Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế khuôn ép đùn cho sản phẩm khay đựng cơm 5 ngăn...

Tài liệu Thiết kế khuôn ép đùn cho sản phẩm khay đựng cơm 5 ngăn

.PDF
17
1
60

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA CÔNG NGHỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THIẾT KẾ KHUÔN ÉP ĐÙN CHO SẢN PHẨM KHAY ĐỰNG CƠM 5 NGĂN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN ThS. Cao Văn Thi Lê Minh Trí (MSSV: 1065697) Ngành: Cơ Khí Chế Tạo Máy – Khóa: 32 Tháng 12/2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA CÔNG NGHỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THIẾT KẾ KHUÔN ÉP ĐÙN CHO SẢN PHẨM KHAY ĐỰNG CƠM 5 NGĂN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN ThS. Cao Văn Thi Lê Minh Trí (MSSV: 1065697) Ngành: Cơ Khí Chế Tạo Máy – Khóa: 32 Tháng 12/2010 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA CÔNG NGHỆ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Cần Thơ, ngày..26... tháng ...08.. năm 2010. PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NĂM HỌC : 2010 – 2011 1. Họ và tên sinh viên: LÊ MINH TRÍ Ngành : Cơ Khí Chế Tạo Máy MSSV: 1065697 Khoá : 32 2. Tên đề tài : Thiết Kế Và Chế Tạo Khuôn Ép Đùn Sản Xuất Khay Đựng Cơm 5 Ngăn 3. Địa điểm thực hiện : Trường Đại Học Cần Thơ 4.Tên và họ của cán bộ hướng dẫn: ThS.CAO VĂN THI 5. Mục tiêu của đề tài : Tính toán và thiết kế. 6. Các nội dung chính và giới hạn của đề tài : Thiết Kế Khuôn Khay Đựng Cơm 5 Ngăn, đề tài chỉ nghiên cứu, tính toán, thiết kế và không chế tạo ra Khuôn. 7. Các yêu cầu hỗ trợ cho việc thực hiện đề tài : 8. Kinh phí dự trù cho việc thực hiện đề tài (dự trù chi tiết đính kèm, chỉ cần cho LVTN) : 250.000 SINH VIÊN ĐỀ NGHỊ (ký tên và ghi rõ họ tên) LÊ MINH TRÍ Ý KIẾN của CB tại cơ sở(nếu có) Ý KIẾN của CBHD(là CBGD ở Khoa, nếu có) Ý KIẾN CỦA BỘ MÔN Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG LV&TLTN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN -------.................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Cần Thơ, ngày …. . tháng …. . năm 2010 GV nhận xét NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN -------.................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Cần Thơ, ngày …. . tháng …. . năm 2010 GV nhận xét TÓM TẮT Hiện nay, khuôn mẫu được biết đến như một lĩnh vực chuyên biệt, nó là sự phối hợp nhịp nhàng giữa thiết kế mô phỏng trên máy vi tính và gia công cơ khí. Qui trình sản xuất khuôn bao gồm nhiều công đoạn và nó nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các phần mềm CAD, CAM, CNC. Trong số các phần mềm đó thì Pro/Engineer Wildfire 4.0 nó thể hiện khả năng vượt trội và hiện nay được các công ty thiết kế khuôn mẫu lựa chọn để phục vụ quá trình thiết kế sản phẩm cũng như thiết kế khuôn. Trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi trình bày khá đầy đủ các bước cần thiết của người kỹ sư thiết kế cần thực hiện khi thiết kế bộ khuôn ép phun. Với sự phát triển của ngành nhựa và sự đa dạng về chủng loại sản phẩm của nó nên chúng tôi đã tiến hành đi vào nghiên cứu tổng quan tình hình sản xuất các sản phẩm nhựa trong và ngoài nước, các loại vật liệu sử dụng trong ngành nhựa, các kết cấu khuôn khác nhau. Nhưng để có bộ khuôn hoàn chỉnh thì người thiết kế phải hiểu từng modul trong Pro/Engineer Wildfire 4.0. Và đặc biệt là việc ứng dụng hiệu quả của các modul này. Thông qua việc nghiên cứu modul Part chúng tôi đã thiết kế thành công mô hình 3D của Khay Đựng Cơm 5 Ngăn. Với việc ứng dụng modul Mold- Design chúng tôi đã thiết kế toàn bộ các chi tiết của bộ khuôn này và thông qua modul Assembly chúng tôi đã lắp ráp các chi tiết của bộ khuôn để kiểm tra sự tương thích về mặt hình học cũng như các yêu cầu kỹ thuật của bộ khuôn và chúng tôi đã lắp ráp thành công bộ khuôn để mà ép phun sản xuất Khay Đựng Cơm 5 Ngăn hoàn chỉnh .Và trong quá trình nghiên cứu chúng tôi tâm đắc nhất là đã tìm hiểu, xây dựng được các modul của Manufacturing để tiến hành mô phỏng gia công các lòng khuôn và xuất thành công file CL(chứa G_code để diều khiển gia công trên máy CNC). Để chuẩn bị cho quá trình gia công sản xuất thực tế các chi tiết khuôn đạt kết quả tốt và rút ngắn thời gian gia công, chúng tôi tiến hành thiết lập qui trình công nghệ để gia công chúng. Kết quả nghiên cứu thành công của đề tài này có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo về sau cho những ai yêu thích lĩnh vực thiết kế chế tạo khuôn mẫu. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả quí thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy trong suốt thời gian tôi theo học tại Trường. Đặc biệt là quí thầy cô trong bộ môn Cơ Khí, đã cung cấp cho tôi những kiến thức vô cùng bổ ích trên lớp học cũng như quá trình thực tập tại Xưởng ở Khoa Công Nghệ của Trường và nó mang nhiều kiến thức bổ ích hơn chuyên ngành tôi theo học. Và tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến thầy Th.S Cao Văn Thi đã tận tình hướng dẫn, chỉ dẫn cách sử dụng phần mềm Pro/Engineer trong thiết kế khuôn, cung cấp tài liệu về thiết kế khuôn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng chân thành cám ơn đến giám đốc Công ty Nhựa Hiệp Thành đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp xúc thực tế trong lĩnh vực thiết kế, gia công chế tạo khuôn mẫu, đồng thời cũng cảm ơn các anh đứng máy gia công ở Xưởng đã cung cấp cho tôi một số kiến thức bổ ích khi thực tập tại Công ty. Có được kết quả như ngày hôm nay, tôi luôn ghi nhớ những động viên của gia đình tôi, ba mẹ và bạn bè đã ủng hộ rất nhiều về mặt vật chất cũng như tinh thần .Với vốn kiến thức ấy giúp tôi bước vào cuộc sống vững vàng hơn, hiểu biết hơn trong nghề nghiệp và tự tin trong tương lai. Xin chân thành cảm ơn các bạn cùng lớp đã ủng hộ, động viên, đóng góp ý kiến bổ ích trong quá trình thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót, mong quí thầy cô và các bạn bỏ qua cũng như góp ý để giúp tôi hoàn thiện hơn đề tài của mình. Xin chân thành cảm ơn! Người thực hiện Lê Minh Trí LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, các sản phẩm nhựa gia dụng ngày càng được sử dụng phổ biến nó đa dạng về chủng loại phong phú về mẫu mã, kiểu dáng và cũng là sản phẩm có khả năng thay thế các sản phẩm khác như kim loại, gỗ,v.v.... Bên cạnh đó, vấn đề cạnh tranh của thị trường trong giai đoạn gần đây có thể nói là khốc liệt, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng tốt, kiểu dáng mẫu mã sản phẩm đẹp, nhưng giá thành thì phải thấp. Là một người thiết kế chế tạo, chúng ta phải tìm ra phương pháp tối ưu cho sản phẩm của mình để đáp ứng các yêu cầu đó. Tối ưu cả khâu thiết kế và chế tạo, do đó người kỹ sư phải dựa vào các trang thiết bị hiện có của nhà máy để gia công thích hợp, và phải chọn phần mềm tương thích với các máy móc thiết bị đó. Cùng những yêu cầu nêu trên, lĩnh vực gia công chế tạo khuôn mẫu cũng đã không ngừng phát triển vượt bậc về công nghệ và nó cũng đạt được những thành tựu to lớn, đặc biệt là trong mảng khuôn nhựa. Đối với mỗi chủng loại sản phẩm nhựa khác nhau sẽ có các kiểu khuôn khác nhau.. Tuy nhiên, các tài liệu, bài báo đề cập đến công nghệ chế tạo khuôn mẫu còn rất hạn chế, chính vì thế nó cần được nghiên cứu và đào sâu hơn. Để sản phẩm làm ra đủ sức cạnh tranh trên thị trường và đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng thì đòi hỏi công nghệ gia công chế tạo khuôn mẫu phải thay thế các máy móc tự động và có độ chính xác cao. Từ những yêu cầu thực tế đó mà các hệ thống CAD/CAM-CNC đã ra đời với vai trò hỗ trợ từ khâu thiết kế đến gia công chế tạo. Bên cạnh sự phát triển của khuôn mẫu cũng luôn gắn liền với sự phát triển của các phần mềm CAD/CAM-CNC. Hiện nay, tại các công ty thiết kế gia công chế tạo khuôn mẫu đang sử dụng rộng rãi phần mềm Pro/Engineer Wildfire, trong đó có phần mềm Pro/Engineer Wildfire 4.0 . Vì đây là phần mềm phiên bản mới cung cấp đầy đủ các công cụ từ việc phác thảo, thiết kế đến việc tạo khuôn và mô phỏng gia công để xuất sang mã lệnh CNC (G-post) cho việc gia công thực trên máy CNC. Các tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm này cũng khá phong phú, nhưng hầu như chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu sơ bộ, chưa đi sâu vào việc ứng dụng thực tế. Do đó, trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi thực hiện theo hướng ứng dụng các modun hỗ trợ của Pro/Engineer Wildfire 4.0 để thiết kế ra bộ khuôn hoàn chỉnh ép phun khuôn “Khay Đựng Cơm 5 Ngăn”. SVTH:Lê Minh Trí 48 Mục Lục Luận Văn Tốt Nghiệp MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 I. Lý do lựa chọn đề tài.................................................................................... 1 II. Mục đích nghiên cứu đề tài ........................................................................ 1 III. Địa Điểm, Thời Gian Thực Hiện............................................................... 2 IV. Nhiệm vụ của đề tài .................................................................................. 2 V. Phương pháp thực hiện đề tài ..................................................................... 2 VI. Giới hạn và nội dung đề tài ....................................................................... 2 VII. Kế hoạch thực hiên đề tài ........................................................................ 2 Phần I. Nghiên Cứu tổng Quan ........................................................................ 3 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ ÉP PHUN .............................. 4 1.1. Tổng quan về ngành nhựa và thực trạng ngành khuôn mẫu hiện nay.... 4 1.2. Tổng quan về công nghệ ép phun.............................................................. 5 1.2.1. Giới thiệu về công nghệ ép phun .......................................................... 5 1.2.2. Khái niệm về công nghệ ép phun ......................................................... 6 1.3. Máy ép phun .............................................................................................. 7 1.3.1. Cấu tạo của máy ép phun ..................................................................... 7 1.3.2. Chức năng một số thành phần chính của máy ép phun.......................... 7 1.3.2.1. Hệ thống hỗ trợ ép phun ............................................................... 7 1.3.2.2. Hệ thống phun.............................................................................. 9 1.3.2.3. Hệ thống kẹp ...............................................................................13 1.3.2.4. Hệ thống đẩy của khuôn ..............................................................16 1.3.2.5. Hệ thống điều khiển trong máy ép phun ......................................17 1.3.3. Công dụng...........................................................................................18 1.4. Cấu tạo của khuôn ép phun......................................................................18 1.4.1. Khái niệm về khuôn ............................................................................18 1.4.2. Khuôn hai tấm.....................................................................................18 1.4.3. Khuôn ba tấm......................................................................................19 1.4.4. Chức năng và bộ phận của khuôn ........................................................20 1.5. Vật Liệu Sử Dụng Cho Ép Phun ..............................................................23 1.5.1. Phân loại vật liệu nhựa ........................................................................23 1.5.2. Một số loại nhựa thông dụng...............................................................24 1.5.3. Một số tính chất vật lý và cơ học của nhựa..........................................26 1.5.3.1. Tính chất vật lý ...........................................................................26 1.5.3.2. Tính chất cơ học..........................................................................27 1.5.3.3. Các thông số quan trọng của vật liệu nhựa...................................27 1.6. Vật Liệu Thép Làm Khuôn .....................................................................30 1.6.1. Khuôn dập nguội.................................................................................30 1.6.2. Khuôn dập nóng, khuôn Die Casting...................................................31 1.6.3. Các loại khuôn rèn, khuôn đùn nóng ...................................................32 Luận Văn Tốt Nghiệp Mục Lục Chương 2. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM PRO/ENGINEER WILDFIRE 4.0 ...................................................33 2.1. Sơ lược về phần mềm................................................................................33 2.2. Phần mềm Pro/Engineer Wildfire 4.0......................................................34 2.3. Giao diện người dùng trong Pro/engineer wildfire 4.0............................36 2.3.1. Main Toolbar ......................................................................................36 2.3.2. Feature Creation Toolbar.....................................................................37 2.3.3. Navigation Browser ............................................................................37 2.3.4. Browser Windows...............................................................................38 2.3.5. Graphic Windows ...............................................................................38 2.3.6. Message Area......................................................................................38 2.4. Giới thiệu các lệnh dùng trong Modul Pro/Design.................................39 2.4.1. Các lệnh trong môi trường sketch phác thảo........................................39 2.4.2. Các lệnh trong thiết kế mô hình 3D .....................................................39 2.5. Giới thiệu Module Pro/moldesign ............................................................41 2.5.1. Cơ sở chung và trình tự thiết kế...........................................................41 2.5.2. Các bước làm việc trong môi trường khuôn với sản phẩm thực tế .......43 2.5.3. Các công cụ trong thanh tool bar.........................................................44 Chương 3. PHÂN TÍCH SẢN PHẨM KHAY ĐỰNG CƠM 5 NGĂN .....................................................49 3.1. Vật liệu dùng để sản xuất khay đựng cơm 5 ngăn...................................49 3.2. Bản vẽ .......................................................................................................50 3.2.1. Mô hình 3D.........................................................................................50 3.2.2. Bản vẽ 2D ...........................................................................................51 3.2.3. Kết quả phân tích dòng chảy nhựa bằng moldflow ..............................52 3.2.4. Qui trình công nghệ sản xuất Khay Đựng Cơm ...................................55 Phần II: Ứng dụng phần mềm Pro/Engineer wildfire 4.0 để thiết kế và lập quy trình công nghệ gia công khuôn ép đùn khay đựng cơm 5 ngăn ..57 Chương 4. Thiết Kế Khuôn Ép Phun Cho Sản Phẩm Khay Đựng Cơm 5 Ngăn .............................................58 4.1. Tạo mô hình 3D Khay Đựng Cơm trên Pro/Engineer Wildfire 4.0 .......58 4.1.1. Bắt đầu một thiết kế mới .....................................................................58 4.1.2. Thiết lập đơn vị đo ..............................................................................59 4.1.3. Thiết kế sản phẩm ...............................................................................59 4.2. Phân khuôn cho sản phẩm .......................................................................62 4.2.1. Thiết lập môi trường phân khuôn ........................................................62 4.2.2. Nhập chi tiết mẫu ................................................................................63 4.2.3. Tạo phôi khuôn ...................................................................................64 4.2.4. Tạo mặt phân khuôn............................................................................67 4.2.5. Phân mãnh khuôn đực, khuôn cái ........................................................69 4.2.6. Mở khuôn ...........................................................................................70 Luận Văn Tốt Nghiệp Mục Lục 4.3. Các chi tiết của bộ khuôn .........................................................................72 Chương 5. Lập quy trình công nghệ gia công lòng khuôn ép phun..................80 5.1. Lập qui trình công nghệ ...........................................................................80 5.1.1. Xác định dạng sản xuất .......................................................................80 5.1.2. Phân tích chi tiết gia công ...................................................................80 5.1.3. Chọn dạng phôi và phương pháp chế tạo phôi .....................................82 5.2. Lập quy trình gia công lòng khuôn cối ....................................................83 5.2.1. Bản vẽ phôi tấm khuôn gia công .........................................................83 5.2.2. Bản vẽ tấm khuôn gia công .................................................................83 5.2.3. Tính toán chế độ cắt cho các nguyên công...........................................84 5.3. Lập trình gia công trên phần mềm Pro Engineer Wile Fire 4.0 ...........111 KẾT LUẬN ......................................................................................................120 1. Kết Luận ...................................................................................................120 2. Kiến Nghị .................................................................................................121 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................122 Luận Văn Tốt Nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do lựa chọn đề tài. Cơ khí là một ngành công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống xã hội. Công nghiệp chế tạo cơ khí là nơi ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật và sản xuất ra nhiều hàng hóa để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội cũng như xuất khẩu. Cơ khí bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực có đặc điểm, hình thức hoạt động riêng. Trong đó, lĩnh vực thiết kế chế tạo khuôn mẫu là nơi các nhà kỹ sư thiết kế chế tạo hoàn thành loại khuôn nào đó trên các phần mềm và tiến hành gia công chúng để phục vụ cho việc sản xuất ra sản phẩm nhựa. Khuôn mẫu là lĩnh vực mà ở đó người kỹ sư thiết kế thể hiện được hết khả năng sáng tạo của mình. Nhưng đây là lĩnh vực khó vì nó đòi hỏi người kỹ sư phải có kiến thức về chuyên ngành cơ khí, phải biết các phần mềm chuyên về khuôn mẫu như Pro/E, Cimatron, Mastercam, Solidworks và bên cạnh đó với sự phát triển của công nghệ thông tin thì phần mềm Inventor 2010 cũng hỗ trợ cho thiết kế khuôn,v.v…và hơn cả người kỹ sư phải biết được nhiều kiểu kết cấu khuôn khác nhau. Vì ứng với mỗi loại sản phẩm khác nhau sẽ sử dụng kiểu khuôn khác nhau, ví dụ như khuôn ép đùn, ép thổi, đùn thổi, khuôn quay, v.v…Với mong muốn tìm hiểu sâu về công nghệ chế tạo khuôn mẫu để có thể đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng nhân sự của các công ty gia công chế tạo khuôn mẫu, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thiết kế và chế tạo khuôn ép đùn Khay Đựng Cơm 5 Ngăn” để làm luận văn tốt nghiệp. II. Mục đích nghiên cứu đề tài: Mục đích chính của việc nghiên cứu đề tài này là để nắm rõ cấu trúc lệnh, cách sử dụng các lệnh, khả năng thiết kế, mô phỏng lập trình, gia công trên phần mềm Pro/Engineer Wildfire 4.0. Trên cơ sở nghiên cứu đó, ứng dụng phần mềm này vào việc thiết kế bộ khuôn ép đùn sản xuất Khay Đựng Cơm 5 Ngăn, lập qui trình công nghệ gia công một số chi tiết của khuôn . III. Địa Điểm, Thời Gian Thực Hiện: Địa điểm: Trường Đại Học Cần Thơ. Thời gian thực hiện: tháng 08/2010 đến tháng 12/2010. SVTH:Lê Minh Trí 1 Luận Văn Tốt Nghiệp IV. Nhiệm vụ của đề tài:  Nghiên cứu cấu trúc các lệnh, cách thao tác lệnh, khả năng sử dụng thiết kế của các lệnh trong Pro/Engineer Wildfire 4.0.  Tìm hiểu về lĩnh vực khuôn mẫu và nghiên cứu đến khả năng ứng dụng của nó trong thực tế.  Phân tích lấy kích thước, thiết kế, lập mô phỏng gia công và lắp ráp hệ thống khuôn trên phần mềm Pro/Engineer Wildfire 4.0.  Qui trình gia công một số chi tiết của bộ khuôn. V. Phương pháp thực hiện đề tài:  Phương pháp phân tích, tổng hợp tham khảo tra cứu tài liệu (từ sách, báo, internet, v.v…).  Phương pháp thảo luận nhóm.  Phương pháp tiếp cận và thực hành trên máy vi tính.  Phương pháp tham quan thực tế tại xưởng gia công chế tạo khuôn mẫu.  Phương pháp thảo luận trực tiếp với giáo viên hướng dẫn. VI. Giới hạn và nội dung đề tài: - Đề tài chỉ dừng lại ở việc thiết kế các bộ phận của khuôn, thực hiện lắp ráp và mô phỏng quá trình gia công các mảnh khuôn, chưa đưa ra sản xuất thực tế. - Nội dung chính gồm: + Nghiên cứu công nghệ ép phun, hệ thống các bộ phận của khuôn trên cơ sở lý thuyết. + Nghiên cứu phần mềm Pro/Engineer Wildfire 4.0, vẽ sản phẩm, mô phỏng , lắp ráp, gia công trên phần mềm. VII. Kế hoạch thực hiên đề tài: PHẦN I: Nghiên cứu tổng quan (thực hiện trong 5 tuần) Chương I: Tổng quan về công nghệ ép phun (2 tuần). Chương II: Giới thiệu phần mềm Pro/Engineer wildfire 4.0 (1 tuần). Chương III: Phân tích sản phẩm (2 tuần). Phần II: :Ứng dụng phần mềm Pro/Engineer wildfire 4.0 để thiết kế và lập quy trình công nghệ gia công khuôn ép đùn khay đựng cơm (thực hiện trong 7 tuần) Chuơng IV: Thiết kế khuôn ép phun cho Sản phẩm (5 tuần). Chương V: Lập quy trình công nghệ gia công lòng khuôn ép phun (2 tuần). (1 tuần để hoàn thiện bài thuyết minh và in đề tài) SVTH:Lê Minh Trí 2 DANH MỤC CÁC BẢNG Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ ÉP PHUN Bảng 1.1 Thông số nhiệt độ của các loại nhựa .............................................................. 28 Bảng 1.2 Nhiệt độ phá hủy của một số loại nhựa ......................................................... 28 Bảng 1.3 Độ co rút của một số vật liệu nhựa ............................................................... 29 Bảng 1.4 Chiều dày một số sản phẩm vật liệu nhựa..................................................... 29 Bảng 1.5 Quan hệ giữa độ cao và chiều dày thành sản phẩm ....................................... 30 Chương 2: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM PRO/ENGINEER WILDFIRE 4.0 Bảng thanh công cụ chính của Pro/wildfire 4.0 ............................................................ 37 Bảng chức năng chính trong môi trường thiết kế ......................................................... 37 Bảng tác dụng của một số lệnh cơ bản trong module thiết kế........................................ 40 Kết luận Và Kiến Nghị Luận Văn Tốt Nghiệp KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Đề tài đã được thực hiện trong khoảng 15 tuần, với khoảng thời gian đó tôi đã nghiên cứu và nhận thấy phần mềm Pro/Engineer là một phần mềm hữu ích trong việc thiết kế và chế tạo khuôn mẫu. Trong nội dung luận văn tôi đã ứng dụng Pro/engineer wildfire 4.0 vào những thiết kế cụ thể sau: Thiết kế sản phẩm với modul “Part Design”, thiết kế khuôn với modul “Manufacturing - Mold Cavity”, gia công chế tạo insert dương với modul Manufacturing. Với sự hỗ trợ của phần mềm Pro/Engineer Wildfire 4.0 và nỗ lực của bản thân, khoảng thời gian thực hiện đề tài tôi đã không ngừng nghiên cứu và tham khảo các tài liệu từ sách giáo khoa, trên mạng. Đến nay, đề tài đã hoàn thành đúng thời gian và đạt được các mục tiêu đề ra, việc hoàn thành luận văn cũng giúp tôi hiểu biết nhiều hơn về lĩnh vực khuôn mẫu, nắm được các kết cấu kết cấu khuôn và cách thiết kế khuôn, quy trình công nghệ gia công khuôn, cũng qua đó đã giúp tôi nắm vững hơn các kiến thức đã học như: công nghệ CAD/CAM-CNC, công nghệ chế tạo máy, dung sai kỹ thuật đo, vẽ kỹ thuật, v.v...Do là lần đầu tiên nghiên cứu ứng dụng phần mềm Pro/Engineer Wildfire 4.0 vào việc thiết kế và chế tạo khuôn nên còn nhiều hạn chế, nhiều thiếu sót nhưng đề tài cũng đã đạt được một số thành quả nhất định như: - Ứng dụng phần mềm Pro/Engineer Wildfire 4.0 để thiết kế sản phẩm và thiết kế khuôn. - Ứng dụng Pro/engineer wildfire 4.0 để xuất chương trình NC gia công chế tạo chi tiết insert dương. - Ứng dụng được phần mềm moldflow để phân tích dòng chảy của nhựa lên sản phẩm. - Thiết kế quy trình công nghệ gia công mảnh lòng khuôn . - Đề tài cũng đã hoàn thành việc chế tạo và gia công khuôn, từ đó còn rút ra một số kinh nghiệm trong thiết kế cơ khí. - Đã hoàn thành mục tiêu đề ra là thiết kế, mô phỏng và chế tạo khuôn cho sản phẩm Khay Đựng Cơm 5 Ngăn. Bên cạnh những thành quả đạt được thì cũng không gặp ít khó khăn và hạn chế trong quá trình làm đề tài như: - Tài liệu tham khảo về khuôn mẫu vẫn còn ít và hạn chế. - Việc sử dụng phần mềm và tìm kiếm tài liệu nghiên cứu phần mềm còn khó khăn nên việc sử dụng phần mềm chưa hiểu hết về nó, tôi sẽ tiếp tục đào sâu phần mềm và đi nghiên cứu tiếp nó. - Khuôn được thiết kế trên cơ sở tính toán lý thuyết chưa được đưa ra sản xuất thực tế. - Luận văn dừng lại ở qui trình công nghệ, chưa mô phỏng lắp ráp và mô phỏng gia công trên phần mềm Pro/engineer wildfire 4.0. Do thời gian có hạn nên tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu tiếp phần còn lại. SVTH:Lê Minh Trí 120 Luận Văn Tốt Nghiệp Kết luận Và Kiến Nghị - Pro/engineer wildfire 4.0 là phần mềm ngoài lĩnh vực thiết kế khuôn mẫu ra bên cạnh đó nó còn hỗ trợ thiết kế các lĩnh vực khác nên tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về nó đặc biệt là thiết kế động cơ . 2. Kiến nghị: - Phần mềm thiết kế Pro/Engineer Wildfire 4.0 là phần mềm có nhiều tính năng vượt trội, rất tiện lợi trong lĩnh vực mô phỏng, thiết kế cơ khí và đặc biệc là trong thiết kế và chế tạo khuôn mẫu. Do đó, tôi rất mong phần mềm sẽ được nhà trường giới thiệu đến các bạn sinh viên của Khoa Công Nghệ thuộc ngành Cơ Khí và tạo điều kiện để các bạn có thể tìm hiểu, nghiên cứu và sử dụng một cách rộng rãi hơn. - Tôi hy vọng trường có thể hỗ trợ các thiết bị, dụng cụ cũng như máy móc để sau khi thiết kế trên máy tính nhờ sự trợ giúp của phần mềm, sinh viên có thể tự chế tạo các chi tiết do mình thiết kế thành sản phẩm thực tế. - Khuôn mẫu là lĩnh vực mới, sinh viên chưa được tiếp cận nhiều. Đề nghị nhà trường cần liên kết chặt chẽ với các công ty khuôn mẫu, để từ đó tạo điều kiện cho sinh viên tới tham quan, tìm hiểu và cũng giúp cho sinh viên nắm được các kết cấu khuôn, cách thiết kế các kiểu khuôn khác nhau. Có như thế thì sau khi ra trường mới có thể đáp ứng được các yêu cầu của công ty khuôn mẫu. - Việc thiết kế Cơ Khí hiện nay được hỗ trợ rất nhiều phần mềm. Pro/Engineer Wildfire 4.0 cũng là trong số đó. Trong thời gian đầu nghiên cứu phần mềm Pro/Engineer Wildfire 4.0 cảm thấy khó sử dụng. Nên nó đòi hỏi người học phần mềm này có sự kiên trì và nhẫn nại. Do đó các bạn mới tiếp xúc với phần mềm này các bạn cảm thấy quá khó khăn hay chán nản thì đừng nên từ bỏ nó. Các bạn hãy làm từ những thao tác đơn giản, từ các lệnh vẽ cơ bản đến phức tạp thì sẽ thành công thôi. SVTH:Lê Minh Trí 121 Tài Liệu Tham Khảo Luận Văn Tốt Nghiệp TAØI LIEÄU THAM KHAÛO [1] PGS – TS NGUYỄN ĐẮC LỘC, PGS.TS LÊ VĂN TIẾN, PGS.TS NINH ĐỨC TỐN, TS TRẦN XUÂN VIỆT: Sổ Tay Công Nghệ Chế Tạo Máy Tập 1, 2, 3, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, 2001,2003,1970,1976. [3] PGS.TS TRẦN VĂN ĐỊCH .Thiết Kế Đồ Án Công Nghệ Chế Tạo Máy, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, 2001. [4] PTS.VŨ HOÀI ÂN “Thiết Kế Khuôn Cho Sản Phẩm Nhựa”, NXB HÀ NỘI, Năm 1994. [5] KS. ĐOÀN DUY PHÚC : Tính Toán Kết Cấu – Tiêu Chuẩn Gia Công Và Lắp Ráp Khuôn. [6] NGÔ TẤN THỐNG – NGUYỄN THẾ TRANH : Thiết Kế Và Chế Tạo Khuôn Mẫu Với Pro/Engineer Wildfire 2.0, NXB GIAO THÔNG VẬN TẢI [7 ] LÊ TRUNG THựC (2007) . Hướng dẫn thực hành ProE Wildfire 3.0 .Tp HC M [8] HOÀN DŨNG – QUANG HUY – TƯỜNG THỤY : Gia Công Trên Máy CNC Với Pro/Engineer Wildfire, NXB GIAO THÔNG VẬN TẢI. [9] GS.TS TRẦN VĂN ĐịCH (chủ biên)– THS LƯU VĂN NHANG – THS NGUYỄN THANH MAI. Sổ tay gia công cơ. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội 2002. [10] QUANG HUY – PHƯƠNG HOA, Thiết kế cơ khí – Chuyên đề gia công khuôn với Pro/Engineer 2001, Nhà xuất bản giao thông vận tải, 2005. [11] THS. DƯƠNG XUÂN VŨ. Bài giảng môn học Hình Họa – Vẽ Kĩ Thuật Cơ Khí. Đại học Cần Thơ, 2006 [12] GS.TS TRẦN VĂN ĐỊCH. Sổ tay dụng cụ cắt và dụng cụ phụ. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội 2004. [13] Tài Liệu trên mạng Internet: www.oto_hui.com www.tailieu.vn http://spkt.net/diendan/showthread.php?t=8616&page=3 www.svkt.nethttp://www.ptc.com/products/proengineer/ SVTH:Lê Minh Trí 122
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan