các cơ sở sản xuất tại nước sở tại. Các hoạt động kinh doanh gắn với các doanh nghiệp nước ngoài sẽ là cơ hội học tập quan trọng cho các doanh nghiệp trong nước, từ đó nâng cao năng suất lao động [122]. Wong Hock Tsen (2005), trong “The determinants of foreign direct investment in the manufacturing industry of Malaysia” đã chỉ ra rằng những thập kỷ vừa qua Malaysia đã nhận một lượng đáng kể FDI trong ngành sản xuất và coi đó là công cụ chủ yếu của tăng trưởng kinh tế. Mục đích nghiên cứu nhằm điều tra mối quan hệ giữa FDI và các yếu tố liên quan đến vị trí của FDI trong ngành sản xuất của Malaysia thời gian từ 1980-2002. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá các yếu tố quyết định của FDI trong ngành sản xuất ở Malaysia và cho rằng kinh nghiệm của Malaysia trong thu hút FDI có thể là ví dụ cho các nước đang phát triển khác [155]. Rhys Jenkins (2006), “Globalization, FDI and Employment in Vietnam”, đã phân tích tác động của FDI đến giải quyết việc làm ở Việt Nam. Tác giả cho rằng, FDI có thể tác động đến việc làm của lao động Việt Nam dưới dạng: FDI sẽ làm tăng việc làm trực tiếp thông qua thu hút vào làm việc tại các doanh nghiệp của họ hoặc tăng việc làm gián tiếp thông qua các mối quan hệ với các doanh nghiệp trong nước; Các doanh nghiệp FDI duy trì số việc làm như cũ nếu như họ mua lại doanh nghiệp trong nước và không thay đổi công nghệ sản xuất; FDI có thể dẫn đến giảm số việc làm nếu doanh 8 nghiệp FDI mua lại doanh nghiệp trong nước và có những thay đổi công nghệ hiện đại hơn, cần ít lao động hơn hoặc khi các công ty này thoái vốn, đóng cửa [123]. Dilip Kuma Das (2007), “Foreign Direct Investment in China: Its Impact on the Neighboring Asian Economies” chỉ ra tốc độ tăng trưởng cao của Trung Quốc sau năm 1978 đã tăng cường sự hiện diện của nước này trong khu vực. Với việc ban hành Luật Công bằng và liên doanh năm 1997 cùng những cải thiện đáng kể về môi trường đầu tư đã thu hút được lượng vốn FDI vào Trung Quốc nhiều hơn. FDI giúp bổ sung nguồn vốn, tạo việc làm, đào tạo lao động, khuyến khích xuất khẩu và chuyển giao công nghệ,... Nghiên cứu khẳng định, FDI vào các nền kinh tế láng giềng ở châu Á đã bị ảnh hưởng bởi sự thành công trong thu hút FDI của Trung Quốc [113]. P Wiboonchutikula (2010), "Does foreign direct investment promote economic growth in Vietnam?" đã xem xét tác động của FDI vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam bằng cách sử dụng các mô hình dữ liệu bảng trên 61 tỉnh, thành phố giai đoạn 1995-2006 để đi đến kết luận: FDI có ảnh hưởng mạnh mẽ và tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, là một kênh tăng chứng khoán vốn, nâng cao trình độ công nghệ và kiến thức của Việt Nam [135]. Sauwaluck Koojaroenprasit (2012), “The impact of foreign direct investment on economic growth: A case study of South Korea”, cho thấy có tác động mạnh mẽ và tích cực của FDI đối với tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc. Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vốn con người, việc làm và xuất khẩu có tác động tích cực và đáng kể, trong khi đầu tư trong nước không có tác động lớn vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia này [141]. Những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút và sử dụng FDI Imad A. Moosa (2002), “Foreign Direct Investment Theory, Evidence and Practice”, đã phân tích ngắn gọn các lý thuyết FDI và xem xét yếu tố ảnh hưởng đến FDI, tác động của FDI đến phát triển kinh tế của nước sở tại và sự tăng trưởng của TNCs. Tác giả cũng trao đổi các phương pháp thẩm định dự án FDI, thảo luận các chủ đề như rủi ro quốc gia, ngân sách vốn, chuyển giá, kiểm soát và đánh giá hiệu suất trong các TNCs [119]. Zdenek Drabek, Warren Payne (2002), “The Impact of Transparency on Foreign Direct investment” cho rằng vấn đề minh bạch trong chính sách kinh tế ảnh 9 hưởng đến các quyết định đầu tư; lý giải nguồn gốc của các chính sách kinh tế không minh bạch, giải thích vì sao tính minh bạch lại quan trọng đối với FDI, trên cơ sở sử dụng các phương pháp để đo lường tác động của các cơ chế minh bạch về FDI nhằm đề xuất các biện pháp cải thiện tính minh bạch làm căn cứ cho việc xây dựng các chính sách kinh tế [157]. Esiyok, Bulent and Ugur, Mehmet (2011): “Foreign direct investment in provinces: A spatial regression approach to FDI inVietnam” dựa trên phân tích hồi quy về các yếu tố quyết định của không gian phân phối FDI giữa các tỉnh cho thấy tầm quan trọng của thị trường, lao động và kết cấu hạ tầng trong thu hút FDI. Chính sách của Chính phủ được đo bằng khả năng cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) có tác động không rõ nét [137]. “Môi trường đầu tư tại Việt Nam” (2013), tham luận của đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) và Hiệp hội thương mại Mỹ (AMCHAM) tại hội thảo quốc gia tổng kết kinh nghiệm 25 năm thu hút FDI vào Việt Nam, đã chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định của các nhà đầu tư Nhật Bản và Hoa Kỳ khi chọn Việt Nam làm địa điểm đầu tư là: Nguồn cung ứng lao động kỹ năng không đủ dẫn tới chi phí thuê nhóm lao động này tăng nhanh, cơ sở hạ tầng kém phát triển làm tăng chi phí vận tải và logistics, công nghiệp hỗ trợ kém phát triển làm tăng chi phí sản xuất do nhập khẩu linh kiện, phụ kiện, phụ liệu từ nước ngoài bị đánh thuế nhập khẩu cao. Trên cơ sở đó, AMCHAM và JETRO khuyến nghị chỉ có đầu tư và thương mại trực tiếp nước ngoài, cùng chuyển giao công nghệ đi kèm kỹ năng mới là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng. Việt Nam, các khu vực kinh tế, các thành phố và địa phương của Việt Nam cần có chính sách kinh tế tốt, một hệ thống quy phạm pháp luật, cơ quan chính phủ minh bạch và hiệu quả cùng cơ sở hạ tầng tốt, bao gồm giao thông, điện, viễn thông, giáo dục và hệ thống chăm sóc sức khỏe, v.v…, để thu hút đầu tư, thúc đẩy thương mại, và phát triển kinh tế, xã hội [9]. Nghiên cứu của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) "Fiscal incentives and enterprise performance: Evidence from the UNIDO Viet Nam Industry Investor Survey 2011" (2014) dựa trên các dữ liệu ở cấp độ doanh nghiệp được thu thập trong phạm vi của Báo cáo đầu tư công nghiệp Việt Nam năm 2011. Nghiên cứu đã cho rằng quyết định đầu tư của các công ty nước ngoài tại Việt 10 Nam chủ yếu bị ảnh hưởng bởi yếu tố kinh tế và chính trị ổn định, cơ sở hạ tầng và chi phí nhân công thấp, rồi sau đó mới đến khung ưu đãi. Phân tích thực nghiệm cho thấy việc ưu đãi đầu tư có chọn lọc và phù hợp hơn với hoạt động sản xuất có giá trị gia tăng cao và có xu hướng tăng cường khả năng cạnh tranh đầu tư. Tuy nhiên các ưu đãi dài hạn không nên thay thế cho khả năng cạnh tranh bởi quan điểm chính sách này có chi phí cơ hội cao cho chính phủ các nước nhận đầu tư và có thể làm suy yếu các mục tiêu phát triển công nghiệp toàn diện và bền vững [154]. Những nghiên cứu về xu hƣớng dịch chuyển của FDI Hướng nghiên cứu về dịch chuyển dòng vốn FDI cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm. Công trình: "Trends in foreign direct investment flows: A theoretical and empirical analysis" của D Sethi, S E Guisinger, S E Phelan and D M Berg (2003) đã giải thích xu hướng thay đổi dòng chảy FDI là những cân nhắc chiến lược kinh tế vĩ mô. Qua phân tích số liệu thống kê đầu tư của các doanh nghiệp đa quốc gia (MNEs), các tác giả đã đi đến nhận định: các MNEs tăng đầu tư vào châu Á để khai thác mức lương thấp và hướng tới mục tiêu thâm nhập vào các thị trường mới [114]. "World Investment Report 2013: Global Value Chains: Investment and Trade for Development" UNCTAD (2013) [150], đã phân tích xu hướng phục hồi FDI hậu khủng hoảng (2008-2009), coi đó là xu hướng tích cực do hiệu ứng của cải thiện điều kiện kinh tế vĩ mô và các nhà đầu tư đã lấy lại được niềm tin trong trung hạn. Vì thế các công ty xuyên quốc gia (TNCs) có thể thay đổi các mức nắm giữ tiền mặt trong các khoản đầu tư mới. Tuy nhiên, xu hướng phục hồi dòng FDI toàn cầu còn phải mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Theo hướng nghiên cứu này, James Zhan trong: "Latest Developments in FDI Trends and Policies" (2013), đã khẳng định: những phát triển mới nhất trong xu hướng FDI toàn cầu giảm chủ yếu là do các nhà đầu tư cảm nhận về sự mong manh của nền kinh tế vĩ mô và sự không chắc chắn của các chính sách kinh tế [125]. Richard Bruton, T.D. (2014) trong: “Policy Statement on Foreign Direct Investment in Ireland” đã cho rằng, xu hướng của FDI vẫn tăng trưởng mạnh trong thời gian tới vì nó giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của Ireland trong những thập kỷ vừa qua và sẽ tiếp tục như vậy trong nhiều thập kỷ tới. Vì vậy, để thu hút FDI, Chính phủ cần nỗ lực hơn về mặt chính sách để duy trì một môi 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan