Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thích ứng tâm lý của trẻ em nông thôn có bố mẹ đi làm ăn xa...

Tài liệu Thích ứng tâm lý của trẻ em nông thôn có bố mẹ đi làm ăn xa

.PDF
30
47
116

Mô tả:

TRƢ N IH QU Ọ O GI H N I Ọ Ộ VÀ N ÂN VĂN -------------------------------------- Lê Văn Thịnh T Í ỨN TÂM LÝ ỦA TRẺ EM NÔN Ó BỐ MẸ LÀM ĂN LU N VĂN T S TÂM LÝ HỌC Nội - 2016 T ÔN TRƢ N IH QU Ọ O GI H N I Ọ Ộ VÀ N ÂN VĂN -------------------------------------- Lê Văn Thịnh T Í ỨN TÂM LÝ ỦA TRẺ EM NÔN Ó BỐ MẸ LÀM ĂN huyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60310401 LU N VĂN T S TÂM LÝ ỌC Ngƣời hƣớng dẫn: TS Nguyễn Văn Lƣợt Nội - 2016 T ÔN L M O N Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Văn Lượt. ác số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học, dựa trên kết quả khảo sát thực tế. ác số liệu, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Lê Văn Thịnh i L ẢM ƠN Thực hiện luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người đã giúp đỡ tôi. Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS.Nguyễn Văn Lượt. Thầy đã hướng dẫn tận tình từ khi hình thành ý tưởng, triển khai thu thập tài liệu và viết kết quả nghiên cứu thành bản hoàn chỉnh. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong khoa Tâm lý học, Trường ại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, ại học Quốc gia Hà Nội, nơi đã dạy tôi những tri thức khoa học từ khi tôi là học viên và tạo điều kiện cho tôi bảo vệ đề tài. Và cuối cùng là gia đình và bạn bè chính là nguồn động viên tinh thần quan trọng giúp tôi hoàn thành Luận văn này. Tôi sẽ luôn ghi nhớ và cảm kích trước sự giúp đỡ của mọi người trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu sau này. Lê Văn Thịnh ii MỤC LỤC L L M O N ................................................................................................. i ẢM ƠN ........................................................................................................ ii MỤC LỤC.............................................................................................................. iii MỞ ẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 2 4. ối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................... 2 5. âu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 2 6. Giả thuyết khoa học ........................................................................................ 3 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3 8. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 4 9. Cấu trúc của đề tài..........................................................................................4 ƢƠN 1. Ơ SỞ LÝ LU N Ủ Ề TÀ .................................................. 4 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................. 4 1.1.1. Các nghiên cứu về thích ứng nói chung ............................................... 4 1.1.2. Các nghiên cứu về trẻ em có bố mẹ đi làm ăn xa ................................ 7 1.2. ác khái niệm cơ bản của đề tài .................................................................. 16 1.2.1. Khái niệm thích ứng ............................................................................. 16 1.2.2. Khái niệm thích ứng tâm lý .................................................................. 19 1.2.3. Khái niệm thích ứng tâm lý của trẻ em có bố mẹ đi làm ăn xa ............ 20 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................. 24 ƢƠN 2. TỔ Ứ VÀ P ƢƠN P ÁP N ÊN ỨU ..................... 25 2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ................................................ 25 2.1.1. Vài nét về địa bàn ................................................................................. 25 2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu .......................................................... 26 2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 27 2.2.1. Tổ chức nghiên cứu .............................................................................. 27 2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu .............................................................. 27 2.3. Tiêu chí đánh giá .............................................................................................. 32 iii Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 34 ƢƠN 3. ẾT QUẢ N ÊN ỨU T Ự T ỄN .................................... 35 3.1. ảm xúc của trẻ có bố mẹ đi làm ăn xa ....................................................... 35 3.2. Lòng tự trọng của trẻ ................................................................................... 41 3.3. ảm nhận hạnh phúc của trẻ ....................................................................... 45 3.4. Sức khỏe tâm thần của trẻ em có bố mẹ đi làm ăn xa ................................. 55 3.5. hiến lược ứng phó của trẻ ......................................................................... 59 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 65 ẾT LU N VÀ ẾN N Ị .............................................................................. 67 1. Kết luận........................................................................................................... 67 2. Kiến nghị ........................................................................................................ 69 TÀ L ỆU T M ẢO .................................................................................... 71 P Ụ LỤ iv MỞ ẦU 1. Lý do chọn đề t i Ở Việt Nam, tình trạng người dân nói chung, các bậc cha mẹ nói riêng rời nông thôn ra các thành phố lớn hoặc sang một nước phát triển hơn để tìm kiếm việc làm đã trở thành một xu thế rõ ràng. Theo tổng cục thống kê, năm 2015 số người di cư nội địa từ 15 tuổi trở lên ước tính khoảng 1,24 triệu người, trong đó 57,7% là phụ nữ, có tới 78,4% tham gia vào lực lượng lao động và phần lớn di chuyển đến khu vực thành thị. Ngoài ra, tính đến hết năm 2015, Việt Nam có khoảng 500.000 người đang tham gia xuất khẩu lao động ở 40 quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau (Tổng cục thống kê 2016). Trong số những người đó có người mang theo cả gia đình vợ con, nhưng cũng có những người vì điều kiện hoàn cảnh môi trường mới còn nhiều khó khăn vất vả, nên họ đành bỏ lại con cái ở nhà và nhờ ông bà nội ngoại hai bên hoặc cô dì chú bác hai bên chăm sóc, bảo ban, giúp đỡ trong cuộc sống, cũng như trong vấn đề học tập. Những đứa trẻ ở lại quê nhà ngoài việc thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, thì chúng cũng phải đối mặt với rất nhiều những nguy cơ như xâm hại tình dục, bạo lực học đường, hoặc sa đà vào các tệ nạn xã hội... ặc biệt đó là sự thích ứng tâm lý với với cuộc sống hàng ngày, học đường. Những khó khăn các em gặp phải trong cuộc sống thường nhật, các mối quan hệ học đường, trong quá trình học tập, nội quy của lớp học...Và vấn đề đặt ra là các trẻ em nông thôn có bố mẹ đi làm ăn xa có thích ứng với tình trạng cha mẹ đi làm ăn xa hay không? Và làm cách nào để giúp các em nông thôn có bố mẹ đi làm ăn xa có thể thích ứng tốt hơn với hoàn cảnh này để hòa nhập tốt với cuộc sống, học tập ở trường. Về mặt lý luận, các nghiên cứu ở Việt Nam về tâm lý của trẻ em trong các gia đình có bố mẹ đi làm ăn xa nói chung, sự thích ứng tâm lý của trẻ em trong các gia đình có bố mẹ đi làm ăn xa ở nông thôn nói riêng còn chưa được quan tâm nghiên cứu. Những hiểu biết của chúng ta về những hậu quả tiêu 1 cực của tình trạng trên đến sự phát triển của trẻ chủ yếu là thông qua quan sát các trường hợp cụ thể mà chưa có luận chứng một cách rõ ràng. Xuất phát từ thực tiễn và lý luận nêu trên, nên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thích ứng tâm lý của trẻ em nông thôn có bố mẹ đi l m ăn xa” qua nghiên cứu trường hợp huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. 2. Mục đích nghiên cứu ề tài nhằm làm rõ thực trạng thích ứng tâm lý (về mặt cảm xúc, tự đánh giá và sức khỏe tinh thần) và chiến lược ứng phó của trẻ em nông thôn có bố mẹ đi làm ăn xa. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm giúp các em thích ứng tốt hơn trong cuộc sống. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp các công trình nghiên cứu về vấn đề thích ứng và thích ứng tâm lý của trẻ em nông thôn có bố mẹ đi làm ăn xa, nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. - Làm rõ thực trạng thích ứng và chiến lược ứng phó của trẻ em nông thôn có bố mẹ đi làm ăn xa; - ề xuất một số kiến nghị nhằm giúp các em thích ứng tốt hơn trong cuộc sống. 4. ối tƣợng v khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thích ứng tâm lý và chiến lược ứng phó của trẻ em ở nông thôn có bố mẹ đi làm ăn xa. 4.2. Khách thể nghiên cứu Tổng số mẫu nghiên cứu là 376 trẻ em trong độ tuổi từ 8-15 tuổi, cụ thể: - 154 trẻ có bố mẹ đi làm ăn xa; - 222 trẻ đang ở cùng cha mẹ. 5. âu hỏi nghiên cứu 2 Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả dự định trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây: (1). So với trẻ ở cùng cha mẹ, đời sống tâm lý (cảm xúc, tự đánh giá, cảm nhận hạnh phúc) của trẻ em có bố mẹ đi làm ăn xa có thấp hơn so với trẻ ở cùng cha mẹ? (2). Những khó khăn về sức khỏe tinh thần (vấn đề tình cảm, vấn đề hành vi, vấn đề quan hệ bạn bè) mà trẻ gặp là gì? (3). Trẻ đã sử dụng những chiến lược nào để ứng phó với những khó khăn gặp phải trong cuộc sống? 6. iả thuyết khoa học (1). Trẻ em có bố mẹ đi làm ăn xa có các biểu hiện cảm xúc tiêu cực, tự đánh giá bản thân thấp và cảm nhận hạnh phúc thấp hơn so với trẻ ở cùng cha mẹ. (2) Trẻ có bố mẹ đi làm ăn xa gặp phải nhiều khó khăn hơn so với trẻ ở cùng cha mẹ. (3). Những chiến lược ứng phó với những khó khăn của trẻ có bố mẹ đi làm ăn xa thường mang tính tiêu cực hơn so với trẻ ở cùng cha mẹ. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ể thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp sau: 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 7.2. Phương pháp trắc nghiệm 7.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 7.4. ác phương pháp thống kê toán học 8. Phạm vi nghiên cứu của đề t i húng tôi nghiên cứu sự thích ứng tâm lý của trẻ em đang học ở trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh. Và nghiên cứu theo các phạm vi như: - Cảm xúc của trẻ có bố mẹ đi làm ăn xa 3 - Lòng tự trọng của trẻ có bố mẹ đi làm ăn xa - Cảm nhận hạnh phúc của trẻ có bố mẹ đi làm ăn xa - Sức khỏe tâm thần của trẻ em có bố mẹ đi làm ăn xa - Chiến lược ứng phó của trẻ có bố mẹ đi làm ăn xa 9. Cấu trúc của đề t i Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì đề tài bao gồm 3 chương như sau: Chương 1: ơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn ƢƠN 1. Ơ SỞ LÝ LU N Ủ Ề TÀ 1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu về thích ứng nói chung 1.1.1.1. Trên thế giới Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu, chúng tôi nhận thấy có các hướng nghiên cứu sau về sự thích ứng nói chung (dẫn theo Nguyễn Thị Út Sáu, 2013): (1). Quan điểm tiếp cận sự thích ứng của con người dưới góc độ sinh học. - H.spencer (1820-1903) nhà triết học, xã hội học và tâm lý học người nh khởi xướng nghiên cứu vấn đề thích ứng trong tâm lý học. Ông dựa vào thuyết tiến hóa của h. Dawin và J.Lamak cho rằng: “Cuộc sống là sự thích nghi liên tục trong các mối quan hệ bên trong và bên ngoài”. Việc xem xét vấn đề thích ứng phải dựa vào mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa con người với môi trường sống, đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là mối quan hệ giữa yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong con người, chọn lọc tự nhiên là quy luật cơ bản của thích ứng tâm lý, sự thích ứng ở con người có những nét chung với thích nghi sinh học, và tuân theo những quy luật của thích nghi sinh học như quy luật di truyền, biến dị. 4 - W. James ( 1842-1910) đã xây dựng thuyết chức năng, mà điểm mấu chốt của thuyết này là: á nhân phải sử dụng chức năng tâm lý để thích nghi với những biến đổi của môi trường sống. Tóm lại quan điểm của hai nhà tâm lý trên là nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố sinh học trong sự thích ứng của con người, mà không thấy được bản chất xã hội trong sự thích ứng của con người. (2). Quan điểm coi thích ứng con người là sự thích nghi. J.Watson, đại biểu của trường phái tâm lý học hành vi cho rằng : Mọi hành vi ứng xử của con người được hình thành trong quá trình học tập và tập nhiễm, trong quá trình đó cá nhân. ó cá nhân chiếm lĩnh được hành vi mới cho phép giải quyết những yêu cầu của cuộc sống. Thực chất sự thích ứng kém hay chưa thích ứng là do cá nhân không học được hoặc hành vi học được không đáp ứng được yêu cầu của môi trường sống. Ông quan niệm con người “không phải là chủ thể chủ động trong hoạt động trong môi trường xã hội, tác động làm biến đổi môi trường xã hội mà là các cá thể thụ động đối lập áp lực với môi trường sống”. (3). Quan điểm tiếp cận nhấn mạnh vai trò của chủ thể cá nhân trong quá trình thích ứng. L.X.Vugotxki cho rằng, thích ứng diễn ra theo nguyên tắc tín hiệu( phản xạ có điều kiện) có cả ở người và con vật. Phương thức thích ứng chủ đạo ở người là thích ứng theo nguyên tắc dấu hiệu và nguyên tắc này không có ở con vật. Quá trình tín hiệu hiệu hóa phản ánh mối quan hệ tự nhiên đảm bảo cơ chế đáp lại các kích thích của môi trường và con người có khả năng biến đổi môi trường, và biến đổi hành vi của chính mình bằng hoạt động tích cực của chủ thể. 1.1.1.2. Ở trong nước ác nghiên cứu về thích ứng ở trong nước thường được tập trung theo những hướng sau đây (xem Nguyễn Thị Út Sáu, 2013): (1). Hướng nghiên cứu về thích ứng trong học tập 5 - Nghiên cứu về sự thích ứng học tập của học sinh tiểu học bao gồm các tác giả như: Vũ Thị Nho với nghiên cứu về sự thích nghi của học sinh tiểu học với hoạt động học tập ở đầu bậc tiểu học, tác giả Nguyễn Thị Kim Qúy với sự thích ứng của hoạt động học của trẻ em qua những ứng xử trong giờ học, tác giả Phan Quốc Lâm nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động học của học sinh lớp 1. - ác công trình nghiên cứu về sự thích ứng học tập của sinh viên đại học bao gồm các tác giả như: Tác giả ỗ Mạnh Tôn với đề tài “Nghiên cứu sự thích ứng với học tập và rèn luyện của học viên các trường sỹ quan quân đội”, tác giả Lê Ngọc Lan “ Nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động của sinh viên đại học sư phạm Hà Nội”. Tác giả ỗ Thị Thanh Mai với đề tài “ mức độ thích ứng của H HT của sinh viên hệ cao đẳng trường đại học công nghiệp Hà Nội”... (2). Hướng nghiên cứu về thích ứng trong nghề nghiệp. Một số tác giả như ào Như Oanh, Trần Trọng Thủy tiến hành nghiên cứu về mặt lý luận nhằm phục vụ nghiên cứu học tập của của giảng viên, sinh viên, học viên cao học và các chuyên ngành có liên quan. òn tác giả Lê Hương lại đề cập trên thực tiễn vấn đề rất mang tính thời sự của nền kinh tế thị trường còn non trẻ ở nước ta, đó là mối liên hệ giữa thái độ với công việc và năng lực thích ứng, cạnh tranh của người lao động hiện nay. (3). Hướng nghiên cứu về thích ứng tâm lý- xã hội Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Hằng (2001) đã nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu đã tìm hiểu sự thích nghi tâm lý của trẻ đối với sự thiếu hụt vai trò của bố/mẹ hoặc cả hai, đặc điểm thích nghi của trẻ với các mối quan hệ trong hoạt động học tập. Trong nghiên cứu “Những khó khăn của sinh viên thiệt thòi trong thời gian học tập tại đại học Huế” của tác giả Trần Thị Tú nh(2010) đã cho thấy sinh viên phải đứng trước nhiều khó khăn về tài chính, thích ứng với mối quan 6 hệ thầy cô, bạn bè với các điều kiện và phương pháp học tập là một trong những khó khăn mà sinh viên gặp phải (dẫn theo ao Thị Thanh Nhàn, 2016). ác nghiên cứu đã xem xét sự thích ứng của nhiều nhóm khách thể bao gồm thích ứng trong học tập, trong nghề nghiệp, môi trường xã hội. Tuy nhiên các nghiên cứu này là những cơ sở khoa học quan trọng để chúng tôi tham khảo khi đề ra tiêu chí thích ứng tâm lý của trẻ em nông thôn có bố mẹ đi làm ăn xa. 1.1.2. Các nghiên cứu về trẻ em có bố mẹ đi làm ăn xa 1.1.2.1. Trên thế giới Theo tác giả Nguyễn Văn Lượt, tình trạng cha mẹ đi làm ăn xa phải bỏ con ở lại nông thôn chủ yếu diễn ra ở các nước đang hoặc kém phát triển vì nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do cha mẹ thiếu việc làm. iểm luận các tài liệu nghiên cứu về trẻ em bị bỏ lại ở các vùng nông thôn châu Á của các học giả gần đây cho thấy, có thể khái quát thành các hướng sau đây: (a) việc học tập của trẻ; (b) đời sống tâm lý của trẻ và (c) việc thực hiện chức năng sống hàng ngày của trẻ (dẫn theo Nguyễn Văn Lượt, 2016a) a. Việc học tập của trẻ Trong thực tế việc bố mẹ đi làm ăn xa để trẻ ở nhà với người chăm sóc, không chỉ ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần tình cảm của trẻ, mà còn ảnh hưởng đến cả việc học tập của trẻ. Nghiên cứu trên 7600 học sinh lớp 4 và lớp 5 ở 74 trường tiểu học của Trung Quốc, Qiran Zhao và cộng sự chỉ ra rằng điểm môn Toán của học sinh đã giảm 15,6% so với nhóm trẻ ở cùng cha mẹ (Qiran Zhao 2014). Không chỉ là như vậy mà việc trẻ vắng cha mẹ có thể làm gián đoạn quá trình học tập của trẻ (Zhaobao Jia và cộng sự 2010; Shuang Lu và cộng sự 2016). Dựa trên dữ liệu từ cuộc khảo sát Quốc gia về Sức khỏe và dinh dưỡng của Trung Quốc từ 2006 tới 2009, Shuang Lu và cộng sự đã nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của 2045 trẻ từ 6-18 tuổi có bố me di cư (64,9% sống ở nông thôn), độ tuổi trung bình của trẻ là 11,5 +/- 3,3 về các phương diện học tập, sức khỏe và giá trị sống. ác nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 7 việc cha mẹ đi làm ăn xa ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ, đặc biệt là trẻ em ở nông thôn “Học tập của trẻ em bị bỏ lại ở nông thôn bị trì hoãn và kết thúc sớm hơn trẻ em ở khu vực đô thị. Tính trung bình, thời gian đi học của trẻ em có bố mẹ đi làm ăn xa ở nông thôn là 4,29 năm, trong khi đó, thời gian này ở trẻ em đô thị là 6,21 năm” (Shuang Lu và cộng sự 2016, tr. 63). Ngoài ra xét ở một góc độ khác, các nghiên cứu đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng trẻ em bị bỏ lại ở nông thôn với người chăm sóc thường là các ông bà nội/ ngoại khiến cho các em gặp khó khăn trong các mối quan hệ giao tiếp với thầy/cô và bạn bè (Jing Luo 2011). Khảo sát 950 trẻ, trong đó có 456 trẻ bị bỏ lại trong độ tuổi 13-17 ở Trung Quốc, Jing Luo nhận thấy những trẻ em không có bố mẹ sống cùng có mối quan hệ không tốt với giáo viên và các bạn học cùng (Jing Luo 2011). Theo sự nghiên cứu và tìm hiểu của Nicola Piper, “xu hướng nữ hóa trong di dân đang xảy ra mạnh mẽ ở khu vực ông Nam châu Á khi xấp xỉ 2/3 những người di cư quốc tề từ Philippiness, Indonesia và Sri Lanka là phụ nữ” (Nicola Piper 2012, tr.32). Xét về góc độ giới, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Người mẹ di cư đi làm ăn xa đã tác động tiêu cực đến việc học tập của trẻ hơn so với sự vắng mặt của người cha (Patricia Vengadeshvaran và cộng sự 2013; Vũ Ngọc Bình 2012). ortes 2011; ó một loạt minh chứng ủng hộ cho luận điểm trên được ghi nhận trên các nhóm trẻ ở Philippines, Trung Quốc, Việt Nam. Tại Philippines, dựa trên các nguồn dữ liệu khác nhau từ 1990-2007, Patricia nghiên cứu trẻ em của các ông bố bà mẹ đi làm ăn xa có độ tuổi từ 18-45 đã chỉ ra rằng, tỷ lệ phải ở lại lớp (lưu ban) của nhóm trẻ có mẹ đi làm ăn xa cao hơn 5,0% so với nhóm trẻ có bố đi làm ăn xa (Patricia ortes 2011). Ngoài ra qua quá trình nghiên cứu và tìm tòi, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy trong nghiên cứu của Qiran Zhao và cộng sự tại Trung Quốc, nhóm trẻ em thiếu vắng mẹ thì điểm môn Toán giảm sút tới 23,3%, trong khi đó nhóm trẻ vắng cha được ghi nhận là 8,73% (Qiran Zhao và cộng sự 2014). 8 Bên cạnh đó, những nghiên cứu bổ dọc cũng ủng hộ cho luận điểm này (Wei Lu 2011; Yao Lu 2012). Nghiên cứu của Wei Lu với một nhóm gồm 12 trẻ em bị bỏ lại ở khu vực Nội Mông của Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 2008-2010 đã cho thấy, việc cha mẹ đi làm ăn xa ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập của trẻ như “kết quả học tập giảm sút, nhiều em ngủ trong lớp và không hoàn thành bài tập do giáo viên giao” (Wei Lu 2011, tr.218). Dựa trên dữ liệu của cuộc khảo sát về dinh dưỡng và sức khỏe của Trung Quốc, Yao Lu nghiên cứu việc học tập của 885 trẻ em có cha mẹ đi làm ăn xa trong độ tuổi từ 7-12 ở Trung Quốc trong một thời gian dài từ 2000-2006 cũng cho thấy nếu những người di cư là anh/chị em ruột trong gia đình thì có ảnh hưởng tích cực đến việc học tập của trẻ vì anh/chị em ruột có thể hỗ trợ tài chính và giúp những đứa trẻ ở nhà một sự hình dung về cuộc sống tốt đẹp ở nơi mà anh/chị chúng di cư tới, khuyến khích đứa trẻ học tập tốt hơn để trở thành sinh viên đại học trong tương lai của các em. Bên cạnh đó nếu người di cư là cha mẹ thì ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập của trẻ em bị bỏ lại. Ngoài ra tác giả là những nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng những trẻ nhỏ tuổi bị ảnh hưởng nặng nề hơn cả (Yao Lu 2012). b. Đời sống tâm lý của trẻ Hướng nghiên cứu này đã chỉ ra những tác động của việc cha mẹ đi làm ăn xa đến đời sống tâm lý của trẻ về các mặt cảm xúc; cảm nhận hạnh phúc; tự đánh giá và các hành vi tiêu cực ở trẻ. - Trẻ có cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là cảm giác cô đơn Trong nhiều nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, việc cha mẹ đi làm ăn xa đã tác động tiêu cực đến cảm xúc của trẻ, đặc biệt là cảm giác cô đơn, buồn chán. Theo Ye Jingzhong và Pan Lu, “cô đơn” là từ phổ biến nhất mà trẻ em bị bỏ lại ở nông thôn chọn để miêu tả cảm xúc của chúng” (Ye Jingzhong và cộng sự 2011, tr. 372). Tại Trung Quốc, nghiên cứu của Fang Fan và cộng sự (2010) trên mẫu gồm 1274 trẻ em, độ tuổi trung bình 12,4 +/- 2,2 tuổi, trong đó 629 trẻ có bố 9 mẹ di cư đi làm ăn xa (chiếm 49%) và 645 trẻ sống cùng cha mẹ (chiếm 51%). Sử dụng bảng hỏi điểm mạnh-điểm yếu (SDQ), kết quả nghiên cứu cho thấy, những trẻ em bị bỏ lại (left behind children) gặp nhiều vấn đề liên quan đến cảm xúc như lo lắng, sợ hãi, bất an. “Khó khăn về cảm xúc của trẻ em có bố mẹ đi làm ăn xa cao hơn trẻ em ở cùng cha mẹ, đạt 2,5 điểm so với 1,9 ở nhóm trẻ ở cùng cha mẹ” (Fang Fan 2010, tr.659). Nhóm trẻ bị bỏ lại khi tuổi còn nhỏ và trong một thời gian dài cũng có nhiều vấn đề về cảm xúc hơn nhóm trẻ lớn. Thông qua kết quả của việc nghiên cứu cũng cho thấy, nhóm trẻ em gái, bị bỏ lại sống cùng với người chăm sóc có tình trạng kinh tế kém, trình độ giáo dục thấp và sự ủng hộ hạn chế của giáo viên gặp nhiều vấn đề về cảm xúc hơn cả (Fang Fan 2010). Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Hongwei Hu và cộng sự (2014) khi phỏng vấn 3473 cha mẹ/người chăm sóc của trẻ em từ 30 trường học (15 trường tiểu học, 15 trường trung học cơ sở) có độ tuổi trung bình là 10,95 +/- 2,66 bị bỏ lại ở nông thôn 2 địa phương là Vũ Hán và Hồ Bắc. Kết quả cho thấy trẻ có bố mẹ đi làm ăn xa gặp nhiều vấn đề về cảm xúc hơn so với nhóm trẻ cùng trang lứa ở cùng cha mẹ và xét theo góc độ giới thì các em gái gặp nhiều vấn đề cảm xúc hơn các em trai (Hongwei Hu và cộng sự 2014). Jia Z. và W.Tian sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc với 342 trẻ em bị bỏ lại và 282 trẻ em sống cùng cha mẹ ở nông thôn Trung Quốc về những vấn đề cảm xúc liên quan đến trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em bị bỏ lại có cảm giác cô đơn gấp 2,5 lần so với trẻ em sống cùng bố mẹ. Những trẻ em bị bỏ lại được nuôi dưỡng bởi ông/bà-những người có tình trạng kinh tế thấp kém, có mối quan hệ không tốt với cha mẹ của trẻ thì cảm giác về sự cô đơn lớn hơn nữa (Jia Z. và cộng sự 2010); ác bằng chứng về vấn đề xảm xúc, đặt biệt là cảm giác cô đơn của trẻ cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu khác: Su S. và cộng sự (2013) nhấn mạnh rằng “cảm giác về sự cô đơn là nỗi buồn lớn nhất mà những trẻ em bị bỏ lại ở nông thôn Trung Quốc phải gánh chịu” (Su S. và cộng sự 2013, tr.169); Qiang Ren và Donald 10 J. Treiman (2013) nghiên cứu 3646 trẻ (cả trẻ có bố mẹ đi làm ăn xa và trẻ ở cùng cha mẹ) ở độ tuổi 10-15 cũng chỉ ra rằng nhóm trẻ có cả bố và mẹ đi làm ăn xa gặp vấn đề về cảm xúc, có biểu hiện trầm cảm cao hơn nhóm trẻ sống cùng cha mẹ (Qiang Ren và cộng sự 2013; tr.16), Jing Luo chỉ ra rằng mối quan hệ với bạn và thầy/cô ở trường hạn chế khiến cho trẻ lo lắng và trầm cảm hơn (Jing Luo 2011, tr.296). - Cảm nhận hạnh phúc của trẻ thấp Ngoài ra các nghiên cứu của nhiều tác giả khác cũng đã chỉ ra rằng, trẻ em bị bỏ lại ở nông thôn do bố mẹ đi làm ăn xa có điểm số về cảm nhận hạnh phúc thấp hơn so với nhóm trẻ ở cùng với cha mẹ, nói cách khác, những trẻ em bị bỏ lại ít hạnh phúc hơn (Elspeth Graham và cộng sự 2011; Wei Lu 2011; Su S. và cộng sự 2013; Qiang Ren và cộng sự 2013). Graham, E. và L. P. Jordan (2011) quan tâm đến cảm nhận hạnh phúc của những đứa trẻ bị bỏ lại ở ông Nam Á. Khảo sát 3876 cha mẹ/người chăm sóc trẻ ở độ tuổi 3-12 tuổi ở 4 nước gồm Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, dựa trên mô hình phân tích đa biến, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng “Trẻ em có bố di cư đi làm ăn xa ở Indonesia và Thái Lan có cảm nhận về hạnh phúc kém hơn so với những đứa trẻ ở cùng với cha mẹ. Tuy nhiên, các bằng chứng tương tự như vậy không tìm thấy tại Việt Nam và Philippines” (Elspeth Graham và cộng sự 2011, tr. 763). Tại Trung Quốc, nghiên cứu của Wei Lu cũng cho thấy, chất lượng cuộc sống của trẻ bị giảm sút, các điều kiện chăm sóc về y tế không được đảm bảo (Wei Lu 2011); ác bằng chứng cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Su S. và cộng sự, “Trẻ em có cả bố và mẹ di cư có điểm số về sự hài lòng với cuộc sống thấp nhất trong 3 nhóm trẻ được nghiên cứu gồm trẻ có 1 bố hoặc mẹ di cư, trẻ ở cùng với bố mẹ và trẻ có cả bố và mẹ đi làm ăn xa”(Su S. và cộng sự 2013, tr. 169); Nghiên cứu của Wen M. và cộng sự với 704 trẻ trong độ tuổi 8-18 ở khu vực nông thôn (trẻ vắng cả cha lẫn mẹ; trẻ vắng cha/hoặc mẹ và trẻ ở cùng cha mẹ) tại 5 huyện của tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), chỉ ra 11 rằng trẻ em có cha mẹ di cư ít hài lòng với cuộc sống và học tập hơn so với trẻ ở cùng cha mẹ, đặc biệt là nhóm trẻ có mẹ đi làm ăn xa. hỉ có 33,33% trẻ có mẹ đi làm ăn xa hài lòng với cuộc sống và việc học tập của bản thân, tỷ lệ này ở trẻ có bố đi làm ăn xa là 46,3% và nhóm trẻ có cả cha và mẹ đi làm ăn xa là 42,62%. (Wen M. và cộng sự 2012; 127). ác kết quả tương tự cũng được báo cáo trong nghiên cứu của Qiang Ren và Donald J. Treiman khi họ nhận thấy bằng chứng rõ nhất là “nhóm trẻ vắng cả cha và mẹ ít hạnh phúc nhất và có điểm số trầm cảm cao nhất”(Qiang Ren và cộng sự 2013, tr. 22). - Trẻ tự đánh giá bản thân thấp Ở khía cạnh khác các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, trẻ em có bố mẹ đi làm ăn xa gặp vấn đề về tự đánh giá bản thân, trẻ thường đánh giá thấp bản thân, tự ti, sống khép mình. Nghiên cứu của Shen Guanchen và cộng sự cho thấy trẻ em bị bỏ lại thường tự ti, sống khép kín (Shen Guanchen và cộng sự 2014); Wei Lu cũng báo cáo về sự tự ti và lối sống khép kín trên 1 nhóm gồm 12 trẻ ở khu vực Nội Mông của Trung Quốc (Wei Lu 2011); Ye Jingzhong và Pan Lu (2011) khảo sát 400 trẻ em bị bỏ lại (207 trẻ trai, 193 trẻ gái), độ tuổi từ 6-18 tuổi so sánh với 200 trẻ sống cùng cha mẹ, và phỏng vấn 128 người chăm sóc của trẻ em bị bỏ lại ở 10 vùng nông thôn thuộc 5 tỉnh n Huy, Hà Nam, Hồ Nam, Giang Tây, Tứ Xuyên của Trung Quốc có bố mẹ di cư từ nông thôn ra thành thị. Kết quả cho thấy các ảnh hưởng về mặt tâm lý rất nặng nề, những trẻ em đó thường sống khép kín, cô lập với mọi người (Ye Jingzhong và cộng sự 2011); Sun Xiaojun và cộng sự (2015) nghiên cứu 1708 trẻ em đang ở độ tuổi vị thành niên, trong đó có 1108 trẻ em- chiếm 64,9% có bố mẹ đi làm ăn xa, độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 15,03 +/- 1,93 ở các vùng nông thôn miền Trung của Trung Quốc di cư ra thành phố lăm ăn, kết quả cho thấy, trong mối so sánh với những trẻ em ở cùng cha mẹ thì “những trẻ em vắng cha mẹ có điểm tự đánh giá bản thân thấp hơn” (Sun Xiaojun và cộng sự 2015, tr. 235). 12 Một nghiên cứu công phu của Wang X và cộng sự (2014) tại Trung Quốc cho những kết quả tương tự. Dựa trên kết quả khảo sát 19 nghiên cứu tiến hành ở Trung Quốc, được xuất bản bằng tiếng nh trong giai đoạn từ 2006-2013 với tổng số trẻ trong 19 nghiên cứu gồm 13.487 trẻ em (độ tuổi từ 6 tới 15) trong đó có 7.758 trẻ em bị bỏ lại ở nông thôn Trung Quốc, nhóm trẻ đối chứng gồm 5.729 trẻ sống cùng cha mẹ. Qua việc nghiên cứu, các tác giả đã cho thấy, trẻ em bị bỏ lại có điểm tự đánh giá bản thân thấp hơn so với nhóm trẻ ở cùng cha mẹ về nhiều phương diện: Hành vi, trí thông minh, cái tôi trường học, cái tôi thể chất, cảm nhận hạnh phúc và sự hài lòng. Bên cạnh đó nghiên cứu cho ra kết quả rằng, trẻ em bị bỏ lại có nhiều vấn đề về hành vi, gặp nhiều rào cản trong giao tiếp với bạn bè, sự thể hiện bản thân ở trường học, sự tự tin thấp, ít hạnh phúc; Nhóm trẻ em nữ, trẻ em nhỏ tuổi cũng có điểm số về tự đánh giá bản thân thấp, hay xấu hổ và ít hạnh phúc hơn so với nhóm trẻ nam và nhóm trẻ lớn tuổi hơn khác (Wang X. và cộng sự 2014, tr. 352-353). -Trẻ có các hành vi tiêu cực Bên cạnh đó, việc trẻ em có bố mẹ đi làm ăn xa còn có các hành vi tiêu cực khác. Tại Trung Quốc, các dấu hiệu này thể hiện rõ ở nhóm trẻ trai và có mẹ di cư đi làm ăn xa. Fan F. và cộng sự (2010) cung cấp dữ liệu cho thấy, trẻ trai gặp nhiều vấn đề tăng động hơn so với trẻ gái (Fan F. và cộng sự 2010). ác bằng chứng này một lần nữa lại được kiểm chứng trong nghiên cứu của Hongwei Hu và cộng sự (2014) khi tác giả nhận định rằng “Trẻ trai có điểm số về tăng động cao hơn so với trẻ gái” (Hongwei Hu và cộng sự 2014; tr.7). Nghiên cứu của Lu S. và cộng sự (2016) cho thấy nhóm trẻ vắng cha mẹ có nhiều hành vi nguy hại cho sức khỏe, xét tổng thể có 2,5% trong tổng số 2048 trẻ em trả lời có hành vi hút thuốc. Hành vi hút thuốc lá của trẻ em từ 12 tuổi trở lên của các gia đình có bố mẹ đi làm ăn xa cao hơn 3,8 lần so với trẻ em ở nhóm đối chứng, đặc biệt độ tuổi lớn hơn, hành vi hút thuốc càng tăng và so 13 với trẻ gái, hành vi hút thuốc của trẻ nam cao hơn gấp 19,9 lần (Lu S. và cộng sự 2016). Wen M. và cộng sự (2012) lại chỉ ra rằng nhóm trẻ sống cùng cha có nhiều hành vi tiêu cực hơn cả: “Nhóm trẻ có cha di cư có nhiều hành vi nguy hại cho sức khỏe (uống rượu, hút thuốc, nghiện chất) cao hơn so với nhóm trẻ khác, tỷ lệ trẻ có từ 2 hành vi nguy hại trên trở lên ở nhóm trẻ sống cùng cha là 3,7%, sống cùng mẹ là 2,38% và nhóm trẻ sống cùng cha mẹ là 3,42%” (Wen M. và cộng sự 2012, tr. 127). c. Việc thực hiện chức năng sống hàng ngày của trẻ Trẻ em có bố mẹ đi làm ăn xa, nên các em thường ở với ông bà hoặc người chăm sóc, nên ngoài việc học ở trường, các em còn phải phụ giúp người chăm sóc một số công việc nhà, bên cạnh đó các em còn cần biết cách tự chăm sóc bản thân. ặc biệt là những vấn đề liên quan đến sinh hoạt hàng ngày, các em cũng cần phải thích nghi liên quan đến một số vấn đề như khẩu vị khác biệt với trẻ, kỹ năng nấu nướng cũng không tốt như cha mẹ trẻ. Ở nông thôn, khi vào mùa vụ, ông bà quá bận rộn với công việc đồng áng cùng với thói quen duy trì từ lâu (ví dụ bữa ăn ít dinh dưỡng, không ăn sáng v.v…) nên việc ăn uống của trẻ bị ảnh hưởng: “21% trẻ em bị bỏ lại không được ăn đúng giờ vì ông bà bận rộn với việc đồng áng. Vào mùa vụ, nhiều trẻ không có cơm ăn sau khi tan trường và đôi khi phải đợi đến 21h đêm mới được ăn bữa tối” (Ye Jingzhong và cộng sự 2011, tr.364); sự thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ cũng được ghi nhận trong các nghiên cứu của Zhaobao Jia và cộng sự 2010, Wei Lu 2011 (Zhaobao Jia và cộng sự 2010; Wei Lu 2011). Ngoài ra cuộc sống của các trẻ bị bỏ lại ở nông thôn cũng bị đe dọa. Sự mất an toàn có thể đến trong quá trình chơi hoặc trẻ làm việc nhà giúp ông bà như nấu ăn, chăm sóc gia súc, gia cầm hoặc làm việc đồng. 31% trẻ em trong nghiên cứu củaYe Jingzhong và cộng sự (2011) báo cáo rằng các em từng bị tai nạn, phổ biến nhất ở nông thôn là tình trạng bị chó cắn, tai nạn lao động 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan