Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thi hành án hình sự từ thực tiễn huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh...

Tài liệu Thi hành án hình sự từ thực tiễn huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh

.PDF
80
267
67

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HUỲNH THANH DUY THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HUỲNH THANH DUY THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật Hình Sự và Tố Tụng Hình Sự Mã số: 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN TẤT VIỄN HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng học viên. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. HỌC VIÊN LÀM LUẬN VĂN Huỳnh Thanh Duy MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ 8 1.1. Thi hành án hình sự - hoạt động mang tính hành chính - tư pháp ............. 8 1.2. Các nguyên tắc của thi hành án hình sự .................................................. 12 1.3. Thi hành án hình sự ở một số quốc gia .................................................... 19 Chương 2: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY ..................................................... 255 2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Luật thi hành án hình sự năm 2010 ....................................................................................................... 255 2.2. Thi hành án hình sự theo Luật thi hành án hình sự năm 2010 ................. 29 2.3. Những điểm mới của Dự thảo luật Thi hành án hình sự 2018............... 294 Chương 3: THỰC TIỄN THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÓC MÔN VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ .............................. 433 3.1. Kết quả thi hành án hình sự trên địa bàn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................................................... 433 3.2. Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân ......................................... 500 3.3. Một số giải pháp đảm bảo thi hành hình sự từ thực tiễn huyện Hóc Môn ....................................................................................................................... 566 KẾT LUẬN .................................................................................................. 655 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật Hình sự BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự THAHS Thi hành án hình sự TAND Tòa án nhân dân UBND Ủy ban nhân dân VKSND Viện Kiểm sát nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Số liệu THAHS đối với án phạt tù, án treo và án cải tạo không giam giữ tại TAND huyện Hóc Môn giai đoạn 2014 – 2018 Bảng 3.2: Số liệu THAHS đối với các quyết định khác tại TAND huyện Hóc Môn giai đoạn 2014 – 2018 Bảng 3.3: Số liệu THAHS đối với việc tiếp nhận người bị tạm giữ, tạm giam tại Cơ quan THAHS Công an huyện Hóc Môn giai đoạn 2014 – 2018 Bảng 3.4: Số liệu THAHS đối với việc kiểm tra, giám sát của VKSND huyện Hóc Môn giai đoạn 2014 – 2018 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động thi hành án hình sự (gọi tắt là THAHS) là rất quan trọng nhằm đảm bảo việc thực thi của bản án, quyết định của Tòa án, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Khi các bản án không được thi hành hoặc thi hành không đúng thì toàn bộ quá trình hoạt động của hệ thống cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và các hoạt động bổ trợ tư pháp sẽ kém tác dụng mặc dù việc xét xử là đúng, là khách quan. Hiến pháp năm 2013 là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất quy định các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; và nghiêm chỉnh chấp hành. Đây là một nguyên tắc mang tính chất hiến định Luật THAHS được ban hành thể hiện sự quan tâm của Nhà nước về công tác thi hành án và sự hoàn thiện của pháp luật ngày tốt hơn. Đó là điểm tiến bộ trong công tác quản lý của Nhà nước về công tác THAHS trong những năm qua. Bên cạnh sự tiến bộ trên, thì qua công tác thực tiễn vẫn còn những bất cập và thiếu sót, chưa phù hợp với thực tiễn. Công tác thi hành án do nhiều cơ quan khác nhau thực hiện, Tòa án xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án phạt, Bộ Công an đảm nhiệm việc thi hành án phạt tù, Bộ Quốc phòng tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án Quân sự; lĩnh vực quản chế, cải tạo không giam giữ, án treo… do chính quyền cơ sở hoặc cơ quan tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc đảm nhiệm... Thực tế cho thấy hoạt động thi hành án do nhiều cơ quan thực hiện đã tạo ra sự thiếu thống nhất trong quản lý thi hành án, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án, do đó ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác thi hành án. 1 Từ thực tiễn THAHS đã đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc, đòi hỏi khoa học pháp luật Tố tụng hình sự (gọi tắt là LTTHS) phải nghiên cứu giải quyết và đề ra phương hướng khắc phục. Huyện Hóc Môn là một huyện ngoại thành nằm về phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 20 km, diện tích lớn thứ năm so trong 24 Quận - Huyện của thành phố; có diện tích 109 km2, gồm 1 thị trấn và 11 xã với dân số hiện có theo thống kê tính đến năm 2015 là 422.471 người, mật độ trung bình là 3.876 người/km2. Huyện Hóc Môn: Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Phía Tây giáp tỉnh Long An, quận Bình Tân và huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Phía Nam giáp Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến đường Quốc Lộ 22 (đường xuyên Á) chạy qua huyện Hóc Môn nối liền giữa trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh với nước láng giềng Campuchia. Hóc Môn còn sở hữu những địa điểm di tích lịch sử nỗi tiếng như: Bảo tàng Hóc Môn, Vườn trầu Bà Điểm, Ngã Ba Giồng, Đền Phan Công Hớn... Và nhiều di tích tôn giáo khác như: Chơn Đức Thiền Viện, Chùa Hoằng Pháp… Huyện Hóc Môn đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn các xã nông thôn mới. Qua đó, diện mạo nông thôn của huyện có nhiều khởi sắc. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp, huyện đã sửa chữa được nhiều tuyến đường. Nhiều công trình văn hóa, trường học, trạm y tế…được đầu tư xây dựng. Tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm tăng 19,95%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 17 triệu đồng/người/năm, thì đến nay đã đạt trên 51 triệu đồng/người/năm, phấn đấu đến năm 2020 phải đạt trên 63 triệu đồng/người/năm. 2 Vấn đề xã hội ở huyện nơi đây cũng diễn biến ngày càng phứt tạp do sự phát triển của kinh tế; số lượng dân nhập cư ngày càng đông, kéo theo tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, nên tình hình tội phạm gia tăng và diễn biến phức tạp. Theo số liệu của Tòa án nhân dân huyện Hóc Môn thì từ năm 2014 đến năm 2018 đã thụ lý 893 vụ án hình sự với 1.786 bị cáo. Trước tình hình trên, việc nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề liên quan đến công tác thi hành án hình sự là việc rất cần thiết, trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp để tiếp tục hoàn thiện những quy định pháp luật và giải quyết những vướng mắc qua thực tiễn áp dụng. Vấn đề trên không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận mà còn hết sức có ý nghĩa về thực tiễn trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Như vậy, xuất phát từ những vấn đề nêu trên nói lên tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: "Thi hành án hình sự từ thực tiễn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh" và cũng chính vì lý do đó mà tác giả chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ luật học để nghiên cứu một các nghiêm túc, có hệ thống và toàn diện. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan dến đề tài Trước đòi hỏi khách quan của công tác THAHS, những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều mức độ khác nhau, các khía cạnh, phương diện khác nhau về THAHS và nhiệm, vụ, quyền hạn của các cơ quan liên quan đến việc thực hiện quyền năng này như: Sách chuyên khảo Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn của GS.TS. Võ Khánh Vinh và PGS.TS. Nguyễn Mạnh Kháng [55]; Hoàng Thọ Khiêm (1996) Xây dựng mô hình thống nhất công tác thi hành án, đề tài khoa học [15]; Nguyễn Đình Lộc (2002) Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp nhà nước. Hà Nội, [16]; Phan Thị Mộng Tuyền (2018) Thi hành án phạt tù từ thực tiễn 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Luật học [47]; Nguyễn Thị Kim Nga (2018) Thi hành án treo từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Luật học [19]; GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên (2011), Giáo trình Luật thi hành án hình sự [54]... Nhìn chung, đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện và có hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn công tác THAHS. Các công trình khoa học nêu trên chỉ nghiên cứu tính chất tổng thể, nghiên cứu chung chung, dàn trải ở nhiều địa phương khác nhau; đặc điểm phong tục tập quán, địa lý, khí hậu, dân cư, ,… mỗi nơi là không giống nhau dẫn đến tình hình thực tiễn áp dụng luật THAHS là khác nhau. Hiện nay cũng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về tình hình thực tiễn THAHS tại địa bàn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Bởi vậy, việc tác giả lựa chọn đề tài “Thi hành án hình sự từ thực tiễn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh” để làm luận văn thạc sỹ luật học về nội dung sẽ không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật THAHS trên địa bàn huyện Hóc Môn, từ đó đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện tốt công tác THAHS trên địa bàn. Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn cần giải quyết ba nhiệm vụ sau: - Thứ nhất, nghiên cứu lý luận và pháp luật THAHS trên các phương diện: + Trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân (gọi tắt là TAND) cấp huyện. + Quyền hạn và nhiệm vụ (quy trình thực hiện) của các cơ quan THAHS thuộc địa bàn cấp huyện. 4 - Thứ hai, thực tiển áp dụng luật THAHS của Cơ quan THAHS Công an huyện Hóc Môn, Viện kiểm sát nhân dân (gọi tắt là VKSND) và TAND cùng cấp và làm rõ những vướng mắc, hạn chế và nguyên nhân tồn tại. - Thứ ba, đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về trình tự, thủ tục THAHS của Cơ quan THAHS thuộc địa bàn cấp huyện, để làm thế nào đạt hiệu quả cao nhất, góp phần đưa công lý thực thi trong cuộc sống. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về THAHS cũng như thực tiễn thi hành của cơ quan THAHS trên địa bàn huyện Hóc Môn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu pháp luật về THAHS trong khoảng thời gian những năm gần đây; thực tiễn áp dụng pháp luật về THAHS theo quy định của Luật THAHS năm 2010 và các chế định liên quan trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2018 tại huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của học thuyết Mác-Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng để đánh giá các vấn đề nghiên cứu một cách khoa học. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn là phương pháp lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, khảo sát thực tế, lý luận kết hợp với thực tiễn. Cụ thể: Phương pháp phân tích: Dựa theo các quy phạm pháp luật hiện hành trong lĩnh vực hình sự, tố tụng hình sự và THAHS, phân tích và làm rõ nội dung THAHS. 5 Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu thực tiễn từ các cơ quan quản lý và cơ quan THAHS ở huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở phương pháp thống kê, phân tích, luận văn đưa ra những vấn đề khái quát nhất như về khái niệm, căn cứ và các quy định của pháp luật về THAHS. Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu điển hình, đề cập đến một số tình huống từ thực tiễn THAHS trên địa bàn huyện Hóc Môn. Đây là những tình huống chứa đựng vấn đề cần giải quyết trong thực tế dựa trên lý luận về THAHS. Từ đó chuyển cái riêng, cái điển hình thành cái phổ biến, trên cơ sở đó mà kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng THAHS trên địa bàn cấp huyện. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận Đây là công trình nghiên cứu đề cập một cách tương đối hệ thống, toàn diện những vấn đề lý luận về THAHS nói chung và thực tiễn thi hành tại huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn Đây là công trình được giải quyết một cách có hệ thống và toàn diện về THAHS mà từ trước đến nay chưa được giải quyết triệt để hoặc giải quyết ở một khía cạnh nào đó của vấn đề. Kết quả nghiên cứu về lý luận và pháp luật thực định cũng như những kiến nghị mà tác giả đưa ra có ý nghĩa như một đề xuất khoa học góp phần hoàn thiện pháp luật trong THAHS, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người phải thi hành án. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo có ích cho những người quan tâm đến vấn đề về pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và nhất là THAHS trên địa bàn cấp huyện. 6 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Phần phụ lục; nội dung của Luận văn được chia thành 3 chương. Chương 1: Những vấn đề lý luận về THAHS. Chương 2: Tổ chức và hoạt động THAHS ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Chương 3: Giải pháp bảo đảm thực hiện các quy định pháp luật về THAHS từ thực tiễn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ 1.1. Thi hành án hình sự - hoạt động mang tính hành chính - tư pháp 1.1.1. Khái niệm thi hành án hình sự THAHS là việc đưa ra thi hành, đảm bảo tính nghiêm minh và thực thi của một bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật. Thi hành án là kết quả cuối cùng của quá trình giải quyết vụ án hình sự, thi hành phần quyết định đã được tuyên trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Nếu một bản án có hiệu lực pháp luật không thi hành thì toàn bộ hoạt động của tất cả các quá trình trước đây trở thành vô giá trị. Chính vì vậy, việc đảm bảo hiệu lực pháp luật của bản án, quyết định của Tòa án là một yêu cầu rất quan trọng, bởi nó đảm bảo tính thực thi của pháp luật, đảm bảo việc giáo dục cảm hóa tư tưởng, giáo dục nhân cách cũng như góp phần ngăn ngừa chung và tạo điều kiện tái hòa nhập cộng đồng cho bị án sau khi chấp hành xong hình phạt. Kết quả thực tế cuối cùng mà Nhà nước mong muốn đạt được khi quyết định trách nhiệm hình sự đối với tội phạm và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội là mục đích của THAHS. Nó thể hiện trước hết ở chỗ THAHS tác động trực tiếp đến người phạm tội, không chỉ trừng trị mà còn nhằm giáo dục, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hiện nay, vấn đề khái niệm THAHS chưa có sự thống nhất, có rất nhiều quan điểm về vấn đề khái niệm THAHS. Trong đó, quan điểm cho rằng: THAHS là hoạt động tư pháp, là một giai đoạn của quá trình tố tụng. Quan điểm khác cho rằng: THAHS là hoạt động hành chính hoặc hành chính – tư pháp, mang tính chất “lưỡng tính” giữa hành chính và tư pháp, nối dài giữa tư pháp và hành chính. [35, tr.77] 8 Quan điểm coi THAHS là hoạt động tư pháp, với lập luận cho rằng: - THAHS là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng hình sự, là sự tiếp nối để hiện thực hóa các bản án, quyết định (hình sự) của tòa án. Tính thống nhất là đặc trưng cơ bản của thủ tục tố tụng tư pháp, đòi hỏi tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự, trong đó có giai đoạn thi hành án, phải tuân thủ mục đích chung của tố tụng hình sự là xác định sự thật khách quan và bảo đảm thực hiện công lý. - Khi bản án, quyết định của tòa án được thi hành đầy đủ thì công lý mới thực sự được thực hiện nên việc tòa án tuyên bản án, quyết định (hình sự) chưa phải là đã kết thúc hoạt động tư pháp. Vì vậy, THAHS phải là bộ phận không thể tách rời của hoạt động tư pháp, thể hiện hiệu lực của quyền tư pháp. - Thi hành các bản án, quyết định (hình sự) của tòa án, tức là thi hành một văn bản áp dụng pháp luật, một quyết định của cơ quan tư pháp, không phải là triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hay quyết định hành chính cá biệt. - Cơ quan THAHS không phải cơ quan tiến hành tố tụng nhưng là cơ quan có nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động tư pháp, gắn với giai đoạn chấp hành các bản án, quyết định (hình sự) của Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Quan điểm coi THAHS là hoạt động hành chính hoặc hành chính - tư pháp, mang tính chất “lưỡng tính” giữa hành chính và tư pháp, nối dài giữa tư pháp và hành chính, với lập luận cho rằng: - THAHS chỉ là hoạt động thi hành các bản án, quyết định (hình sự) của Tòa án, không phải là hoạt động tư pháp vì không phải là hoạt động xét xử. - Hoạt động THAHS phản ánh mối liên hệ giữa quyền hành pháp và quyền tư pháp trong thi hành án; là một dạng hoạt động của quản lý hành 9 chính nhà nước vì các cơ quan THAHS trong hoạt động của mình tác động trực tiếp đến đối tượng phải thi hành án bằng các biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy định. Thủ tục THAHS là quy trình của hoạt động chấp hành không phải hoàn toàn là thủ tục tố tụng hình sự. Các nguyên tắc THAHS không hoàn toàn giống các nguyên tắc của hoạt động tố tụng hình sự, bởi vừa có yếu tố thuyết phục, vừa có yếu tố cưỡng chế. - Trong các giai đoạn của THAHS có thể có nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng tham gia, không phải chỉ có cơ quan Tòa án. Vì vậy không thể coi THAHS là hoạt động tố tụng. Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn về THAHS, tác giả nghiêng về quan điểm coi THAHS là một hoạt động hành chính - tư pháp. Ngoài những lý do mà loại quan điểm coi THAHS là một hoạt động hành chính - tư pháp đã nêu ở trên, còn các lý do khác, đó là: - THAHS về bản chất và nội dụng khác với hoạt động tố tụng hình sự Hoạt động tố tụng hình sự là quá trình làm rõ sự thật khách quan của vụ án hình sự, xác định chân lý để áp dụng việc định đoạt hình phạt hay không áp dụng hình phạt trong các bản án hay quyết định của Tòa án. Cũng cần phải bổ sung thêm rằng: "Ngành luật thi hành án hình sự" thực chất là pháp luật hành chính - tư pháp. Thực chất của hoạt động THAHS là việc tổ chức thi hành các hình phạt, biện pháp tư pháp được qui định 'trong các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trên thực tế. Đó chính là dựa trên cơ sở chân lý đã được hoạt động tố tụng hình sự chứng minh để thực thi công lý. Như vậy, nguyên tắc trình tự, thủ tục THAHS khác với nguyên tắc trình tự, thủ tục tố tụng hình sự. Hoạt động THAHS mặc dù có quan hệ chặt chẽ với pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự nhưng thuộc phạm trù chấp hành do pháp luật hành chính điều chỉnh, cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. 10 - Nội dung THAHS rất rộng, bao gồm: thủ tục, chế độ, tổ chức thi hành án, áp dụng các biện pháp hành chính, giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội và thực hiện chế độ chính sách đối với người bị kết án. Các quan hệ xã hội cụ thể phát sinh trong quá trình thi hành và chấp hành hình phạt như: việc đưa bản án ra thi hành, chỉ định cơ quan tổ chức thi hành, tổ chức lực lượng, cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thi hành án; Luật THAHS năm 2010 ngoài những quy định trên còn qui định về quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án; nghĩa vụ của cơ quan nhà nước hữu quan... do pháp luật hành chính - tư pháp, hay nói cách khác, do pháp luật THAHS điều chỉnh. 1.1.2. Đặc điểm của thi hành án hình sự Thi hành án nói chung là hoạt động thi hành các nội dung phán quyết được nêu trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án (cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp). Hoạt động thi hành án, trong đó có THAHS có các chức năng cơ bản là: a) Chức năng bảo đảm, duy trì công lý; b) Chức năng cưỡng chế; c) Chức năng giáo dục. Ngoài các dấu hiệu chung, so với thi hành án dân sự và thi hành án hành chính, THAHS có những đặc điểm sau: - Đối tượng tác động của THAHS là hình phạt liên quan đến quyền nhân thân của con người gắn liền với mỗi cá nhân cụ thể và quyền về tài sản, phi tài sản của cá nhân, tổ chức. - So với thi hành án dân sự và thi hành án hành chính, tính cưỡng chế nhà nước của THAHS ở mức nghiêm khắc nhất, người chấp hành án phải tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu của pháp luật, không có quyền thỏa thuận với cơ quan thi hành án 11 - Sự đa dạng của các hình phạt và biện pháp tư pháp tòa án đã tuyên như các hình phạt chính, hình phạt bổ sung; các biện pháp tư pháp. Một số hình phạt có thời gian thi hành án dài như tù chung thân, tù có thời hạn. Có hình phạt được thi hành theo thủ tục riêng (tử hình). - Sự đa dạng về thời điểm thi hành án: a) Một số bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được tòa án ra quyết định thi hành; b) Một số bản án hoặc quyết định của tòa án được thi hành ngay tại phiên tòa; - Sự đa dạng về áp dụng các phương pháp thi hành án: a) Loại bỏ người phạm tội đặc biệt nguy hiểm ra khỏi xã hội (tử hình), b) Buộc người phạm tội cách ly xã hội (đưa vào trại giam), c) Áp dụng các biện pháp giáo dục, cải tạo đối với người phạm tội mà không cần cách ly họ ra khỏi xã hội; 1.2. Các nguyên tắc của thi hành án hình sự Các nguyên tắc của THAHS bao gồm: nguyên tắc pháp chế; nguyên tắc dân chủ; nguyên tắc nhân đạo; nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và trước cơ quan thi hành án; nguyên tắc kết hợp giáo dục, cải tạo với cưỡng chế; nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của con người và của công dân; nguyên tắc phân hóa và cá thể hóa nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án; nguyên tắc bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan thi hành án với các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức xã hội và mọi công dân trong hoạt động thi hành án. 1.2.1. Nguyên tắc pháp chế Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc cơ bản của Nhà nước xã hội chủ nghĩa (gọi tắt là XHCN), phản ánh bản chất Nhà nước XHCN. 12 Trong lĩnh vực THAHS, nguyên tắc này đòi hỏi các quy phạm pháp luật về THAHS phải được chấp hành nghiêm chỉnh. Các cơ quan quản lý THAHS, cơ quan THAHS, cơ quan được giao một số nhiệm vụ THAHS và người thực hiện nhiệm vụ quản lý hoặc trực tiếp THAHS tuyệt đối không được tùy tiện đưa ra quy định hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm hạn chế quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người phải chấp hành án. Mọi tuỳ tiện trong quá trình tổ chức, THAHS đối với người chấp hành án đều coi là bất hợp pháp, là vi phạm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc pháp chế là một trong những nguyên tắc cơ bản đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta hiện nay nói chung và trong tổ chức và hoạt động thi hành án nói riêng. Đảm bảo nguyên tắc pháp chế là yêu cầu hàng đầu trong tổ chức và hoạt động THAHS. Theo đó, trong tổ chức và hoạt động THAHS, nguyên tắc pháp chế thể hiện ở các yêu cầu sau: - Các văn bản pháp luật phải là cơ sở cho việc trật tự hóa và bảo đảm ổn định các quan hệ tổ chức và hoạt động thi hành án, là cơ sở của việc xây dựng và giải quyết các mối quan hệ nảy sinh giữa các chủ thể tham gia các quan hệ thi hành án, là cơ sở đảm bảo mục đích và hiệu quả của hoạt động THAHS. - Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động THAHS phải tương đối đầy đủ và phù hợp. Các văn bản quy phạm pháp luật về THAHS phải được xây dựng trên cơ sở nhận thức đúng đắn các quy luật khách quan của sự phát triển xã hội. - Phải tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về THAHS. Yêu cầu đó, trước hết, phải được quán triệt trong toàn bộ công tác tổ chức thi hành án. Các cơ quan THAHS phải xử lý nghiêm minh mọi biểu hiện vi phạm pháp luật từ phía những người có nghĩa vụ chấp hành án và những người có trách nhiệm tổ chức việc thi hành án, phải có trách nhiệm tổ chức thi 13 hành nghiêm chỉnh các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, loại bỏ sự tùy tiện, vô tổ chức, thiếu kỷ luật trong lĩnh vực THAHS. 1.2.2. Nguyên tắc nhân đạo Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam là nguyên tắc nhân đạo. Nguyên tắc này được biểu hiện rõ nét nhất trong ngành pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, và cả trong pháp luật THAHS. Trong pháp luật THAHS, nguyên tắc nhân đạo biểu hiện chủ yếu ở các mặt sau: - Trong mục đích của hoạt động THAHS: Mục đích của hoạt động THAHS là nhằm thực thi công lý, bảo đảm sự công bằng cần thiết cho mọi thành viên trong xã hội trước pháp luật, từ đó bảo vệ có hiệu quả các loại lợi ích trong xã hội. - Trong biểu hiện cụ thể, nguyên tắc nhân đạo thể hiện ở việc pháp luật nghiêm cấm các hành vi đày đọa, hành hạ về thân thể, các hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự đối với những người chấp hành án phạt tù. Nguyên tắc nhân đạo cũng thể hiện ở quy chế giảm, miễn, hoặc tạm đình chỉ thi hành án phạt tù, ở việc quy định rõ chế độ sinh hoạt, ăn ở học tập, lao động nghề nghiệp trong thời gian thi hành án phạt tù để một mặt, hình thành thói quen sinh hoạt cộng đồng, ý thức tôn trọng cộng đồng, ý thức tuân thủ, phục tùng pháp luật của người phải chấp hành hình phạt, mặt khác, tránh tâm lý mặc cảm, tự ti, hằn học, ác cảm, đó kỵ, thù địch, xa lánh cộng đồng…của những người này sau khi hết thời hạn chấp hành hình phạt để giúp họ dễ dàng tái hòa nhập cộng đồng; ở chính sách đối với người chưa thành niên: “Thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội”; ở các chế độ với người chấp hành án phạt tù là phụ nữ có thai; khuyến khích người chấp 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan