Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế nhà máy chế biến rau quả” với hai mặt hàng bột cam năng suất 4 tấn sản ...

Tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến rau quả” với hai mặt hàng bột cam năng suất 4 tấn sản phẩm ngày và đồ hộp măng tây tự nhiên năng suất 1,2 tấn ngyên liệu giờ

.PDF
108
77
106

Mô tả:

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN RAU QUẢ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA HÓA THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN RAU QUẢ VỚI HAI MẶT HÀNG: - BỘT CAM: NĂNG SUẤT 4 TẤN SẢN PHẨM/NGÀY. ĐỒ HỘP MĂNG TÂY TỰ NHIÊN: NĂNG SUẤT 1,2 TẤN NGYÊN LIỆU/GIỜ. Sinh viên thực hiện: PHẠM THỊ TƯỜNG VI Đà Nẵng – Năm 2019 SVTH: Phạm Thị Tường Vi GVHD: ThS. Trần Thế Truyền Trang i ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN RAU QUẢ LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa Hóa trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, bạn bè và gia đình. Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa Hóa trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến ThS. Trần Thế Truyền đã quan tâm, hướng dẫn rất tận tình trong suốt quá trình em thực hiện đồ án. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt đồ án này. Cuối cùng, em xin chúc quý thầy cô khoa Hóa dồi dào sức khỏe để tiếp tục sự nghiệp giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho các thế hệ sinh viên tiếp theo để giúp họ có được những nền tảng kiến thức vững chắc, đủ sức đảm đương vai trò trong công việc, nghiên cứu và học tập trong tương lai. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Phạm Thị Tường Vi SVTH: Phạm Thị Tường Vi GVHD: ThS. Trần Thế Truyền Trang ii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN RAU QUẢ LỜI CAM ĐOAN Tôi: Phạm Thị Tường Vi xin cam đoan: - Đồ án tốt nghiệp là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn thực tế trên cơ sở các số liệu và được dựa theo hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn. - Đố án tốt nghiệp là thành quả của tôi, không sao chép theo bất kì đồ án tương tự nào. - Mọi sự tham khảo sử dụng trong đồ án đều được trích dẫn các nguồn tài liệu trong báo cáo và danh mục tài liệu tham khảo. - Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế của nhà trường, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Đà Nẵng ngày 25 tháng 5 năm 2019 Sinh viên Phạm Thị Tường Vi SVTH: Phạm Thị Tường Vi GVHD: ThS. Trần Thế Truyền Trang iii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN RAU QUẢ MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1: LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT .................................................... 2 1.1. Vị trí địa lí ........................................................................................................................... 2 1.2. Đặc điểm thiên nhiên ....................................................................................................... 2 1.3. Vùng nguyên liệu .............................................................................................................. 3 1.4. Nguồn cung cấp nhiên liệu ............................................................................................. 3 1.5. Nguồn cung cấp điện ....................................................................................................... 3 1.6. Nguồn cung cấp nước ...................................................................................................... 3 1.7. Nước thải ............................................................................................................................. 3 1.8. Nguồn nhân lực ................................................................................................................. 3 1.9. Thị trường tiêu thụ sản phẩm......................................................................................... 4 1.10. Năng suất nhà máy ......................................................................................................... 4 Chương 2: TỔNG QUAN ........................................................................................ 5 2..1 Nguyên liệu ........................................................................................................................ 5 2.1.1. Cam ............................................................................................................ 5 2.1.2. Măng tây .................................................................................................. 11 2.2. Sản phẩm ........................................................................................................ 14 2.2.1. Bột cam .................................................................................................... 14 2.2.2. Đồ hộp măng tây tự nhiên ....................................................................... 15 2.3. Chọn phương án thiết kế ................................................................................ 16 2.3.1. Sản phẩm bột cam .................................................................................... 16 2.3.2. Sản phẩm đồ hộp măng tây tự nhiên ....................................................... 18 Chương 3: CHỌN VÀ THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ............ 20 3.1. Quy trình công nghệ sản xuất bột cam ...................................................................... 20 3.1.1. Sơ đồ quy trình công nghệ ....................................................................... 20 3.1.2 Thuyết minh quy trình công nghệ ............................................................. 21 3.1.2.1. Bảo quản tạm ........................................................................................ 21 SVTH: Phạm Thị Tường Vi GVHD: ThS. Trần Thế Truyền Trang iv ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN RAU QUẢ 3.1.2.2. Lựa chọn, phân loại .............................................................................. 21 3.1.2.3. Rửa ........................................................................................................ 22 3.1.2.4. Chần ...................................................................................................... 23 3.1.2.5 Bóc vỏ, làm sạch .................................................................................... 23 3.1.2.6. Ép .......................................................................................................... 23 3.1.2.7. Lọc ........................................................................................................ 24 3.1.2.8. Gia nhiệt ............................................................................................... 24 3.1.2.9. Cô đặc ................................................................................................... 24 3.1.2.10. Phối trộn ............................................................................................. 24 3.1.2.11. Sấy phun .............................................................................................. 25 3.1.2.12. Xử lý sản phẩm ................................................................................... 25 3.1.2.13. Bao gói ................................................................................................ 25 3.2. Sản phẩm đồ hộp măng tây tự nhiên ......................................................................... 26 3.2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ ....................................................................... 26 3.2.2. Thuyết minh quy trình công nghệ ............................................................ 27 3.2.2.1. Bảo quản tạm ........................................................................................ 27 3.2.2.2. Lựa chọn, phân loại .............................................................................. 27 3.2.2.3. Rửa ........................................................................................................ 28 3.2.2.4. Cắt ......................................................................................................... 28 3.2.2.5. Chần ...................................................................................................... 29 3.2.2.6. Xếp hộp ................................................................................................. 30 3.2.2.7. Rót dịch ................................................................................................. 31 3.2.2.8. Bài khí, ghép mí .................................................................................... 31 3.2.2.9. Thanh trùng .......................................................................................... 32 3.2.2.10. Bảo ôn ................................................................................................. 32 3.2.2.11. Hoàn thiện .......................................................................................... 33 Chương 4: TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT ........................................................ 34 4.1. Kế hoạch sản xuất của nhà máy .................................................................................. 34 4.2. Cân bằng vật chất............................................................................................................ 35 SVTH: Phạm Thị Tường Vi GVHD: ThS. Trần Thế Truyền Trang v ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN RAU QUẢ 4.2.1. Cân bằng vật chất cho dây chuyền sản xuất bột cam .............................. 35 4.2.2. Cân bằng vật chất cho dây chuyền sản xuất đồ hộp măng tây tự nhiên . 39 Chương 5: TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ .............................................................. 42 5.1. Dây chuyền sản xuất bột cam ...................................................................................... 42 5.1.1. Băng tải chọn lựa và phân loại................................................................ 42 5.1.2. Công đoạn rửa ......................................................................................... 43 5.1.3. Thiết bị chần, hấp ................................................................................. 44 5.1.4. Thiết bị bóc vỏ ......................................................................................... 45 5.1.5. Ép ............................................................................................................. 46 5.1.6. Thiết bị lọc ............................................................................................... 46 5.1.7. Thiết bị gia nhiệt ...................................................................................... 47 5.1.8. Thiết bị cô đặc:..................................................................................... 48 5.1.9. Thiết bị phối trộn ..................................................................................... 49 5.1.10. Thiết bị sấy phun .................................................................................... 50 5.1.11. Thiết bị rây bột ....................................................................................... 51 5.1.12. Thiết bị bao gói ...................................................................................... 52 5.1.13. Thùng chứa nước cam sau ép ................................................................ 53 5.1.14. Thùng chứa nước cam sau lọc ............................................................... 54 5.1.15. Thùng chứa xirô ngô .............................................................................. 54 5.1.17. Bơm nguyên liệu .................................................................................... 55 5.2. Dây chuyền sản xuất đồ hộp măng tây tự nhiên ..................................................... 56 5.2.1. Băng tải chọn lựa và phân loại................................................................ 56 5.2.2. Thiết bị rửa ............................................................................................. 57 5.2.3. Máy cắt .................................................................................................... 58 5.2.4. Thiết bị chần ............................................................................................ 58 5.2..5 Máy rửa lon rỗng. .................................................................................... 58 5.2.6. Băng tải xếp hộp. ..................................................................................... 59 5.2.7. Máy kiểm tra trọng lượng tự động........................................................... 59 5.2.8. Máy chiết rót ............................................................................................ 60 SVTH: Phạm Thị Tường Vi GVHD: ThS. Trần Thế Truyền Trang vi ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN RAU QUẢ 5.2.10. Máy rửa lon sau khi ghép mí. ................................................................ 61 5.2.11. Thiết bị thanh trùng ............................................................................... 61 5.2.12. Thiết bị dán nhãn ................................................................................... 63 5.2.13. Thùng chứa dịch rót............................................................................... 64 5.2.14 Thiết bị đun nước muối ........................................................................... 65 5.2.15 Bể làm nguội ........................................................................................... 65 5.2.16 Pa lăng điện ............................................................................................ 65 5.2.17 Chọn bơm ................................................................................................ 66 Chương 6: TÍNH NHIỆT ....................................................................................... 67 6.1. Tính hơi ............................................................................................................................. 67 6.1.1 Dây chuyền sản xuất bột cam ................................................................... 67 6.1.2. Dây chuyền sản xuất đồ hộp măng tây tự nhiên ...................................... 69 6.1.3. Chi phí hơi cho sinh hoạt ..................................................................... 74 6.1.4. Chi phí hơi do mất mát ......................................................................... 74 6.1.5. Tính lượng hơi cung cấp ...................................................................... 74 6.2. Tính nước ....................................................................................................... 75 Chương 7: TÍNH XÂY DỰNG VÀ QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG ......... 77 7.1. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................................. 77 7.2. Phân xưởng sản xuất chính .......................................................................................... 79 7.3. Kho nguyên liệu .............................................................................................................. 80 7.4. Kho thành phẩm .............................................................................................................. 80 7.5. Kho chứa hộp sắt No-13 và bao bì ............................................................................. 81 7.6. Kho chứa xirô ngô và các nguyên liệu phụ .................................................... 82 7.7. Nhà hành chính ................................................................................................................ 82 7.8. Nhà ăn ................................................................................................................................ 83 7.9. Nhà vệ sinh ....................................................................................................................... 83 7.10. Khu xử lý nước thải ..................................................................................................... 84 7.11. Phân xưởng cơ điện ..................................................................................................... 84 7.12. Khu lò hơi ....................................................................................................................... 84 SVTH: Phạm Thị Tường Vi GVHD: ThS. Trần Thế Truyền Trang vii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN RAU QUẢ 7.13. Nhà thường trực ............................................................................................................ 84 7.14. Nhà cân............................................................................................................................ 84 7.15. Nhà để xe hai bánh và ô tô ......................................................................................... 84 7.16. Trạm biến áp .................................................................................................................. 84 7.17. Nhà đặt máy phát điện ................................................................................................ 85 7.18. Bể chứa nước ................................................................................................................. 85 7.19. Trạm bơm ....................................................................................................................... 85 7.20. Đài nước.......................................................................................................................... 85 7.21. Kho chứa phế liệu......................................................................................................... 85 7.22. Phòng kiểm nghiệm ..................................................................................................... 85 7.23. Phòng đặt dụng cụ cứu hỏa ........................................................................................ 85 7.24. Kho chứa nhiên liệu ..................................................................................................... 85 7.25. Khu đất mở rộng ........................................................................................................... 85 7.26. Tổng diện tích xây dựng ............................................................................................. 86 Chương 8: KIỂM TRA SẢN XUẤT – KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ................ 88 8.1. Kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên liệu ............................................................... 88 8.2. Kiểm tra các công đoạn sản xuất ................................................................................ 88 8.2.1. Công đoạn sản xuất bột cam .................................................................. 88 8.2.2. Công đoạn sản xuất đồ hộp măng tây tự nhiên ....................................... 89 8.3. Kiểm tra chất lượng sản phẩm .................................................................................... 90 8.3.1. Bột cam .................................................................................................... 90 8.3.2. Đồ hộp măng tây tự nhiên ....................................................................... 90 Chương 9: AN TOÀN LAO ĐỘNG – VỆ SINH XÍ NGHIỆP ........................... 91 9.1. An toàn lao động ............................................................................................................. 91 9.1.1. An toàn làm việc với thiết bị đun nóng .................................................... 91 9.1.2. An toàn lao động khi vận hành máy móc ................................................. 91 9.1.3. An toàn về điện ........................................................................................ 91 9.2. Vệ sinh xí nghiệp ............................................................................................................ 91 9.2.1. Vệ sinh cá nhân của công nhân ............................................................... 92 SVTH: Phạm Thị Tường Vi GVHD: ThS. Trần Thế Truyền Trang viii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN RAU QUẢ 9.2.2. Vệ sinh máy móc, thiết bị, nền nhà .......................................................... 92 9.2.3. Thông gió bão hoà nhiệt độ ..................................................................... 92 9.2.4. Xử lý phế liệu của quá trình sản xuất ...................................................... 92 9.3. Phòng chống cháy nổ ..................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 95 SVTH: Phạm Thị Tường Vi GVHD: ThS. Trần Thế Truyền Trang ix ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN RAU QUẢ DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Bảng 2.1. Thành phần hóa học trong quả cam. Bảng 2.2. Thành phần hóa học của măng tây. Bảng 3.1. Sự biến đổi hàm lượng acid ascorbic (vitamin C) theo điều kiện chần khác nhau. Bảng 4.1. Biểu đồ thu hoạch nguyên liệu. Bảng 4.2. Biểu đồ thu nhập nguyên liệu. Bảng 4.3. Số ngày sản xuất trong năm (2020). Bảng 4.4: Số ngày làm việc/số ca trong các tháng và cả năm (2020). Bảng 4.5. Bảng hao hụt nguyên liệu qua từng công đoạn (sản phẩm bột cam). Bảng 4.6.Tổng kết lượng năng suất công đoạn (sản phẩm bột cam). Bảng 4.7. Bảng hao hụt nguyên liệu qua từng công đoạn (sản phẩm đồ hộp măng tây). Bảng 4.8. Tổng kết năng suất công đoạn (sản phẩm đồ hộp măng tây tự nhiên). Bảng 5.1. Tổng kết thiết bị dây chuyền sản xuất bột cam. Bảng 5.2. Tổng kết thiết bị dây chuyền sản xuất đồ hộp măng tây tự nhiên. Bảng 6.1. Bảng tổng kết lượng hơi sử dụng trong sản xuất bột cam. Bảng 6.2. Bảng tổng kết lượng hơi sử dụng trong sản xuất đồ hộp măng tây tự nhiên. Bảng 7.1. Nhân lực làm việc gián tiếp trong phân xưởng. Bảng 7.2. Nhân lực trực tiếp tham gia sản xuất trong phân xưởng. Bảng 7.3. Các bộ phận của nhà hành chính. Bảng 7.4. Bảng tổng kết các hạng mục xây dựng. Hình 2.1. Quả cam Hình 2.2. Cam Valencia. Hình 2.3. Cam Navel. Hình 2.4. Cam Blood. Hình 2.5. Cam Xã Đoài. Hình 2.6. Cam sành. Hình 2.7. Cam mật. Hình 2.8. Cam soàn. Hình 2.9. Phân loại măng tây. Hình 2.10. Bột cam. Hình 2.11.Đồ hộp măng tây. SVTH: Phạm Thị Tường Vi GVHD: ThS. Trần Thế Truyền Trang x ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN RAU QUẢ Hình 3.1. Băng chuyền lựa chọn, phân loại cam. Hình 5.1. Cấu tạo thiết bị rửa thổi khí. Hình 5.2. Thiết bị rửa thổi khí. Hình 5.3. Cấu tạo và nguyên tắc làm việc của thiết bị chần kiểu xoắn ốc. Hình 5.4. Thiết bị chần, hấp Hình 5.5. Thiết bị ép trục vít. Hình 5.6. Thiết bị ép cam . Hình 5.7. Thiết bị lọc khung bản. Hình 5.8. Thiết bị gia nhiệt. Hình 5.9. Thiết bị cô đặc chân không. Hình 5.10. Thiết bị phối trộn. Hình 5.11. Thiết bị sấy phun. Hình 5.12. Thiết bị rây bột Hình 5.13. Thiết bị bao gói. Hình 5.14. Thùng chứa. Hình 5.15. Băng tải gàu. Hình 5.16. Bơm nguyên liệu. Hình 5.17. Máy rửa thổi khí. Hình 5.18. Máy cắt. Hình 5.19. Máy rửa lon rỗng. Hình 5.20. Máy kiểm tra trọng lượng tự động. Hình 5.21. Máy chiết rót tự động. Hình 5.22. Máy ghép mí chân không tự động. Hình 5.23. Máy rửa lon sau ghép mí. Hình 5.24. Thiết bị thanh trùng dạng đứng. Hình 5.25. Thiết bị dán nhãn. Hình 5.26. Thùng chứa dịch rót. Hình 5.27. Nồi nấu. Hình 5.28. Pa lăng điện. Sơ đồ 3.1. Quy trình sản xuất bột cam. Sơ đồ 3.2. Quy trình sản xuất đồ hộp măng tây tự nhiên. Sơ đồ 7.1. Sơ đồ tổ chức của nhà máy. SVTH: Phạm Thị Tường Vi GVHD: ThS. Trần Thế Truyền Trang xi ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN RAU QUẢ LỜI MỞ ĐẦU Rau quả là nguồn thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn hằng ngày. Rau quả cung cấp vitamin, muối khoáng cho cơ thể, đặc biệt là chất xơ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, rau quả còn có nhiều tác dùng phòng ngừa và chữa bệnh như tốt cho mắt, giảm hàm lượng cholesterol trong máu, phòng bệnh tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ cũng như làm đẹp cho con người. Do vậy, trong chế độ ăn của con người, rau quả không thể thiếu và ngày càng quan trọng. Nước ta là nước nhiệt đới gió mùa, có điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi cho việc trồng các loại rau quả với năng suất cao, kể cả rau quả ôn đới và nhiệt đới. Trong những năm qua sản xuất rau quả của Việt Nam đã có những bước tăng trưởng rất mạnh cả về diện tích và sản lượng. Tốc độ tăng trưởng diện tích trung bình trong 15 năm qua là 28%, năm 2005 chỉ đạt hơn 300 ngàn ha, thì đến năm 2017 đạt trên 880 nghìn ha. Năm 2010, sản lượng rau quả đạt xấp xỉ 13 triệu tấn, đến 2017 đã đạt sản lượng 16,5 triệu tấn và tăng 3,53% so với năm 2016. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu rau quả trong những năm gần đây có sự tăng trưởng đột biến. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2011 – 2016 là 32,7%/năm. Năm 2017 xuất khẩu rau quả đạt khoảng 3,5 tỷ USD, tăng 43% so với năm 2016, trong đó, xuất khẩu trái cây chiếm 80%, rau chiếm 20%. Dự kiến, thị trường này sẽ tiếp tục tăng trưởng và trở thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam. [43] Tuy nhiên, rau quả rất khó bảo quản, không thể bảo quản lâu sau khi thu hoạch, chất lượng và hàm lượng chất dinh dưỡng nhanh chóng giảm sút trong quá trình bảo quản. Ngành công nghiệp bảo quản chế biến sau thu hoạch còn chậm phát triển, ít được quan tâm dẫn đến tỷ lệ thất thoát rất lớn, chất lượng sản phẩm bị giảm rất nhiều trong quá trình lưu thông và chưa tạo ra được giá trị gia tăng trong chế biến sâu. Do đó, phát triển công nghiệp chế biến rau quả giúp bảo quản rau quả được lâu hơn, tạo ra các sản phẩm đa dạng từ rau quả là nhu cầu cấp thiết. Đồng thời, phát triển công nghiệp chế biến rau quả còn tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cũng như cải thiện đời sống người dân. Trên cơ sở đó, tôi được giao nhiệm vụ: “thiết kế nhà máy chế biến rau quả” với hai mặt hàng: - Bột cam: năng suất 4 tấn sản phẩm/ngày. Đồ hộp măng tây tự nhiên: năng suất 1,2 tấn ngyên liệu/giờ. SVTH: Phạm Thị Tường Vi GVHD: ThS. Trần Thế Truyền Trang 1 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN RAU QUẢ Chương 1: LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT Khi thiết kế nhà máy, việc chọn địa điểm xây dựng nhà máy đóng vai trò rất quan trọng. Bởi vì đây là phần mang tính thuyết phục, nó quyết định sự sống còn của nhà máy. Do vậy địa điểm xây dựng nhà máy phải phù hợp với quy hoạch chung về kinh tế của địa phương. Trên cơ sở phân tích các dữ liệu thực tế, thời vụ nguyên liệu, khí hậu, vị trí địa lý và các điều kiện điện, nước, phương tiện giao thông trong vùng, em quyết định chọn địa điểm xây dựng nhà máy chế biến rau quả với sản phẩm là bột cam và đồ hộp măng tây tự nhiên tại khu công nghiệp Hòa Phú thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. 1.1. Vị trí địa lý [7] Khu công nghiệp Hoà Phú tọa lạc tại xã Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Phía Bắc giáp sông Lộc Hòa. Phía Nam giáp sông Bà Lang. Phía Tây giáp Quốc lộ 1A. Phía Đông giáp ruộng lúa. Nằm dọc theo Quốc lộ 1A hướng Vĩnh Long – TP. Cần Thơ – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau và đặc biệt có liên hệ với đầu mối giao thông và khu kinh tế như sau: - Gần đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – TP. Cần Thơ. - Tiếp giáp Quốc lộ 1A - Cách Cảng Vĩnh Long 12 km và cầu Mỹ Thuận 18km. - Cách Cảng Cái Cui Cần Thơ 35 km. - Cách TP. Hồ Chí Minh 140 km. - Cách Tuyến Công Nghiệp Cổ Chiên 15 km - Cách Khu Công Nghiệp Bình Minh 20 km. Ngoài ra, Vĩnh Long là một trong những tỉnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có mạng lưới giao thông đường thủy rất thuận lợi cho việc giao lưu đi lại, mua bán trong vùng. Tỉnh có hai con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu chảy qua, và ở giữa địa bàn tỉnh có con sông Măng Thít nằm vắt ngang nối liền 2 con sông này. Đây được xem là đường vận tải thủy huyết mạch cho cả khu vực Miền Tây. 1.2. Đặc điểm thiên nhiên [8] Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.400 – 1.450 mm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, chiếm 85% lượng mưa cả năm, nhiệt độ tương đối cao, ổn định, nhiệt độ trung bình là 27ºC, đất tốt, độ phì nhiêu cao. SVTH: Phạm Thị Tường Vi GVHD: ThS. Trần Thế Truyền Trang 2 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN RAU QUẢ Đó là những điều kiện thuận lợi làm cho Vĩnh Long trở tình một trong những tỉnh có diện tích đất trồng rau quả cũng như sản lượng thu hoạch cao của Đồng bằng sông Cửu Long. 1.3. Vùng nguyên liệu Nguồn nguyên liệu cam được thu mua từ các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long như: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang (42 ngàn tấn cam sành/năm), Bến Tre (45 ngàn tấn cam sành/năm)… và các tỉnh Tây Nguyên như: Đăk Lăk, Đăk Nông... [8] Nguồn nguyên liệu măng tây được thu mua từ các tỉnh như Lâm Đồng, Đà Lạt, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh (vùng Củ Chi), Bình Phước, Vĩnh Long, An Giang… [9] 1.4. Nguồn cung cấp nhiên liệu [7] Nhà máy sử dụng hơi đốt cung cấp từ lò hơi riêng của nhà máy. Lò hơi sử dụng nhiên liệu là dầu DO, dầu FO,...Các loại này được cung cấp từ các trạm xăng dầu của tỉnh. 1.5. Nguồn cung cấp điện [7] Điện được cung cấp từ hệ thống điện lưới quốc gia có dọc theo quốc lộ 1A. Ngoài ra nhà máy cũng dự trữ thêm máy phát điện dự phòng. 1.6. Nguồn cung cấp nước Nguồn nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho sản xuất thực phẩm. Để đáp ứng được điều đó nhà máy sử dụng nguồn nước từ mạng lưới nước do công ty cấp nước Vĩnh Long cung cấp đã qua hệ thống xử lí nước. 1.7. Nước thải Nước thải nhà máy sau khi xử lí được đưa ra hệ thống xử lí nước thải riêng của nhà máy, sau đó đến khu xử lí nước thải chung của khu công nghiệp (công suất 4000 m3/ ngày đêm) [7] và được thải ra ngoài đúng nơi quy định. 1.8. Nguồn nhân lực Nhà máy tuyển lao động ở tại Vĩnh Long và các địa phương lân cận. Công nhân được tuyển phần lớn có trình độ học vấn lớp 9 – 12, khi học qua khóa đào tạo vận hành thiết bị và mọi hoạt động khác, chắc chắn sẽ được đội ngũ công nhân lành nghề, đảm bảo cho nhà máy hoạt động tốt. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý: nhà máy sẽ tiếp nhận các kỹ sư của các trường đại học trên toàn quốc. Đây là lực lượng nòng cốt của nhà máy, được đào tạo cơ bản, dễ dàng nắm bắt được các tiến bộ của các thành tựu khoa học kỹ thuật mới của các nước tiên tiến trên thế giới, góp phần cải tiến kỹ thuật, công nghệ của nhà máy. SVTH: Phạm Thị Tường Vi GVHD: ThS. Trần Thế Truyền Trang 3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN RAU QUẢ 1.9. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường trong nước và có thể xuất khẩu ra nước ngoài, ngoài ra còn cung ứng cho các công ty thực phẩm tạo ra các sản phẩm đồ hộp. 1.10. Năng suất nhà máy Chọn năng suất nhà máy với 2 mặt hàng: - Bột cam: năng suất 4 tấn sản phẩm/ngày. - Đồ hộp măng tây tự nhiên: năng suất 1,2 tấn nguyên liệu/giờ. Tóm lại, qua việc khảo sát tình hình ở trên, tôi quyết định chọn địa điểm khu công nghiệp Hoà Phú, Vĩnh Long để xây dựng nhà máy là hoàn toàn có cơ sở. Nó vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế, vừa góp phần giải quyết việc làm, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của thị trường. SVTH: Phạm Thị Tường Vi GVHD: ThS. Trần Thế Truyền Trang 4 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN RAU QUẢ Chương 2: TỔNG QUAN 2.1. Nguyên liệu 2.1.1. Cam 2.1.1.1. Giới thiệu chung về cam [11] Cam (danh pháp hai phần: Citrus và sinensis) là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi. Nó có quả nhỏ hơn quả bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua. Loài cam là một cây lai được trồng từ xưa, có thể lai giống giữa loài bưởi (Citrus maxima) và quýt (Citrus Hình 2.1. Quả Cam reticulata). Cam được trồng rộng rãi ở những nơi có khí hậu ấm áp, và vị cam có thể biến đổi từ ngọt đến chua. Cam thường lột vỏ và ăn lúc còn tươi, hay vắt lấy nước. Vỏ cam dày, có vị đắng, thường bị vứt đi nhưng cũng có thể chế biến thành thức ăn cho gia súc bằng cách rút nước bằng sức ép và hơi nóng. Nó cũng được dùng làm gia vị hay đồ trang trí trong một số món ăn. Lớp ngoài cùng của vỏ có thể được dùng làm "zest" để thêm hương vị cam vào thức ăn. Phần trắng của vỏ cam là một nguồn pectin. 2.1.1.2. Phân loại cam Có 3 loại cam chính: cam chanh, cam sành và cam đắng. [2] - Loại cam chanh: vỏ mỏng, phẩm chất có thể giống hoặc khác nhau và được gộp làm 3 nhóm: + Nhóm cam thường: gồm các giống tiêu biểu là Valencia, Cadenara,… - trong đó giống Valencia là ít đắng nhất thích hợp cho chế biến đồ hộp. + Nhóm cam rốn: giống tiêu biểu là Thomson, Navel, Washington. Loại này có vỏ dày hơn, đáy lồi. + Nhóm cam đỏ: phần ruột và nước quả có màu đỏ, phẩm chất cao. Giống cam đỏ hiện đang trồng nhiều ở các nước vùng Địa Trung Hải. Loại cam sành (citrus nobilis L.): vỏ dày, sần sùi, ruột vàng đỏ, hương vị thơm ngon. Cam Bố Hạ thuộc loại này. Loại cam đắng (citrus aurantium Ly.) nhiều vị đắng, chất lượng không cao, không thích hợp cho chế biến. SVTH: Phạm Thị Tường Vi GVHD: ThS. Trần Thế Truyền Trang 5 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN RAU QUẢ Một số loại cam thường gặp: ❖ Cam Valencia [12] Cam Valencia có nguồn gốc từ đảo Azores và Bồ Đào Nha. Quả cam tròn có cỡ nhỏ tới trung bình thích hợp cho sản xuất công nghiệp, vỏ mỏng, da cam nhẵn, hạt màu cam sáng. Quả có mùi vị đặc sắc ngay khi còn tươi hay sau khi đã được chế biến nước ép. Khi quả chín trên cây, nó chuyển sang màu cam sáng nhưng khi nhiệt độ nóng lên làm cho da hấp thụ lại chlorophyl từ lá nên cam chín có màu xanh nhạt Thu hoạch chính vụ từ tháng 2 đến tháng 10. Loại cam này chủ yếu dùng làm nước ép trái cây vì tỉ lệ dịch thu được cao, dịch quả có màu sậm và bền, ít hạt nên không tạo vị đắng. Hình 2.2. Cam Valencia [12] ❖ Cam Navel [12] Các giống cam Navel điển hình: cam Caracara, cam Washington. Các giống cam này được trồng ở Brazil, Trung Quốc. Thu hoạch chính vụ từ tháng 11 đến tháng 1. Cam Navel có quả to hơn cam Valencia và các loại cam ngọt khác. Vỏ quả có màu vàng đậm sáng cho tới cam, dày và dễ lột vỏ, không hạt, tỷ lệ thu dịch ép cao. Giống cam này không dùng trong chế biến nước quả vì trong quá trình chế biến sẽ tạo vị đắng. Hình 2.3. Cam Navel [12] SVTH: Phạm Thị Tường Vi GVHD: ThS. Trần Thế Truyền Trang 6 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN RAU QUẢ ❖ Cam Blood [12] Giống cam này được xem là ngon và hấp dẫn nhất trong các loại quả có múi được tìm thấy đầu tiên ở Địa Trung Hải. Quả cỡ trung bình với vỏ mỏng, có ít hoặc không hạt. Múi và tép cam có màu đỏ sậm sáng đẹp. Dịch ép nhiều, ngọt, có màu đỏ sậm và ít chua hơn các loại cam khác. Nhược điểm lớn nhất của cam Blood là hàm lượng anthocyanins tạo màu đỏ đậm có khuynh hướng bị nhạt trong quá trình chế biến và bảo quản. Cam Blood có thể dùng ở dạng tươi hoặc dịch ép. Hình 2.4. Cam Blood [12] ❖ Cam Xã Đoài [13] Nguồn gốc từ vùng Xã Đoài, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Cây cao trung bình, tán lá hơi xoè, thích nghi rộng. Năng suất cao, khối lượng quả trung bình 200 – 250 g/quả, có 18 – 22 hạt/quả, ngon thơm, thu hoạch vào tháng 12 đến tháng 1. Hình 2.5. Cam Xã Đoài [13] ❖ Cam sành [13] Cam Sành Hà Giang - Tuyên Quang - Yên Bái: là vùng cam chủ yếu của các tỉnh phía Bắc. Cây cao trung bình, thích nghi rộng, năng suất cao. SVTH: Phạm Thị Tường Vi GVHD: ThS. Trần Thế Truyền Trang 7 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN RAU QUẢ Cam Sành thu quả vào dịp Tết, khối lượng quả trung bình 150 – 250 g/quả, ngon thơm ngọt đậm. Hình 2.6. Cam sành [13] ❖ Cam mật [13] Khối lượng quả trung bình 150 – 270 g/quả, chất lượng quả ngon, thịt quả màu vàng tươi, vỏ dày từ 3,5 – 4,0 mm, tỉ lệ nước quả 36 – 52 %. Có mùi vị ngọt và đặc trưng bên trong, để cam mật đạt chất lượng nên thu hoạch quả cam mật ở tuần thứ 33 – 34 sau khi hoa nở. Hình 2.7. Cam mật [13] ❖ Cam soàn [13] Điểm đặc trưng để phân biệt giống cam soàn với các giống cam khác là tán cây có hình cầu hơi vươn cao, lá thon dài, đỉnh và đáy quả có hình tròn phẳng như đồng tiền, bề mặt vỏ sần. Cam soàn năng suất cao, vị ngọt nhưng có điểm hạn chế so với các giống cam khác là thịt quả có màu vàng nhạt, lượng nước quả ít. Trọng lượng trung bình 250 – 300 g/quả. SVTH: Phạm Thị Tường Vi GVHD: ThS. Trần Thế Truyền Trang 8 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN RAU QUẢ Hình 2.8. Cam soàn [13] 2.1.1.3. Thành phần hóa học của quả cam Trong phần múi cam có chứa: 88% nước, 12% chất khô, trong đó tổng số đường chiếm 6,3%, gồm 3,6% saccharose, 1,3% glucose và 1,4% fructose. Axit hữu cơ chiếm 1,4%, chủ yếu là axit Citric. Pectin có 0,9% (trong vỏ có đến 4%). Vitamin A 0,09 mg%, B1 0,04 mg%, B2 0,06 mg%, B6 0,08 mg%, PP 0,75 mg%. Bảng 2.1. Thành phần hóa học trong quả cam [14] Thành phần Hàm lượng Đơn vị Nước 87,5 % Protit 0,9 % Gluxit 8,4 % Acid hữu cơ 1,3 % Cellulose 1,6 % Calcium 34 mg% Sắt 23 mg% Caroten 0,4 mg% Vitamin C 40 mg% 2.1.1.4. Công dụng của cam [15] Cam là nguồn tuyệt vời cung cấp vitamin C, bổ sung chất dinh dưỡng, tác dụng gia tăng đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe, nhanh lành vết thương. Một lượng lớn chất flavonoid và vitamin C trong trái cam đã được biết là giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng flavonoid trong trái cam có thể làm giảm bệnh huyết áp cao, giúp phát triển chậm bệnh xơ cứng động mạch, giảm cholesterol. SVTH: Phạm Thị Tường Vi GVHD: ThS. Trần Thế Truyền Trang 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan