Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn...

Tài liệu Thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn

.PDF
96
6
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG BẢO KHÁNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BẢN TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2021 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG BẢO KHÁNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BẢN TỈNH LẠNG SƠN Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380101.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Xuân Thu Hà Nội – 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xincam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bấtkỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cảcác môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tàichính theo quy định của Khoa Luật Đạihọc Quốc Gia Hà Nội. Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Hoàng Bảo Khánh i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận được sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp và gia đình. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể quý thầy cô trong khoa Luật trường Đại học Quốc gia Hà Nội và đặc biệt là các thầy giáo,cô giáo trực tiếp giảng dạy các chuyên đề toàn khóa học đã tận tình truyền đạt những kiến thức quýbáu trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Đặc biêt, tácigiả xinbày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Xuân Thu, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tìnhchỉ bảo, đóng góp những ý kiến quý báu để tác giả có thể hoàn thành được luận văn này. Với thờigian nghiên cứu còn hạn chế, góc nhìn với thực tiễn còn chưa sâu nên luận văn sẽ không tránh khỏi nhữngthiếu sót. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp chânthành từ các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè. Xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện Hoàng Bảo Khánh ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASXH: An sinh xã hội BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp BHTNLĐ Bảo hiểm tai nạn lao động BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế BNN Bệnh nghề nghiệp DVVL: Dịch vụ việc làm GDNN-GDTX Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên HĐLĐ Hợp đồng lao động LĐTB&XH Lao động thương binh và xã hội LHPN Liên hiệp phụ nữ NLĐ: Người lao động NSDLĐ: Người sử dụng lao động TCTN Trợ cấp thất nghiệp TTDVVL Trung tâm dịch vụ việc làm UBND Ủy ban nhân dân iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... iii DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ QUY ĐỊNH VỀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CHỦ THỂ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM ... 7 1.1. Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm thất nghiệp ......................................... 7 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp ........................ 7 1.1.2. Khái niệm thi hành pháp luật bảo hiểm thất nghiệp ............................. 12 1.2. Quy định về nghĩa vụ của các chủ thể thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam .......................................................................................... 14 1.2.1. Nghĩa vụ của người lao động ................................................................ 14 1.2.2. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động .................................................. 25 1.2.3. Nghĩa vụ của trung tâm dịch vụ việc làm ............................................. 32 1.2.4. Nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm xã hội ................................................. 39 Kết luận Chƣơng 1 ........................................................................................ 45 Chƣơng 2: THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ............................. 46 2.1. Khái quát về tỉnh Lạng Sơn và các chủ thể thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ........................................................... 46 2.1.1. Khái quát về tỉnh Lạng Sơn .................................................................. 46 2.1.2 Các chủ thể thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ......................................................................................................... 48 2.2. Những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế trong việc thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ........................................... 53 iv 2.2.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 53 2.2.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ................................................ 59 Kết luận Chƣơng 2 ........................................................................................ 66 Chƣơng 3: YÊU CẦU, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CHỦ THỂ THI HÀNH PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN .......................................... 67 3.1. Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện quy định về nghĩa vụ của các chủ thể thi hành pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn .................................................. 67 3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định về nghĩa vụ của các chủ thể thi hành pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ........................................................................................... 70 3.2.1. Hoàn thiện quy định về nghĩa vụ của các chủ thể thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ....................................................................................... 70 3.2.2. Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ........................................................................................... 79 Kết luận Chƣơng 3 ........................................................................................ 84 KẾT LUẬN .................................................................................................... 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 86 v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Mức lương tối thiểu để đóng bảo hiểm thất nghiệp ....................... 15 Bảng 1.2. Mức lương đóng bảo hiểm tối thiểu năm 2020 .............................. 16 Bảng 1.3. Mức lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp và mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa năm 2020 ............................................................................ 16 Bảng 2.1. Kết quả thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ......................................................................................................... 54 vi PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thất nghiệp là một hiện tượng xã hội không còn xa lạ ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Thất nghiệp là hiện tượng xã hội kéo theo nhiều hệ luỵ ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Thất nghiệp ảnh hưởng đến đời sống của chính người lao động đầu tiên. Không có việc làm kéo theo mất nguồn thu nhập để đảm bảo cuộc sống của cá nhân và gia đình họ. Thất nghiệp có thể đẩy người lao động vào bần cùng dễ dẫn đến những hành động sai trái từ đó ảnh hưởng đến xã hội. Hiện tượng tiêu cực xã hội phát sinh lên như trộm cướp, cờ bạc, nghiện hút. Sự biến động trong xã hội ảnh hưởng đến chính trị và cả kinh tế. Thất nghiệp tăng lên sẽ kéo theo lạm phát kinh tế, sự lãng phí lao động. Cùng với đó, tỷ lệ thất nghiệp lớn sẽ là sức ép lớn về tài chính dùng cho các quỹ, chương trình và chính sách hỗ trợ cũng như giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp. Trong những năm chuyển đổi kinh tế vừa qua tình trạnh thất nghiệp ở Việt Nam diễn biến phức tạp. Trong thời gian từ năm 1986 đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thất nghiệp cho người lao động khi mất việc làm như: Quyết định 217/HĐBT, Quyết định 227/HĐBT hay Quyết định 315/HĐBT của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ.) Những chính sách này đã áp dụng hình thức trợ cấp lấy nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước và lập các quỹ hỗ trợ việc làm do Bộ Tài chính quản lý. Tuy nhiên do việc từ trước đến nay Chính phủ ban hành thực hiện các chế độ hỗ trợ mất việc làm cho người lao động vẫn mang tính chắp vá, bị động và không đảm bảo lâu dài trong cuộc sống cho người lao động, đặc biệt là đối với lao động trẻ không có tay nghề nên chưa đáp ứng được yêu cầu của đại đa số người lao động. Như nhà kinh tế học William Beverigde đã 1 từng nói: “Trợ cấp thất nghiệp bản thân nó không thể giải quyết được vấn đề thất nghiệp”. Do vậy để giải quyết thất nghiệp đòi hỏi phải có một chính sách tổng thể, được thiết kế để kích thích nền kinh tế. Chính điều này đã tạo cơ hội cho sự ra đời của bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện sẽ bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi mất việc làm, hỗ trợ người thất nghiệp có được việc làm, hòa nhập thị trường lao động. Hơn thế nữa đây còn là nhu cầu thiết thực đối với Chính phủ nhằm ổn định kinh tế - xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp đã và đang đóng vai trò quan trọng giúp đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động khi họ không có hoặc bị mất việc, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì tìm kiếm việc làm, nâng cao trình độ, tay nghề. Hiện trên thế giới đã có nhiều quốc gia tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Thời kỳ đầu triển khai, chính sách bảo hiểm thất nghiệp chú trọng đến các giải pháp để giải quyết hậu quả thất nghiệp, về lâu dài sẽ chú trọng đến các biện pháp duy trì việc làm, bảo vệ việc làm, ngăn ngừa tình trạng thất nghiệp để bảo hiểm thất nghiệp trở thành một phần quan trọng của chính sách thị trường lao động chủ động, là công cụ quản trị thị trường lao động hiệu quả. Hơn 10 năm thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người lao động, người sử dụng lao động, giảm thiểu tỷ lệ lao động thất nghiệp ở nước ta, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế từ phía những người lao động hay chính những cơ quan tổ chức thực hiện. Vì vậy việc thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp là vô cùng quan trọng, là tiền đề bước đệm thực hiện các chính sách có hiệu quả về bảo hiểm thất nghiệp góp phần bảo đảm quyền được BHTN cho NLĐ bị thất nghiệp. 2 Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chính sách an sinh xã hội, được nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm, song thực tế ở tỉnh Lạng Sơn cho thấy còn nhiều khó khăn, bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện, thi hành pháp luật bảo hiểm tự nguyện như: đối tượng tham gia BHTN còn hạn chế dẫn tới một bộ phận không nhỏ NLĐ chưa được bảo đảm quyền lợi khi họ mất việc làm, tình trạng NSDLĐ nợ đóng BHTN; sự lợi dụng của NLĐ đối với việc chi trả BHTN, NLĐ chưa phổ cập những kiến thức về BHTN... Vì vậy, việc tìm ra những biện pháp thích hợp nhằm khắc phục các tình trạng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là điều cần thiết để được bảo đảm quyền BHTN cho người bị mất việc, góp phần củng cố niềm tin của NLĐ đối với chính sách, pháp luật của nhà nước, ổn định trong đời sống. Việc tìm ra những biện pháp thích hợp nhằm khắc phục những hạn chế trên là điều hết sức cần thiết để bảo hiểm thất nghiệp có thể phát huy hết vai trò và ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bản tỉnh Lạng Sơn” làm luận văn thạc sỹ luật học của mình với mong muốn tìm ra những nguyên nhân vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành, thực hiện bảo hiện pháp luật trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói riêng từ đó làm cơ sở để nâng cao hiệu quả áp dụng bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Lạng Sơn và ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề thất nghiệp không là vấn đề mới ở nước ta mà là một vấn đề đã và đang diễn ra ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới nhiều năm nay. Bởi vậy, các vấn đề liên quan đến thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới dạng các bài viết, chuyên đề ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến như: - Sách “Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” (2008) của TS. Lê Thị Hoài Thu đã hệ thống những nội dung chủ 3 yếu của bảo hiểm thất nghiệp về vấn đề xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp của Việt Nam. - Đề tài khoa học “Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội” Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2005. - Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay”, Quách Đại Huấn đã nêu ra một số nội dung cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp cũng như thực trạng áp dụng bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam sau 2 năm thực hiện. - Luận văn thạc sĩ luật học “Bảo hiểm thất nghiệp trong luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, Ngô Thu Phương đã chỉ ra những vướng mắc, khó khăn còn tồn tại của việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta và đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại này. - Luận văn thạc sĩ luật học “Quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Phạm Hoàng Thảo đã chỉ ra thực tế của việc quản lý bảo hiểm thất nghiệp, những hạn chế còn tồn đọng của việc quản lý, từ đó rút ra kinh nghiệm để nâng cao việc quản lý bảo hiểm thất nghiệp ở thành phố Hà Nội nói riêng và nước ta nói chung. - Luận án tiến sĩ luật học “Chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường Việt Nam”, Lê Thị Hoài Thu đã chỉ ra những ưu điểm và tồn tại của chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta trong thời kỳ kinh tế thị trường, so sánh chế độ này trong thời kỳ khác và ở các quốc gia khác trên thế giới. Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về BHTN và những vấn đề liên quan. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu toàn diện về việc thi hành pháp luật về BHTN, và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, phân tích, đánh giá một số vấn đề lý luận về bảo hiểm thất nghiệp. 4 Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp theo Luật việc làm năm 2013. Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng việc thi hành pháp luật bảo hiểm thất nghiệp theo Luật việc làm năm 2013 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Thứ tư, phân tích các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật BHTN ở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ BHTN và thực tiễn việc thi hành pháp luật BHTN của những chủ thể này trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: + Các vấn đề lý luận về BHTN, pháp luật BHTN, thi hành pháp luật BHTN; + Thực trạng việc thi hành pháp luật BHTN trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Giải pháp nâng cao việc thi hành pháp luật BHTN trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. - Về không gian: đề tài được thực hiện ở tỉnh Lạng Sơn. - Về thời gian: Số liệu phục vụ phân tích đánh giá thực trạng trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2019. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, bên cạnh đó luận văn cũng tham khảo quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách BHTN ở Việt Nam. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, xã hội phù hợp với từng vấn đề của đề tài được vận dụng như: phân tích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp, so sánh, chứng minh, đối chiếu, dự báo khoa học... 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Luận văn làm rõ hơn vấn đề cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp, pháp luật bảo hiểm thất nghiệp, thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Cùng với đó phân tích thực trạng pháp luật về BHTN tại tỉnh Lạng Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung từ đó tìm ra những bất cập, hạn chế còn tổn tại. Luận văn có giá trị như một tài liệu tham khảo về vấn đề BHTN cũng như pháp luật về BHTN tại Việt Nam. Đồng thời, luận văn đưa ra một cái nhìn thực tế của việc thi hành pháp luật về BHTN tại tỉnh Lạng Sơn, giúp các chủ thể thi hành pháp luật về BHTN có thể xem xét, nghiên cứu để có thể nâng cao, hoàn thiện chính sách tại nơi đây. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm thất nghiệp và quy định về nghĩa vụ của các chủ thể thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam. Chương 2: Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Chương 3: Yêu cầu, giải pháp hoàn thiện quy định về nghĩa vụ của các chủ thể thi hành pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 6 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ QUY ĐỊNH VỀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CHỦ THỂ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 1.1. Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm thất nghiệp 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp Thất nghiệp được coi là một vấn đề trung tâm trong xã hội hiện đại; là hiện tượng người có năng lực lao động không có cơ hội tham gia lao động xã hội bị tách khỏi tư liệu sản xuất. Thất nghiệp là vấn nạn chung của toàn cầu, nạn thất nghiệp tồn tại dưới dạng "bắt buộc" là một trạng thái mà trong đó tổng cung về lao động của những người lao động muốn làm việc với tiền lương danh nghĩa tại một thời điểm lớn hơn khối lượng việc làm hiện có. Theo từ điển kinh tế học hiện đại thì thất nghiệp là tình trạng người lao động không có việc làm bao gồm cả những người đang trong giai đoạn tìm việc làm mới hoặc những người không thể tìm được việc làm với đồng lương thực tế hiện hành. Theo Công ước 102 ngày 28 tháng 6 năm 1952 của ILO thì định nghĩa về thất nghiệp được đưa ra như sau:" thất nghiệp là sự ngừng thu nhập do người lao động không có khả năng tìm được việc làm thích hợp trong trường hợp người đó có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc". Sau này trong Công ước 168 năm 1988 ngoài hai điều kiện đã được nêu trong Công ước 102 là có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc thì Công ước 168 đã bổ sung thêm một điều kiện nữa để xác định tình trạng thất nghiệp đó là người lao động phải tích cực tìm kiếm việc làm. Định nghĩa về thất nghiệp của ILO đưa ra có tính khái quát cao được nhiều nước tán thành và lấy đó làm nền tảng để vận dụng tại các quốc gia. Khi đưa ra khái niệm về người thất nghiệp cần nhìn 7 nhận người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có khả năng làm việc nhưng không có việc làm và đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Ở Việt Nam, theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm. Quan điểm này có điểm hợp lý là bao hàm được nhiều dạng thất nghiệp nhưng không đề cập đến thị trường lao động và không đưa ra được căn cứ tính toán tỷ lệ thất nghiệp. Để giải quyết nạn thất nghiệp, chính phủ các nước đưa ra những chính sách, biện pháp khác nhau trong đó có chính sách được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, được coi là chính sách tối ưu đó chính là bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp là một bộ phận của bào hiểm xã hội nhằm bảo vệ người lao động trong trường hợp bị mất việc làm bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các biện pháp nhằm hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho người thất nghiệp mà không phải do lỗi chủ quan của họ. Trên thế giới có nhiều cách tiếp cận khác nhau về BHTN. Dưới góc độ kinh tế - xã hội, BHTN được hiểu là những giải pháp nhằm khắc phục hậu quả của tình trạng thất nghiệp, giúp người thất nghiệp tạm thời đảm bảo cuộc sống và tìm kiếm việc làm thông qua việc tạo lập một quỹ tài chính chung. Quỹ này hình thành từ người lao động, người sử dụng lao động và có sự tham gia của nhà nước. Dưới góc độ pháp lý, chế độ BHTN là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định việc đóng góp và sử dụng một quỹ tài chính chung chi trả trợ cấp thất nghiệp để bù đắp thu nhập cho người lao động bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp giúp đỡ người lao động trở lại làm việc. Điều 25 Tuyên ngôn về nhân quyền của LHQ thông qua năm 1948 khẳng định: “Mỗi người có quyền có một mức sống cần thiết cho việc giữ gìn sức khoẻ bản thân và gia đình, có quyền được bảo đảm trong trường hợp thất nghiệp”. Quyền được có việc làm, được làm việc và bảo vệ chống thất nghiệp là một 8 trong những quyền cơ bản của con người, được pháp luật quốc tế và nhiều quốc gia ghi nhận. Theo Công ước 102 của ILO thì BHTN là một biện pháp hỗ trợ về mặt tài chính cho NLĐ trong lúc mất việc làm, nhằm giúp họ khắc phục khó khăn ổn định cuộc sống. Ngoài ra cơ chế pháp lý này còn tạo dựng hệ thống các giải pháp như hỗ trợ học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm, góp phần ổn định tâm lý, ổn định xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động bị mất việc làm có cơ hội tìm kiếm thích ứng với công việc mới. Ở nước ta theo cách hiểu thông thường thì BHTN là sự hỗ trợ một phần thu nhập cho người lao động bị mất thu nhập cho thất nghiệp và hỗ trợ họ sớm quay trở lại thị trường lao động. Theo luật BHXH thì BHTN là sự đảm bảo thay thế bù đắp một phần thu nhập của người lao động trong trường hợp bị mất việc làm đang có nhu cầu tìm việc làm, đồng thời có một số biện pháp để họ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động. Theo luật việc làm đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 thì bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị mất việc làm hỗ trợ người lao động học nghề duy trì việc làm tìm việc làm trên cơ sở đóng quỹ BHTN. Nói tóm lại, BHTN chính là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động. Mục đích của BHTN là ngăn ngừa sự bất ổn định về kinh tế xã hội, hỗ trợ đào tạo để giúp NLĐ có cơ hội trở lại thị trường lao động tìm kiếm việc làm mới. Bảo hiểm thất nghiệp "không chỉ trao cho người lao động "con cá" mà còn cung cấp cả "cần câu" để họ tự xây dựng cuộc sống trong tương lai"1. Bảo hiểm thất nghiệp không phải là biện pháp giải quyết hậu quả của thất nghiệp một cách thụ động tạm thời mà là một chính sách thị trường lao động tích cực giải hạn nhằm ngăn chặn tình trạng thất nghiệp. 1 Đoàn Xuân Trường, 2019, Quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp: Thực trạng và một số kiến nghị sửa đổi, trang web http://tapchicongthuong.vn/, truy cập ngày 30/5/2020 9 1.1.1.2 Đặc điểm của bảo hiểm thất nghiệp BHTN có các đặc điểm chung của một chế độ thuộc BHXH và có một số đặc điểm riêng biệt có tính chất của chế độ việc làm, tạo nên sự thống nhất trong quan hệ của chế độ an sinh xã hội với vấn đề việc làm. - Thứ nhất, BHTN mang tính chất bắt buộc giống như các chế độ BHXH khác. Tính bắt buộc thể hiện ở việc chủ thế đóng BHTN, mức đóng và phương thức đóng. Trong đó, chủ thế bắt buộc tham gia là người lao động và người sử dụng lao động (có thể là chính Nhà nước là chủ thể của BHTN theo một số nước trên thế giới). Chủ thể tham gia BHTN không được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng mà bị rang buộc bởi quy định theo một mức đóng và phương thức cụ thể. Mặt khác, mức trợ cấp thất nghiệp phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động nhưng không quá cao để khuyến khích người lao động tìm kiếm việc làm mới. - Thứ hai, đối tượng của BHTN hẹp hơn so với các chế độ khác của BHXH. Đối tượng áp dụng chế độ BHTN chỉ là những người ở trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và tham gia các quan hệ lao động nhưng vì một lý do nào đó mà dẫn đến mất việc làm, tạm thời không có việc làm cho dù đang tích cực tìm kiếm và mong muốn được làm việc. - Thứ ba, BHTN là quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung bởi người lao động và người tham gia lao động dưới sự hỗ trợ và bảo trợ của Nhà nước. Quỹ này được thực hiện theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ trong trường hợp mất việc làm, mau chóng tìm được công việc và ổn định cuộc sống. - Thứ tư, việc chi trả trợ cấp thất nghiệp phải đi liền với việc giải quyết việc làm cho người lao động bao gồm tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề. BHTN phải đi đôi với việc đưa ra giải pháp giúp người lao động mau 10 chóng quay về thị trường lao động theo những khả năng và mong muốn của người lao động. 1.1.1.3. Ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp - Thứ nhất, đối với người lao động khi không may rơi vào trường hợp bị mất việc làm thì BHTN sẽ chịu trách nhiệm chi trả trợ cấp giúp họ ổn định cuộc sống, tránh rơi vào tình trạng cùng cực, nghèo khó. Khoản trợ cấp này giúp người lao động mau chóng cân bằng cuộc sống đồng thời mau chóng tìm kiếm việc làm mới. Hơn hết, BHTN còn giúp người lao động đảm bảo những quyền lợi khác như được đóng bảo hiểm y tế trong thời gian bị thất nghiệp, được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề nhằm ngăn chặn tình trạng thất nghiệp trong tương lai. - Thứ hai, đối với người sử dụng lao động, BHTN giúp giảm gánh nặng cho người sử dụng lao động để giải quyết chế độ cho người bị mất việc làm. Nhờ đó, NSDLĐ có thể ổn định doanh nghiệp, cân bằng tài chính. Mặt khác, trong quá trình hỗ trợ việc làm cho NLĐ, BHTN giúp cho NSDLĐ có thể tiếp cận thông tin đến người thất nghiệp, tạo cơ hội cho hai bên gặp nhau. Từ đó, NSDLD tìm được đối tượng mình mong muốn, phù hợp với yêu cầu công việc. Đồng thời, trong quá trình lao động, việc NSDLĐ tham gia BHTN một cách đầy đủ tạo sự tin tưởng và tâm lý ổn định cho NLĐ. Họ sẽ không hoang mang khi không may bị mất việc làm, cuộc sống của họ vẫn sẽ được đảm bảo và có trợ giúp. - Thứ ba, đối với nhà nước, BHTN là một chính sách xã hội giúp tạo ra sự ổn định kinh tế và xã hội. + Về mặt kinh tế: Tình trạng thất nghiệp gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế một đất nước nói riêng và thế giới nói riêng. Thất nghiệp gây lãng phí nguồn nhân lực, thiệt hại về hàng hoá dịch vụ mà nhà nước có thể sản xuất, gây thiệt hại về thu nhập thực và kìm hãm sự phát triển của nền kinh 11 tế. Đồng thời, thất nghiệp còn làm cho nhu cầu xã hội giảm, hàng hoá, dịch vụ sản xuất ra không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít đi, chất lượng sản phẩm tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp gia tang kéo theo lạm phát kinh tế, suy thoái kinh tế, kinh tế tụt hậu. + Về mặt xã hội: thất nghiệp chính là mầm mống của các tệ nạn xã hội. Thất nghiệp thường đẩy con người ta rơi vào bước đường cùng, đời sống vật chất và tinh thần sa sút, tâm lý không ổn định dễ dẫn theo các hành động tiêu cực. Theo đó, xã hội dễ rơi vào tình trạng mất ổn định. Vì vậy chính sách BHTN là vô cùng quan trọng trong việc ổn định cuộc sống của NLĐ và giữ vững ổn định trật tự an ninh xã hội. + Về mặt pháp lý: trợ cấp thất nghiệp là một trong 9 nhánh của an sinh xã hội theo Công ước số 102 năm 1952 của ILO. Vì vậy chính sách BHTN là chính sách vô cùng quan trọng và cần thiết trong hệ thống pháp luật bởi việc hoàn thiện hệ thống BHXH là một trong những quyền cơ bản của con người. 1.1.2. Khái niệm thi hành pháp luật bảo hiểm thất nghiệp Ở nước ngoài, theo Từ điển Black’s Law thuật ngữ “thi hành pháp luật” được sử dụng từ năm 1895, là “việc phát hiện và trừng phạt các vi phạm pháp luật” [147, tr.964]. Từ điển Dictionary of Law thì định nghĩa “thi hành pháp luật là hoạt động đảm bảo rằng luật pháp được tuân theo” [133, tr.173] Ở Việt Nam, dựa vào cơ sở khoa học cũng như xét từ thực tiễn pháp luật, khái niệm thi hành pháp luật được giải thích với nhiều nghĩa khác nhau. Theo nguồn tài liệu giảng dạy ở các trường đào tạo luật thì thi hành pháp luật hay còn gọi là chấp hành pháp luật là một trong bốn hình thức của việc thực hiện pháp luật. Theo từ điển Tiếng Việt thì “thi hành” là làm cho thành có hiệu lực điều đã được chính thức quyết định. Từ điển tiếng Việt năm 2011 do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa “thi hành pháp luật là làm các quy phạm do nhà nước 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan