Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế và tổ chức hoạt động khám phá trong dạy học môn toán lớp 5...

Tài liệu Thiết kế và tổ chức hoạt động khám phá trong dạy học môn toán lớp 5

.PDF
205
1
67

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -------- BÙI THỊ YÊN THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC ĐÀ NẴNG - 2021 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -------- BÙI THỊ YÊN THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5 Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học) Mã số: 814 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG NAM HẢI ĐÀ NẴNG - 2021 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của các cá nhân và tập thể. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục Tiểu học – Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng cùng Ban Giám hiệu, tập thể giáo viên Trường Quốc tế Việt Nam Singapore. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Nam Hải – người luôn động viên, khích lệ và hướng dẫn tận tình để tác giả có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và nhất là gia đình thân yêu luôn cổ vũ, dành cho tôi tình cảm lớn lao và niềm tin đồng thời giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như quá trình thực hiện luận văn. Cảm ơn các em học sinh lớp 5 Trường Quốc tế Việt Nam Singapore đã phối hợp để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song vì năng lực và kinh nghiệm còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô giáo cùng đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, ngày 15 tháng 12 năm 2021 Tác giả luận văn Bùi Thị Yên LỜI CAM ĐOAN Đề tài luận văn “Thiết kế và tổ chức hoạt động khám phá trong dạy học Toán 5” được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Nam Hải. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các ngữ liệu và trích dẫn trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Nếu sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Đà Nẵng, ngày 15 tháng 12 năm 2021 Xác nhận của người hướng dẫn khoa học Tác giả TS. Hoàng Nam Hải Bùi Thị Yên TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ Tên đề tài: Thiết kế và tổ chức hoạt động khám phá trong dạy học môn Toán lớp 5 Ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học) Họ và tên học viên: Bùi Thị Yên Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Nam Hải Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng Tóm tắt: Thiết kế và tổ chức hoạt động khám phá trong dạy học nhằm hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, là một trong những năng lực quan trọng mà chúng ta cần hướng tới trong quá trình dạy học. Học sinh có năng lực giải quyết vấn đề tốt sẽ góp phần giúp các em giải quyết tốt các vấn đề trong môn Toán, phát triển năng lực giải quyết vấn đề môn toán chương trình phổ thông 2018, nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Toán cũng như các môn học khác, ứng dụng trong thực tiễn đời sống hằng ngày. Từ kết quả nghiên cứu lí luận và tìm hiểu thực trạng dạy học toán cho học sinh lớp 5; đề xuất quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động khám phá cũng như thiết kế và tổ chức một số hoạt động khám phá trong dạy học môn Toán lớp 5, chúng tôi thu được kết quả sau đây: 1. Bước đầu hệ thống hóa cơ sở lí luận của việc thiết kế và tổ chức hoạt động khám phá. 2. Phân tích và so sánh được nội dung kiến thức, kĩ năng, yêu cầu cần đạt của chương trình Toán 5 hiện hành và chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018. 3. Xây dựng được khung đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo con đường khám phá với 3 mức độ: Tốt, Đạt, Cần cố gắng. 4. Thiết kế được một số tình huống và hoạt động khám phá trong dạy học Toán 5. a. Hướng dẫn cách tổ chức các hoạt động khám phá đã tạo lập. b. Thiết kế được một số kế hoạch dạy học c. Thiết kế được 2 đề kiểm tra năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. 5. Tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm định tính khả thi và hiệu quả của các hoạt động khám phá đã xây dựng, khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết đã nêu. Với những kết quả thu được, luận văn đã đạt được mục đích đề ra. Thiết kế, tổ chức bài dạy sử dụng hoạt động khám phá không phải là mới mẻ nhưng nó không phải là những bài thiết kế có sẵn mà đòi hỏi sự tìm tòi, sáng tạo của người thầy. Thành công trong dạy học với việc tổ chức hoạt động khám phá phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sư phạm của người giáo viên, ngay từ việc nghiên cứu chương trình và đối tượng học sinh cụ thể để thiết kế hoạt động đến việc tổ chức hoạt động khám phá trong dạy học như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất đều đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt của mỗi người. Thực tế còn rất nhiều khó khăn trong việc thiết kế và tổ chức hoạt động khám phá trong các trường tiểu học. Những vấn đề về thiết kế và tổ chức một số hoạt động khám phá trong dạy học Toán lớp 5 trong luận văn này đề cập chỉ là một phương án để tham khảo. Từ những kết quả thu được ở đề tài, tôi sẽ tiếp tục mở rộng đề tài ra ở các chủ đề trong môn Toán lớp 5 nói riêng và môn Toán ở trường tiểu học nói chung. Từ khóa: hoạt động khám phá, năng lực giải quyết vấn đề toán học, thiết kế hoạt động khám phá, tổ chức hoạt động khám phá, môn Toán lớp 5. Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người thực hiện đề tài TS. Hoàng Nam Hải Bùi Thị Yên THE INFORMATION OF MASTER THESIS Topic: Designing and organizing discovery activities in teaching 5th grade Maths. Major: Education Science (Primary Education) Author: Bui Thi Yen Supervisor: PhD. Hoang Nam Hai Training institution: The University of Da Nang - University of Education and Science Abstract: Designing and organizing discovery activities in teaching to form problemsolving competency for students is one of the most important competencies that we need to aim for in the teaching process. It helps students with good problem-solving competency to solve mathematical problems and develop mathematical problemsolving competency in the 2018 Mathematics Curriculum. This enhances efficiency in teaching and learning in Mathematics, as well as other subjects, and aids the application of Mathematical concepts to practical daily life. From the results of theoretical research and analysing real-life situations when teaching Maths to 5th grade students, through the process of designing and organizing discovery activities as well as designing and organizing a number of discovery activities in teaching 5th grade Maths, the following structure was followed: 1. Initial systematization of the theoretical basis of the design and organization of discovery activities. 2. Analysis and comparison of the content of knowledge, skills, and requirements of the current Math 5 program and the 2018 General Education program. 3. Development of a framework to evaluate the problem-solving competency according to the way of discovery with 3 levels: Good, Pass, Improvement Needed. 4. Design of a number of situations and discovery activities in teaching Math 5. a. Instructions on how to organize the discovery activities created. b. Design of some teaching plans c.Design of two problems to test students' problem-solving competency. 5. Conduct experiments to test the feasibility and effectiveness of the exploration activities that have been built and confirm the viability of the stated hypothesis. With the obtained results, the thesis has achieved the set purpose. Designing and organizing lessons using discovery activities is not a new method, but it relies upon the skill and creativity of the teacher. Success in teaching with the organization of exploratory activities depends very much on the pedagogical ability of the teacher, right from researching the program to designing activities. Discovery activities require the creativity and flexibility of each teacher, in order to achieve a high level of efficiency. In fact, there are still many difficulties in designing and organizing practical activities in primary schools. The problems of designing and organizing some practical activities in teaching 5th grade Mathematics in this thesis mentioned are only an option for reference. From the results obtained in the topic, I will continue to expand the topic to include topics in grade 5 Math and elementary school math in general. Keywords: discovery activities, mathematical problem solving competency, design of discovery activities, organization of discovery activities, 5th grade Maths. Supervisor Author Ph.D Hoang Nam Hai Bui Thi Yen MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ MỤC LỤC DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU..................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................................. 1 1.1. Các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ...........................................1 1.2. Mục tiêu chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 .............................2 1.3. Tầm quan trọng của môn Toán trong trường tiểu học và việc thiết kế, tổ chức hoạt động khám phá trong dạy học ............................................................3 1.4. Thực tiễn dạy học môn Toán hiện nay .........................................................4 1.5. Xu hướng đổi mới giáo dục trên thế giới và Việt Nam ..............................5 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................... 6 3. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................................... 6 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................................ 6 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 6 6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 6 7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................................ 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................8 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................................................. 8 1.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài..................................................................8 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................12 1.2. Kết luận chương 1 .......................................................................................................... 15 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................................................................................16 2.1. Đặc điểm tâm lí học sinh lớp 5 ................................................................................... 16 2.1.1. Đặc điểm về hoạt động nhận thức ...............................................................16 2.1.1.1. Tri giác ..................................................................................................16 2.1.1.2. Chú ý .....................................................................................................16 2.1.1.3. Trí nhớ ..................................................................................................16 2.1.1.4. Tư duy ...................................................................................................16 2.1.1.5. Tưởng tượng .........................................................................................17 2.1.1.6. Ngôn ngữ...............................................................................................17 2.1.2. Đặc điểm về nhân cách ................................................................................17 2.1.2.1. Tính cách...............................................................................................17 2.1.2.2. Tình cảm ...............................................................................................18 2.2. Cấu trúc chương trình môn Toán lớp 5 .................................................................... 18 2.2.1. Chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành ..............................................18 2.2.1.1. Cấu trúc, nội dung môn Toán ...............................................................18 2.2.1.2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán 5 ..................................................20 2.2.2. Chương trình Toán 5 - Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ................24 2.2.2.1. Cấu trúc, nội dung môn Toán ...............................................................24 2.2.2.2. Yêu cầu cần đạt .....................................................................................26 2.2.3. So sánh chương trình hiện hành và chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ....31 2.2.3.1. Về các mạch kiến thức ..........................................................................31 2.2.3.2. Về các nội dung chi tiết ........................................................................32 2.2.4. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực người học .............................................................................33 2.3. Năng lực và năng lực giải quyết vấn đề ..................................................................... 34 2.3.1. Khái niệm năng lực, năng lực giải quyết vấn đề .........................................34 2.3.1.1. Khái niệm năng lực ...............................................................................34 2.3.1.2. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề ..................................................36 2.3.1.3. Các năng lực cần phát triển cho học sinh ............................................37 2.3.2. Năng lực đặc thù của môn Toán ..................................................................39 2.4. Dạy học toán theo con đường khám phá................................................................... 43 2.4.1. Các khái niệm cơ bản ..................................................................................43 2.4.2. Đặc điểm của hoạt động khám phá .............................................................44 2.4.3. Ưu, nhược điểm của dạy học bằng hoạt động khám phá ............................47 2.4.3.1. Ưu điểm .................................................................................................47 2.4.3.2 Hạn chế ..................................................................................................49 2.4.4. Các hình thức và mức độ của khám phá trong dạy học .............................50 2.4.5. Yêu cầu cho người dạy và người học khi tổ chức hoạt động khám phá ..........53 2.4.6. Quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động khám phá .....................................53 2.4.7. Tổ chức các hoạt động khám phá ................................................................58 2.5. Khung đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo con đường tìm tòi khám phá ................................................................................................................................................... 58 2.5.1. Nguyên tắc xây dựng khung đánh giá năng lực giải quyết vấn đề ..............58 2.5.2. Khung đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học theo con đường khám phá ...............................................................................................................................59 2.6. Thực trạng dạy học toán theo con đường khám phá ............................................. 60 2.6.1. Mục đích của khảo sát .................................................................................60 2.6.2. Nội dung khảo sát ........................................................................................60 2.6.2.1. Nội dung khảo sát giáo viên .................................................................60 2.6.2.2. Nội dung khảo sát học sinh ...................................................................60 2.6.3. Tổ chức khảo sát ..........................................................................................61 2.6.3.1. Đối tượng khảo sát ...............................................................................61 2.6.3.2. Thời gian khảo sát ................................................................................61 2.6.3.3. Phương pháp khảo sát ..........................................................................61 2.6.4. Phân tích kết quả khảo sát ...........................................................................61 2.6.4.1. Kết quả điều tra, khảo sát giáo viên .....................................................61 2.6.4.2. Kết quả quan sát học sinh thông qua dự giờ ........................................66 2.6.5. Kết luận thực trạng ......................................................................................67 2.7. Kết luận chương 2 .......................................................................................................... 67 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRONG DẠY HỌC TOÁN 5 ..............................................................................69 3.1. Mục tiêu của việc thiết kế và tổ chức một số hoạt động khám phá trong dạy học Toán 5 ...................................................................................................................................... 69 3.2. Nguyên tắc thiết kế hoạt động khám phá.................................................................. 69 3.2.1. Nguyên tắc bám sát mục tiêu, chương trình toán ở tiểu học .......................69 3.2.2. Nguyên tắc đề cao sự sáng tạo, tính tích cực của học sinh .........................70 3.2.3. Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học, thực tiễn .............................................70 3.2.4. Nguyên tắc phát huy vai trò thiết kế, định hướng, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của người thầy ........................................................................................70 3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt .............................................71 3.3. Nguyên tắc tổ chức hoạt động khám phá.................................................................. 71 3.3.1. Giải quyết vấn đề .........................................................................................71 3.3.2. Quản lí người học ........................................................................................71 3.3.3. Tích hợp và kết nối ......................................................................................71 3.3.4. Phân tích thông tin và giải thích ..................................................................71 3.3.5. Thất bại và phản hồi ....................................................................................72 3.4. Thiết kế và tổ chức một số hoạt động khám phá trong dạy học môn Toán lớp 5 ................................................................................................................................................... 72 3.4.1. Thiết kế và tổ chức một số hoạt động khám phá trong dạy học khái niệm .....72 3.4.1.1. Thiết kế và tổ chức HĐKP trong dạy học khái niệm phân số thập phân ....73 3.4.1.2. Thiết kế và tổ chức HĐKP trong dạy học khái niệm số thập phân ......75 3.4.1.3. Thiết kế và tổ chức HĐKP trong dạy học khái niệm vận tốc ...............79 3.4.2. Thiết kế và tổ chức một số hoạt động khám phá trong dạy học quy tắc .......81 3.4.2.1. Thiết kế và tổ chức HĐKP trong dạy học so sánh hai số thập phân ....82 3.4.2.2. Thiết kế và tổ chức HĐKP trong dạy học cộng hai số thập phân ........86 3.4.2.3. Thiết kế và tổ chức HĐKP trong dạy học trừ hai số thập phân ...........89 3.4.2.4. Thiết kế và tổ chức HĐKP trong dạy học hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên .......................................................................92 3.4.2.5. Thiết kế và tổ chức HĐKP trong dạy học nhân một số thập phân với một số thập phân ................................................................................................94 3.4.2.6. Thiết kế và tổ chức HĐKP trong dạy học chia một số thập phân cho một số tự nhiên ...................................................................................................95 3.4.2.7. Thiết kế và tổ chức HĐKP hình thành quy tắc tính diện tích hình tam giác ....98 3.4.2.8. Thiết kế và tổ chức HĐKP hình thành quy tắc tính diện tích hình thang ..103 3.5. Kết luận chương 3 ........................................................................................................ 107 CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .....................................................108 4.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................................ 108 4.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................................................. 108 4.3. Tổ chức thực nghiệm ................................................................................................... 108 4.3.1. Hình thức và mục đích thực nghiệm .........................................................108 4.3.2. Phương pháp thực nghiệm .........................................................................109 4.3.3. Thời gian và địa điểm thực nghiệm ...........................................................109 4.4. Phân tích kết quả sau khi thực nghiệm ................................................................... 109 4.4.1. Phân tích định tính .....................................................................................109 4.4.2. Phân tích định lượng..................................................................................112 4.5. Kết luận thực nghiệm .................................................................................................. 115 4.6. Kết luận chương 4 ........................................................................................................ 115 KẾT LUẬN ĐỀ TÀI...........................................................................................116 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................117 PHỤ LỤC ............................................................................................................ PL PHỤ LỤC 1 .........................................................................................................................PL1 PHỤ LỤC 2 .........................................................................................................................PL2 PHỤ LỤC 3 .........................................................................................................................PL3 PHỤ LỤC 4 .........................................................................................................................PL4 PHỤ LỤC 5 .........................................................................................................................PL5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh GDPT Giáo dục phổ thông HĐKP Hoạt động khám phá GQVĐ Giải quyết vấn đề OECD Tổ chức các nước phát triển WEF Diễn đàn Kinh tế thế giới EU Liên minh Châu Âu SGK Sách giáo khoa DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1. Bảng biểu hiện cụ thể của năng lực toán học ở cấp Tiểu học 40 2.2. Bảng mức độ khám phá 52 2.3. Bảng quy trình khám phá theo mô hình 5E 54 2.4. Bảng Mục đích tổ chức HĐKP 62 2.5. Bảng thực trạng việc tổ chức dạy học theo con đường khám phá 63 2.6. Bảng vai trò của việc tổ chức dạy học khám phá 64 2.7. Bảng nguyên nhân GV ít sử dụng DHKP 64 Bảng đánh giá mức độ phát huy tính tích cực của HS trong thực 4.1. nghiệm 110 4.2. Đánh giá kĩ năng tìm tòi, phát hiện của HS trong thực nghiệm 110 4.3. Bảng kết quả bài kiểm tra số 1 sau thực nghiệm 112 4.4. Bảng kết quả bài kiểm tra số 2 sau thực nghiệm 113 4.5. Bảng tổng hợp số liệu của hai bài kiểm tra 114 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình hình Trang 1.1. Các xu hướng và quan điểm của dạy học hiện đại 5 2.1. Sơ đồ năng lực, phẩm chất cần hình thành cho HS 39 2.2. Quy trình thiết kế HĐKP 56 2.3. Quy trình tổ chức HĐKP 57 Khung đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh theo con đường 2.4 khám phá 59 3.1. Quy trình tổ chức HĐKP trong dạy học khái niệm 73 3.2. Quy trình tổ chức HĐKP trong dạy học quy tắc 82 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Trong bối cảnh toàn cầu hoá hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học - công nghệ đạt những bước tiến thần kì, khối lượng thông tin, tri thức nhân loại tăng theo cấp số mũ, hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đều nhận thức GD&ĐT trở thành nhân tố vừa là nền tảng, vừa là động lực góp phần quyết định tương lai của mỗi dân tộc. Đứng trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta khẳng định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình, của các lực lượng xã hội. Đây là một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay của ngành GD đã và đang thực hiện để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và khẳng định vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội"[13]. Nghị quyết số 29-NQ/TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”[14]. Nghị quyết số 88/2014/QH13- về đổi mới chương trình SGK GDPT chỉ đạo thực hiện mục tiêu “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi HS”[37]. 2 Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc khóa XII, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kì trước, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỉ XXI, khẳng định triết lí nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”…. Một phương hướng, nhiệm vụ quan trọng được nêu trong dự thảo, đó là: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Đổi mới chương trình, nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề. Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học, hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan”[15]. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra định hướng chiến lược phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài”[16]. . Như vậy cho thấy những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta không ngừng quan tâm đến phát triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt là chú trọng đến công tác đào tạo mũi nhọn nhằm tạo ra những con người đầy đủ năng lực và phẩm chất, đáp ứng nhu cầu nguồn lao động chất lượng cao cho đất nước trong thời kì đổi mới. 1.2. Mục tiêu chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 [3] Chương trình GDPT cụ thể hoá mục tiêu GDPT, giúp HS làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. 3 Chương trình giáo dục tiểu học giúp HS hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt. Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp HS phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động. Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp HS tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. 1.3. Tầm quan trọng của môn Toán trong trường tiểu học và việc thiết kế, tổ chức hoạt động khám phá trong dạy học Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống; chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở tiểu học và chuẩn bị cho việc học tốt môn Toán ở trung học cơ sở. Môn Toán giúp HS nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Đối tượng nghiên cứu của toán học với quan hệ về số lượng và hình dạng là thế giới của hiện thực vì thế ở tiểu học cho dù là những kiến thức đơn giản nhất cũng là những thể hiện của các mối quan hệ về số lượng và hình dáng không gian. Môn Toán góp phần hình thành và phát triển cho HS năng lực toán học (biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán) bao gồm các thành phần cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực GQVĐ 4 toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán. Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, GQVĐ, góp phần phát triển trí thông minh. Những thao tác tư duy có thể rèn luyện cho HS qua môn Toán bao gồm phân tích tổng hợp, so sánh, tưởng tượng, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hoá, đặc biệt hóa. Các phẩm chất trí tuệ có thể rèn luyện cho HS bao gồm: tính độc lập, tính linh hoạt, tính nhuần nhuyễn, tính sáng tạo. Nhiệm vụ của người GV hiện nay không phải cung cấp cho HS một vốn tri thức mà quan trọng hơn là trang bị cho HS khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu và tự tìm hiểu, nắm bắt các tri thức mới. HĐKP giải quyết các vấn đề học tập nhỏ và hoạt động tích cực hợp tác theo nhóm, tổ, lớp để GQVĐ. Tổ chức dạy học khám phá thường xuyên trong quá trình dạy học là tiền đề thuận lợi cho việc vận dụng dạy học GQVĐ. Mục tiêu của dạy học khám phá là hình thành kiến thức, kĩ năng mới, xây dựng thái độ niềm tin và rèn luyện khả năng tư duy, năng lực xử lí tình huống, GQVĐ cụ thể nào đó ở HS. 1.4. Thực tiễn dạy học môn Toán hiện nay Trong nhà trường, dạy học khám phá cần được nhận thức như một tiếp cận mới về phương pháp đào tạo và xa hơn nữa như một năng lực cần hình thành trong mục tiêu đào tạo bởi lẽ: Thứ nhất, do khối lượng kiến thức tăng “siêu tốc” mâu thuẫn với quỹ thời gian học tập ở nhà trường có hạn nên từ quan niệm cũ học một lần cho cả đời, nền giáo dục phải dựa trên nguyên tắc “học tập thường xuyên, suốt đời” . Vì vậy dạy học khám phá là một cách tiếp cận mới về phương pháp dạy học cần được áp dụng. Thứ hai, do yêu cầu của nền kinh tế- xã hội ngày nay tiến bộ nhanh chóng dưới tác động của khoa học kĩ thuật con người hiện đại phải có năng lực qiải quyết tốt vấn đề nảy sinh để thích ứng nhanh chóng với cuộc sống thì mới tồn tại và phát triển được. Vì vậy, năng lực GQVĐ là một năng lực cần được hình thành trong mục tiêu đào tạo. Ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu về dạy học khám phá với quy mô khác nhau và đã có những kết quả bước đầu. Nhưng nhìn chung việc tổ chức dạy học khám phá trong các cấp học nói chung và dạy học ở Tiểu học nói riêng của ta chưa được triển
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất