Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Theo dõi tình hình mắc bệnh crd và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậu bị tại tr...

Tài liệu Theo dõi tình hình mắc bệnh crd và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậu bị tại trại bà mùi.

.PDF
52
98
66

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN QUYỀN Tên đề tài: THEO DÕI TÌNH HÌNH MẮC BỆNH CRD VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ TRÊN ĐÀN GÀ HẬU BỊ TẠI TRẠI BÀ MÙI THUỘC XÃ CAO NGẠN – THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y Khoa : Chăn nuôi Thú y Khóa học : 2011 – 2015 Thái Nguyên, 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN QUYỀN Tên đề tài: THEO DÕI TÌNH HÌNH MẮC BỆNH CRD VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ TRÊN ĐÀN GÀ HẬU BỊ TẠI TRẠI BÀ MÙI THUỘC XÃ CAO NGẠN – THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y Khoa : Chăn nuôi Thú y Khóa học : 2011 – 2015 Giảng viên hướng dẫn : ThS. La Văn Công Bộ môn Bệnh động vật - Khoa Chăn nuôi Thú y Thái Nguyên, 2015 i LỜI CẢM ƠN Sau hơn 4 năm học tập, rèn luyện tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, nay em đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp. Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sự kính trọng sâu sắc tới: Ban giám hiệu, Khoa Chăn nuôi Thú y, cùng tập thể các thầy, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về vật chất và tinh thần cho em hoàn thành khóa luận đúng thời gian quy định. Em xin cảm ơn UBND xã Cao Ngạn, bác Trần Thị Mùi và gia đình đã hết sức tạo điều kiện cho em được thực tập tại cơ sở thực tập. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn ThS. La Văn Công trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này. Thái Nguyên, ngày 18 tháng 11 năm 2014 Sinh viên HOÀNG VĂN QUYỀN ii LỜI NÓI ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng và không thể thiếu được trong chương trình đào tạo của các trường Đại học nói chung và trường đại học Nông Lâm nói riêng. Đây là thời gian cần thiết để sinh viên củng cố, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, rèn luyện tay nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn, học tập phương pháp nghiên cứu khoa học, đồng thời đây là thời gian để sinh viên tự hoàn thiện mình, trang bị cho bản thân những kiến thức về phương pháp quản lý, những hiểu biết xã hội để khi ra trường trở thành một cán bộ khoa học kỹ thuật có kiến thức chuyên môn vững vàng và có năng lực trong công tác. Được sự nhất trí của Nhà trường và Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự phân công của thầy giáo hướng dẫn và sự tiếp nhận của cơ sở tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậu bị tại trại bà Mùi thuộc xã Cao Ngạn – thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên” Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn và sự nỗ lực của bản thân tôi đã hoàn thành bản khóa luận này. Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên bản khóa luận này không tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy tôi mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận hoàn chỉnh hơn. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Nhu cầu O2 và lượng CO2 sau một giờ tính trên 1 kg thể trọng của các loại gà.......................................................................................... 5 Bảng 2.2. Kết quả về bệnh tích ở những cơ quan khác nhau trên gà.............. 11 Bảng 4.1: Lịch sử dụng vaccine phòng bệnh cho đàn gà của trại................... 26 Bảng 4.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 29 Bảng 4.3: Tỷ lệ nhiễm CRD của gà Hisex Brown theo tuần tuổi ................... 32 Bảng 4.4: Bệnh tích mổ khám của gà thí nghiệm ........................................... 33 Bảng 4.5: Kết quả điều trị gà mắc CRD lần 1 ................................................ 34 Bảng 4.6: Kết quả điều trị gà mắc CRD lần 2 ................................................ 34 Bảng 4.7: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ..................... 36 Bảng 4.8: Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con) . 38 Bảng 4.9: Chi phí thuốc thú y điều trị CRD/1 gà............................................ 39 iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT CRD Cs Chronic Respiratory Diasease Cộng sự Nxb Nhà xuất bản TT Thể trọng v MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................ 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 3 2.1.1. Đặc điểm sinh lý, giải phẫu cơ quan hô hấp của gia cầm................. 3 2.1.2. Đặc tính chung của bệnh CRD ở gà ................................................. 5 2.1.3. Nguồn gốc, đặc điểm của gà Hisex Brown .................................... 16 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài.................................. 17 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................... 17 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................ 18 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....20 3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 20 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 20 3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 20 3.4.1. Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh CRD của đàn gà thí nghiệm ................ 20 3.4.2. Xác định bệnh tích của gà bị nhiễm CRD ...................................... 21 3.4.3. Hiệu quả điều trị CRD bằng thuốc Tylosin .................................... 21 3.4.4. Ảnh hưởng của Tylosin đến tỷ lệ nuôi sống và sinh trưởng của gà 21 3.4.5. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu .................................................. 21 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 23 4.1. Công tác phục vụ sản xuất .................................................................... 23 4.1.1. Nội dung và phương pháp thực hiện.............................................. 23 vi 4.1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 23 4.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................... 31 4.2.1. Tình hình nhiễm CRD trên đàn gà thí nghiệm ............................... 31 4.2.2. Bệnh tích của gà bị nhiễm CRD ..................................................... 33 4.2.3. Hiệu quả điều trị bệnh CRD của Tylosin ....................................... 34 4.2.4. Ảnh hưởng của Tylosin trong phòng bệnh cho đàn gà thí nghiệm 35 4.2.5. Chi phí thuốc thú y điều trị bệnh CRD/1 gà ................................... 38 Phần 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................... 40 5.1. Kết luận ................................................................................................. 40 5.2. Tồn tại ................................................................................................... 40 5.3. Đề nghị .................................................................................................. 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 41 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi gà nước ta có những bước phát triển không ngừng và ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế của ngành nông nghiệp. Ngành chăn nuôi gà có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống kinh tế xã hội của nhân dân, góp phần giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và cơ hội làm giàu cho nông dân. Theo thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO),Việt Nam là một nước nuôi nhiều gà, đứng thứ 13 thế giới và đứng hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, việc chăn nuôi gà đảm bảo cung cấp trên 80 % sản phẩm thịt cho thị trường nội địa và một phần cho xuất khẩu. Thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngành chăn nuôi từng bước đã có sự đầu tư về khoa học kỹ thuật, vốn, đưa giống mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay ngành chăn nuôi gà còn gặp nhiều khó khăn, nảy sinh trong quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh thú y phòng chống dịch bệnh dẫn đến đến gà thường mắc một số bệnh như: Ký sinh trùng, Newcastle, Tụ huyết trùng, Gumboro…Đặc biệt bệnh CRD gây thiệt hại không nhỏ đến ngành chăn nuôi. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của sản xuất, đồng thời để thấy rõ hơn về tình hình nhiễm bệnh, triệu chứng, bệnh tích của gà mắc bệnh CRD, góp phần khống chế dịch bệnh và làm giảm bớt thiệt hại về kinh tế trong ngành chăn nuôi gia cầm hiện nay, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậu bị tại trại bà Mùi thuộc xã Cao Ngạn – thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên” 2 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài - Xác định tỷ lệ nhiễm CRD trên đàn gà hậu bị - Quy trình phòng và điều trị bệnh CRD - Ảnh hưởng của quy trình đến tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong khoa học: bước đầu áp dụng những tiến bộ khoa học vào thực tiễn sản xuất về quy trình phòng bệnh CRD ở gà. -Ý nghĩa trong thực tiễn: từ kết quả thực nghiệm, bước đầu rút ra đề xuất hợp lý khuyến cáo cho người chăn nuôi về tình hình nhiễm bệnh CRD ở gà và quy trình phòng bệnh CRD. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Đặc điểm sinh lý, giải phẫu cơ quan hô hấp của gia cầm Theo Nguyễn Duy Hoan và Trần Thanh Vân (1998) [2]: * Hệ hô hấp của gia cầm gồm: lỗ mũi, xoang mũi, khí quản, 2 phế quản, 2 lá phổi và hệ thống túi khí bao gồm 9 túi khí. Hai lỗ mũi nằm ở gốc mỏ có đường kính rất nhỏ, ở gà phía ngoài hai lỗ mũi có “van mũi hóa sừng bất động” và xung quanh lỗ mũi có lông cứng nhằm ngăn ngừa bụi và nước. Xoang mũi được phát triển từ xoang miệng sơ cấp ở ngày ấp thứ 7. Xoang mũi ngắn, chia ra 2 phần: phần xương và phần sụn. Xoang mũi nằm ở mỏ trên. Xoang mũi là cơ quan thu nhận và lọc khí rồi chuyển vào khí quản, ở gà thanh quản dưới có hai gấp liên kết, hai nếp gấp đó bị dao động bởi không khí và tạo nên âm thanh. Khí quản là ống tương đối dài bao gồm nhiều vòng sụn và nhiều vòng hóa xương. Số vòng khí quản ở gà là 110 - 120 và hầu hết là sụn, còn ở thủy cầm hầu hết đã hóa xương. Khí quản tương đối cong queo, thành khí quản được cấu tạo bởi màng nhầy, màng xơ đàn hồi và màng thanh dịch ngoài. Khí quản chia ra hai phế quản ở xoang ngực phía sau xương ngực. Mỗi phế quản dài 6 - 7cm và có đường kính 5 – 6mm. Thành phế quản cấu tạo bằng màng nhầy, ở đó có nhiều tuyến nhỏ tạo ra các dịch nhầy; màng xơ đàn hồi, ở đó có các bán khuyên sụn trong suốt và thanh dịch ngoài. Phổi và phế quản được hình thành từ các nếp gấp ống hầu ở cuối khí quản vào ngày ấp thứ 4, ở ngày ấp thứ 5 xuất hiện túi phôi có màu dạng phế quản. Phổi của gia cầm màu đỏ tươi, cấu trúc xốp, có dạng bọc nhỏ kéo dài, ít 4 đàn hồi. Phổi nằm ở xoang ngực phía trục xương sống từ trục xương sườn thứ nhất đến mép trước thận. Trọng lượng của phổi vào khoảng 1/80 thể trọng gia cầm và phụ thuộc vào tuổi và loài, ở gà khoảng 9g. Chức năng chính của phổi là làm nhiệm vụ trao đổi khí. Túi khí là tổ chức mỏng bên trong chứa đầy khí. Các túi khí là sự mở rộng và tiếp dài của khí quản. Cơ thể gia cầm có 9 túi khí chính, trong đó có 4 đôi xếp đối xứng, còn 1 túi khí đơn. Các đôi túi khí xếp đối xứng là đôi túi khí xương đòn, đôi túi khí trước ngực, đôi túi khí ngực sau, đôi túi khí bụng. Túi khí đơn là túi khí cổ. Các túi khí thực ra không phải là xoang tận cùng của phế quản sơ cấp và phế quản thứ cấp mà tất cả chỉ là phế nang khổng lồ. * Tần số hô hấp - Tần số hô hấp dao động trong khoảng rất lớn, nó phụ thuộc vào loài, tuổi, sức sản xuất, trạng thái sinh lý của gia cầm và điều kiện thức ăn, nuôi dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm, thành phần không khí. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, tần số hô hấp tương đối ổn định. Gia cầm càng lớn thì tần số hô hấp càng nhỏ. Ban đêm tần số hô hấp giảm chậm xuống 30 - 40 %. Nhiệt độ tăng tần số hô hấp cũng tăng. Nếu nhiệt độ tăng tới 370C thì nhịp thở của gà lên tới 150 lần/ phút. Bình thường ở gà trưởng thành là 25 - 45 lần/ phút. Gà từ 4 - 20 ngày là 30 - 40 lần/ phút. * Hoạt động trao đổi khí của gia cầm - Cơ chế hô hấp của gia cầm gồm động tác hít vào và động tác thở ra với sự hoạt động của phổi và hệ thống 9 túi khí chính. - Trong thời gian ngủ quá trình trao đổi chất nói chung giảm xuống 50%. Trong thời gian hoạt động mạnh (bay, chạy, nhảy…) quá trình trao đổi chất tăng lên và mức độ trao đổi khí tăng lên 60 - 100%. Nhu cầu O2 và lượng CO2 sau một giờ tính trên 1 kg thể trọng của các loại gà như sau: 5 Bảng 2.1: Nhu cầu O2 và lượng CO2 sau một giờ tính trên 1 kg thể trọng của các loại gà Tuổi gà Nhu cầu O2 (lít) CO2 thải ra (lít) Gà con 1 - 20 ngày tuổi 2,0 - 2,4 1,4 - 1,6 Gà dò 21- 150 ngày tuổi 1,0 - 1,8 0,7 - 1,2 Gà đẻ 0,8 - 1,6 0,6 - 1,0 Nhà sinh lý học Nga Mislapski xác định trung tâm điều hòa hít vào và thở ra nằm trong cấu trúc lưới của hành não, phải trái đối xứng nhau. Đặc điểm cần chú ý là lồng ngực gia cầm rất phát triển, xương ức tương đối lớn, không có cơ hoành. Phổi của gia cầm thiếu khả năng đàn hồi, nó cố định và tựa vào sườn. Vận động của xương sườn làm xương ngực giãn ra hút khí vào và khi xoang ngực co lại gây động tác thở ra. 2.1.2. Đặc tính chung của bệnh CRD ở gà Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) ở gà do nhiều loại Mycoplasma gây ra, trong đó quan trọng nhất là Mycoplasma gallisepticum và Mycoplasma synoviae. Mầm bệnh Mycoplasma gallisepticum là nguyên nhân chính gây bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà. Bệnh này chủ yếu làm cho gà chậm lớn, tiêu tốn thức ăn cao, thuốc điều trị tốn kém (Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lưu (2001) [18]). Bệnh do Mycoplasma gây ra những tổn thất khá lớn đối với ngành chăn nuôi gia cầm ở mọi nơi trên thế giới. Cho đến nay có 16 loài Mycoplasma phân lập được từ gà và gà tây, 7 loài được phân lập từ ngỗng và vịt, 3 loài khác nhau được phân lập từ bồ câu. Trong số đó có 4 loài gây bệnh cho gia cầm được quan tâm đó là M.gallisepticum; M.synoviae; M.meleagridis và M.iowae. 6 Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [5] nghiên cứu cho thấy: bệnh đường hô hấp mãn tính do Mycoplasma gallisepsticum gây bệnh nên, viết tắt là CRD (Chronic Respiratory Disease) là bệnh truyền nhiễm ở gà ở các lứa tuổi khác nhau với những bệnh tích ở đường hô hấp, nhất là ở khí quản và phổi, cũng như ở các túi khí. Bệnh đường hô hấp mãn tính rất nguy hiểm đối với gà, nhất là gà nuôi tập trung theo hướng công nghiệp bởi phương thức truyền lây của bệnh chủ yếu là truyền qua trứng và đường hô hấp. Qua xuất khẩu trứng và gà giống, bệnh CRD đã lan tràn hầu hết các nước trên thế giới. Bệnh có thể làm giảm tỷ lệ đẻ trứng xuống tới 30 %, giảm tỷ lệ ấp nở tới 14 % và giảm tăng trọng của gà thịt thương phẩm tới 16 %. Ngoài ra bệnh còn kết hợp với các bệnh khác như Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm, tụ huyết trùng, bệnh do E.coli gây ra … đã gây nên những vụ dịch lớn, có tỷ lệ gà chết cao. Từ những năm 1960 trở lại đây, nhờ áp dụng chương trình quốc gia khống chế CRD ở các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Hà Lan, Đức, Pháp, Nhật… đã tạo ra được những đàn gà giống sạch bệnh để cung cấp giống và gà giống an toàn bệnh CRD cho các cơ sở chăn nuôi. Hiện nay ở các nước này, những đàn gà có kết quả dương tính khi kiểm tra phát hiện Mycoplasma gallisepticum đều không được dùng là giống. Hiện nay ở Việt Nam phần lớn các trại chăn nuôi quy mô nhỏ, trang thiết bị còn hạn hẹp hầu như chưa dùng vaccine phòng bệnh Mycoplasma. Sự lây nhiễm bệnh khá phổ biến nhưng bệnh này ít được chú ý đến. Những nghiên cứu về bệnh và căn bệnh này còn ít, chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, bệnh tích và đôi khi dùng phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính. Nguyên nhân gây bệnh Lúc đầu, nhiều tác giả trên thế giới đã cho rằng bệnh CRD là do virus gây ra, các tác giả E.Jenson, J.Sullian, J.Taylor trong các thí nghiệm sau đó đã 7 xác định rằng bệnh đường hô hấp ở gà con và bệnh viêm xoang truyền nhiễm ở gà tây gây ra bởi các vi sinh vật thuộc dạng cầu khuẩn, nằm trung gian giữa virus và vi khuẩn có tính chất đặc trưng đối với nhóm vi sinh vật viêm màng phổi- phổi PPLO. Từ đó Berjey đã đặt tên cho vi khuẩn gây viêm màng phổi gây bệnh đường hô hấp mãn tính và viêm xoang mũi gà tây là Mycoplasma gallisepticum. Đến tháng 5/1961, Hội nghị tổ chức dịch tễ thế giới đã cho phép đổi tên bệnh đường hô hấp mãn tính Mycoplasmosis đường hô hấp gia cầm gây ra do Mycoplasma gallisepticum (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2002) [5]. Theo Nguyễn Xuân Bình và cs (2004) [1] cho biết Mycoplasma gallisepticum rất ít mẫn cảm với các loại kháng sinh thông thường, nên điều trị bệnh phải chọn kháng sinh đặc hiệu. Do đó nhiều serotype khác nhau gây ra nên bệnh lý thay đổi không hoàn toàn giống nhau giữa các đàn gà bị bệnh này. Bệnh CRD là một bệnh truyền nhiễm thường ở thể mãn tính với các triệu chứng viêm túi khí, viêm niêm mạc xoang mũi, mắt, phế quản. Bệnh phát ra chủ yếu ở gà con và nặng nhất ở giai đoạn từ 3 tuần đến 3 tháng tuổi, gà lớn hơn cũng bị và mang mầm bệnh cả đời. Bệnh có thể truyền cho gà con qua trứng và dưới tác động xấu của môi trường sống. Phương thức lây lan Sự lây nhiễm Mycoplasma gallisepticum dễ dàng từ con này sang con khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Khi Mycoplasma gallisepticum khu trú ở đường hô hấp trên, một lượng lớn mẫm bệnh được giải phóng ra môi trường xung quanh bằng sự bài xuất của dịch rỉ mũi, qua hô hấp, ho. Sự truyền lây phụ thuộc vào kích thước của vùng khu trú mầm bệnh, số lượng cá thể mẫn cảm và khoảng cách giữa chúng. Khi con vật bị nhiễm bệnh mầm bệnh này thì nó bị coi là mang khuẩn suốt đời vì mầm bệnh có khả năng thay đổi hình thức của cấu trúc kháng nguyên bề mặt một cách rất tinh vi, nhờ vậy nó có thể tạo ra sự thay đổi liên tục về sự biểu hiện của kháng nguyên bề 8 mặt và tránh được sự tấn công của hệ thống miễn dịch của vật chủ. Sự mang bệnh lâu như vậy cho nên một đàn gà bị nhiễm bệnh thì đó là nguồn bệnh cho các đàn gà khác trong quá trình nhiễm bệnh mới. Đây là một điều đáng chú ý trong quá trình tạo giống khi các dòng khác được đưa vào lai ghép. Các yếu tố ngoại cảnh bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của gà như: thời tiết thay đổi đột ngột, thức ăn không đảm bảo chất lượng, gà bị vận chuyển xa, chuồng trại kém vệ sinh, mật độ nuôi nhốt cao, ẩm độ cao, chuồng nuôi không thông thoáng, nồng độ các chất thải cao,… sẽ làm bệnh phát ra nhanh và rộng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế (Phạm Sỹ Lăng và cs, 1999) [4]. Lây nhiễm qua các vật trung gian là dụng cụ chăn nuôi và người chăn nuôi đã nhiễm mầm bệnh ở tóc, quần áo đi qua đi lại, mầm bệnh lây nhiễm vào không khí, thức ăn, nước uống. Lây qua trứng từ các đàn gà bố mẹ bị nhiễm bệnh. Mycoplasma gallisepticum dễ dàng đến buồng trứng, tử cung và định cư ở đó, những con gà mái này sẽ đẻ trứng nhiễm bệnh. Mầm bênh xâm nhập vào phôi và gây chết phôi, chúng có thể xâm nhập ngay trong lúc mới nở do mầm bệnh có sẵn ở ngoài vỏ trứng vào gà con qua đường hô hấp. Mycoplasma gallisepticum không những được phân lập từ phôi mà còn được phân lập từ long đỏ của trứng tươi, một phần phôi nhiễm bệnh bị chết trong quá trình ấp, một phần nở ra sẽ là nguồn lây nhiễm bệnh cho đàn gà. Trong một số trường hợp cụ thể, sự lây nhiễm có thể thực hiện thông qua việc sử dụng vaccine virus mà không được làm từ trứng bị nhiễm bệnh. Mycoplasma Gallisepticum còn được tìm thấy trong tinh dịch của gà trống bị bệnh. Vì vậy sự truyền lây có thể thực hiện qua con đường thụ tinh nhân tạo và từ gà trống truyền cho gà mái. Nguyễn Xuân Bình và cs (2004) [1] cho biết: khi gà trưởng thành thì con đường xâm nhập của mầm bệnh chủ yếu qua không khí vào đường hô hấp. Từ đó các vi khuẩn khác lây nhiễm kế phát qua vết thương làm cho bệnh 9 phát ra trầm trọng với nhiều triệu chứng và bệnh tích khác nhau gây khó khăn cho chẩn đoán. Bệnh nếu chỉ do một loại Mycoplasma gallisepticum gây ra thì nhẹ, nhưng nếu kế phát thì bệnh sẽ nặng hơn, hoặc bênh phát ra trong điều kiện mới tiêm phòng các bệnh khác hay môi trường ẩm thấp, dơ bẩn, nồng độ khí NH3 trong chuồng nuôi quá cao thì bệnh sẽ phát nặng hơn. Đặc biệt nếu ghép với các bệnh khác như: viêm thanh khí quản truyền nhiễm (do virus), viêm phế quản truyền nhiễm (do virus), bệnh cúm (do vius và vi khuẩn Haemophylus) thì bệnh càng trầm trọng và không chữa trị được. Cơ chế sinh bệnh Vì mầm bệnh Mycoplasma không có thành tế bào nên hình dạng của nó không cố định. Nó có thể hình cầu đến hình sợi mảnh, có cơ quan bám dính ở một đầu, cơ quan này có hình bán cầu, nhô ra và được gọi là “blebs”. Khi mầm bệnh xâm nhập vào vật chủ, nó chui vào giữa các nhung mao niêm mạc đường hô hấp hoặc đường sinh dục, phần blebs của vi khuẩn gắn vào phần đuôi sialic của thụ quan Sialoglycoprotien hoặc Sialoglycolipit của tế bào vật chủ. Sự bám dính này đủ chắc để nó không bị đào thải ra ngoài bởi nhu động và quá trình tiết dịch của niêm mạc. Vì nó không có thành tế bào cũng không có hiện tượng hòa nhập màng tế bào vật chủ và màng nguyên sinh của vi khuẩn. Triệu chứng lâm sàng Các tác giả Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [5], cho biết: những biểu hiện đầu tiên thường xuất hiện khoảng 4 - 17 ngày sau khi gây bệnh, bệnh kéo dài từ vài tuần đến 1, 2 tháng hoặc lâu hơn. Khi gà con mắc bệnh nhìn tổng thể thấy đàn gà xao xác, xõa cánh, gà con, gà dò, gà đẻ đều thở khò khè. Theo dõi thấy đàn gà ăn uống giảm. Quan sát kỹ thấy gà chảy nước mắt, nước mũi, lúc đầu trong nhớt sau chuyển sang màu hồng hồng, sau lại trắng đục như mủ. 10 Khi bắt gà ta thấy gà thở rất mạnh nhưng quan sát kỹ gà rất khó thở, hay lắc đầu, kèm theo tiếng thở phát ra là tiếng khẹc khẹc ướt. Theo dõi khi gà ngủ thấy gà thở khò khè, còn khi gà ăn uống thỉnh thoảng thấy gà kêu “tooc tooc” vẩy mỏ khẹt khẹt, phân gà hơi xanh hoặc hơi trắng (Bùi Đức Lũng và cs (2000) [7]. Theo Lê Hồng Mận (2007) [11]: gà con và gà dò bị bệnh viêm kết mạc, chảy nước mắt, ít dịch thanh dịch ở lỗ mũi và mi mắt. Nhiều con mí mắt sưng tấy và dính vào nhau. Thở khò khè có tiếng ran khí quản dễ phát hiện vào buổi đêm yên tĩnh. Gà xù lông, thở khó bỏ ăn, bệnh kéo dài làm gà gầy nhanh và chết. Một số con bị ỉa chảy, sưng ở vùng ngoài hốc mắt. Những triệu chứng trên biểu hiện ở cường độ khác nhau và kéo dài hàng tháng, bênh về mùa hè diễn biến nhẹ hơn mùa đông. Tỷ lệ chết của gà con từ 10 - 25% và tập trung vào tuần đầu tiên sau khi xuất hiện bệnh. Gia cầm mắc bệnh giảm sản phẩm từ 10 - 40 %, gà gầy sút và bệnh chuyển sang thể mãn tính. Riêng ở gà đẻ: những ngày đầu thấy giảm ăn, sút cân, giảm đẻ trứng. Sau đó chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, sưng mặt, viêm kết mạc mắt, thở khò khè, trứng đổi màu, xù xì. Nếu ghép với E.coli thì trứng méo mó và vỏ trứng có vệt đỏ lấm tấm (Lê Văn Năm và Nguyễn Thị Hương, 1996) [12]. Bệnh tích Theo nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cs (1999) [4] thì qua mổ khám gà bệnh cho thấy khí quản bị viêm hơi đỏ, dịch rỉ viêm rỉ ra màu trắng ngà như pho mát dính trên túi khí. Trong trường hợp bệnh nhẹ chỉ thấy dịch nhầy ở khí quản, đục vẩn hoặc bọt nhẹ ở túi khí, phổi phù thũng, mặt miếng phổi phủ fibrin, những chỗ phổi biến đổi ta cắt bỏ vào nước miếng phổi chìm. 11 Trong trường hợp bệnh nặng và ghép với các bệnh khác thì mức độ biến đổi của bệnh trầm trọng hơn. Nếu ghép E.coli thì trên các màng bao tim, gan có lớp màng giả màu trắng đục, viêm dính phổi với lồng ngực. Nếu ghép với viêm phế quản: với gà đẻ các trứng non đỏ thẫm ở các mức độ khác nhau, thậm chí có những trứng non bị vỡ gây viêm phúc mạc bụng, ống dẫn trứng ngắn và mỏng lại. Một số gà con bị viêm khớp, khớp sưng to chứa nhiều dịch vàng hoặc bã đậu. Nếu ghép viêm thanh khí quản truyền nhiễm thì thấy: niêm mạc thanh khí quản phù nề kèm xuất huyết, túi khí viêm và phủ fibrin, mắt của một số gà bị sưng có một số bị mù do bởi tuyến nước mắt bị viêm loét gây thối mắt, một số gà bị viêm khớp có dịch vàng hay bã đậu. Nếu ghép với sổ mũi truyền nhiễm còn thấy viêm gây mủ đường hô hấp phần đầu: xoang mũi, xoang mắt, ống dẫn nước mắt. Thành túi khí dày lên, lưỡi gà thâm và khi mổ thấy mùi hôi thối ở vùng họng, mũi. Năm 1952 Van Roekel đã thống kê kết quả về bệnh tích ở những bộ phận khác nhau với tỷ lệ phần trăm trên tổng số các ca bệnh được mổ khám như sau: Bảng 2.2. Kết quả về bệnh tích ở những cơ quan khác nhau trên gà Bệnh tích Tỷ lệ (%) Viêm khí quản 97 Viêm thanh quản 82 Viêm túi khí 41 Viêm mũi 40 Viêm xoang 33 Viêm phổi 13 12 Chẩn đoán Chẩn đoán Mycoplasma galiisepticum có thể bằng phương pháp huyết thanh học, mổ khám gà chết và bằng phương pháp phân lập dịch thể đường khí quản hoặc túi khí của gà bệnh. Bên cạnh chủng M.gallisepticum gây bệnh CRD, còn nhiều chủng vi khuẩn vius khác có, thể phân lập được hoặc một số triệu chứng, bệnh tích có thể giống nhau, gây khó khăn cho việc chẩn đoán. Khi xác định bệnh Mycoplasma đường hô hấp gia cầm gây ra do M.gallisepticum cần phải phân biệt với một số bệnh khác như: bệnh viêm mũi truyền nhiễm, viêm thanh khí quản truyền nhiễm, viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh đậu gà, bệnh Newcastle, bệnh Aspergilosis… các bệnh này có thể diễn biến với các triệu chứng lâm sang và bệnh tích giống như bệnh do M.gallisepticum gây ra. Điều trị Bệnh CRD do Mycoplasma galiisepticum gây ra, một loại vi khuẩn đặc biệt thuộc nhóm P.P.L.O, có sức đề kháng mạnh đối với nhiều loại kháng sinh thông dụng. Mầm bệnh nói trên chỉ gây được chứng viêm nhẹ ở đường hô hấp của gà, nhưng khi có mặt các mầm bệnh khác hoặc khi gà bị yếu tố stress tác động, chủng ngừa bằng vaccine virus sống…thì bệnh trở nên trầm trọng như những vụ dịch lớn. Do đó nguyên tắc điều trị là phải phối hợp kháng sinh điều trị Mycoplasma galiisepticum và nhiễm khuẩn thứ phát. Điều trị phải kết hợp đảm bảo tốt chế độ dinh dưỡng cho gà và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2000) [5] cho biết Mycoplasma galiisepticum rất mẫn cảm với các loại kháng sinh như: Streptomycin, Oxytetracylin, Erythomycin Chlotetracyclin, Spriamycin, Tylosin, Lincomysin… mặc dù có thể có hiện tượng kháng thuốc như Streptomycin, Erythomycin… Hamdy A.H (1970) đã xác định được rằng việc kết hợp giữa Lincomycin và Spectonimycin đã đạt được kết quả tốt trong công việc khống chế viêm túi khí ở gà con và gà tây.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan