Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Thơ lò cao nhum

.PDF
100
141
118

Mô tả:

. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HỒNG CHUNG THƠ LÒ CAO NHUM LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HỒNG CHUNG THƠ LÒ CAO NHUM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HỒNG MY THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Thái Nguyên ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Chung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i MỤC LỤC ........................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ...............................................................iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 5 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................ 5 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6 6. Dự kiến đóng góp của luận văn ....................................................................... 6 7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 7 NỘI DUNG .......................................................................................................... 8 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THƠ DÂN TỘC THÁI VIỆT NAM THỜI KỲ HIỆN ĐẠI VÀ NHÀ THƠ LÒ CAO NHUM ..................... 8 1.1. Khái quát về thơ dân tộc Thái Việt Nam thời kỳ hiện đại ........................... 8 1.2. Giới thiệu về nhà thơ Lò Cao Nhum .......................................................... 12 1.2.1. Quê hương và gia đình nhà thơ ............................................................... 12 1.2.2. Con người ................................................................................................ 14 1.2. Giới thiệu về hành trình thơ Lò Cao Nhum................................................ 15 Chương 2. CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ LÒ CAO NHUM .......................................................... 18 2.1. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Lò Cao Nhum .............................................. 18 2.1.1. Khái niệm cảm hứng chủ đạo .................................................................. 18 2.1.2. Cảm hứng về vẻ đẹp của quê hương đất nước ........................................ 19 2.1.3. Tự hào về con người miền núi ................................................................. 27 2.1.4. Ngợi ca, tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc Thái và đồng bào miền núi Tây Bắc .............................................................................. 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn 2.2. Nhân vật trữ tình ......................................................................................... 49 2.2.1. Khái niệm nhân vật trữ tình ..................................................................... 49 2.2.2. Nhân vật trữ tình mạnh mẽ, phóng khoáng ............................................. 50 2.2.3. Nhân vật trữ tình suy tư, hoài niệm ......................................................... 54 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ LÒ CAO NHUM ............... 66 3.1. Thơ Lò Cao Nhum giàu biểu tượng ........................................................... 66 3.2. Thể thơ tự do chiếm ưu thế......................................................................... 79 3.3. Ngôn ngữ thơ gần với ngôn ngữ của đồng bào miền núi ........................... 84 KẾT LUẬN....................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng: Bảng 3.1. Tổng hợp các hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong thơ Lò Cao Nhum........................................................................................ 67 Bảng 3.2. Thống kê thể thơ sử dụng trong các tập thơ của Lò Cao Nhum .......... 79 Bảng 3.3. Thống kê thể thơ sử dụng trong tập thơ Rượu núi .......................... 80 Biểu đồ: Biểu đồ 3.1. Số lần sử dụng các hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong thơ Lò Cao Nhum ........................................................................ 67 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ sử dụng các thể thơ ............................................................ 79 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ sử dụng các thể thơ trong tập thơ Rượu núi ....................... 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, văn học viết dân tộc thiểu số Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Ngày càng nhiều tác giả người dân tộc thiểu số có tác phẩm hay được bạn đọc đón nhận, chất lượng tác phẩm ngày một ổn định hơn. Các thể loại văn học đạt được thành tựu là truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ… Nằm trong dòng chảy thơ dân tộc thiểu số nói chung, thơ dân tộc Thái không ngừng phát triển; nhiều tác giả, tác phẩm đã được “ghi danh” trong nền thơ Việt Nam hiện đại: Cầm Biêu với Ngọn lửa không tắt (2001); Vương Trung với Sóng Nậm Rốm (1979); Lò Cao Nhum với Soi gương núi (1997), Sàn trăng (2000), Theo lời hát về nguồn (2001), Gốc trời (2009), Rượu núi (2010)… Trong đó, Lò Cao Nhum là một trong số những tác giả tiêu biểu. Là một cây bút thơ dân tộc Thái, Lò Cao Nhum đem đến cho bạn đọc những bài thơ mang dấu ấn riêng. Thơ ông mang phong vị vùng núi Tây Bắc, đặc biệt là phong vị đồng bào dân tộc Thái. Đó là những vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của núi rừng Tây Bắc, là vẻ đẹp văn hóa Thái gắn liền với những lễ hội ở Bản Lác, Mai Châu nơi ông sống; đó là những cảm nhận của một tâm hồn thiết tha với văn hóa quê hương trong thời kỳ đổi mới, là những trải nghiệm của tác giả trên mọi miền của Tổ quóc thân yêu...Đến với thơ Lò Cao Nhum, người đọc cảm nhận được nhiều điều thú vị, hấp dẫn, sâu sắc về quê hương, đất nước; về truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Thái; về vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ. Là một giáo viên môn Ngữ văn đang giảng dạy ở Hòa Bình, nơi nhà thơ Lò Cao Nhum đang sống và sáng tác, tác giả luận văn mong muốn qua đề tài nghiên cứu góp phần giới thiệu thơ Lò Cao Nhum và cuộc sống, văn hóa của đồng bào dân tộc Thái và đồng bào miền núi cao Tây Bắc với công chúng độc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 1 http://www.lrc.tnu.edu.vn giả. Đồng thời, chọn đề tài nghiên cứu cụ thể một tác giả văn học dân tộc thiểu số địa phương, luận văn còn hướng tới mục đích giúp cho việc giảng dạy văn học địa phương ở Hòa Bình có hiệu quả hơn; mang đến cho các em học sinh tình cảm gắn bó, tự hào về quê hương. 2. Lịch sử vấn đề Lò Cao Nhum bắt đầu sáng tác thơ từ những năm bảy mươi của thế kỷ hai mươi. Ông có thơ đăng báo đầu tiên là chùm thơ ba bài trên Tạp chí Văn nghệ Hà Sơn Bình, số tháng 8 năm 1980 (Những tâm tư gặp mưa; Một sớm mùa gặt; Em về Piềng Lướng). Ngay sau khi ra mắt, chùm thơ đầu tay này đã tạo được sự chú ý với bạn đọc. Cũng trên tạp chí Văn nghệ Hà Sơn Bình, số tháng 9 năm 1980, tác giả Vũ Tuấn Anh (Viện Văn học Việt Nam) đã có bài viết giới thiệu về hai chùm thơ của hai tác giả trẻ Lò Cao Nhum và Đinh Nam Khương (Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam). Khi đó, Lò Cao Nhum là một nhà thơ trẻ, mới bước chân vào “làng” văn nghệ. Bài giới thiệu của Vũ Tuấn Anh về chùm thơ ba bài của Lò Cao Nhum đã có ý nghĩa động viên rất lớn đối với nhà thơ dân tộc Thái đến từ Hòa Bình này. Năm 1996, nhà thơ Lò Cao Nhum in tập thơ Rượu núi. Sau đó một năm, năm 1997, trên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam số tháng 4, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã có bài viết giới thiệu về bài thơ Rượu núi, khẳng định sự độc đáo “cả về ý lẫn tình” của bài thơ: “Toàn bộ bài thơ Rượu núi được viết bằng bút pháp giản dị, giàu chất dân tộc. Phải chăng Rượu núi là thứ rượu chan chứa tình đời, tình người, và chính những câu thơ hay trong bài cũng là men rượu chắt ra từ cuộc sống? Trong cuộc thi truyện ngắn và thơ năm 1996 do Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức, bài thơ Rượu núi đã giành được vị trí xứng đáng trong số các giải thưởng, thực sự là một đóng góp độc đáo cả về ý lẫn tình” [dẫn theo 25]. Đến nay Rượu núi vẫn là một trong những bài thơ hay nhất của Lò Cao Nhum. Bằng “con mắt xanh”, Nguyễn Đức Mậu đã giúp cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 2 http://www.lrc.tnu.edu.vn sắc màu, hương vị của bài thơ Rượu núi lan toả đến bạn đọc, bắc chiếc cầu nối đưa Rượu núi của Lò cao Nhum đến với người yêu thơ. Năm 2000, ngay sau khi Lò Cao Nhum in tập thơ Sàn trăng, nhà thơ Trần Quốc Thực đã viết bài giới thiệu tập thơ Sàn Trăng với nhan đề: Lò Cao Nhum trên Sàn trăng in trên báo Văn nghệ dân tộc miền núi của Hội nhà văn Việt Nam. Nhà thơ Trần Quốc Thực đã cảm nhận được sự gắn bó của Lò Cao Nhum với quê hương miền núi và đặc điểm ngòi bút Lò Cao Nhum trong cách diễn đạt, thể hiện cảm xúc: “Muốn tìm gặp Sàn trăng của Lò Cao Nhum, dứt khoát phải đi qua vùng Rẻo cao Pù Bin rồi. Gian khổ là cái chắc. Ở đấy có sấm rền bất chợt, có gió lành gió độc, có mưa như khóc, có củi ướt khói bay đỏ mắt, có cái nết lầm lỳ của người miền núi và cái tình Pù Bin bền như củi lửa bốn mùa... Rõ ràng ngay từ đầu, Lò Cao Nhum đã không hề có ý định thi vị hóa con người và cảnh vật quê hương mình. Cái nếp ngay thẳng của người miền núi đã tạo cho anh có cách cảm xúc và diễn đạt khúc triết, có độ nén riêng trong thơ” [31]. Năm 2011, trong cuốn Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại - Một số đặc điểm, Lò Cao Nhum được nhắc đến với các tập thơ: Giọt sao trở về (1995), Rượu núi (1996), Sàn trăng (2000), Theo lời hát về nguồn (2001), Lò Cao Nhum được xếp vào hàng các nhà thơ trẻ sau năm 1975 đến nay với nét “trẻ trung, sôi nổi, hồn nhiên và giàu sức sáng tạo” [34]. Trong công trình nghiên cứu này, Lò Cao Nhum mặc dù chưa được giới thiệu như một tác giả tiêu biểu, song thơ ông được nhìn nhận dưới góc độ phê bình văn học với những nhận xét thỏa đáng. Điều đó đã giúp cho quá trình nghiên cứu thơ Lò Cao Nhum có điểm tựa chắc chắn. Ngoài những bài viết về thơ Lò Cao Nhum kể trên, chúng tôi còn tham khảo những bài viết về thơ Lò Cao Nhum đăng tải trên website. Tác giả Đỗ Thu Huyền (Viện Văn học) với bài viết Lò Cao Nhum tình bền củi lửa đã có cái nhìn khái quát về 7 tập thơ của Lò Cao Nhum: “Qua 7 tập thơ (Giọt sao trở về (1995), Rượu núi (1996), Soi gương núi (1997), Sàn trăng (2000), Theo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 3 http://www.lrc.tnu.edu.vn lời hát về nguồn (2001), Gốc trời (2009), Rượu núi - thơ chọn lọc, (2010) người đọc tưởng như khó nắm bắt ngay phong cách thơ Lò Cao Nhum nhưng chính qua sự thoạt tiên rời rạc, pha tạp ấy chúng ta tìm được sự nhất quán, đấy là mạch cảm xúc của một con người lúc nào cũng khát khao khám phá và chiêm nghiệm” [12]. Bài viết của Đỗ Thu Huyền tập trung khám phá phong cách thơ Lò Cao Nhum. Tác giả đã nhận thấy từ thơ Lò Cao Nhum cốt cách của một con người “nâng niu, trân trọng” văn hoá Thái “trong từng câu chữ, hình ảnh và giọng điệu” [12]. Nhà thơ Bùi Việt Phương trên website Văn học quê nhà có bài viết Nét mới trong thơ Lò Cao Nhum. Tác giả bài viết đã khẳng định hồn thơ của Lò Cao Nhum: “Cái tên Lò Cao Nhum bấy lâu nay đã bị “đóng đinh” vào Rượu núi, bởi rượu núi hay bằng rượu núi?... Không phải vì rượu núi đã cạn vì tiếp sau tiếng vang đó anh vẫn có Nóc nhà ta có hoa khau cút, Sàn trăng, Lời tháng giêng… mà bởi trong thơ của chàng thi sĩ Thái đã xuất hiện những hướng nghĩ khác, những suy tư cật vấn” [26]. Bùi Việt Phương đã nhận thấy, sau Rượu núi, Lò Cao Nhum đã có những bài thơ đặc sắc khác, với những hướng suy tư “cật vấn” hơn. Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu thơ Lò Cao Nhum tác giả luận văn nhận thấy, các ý kiến viết về thơ Lò Cao Nhum nhìn chung thống nhất, nhiều bài có những điểm chung trong nhận xét. Các bài viết nói trên đã khẳng định những ‘nét riêng” trong thơ Lò Cao Nhum: thơ ông mang cốt cách của một con người yêu dân tộc mình tha thiết với những tin tưởng, lạc quan; hồn thơ gắn bó tha thiết với quê hương miền núi với những khao khát khám phá, chiêm nghiệm; bút pháp thơ giản dị, diễn đạt khúc triết, có độ nén trong thơ. Tuy nhiên, các bài viết về thơ Lò Cao Nhum chủ yếu nhằm giới thiệu khái quát về thơ ông; hoặc cảm nhận, phê bình về một số bài thơ cụ thể. Cho đến nay, chưa có một công trình chuyên sâu nào nghiên cứu toàn bộ sáng tác của nhà thơ Lò Cao Nhum. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 4 http://www.lrc.tnu.edu.vn Hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu về thơ Lò Cao Nhum sẽ tiếp tục được mở rộng, đi sâu trong công trình nghiên cứu này; từ đó có được bức chân dung hoàn chỉnh hơn về một nhà thơ dân tộc Thái trong diện mạo thơ dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích của đề tài Nghiên cứu đặc điểm thơ Lò Cao Nhum; đánh giá đóng góp của nhà thơ đối với sự phát triển của thơ dân tộc Thái nói riêng và thơ ca dân tộc thiểu số nói chung; làm tài liệu giảng dạy văn học địa phương tại các trường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; vận dụng vào nghiên cứu, phát triển văn hoá, văn học địa phương. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu về nhà thơ Lò Cao Nhum và những yếu tố ảnh hưởng đến sáng tác thơ của ông. - Làm rõ đặc điểm cơ bản về nội dung, nghệ thuật thơ Lò Cao Nhum. - Kết luận, đánh giá về những đóng góp của nhà thơ Lò Cao Nhum trong sự phát triển của thơ dân tộc Thái hiện đại, khẳng định được vị trí của nhà thơ trong nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. - Đề xuất việc vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ các tập thơ in chung và riêng của nhà thơ Lò Cao Nhum; cụ thể là bảy tập thơ sau: 1. Giọt sao trở về, Thơ, Hội VHNT Hòa Bình, 1995. 2. Rượu núi, Thơ, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, 1996. 3. Mùa hoa chuông, Thơ in chung 3 tác giả, Sở VHTT Hòa Bình, 1997. 4. Sàn trăng, Thơ, Hội VHNT Hòa Bình, 2000. 5. Theo lời hát về nguồn, Thơ, Hội VHNT Hòa Bình, 2001. 6. Gốc trời, Thơ, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2009. 7. Rượu núi, Thơ chọn, Nhà xuất bản Văn học, 2010. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 5 http://www.lrc.tnu.edu.vn Trong quá trình triển khai làm luận văn, tác giả mở rộng phạm vi nghiên cứu đến các thể loại khác của Lò Cao Nhum (ký, dịch) và so sánh, đối chiếu với tác phẩm của một số nhà thơ dân tộc thiểu số khác. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như sau: 5.1. Phương pháp nghiên cứu tác giả văn học Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu thơ Lò Cao Nhum; lý giải những tác động của hoàn cảnh lịch sử - xã hội, văn hóa dân tộc, thiên nhiên, cuộc sống, con người tới khát vọng sáng tạo của nhà thơ. 5.2. Phương pháp khảo sát, thống kê Luận văn sử dụng các phương pháp khảo sát, thống kê làm căn cứ để phân tích, đánh giá các nội dung nghiên cứu, giúp cho việc triển khai các luận điểm, luận cứ được sáng tỏ. 5.3. Phương pháp phân tích Phương pháp này được sử dụng để phân tích đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ Lò Cao Nhum; từ đó, tổng hợp, khái quát những đóng góp của Lò Cao Nhum đối với văn học địa phương Hòa Bình - Tây Bắc nói riêng và văn học dân tộc thiểu số nói chung. 5.4. Phương pháp so sánh Cùng với việc phân tích những nét mới trong nội dung và nghệ thuật trong thơ Lò Cao Nhum, tác giả luận văn tiến hành so sánh, đối chiếu với một số tác phẩm của một số nhà thơ dân tộc thiểu số khác nhằm khẳng định vị trí, tìm ra nét chung và nét riêng trong thơ Lò Cao Nhum so với các cây bút dân tộc thiểu số khác, nhất là đối với các nhà thơ dân tộc thiểu số Việt Nam. 6. Dự kiến đóng góp của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên tập trung nghiên cứu thơ Lò Cao Nhum; lý giải những tác động của hoàn cảnh lịch sử - xã hội, văn hóa dân tộc, thiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 6 http://www.lrc.tnu.edu.vn nhiên, cuộc sống, con người tới khát vọng sáng tạo của nhà thơ; phân tích những đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ Lò Cao Nhum; góp phần khẳng định vị trí và những đóng góp của Lò Cao Nhum trong sự phát triển của thơ ca dân tộc thiểu số hiện đại. Đề tài nghiên cứu về thơ Lò Cao Nhum đóng góp thêm cho việc nghiên cứu thơ dân tộc Thái và nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa khích lệ, thúc đẩy sáng tác của các tác giả là người dân tộc thiểu số của tỉnh Hòa Bình nói riêng và vùng núi cao Tây Bắc nói chung. Từ năm học 2008 - 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 5977/BGD&ĐT-GDTrH ngày 07/7/2008, về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS và cấp THPT; Năm học 2015 - 2016, Sở GD&ĐT Hòa Bình có công văn số 1649/SGD&ĐT-TrH ngày 10/9/1015 về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương cấp THCS, THPT (Phụ lục 1). Cả hai văn bản nói trên đều thống nhất hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương đối với các nhà trường là “cần tham khảo các tài liệu về văn hoá, ngôn ngữ, tác phẩm văn học sáng tác về đề tài địa phương hoặc tác giả người địa phương”. Như vậy, luận văn Thơ Lò Cao Nhum sẽ cung cấp thêm một tư liệu khoa học đáng tin cậy; góp phần làm phong phú thêm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy, học tập văn học địa phương trong các nhà trường ở tỉnh Hòa Bình. 7. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm có ba phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận. Phần Nội dung được triển khai theo ba chương: Chương 1: Khái quát về thơ dân tộc Thái Việt Nam thời kỳ hiện đại và nhà thơ Lò Cao Nhum. Chương 2: Cảm hứng chủ đạo và nhân vật trữ tình trong thơ Lò Cao Nhum. Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật thơ Lò Cao Nhum. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 7 http://www.lrc.tnu.edu.vn NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ THƠ DÂN TỘC THÁI VIỆT NAM THỜI KỲ HIỆN ĐẠI VÀ NHÀ THƠ LÒ CAO NHUM 1.1. Khái quát về thơ dân tộc Thái Việt Nam thời kỳ hiện đại Hòa chung sự phát triển của nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại, văn học dân tộc Thái ngày một phát triển và có được nhiều thành công. Trong đó, thơ là một trong những thể loại kết tinh được nhiều thành tựu nhất, thể hiện ở sự phát triển của lực lượng sáng tác, chất lượng tác phẩm, nội dung phản ánh và hình thức nghệ thuật. Từ trước năm 1945, thơ ca dân tộc Thái chủ yếu là các tác phẩm văn học dân gian như truyện thơ Xống chụ xon xao, Khun lú - Nàng ủa, Tản chụ xiết sương… Tác phẩm được cho là đóng vai trò là bước chuyển tiếp giữa thơ ca dân gian và thơ dân tộc Thái hiện đại là Lời hát nền Văn Hoan của nghệ nhân Ngần Văn Hoan: “Lời hát nền Văn Hoan đã đóng vai trò là bước chuyển tiếp giữa thơ ca dân gian và thơ ca dân tộc Thái hiện đại, chuẩn bị những tiền đề quan trọng để hình thành và phát triển thơ ca dân tộc Thái hiện đại nói riêng và thơ ca dân tộc thiểu số hiện đại Việt Nam nói chung” [dẫn theo 32, tr.60]. Từ sau Cách mạng tháng Tám thành công, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, văn học dân tộc thiểu số không ngừng phát triển và nhanh chóng khẳng định vị thế của mình. Thơ ca dân tộc Thái hiện đại cũng giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển thơ ca dân tộc thiểu số hiện đại nói chung. Đội ngũ các nhà thơ dân tộc Thái phát triển nhanh, số lượng tác phẩm ngày một phong phú, nhiều cây bút đã đạt được những thành công đáng ghi nhận. Ban đầu, bạn đọc chỉ mới biết đến một số tên tuổi như Cầm Biêu, Lương Quy Nhân, Hoàng Nó. Thế hệ các nhà thơ trưởng thành sau đó gồm có Vương Trung, Lò Văn Cậy, La Quán Miên… Sau năm 1975 có thêm nhiều tác giả trẻ sớm khẳng định Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 8 http://www.lrc.tnu.edu.vn được tên tuổi như Lò Vũ Vân, Lò Cao Nhum, Cầm Bá Lai, Cà Thị Hoàn, Lò Ngọc Duyên… Cho đến nay, đội ngũ các nhà thơ dân tộc Thái hiện đại ngày một trưởng thành; sáng tác ngày càng phong phú, đa dạng và hấp dẫn. Cầm Biêu, Lương Quy Nhân, Hoàng Nó… là lớp các nhà thơ dân tộc Thái thuộc thế hệ đầu tiên. Họ đều sinh vào những năm hai mươi của thế kỷ XX: Cầm Biêu (1920 - 1998), Lương Quy Nhân (1926 - 1996), Hoàng Nó (sinh năm 1925); đều bắt đầu sáng tác từ sau Cách mạng tháng Tám. Người cho ra mắt tập thơ đầu tay sớm nhất là Lương Quy Nhân với tập Cán bộ với dân mường (1947). Người có số lượng sáng tác nhiều nhất là Cầm Biêu với 09 tác phẩm (Thơ ca Hạn Khuống (1957), Hạn Khuống (1992), Cầu văn bản (1982), Ánh hồng Điện Biên (1984), Thơ cưới xin và lên nhà mới (1992), Bản Mường nhớ ơn (1994), Ngọn lửa không tắt - Peo Phầy mì mọt (1995)…). Nhà thơ Hoàng Nó từ khi cầm bút cho đến năm 1993 đã xuất bản 05 tác phẩm (Diễn ca khu tự trị (1954), Lòng dân miền núi (1957), Chị công nhân cầu đường (1957), Tiếng hát mường hoa lan (1987), Vượt sông Đà (1993). Lớp nhà thơ này là những người đầu tiên vượt mọi khó khăn mở ra con đường đưa thơ dân tộc Thái đến với đến với thơ hiện đại Việt Nam. Lớp các nhà thơ trưởng thành sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1954) cũng đã đem đến cho thơ dân tộc Thái nhiều thành công. Nhà thơ Vương Trung (1938 - 2012) ngoài viết tiểu thuyết, dịch thơ cổ, nghiên cứu sử thi, đã sáng tác các tập thơ: Ing-Éng (thơ tiếng dân tộc và dịch tiếng phổ thông, 1967); Sóng Nậm Rốm (thơ, 1979). Nhà thơ Lò Văn Cậy (sinh năm 1928) được bạn đọc biết đến với tác phẩm thơ Hạt muối hạt tình (1986). Thời gian này, các nhà thơ lớp trước vẫn tiếp tục sáng tác. Lương Quy Nhân (sinh năm 1926) đã xuất bản khá nhiều tác phẩm như Cán bộ với dân Mường (tập thơ chữ Thái, khu tự trị Thái - Mèo xuất bản 1947), Hoa đang nở (tập thơ chữ Thái cho thiếu nhi, khu tự trị Tây Bắc xuất bản 1961), Thơ Lương Qui Nhân (tuyển thơ, Khu tự trị Tây Bắc xuất bản 1960), Biên giới lòng người (Nhà xuất bản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 9 http://www.lrc.tnu.edu.vn Văn hóa Dân tộc, Hà Nội), Hoa trời (Hội Văn nghệ Lai Châu xuất bản 1987), Độ dày của tình yêu (thơ song ngữ, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc Hà Nội 1994). Sự tiếp nối và kế tục giữa các lớp nhà thơ đã góp phần khẳng định sự trưởng thành của thơ dân tộc Thái. Đặc biệt, sau năm 1975 xuất hiện thêm nhiều nhà thơ trẻ, có nhiều tác phẩm xuất sắc. Tiêu biểu có Lò Vũ Vân (sinh năm 1943) với Lời cây sáo ôi (2001), Vòng xòe và sao xa; Cầm Bá Lai (1950 - 1988) có tập Hoa và nắng; Lò Cao Nhum với 7 tập thơ Giọt sao trở về (1995), Rượu núi (1996), Soi gương núi (1997), Sàn trăng (2000), Theo lời hát về nguồn (2001), Gốc trời (2009), Rượu núi - thơ chọn lọc (2010). Các nhà thơ dân tộc Thái dù có những điểm khác nhau về thời đại, vùng miền, nghề nghiệp, học vấn… nhưng cội nguồn và văn hóa dân tộc đã bồi đắp nên những hồn thơ dung dị, giàu lòng nhân ái, yêu thiên nhiên, quê hương làng bản, yêu văn hóa dân tộc mình. Nguồn cảm hứng vô tận tạo nên hồn thơ Thái đặc sắc là thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ; những phong tục, tập quán đậm đà bản sắc dân tộc; những con người chất phác hồn hậu giàu tình cảm, đặc biệt là người con gái Thái khỏe mạnh, đảm đang, xinh đẹp, khéo léo, dịu dàng. Một trong những đặc trưng dễ nhận thấy trong thơ của các nhà thơ dân tộc Thái là ở sự gắn bó, yêu mến đến đắm say thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ của quê hương. Đến với thơ ca dân tộc Thái ta có thể bắt gặp những đỉnh núi cao hùng vĩ, những cánh đồng cỏ xanh mướt nối tiếp nhau đến tận chân trời, những con gió quen thuộc nhiều vẻ nhưng thân thương gần gũi trong thơ Lương Quy Nhân: “Gió về đây, gió ơi! Mong gió hãy về mát mẻ Gió giong đường thuyền, gió ruổi đường xe Gió lướt đường trời xanh cao, gió ơi!... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 10 http://www.lrc.tnu.edu.vn …Đã làm gió, gió đừng giận dữ Gió giận dữ lửa sẽ cháy tàn Đã làm gió, gió đừng gắt gỏng Gió gắt gỏng tim người sẽ đau” (Gió - Nhà xuất bản Giáo dục 2005) Các nhà thơ dân tộc Thái luôn có nguồn cảm hứng đặc biệt trước vẻ đẹp nguyên sơ, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Những hình ảnh ruộng bậc thang như bắc đến tận trời, những cánh đồng lúa chín vàng ẩn hiện trong sương sớm, những cao nguyên đồng cỏ xanh mướt tới tận chân trời hay màu trắng tinh khiết của hoa Ban rừng quyến rũ… đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn các nhà thơ; đồng thời, hiện thực cuộc sống, tình yêu, lao động sản xuất, phong tục tập quán, văn hóa… cũng đi vào thơ. Đọc thơ ca Thái thời kỳ hiện đại, “chúng ta có thể hình dung ra một cách cụ thể và sinh động cảnh sắc thiên nhiên, con người, cùng những nếp sinh hoạt cũng như những phong tục tập quán đậm đà bản sắc của người Thái, thấu hiểu được thế giới tâm hồn vốn rất phong phú của người Thái” [33, tr.294]. Thơ dân tộc Thái vừa kết tinh, kế thừa những đặc trưng của thơ dân gian Thái, vừa có tính hiện đại. Trong quá trình phát triển, các nhà thơ Thái đã phát hiện và khẳng định “thần thái”, “hồn vía”, bản sắc và tầm vóc dân tộc mình. Sự trưởng thành về đội ngũ và chất lượng sáng tác của thơ dân tộc Thái được tác giả Trần Thị Việt Trung khẳng định trong công trình nghiên cứu Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại: “Có thể thấy, số lượng các tác phẩm thơ Thái ngày càng nhiều và chất lượng các tác phẩm ngày càng được nâng cao. Nhiều bài thơ của các tác giả dân tộc Thái được bạn đọc yêu mến, thừa nhận; nhiều tác phẩm, tập thơ được trao những giải thưởng có uy tín như: Ngọn lửa không tắt (Cầm Biêu) - đạt Giải A của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam 1995, Hoa và nắng (Cầm Bá Lai) được trao giải B của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 1997; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 11 http://www.lrc.tnu.edu.vn Rượu núi của Lò Cao Nhum đạt giải C cuộc thi thơ Tạp chí Văn nghệ quân đội, Giải A Giải thưởng văn học nghệ thuật Hoà Bình 50 năm, (1998)... Đó không chỉ là sự thừa nhận về chất lượng nghệ thuật của thơ ca Thái mà còn là sự khẳng định vị trí cũng như những đóng góp của thơ Thái đối với nền thơ ca dân tộc Việt Nam hiện đại” [33, tr.238]. Có thể nói, môi trường thơ ca với nhiều vẻ đẹp của đồng bào dân tộc Thái đã giúp tâm hồn Lò Cao Nhum ủ ấp, chưng cất và kết tinh được chất men say độc đáo trong thơ. 1.2. Giới thiệu về nhà thơ Lò Cao Nhum 1.2.1. Quê hương và gia đình nhà thơ Lò Cao Nhum người dân tộc Thái, quê ở Mai Châu, Hòa Bình; sinh ngày 09 tháng 06 năm 1955, tại một một bản nhỏ bên núi Khọ Pha, nơi ông bà ngoại nhà thơ sơ tán thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Người Thái ở Mai Châu có cội nguồn từ vùng đất Mường Hước Pước Khà tức là miền Bắc Hà thuộc tỉnh Lào Cai ngày nay, theo dọc sông Hồng rẽ sang sông Đà, rồi tới lập nghiệp ở vùng Mộc Châu, vùng Mường Khoòng, Thanh Hóa và vùng Mai Châu Hòa Bình tính đến nay được khoảng trên dưới 700 năm, tức vào khoảng đầu thế kỷ XIV. Mai Châu là con đường tơ lụa giao lưu buôn bán giữa người Kinh ở Thăng Long - Hà Nội, người Mường ở tỉnh Hòa Bình, người Thái ở các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa với các tộc người Lào ở đất nước Triệu Voi. Con đường đó từ kinh đô Thăng Long - Hà Nội theo thuyền buôn lên chợ Bờ tới chợ Suối Rút và đi đường bộ vào Mai Châu, sang Quan Hóa lên Mường Lát và sang Lào. Bản Chác Lác (tức bản Lác ngày nay) đã có tên trong gia phả này ngay khi người Thái đặt chân đến mường Mùn khai phá mở mang đất đai cư trú và sinh sống. Bản Chác Lác nằm thuộc vùng trung tâm của mường Mùn, cũng là trung tâm các Tạo mường cư trú. Mặt khác, thung lũng mường Mùn được bao bọc bởi các dãy núi cao. Bởi vậy, văn hóa cổ truyền Thái ở bản Lác cũng như Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 12 http://www.lrc.tnu.edu.vn của mường Mùn nói chung rất đậm đặc sắc thái, khác với một số vùng tiếp giáp các nền văn hóa khác như đã nói trên. Lò Cao Nhum gắn bó với quê hương Tây Bắc. Dấu ấn quê hương in rõ nét trong thơ ông từ các hình ảnh quen thuộc của thiên nhiên Tây Bắc như đá núi, rừng cây, dòng sông, mây, gió, tiếng chim hót, mặt trời... đến những phong tục tập quán như tục bắt vợ, tục ở rể của người Thái, tục cúng thần linh ngày mùa (Bắt vợ, Sàn trăng…); những lễ hội quen thuộc của bản làng quê hương qua đêm múa xòe, lễ khuộng mùa (Đêm xòe và múa lăm vông, Đêm mường Bui, Tung còn…); những sinh hoạt trong lao động sản xuất như phát nương, làm rẫy, đan phên, dựng nhà, chống sàn, sửa gác (Bàn tay, Trên bờ lúa…); những vật dụng, đồ dùng, những hình ảnh quen thuộc của người Thái như nhà sàn, cầu thang, bếp lửa, hoa khau cút, vò rượu cần… (Sàn trăng, Nóc nhà ta có hoa khau cút…). Ngoài quê hương, những yếu tố từ gia đình cũng có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp sáng tác của nhà thơ. Ông nội của Lò Cao Nhum sinh ra trong một gia đình nghèo tại bản Tòng (xã Tòng Đậu, Mai Châu, Hòa Bình). Người cha Lò Cao Nhum sinh năm 1931 tại bản Lác, xã Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình. Từ thuở niên thiếu, ông đã nhanh chóng hòa nhập vào các phong trào cách mạng như tham gia giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám tại huyện, tham gia du kích kháng chiến chống Pháp tại địa phương, tham gia Ban quản trị Hợp tác xã và nhiều năm là Bí thư Chi bộ bản Lác. Trong cảm nhận của nhà thơ Lò Cao Nhum, ông nội và người cha của nhà thơ là hai con người vừa bình dị, vừa phi thường. Hình ảnh ông nội và người cha của nhà thơ đã trở đi trở lại nhiều lần với nhiều xúc cảm khác nhau, đôi chỗ nó sáng lên như những hình ảnh đẹp (Ông nội tôi khai sinh miền đất). Lò Cao Nhum mồ côi mẹ từ năm lên hai tuổi, có lẽ vì thế mà trong thơ ông, bạn đọc luôn cảm nhận một nỗi khát khao tình mẹ đến cháy bỏng. Nỗi khát khao ấy khiến hình ảnh về người mẹ có khi được chuyển hóa thành người phụ nữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 13 http://www.lrc.tnu.edu.vn nói chung, hay hình ảnh người bà, người vợ… Dù là hình ảnh nào thì người phụ nữ trong thơ ông luôn là người tận tâm với gia đình, đảm đang, giỏi giang, tháo vát, ân cần, tận tụy, thủy chung… (Mưa, Bà đi tàu thủy xuôi sông Đà…). Gia đình và quê hương, là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến con đường văn chương của nhà thơ. Nó vừa là động lực thôi thúc, vừa là nguồn cảm hứng, vừa là đề tài, vừa là chất liệu đầy ắp và tiềm tàng những hình ảnh, hình tượng, cách suy nghĩ, cách triết lý mộc mạc mà sâu sắc của người Thái. 1.2.2. Con người Nhà thơ Lò Cao Nhum là một người giàu nghị lực, luôn khao khát vươn lên trong cuộc sống. Ông mồ côi mẹ từ nhỏ nhưng không chịu chấp nhận sự thua thiệt của số phận. Lớn lên gặp thời chiến tranh ác liệt ở cả hai miền Nam Bắc đang tạm thời chia cắt nên việc học hành của ông bị đứt đoạn liên tục. Mặc dù vậy, ông vẫn luôn phấn đấu học hỏi không ngừng. Năm 16 tuổi (1971), nhà thơ nhập ngũ theo lệnh tổng động viên, gia nhập lực lượng Công an nhân dân vũ trang của tỉnh. Những năm này, rồi về sau nữa, theo các vị trí công việc khác nhau, Lò Cao Nhum phải nỗ lực củng cố bồi bổ thêm kiến thức của mình bằng cách theo học các lớp tại chức, các lớp bồi dưỡng như sư phạm, công an, kế toán, văn hóa... Trong hành trình phấn đấu không ngừng, nhà thơ Lò Cao Nhum đã tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa văn nghệ và đạt được nhiều thành công. Tháng 1 năm 2001, Lò Cao Nhum trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, hội viên Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, hội viên Hội Văn học nghệ thuật Hòa Bình… Lò Cao Nhum từng đi nhiều nơi, đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau và có nhiều đóng góp tích cực. Ông từng là ủy viên Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Hòa Bình các nhiệm kỳ 2,3,4; Ủy viên Ban Thường vụ Hội Văn học Nghệ thuật Hòa Bình nhiệm kỳ 4; Ủy viên Ban văn học dân tộc miền núi Hội Nhà văn Việt Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 14 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan