Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) đối với ngành công nghiệp phụ trợ ô tô...

Tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) đối với ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của việt nam

.PDF
119
79
102

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------o0o-------- ĐINH THỊ HỒNG NHUNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ Ô TÔ CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI HÀ NỘI – 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------o0o-------- ĐINH THỊ HỒNG NHUNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ Ô TÔ CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Vũ Thắng HÀ NỘI - 2012 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. iii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ....................................................... iv MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH Ô TÔ ................................................................................................................. 10 1.1. LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ .......................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm chung về công nghiệp phụ trợ................................................................. 10 1.1.2. Vai trò của ngành công nghiệp phụ trợ ..................................................................... 15 1.2. LÝ LUẬN VỀ THU HÚT FDI ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ Ô TÔ .......... 17 1.2.1. Ngành công nghiệp ô tô và ngành CNPT ô tô là ngành cần nguồn vốn đầu tư lớn và trình độ công nghệ kỹ thuật cao....................................................................................... 17 1.2.2. Do yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công nhân trong ngành công nghiệp ô tô, ngành CNPT ô tô. ........................................................................ 20 1.2.3. Do ngành công nghiệp ô tô đòi hỏi phải có một hệ thống các ngành công nghiệp phụ trợ ...................................................................................................................................... 21 1.2.4. Phát triển công nghiệp ô tô là động lực để thúc đẩy các ngành khác phát triển .. 22 1.2.5. Do yêu cầu giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động ......... 24 1.2.6. Do yêu cầu tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước, giảm thâm hụt thương mại............. 26 1.2.7. Do yêu cầu thực hiện các cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế ........................ 28 1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ......................................................................................... 29 1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan ......................................................................................... 29 1.3.2. Kinh nghiệm của Malaysia......................................................................................... 32 1.3.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc ................................................................................... 35 1.3.4. Bài học kinh nghiệm.................................................................................................... 38 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ Ô TÔ CỦA VIỆT NAM................................................................................................... 42 110 2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ Ô TÔ Ở VIỆT NAM . 42 2.2. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI ........................................................................................... 45 2.2.1. Đối với ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam ....................................................... 45 2.2.1.1. Tình hình cấp Giấy phép đầu tư.............................................................................. 45 2.2.1.2. Về tình hình vốn đăng ký......................................................................................... 49 2.2.1.3. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài................................................................. 50 2.2.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI ................................. 53 2.2.2. Đối với ngành công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam. ...... 58 2.3. ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI NGÀNH CNPT Ô TÔ ............................. 61 2.3.1. Những thành tựu bước đầu đạt được......................................................................... 61 2.3.2. Những hạn chế của việc thu hút FDI vào ngành CNPT ô tô. ................................ 68 2.3.2.1. Những hạn chế .......................................................................................................... 68 2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................................... 80 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT FDI TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ Ô TÔ CỦA VIỆT NAM ............................................................. 85 3.1.TRIỂN VỌNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA NGÀNH CNPT Ô TÔ CỦA VIỆT NAM .............. 85 3.1.1. Triển vọng ngành công nghiệp phụ trợ ô tô. ............................................................ 85 3.1.2. Định hướng ngành công nghiệp phụ trợ ô tô ........................................................... 86 3.2. CÁC GIẢI PHÁP ................................................................................................................. 89 3.2.1. Giải pháp thứ nhất ........................................................................................................ 89 3.2.2 Giải pháp thứ hai ........................................................................................................... 90 3.2.3. Giải pháp thứ ba ........................................................................................................... 91 3.2.4. Giải pháp thứ tư............................................................................................................ 93 3.2.5. Giải pháp thứ năm........................................................................................................ 97 3.2.6 .Về phía nhà nước .......................................................................................................101 3.2.7. Về phía doanh nghiệp................................................................................................103 KẾT LUẬN .............................................................................................................................105 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................108 PHỤ LỤC 111 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Stt Ký hiệu 1 ASEAN 2 BSID Bureau of Supporting Industries Development – Văn phòng phát triển công nghiệp phụ trợ Thái Lan 3 BOI Uỷ ban Đầu tư 4 CAAM 5 Nguyên nghĩa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Hiệp hội các nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc CEPT/AFTA Mức thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung / Khu vực mậu dịch tự do ASEAN 6 CBU Xe nguyên chiếc 7 CKD Completely knock down – Bộ linh kiện đồng bộ dạng rời 8 CNPT Công nghiệp phụ trợ 9 CNH Công nghiệp hóa 10 CNH-HĐH 11 DNNVV 12 ĐTNN 13 FDI Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài 14 GDP Gross Domestic Product - Tổng thu nhập quốc nội hay tổng sản phẩm nội địa 15 IKD Incompletely knock down Bộ linh kiện không đồng bộ dạng rời 16 JETRO Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản 17 METI Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản 18 OEM Nhà cung cấp phụ tùng chính hãng 19 R&D Nghiên cứu và phát triển 20 SCCI Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư 21 TNCs Công ty đa quốc gia Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Doanh nghiệp vừa và nhỏ Đầu tư nước ngoài i 22 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 23 VAMA Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam 24 VAT Value Added Tax - Thuế giá trị gia tăng 25 VMC Công ty ôtô Mekong và công ty liên doanh sản xuất ôtô Hoà Bình 26 VDF Diễn đàn kinh tế Việt Nam 27 VN Việt Nam 28 VNĐ Việt nam đồng 29 USD Đô la Mỹ 30 WTO Tổ chức thương mại thế giới ii DANH MỤC CÁC BẢNG Stt Số hiệu Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Ước tính mức tiết kiệm ngoại tệ (cách tính 1) 27 2 Bảng 1.2 Ước tính mức tiết kiệm ngoại tệ (cách tính 2 27 3 Bảng 1.3 Các bước đi của ngành công nghiệp ô tô ở các 39 nước ASEAN 4 Bảng 2.1 Danh mục các doanh nghiệp FDI sản xuất, 47 lắp ráp ô tô được cấp Giấy phép đầu tư 5 Bảng 2.2 Vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp 53 FDI 6 Bảng 2.3 Thống kê sản lượng bán hàng của VAMA 3 56 năm gần đây 7 Bảng 2.4 Thị trường xe ô tô Việt Nam từ 2002 – 2011 71 8 Bảng 2.5 Giá xe Toyota Corolla ở Việt Nam và Thái Lan 76 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Stt Số hiệu Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Mô hình thể hiện khái niệm về công nghiệp hỗ trợ 15 2 Hình 1.2 19 Sơ đồ khái quát quá trình sản xuất, lắp ráp ô tô và những công nghệ cơ bản DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Stt Số hiệu Nội dung Trang 1 Biểu đồ 1.1 20 nước có nền sản xuất ô tô lớn nhất thế giới 37 năm 2006 2 Biểu đồ 2.1 Sản lượng ô tô của các doanh nghiệp FDI từ 54 năm 1998-2008 3 Biểu đồ 2.2 Thị trường khu vực ASEAN iv 72 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển kinh tế đã trở thành vấn đề quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn FDI trong những năm thực hiện đường lối đổi mới, chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định chủ trương phải thực hiện tích cực các hoạt động thu hút FDI để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, Đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Vì sao chúng ta phải thu hút vốn FDI? Việt Nam thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa với trình độ phát triển công nghiệp còn rất thấp, vốn đầu tư còn khó khăn, các nguồn lực khác còn hạn chế, nên đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một biện pháp rất quan trọng và cấp bách nhằm phát triển công nghiệp, đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt đối với ngành công nghiệp ô tô, một ngành mà việc sản xuất đòi hỏi không chỉ là vốn đầu tư lớn mà còn là những công nghệ rất hiện đại thì việc thu hút FDI lại càng trở nên quan trọng. Vì sao chúng ta phải thu hút vốn FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ của ô tô ở Việt Nam? Theo các chuyên gia hàng đầu thế giới đánh giá công nghiệp ô tô được coi là xương sống của ngành công nghiệp. Bởi vì, công nghiệp ô tô hàm chứa 1 rất nhiều những công nghệ cơ bản như: chế tạo máy, luyện kim, đúc, khuôn mẫu, vật liệu và điện tử… Những công nghệ này hoàn toàn có thể áp dụng sang các lĩnh vực sản xuất khác và công nghiệp ôtô phát triển sẽ thúc đẩy những ngành công nghiệp như điện tử, luyện kim, hoá chất, nhựa… cùng phát triển theo. Tuy nhiên điểm yếu nhất của ngành ô tô Việt Nam hiện nay chính là công nghiệp phụ trợ. Chính sự yếu kém này cũng đã gây khó khăn rất nhiều cho các doanh nghiệp lắp ráp. Cam kết nội địa hóa 30 - 40% sau 10 năm hoạt động của các liên doanh ô tô Việt Nam đến nay vẫn chưa đạt được, trong khi giá sản phẩm lại quá cao. Mỗi chiếc xe bất kỳ đều cần khoảng 20.000-30.000 chi tiết với hàng nghìn linh kiện trong khi đó số doanh nghiệp sản xuất linh kiện hiện còn quá ít với khoảng 60 doanh nghiệp, chưa kể là các doanh nghiệp đó chỉ làm được một số loại sản phẩm như săm, lốp, dây điện… Mặc dù công nghiệp phụ trợ rất yếu kém nhưng trong những năm qua có rất ít các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất linh kiện cũng như chuyển giao công nghệ ô tô vào Việt Nam.…. Điều tra thực tế về các doanh nghiệp FDI hoạt động ở Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận Hà Nội cho thấy, do tình hình hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp nội địa hiện tại, các doanh nghiệp FDI tuy rất muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa để giảm giá thành sản xuất nhưng ít tìm được nguồn cung cấp công nghiệp phụ trợ đáng tin cậy. Đặc biệt, những doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc những doanh nghiệp FDI hướng vào xuất khẩu có khuynh hướng dùng linh kiện và nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc do các công ty FDI khác sản xuất…Do đó, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chưa phát triển xứng với tiềm năng của đất nước. Vì vậy Nhà nước, các cơ quan Bộ Ngành và các Doanh Nghiệp Việt Nam phải có những phương hướng, chính sách và giải pháp cụ thể nào để thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ này. 2 Với ý nghĩa đó, tác giả xin lựa chọn chuyên đề “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình, nhằm góp phần đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn FDI vào phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ngành ô tô một cách hợp lý và có hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới. Với những lý do trên, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu này, một mặt, để luận văn không mang tính trùng lặp với các đề tài khác; mặt khác, góp phần nhỏ bé vào việc thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển cho xứng với vai trò của nó trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua, có nhiều công trình khoa học, đề tài nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trên nhiều mức độ khác nhau như: nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nền kinh tế và nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp. Cụ thể như sau: TS. Phùng Xuân Nhạ (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công nghiệp hoá ở Malaysia kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nxb. Thế giới, Hà Nội. Công trình nghiên cứu “Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công nghiệp hóa ở Malaixia - kinh nghiệm đối với Việt Nam” của Tiến sĩ Phùng Xuân Nhạ, được Nhà xuất bản Thế giới phát hành năm 2000 tại Hà Nội.Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên có hệ thống về FDI ở Malaixia. Tác giả nghiên cứu khá sâu về thực trạng kết quả cũng như đánh giá tác động của FDI đối với CNH của Malaixia, đồng thời cũng đã đề cập một số chính sách thu hút FDI của Malaixia. Tuy vậy, vấn đề chính sách thu hút FDI của Malaixia chưa được nghiên cứu và đánh giá thật đầy đủ và về thời gian cũng mới cập nhật đến giữa những năm 1990. TS. Nguyễn Trọng Xuân (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. 3 Đến nay, đã hơn 14 năm ( 1988- 2002) Việt Nam thực hiện Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong khoảng thời gian đó, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một trong những khu vực có nhiều đặc điểm hoạt động mới, thu hút sự quan tâm chú ý của các ngành các cấp, của nhiều tầng lớp nhân dân, của nhiều nhà quản lý, nhiều nhà kinh doanh và các nhà khoa học. Tuy nhiên, cho đến nay chưa ấn phẩm nào dành sự chú ý và nghiên cứu sâu những vấn đề mang tính quan hệ sản xuất trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, trên cơ sở đó tác giả đưa ra những kết luận dưới giác độ này để đánh giá Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam một cách cơ bản, có hệ thống và toàn diện về cả mặt lý luận cũng như như phân tích thực tiễn. Tác giả sẽ làm sáng tỏ mối quan hệ bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài và những tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam nói chung đặc biệt đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ( nói riêng). Trên cơ sở đó tác giả cũng nêu ra một số kiến nghị mới về quan điểm, chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả cao đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công cuộc CNH, HĐH trong thời gian tới. PGS. TS. Phùng Xuân Nhạ (2007), Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Chính sách và thực tiễn, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội. Công trình “Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Chính sách và thực tiễn” đã được Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản vào quý III năm 2007. Trên cơ sở tổng quan các mô hình lý thuyết, quan điểm, chính sách và tham chiếu kinh nghiệp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đang được áp dụng trên thế giới, công trình đã tập trung phân tích, so sánh bản chất và đặc điểm giữa các hình thức đầu tư trực tiếp (FDI) theo Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài ở 4 Việt Nam, qua đó làm rõ ưu điểm và hạn chế về lợi ích kinh tế của từng hình thức đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư. Công trình đã khảo sát thực trạng các hình thức FDI ở Việt Nam nhằm kiểm định sự phù hợp giữa lý thuyết, chính sách với thực tiễn, đồng thời chỉ ra những bất cập, hạn chế, xung đột lợi ích… trong các chính sách, quy định lựa chọn hình thức đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và đưa ra một số đề xuất, kiến nghị chính sách đối với các cơ quan, tổ chức hữu quan và các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. PGS. TS. Phùng Xuân Nhạ (2010), Điều chỉnh chính sách Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng một vai trò quan trọng đối với tăng trưởng của nền kinh tế và đã được nhìn nhận như là một trong những “trụ cột” phát triển kinh tế trong hơn 20 năm đổi mới ở Việt Nam. Để có được thành tựu này, có nhiều nguyên nhân, song trước hết là nhờ có sự linh hoạt trong điều chỉnh các chính sách FDI phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Việt Nam thực hiện Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nay đã trải qua 5 lần sửa đổi vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 và trở thành Luật Đầu tư chung vào năm 2005. Vậy đâu là cơ sở để đánh giá việc điều chỉnh chính sách FDI là hợp lý?Câu hỏi này luôn là vấn đề quan tâm của những người quản lý FDI và giới đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Cuốn sách Điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế do PGS.TS Phùng Xuân Nhạ làm chủ biên đã góp phần quan trọng để trả lời câu hỏi này. Nhưng đối với việc nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ của nó vẫn còn ít. Hiện nay, mới có một số tác giả nghiên cứu trên các khía cạnh sau: 5 Bộ Công Thương (2002), Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến 2010, tầm nhìn tới năm 2020. Mục tiêu chunglà phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trên cơ sở tiếp thu và ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, kết hợp với khai thác và từng bước nâng cao công nghệ và thiết bị hiện có, đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường ôtô trong nước, hướng tới xuất khẩu ôtô và phụ tùng. Mục tiêu cụ thể: - Về loại xe phổ thông: đáp ứng 40 - 50% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hoá đến 40% vào năm 2005; đáp ứng trên 80% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hoá 60% vào năm 2010 (riêng động cơ phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hoá 50% và hộp số đạt 90%); - Về loại xe chuyên dùng: đáp ứng 30% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hoá 40% vào năm 2005, tiến tới đáp ứng 60% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hoá 60% vào năm 2010; - Về các loại xe cao cấp: các loại xe du lịch do các liên doanh sản xuất phải đạt tỷ lệ nội địa hoá 20 - 25% vào năm 2005 và 40 - 45% vào năm 2010, đáp ứng 80% nhu cầu các loại xe tải, xe buýt cao cấp đạt tỷ lệ nội địa hoá 20% vào năm 2005 và 35 - 40% vào năm 2010. Bộ Công Thương (2004), Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến 2010, tầm nhìn tới năm 2020. Theo dự báo trong quy hoạch thì đến năm 2010, VN cần bổ sung khoảng 274.000 xe ôtô các loại mới đáp ứng đủ nhu cầu. Ngoại trừ loại xe con đến 5 chỗ ngồi và loại xe 26 - 46 chỗ ngồi không cần đầu tư thêm do đã đủ sản lượng, còn tất cả các loại xe khác đều phải đầu tư thêm và nhiều nhất là các loại xe tải (cần bổ sung hơn 110.00 xe). Vì vậy, mục tiêu cụ thể mà quy hoạch đưa ra đối với các loại xe thông dụng như xe tải, xe khách, xe con phải đáp ứng khoảng 40-50% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng và đạt tỷ 6 lệ sản xuất trong nước đến 40% vào năm 2005, đáp ứng trên 80% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 60% vào năm 2010 (riêng động cơ phải đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 50%, hộp số 90%). Tương tự đối với các loại xe chuyên dùng là 30%, 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010. Tổng sản lượng của các nhà máy sản xuất động cơ vào khoảng 100.000 chiếc cho năm 2010 và 200.000 chiếc vào năm 2020, trong đó các loại động cơ từ 100 - 400 mã lực chiếm tới 70% và tỷ lệ sản xuất trong nước đạt 50%. Tương tự là bộ hộp số, cụm truyền động nhưng tỷ lệ sản xuất trong nước phải đạt 90% vào năm 2010. Một vấn đề quan trọng đối với bản quy hoạch là việc giao cho 4 doanh nghiệp nhà nước gồm TCty CN ôtô VN, TCty máy động lực và máy nông nghiệp (Veam), TCty Than, TCty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn đảm nhiệm vai trò nòng cốt trong ngành công nghiệp ôtô VN, xây dựng và triển khai các dự án theo các hướng riêng rẽ và các dự án này phải đáp ứng các tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô do Bộ Công nghiệp soạn thảo, ban hành, tỷ lệ sản xuất trong nước phải cao hơn mức định hướng chung. Đối với các doanh nghiệp trong nước khác nếu muốn sản xuất, lắp ráp ôtô, các dự án phải phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch, đáp ứng các tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô, khuyến khích các dự án có quy mô đầu tư lớn, có sản phẩm xuất khẩu, các dự án sản xuất động cơ, hộp số, cụm truyền động. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu các giải pháp thu hút FDI đối với công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam nhằm thu hút có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI vào công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp ô tô, để góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế nước ta. 7 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau: - Phân tích những vấn đề chung về thu hút FDI đối với công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam. - Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp phụ trợ của ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp thu hút FDI đối với công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến thu hút FDI đối với ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn không gian là ở Việt Nam. Phạm vi phân tích các giải pháp thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2012. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, các lý luận kinh tế hiện đại, các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp kế thừa, phương pháp so sánh, phân tích định tính dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp (lấy dữ liệu từ nguồn khác như: báo cáo, thống kê, tài liệu nghiên cứu...của Nhà nước hay các Doanh nghiệp hay các cá nhân...) 8 6. Những đóng góp mới của luận văn - Luận văn góp phần hệ thống hoá được những vấn đề chung về thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. - Trên cơ sở đánh giá thực trạng luận văn góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI vào phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam. - Với kết quả nghiên cứu, luận văn cung cấp tài liệu tham khảo cho các cấp lãnh đạo, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, để từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn trong công tác xúc tiến và tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói riêng. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu nội dung của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ ngành ô tô Chương 2: Thực trạng thu hút FDI đối với ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI trong ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH Ô TÔ 1.1. LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ 1.1.1. Khái niệm chung về công nghiệp phụ trợ. Thuật ngữ “công nghiệp phụ trợ” được sử dụng rộng rãi, đặc biệt ở các nước Đông Á. Tuy nhiên, khái niệm công nghiệp phụ trợ chưa hình thành một cách hiểu thống nhất trong các lý thuyết kinh tế cũng như trên thực tế, nhìn chung vẫn chưa hình thành chuẩn để quan niệm thế nào về công nghiệp phụ trợ (CNPT). Theo Junichi Mori (2005) cho rằng có hai cách tiếp cận đối với khái niệm công nghiệp phụ trợ: từ lý thuyết kinh tế và từ thực tiễn sản xuất kinh doanh. Theo lý thuyết kinh tế, công nghiệp phụ trợ được định nghĩa là các ngành sản xuất đầu vào (manufactured inputs) hàng hóa, sản phẩm sau cùng được tạo ra từ những quá trình sản xuất và lắp ráp các đầu vào này. Công nghiệp phụ trợ chính là những ngành sản xuất các sản phẩm đầu vào, gồm: Các sản phẩm, hàng hóa trung gian (intermediate goods); Các sản phẩm, hàng hóa phục vụ quá trình sản xuất (capital goods). Việc phân biệt hàng hóa trung gian và hàng hóa phục vụ quá trình sản xuất phụ thuộc vào hình thức chuyển hóa của những hàng hóa này vào trong sản phẩm cuối cùng. Như trong sản xuất hàng điện tử tiêu dùng, các linh kiện lắp ráp được xem như hàng hóa trung gian, trong khi máy móc, thiết bị sản xuất các linh kiện ấy được xem như hàng hóa phục vụ quá trình sản xuất. Trong thực tiễn sản xuất kinh doanh, có hai cách hiểu về công nghiệp phụ trợ. Ở góc độ hẹp, công nghiệp phụ trợ là các ngành sản xuất phụ tùng linh kiện phục vụ cho công đoạn lắp ráp ra sản phẩm hoàn chỉnh. Ở góc độ 10 rộng hơn, công nghiệp phụ trợ được hiểu như toàn bộ các ngành tạo ra các bộ phận của sản phẩm cũng như tạo ra các máy móc, thiết bị hay những yếu tố vật chất nào khác góp phần tạo thành sản phẩm. Khái niệm công nghiệp phụ trợ trên thực tế chủ yếu sử dụng trong các ngành công nghiệp có sản phẩm đòi hỏi sự kết nối của nhiều chi tiết phức tạp đòi hỏi tính chính xác cao, dây chuyền sản xuất đồng loạt với các công đoạn lắp ráp tách biệt. Tuy nhiên, nếu đặt góc nhọn rộng hơn, công nghiệp phụ trợ phải được hiểu một cách tổng quát như toàn bộ quá trình sản xuất nói chung, vì mỗi ngành, mỗi loại sản phẩm đều có những đặc thù riêng và đều có những đòi hỏi ở các mức độ khác nhau về yếu tố phụ trợ [20]. Có ba cách thể hiện chính thức định nghĩa về công nghiệp phụ trợ trong các văn bản cấp quốc gia, gồm: - Theo cách tổng quát: Định nghĩa chính thức của quốc gia về công nghiệp phụ trợ được Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đưa ra vào vào năm 1993: Công nghiệp phụ trợ là các ngành công nghiệp cung cấp các yếu tố cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh kiện và vốn… cho các ngành công nghiệp lắp ráp (bao gồm ô tô, điện và điện tử). Cũng theo cách này, Phòng Năng lượng Hoa Kỳ định nghĩa công nghiệp phụ trợ là những ngành sử dụng nguyên vật liệu và các quy trình cần thiết để định hình và chế tạo ra sản phẩm trước khi chúng được lưu thông đến ngành công nghiệp sử dụng cuối cùng (end-use indutries). Tuy khái niệm của Phòng Năng lượng Hoa Kỳ đưa ra rất tổng quát nhưng cơ quan này trong phạm vi chức năng của mình, tập trung chủ yếu vào mục tiêu tiết kiệm năng lượng. Do đó, công nghiệp phụ trợ theo quan điểm của cơ quan này là những ngành tiêu tốn nhiều năng lượng như than, luyện kim, thiết bị nhiệt, hàn, đúc… - Theo cách cụ thể: Định nghĩa của Văn phòng phát triển công nghiệp phụ trợ Thái Lan (Bureau of Supporting Industries Development - 11 BSID): Công nghiệp phụ trợ là các ngành công nghiệp cung cấp linh kiện, phụ kiện, máy móc, dịch vụ đóng gói và dịch vụ kiểm tra cho các ngành công nghiệp cơ bản (nhấn mạnh các ngành cơ khí, máy móc, linh kiện cho ô tô, điện và điện tử là những ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng). - Theo cách liệt kê: Hội đồng đầu tư Thái Lan phân loại các ngành công nghiệp sản xuất thành phẩm thành 3 bậc: lắp ráp; sản xuất linh kiện và phụ kiện; các ngành công nghiệp phụ trợ. Năm sản phẩm chính của ngành công nghiệp phụ trợ là gia công khuôn mẫu, gia công áp lực, đúc, cán và các gia công nhiệt. Các định nghĩa trên chủ yếu nhìn công nghiệp phụ trợ theo ngành. Nếu tiếp cận theo chuỗi giá trị, từ góc độ doanh nghiệp, công nghiệp phụ trợ được hiểu gồm ba dạng doanh nghiệp: - Các nhà cung ứng linh kiện, thiết bị, máy móc ở nước ngoài (import). - Các nhà cung ứng linh kiện, thiết bị, máy móc nước ngoài ở thị trường trong nước (foreign suppliers). - Các nhà cung ứng linh kiện, thiết bị, máy móc ở nội địa (dosmetic suppliers). Có thể nói, công nghiệp phụ trợ cho đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Không chỉ về định nghĩa hay cách tiếp cận, còn có hai quan điểm trái ngược nhau về đặc thù của ngành công nghiệp phụ trợ. - Quan điểm từ các lý thuyết kinh tế phát triển về công nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn cho rằng, công nghiệp phụ trợ có đặc tính thâm dụng vốn, có độ phủ rộng, phục vụ và chia sẻ với nhiều ngành sản xuất. Khác với ngành hình thành sản phẩm cuối cùng là cần nhiều nhân lực phổ thông, các thiết bị, linh kiện, sản phẩm hỗ trợ được sản xuất với sự đầu tư tốn kém về máy móc và nguồn nhân lực kỹ thuật cao. Chính vì vậy, công nghiệp phụ trợ là những ngành thâm dụng vốn, đòi hỏi cao về chất lượng lao động. Mặt khác, công 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất