Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế và tổ chức vận dụng toán học vào thực tiễn trong dạy học toán lớp 4...

Tài liệu Thiết kế và tổ chức vận dụng toán học vào thực tiễn trong dạy học toán lớp 4

.PDF
183
1
102

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM  LÊ THÙY DƢƠNG THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC VẬN DỤNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 4 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC ĐÀ NẴNG – 2021 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM  LÊ THÙY DƢƠNG THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC VẬN DỤNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 4 Chuyên ngành: Giáo dục học (GD Tiểu học) Mã ngành: 8140101 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HOÀNG NAM HẢI ĐÀ NẴNG – 2021 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến: - Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Sƣ phạm Đà Nẵng. - Ban chủ nhiệm cùng toàn thể quí thầy cô Khoa Giáo dục Tiểu học. Với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến thầy TS. Hoàng Nam Hải, ngƣời đã hết lòng quan tâm, động viên, trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và cho đến khi tôi hoàn thành luận văn. Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn học viên lớp Cao học đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Kính gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trƣờng Tiểu học Bạch Đằng, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng – nơi tôi đang công tác đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình công tác và học tập. Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả giáo viên, học sinh - những ngƣời đã đồng ý tham gia nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin ghi nhớ công ơn và dành tình cảm yêu thƣơng là gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, học sinh đã luôn tạo điểm tựa vững chắc, là nguồn động viên khích lệ to lớn giúp tôi vƣợt qua những khó khăn, nỗ lực học tập và hoàn thành luận văn. Đà Nẵng, 10 tháng 12 năm 2021 Lê Thùy Dƣơng ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Đà Nẵng, 10 tháng 12 năm 2021 Xác nhận của ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Hoàng Nam Hải Tác giả luận văn Lê Thùy Dƣơng iii TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ Tên đề tài: Thiết kế và tổ chức vận dụng toán học vào thực tiễn trong dạy học toán lớp 4. Ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học) Họ và tên học viên: Lê Thùy Dƣơng Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Nam Hải Cơ sở đào tạo: Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng Tóm tắt: Vận dụng toán học vào thực tiễn là một hoạt động phổ biến thể hiện toán học là công cụ để hoạt động trong đời sống thực tế. Việc thƣờng xuyên vận dụng toán học vào thực tiễn sẽ giúp học sinh nhìn thấy những khía cạnh toán học ở các tình huống thƣờng gặp trong cuộc sống, tăng cƣờng khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống bằng tƣ duy toán học, giúp tập luyện thói quen làm việc khoa học, nâng cao ý thức tối ƣu hóa trong lao động… Đây là những phẩm chất quan trọng đối với ngƣời lao động trong xã hội ngày nay. Chính vì vậy việc phát triển năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn là vô cùng quan trọng và có tính ứng dụng cao. Thông qua các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau, luận văn đã thu đƣợc một số kết quả chính sau đây: 1. Làm sáng tỏ cơ sở lí luận liên quan đến đề tài luận văn, bao gồm: - Làm rõ mạch nội dung chƣơng trình môn Toán 4 và các mảng kiến thức có thể thiết kế bài toán thực tiễn; - Làm rõ một số khái niệm về năng lực, năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn, định hƣớng dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn; - Chỉ ra đƣợc một số biểu hiện của năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn ở HS tiểu học, xây dựng đƣợc khung đánh giá năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn. 2. Trong quá trình thực hiện luận văn, để thực hiện đƣợc mục tiêu đã đề ra, chúng tôi đã: - Bƣớc đầu khái quát về thực trạng việc thiết kế và tổ chức vận dụng toán học vào thực tiễn trong dạy học toán lớp 4 - Chỉ ra những khó khăn, hạn chế của GV và HS trong quá trình tiếp cận các bài toán thực tiễn, phân tích đƣợc nguyên nhân của thực trạng này. 3. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đó, chúng tôi tiếp tục có cơ sở để: - Đƣa ra những nguyên tắc, định hƣớng để thiết kế một số bài toán thực tiễn ở mảng Hình học, Thống kê và Biểu đồ. - Tổ chức vận dụng một số bài toán thực tiễn đã thiết kế vào trong quá trình dạy học nhằm phát triển năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho HS lớp 4. 4. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm và kết quả khảo sát một phần nào đó đã góp phần vào tính khả thi của các nội dung đã đề xuất. 5. Hƣớng phát triển sau đề tài iv - Đề tài có thể tiếp tục phát triển việc nghiên cứu mở rộng ra nhiều mạch khác của môn Toán nhƣ Số học, Đo đại lƣợng. - Đề tài có thể tiếp tục phát triển việc nghiên cứu mở rộng ra ở nhiều lớp khác nhau trong dạy học môn Toán ở trƣờng Tiểu học. Từ khóa: năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn, thiết kế bài toán thực tiễn, môn Toán lớp 4. Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn Ngƣời thực hiện đề tài v THE INFORMATION OF MASTER THESIS Topic: Designing and organizing application of mathematics in realistic in teaching 4th-grade Math. Major: Education Science (Primary Education) Author: Le Thuy Duong Supervisor: Ph.D. Hoang Nam Hai Training institution: The University of Da Nang - University of Education and Science Abstract: Applying mathematics in realistic is a common activity that represents mathematics as a tool in real life. Regularly applying mathematics to practice will help students see mathematical aspects in common situations in life, enhance their ability to solve problems in life with mathematical thinking, practice scientific working habits, improve the sense of optimization in labor... These are important qualities for employees in today’s society. Therefore, developing the ability to apply mathematics to practice is extremely important and highly applicable. Through different research methods, the thesis obtains the following main results: 1. Clarifying the theoretical basis related to the topic of the thesis, including: - Clarifying the main content of the 4th-grade Math program and the areas of knowledge that can be designed for practical problems. - Clarifying several concepts about competence, the ability to apply mathematics to practice, teaching orientation to develop the capacity to solve practical problems. - Pointing out some manifestations of the ability to apply mathematics to practice in primary school students, building a framework to evaluate the ability to apply mathematics to practice. 2. In the process of implementing the thesis, to achieve our objectives, we have: - An initial overview of the actual situation of designing and organizing the application of mathematics to practice in teaching 4th - grade Math. - Pointing out the difficulties and limitations of teachers and students in the process of approaching practical problems, analyzing the causes of this situation. 3. Based on studying that situation, we have the basis to: - Give principles and directions to design some practical problems in Geometry, Statistics, and Charts. - Organize the application of several practical problems which were already designed in the teaching process to develop the ability to apply mathematics to practice for 4th-grade students. 4. The organization of pedagogical experiments and survey results has partly contributed to the feasibility of the suggested contents. 5. Development direction which follows the topic: vi - We can continue to develop this topic by expanding the research in many other types of mathematics such as Arithmetic, Quantitative measurement. - We can continue to develop this topic by expanding the research in different classes in teaching Math in primary schools. Keywords: competency of applying mathematics in realistic, design realistic problems, 4th-grade Math. Supervisor Ph.D Hoang Nam Hai Author Le Thuy Duong vii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 4 4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................ 4 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 5 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 5 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 6 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU CỦA NƢỚC NGOÀI ........................................................ 6 1.2. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC ................................................................ 8 1.3. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................... 11 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................................................................................... 12 2.1. ĐẶC ĐIỂM NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH LỚP 4 ....................................... 12 2.1.1. Tri giác.................................................................................................... 12 2.1.2. Chú ý ...................................................................................................... 13 2.1.3. Trí nhớ .................................................................................................... 13 2.1.4. Tƣ duy .................................................................................................... 14 2.1.5. Tƣởng tƣợng ........................................................................................... 15 2.2. BÀI TOÁN THỰC TIỄN................................................................................... 15 2.2.1. Bài toán ................................................................................................... 15 2.2.2. Bài toán thực tiễn.................................................................................... 16 viii 2.2.3. Vai trò và ý nghĩa của bài toán thực tiễn ................................................ 16 2.2.4. Phân loại bài toán thực tiễn .................................................................... 17 2.3. CẤU TRÚC NỘI DUNG CHƢƠNG TRÌNH MÔN TOÁN LỚP 4 ................. 18 2.3.1. Cấu trúc nội dung chƣơng trình môn Toán lớp 4 theo chƣơng trình Giáo dục phổ thông 2018 ................................................................................................... 18 2.3.2. Cấu trúc nội dung chƣơng trình môn Toán lớp 4 theo chƣơng trình hiện hành ........................................................................................................................... 26 2.3.3. So sánh nội dung chƣơng trình môn Toán lớp 4 theo chƣơng trình hiện hành và chƣơng trình Giáo dục phổ thông 2018 ....................................................... 30 2.3.4. Các nội dung dạy học toán lớp 4 có khả năng vận dụng vào thực tiễn .. 32 2.4. NĂNG LỰC, NĂNG LỰC TOÁN HỌC........................................................... 33 2.4.1. Năng lực ................................................................................................. 33 2.4.2. Năng lực chung....................................................................................... 35 2.4.3 Năng lực toán học .................................................................................... 39 2.5. NĂNG LỰC VẬN DỤNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN VÀ ĐỊNH HƢỚNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN ......................................................................................................................... 43 2.5.1. Năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn ............................................. 43 2.5.2. Định hƣớng dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn .... 46 2.6. KHUNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VẬN DỤNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN ......................................................................................................................... 47 2.6.1 Những biểu hiện của năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn ở học sinh tiểu học .............................................................................................................. 47 2.6.2. Khung đánh giá năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn ................... 49 2.7. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIỆC THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC VẬN DỤNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 4..................... 51 2.7.1. Mục đích khảo sát................................................................................... 51 2.7.2. Đối tƣợng khảo sát ................................................................................. 51 2.7.3. Nội dung khảo sát ................................................................................... 52 ix 2.7.4. Phƣơng pháp khảo sát ............................................................................ 52 2.8. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG .......................................................... 53 2.8.1. Thiết kế bảng hỏi để thu thập dữ liệu định tính...................................... 53 2.8.2. Thiết kế đề kiểm tra để đánh giá năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn ............................................................................................................................. 59 2.8.3. Kết luận thực trạng ................................................................................. 61 2.9. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................... 64 CHƢƠNG 3. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 4 ............... 65 3.1. NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ CÁC BÀI TOÁN THỰC TIỄN ........................... 65 3.1.1. Phải đảm bảo sự tôn trọng, kế thừa và phát triển chƣơng trình sách giáo khoa hiện hành, góp phần giúp học sinh nắm vững những kiến thức và kĩ năng cơ bản của chƣơng trình toán học. ................................................................................. 66 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn và tính linh hoạt ................................................ 67 3.1.3. Đảm bảo tính chính xác và tính vừa sức ................................................ 68 3.1.4. Đảm bảo kích thích sự hứng thú, nhu cầu học tập của học sinh ............ 69 3.2. THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 4 ................................................................ 69 3.2.1. Các bƣớc để thiết kế các bài toán thực tiễn trong quá trình dạy học môn Toán lớp 4 ................................................................................................................. 69 3.2.2. Thiết kế một số bài toán thực tiễn trong chƣơng trình môn Toán lớp 4 71 3.3. TỔ CHỨC DẠY HỌC VẬN DỤNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 4 ......................................................................................... 92 3.3.1. Các bƣớc dạy học vận dụng toán học vào thực tiễn ............................... 92 3.3.2. Tổ chức dạy học vận dụng toán học vào thực tiễn trong dạy học toán lớp 4 ................................................................................................................................... 94 3.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.................................................................................100 CHƢƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ...........................................................102 4.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM .........................................................................102 x 4.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM .........................................................................102 4.2.1. Hình thức thực nghiệm .........................................................................102 4.2.2. Phƣơng pháp thực nghiệm ....................................................................102 4.3. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM ...........................................................................103 4.3.1. Kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm thông qua bài kiểm tra......103 4.3.2. Thiết kế kế hoạch bài học và tổ chức giờ dạy thực nghiệm .................106 4.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .....................................................107 4.4.1. Phân tích định tính ................................................................................107 4.4.2. Phân tích định lƣợng ............................................................................108 4.5. KẾT LUẬN CHƢƠNG 4.................................................................................111 KẾT LUẬN ............................................................................................................113 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC xi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ Từ viết tắt/ thuật ngữ Giải thích nghĩa GV Giáo viên HS Học sinh NL Năng lực TH Toán học GDPT SGK Giáo dục phổ thông Sách giáo khoa OECD Tổ chức các nƣớc phát triển PISA Chƣơng trình đánh giá học sinh quốc tế BTTT Bài toán thực tiễn xii DANH MỤC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1. Thang đánh giá NL vận dụng TH vào thực tiễn 50 Bảng 2.2. Nội dung số lƣợng các BTTT của chƣơng trình môn Toán hiện hành 53 Bảng 2.3. Mạch kiến thức có thể thiết kế bài toán vận dụng vào thực tiễn 53 Bảng 2.4. Mức độ sử dụng các bài toán thực tiễn trong dạy học, kiểm tra 54 Bảng 2.5. Nhận định về thuận lợi khi sử dụng bài toán thực tiễn 54 Bảng 2.6. Nhận định về khó khăn khi sử dụng bài toán thực tiễn 55 Bảng 2.7. Nhận định về chức năng của vận dụng toán học vào thực tiễn 55 Bảng 2.8. Mức độ chủ động trong dạy học ứng dụng toán học vào thực tiễn 56 Bảng 2.9. Hiệu quả đối với dạy học HS vận dụng toán học vào thực tiễn 56 Bảng 2.10. Thái độ hứng thú của HS đối với những bài toán thực tiễn 56 Bảng 2.11. Những khó khăn của HS khi vận dụng toán hộc vào thực tiễn 57 Bảng 2.12. Mức độ hứng thú của HS sau khi đƣợc khai thác năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn 57 Bảng 2.13. Mức độ cho HS thực hành vận dụng toán học vào thực tiễn 57 Bảng 2.14. Hình thức cho HS vận dụng BTTT 57 Bảng 2.15. Khả năng xử lí bài toán thực tiễn của HS 58 Bảng 2.16. Thái độ của HS khi xử li các bài toán thực tiễn 58 Bảng 2.17. Quan điểm của HS về BTTT trong sách giáo khoa môn Toán hiện nay 58 Bảng 2.18. Khó khăn của HS khi vận dụng toán học vào thực tiễn 58 xiii Bảng 2.19. Thống kê kết quả đánh giá của HS về mức độ cần thiết của môn Toán trong cuộc sống 59 Bảng 2.20. Đánh giá mức độ cho HS vận dụng vào toán học trong tiết dạy của GV 59 Bảng 2.21. Mức độ ghi nhớ kiến thức của HS 59 Bảng 2.22. Thái độ của HS khi đƣợc vận dụng toán học vào thực tiễn 59 Bảng 2.23. NL vận dụng toán học vào thực tiễn thông qua bài kiểm tra khảo sát 61 Bảng 4.1. Kết quả bài kiểm tra khảo sát sau khi thực nghiệm 108 Bảng 4.2. So sánh điểm số của bài kiểm tra trƣớc và sau khi thức nghiệm 109 Bảng 4.3. Kết quả tổng hợp 111 xiv DANH MỤC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang Hình 1. Các xu hƣớng và quan điểm của dạy học hiện đại 3 Hình 2.1. Các thành phần của miền nhận thức toán học 44 Hình 2.2. Mô hình giải quyết bài toán thực tiễn 44 Hình 3.1. Hình ảnh khăn trải bàn ăn 72 Hình 3.2. Hình ảnh tƣờng nhà 73 Hình 3.3. Hình ảnh sân bóng 74 Hình 3.4. Hình ảnh gạch hoa 79 Hình 3.5. Hình ảnh cánh diều hình thoi 80 Hình 3.6. Hình ảnh các viên gạch hình thoi 81 Hình 3.7. Bản đồ mô hình sân trƣờng TH Bạch Đằng 85 Hình 3.8. Bản đồ các tỉnh miền Trung 86 Hình 3.9. Bản đồ khoảng cách giữa thành phố Hà Nội và thành phố Đà Nẵng 91 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Luật Giáo dục [14] nƣớc ta quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng [6] khẳng định một trong ba khâu đột phá của chiến lƣợc phát triển KT-XH nƣớc ta giai đoạn 2011 – 2020 là: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triền và ứng dụng khoa học…”. Mới đây nhất, trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII [7] nêu mục tiêu giáo dục của nƣớc ta trong giai đoạn 2021 – 2030 là “đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Chuyển mạnh từ quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Trên cơ sở mục tiêu kể trên, các chú ý đƣợc đƣa ra là: Đảm bảo cho học sinh nắm vững tri thức toán học để có thể vận dụng đúng vào thực tiễn; chú trọng đến các kiến thức toán học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, chú trọng rèn luyện cho học sinh có những kĩ năng toán học vững chắc; chú trọng công tác thực hành toán học trong nội khoá cũng nhƣ ở ngoại khoá. Trong tài liệu Chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Toán [4] (Ban hành kèm theo Thông tƣ số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), có nêu rõ về đặc điểm môn học này: “Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn…”. Nguyễn Bá Kim [13] đƣa ra 3 phƣơng hƣớng thực 2 hiện nguyên lí GD trong môn Toán: 1- Làm rõ mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn; 2Dạy cho HS kiến tạo tri thức, rèn luyện kĩ năng theo tinh thần sẵn sàng ứng dụng; 3Tăng cƣờng vận dụng và thực hành toán học. Việc thực hiện nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành – luyện tập toán thông qua khai thác các bài toán thực tiễn đồng thời cũng là thực hiện các chú ý này. Toán học có liên hệ mật thiết với thực tiễn và có ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học, công nghệ cũng nhƣ trong sản xuất và đời sống. Với vai trò đặc biệt, toán học trở nên thiết yếu đối với mọi ngành khoa học, góp phần làm cho đời sống xã hội ngày càng hiện đại và văn minh hơn. Bởi vậy, việc cho học sinh làm quen với các bài toán hay vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn ngay từ bậc tiểu học là việc làm cần thiết đối với sự phát triển của xã hội và phù hợp với mục tiêu của giáo dục tiểu học. Với vị trí đặc biệt là môn học công cụ; môn Toán cung cấp kiến thức, kĩ năng, phƣơng pháp, góp phần xây dựng nền tảng văn hóa phổ thông của con ngƣời lao động mới làm chủ tập thể, việc thực hiện nguyên lí giáo dục: ''Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội'' cần phải quán triệt trong mọi trƣờng hợp để hình thành mối liên hệ qua lại giữa kĩ thuật lao động sản xuất, cuộc sống và toán học. Nguyên lí này cần và phải đƣợc thực hiện ngay từ cấp học nền tảng, cấp tiểu học để tạo cho học sinh thói quen xem xét nguồn gốc cũng nhƣ tính ứng dụng của toán học trong thực tiễn cuộc sống. Các kiến thức kĩ năng của môn Toán ở tiểu học rất cần cho ngƣời lao động, cần thiết để học các môn học khác ở tiểu học và chuẩn bị cho việc học tốt môn Toán ở bậc trung học. Môn Toán giúp học sinh nhận biết các mối quan hệ về số lƣợng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có phƣơng pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống. Môn Toán góp phần rất lớn trong việc rèn luyện phƣơng pháp suy nghĩ, phƣơng pháp suy luận, phƣơng pháp giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, khi học, mỗi cá nhân cần phải vận dụng các tri thức toán học vào thực tiễn và luôn trau dồi năng lực vận dụng và thực hành vào cuộc sống phục vụ tƣơng lai. Nội dung chƣơng trình môn Toán ở tiểu học đƣợc xác định là xây dựng trên cơ sở của việc chọn lọc các nội dung đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, gắn với trẻ thơ. Tuy nhiên việc coi trọng vận dụng toán học, đặc biệt là thực hành giải quyết vấn đề trong 3 học tập và trong đời sống còn mang tính hình thức. Thực tế dạy học toán ở tiểu học hiện nay nặng về phần kiến thức và kĩ năng, chƣa có nhiều các bài tập vận dụng vào cuộc sống để học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng môn Toán vào cuộc sống xung quanh. Học sinh đƣợc học các kiến thức về số học, đại lƣợng và đo đại lƣợng, các yếu tố hình học, giải toán có lời văn, đƣợc thực hành – luyện tập các kĩ năng xoay quanh các mạch kiến thức toán đƣợc học nhƣng khi áp dụng vào các tình huống trong thực tiễn thì các em rất lúng túng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Một trong những nguyên nhân đó là giáo viên và học sinh chƣa đƣợc trang bị những phƣơng tiện hỗ trợ hiệu quả cho việc dạy và học những ứng dụng của tri thức toán vào trong cuộc sống. Thực tế cũng cho thấy nhiều giáo viên còn chƣa xác định rõ mục tiêu và phƣơng pháp giúp học sinh vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn trong dạy học toán ở tiểu học mà còn nặng về lí thuyết. Theo tác giả Bùi Việt Phú, Lê Quang Sơn (2019) [19], các xu hƣớng và quan điểm của dạy học hiện đại đƣợc tóm tắt theo sơ đồ dƣới đây: Đặc trƣng của thời đại Toàn cầu hóa Yêu cầu của CNH-HĐH đất nƣớc Điều kiện dạyhọc hiện nay của Việt Nam Dạy học lấy học sinh làm trung tâm Toàn cầu hóa, Phát triển bền vững Con ngƣời có năng lực hành động Đã có đổi mới, nâng cấp nhất định Xu hƣớng dạy học hiện đại Dạy học theo quan điểm công nghệ hóa quá trình dạy học Dạy học theo kiểu Giáo dục vì sự phát triển bền vững Hình 1. Các xu hướng và quan điểm của dạy học hiện đại Theo UNESCO [47], bốn trụ cột giáo dục bao gồm: “học để biết, học để làm, học để sống và học để tự khẳng định mình”. Trên cơ sở đó, mục tiêu giáo dục, chƣơng trình giáo dục ở các nƣớc trên thế giới cũng đƣợc nhìn nhận lại để vừa theo sát một xu thế 4 vừa phù hợp với yêu cầu phát triển của từng quốc gia, đó là: Chƣơng trình giáo dục với cách tiếp cận theo nội dung, nghĩa là quan tâm chủ yếu đến việc học sinh sẽ lĩnh hội đƣợc những kiến thức gì, sang cách tiếp cận phát triển năng lực, tức là quan tâm nhiều đến việc học sinh có thể làm đƣợc gì sau khi lĩnh hội đƣợc các kiến thức. Điều này đƣợc thể hiện cụ thể trong chƣơng trình giáo dục phổ thông của nhiều quốc gia phát triển nhƣ Úc [30], Canada, Cộng hòa liên bang Đức, New Zealand [5]… Nói cách khác, mục tiêu phát triển năng lực cho ngƣời học trở thành một trong những xu thế tất yếu của việc xây dựng chƣơng trình GDPT ở nhiều nƣớc, trong đó năng lực hành động đƣợc quan tâm hàng đầu. Thời đại ngày nay đòi hỏi con ngƣời không những chỉ biết lĩnh hội các kiến thức mà còn cần đƣợc phát triển các kĩ năng sử dụng các kiến thức đó ở các mức độ khác nhau khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Vì những lí do trên đây chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của luận văn là: Thiết kế và tổ chức vận dụng toán học vào thực tiễn trong dạy học toán lớp 4. 2. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lí luận về vận dụng toán học vào thực tiễn. - Nghiên cứu thiết kế và tổ chức vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh lớp 4. - Tìm hiểu mức độ năng lực giải quyết vấn đền thực tiễn của học sinh lớp 4. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và làm rõ tính ứng dụng của kiến thức toán học lớp 4 vào thực tiễn. - Thiết kế một số bài toán ứng dụng vào thực tiễn từ kiến thức toán học lớp 4. - Tổ chức cho học sinh lớp 4 vận dụng các bài toán có tính ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. - Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm nhằm kiểm định tính khả thi và hiệu quả của việc thiết kế và tổ chức vận dụng một số bài toán vào thực tiễn. 4. Giả thuyết khoa học Trên cơ sở lí luận và thực tiễn nếu thiết kế và tổ chức vận dụng toán học vào thực tiễn trong dạy học toán thì sẽ nâng cao đƣợc năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh lớp 4.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất