Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thiết kế hoạt động ngoài trời cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trƣờng mầm non theo chủ đề cá...

Tài liệu Thiết kế hoạt động ngoài trời cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trƣờng mầm non theo chủ đề các hiện tƣợng tự nhiên

.PDF
83
809
80

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths. Lường Thị Định – Giảng viên trực tiếp hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp, đồng cảm ơn các thầy (cô) giáo khoa Tiểu Học- Mầm Non đã tận tâm và nhiệt tình dạy bảo, hướng dẫn và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Em cũng xin được trân trọng cảm ơn cô Bùi Thị Kha hiệu trưởng trường mầm non Hoa Hồng, cô Hà Thị Lanh hiệu trưởng trường mầm non Hoa Sen Bon Phặng cùng toàn thể các anh, các chị, các cô, các chú trong hai trường mầm non đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em trong quá trình nghiên cứu, học tập, tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn tại trường, giúp chúng em học hỏi được những kinh nghiện quý báu và hoàn chỉnh thành công luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng em xin được gửi tới các thầy, các cô, các anh, các chị, cô chú cùng toàn thể các bạn một lời chúc tốt đẹp nhất, sức khỏe, hạnh phúc và công tác tốt. Chúc các thầy cô đạt được nhiều thành công hơn nữa trong công cuộc trồng người, luôn là nhứng người “lái đò” tận tâm, đầy nhiệt huyết để giúp chúng em những thế hệ mới của đất nước vươn tới ước mơ của mình và góp một phần nhỏ bé của mình trong công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Do thời gian nghiên cứu chưa nhiều, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện Lường Thị Phóng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu. ........................................................................................ 3 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. ................................................................. 3 5. Giả thuyết khoa học........................................................................................... 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu. ....................................................................................... 4 7. Phạm vi nghiên cứu. .......................................................................................... 4 8. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4 9. Những đóng góp của đề tài ............................................................................... 5 10. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................... 6 NỘI DUNG........................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ HĐNT CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON THEO CHỦ ĐỀ CÁC HIỆN TƢỢNG TỰ NHIÊN ..................................................... 7 1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 7 1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 7 1.1.2. Khái niệm .................................................................................................. 11 1.1.3. Đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi với việc tiếp nhận các hiện tượng tự nhiên .................................................................................................................... 19 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 23 1.2.1. Thực trạng tổ chức, thiết kế hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non theo chủ đề các hiện tượng tự nhiên ................................................... 23 1.2.2. Thực trạng thiết kế HĐNT cho trẻ 5-6 tuổi theo chủ đề các HTTN ......... 28 1.2.3. Thực trạng mức độ hứng thú, tích cực nhận thức trong hoạt động ngoài trời của trẻ 5-6 tuổi với chủ đề các hiện tượng tự nhiên .................................... 29 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON THEO CHỦ ĐỀ CÁC HIỆN TƢỢNG TỰ NHIÊN.............................................................................. 34 2.1. Khái niệm, ý nghĩa của phương pháp thiết kế HĐNT ................................. 34 2.1.1. Khái niệm phương pháp. ........................................................................... 34 2.1.2. Ý nghĩa việc thiết kế ................................................................................. 34 2.2. Các nguyên tắc thiết kế ................................................................................ 34 2.2.1. Đảm bảo tính mục đích ............................................................................. 34 2.2.2. Đảm bảo tính hệ thống .............................................................................. 34 2.2.3. Đảm bảo tính phát triển ............................................................................ 35 2.2.4. Dựa trên đặc trưng của các hiện tượng tự nhiên cần cung cấp cho trẻ và đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi.......................................................................... 35 2.3. Phương pháp, các bước thiết kế HĐNT cho trẻ 5-6 tuổi theo chủ đề các HTTN .................................................................................................................. 36 CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON THEO CHỦ ĐỀ CÁC HIỆN TƢỢNG TỰ NHIÊN ................................................................................................................ 40 3.1. Một số lưu ý khi thiết kế .............................................................................. 40 3.2. Thiết kế giáo án hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non theo chủ đề các hiện tượng tự nhiên.................................................................... 41 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Số STT hiệu Tên bảng Trang bảng 1 2.1 Tổng hợp và đánh giá chung về mức độ hứng thú của trẻ trong HĐNT với chủ đề các HTTN của trẻ ở hai trường. Đánh giá theo các TC 30 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ 1 Tên biểu đồ Trang Tổng hợp và đánh giá chung về mức độ hứng thú của trẻ 32 trong HĐNT với chủ đề các HTTN của trẻ ở hai trường. Đánh giá theo các TC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN MG : Mẫu giáo MN : Mầm non TN : Thực nghiệm ĐC : Đối chứng HĐNT : Hoạt động ngoài trời HTTN : Hiện tượng tự nhiên ĐH : Đại học TC : Tiêu chí MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Đại hội Đảng khóa IX đã khẳng định“ giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực của con người”. Một quốc gia muốn hùng mạnh thì cần phải có nền giáo dục phát triển. Vì vậy đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển bền vững, đảm bảo đào tạo một thế hệ trẻ có đầy đủ phẩm chất và năng lực phục vụ cho đất nước. 1.2. Hiện nay giáo dục đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt giáo dục mầm non chiếm một vị trí quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được giáo dục chăm sóc, được tồn tại và phát triển, được yêu thương trong gia đình cộng đồng. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người sẽ tiếp tục sự nghiệp của ông cha ta để lại gánh vác mọi công việc xây dựng tổ quốc. Khi xã hội càng phát triển thì giá trị con người càng được nhận thức và đánh giá đúng đắn, do vậy việc chăm sóc và giáo dục trẻ lại càng mang ý nghĩa nhân văn cụ thể và trở thành đạo lí của thế giới văn minh. 1.3. Dù hiện nay, các trường mầm non đã có sự coi trọng trong việc kích thích hứng thú nhận thức của trẻ trong các hoạt động chung, nhưng hứng thú với các hiện tượng tự nhiên là mảng nội dung chưa được các giáo viên quan tâm đúng. Từ đó dẫn tới mức độ nhận thức về hiện tượng tự nhiên ở trẻ còn thấp, ảnh hưởng đến sự nhận thức nói chung của trẻ. Các hiện tượng tự nhiên chi phối rất lớn đến cuộc sống của con người. Nó quyết định sự thay đổi quá trình sống của mọi động thực vật trên trái đất. Cho trẻ làm quen với hiện tượng tự nhiên là cung cấp và trang bị cho trẻ vốn biểu tượng phong phú về hiện tượng tự nhiên, giúp trẻ dễ dàng thíc ứng với cuộc sống, có được những kỹ năng sinh hoạt phục vụ bản thân. Để khắc phục thực tế trên, theo chúng tôi một trong những nhiệm vụ 1 của các nhà giáo dục là phải chú ý duy trì và phát triển hứng thú nhận thức về các hiện tượng tự nhiên cho trẻ, nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với các hiện tượng tự nhiên trong hoạt động ngoài trời. Từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thiết kế hoạt động ngoài trời cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trƣờng mầm non theo chủ đề các hiện tƣợng tự nhiên”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Các hiện tượng tự nhiên vô cùng phong phú và đa dạng. Như mưa, nắng, ánh sáng, nước... Là những hiện tượng quen thuộc với chúng ta. Trẻ rất tò mò và có nhu cầu, mong muốn hiểu biết nhưng cách tổ chức cho trẻ làm sao hiểu được, thông qua các hoạt động là điều rất quan trọng, nhiều nhà nghiên cứu khoa học vĩ đại từ nhiều nhà nghiên cứu khác nhau như: triết học, tâm lí học, xã hội học, giáo dục học...và đã đạt được những thành tựu to lớn. Có rất nhiều các nhà khoa học, tổ chức trên thế giới cùng tham gia nghiên cứu hoạt động như: Đ.B Enconin; A.N leonchiep; A.Vpetrovsky; V.X.Mukhina; A.B.Zaporojets... Những nghiên cứu tuy khác nhau về phương pháp nhưng luôn tìm hiểu chung một vấn đề đó là tâm lý và hoạt động vui chơi ngoài trời của trẻ. Ví dụ: A.N Leonchiep với Hoạt động - ý thức - nhân cách; D.B Enconin với Tâm lý học trò chơi; A.VPetrovsky với tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm; V.X.Mukhina với tâm lí học mẫu giáo; A.B.Zaporojets với cơ sở tâm lí học của trẻ mẫu giáo… Các nhà nghiên cứu quan tâm đặc bệt đến con đường nhận thức, cách mà trẻ nhận thức thế giới xung quanh đó là “Học mà chơi, chơi mà học”, qua hoạt động vui chơi như HĐNT. Chẳng hạn như: Alicia F.Lieberman nói “chơi là con đường chính để học cách tự chủ cảm xúc, nó cho trẻ không gian an toàn trải nghiệm theo ý muốn…chơi cho phép trẻ chuyển từ thế bị động sang chủ động đối mặt với những điều xảy ra xung quanh”. Giáo sư Howland nói “Các bằng chứng cho thấy tác dụng hỗ trợ của các hoạt động vui chơi ngoài trời đối với thị lực giúp hạn chế tối đa các bệnh về mắt”. Griffin Longley đã liệt kê một loạt lý 2 do vì sao các hoạt động ngoài trời gắn với thiên nhiên lại vô cùng quan trọng với sự phát triển của trẻ. Ở Việt Nam vấn đề tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ cũng đã được rất nhiều các nhà giáo dục quan tâm và nghiên cứu, nhất là vấn đề vui chơi ngoài trời của trẻ với sự phát triển tâm lý, nhân cách và cho ra nhiều cuốn sách, giáo trình giúp cho chúng ta hiểu về trẻ hơn như: T.S Trần Thị Minh Đức (Khoa tâm lý, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội ) với “Hiểu biết của cha mẹ về vui chơi giải trí của trẻ” đã nêu ra sự cần thiết của hoạt động ngoài trời tới sự phát triển của trẻ. Lê Hồng Văn với “Tâm lý học lứa tuổ”i và “Tâm lý học sư phạm”. Nguyễn Ánh Tuyết với “Tâm lý học trẻ em” đưa ra hoạt động chủ đạo, mức độ nhận thức của trẻ, từ đó rút ra cách tổ chức hoạt động cho trẻ. Nguyễn Thị Hòa với “Giáo dục học mầm non”, đưa ra phương pháp và biện pháp tổ chức hoạt động theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo Các công trình nghiên cứu trên đều dựa trên việc tìm hiểu đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ trên cơ sở xuất phát cho việc nghiên cứu, những phương pháp và biện pháp nhằm phát triển nhận thức cho trẻ mầm non. Đó là những đóng góp quý báu trên các phương diện lí luận và thực tiễn, xong việc nghiên cứu về thiết kế hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non theo chủ đề các hiện tượng tự nhiên chưa có một công trình nghiên cứu nào chuyên sâu. Các công trình nghiên cứu trên là cơ sở quan trọng để chúng tôi thực hiện đề tài “Thiết kế hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non theo chủ đề các hiện tƣợng tự nhiên”. 3. Mục đích nghiên cứu Thiết kế hoạt động ngoài trời cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non theo chủ đề các hiện tượng tự nhiên. 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động ngoài trời của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non theo chủ đề các hiên tượng tự nhiên. 3 4.2. Khách thể nghiên cứu Trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Hoa sen, Bon Phặng, Sơn La (1 lớp = 25 trẻ). Trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Hoa Hồng, Mộc Châu, Sơn La (1 lớp = 25 trẻ). 5. Giả thuyết khoa học 5.1. Thực trạng tổ chứchoạt động ngoài trời ở các trường mầm non còn nhiều hạn chế, chưa sáng tạo và chưa phát huy được hết năng lực vốn có của trẻ. 5.2. Nếu thiết kế thành công hoạt động ngoài trời theo chủ đề các hiện tượng tự nhiên cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thì sẽ giúp trẻ phát huy được tiềm năng vốn có và mọi trẻ sẽ hứng thú với hoạt động ngoài trời 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Tìm hiểu và hệ thống hóa một số cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Khảo sát thực trạng phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi qua tổ chức hoạt động ngoài trời theo chủ đề các hiên tượng tự nhiên ở trường mầm non. 6.2. Thiết kế một số hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non trong độ tuổi từ 5-6 tuổi theo chủ đề các hiện tượng tự nhiên. 7. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn những vấn đề liên quan đến đề tài. Vì điều kiện thời gian có hạn và không có thời gian để nghiên cứu nhiều trường nên chúng tôi chỉ tiến hành điều tra, khảo sát và thiết kế tại trường mầm non Hoa sen Bon Phặng - Thuận Châu - Sơn La, Trường mầm non Hoa Hồng Mộc Châu - Sơn La. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận Thu thập tài liệu, đọc sách báo và các tài liệu liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu, từ đó chọn lọc để xây dựng nên cơ sở lí luận của đề tài. 8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8.2.1. Phương pháp điều tra Dùng phiếu điều tra kết hợp trao đổi các thông tin có liên quan đến vấn đề 4 nghiên cứu với các giáo viên ở trường mầm non nhằm thiết kế hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi theo chủ đề các hiện tượng tự nhiên. 8.2.2. Phương pháp quan sát Quan sát các tiết học Hoạt động ngoài trời, quan sát và ghi chép những tác dụng của hoạt động, trò chơi đến sự phát triển nhận thức của trẻ về các hiên tượng tự nhiên thông qua các tiết học ở trường mầm non. 8.2.3. Phương pháp trắc nghiệm giáo dục Trắc nghiệm để xem trẻ có hứng thú với giờ hoạt động ngoài trời theo chủ đề các hiện tượng tự nhiên do giáo viên tổ chức hay không. 8.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm Nghiên cứu kế hoạch, giáo án tổ chức hoạt động ngoài trời của giáo viên dạy ở các lớp MG 5-6 Tuổi 8.2.5. Phương pháp xây dựng thiết kế và thiết kế mẫu. Là phương pháp quan trọng dùng để kiểm nghiệm và đánh giá tính khả thi của cách thiết kế hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non theo chủ đề các hiện tượng tự nhiên. 9. Những đóng góp của đề tài Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn để thiết kế hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non theo chủ đề các hiện tượng tự nhiên. Sự thành công của đề tài sẽ bổ sung cho việc thiết kế hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non theo chủ đề các HTTN có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Đồng thời đề tài hoàn thành được lưu trữ tại thư viện trường Đại Học Tây Bắc sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu khoa học về thiết kế hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non theo chủ đề các HTTN cho sinh viên khoa Tiểu học Mầm non nói riêng và cho những độc giả quan tâm tới vấn đề này nói chung. Bước đầu thiết kế hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non theo chủ đề các hiện tượng tự nhiên. 5 10. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương. Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc thiết kế HĐNT cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non theo chủ đề các hiện tƣợng tự nhiên Chương này chúng tôi đề cập tới những cơ sở lí luận về việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non và việc tổ chức HĐNT theo chủ đề các HTTN của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Chúng tôi nghiên cứu các HĐNT theo chủ đề các HTTN vào chương trình chăm sóc giáo dục ở trường mầm non lứa tuổi 5-6. Khảo sát mức độ nhận thức và tổ chức HĐNT theo chủ đề các HTTN của giáo viên cho trẻ 5-6 tuổi và khảo sát xem vì sao trẻ chưa hứng thú với các HĐNT của cô về các HTTN trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non 5-6 tuổi hiện hành. Chƣơng 2: Phƣơng pháp thiết kế hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non theo chủ đề các hiện tƣợng tự nhiên Ở chương này chúng tôi đưa ra phương pháp và các bước để thiết kế hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non theo chủ đề các hiện tượng tự nhiên. Chƣơng 3: Thiết kế hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non theo chủ đề các hiện tƣợng tự nhiên Từ những cơ sở lí luận, thực tiễn đã thấy chúng tôi tiến hành thiết kế một số mẫu giáo án hoạt động ngoài trời tìm hiểu về các hiện tượng tự nhiên 6 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ HĐNT CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON THEO CHỦ ĐỀ CÁC HIỆN TƢỢNG TỰ NHIÊN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Một nghiên cứu gần đây của mỹ cho rằng văn hóa vui chơi trong nhà của trẻ là một hiện tượng có ảnh hưởng từ phương tây. Hơn một nửa số trẻ trước tuổi đi học ngại thử sức với những trò chơi ngoài trời, và 16% bé gái ít hít thở không khí trong lành hơn các bé trai. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy những trò chơi của trẻ em ngày nay cũng có sự thay đổi đáng kể. Trong số những phụ huynh được phỏng vấn thì có ít hơn 20% cho biết con họ đã từng trèo cây và chỉ có 29% nghĩ rằng con họ đã từng nhảy dây, lò cò hoặc chơi các trò chơi đường phố khác. Theo các chuyên gia, phụ huynh cần phải đảm bảo cho con mình có thời gian tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời tối thiểu một tiếng đồng hồ mỗi ngày vì lợi ích thiết thực cho sự phát triển của trẻ. Các nghiên cứu cũng đã đưa ra những tác dụng to lớn của việc vui chơi ngoài trời đối với trẻ, bao gồm việc giảm nguy cơ béo phì, giúp trẻ tăng cường hiểu biết và phát triển kỹ năng vận động. Việc tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên, đặc biệt là lúc nhỏ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sức khỏe thể chất giảm nguy cơ stress ở trẻ nhỏ. Vui chơi ngoài trời còn giúp ngăn chặn sự diễn biến của bệnh ADHD (rối loạn tâm thần ở trẻ em). Nature play WA, một tổ chức được thành lập với mục đích chính là khuyến khích cha mẹ và trẻ em tham gia vào những hoạt động thú vị ngoài trời đang tiến hành xây dựng 40.000 “tấm hộ chiếu” đặc biệt nhằm khích lệ trẻ em vui chơi ngoài trời. Những “tấm hộ chiếu” đặc biệt này liệt kê ra 15 điều mà trẻ 7 nên thực hiện trước tuổi 12, và có rất nhiều hoạt động mà các bậc phụ huynh có thể từng làm khi họ còn bé chẳng hạn như leo cây, tắm biển, chơi với mưa, tắm bùn... sáng kiến gần đây nhất của Nature play là xây dựng một biểu đồ về “thời gian xanh” mà các gia đình có thể tải về các trang web của tổ chức. Các bé có thể điền vào biểu đồ khoảng thời gian mà chúng đã vận động ngoài trời mỗi ngày. Sau khoảng hai tuần lễ nếu trẻ dành nhiều thời gian cho các hoạt động bên ngoài thay vì xem tivi hay chơi điện tử thì bố mẹ có thể tổ chức cho trẻ một buổi dã ngoại đặc biệt như là phần thưởng cho sự nỗ lực của trẻ. Griffin Longley, giám đốc quản lý của Nature play đã liệt kê một loạt lý do vì sao các HĐNT gắn với thiên nhiên lại vô cùng quan trọng với sự phát triển của trẻ. Ông cho biết, các hoạt động này không chỉ đơn giản là tập thể dục. Các nghiên cứu đã không ngừng chỉ ra rằng tham gia vào các hoạt động vui chơi bên ngoài sẽ kích thích trí tưởng tượng và phát triển nhận thức của trẻ. Điểm mấu chốt là trẻ em cần được vui chơi ngoài trời để có thể khỏe mạnh trên mọi phương diện và mở rộng sự hiểu biết của mình về các hiện tượng tự nhiên. Ngoài những HĐNT như đi biển hay chơi công viên thì bố mẹ cũng có thể cho trẻ chơi trong sân nhà mình, thậm chí là một khoảng sân nhỏ thôi cũng có rất nhiều trò chơi thú vị cho trẻ. Griffin Longley cho rằng, với áp lực công việc bận rộn hằng ngày, phụ huynh sẽ khó có thể đưa con đi chơi công viên được, vì vậy việc tạo một khoảng không gian ngoài trời an toàn và phù hợp cho trẻ vui chơi là một ý tưởng không tồi. Các bé có thể đem đồ chơi của mình ra ngoài trời, thậm chí những trò chơi của bé gái như chơi búp bê hay đóng giả làm gia đình cũng cũng rất thích hợp khi vui chơi bên ngoài. Trí tưởng tượng phong phú của trẻ sẽ biến thiên nhiên xung quanh trở nên sinh động hơn trong những bức tranh. 1.1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước Việc giáo dục trẻ nhỏ về những giá trị của môi trường sống, giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, tìm hiểu và học cách hòa nhập với môi trường xung quanh là vô cùng cần thiết. Quá trình giáo dục này có thể tiến hành thông qua nhiều 8 hoạt động khác nhau nhưng HĐNT vẫn được coi là hoạt động có nhiều ưu thế. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, việc tổ chức HĐNT ở nhiều trường MN hiện nay vẫn chưa thực sự phát huy được hết những tác dụng tích cực. Điều kiện vật chất khó khăn là một trong những nguyên nhân dẫn đến các nội dung HĐNT ở trường MN, nhất là các trường MN ở nông thôn vô cùng nghèo nàn. Ở các vùng thôn quê, nhiều trường MN thiếu, thậm chí có trường không có đồ chơi ngoài trời cho các cháu. Nhiều sân trường nền đất hoặc nền gạch xuống cấp không đảm bảo an toàn cho các cháu vui chơi nên giáo viên nhiều khi không tổ chức cho trẻ HĐNT hoặc chỉ cho trẻ ra sân trong một thời gian ngắn. Thực tế cho thấy, những HĐNT cho các trường MN chưa được tổ chức tốt, ngoài hạn chế về cơ sở vật chất, diện tích trường chật hẹp, môi trường hoạt động chưa phong phú, phương tiện vật chất thiếu thốn, số lượng trẻ trên một lớp quá đông... còn có lý do về trình độ và sự linh hoạt của giáo viên khi giải quyết các tình huống. Nhận thức của trẻ trong một lớp không đồng đều, ví dụ lớp ghép, lớp có trẻ thiểu năng trí tuệ ... cũng là một nguyên nhân gây khó khăn cho các cô khi tổ chức trò chơi ngoài trời cho trẻ. Một số phụ huynh lại chưa thực sự yên tâm và hợp tác với giáo viên trong các hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Cũng có trường hợp, đôi lúc giáo viên phải cắt xén HĐNT để dành thời gian hoàn thành một số công việc khác của nhà trường. Giảng viên khoa giáo dục mầm non trường ĐH Sư Phạm Hà Nội, chị Nguyễn Thu Hà cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến HĐNT không hiệu quả là các loại hình hoạt động cũng như nội dung còn nghèo nàn, đơn điệu nên không hấp dẫn được trẻ. Thông thường khi giáo viên chỉ tổ chức cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi có sẵn có trên sân trường hoặc tự do vẽ trên sân. Khi trẻ hoạt động, giáo viên lại chỉ đóng vai trò là người quản lý và giám sát trẻ chơi an toàn trong khoảng không gian mà giáo viên đã định sẵn còn về mặt nội dung và chất lượng không mấy được chú trọng. 9 Trong cuốn “Giáo trình phương pháp cho trẻ mầm non khám phá khoa học về môi trường xung quanh”, của tác giả Hoàng Thị Oanh và Nguyễn Thị Xuân đã chỉ ra rằng khám phá các HTTN là một trong những nội dung không thể thiếu khi giáo dục trẻ khi khám phá cuộc sống, xã hội. Trẻ khám phá những nội dung khác nhau, với mỗi nội dung, trẻ sẽ hình thành nên những kiến thức riêng về các hiện tượng. Hay tác giả Hoàng Thị Phương trong cuốn “Giáo trình lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh” đã đưa ra nội dung giáo dục các hiện tượng tự nhiên bao gồm: Làm quen với các nguồn sáng, làm quen với các hiện tượng thời tiết. Tác giả đã khẳng định “Việc xác định thời gian thay đổi HTTN và đối chiếu nó với thời gian sản xuất nông nghiệp cho phép ta xây dựng lịch canh tác: làm đất, gieo hạt trồng màu và bảo vệ mùa màng”. Quan sát các HTTN sẽ đem lại cho chúng ta nhiều thông tin cần thiết đối với đời sống, sinh hoạt và hiểu được bản chất các quy luật sinh thái học cơ bản của sự thống nhất cơ thể và điều kiện sống. Quan sát các hiện tượng thiên nhiên làm cho tri thức con người mở rộng, tạo ra hứng thú và lòng yêu thiên nhiên. Hướng dẫn trẻ nhận biết, phân biệt và gọi được tên các yếu tố tạo nên sự khác biệt về thời tiết như gió, mây, mưa, bão, sấm, chớp qua quan sát bầu trời vào các thời gian khác nhau; biết được sự xuất hiện và thay đổi các yếu tố đó; biết xác định đặc điểm của các hiện tượng thời tiết qua quan sát và cảm nhận được ảnh hưởng của nó đến trạng thái, sinh hoạt và hoạt động của con người và các yếu tố khác trong môi trường là rất quan trọng”. Và để làm được điều đó, tác giả đã chỉ ra nội dung yêu cầu cụ thể của việc hướng dẫn cho trẻ làm quen với các HTTN với trẻ ở các lứa tuổi [75]. Ngoài ra còn có một số tác giả như Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trần Thị Thanh, Lê Thị Ninh, Trần Việt Hồng, Võ Thị Cúc... Trong các tài liệu về việc cho trẻ khám phá môi trường xung quanh cũng đã đề cập tới nội dung giáo dục hướng dẫn cho trẻ làm quen với các HTTN. Những nghiên cứu ấy sẽ là cơ sở lý luận trực tiếp của đề tài. 10 Như vậy, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều nhà tâm lý, giáo dục học quan tâm nghiên cứu vấn đề các HTTN nói chung và việc hướng dẫn cho trẻ làm quen với các HTTN nói riêng. Các nghiên cứu tuy đi theo những xu hướng khác nhau nhưng chúng đều đã chỉ ra được vai trò của các HTTN đối với sự phát triển tâm lí, nhận thức, nhân cách trẻ, khẳng định ý nghĩa to lớn của việc hướng dẫn cho trẻ làm quen với các HTTN cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. Kết quả của các công trình nghiên cứu này có ý nghĩa lí luận và thực tiễn to lớn, có tác dụng định hướng trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức HĐNT cho trẻ. Trên thực tiễn việc tổ chức HĐNT cho trẻ 5-6 tuổi cũng đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà giáo dục. Điều đó thể hiện trong chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ mầm non hiện nay, chủ đề “Các hiện tượng tự nhiên” đã được đưa vào và triển khai từ lứa tuổi mẫu giáo bé. Việc khám phá chủ đề sẽ là cơ hội tốt để các nhà giáo dục cho trẻ được tham gia hoạt động trải nghiệm, khám phá, tìm hiểu môi trường, các HTTN diễn ra xung quanh trẻ thường ngày. Để tạo hứng thú giúp trẻ tích cực trong hoạt động ngoài trời có nhiều con đường, nhiều cách khác nhau, nhưng chúng ta phải lựa chọn phương pháp, nội dung và cách thức tổ chức sao cho phù hợp, hữu hiệu nhất đối với trẻ. Vì vậy, đề tài “Thiết kế hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non theo chủ đề các hiện tượng tự nhiên” sẽ là một đóng góp nhỏ làm phong phú thêm cơ sở lý luận và nâng cao hiệu quả giáo dục nhận thức về các hiện tượng tự nhiên cho trẻ ở trường mầm non các hiện nay. Chúng tôi cũng xin nhấn mạnh những thành tựu nghiên cứu đã điểm dẫn ở trên đã trực tiếp góp phần làm cho cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài này. 1.1.2. Khái niệm 1.1.2.1. Hứng thú nhận thức Khái niệm hứng thú: Có nhiều quan điểm khác nhau về hứng thú, thậm chí trái ngược nhau: 11 - Hứng thú xét theo khía cạnh nhận thức: Trong đó có V.N Miasixep, V.G.Ivanop, A.Gackhipop coi hứng thú là thái độ nhận thức tích cực của cá nhân với những đối tượng trong hiện thực khách quan. A.A luiblinxcaia khẳng định hứng thú là thái độ nhận thức,thái độ khao khát đi sâu vào một khía cạnh nhất định của thế giới xung quanh. P.A Rudich coi hứng thú là sự hiểu biết của xu hướng đặc biệt trong sự nhận thức thế giới khách quan, là thiên hướng tương đối ổn định với một loại hoạt động nhất định. - Hứng thú xét theo sự lựa chọn của cá nhân đối với thế giới khách quan: X.L Rubinstein. Ông nói hứng thú luôn có tính chất quan hệ hai chiều. Nếu như một vật nào đó hoặc tôi chú ý có nghĩa là vật đó rất thích thú đối với tôi. A.N Leonchiev cũng xem hứng thú là thái độ nhận thức đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng hoặc hiện tượng của thế giới khách quan. P.A Dudich hứng thú là biểu hiện xu hướng đặc biệt của cá nhân nhằm nhận thức những hiện tượng nhất định của cuộc sống xung quanh, đồng thời biểu hiện thiên hướng tương đối ổn định của con người đối với các hoạt động nhất định. A.V.Daparozet coi hứng thú như là khuynh hướng lựa chọn của sự chú ý và đưa ra khái niệm hứng thú là khuynh hướng chú ý tới đối tượng nhất định là nguyện vọng tìm hiểu chúng một cách càng tỉ mỉ càng tốt. B.M.Cheplop thì coi hứng thú là thiên hướng ưu tiên chú ý vào một đối tượng nào đó. - Hứng thú xét theo khía cạnh gắn với nhu cầu: Sbinle hứng thú là kết cấu bao gồm nhiều nhu cầu. Quan niệm này là đồng nhất hứng thú với nhu cầu. Thực chất hứng thú có quan hệ mật thiết với nhu cầu của từng cá nhân, nhưng nó không phải là chính bản thân nhu cầu, bởi vì nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu cần được thỏa mãn, là cái con người ta cần, nhưng không phải mọi cái cần thiết đều đem lại sự hứng thú. Quan điểm này đã bỏ hẹp khái niệm hứng thú chỉ trong phạm vi với nhu cầu. 12 Trong từ điển tâm lý học, hứng thú được coi là một biểu hiện nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãm nhu cầu tạo ra khoái cảm thích thú. Một số quan niệm hứng thú của Việt Nam: - Tiêu biểu là nhóm của tác giả: Phạm Minh Hạc – Lê Khanh – Trần Trọng Thủy cho rằng: Khi ta có hứng thú về một cái gì đó, thì cái đó bao giờ cũng được ta ý thức, ta hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta. Hơn nữa ở ta xuất hiện một tình cảm đặc biệt đối với nó do đó hứng thú lôi cuốn hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó tạo ra tâm lý khát khao tiếp cận đi sâu vào nó. - Nguyễn Quang Uẩn trong tâm lý học đại cương đã cho ra đời một khái niệm tương đối thống nhất: hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa với cuộc sống vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Khái niệm này vừa nêu được bản chất của hứng thú vừa gán hứng thú với hoạt động của cá nhân. - “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động” – Trần Thị Minh Đức. - Xét về mặt khái niệm: Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng, thể hiện ở sự chú ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng sự thích thú được thỏa mãn với đối tượng. Một sự vật hiện tượng nào đó chỉ có thể trở thành đối tượng của hứng thú khi chúng thỏa mãn hai điều kiện sau đây: - Điều kiện I: Có ý nghĩa với cuộc sống của cá nhân, điều kiện này quyết định nhận thức trong cấu trúc của hứng thú, đối tượng nào càng có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống của cá nhân thì càng dễ tạo ra hứng thú. Muốn hình thành hứng thú chủ thể phải nhận thức rõ ý nghĩa của đối tượng với cuộc sống của mình, nhận thức càng sâu sắc và đầy đủ càng đặt nền móng vững chắc cho sự hình thành và phát triển của hứng thú. - Điều kiện II: Có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân. Trong quá trình hoạt động với đối tượng, hứng thú có quan hệ mật thiết với nhu cầu. Khoái 13 cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động với đối tượng, đồng thời chính khoái cảm có tác dụng thúc đẩy cá nhân tích cực hoạt động, điều đó chứng tỏ hứng thú chỉ có thể hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của cá nhân. Biện pháp quan trọng nhất, chủ yếu nhất để gây ra hứng thú là tổ chức hoạt động, trong quá trình hoạt động và bằng những hoạt động đối với đối tượng mới có thể nâng cao được hứng thú của cá nhân. Từ đó ta có thể thấy : Hứng thú nhận thức là thái độ lựa chọn của cá nhân đối với nội dung và quá trình hoạt động của một số lĩnh vực khoa học, do nó vừa có ý nghĩa với cuộc sống của cá nhân, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình nhận thức Cấu trúc của hứng thú: Tiến sĩ tâm lý học N.Gmavozova: Ông đã dựa vào 3 biểu hiện để đưa ra quan niệm của mình về cấu trúc của hứng thú: - Cá nhân hiểu rõ được đối tượng đã gây ra hứng thú. - Có cảm xúc sâu sắc với đối tượng gây ra hứng thú. - Cá nhân tiến hành những hành động để vươn tới chiếm lĩnh đối tượng đó. Nhận thức – xúc cảm tích cực – hoạt động: Bất kỳ những hứng thú nào cũng là thái độ cảm xúc tích cực của chủ thể với đối tượng. Nó là sự thích thú với bản thân đối tượng và với hoạt động của đối tượng. Nhận thức luôn là tiền đề là cơ sở của việc hình thành thái độ. Cách phân tích hứng thú của Marosova được nhiều nhà tâm lý tán thành. Điểm quan trọng nhất là tác giả đã gắn hứng thú với hoạt động. Tuy nhiên cách phân tích này quá chú trọng đến mặt xúc cảm của hứng thú nên đã xem nhẹ mặt nhận thức. Nếu chỉ nói đến mặt nhận thức, thì chỉ là sự biểu hiện của con người đối với đối tượng. Nếu chỉ nói đến mặt hành vi là chỉ đề cập đến mặt hình thái bên ngoài mà chưa nói đến nội dung bên trong. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan