Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế, chế tạo máy rửa tay đo nhiệt độ đồ án tốt nghiệp...

Tài liệu Thiết kế, chế tạo máy rửa tay đo nhiệt độ đồ án tốt nghiệp

.PDF
44
1
58

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU KHOA CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MÁY RỬA TAY ĐO NHIỆT ĐỘ Giảng viên hướng dẫn Nhóm thực hiện: 1. SV Vũ Thành Nhân 2. SV Lê Viết Hiếu : ThS. Trần Thái Sơn MSSV:17032510 MSSV: 17032844 Lớp: DH17CD Khóa: 2017-2021 Bà Rịa-Vũng Tàu-2021 [Type here] NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌ VÀ TÊN : VŨ THÀNH NHÂN LÊ VIẾT HIẾU NGÀNH : CƠ ĐIỆN TỬ MSSV : 17032510 17032844 LỚP : DH17CD 1.TÊN ĐỀ TÀI : THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÁY RỬA TAY ĐO NHIỆT ĐỘ 2.NHIỆM VỤ YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG VÀ CÁC SỐ LIỆU BAN ĐẦU : • Tìm hiểu các loại máy rửa tay • Thiết kế hệ thống máy rửa tay đo nhiệt độ • Thiết kế bộ điều khiển cho hệ thống máy rửa tay đo nhiệt độ • Thi công mô hình (nếu có thê) • Nêu hướng phát triển của đề tài 3.NGÀY GIAO NHIỆM VỤ BÀI THI : 7/9/2020 4.NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 7/1/2021 5.HỌ TÊN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : Th.s TRẦN THÁI SƠN Nội dung và yêu cầu của bài thi tốt nghiệp đã được thông qua Khoa GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên) SVTH: Vũ Thành Nhân – Lê Viết Hiếu SINH VIÊN THỰC HIỆN (Ký và ghi rõ họ tên) 1 [Type here] LỜI NÓI ĐẦU Cơ điện tử về cơ bản là một sự kết hợp phức hợp của các ngành cơ khí, điện tử, và tin học. Tuy vậy một nét chung nhất được thừa nhận và cũng là bản chất của cơ điện tử là sự “liên kết cộng năng của nhiều lĩnh vực để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội”. Sự liên kết động năng này mang lại nhiều cơ hội và không ít thách thức cho sự phát triển của chính cơ điện tử. Mỗi ngành như cơ khí, điện tử,tin học đều có nền tảng khoa học vững chắc và tạo ra các sản phẩm đặc trưng riêng. Tuy nhiên, yêu cầu của thời đại đặt ra yêu cầu cao hơn về cách hoạt động của máy móc, yêu cầu máy móc cần phải gọn nhẹ hơn, linh động hơn, uyển chuyển hơn và thông minh hơn. Các kĩ sư cơ khí không thể làm máy móc thông minh hơn, trong khi những kĩ sư tin học có thể tạo ra trí thông minh nhân tạo nhưng họ không biết về cơ khí, những kĩ sư điện tử có thể kết nối và điều khiển tín hiệu, nhưng họ không thể kết nối giữa trí thông minh nhân tạo để điều khiển cơ khí. Chính yêu cầu này đã hình thành nên ngành Cơ Điện Tử để tạo ra sản phẩm mới đáp ứng các yêu cầu đặt ra trên cơ sở phối hợp nền tảng sẵn có của các ngành với nhau. Với khả năng am hiểu về cơ khí, điện tử, tin học và các công nghệ hiện đại…người kĩ sư cơ điện tử đưa vào các sản phẩm cơ khí điều khiển linh hoạt bằng điện tử, và thông qua hệ thống điện tử, kết nối với hệ thống xử lý thông tin – trí thông minh nhân tạo để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Vì vậy các sản phẩm cơ điện tử thể hiện được những đặc tính vượt trội về kĩ thuật, tính kinh tế, và đồng thời nó là giải pháp hoàn hảo đối với những yêu cầu khắc khe với người tiêu dùng. Máy rửa tay đo nhiệt độ là một trong những thiết bị cần thiết trong tình hình dịch bệnh covid như hiện nay. Chính vì lẽ đó tạo ra máy rửa tay đo nhiệt độ là điều vô cùng cần thiêt để đảm bảo sức khỏe cho mọi người. Quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp là cơ hội cho chúng em được vận dụng kiến thức đã học để áp dụng đề tài và giải quyết những vấn đề phát sinh khi thực hiện, đồng thời rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho những cơ hội sau này. SVTH: Vũ Thành Nhân – Lê Viết Hiếu 2 [Type here] LỜI CẢM ƠN “ Áo cơm cha mẹ chữ thầy Gắng công mà học có ngày thành danh” Lời cảm ơn này chúng em xin nhắc đến cha mẹ đầu tiên để bày tỏ tình cảm sâu sắc trong khoảnh khắc này. Chúng em xin viết lên lời cảm ơn cha mẹ đã sinh thành chúng em, lo lắng cho chúng em ăn học tới giây phút này, nhất là 4 năm vất vả nhất của cha mẹ, lo chạy dành dụm từng đồng để để cho chúng em ăn học đến ngày hôm nay. Kế đến chúng em xin chân thành cám ơn các thầy cô trong Khoa Cơ Khí – Trường Đại Học Bà Rịa Vũng Tàu đã hướng dẫn và chia sẻ những kiến thức chuyên ngành , nghề nghiệp cho chúng em mà còn cả kinh nghiệm sống về tri thức và đạo đức. Chúng em xin chân thành cám ơn Thầy Trần Thái Sơn và một số giáo viên khác đã tận tình hưỡng dẫn và động viên, đồng hành giúp đỡ chúng em trong những lúc khó khăn, nhất là trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng chúng em xin cám ơn thầy chủ nhiệm Lê Việt Thanh và tập thể các bạn lớp DH17CD đã tạo nên một kỉ niệm trong thời gian học tập chung với nhau, cùng nhau trải qua bao thăng trầm của thời sinh viên. Vũng Tàu, ngày 20 tháng 1 năm 2021 Sinh viên thực hiện Vũ Thành Nhân SVTH: Vũ Thành Nhân – Lê Viết Hiếu 3 Lê Viết Hiếu [Type here] MỤC LỤC CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1. 1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................. 1.2. Mục tiêu. ........................................................................................... 1.3. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................. 1.4. Cấu trúc đề tài. ................................................................................... 1.5. Bài toán điều khiển ............................................................................ 1.6. Phân tích các phương án điều khiển .................................................. 1.6.1. Sử dụng PLC ................................................................................... 1.6.2. Sử dụng Vi xử lý ............................................................................. CHƯƠNG 2 TÌM HIỂU VỀ CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG MÁY RỬA TAY ĐO NHIỆT ĐỘ 2.1. Tổng quan về máy rửa tay đo nhiệt độ .............................................. 2.2. Tìm hiểu các phần tử sử dụng trong hệ thống ................................... 2.2.1. Tìm hiểu các phần tử khối vào ra (I/O) .......................................... CHƯƠNG 3 PHẦN MỀM WINCC 3.1Giới thiệu về phần mềm Wincc .......................................................... 3.1.1.Khái niệm. 3.1.2.Các bước cài đặt WinCC V7.0 trên máy tính ................................. 3.2.Các thành phần chính của cửa sổ dự án……………………………. SVTH: Vũ Thành Nhân – Lê Viết Hiếu 4 [Type here] CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY RỬA TAY ĐO NHIỆT ĐỘ 4.1. Thiết kế mô hình ................................................................................ 4.1.1. Thiết kế phần khung cơ khí ............................................................ 4.2. Chạy thử và hiệu chỉnh ...................................................................... 4.3. Kết luận phương án thiết kế………………………………………… 4.4. Sơ đồ giải thuật …………………………………………………….. CHƯƠNG 5 TÍNH TOÁN VÀ CHỌN HỆ THỐNG ĐIỆN – ĐIỀU KHIỂN 5.1.Tính toán và chọn nguồn cho mạch điều khiển trung tâm…………. 5.2.Cảm biến nước…………………………………………………….... 5.3.Tính tổng lượng điện năng tiêu thụ…………………………………. 5.3.1.Lượng điện năng tiêu thụ của máy bơm mini..…………………… 5.3.2.Lượng điện năng tiêu thụ của màn hình LCD……………………. 5.3.3.Lượng điện năng tiêu thụ của Relay……………………………… 5.3.4.Lượng điện năng tiêu thụ của quạt tản nhiệt……………………… 5.3.5. Lượng điện năng tiêu thụ của arduino R3………………………... 5.3.6. Lượng điện năng tiêu thụ của đèn báo…………………………… CHƯƠNG 6 KẾT QUẢ LUẬN VĂN ĐÁNH GIÁ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN. 6.1.Kết quả đạt được. ............................................................................... 6.1.1.Ưu điểm. .......................................................................................... 6.1.2.Nhược điểm. .................................................................................... 6.1.3.Ứng dụng thực tế của mô hình. ....................................................... 6.2.Yêu cầu của luận văn. ........................................................................ 6.3.Kết luận chung……………………………………………………… SVTH: Vũ Thành Nhân – Lê Viết Hiếu 5 [Type here] CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1.Lý do chọn đề tài Do tình hình dịch Covid-19 ngày càng bùng phát trên thế giới , một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 là rửa tay thường xuyên. Nhận thấy những hạn chế khi sử dụng bình đựng dung dịch sát khuẩn thông thường. Chính vì thế em đã chọn đề tài “ Thiết kế và thi công máy rửa tay đo nhiệt độ”.Đây là một trong những thiết bị đắc lực giúp cộng đồng chống đại dịch Covid-19. 1.2.Mục tiêu - Chế tạo thành công mô hình máy rửa tay đo nhiệt độ. - Sử dụng PLC để xây dựng chương trình điều khiển. - Thiết kế giao diện giám sát, điều khiển trên WinCC. - Mô hình hoạt động ổn định, linh hoạt. 1.3.Phương pháp nghiên cứu Chế tạo mô hình thật nên em gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế, chế tạo vào kết nối sản phẩm với bộ PLC . Các phương pháp chủ yếu: - Phương pháp mô phỏng, thiết kế trên lý thuyết: em đã thực hiện thiết kế và chế tạo máy rửa tay đo nhiệt độ. - Phương pháp thực hành: Song song với việc nghiên cứu lý thuyết em đã thiết kế và kiếm tra lý thuyết trên sản phẩm thật. - Phương pháp tính toán: Tính toán lựa chọn các linh kiện, từ thực nghiệm điều chỉnh các thông số cho phù hợp công nghệ. 1.4.Cấu trúc đề tài SVTH: Vũ Thành Nhân – Lê Viết Hiếu 6 [Type here] Ngoài phần mở đầu, đề tài gồm 5 chương: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI. CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG MÁY RỬA TAY. CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM WINCC CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH MÁY RỬA TAY ĐO NHIỆT ĐỘ. CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN VÀ CHỌN HỆ THỐNG ĐIỆN - ĐIỀU KHIỂN CHƯƠNG 6: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN. 1.5.Bài toán điều khiển Mô hình có cảm biến thân nhiệt và cảm biến tiệm cận. Đây chính là đặc điểm để máy hoạt động bằng cách đo thân nhiệt và rửa tay của người sử dụng. - Khi bật công tắc “ON”,máy rửa tay đo nhiệt độ sẽ đo thân nhiệt của người sử dụng thông qua cảm biến hồng ngoại. Sau đó máy rửa tay sẽ phun một lượng dung dịch đã được diều chỉnh vừa đủ, giúp tiết kiệm dung dịch .Người sử dụng chỉ cần mất khoảng 2s để sát khuẩn tay mình mà không cần chạm vào bất kì đồ vật hay thiết bị nào khác. - Mô hình được thiết kế nhỏ gọn dù ở bất cứ địa điểm nào cũng phù hợp. 1.6.Phân tích các phương án điều khiển 1.6.1.Sử dụng PLC PLC-Programmable Logic Controller là bộ điều khiển logic khả trình (lập trình được). Khởi thuỷ ban đầu PLC chỉ có chức năng điều khiển logic , tức là điều khiển on- off như các relay. PLC hiện đại như bây giờ có khả năng điều khiển PID và điều khiển mờ..v..v. PLC cho phép mở rộng thêm các module vào/ra nên có khả năng quản lý một SVTH: Vũ Thành Nhân – Lê Viết Hiếu 7 [Type here] hệ thống lớn trong nhà máy. Do vậy PLC ứng dụng để điều khiển một hệ thống sản xuất lớn (so với vi xử lý) và có đặc tính động học chậm (so với vi xử lý) như điều khiển mức nước, áp suất, lưu lượng ,nhiệt độ, tốc độ băng tải…v.v. Đặc trưng của PLC hoạt động trong môi trường khắc nghiệt công nghiệp, yếu tố bền vững thích nghi, độ tin cậy cao, tỉ lệ hư hỏng rất thấp, thay thế và hiệu chỉnh chương trình dễ dàng, khả năng nâng cấp các thiết bị ngoại vi hay giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như: máy tính, nối mạng, các modul mở rông tốt. Từ các ưu điểm trên, hiện nay PLC đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: -Hệ thống nâng vận chuyển. -Dây chuyền đóng gói. -Các robot lắp ráp sản phẩm. -Điều khiển hệ thống đèn giao thông. 1.6.2.Sử dụng vi xử lý Vi xử lý là bộ xử lý tín hiệu, có thể nhận tín hiệu vào, tính toán, xử lý, xuất tín hiệu ra. Vi xử lý ứng dụng để thực hiện các thuật toán điều khiển yêu cầu khối lượng tính toán lớn (so với PLC) cho các đối tượng có đặc tính động học nhanh (so với PLC ) như điều khiển dòng điện, mô men, tốc độ động cơ , điều khiển các mạch điện tử (tín hiệu hoặc công suất)..v.v. Ưu điểm: -Vi điều khiển có khả năng điều khiển linh hoạt theo mong muốn của người sử dụng dựa vào phần mềm được viết. -Khả năng thay đổi mã có thể thực hiện được. -Hệ thống đơn giản hơn nhiều, kích thước nhỏ. Hơn nữa sẽ giảm được độ kém ổn định do nhiều linh kiện gây ra. -Có thể thay đổi, thêm chức năng bằng cách thay đổi phần mềm. Ngày nay VXL được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống của con người. -Xuất phát từ yêu cầu điều khiển trong đề tài và ưu điểm của PLC mà chúng em đã chọn PLC S7-300 làm bộ điều khiển cho “Mô hình hệ thống phân loại sản SVTH: Vũ Thành Nhân – Lê Viết Hiếu 8 [Type here] phẩm theo chiều cao” của mình. CHƯƠNG 2 TÌM HIỂU VỀ CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG MÁY RỬA TAY ĐO NHIỆT ĐỘ 2.1.Tổng quan về máy rửa tay đo nhiệt độ Ngày nay cùng với sự phát triển của các nghành khoa học kỹ thuật, kỹ thuật điện tử mà trong đó khiển tự động đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật, quản lý,y tế, công nghiệp tự động hóa, cung cấp thông tin. - Một số loại máy rửa tay tự động : -Do đó chúng ta phải nắm bắt và vận dụng nó một cách có hiệu quả nhằm góp phần vào sự phát triển của nền khoa học thế giới nói chung và trong sự phát triển điều khiển tự động nói riêng. Xuất phát từ sự bùng phát của dịch Covid-19 trên thế giới thì máy rửa tay đo nhiệt độ sẽ một phần nào đấy làm giảm lây nhiễm chéo trong cộng đồng. Bên cạnh đó máy cũng sẽ góp phần bảo vệ môi trường vì mọi người sẽ không xả những rác thải nhựa ra môi trường từ những bình dung dịch sát khuẩn truyền thống. SVTH: Vũ Thành Nhân – Lê Viết Hiếu 9 [Type here] 2.2.Tìm hiểu về các phần tử sử dụng trong hệ thống 2.2.1.Tìm hiểu các phần tử khối vào ra (I/O) Khối vào ra có nhiệm vụ chuyển các tín hiệu từ bên ngoài vào các khối xử lý trung tâm PLC, đồng thời nhận các lệnh gửi ra từ PLC để thực hiện các chức năng khác.Khối vào gồm các cảm biến,các nút ấn,các công tắc hành trình. Các đầu ra của khối là đầu điều khiển chuyển động của: vòi xịt khuẩn và LCD. 2.2.1.1.Cảm biến Trong mô hình chúng em lựa chọn cảm biến hồng ngoại, cảm biến thân nhiệt 4 chân 4 lỗ, cảm biến đo nhiệt độ độ ẩm để phát hiện người sử dụng vì những ưu điểm sau: - Phát hiện người sử dụng nhưng không cần tiếp xúc với người đó. - Phát hiện khoảng cách gần. - Ít bị hao mòn, có tuổi thọ và độ chính xác, tính ổn định cao. - Thời gian đáp ứng nhanh, có thể điều chỉnh độ nhạy theo ứng dụng. Cảm biến hồng ngoại. Cảm biến hồng ngoại ứng dụng gồm 2 loại chính là cảm biến hồng ngoại thu phát và cảm biến hồng ngoại gương phản xạ. Cảm biến hồng ngoại thu phát chung được cấu tạo gồm một led hồng ngoại thu và một led hồng ngoại phát. Khi có vật thể tác động vào vùng phát tia sẽ làm phản xạ lại ánh sáng tác động vào led thu. Lúc này led thu sẽ tác động vào transistor cho tín hiệu ra. Cảm biến hồng ngoại gương phản xạ cũng gồm led hồng ngoại thu và phát như quang thu phát nhưng hoạt động thì ngược lại. Khi có vật thể tác động vào vùng phát sẽ làm chắn ánh sáng từ led hồng ngoại phát không cho đi qua gương SVTH: Vũ Thành Nhân – Lê Viết Hiếu 10 [Type here] phía đối điện để đến led hồng ngoại thu thương dùng cho những vật có màu tối, màu đen có tính chất hấp thụ ánh sáng nhiều. *Đầu ra của cảm biến. Ngày nay, hầu hết cảm biến cảm ứng đều có đặc điểm đầu ra transistor có logic NPN hoặc PNP. Những loại này còn được gọi là kiểu DC-3 dây. Cảm biến được chia theo chế độ hoạt động thường mở (NO) và thường đóng (NC) mô tả tình trạng có tín hiệu đầu ra của cảm biến sau khi có hoặc không phát hiện được vật. * Với đầu ra transistor có logic NPN: - Thường mở: Tín hiệu điện áp thấp khi phát hiện ra vật. Tín hiệu điện áp cao khi không có vật. - Thường đóng: Tín hiệu thấp khi không có vật. Tín hiệu cao khi phát hiện ra vật. * Với đầu ra transistor có logic PNP: - Thường mở: Tín hiệu điện áp cao khi phát hiện ra vật. Tín hiệu điện áp thấp khi không có vật. - Thường đóng: Tín hiệu cao khi không có vật. Tín hiệu thấp khi phát hiện ra vật. SVTH: Vũ Thành Nhân – Lê Viết Hiếu 11 [Type here] Cảm biến hồng ngoại Cảm Biến thân nhiệt. Độ chính xác cao không tiếp xúc nhiệt độ -Cảm biến độ nhạy nhiệt cho hệ thống điều khiển điều hòa không khí di động -Yếu tố cảm biến nhiệt độ cho dân cư, thương mại và công nghiệp xây dựng điều hòa kính chắn gió defogging -Phát hiện góc mù ô tô -Kiểm soát nhiệt độ công nghiệp của các bộ phận chuyển động -Kiểm soát nhiệt độ trong máy in và máy photocopy -Thiết bị gia dụng có kiểm soát nhiệt độ -Chăm sóc sức khỏe -Giám sát chăn nuôi -Phát hiện chuyển động. Điều khiển nhiệt độ nhiều vùng – lên đến 127 bộ cảm biến có thể được đọc thông qua 2 dây phổ biến -Relay / cảnh báo nhiệt -Đo nhiệt độ cơ thể Cảm biến đo nhiệt độ độ ẩm Cảm biến đo nhiệt độ độ ẩm là cảm biến rất thông dụng hiện nay vì chi phí rẻ và rất dễ SVTH: Vũ Thành Nhân – Lê Viết Hiếu 12 [Type here] lấy dữ liệu thông qua giao tiếp 1-wire (giao tiếp digital 1-wire truyền dữ liệu duy nhất). Cảm biến được tích hợp bộ tiền xử lý tín hiệu giúp dữ liệu nhận về được chính xác mà không cần phải qua bất kỳ tính toán nào. Thông số kỹ thuật • • • • Điện áp hoạt động: 3V - 5V (DC) Dãi độ ẩm hoạt động: 20% - 90% RH, sai số ±5%RH Dãi nhiệt độ hoạt động: 0°C ~ 50°C, sai số ±2°C Khoảng cách truyển tối đa: 20m 2.2.1.2.Công tắc Công tắc điện là gì Công tắc điện switch là một bộ phận điện có thể tạo hoặc ngắt mạch điện tự động hoặc thủ công. Công tắc switch chủ yếu hoạt động với cơ chế ON (mở) và OFF (đóng). Việc phân loại các công tắc phụ thuộc vào kết nối của chúng. Hai thành phần quan trọng xác nhận loại kết nối mà một công tắc tạo ra là cực tĩnh và cực động. Các loại công tắc Công tắc cơ có thể được phân loại thành các loại khác nhau dựa trên một số yếu tố như phương pháp truyền động (công tắc thủ công, giới hạn và quy trình), số lượng tiếp điểm (công tắc tiếp xúc đơn và đa tiếp xúc), số cực và ngả ra (SPST, DPDT, SPDT,…), vận hành SVTH: Vũ Thành Nhân – Lê Viết Hiếu 13 [Type here] và xây dựng (nút ấn, chuyển đổi, quay, cần điều khiển, …), dựa trên trạng thái (công tắc tạm thời và khóa),… -Ở mô hình máy rửa tay này bọn em sử dụng công tắc đơn cực SPST (Single Pole Single Throw Switch). 2.2.1.3.Relay đôi -MẠCH ĐÓNG NGẮT RELAY 12VDC 10A ĐÔI MẠCH ĐÓNG NGẮT RELAY 12VDC 10A ĐÔI với opto cách ly nhỏ gọn, có opto và transistor cách ly giúp cho việc sử dụng trở nên an toàn với board mạch chính, mạch được sử dụng để đóng ngắt nguồn điện công suất cao AC hoặc DC, có thể chọn đóng khi kích mức cao hoặc mức thấp bằng Jumper. Tiếp điểm đóng ngắt gồm 3 tiếp điểm NC (thường đóng), NO(thường mở) và COM(chân chung) được cách ly hoàn toàn với board mạch chính, ở trạng thái bình thường chưa kích NC sẽ nối với COM, khi có trạng thái kích COM sẽ chuyển sang nối với NO và mất kết nối với NC. Thông số kỹ thuật: -Sử dụng điện áp nuôi 12VDC. -Relay mỗi Relay tiêu thụ dòng khoảng 80mA. -Điện thế đóng ngắt tối đa: AC250V ~ 10A hoặc DC30V ~ 10A. -Có đèn báo đóng ngắt trên mỗi Relay. -Có thể chọn mức tín hiệu kích 0 hoặc 1 qua jumper. -Kích thước: 1.97 in x 1.02 in x 0.75 in (5.0 cm x 2.6 cm x 1.9 cm) Weight: 0.60 oz (17 g). 2.2.1.4.Arduino R3 SVTH: Vũ Thành Nhân – Lê Viết Hiếu 14 [Type here] -Arduino Uno R3 là loại phổ biến và dễ sử dụng nhất trong các dòng Arduino hiện nay cũng như tương thích với nhiều loại Arduino Shield nhất, Nhắc tới dòng mạch Arduino dùng để lập trình, cái đầu tiên mà người ta thường nói tới chính là dòng Arduino UNO. Hiện dòng mạch này đã phát triển tới thế hệ thứ 3 (R3). Arduino UNO có thể sử dụng 3 vi điều khiển họ 8bit AVR là ATmega8, ATmega168, ATmega328. Bộ não này có thể xử lí những tác vụ đơn giản như điều khiển đèn LED nhấp nháy, xử lí tín hiệu cho xe điều khiển từ xa, làm một trạm đo nhiệt độ - độ ẩm và hiển thị lên màn hình LCD,… hay những ứng dụng khácArduino UNO có thể được cấp nguồn 5V thông qua cổng USB hoặc cấp nguồn ngoài với điện áp khuyên dùng là 7-12V DC và giới hạn là 6-20V. Thường thì cấp nguồn bằng pin vuông 9V là hợp lí nhất nếu bạn không có sẵn nguồn từ cổng USB. Nếu cấp nguồn vượt quá ngưỡng giới hạn trên sẽ làm hỏng Arduino UNO. Các chân năng lượng • • • • • • GND (Ground): cực âm của nguồn điện cấp cho Arduino UNO. Khi bạn dùng các thiết bị sử dụng những nguồn điện riêng biệt thì những chân này phải được nối với nhau. 5V: cấp điện áp 5V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là 500mA. 3.3V: cấp điện áp 3.3V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là 50mA. Vin (Voltage Input): để cấp nguồn ngoài cho Arduino UNO, bạn nối cực dương của nguồn với chân này và cực âm của nguồn với chân GND. IOREF: điện áp hoạt động của vi điều khiển trên Arduino UNO có thể được đo ở chân này. Và dĩ nhiên nó luôn là 5V. Mặc dù vậy bạn không được lấy nguồn 5V từ chân này để sử dụng bởi chức năng của nó không phải là cấp nguồn. RESET: việc nhấn nút Reset trên board để reset vi điều khiển tương đương với việc chân RESET được nối với GND qua 1 điện trở 10KΩ. Thông số kỹ thuật: o o o o o o o o o o o o Chip điều khiển chính: ATmega328P Chip nạp và giao tiếp UART: ATmega16U2 Nguồn nuôi mạch: 5VDC từ cổng USB hoặc nguồn ngoài cắm từ giắc tròn DC . Số chân Digital I/O: 14 (trong đó 6 chân có khả năng xuất xung PWM). Số chân PWM Digital I/O: 6 Số chân Analog Input: 6 Dòng điện DC Current trên mỗi chân I/O: 20 mA Dòng điện DC Current chân 3.3V: 50 mA Flash Memory: 32 KB (ATmega328P), 0.5 KB dùng cho bootloader. SRAM: 2 KB (ATmega328P) EEPROM: 1 KB (ATmega328P) Clock Speed: 16 MHz SVTH: Vũ Thành Nhân – Lê Viết Hiếu 15 [Type here] o o LED_BUILTIN: 13 Kích thước: 68.6 x 53.4 mm Arduino Uno R3 2.2.1.5.Máy bơm dung dịch mini - Điện áp hoạt động : 12VDC - Kích thước 2 lỗ : dùng ống phi 8 - Ưu điểm: bơm tự hút nước khi cấp nguồn, không cần mồi - Dùng để làm bơm nước cho bể các cảnh hoặc một số tính năng khác. SVTH: Vũ Thành Nhân – Lê Viết Hiếu 16 [Type here] Máy bơm áp mini 2.2.1.6. Đèn báo -Thông số kỹ thuật : • Mã sản phẩm : AD16-16C • Đường kính lắp đặt : 16mm • Đường kính đèn báo : 18mm -Khi dung dịch trong bình đựng dung dịch rửa tay sát khuẩn hết thì đèn sẽ sáng lên để báo cho người điều chỉnh biết và bơm thêm dung dịch . 2.2.1.7.Quạt tản nhiệt -Thông số kỹ thuật: • Điện áp làm việc: 12VDC SVTH: Vũ Thành Nhân – Lê Viết Hiếu 17 [Type here] Dòng điện định mức: 0.15A • Kích thước: 4 x 4 x 1cm • Trọng lượng: 48g -Khi nhiệt độ vượt quá mức quy định thì quạt sẽ hoạt động để giảm bớt nhiệt độ độ ẩm của máy. • 2.2.1.8. Nguồn tổng 12v -Nguồn adapter 12V 5A hay còn gọi là bộ nguồn một chiều 12 volt được thiết kế để chuyển đổi điện áp từ nguồn xoay chiều 110/220VAC thành nguồn một chiều 12VDC để cung cấp cho các thiết bị hoạt động. Nguồn 12V 5A sử dụng cấp nguồn cho camera, hdd box, hdd docking, thiết bị điện tử khác… THÔNG SỐ KỸ THUẬT -Nguồn 12V 5A • • • • • • • Điện áp đầu vào: AC100-240V 50 / 60HZ Điện áp đầu ra: DC12V Dòng đầu ra tối đa: 5a Tổng chiều dài nguồn ~ 1m5 Hiệu quả: > 85% Ripple: > 120mV Jack cắm DC : 5.5*2.1 SVTH: Vũ Thành Nhân – Lê Viết Hiếu 18 [Type here] Nguồn adapter 12V 5A 2.2.1.9. Màn hình LCD -LCD (Liquid Crystal Display) được sử dụng trong rất nhiều các ứng dụng của Vi Điều Khiển. LCD có rất nhiều ưu điểm so với các dạng hiển thị khác. Nó có khả năng hiển thị kí tự đa dạng, trực quan (chữ, số và kí tự đồ họa), dễ dàng đưa vào mạch ứng dụng theo nhiều giao thức giao tiếp khác nhau, tốn rất ít tài nguyên hệ thống . SVTH: Vũ Thành Nhân – Lê Viết Hiếu 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất