Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thi hành chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện phong th...

Tài liệu Thi hành chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu

.PDF
94
5
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN CHÍ THANH THI HÀNH CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG THỔ, TỈNH LAI CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Định hướng ứng dụng) HÀ NỘI - 2021 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN CHÍ THANH THI HÀNH CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG THỔ, TỈNH LAI CHÂU Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380101.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Định hướng ứng dụng) Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HIỀN PHƢƠNG HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Chí Thanh LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Hiền Phương người đã luôn tận tình hướng dẫn cũng như giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề và hoàn thành Luận văn này. Tôi xin được cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức, phương pháp nghiên cứu để tôi có thể tiếp cận và giải quyết vấn đề nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 07 năm 2020 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÀ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ............................................................ 8 1.1. Khái niệm xóa đói, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững .............. 8 1.1.1. Khái niệm xóa đói, giảm nghèo ........................................................... 8 1.1.2. Khái niệm giảm nghèo bền vững ....................................................... 11 1.2. Khái niệm chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững ........... 12 1.2.1. Định nghĩa chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững ............... 12 1.2.2. Đặc điểm của chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững ........... 13 1.3. Mục tiêu giảm nghèo bền vững ....................................................... 14 1.4. Chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững ở Việt Nam ........ 15 1.4.1. Nội dung chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững .................. 15 1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững ......................................................................... 25 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 27 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG THỔ, TỈNH LAI CHÂU .................................................. 28 2.1. Khái quát về huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu và tình hình đói nghèo tại đây ............................................................................... 28 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 28 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 29 2.2. Chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ............................................................... 31 2.2.1. Chính sách hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho người nghèo .......... 33 2.2.2. Chính sách nâng cao nguồn nhân lực, tạo việc làm cho người nghèo ........ 34 2.2.3. Chính sách hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh cho người nghèo ........... 37 2.2.4. Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo..................................... 38 2.2.5. Chính sách hỗ trợ về nhà ở ................................................................. 40 2.2.6. Chính sách hỗ trợ về y tế, nước sạch cho người nghèo ..................... 41 2.2.7. Chính sách hỗ trợ người nghèo về tiếp cận văn hóa, thông tin .......... 43 2.2.8. Những hạn chế trong việc thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu .............. 45 2.3. Cơ quan, tổ chức thực hiện chính sách giảm ngèo bền vững tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu .............................................. 47 2.4. Những thành công và hạn chế trong việc thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ........................................................................... 49 2.4.1. Những thành công trong việc thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu .............. 49 2.4.2. Những hạn chế trong việc thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu .............. 54 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 61 Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở HUYỆN PHONG THỔ, TỈNH LAI CHÂU ............................................................................. 62 3.1. Những yêu cầu của việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo bền vững ............ 62 3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững ................................................................................. 67 3.3. Một số kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo bền vững tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ..................................................................................... 70 3.3.1. Hoàn thiện chiến lược, kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững .................................................................................. 70 3.3.2. Tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của người nghèo cùng tích cực tham gia hoạt động giảm nghèo bền vững................... 72 3.3.3. Thực hiện tốt hơn công tác quản lý đối tượng hộ nghèo và cận nghèo....... 73 3.3.4. Nâng cao năng lực cho các bộ thực hiện công tác giảm nghèo bền vững ............................................................................................. 73 3.3.5. Tăng cường phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong việc tham gia thực hiện giảm nghèo bền vững ................................................... 74 3.3.6. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ....................................... 75 Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 77 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 80 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BHYT Bảo hiểm y tế HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1 Tình hình dạy nghề cho người nghèo trên địa bàn huyện Phong Thổ 36 Kết quả hoạt động hỗ trợ về giáo dục, đào tạo cho người nghèo trên địa bàn huyện Phong Thổ 39 Kết quả hỗ trợ về y tế cho người nghèo trên địa bàn huyện Phong Thổ 51 Kinh phí hỗ trợ về nhà ở cho người nghèo trên địa bàn huyện Phong Thổ 51 Bảng tổng hợp hộ nghèo trên địa bàn huyện Phong Thổ năm 2018 55 Bảng 2.2 Bảng 2.3 Bảng 2.4 Bảng 2.5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội có tính toàn cầu và không chỉ xuất hiện ở các quốc gia kém phát triển mà còn xuất hiện ở các quốc gia gia đang phát triển, thậm chí là các quốc gia phát triển và gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội. Do đó giải quyết tình trạng đói nghèo luôn là vấn đề đòi hỏi Chính phủ các nước phải quan tâm thực hiện. Tuy nhiên mỗi quốc gia có những quan điểm về đói, nghèo khác nhau và tùy thuộc điều kiện, đặc điểm riêng mà có chính sách, chương trình giải quyết hiện tượng đói nghèo khác nhau. Ở nước ta, giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước trong tiến trình hội nhập, phát triển tiến đến việc hoàn thành hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”. Đặc biệt là tại các khu vực dân tộc miền núi, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được triển khai thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi là chủ trương lớn, luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước trong định hướng, chỉ đạo, bố trí nguồn lực. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương, cùng sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của đồng bào các dân tộc, sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân và bạn bè quốc tế, việc giảm nghèo cả nước nói chung và giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, miền núi nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, được quốc tế ghi nhận, là điểm sáng trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội, góp phần tạo nên sự thay đổi tích cực diện mạo của vùng dân tộc thiểu số, miền núi và đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách, 1 pháp luật về giảm nghèo bền vững của nước ta còn những hạn chế. Tuy nhiên tình trạng đói nghèo vẫn còn phổ biến tại một số địa phương trong cả nước, tỷ lệ hộ cận nghèo, tái nghèo còn cao. Tại các vùng dân tộc thiểu số, miền núi, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo, tái nghèo, phát sinh nghèo cao hơn tỷ lệ chung cả nước, có tỉnh miền núi còn trên 30% [31]. Kết quả giảm nghèo chưa vững chắc. Chênh lệch giàu - nghèo, khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản (y tế, giáo dục…), thị trường, việc làm giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Một số cơ chế, chính sách đặc thù với khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng nên hiệu quả chưa cao. Các chỉ số thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản còn ở mức cao, nhất là chỉ số thiếu hụt về giáo dục, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chất lượng nhà ở, nước sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh và khả năng tiếp cận thông tin. Huyện Phong Thổ là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Lai Châu nước ta. Trong những năm vừa qua, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện đã được triển khai thực hiện quyết liệt, huyện đã tập trung triển khai đồng bộ các chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo. Các chương trình và chính sách giảm nghèo đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ tầng của huyện, xã được tăng cường; đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững tại đây cũng bộc lộ những hạn chế nhất định, kết quả chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững vẫn chưa thực sự đạt được kết quả như mong muốn, làm cản trở sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 2 Việc nghiên cứu lý giải một cách có hệ thống, đánh giá đúng thực trạng đói nghèo, đề xuất những giải pháp chủ yếu về cơ chế chính sách nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu vừa có ý nghĩa lý luận, vừa là vấn đề cấp thiết đối với thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do đó, tôi lựa chọn vấn đề “Thi hành chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu” làm đề tài luận văn Thạc sỹ Luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Qua tìm hiểu của tác giả, cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tình trạng đói nghèo, giảm nghèo bền vững ở nước ta, có thể kế đến: - Trung tâm thông tin nông nghiệp và phát triển nông thôn- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam: Các yếu tố địa lý và không gian, (2003). - Lê Quốc Lý, Chính sách xóa đói giảm nghèo, thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, (2012). - Trần Thị Bích Hạnh, Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh duyên hải miền Trung trong những năm qua và những giải pháp cho thời gian tới (chuyên đề sách kinh tế - xã hội các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên những năm đầu thế kỷ XXI - Thực trạng và xu hướng phát triển, PGS,TS. Phạm Hảo chủ biên). - Bùi Thị Lan, Chính sách Xóa đói giảm nghèo ở một số huyện miền núi tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công, Hà Nội, (2013). - Nguyễn Thị Huệ, Thực thi chính sách giảm nghèo qua Đề án 30a tại huyện Mường Tè - Lai Châu, luận văn thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Hà Nội, (2014). 3 - Phạm Ngọc Dũng “Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang” Luận văn Thạc sĩ quản lý kinh tế (2015) - Nguyễn Thị Ngọc “Các vấn đề lý luận về đói nghèo, phân tích thực trạng tình trạng đói nghèo của huyện Lục Ngạn, Bắc Giang”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, (2012) - Trương Văn Thảo “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giảm nghèo và xây dựng cơ sở cho việc định hướng xây dựng chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Krông Nô”, Luận văn thạc sỹ kinh tế (2015). - Nguyễn Văn Hai, “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sỹ chính sách công, (2019). Có thể thấy các công trình, đề tài nghiên cứu chủ yếu là về chính sách xóa đói, giảm nghèo, một số đề tài về giảm nghèo bền vững nhưng đều được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ kinh tế, quản lý kinh tế. Đã có một số công trình nghiên cứu về giảm nghèo tại các huyện, tỉnh miền núi nước ta nhưng chưa có công trình nghiên cứu về chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận về giảm nghèo, chính sách giảm nghèo bền vững, đánh giá các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về giảm nghèo bền vững. Qua đó chỉ ra những bất cập trong quy định pháp luật, những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn thực hiện tại huyện Phong Thổ nói riêng, các tỉnh miền núi và cả nước nói chung. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về giảm nghèo bền vững, nâng cao hiệu quả thực hiện tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. 4 3.2. Nhiệm vụ nghiêm cứu Để thực hiện mục tiêu tổng quát của chủ đề nghiên cứu luận văn thực hiện những nhiệm vụ chính sau: - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về giảm nghèo và chính sách pháp luật giảm nghèo bền vững của Việt Nam. - Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về giảm nghèo bền vững, các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về giảm nghèo bền vững, việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về giảm nghèo bền vững tai huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Các hoạt động nghiên cứu được triển khai trong phạm vi trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu về việc thi hành chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững. Trong một số nội dung nghiên cứu, có sự so sánh trong tương quan với một số địa phương lân cận và cả nước. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã có sự kết hợp sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, các phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, thống kê, suy đoán… Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin bao gồm phép biện chứng duy vật và phương pháp duy vật lịch sử. Các vấn đề về giảm nghèo bền 5 vững được nghiên cứu ở trạng thái vận động và phát triển trong mối quan hệ với các yếu tố về điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa ở nước ta. Nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Phương pháp phân tích, tổng hợp phân chia cái tổng thể, phức tạp thành những yếu tố giản đơn hơn nhằm luận giải nguyên nhân, cơ sở của những quy định, những thay đổi, đánh giá sự tiến bộ, phù hợp của các quy định với thực tế. Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu và cả khảo cứu thực tế được áp dụng thực hiện nhằm làm rõ các quy định pháp luật về chính sách giảm nghèo bền vững hiện hành của nước ta, nhận diện tổng quát, đánh giá tình hình thực hiện trên địa bàn huyện Phong Thổ. Các phương pháp giả định, suy đoán và so sánh nhằm đưa ra những đề xuất, kiến nghị phù hợp với cơ sở thực tiễn, xu hướng tình hình dân cư, điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa thực tế của huyện Phong Thổ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn góp phần hệ thống lại những vấn đề lý luận chung về giảm nghèo bền vững và chính sách giảm nghèo bền vững của nước ta, đặc biệt là đối với các khu vực dân tộc thiểu số và miền núi. Trên cơ sở kết quả hệ thống hóa các quy định và đối chiếu, đánh giá kết quả thực hiện tại huyện Phong Thổ, luận văn bước đầu đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Do đó, luận văn có thể được sử dụng để tham khảo trong quá trình đánh giá, hoàn thiện chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững, là tài liệu tham khảo, hỗ trợ cho các cán bộ thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững tại địa phương. 6 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 Chương sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. 7 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÀ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.1. Khái niệm xóa đói, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững 1.1.1. Khái niệm xóa đói, giảm nghèo Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển và cả ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tùy thuộc mỗi quốc gia, tổ chức trên thế giới mà có những quan niệm về “nghèo” khác nhau. Tại Hội nghị về chống nghèo ở khu vực Châu Á -Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tháng 9-1993 tại Bangkok, Thái Lan đã đưa ra khái niệm: "Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội phong tục tập quán của địa phương”. Khái niệm “nghèo” được đưa ra trên cơ sở những nhu cầu cơ bản của con người được xác định phù hợp với điều kiện, quan niệm của từng địa phương. Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội năm 1995 đã đưa ra khái niệm người nghèo: “Người nghèo là người mà tất cả những thu nhập của họ nhỏ hơn 1USD/ngày, đây là số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm cần thiết để tồn tại”. Khái niệm này được đưa ra dựa trên tiêu chí về thu nhập và có sự đánh giá so với mức tiêu dùng tối thiểu của con người. Trong công trình "Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam-1995" của nhóm nghiên cứu của UNDP, UNFPA, UNICEF thì "Nghèo là tình trạng thiếu khả năng trong việc tham gia vào đời sống quốc gia, nhất là tham gia vào lĩnh vực kinh tế". 8 Ở Việt Nam, đói và nghèo được chia thành hai khái niệm nhưng có sự liên hệ với nhau. Trong đó, đói được xem là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì sự sống. Sự nghèo khổ, sự bần cùng được biểu hiện là đói, là tình trạng con người không có cái ăn, ăn không đủ dinh dưỡng tối thiểu cần thiết để duy trì sự sống hằng ngày và không đủ sức để tái sản xuất sức lao động. Về mặt năng lượng, nếu trong một ngày, con người chỉ được thõa mãn mức 1500 cal/ngày thì đó là thiếu đói, dưới mức đó là gay gắt. Còn nghèo được hiểu là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ được thỏa mãn một phần các nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn so với mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Các khía cạnh của nghèo hay đói nghèo được xem xét gồm: - Về thu nhập, đa số người nghèo có cuộc sống rất khó khăn, cực khổ, có mức thu nhập thấp hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư. Điều này do tính chất công việc của họ đem lại. Người nghèo thường làm những công việc đơn giản, lao động chân tay, công việc cực nhọc nhưng thu nhập lại chẳng được là bao. Hơn thế nữa, những công việc này lại thường rất bấp bênh, không ổn định, nhiều công việc phụ thuộc vào thời vụ và có tính rủi ro cao, phụ thuộc nhiều vào thời tiết (mưa, nắng, lũ lụt, hạn hán, động đất...). - Về mức sống, việc tiếp cận các nhu cầu dịch vụ xã hội cơ bản, người nghèo không có hoặc ít được hưởng thụ, tiếp cận những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu của cuộc sống con người. Người nghèo có nguy cơ mắc phải các bệnh thông thường cao, tình trạng sức khoẻ không được tốt do ăn uống không đảm bảo, lao động cực nhọc. Do có thu nhập thấp, không đủ trả khoản tiền viện phí lớn cũng như các chi phí thuốc men khác, thêm vào đó có thể do đối xử bất bình đẳng trong xã hội, người nghèo không được quan tâm chữa trị bằng người giàu nên tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ y tế của người nghèo là rất thấp. Bên cạnh đó, do nhận thức của người nghèo, họ thường không quan tâm 9 lắm bệnh tật của mình, khi bị bệnh họ thường cố tự chạy chữa bằng mọi biện pháp rẻ tiền, chỉ đến khi bệnh trở nên trầm trọng họ mới vào viện vì vậy việc điều trị đem lại hiệu quả không cao mà còn tốn thêm nhiều khoản tiền không đáng có. Hầu hết những người nghèo không đủ điều kiện học đến nơi đến chốn. Tỷ lệ thất học, mù chữ ở hộ nghèo, đói cao. Có tình trạng như vậy là do các gia đình này không thể trang trải được các chi phí về học tập của con cái họ như tiền học phí, tiền sách vở... đi học. - Thiếu hoặc không có cơ hội lựa chọn để tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. Những người nghèo thường bị đối xử không công bằng, bị gạt ra ngoài lề xã hội do vậy họ thường không có tiếng nói quyết định trong các công việc chung của cộng đồng cũng như các công việc liên quan đến chính bản thân họ. Trong cuộc sống, người nghèo chịu nhiều bất công do sự phân biệt đối xử, chịu sự thô bạo, nhục mạ, họ bị tước đi những quyền mà những người bình thường khác nghiễm nhiên được hưởng. Họ luôn cảm thấy bị sống phụ thuộc, luôn nơm nớp lo sợ mọi thứ, trở nên tự ti, không kiểm soát được cuộc sống của mình [32]. Do có sự tách biệt khái niệm “đói” và “nghèo” như vậy nên ở nước ta xóa đói và giảm nghèo cũng là hai khái niệm riêng: Xóa đói là làm cho bộ phận dân cư nghèo sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì mức sống, từng bước nâng cao mức sống đến mức tối thiểu và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Còn “giảm nghèo” là làm cho người nghèo cải thiện và nâng cao mức sống, vượt qua chuẩn nghèo đã được xác định. Giảm nghèo hay chính là làm cho bộ phận dân cư nghèo được nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo, được biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống. Nói một cách khác, giảm nghèo là một quá trình chuyển một bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan