Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thế giới nhân vật học trò trong tác phẩm lá nằm trong lá của nguyễn nhật ánh....

Tài liệu Thế giới nhân vật học trò trong tác phẩm lá nằm trong lá của nguyễn nhật ánh.

.PDF
61
128
86

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON -------------------------------- VŨ THỊ NGỌC THẾ GIỚI NHÂN VẬT HỌC TRÒ TRONG TÁC PHẨM LÁ NẰM TRONG LÁ CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC THIẾU NHI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ NHÀN HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục Mầm non trong quá trình làm khóa luận này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô giáo, Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhàn – người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi có thể hoàn thành khóa luận. Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận, dù đã rất cố gắng song do thời gian và năng lực có hạn nên khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế, tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Sinh viên Vũ Thị Ngọc LỜI CAM ĐOAN Đề tài khóa luận: “Thế giới nhân vật học trò trong tác phẩm Lá nằm trong lá của Nguyễn Nhật Ánh” được tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô giáo, Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhàn. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, kết quả thu được trong đề tài là hoàn toàn trung thực và không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Sinh viên Vũ Thị Ngọc MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6 7. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 7 8. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 7 NỘI DUNG ....................................................................................................... 8 Chương 1. NHỮNG HOÀN CẢNH VÀ ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH NHÂN VẬT HỌC TRÒ TRONG TÁC PHẨM “LÁ NẰM TRONG LÁ” .................... 8 1.1. Khái niệm nhân vật .................................................................................... 8 1.2. Thống kê nhân vật học trò trong tác phẩm Lá nằm trong lá ................... 10 1.2.1. Bảng thống kê nhân vật học trò ............................................................ 10 1.2.2. Nhận xét về thế giới nhân vật................................................................ 11 1.3. Nhân vật học trò - những hoàn cảnh khác nhau ......................................... 12 1.4. Nhân vật học trò - những đặc điểm tính cách .......................................... 17 1.4.1. Nhân vật học trò - những tính cách đa dạng ........................................ 17 1.4.2. Nhân vật học trò – những rung động đầu đời....................................... 24 1.4.3. Nhân vật học trò – những mộng mơ hoài bão ...................................... 30 Tiểu kết chương 1: .......................................................................................... 34 Chương 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT HỌC TRÒ TRONG TÁC PHẨM LÁ NẰM TRONG LÁ ................................................................. 35 2.1. Cách đặt tên nhân vật ............................................................................... 35 2.2. Nghệ thuật sắp xếp, gắn kết thế giới nhân vật trong các mối quan hệ .... 37 2.2.1. Nhân vật học trò trong quan hệ gia đình .............................................. 37 2.2.2. Nhân vật học trò trong quan hệ trường lớp .......................................... 39 2.3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật .................................................................... 40 2.3.1. Miêu tả ngoại hình ................................................................................ 40 2.3.2. Miêu tả hành động ................................................................................ 43 2.3.3. Miêu tả nội tâm ..................................................................................... 45 2.4. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ .................................................................. 46 2.4.1. Ngôn ngữ người kể chuyện.................................................................... 46 2.4.2. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................................ 49 2.4.2.1. Ngôn ngữ đối thoại………………………………………………….49 2.4.2.2. Ngôn ngữ độc thoại…………………………………………………51 Tiểu kết chương 2: .......................................................................................... 53 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 56 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học thiếu nhi cũng như văn học nói chung, là một loại hình nghệ thuật độc đáo. Đó là nghệ thuật ngôn từ, đóng vai trò quan trọng, góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Đến với văn học, trẻ được sống trong thế giới hấp dẫn, mới lạ với những cảm xúc tình cảm trong sáng hồn nhiên. Văn học không những góp phần mở rộng kiến thức cho trẻ về thế giới, về môi trường xung quanh mà còn góp phần làm giàu tâm hồn, hướng trẻ đến những tình cảm đạo đức tốt đẹp theo cách riêng của nghệ thuật văn chương. Tiếp xúc sớm với văn học, trẻ thơ sẽ học được nhiều điều tốt đẹp trong cách ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với vạn vật xung quanh. Từ đó, trẻ có thái độ đúng đắn với cái tốt, cái xấu, biết những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Văn học giáo dục cho trẻ em tình cảm tốt đẹp về gia đình, về thầy cô, về bạn bè và những người xung quanh. Thực chất, văn học góp phần giáo dục các em trở thành những con người chân chính có ích cho cuộc sống, cho xã hội. 1.2. Trong nền văn học Việt Nam, mảng văn học viết cho lứa tuổi học trò chiếm một vị trí không nhỏ và đạt được những thành tựu đáng kể. Nó góp phần làm phong phú thêm cho nền văn học dân tộc. Vì vậy, việc nghiên cứu mảng đề tài này là hữu ích và cần thiết. Tuổi học trò là lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng. Những trải nghiệm đầu đời cùng bao kỉ niệm của lứa tuổi này đã trở thành đề tài quen thuộc đối với người cầm bút. Nguyễn Nhật Ánh là một trong những nhà văn viết cho lứa tuổi học trò được bạn đọc yêu thích nhất trong mấy thập kỷ gần đây. Mỗi tác phẩm của ông khi ra đời đều tạo nên những cơn sốt đối với độc giả và lứa tuổi học trò. Lựa chọn đề tài “Thế giới nhân vật học trò trong tác phẩm Lá nằm 1 trong lá của Nguyễn Nhật Ánh”, người viết muốn tìm hiểu để thấy rõ hơn những tình cảm mà nhà văn dành riêng cho lứa tuổi này, cũng như tài năng của nhà văn. 1.3. Tác phẩm Lá nằm trong lá là truyện dài, viết về lứa tuổi học trò. Cuốn sách tái hiện những cung bậc tình cảm khá phong phú của lứa tuổi học sinh trong quan hệ tình bạn, tình thầy trò. Đây là cuốn sách nhẹ nhàng dành cho những ai đã và đang đi qua lứa tuổi học trò đáng yêu. Nguyễn Nhật Ánh đã tái hiện trong tác phẩm những hình ảnh chân thật, gần gũi, những tình cảm đáng yêu của lứa tuổi ngồi trên ghế nhà trường. Người đọc thấy được một thế giới tinh thần đầy màu sắc, thấy được tâm lý của tuổi mới lớn, những bài học đầu đời đầy ý nghĩa. Bên cạnh đó, độc giả còn tìm thấy được những giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Nam, yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên về những vùng quê yên bình. Nhà văn đã thổi vào nền văn học thiếu nhi Việt Nam một luồng gió mới vừa đáng yêu, lành mạnh, song cũng rất tinh nghịch, góp phần đẩy lùi những cám dỗ của cuộc sống thế giới bên ngoài thời đương đại. 1.4. Lâu nay, việc nghiên cứu tác phẩm Lá nằm trong lá, chưa được quan tâm nhiều. Vì vậy, tìm hiểu tác phẩm sẽ giúp tác giả khóa luận có hiểu biết sâu hơn về tâm lý lứa tuổi học trò, thấy được cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Ngoài ra, khi tìm hiểu tác phẩm sẽ giúp người viết có thêm vốn kiến thức văn học. Điều đó hữu ích cho một giáo viên mầm non tương lai. Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thế giới nhân vật học trò trong tác phẩm Lá nằm trong lá của Nguyễn Nhật Ánh” để làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp đại học của mình. 2. Lịch sử vấn đề Từ lâu, cái tên Nguyễn Nhật Ánh đã trở nên quen thuộc với bạn đọc ở những lứa tuổi khác nhau, nhất là tuổi thiếu niên nhi đồng. Nguyễn Nhật Ánh là cây bút viết văn, viết truyện tài năng. Trong nhiều năm qua, số lượng các 2 bài viết, các công trình nghiên cứu về con người và sự nghiệp của Nguyễn Nhật Ánh đã được giới mến mộ quan tâm. Hầu hết, các bài viết và các công trình nghiên cứu về ông là của các tác giả có tên tuổi, có uy tín trong giới nghiên cứu. Những năm gần đây đã có khá nhiều các ý kiến nhận xét, đánh giá về những sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh. Trong khuôn khổ khóa luận, chúng tôi xin điểm một số công trình tiêu biểu và những ý kiến liên quan đến thế giới nhân vật trẻ thơ trong tác phẩm của nhà văn, hẹp hơn là những ý kiến liên quan đến tác phẩm Lá nằm trong lá. Tác giả Yến Nhi [Trên trang web https//diêndan.hocmai.vn] trong bài Đánh giá tác phẩm Lá nằm trong lá của Nguyễn Nhật Ánh, 2013] có viết: “Mở cuốn sách mới của tác giả Nguyễn Nhật Ánh, bạn sẽ gặp những cái tên quen thuộc của những người nổi tiếng ngay trang 5, trang trọng đề tặng “các bạn văn hữu”: nhà thơ Bùi Chí Vinh, Phạm Sỹ Sáu, Lê Minh Quốc, nhà văn Nguyễn Đông Thức, nhà phê bình Huỳnh Như Phương, nhà báo Nguyễn Công Khế, Kim Hạnh,… Tuổi niên thiếu của “những thằng quỷ nhỏ” trong truyện có gắn gì với họ không, có phải là họ không, chỉ họ và tác giả mới biết, nhưng bạn đọc thì có thể tưởng tượng ra một nhóm “thằng” thân thiết, bắt đầu lớn, biết thinh thích con gái và ngập mộng văn chương.” Theo Độc Cô Hề [Trên trang web https://gacsach.com] bài dự thi Viết cảm nhận – số 1/2014: “Tuổi học trò qua trang sách” đã viết những suy nghĩ của mình về tác phẩm Lá nằm trong lá như sau: “Tôi nghĩ, Nguyễn Nhật Ánh quả thật rất thành công. Tình cảm tuổi mới lớn trong truyện của ông không phải là một viên kẹo ngọt ngào hay một dòng suối mát lành, mà là lửa nhiệt huyết của tuổi trẻ. Cô bé Thỏ Con cắt trụi mái tóc của mình gửi cho người yêu làm kỉ niệm trước khi đi xa, cậu bé bần hàn ở nhờ trong nhà cô công chúa kiêu kì nhẫn nhịn và thầm lặng. Có lẽ khi trưởng thành nhớ lại những chuyện 3 đó, bọn họ sẽ thấy buồn cười, nhưng không thể không thừa nhận mối tình đầu thơ ngây đó làm cho cuộc sống của họ đầy đủ hơn, là nấc thang để họ hiểu được tình yêu và đuổi theo hạnh phúc. Yêu, là phải cháy hết mình, cho dù bị đốt chỉ còn là một nắm tro tàn bay đi theo gió, nhưng rồi nắm tro tàn ấy sẽ vun đắp cho những điều tốt đẹp khác sinh sôi rực rỡ. Tình yêu tuổi học trò luôn ngọt ngào, tôi nhận ra được điều này qua ngòi bút Nguyễn Nhật Ánh. Cho dù có đau khổ, rơi lệ, cũng vẫn ngọt ngào. Bởi tình cảm của họ không nhiễm tạp chất, tinh thuần như trang giấy trắng”. Nhà nghiên cứu Lã Thị Bắc Lý trong sách Văn học thiếu nhi Việt Nam thời kỳ hội nhập (2016), đã có những nhận xét về ngòi bút Nguyễn Nhật Ánh, khi viết về lứa tuổi học trò, tác giả chỉ ra cách tiếp cận thế giới học trò của nhà văn, những thành công, nét tinh tế khi nhà văn thể hiện các mối quan hệ trường lớp của họ. Nhà nghiên cứu nhận xét: “Nếu như viết cho tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh quan tâm tới những rung động đầu đời, những nét tâm lí thật nhạy cảm và tinh tế, thì khi viết cho tuổi học trò, anh khai thác chủ yếu là những chuyện trường lớp, bài vở, những mối quan hệ thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh. Từ điểm nhìn khách quan, tác giả đứng ở vị trí trung gian giữa câu chuyện và người đọc để miêu tả, ghi chép những biến cố của cuộc sống thật nhanh nhạy. Anh tiếp cận thế giới trẻ thơ cập nhật như người đi thu thập và biên tập tin tức một cách cần mẫn. Trong tác phẩm của anh đầy ắp những thông tin sự kiện của đời sống hiện đại” [8, tr.115]. Tác giả Thụy Anh [Trên trang web báo tuổi trẻ online tuổi trẻ.vn, thứ 2 ngày 17.10.2016] đã có những nhận xét về nhân vật học trò cũng như một số đặc điểm nghệ thuật được thể hiện trong tác phẩm Lá nằm trong lá. Tác giả Thụy Anh đề cập đến phong cách quen thuộc của nhà văn viết về chuyện tình yêu tuổi mới lớn, nhận xét về giọng điệu kể chuyện, về cốt truyện, tình tiết truyện hấp dẫn. Tác giả nhận xét như sau: “Nguyễn Nhật Ánh vẫn thế, với Lá 4 nằm trong lá: Lá nằm trong lá /Tay nằm trong tay... Đó là câu thơ trích từ bài thơ tình của một đứa trẻ đang lớn, anh chàng thi sĩ nhí có cái bút danh rất kêu: Cỏ Phong Sương – thành viên bút nhóm Mặt Trời Khuya, nhân vật của Lá nằm trong lá – tác phẩm mới nhất của Nguyễn Nhật Ánh. Vẫn những câu chuyện dễ thương viết cho tuổi học trò, những mối tình non, những tấm lòng nồng nhiệt thật thà, và vẫn được kể bằng một giọng văn điềm tĩnh không vội vã, không chạy theo... tốc độ của cuộc sống thời @, lại vẫn luôn luôn khiến mình hình dung ra miệng cười dí dỏm của người viết, giọng cười hi hi ha ha của người đọc... để thấy rằng cuộc đời này vẫn có sự hòa hợp giữa người lớn và con trẻ! Vẫn thế! Nhưng không thể không đọc từ đầu đến cuối. Viết về Lá nằm trong lá, tôi nghĩ có thể gói gọn trong vài câu như vậy. Còn cốt truyện, tình tiết... có cần phải kể lể không khi mà mỗi một cuốn sách của nhà văn đều có một cuộc sống riêng và người đọc nhỏ tuổi không cần nghe kể tóm tắt mà cần được mở trang sách ra, bắt đầu gặp gỡ với những nhân vật của mình? Chỉ bấy giờ, họ - người đọc và nhân vật, bắt đầu sống, nghĩ, nói, cười, đau khổ, nhớ thương, giận hờn... cùng nhau.” Như vậy, qua tìm hiểu một số bài viết, những ý kiến lời nhận xét đánh giá của các tác giả, nhà nghiên cứu đã chỉ ra những đóng góp cũng như sự thành công không thể phủ nhận của Nguyễn Nhật Ánh khi nhà văn viết về đề tài lứa tuổi học trò. Những nhận xét về thế giới nhân vật học trò trong Lá nằm trong lá đã nêu ra một số đặc điểm của nhân vật học trò trong tác phẩm, nhấn mạnh thế giới tình bạn và những rung động đầu đời của các em, một số đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm: cốt truyện, nghệ thuật kể và khắc họa nhân vật. Đó là những ý kiến quý báu, giúp chúng tôi tiếp tục tìm hiểu tác phẩm Lá nằm trong lá và nhân vật học trò trong thiên truyện. Dựa trên cơ sở kế thừa những ý kiến của người đi trước, khóa luận của chúng tôi sẽ tìm hiểu “Thế giới nhân vật học trò trong Lá nằm trong lá của Nguyễn Nhật Ánh” một cách chuyên biệt, sâu sắc, đầy đủ hơn. 5 3. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu đề tài giúp tác giả khóa luận hiểu sâu hơn về truyện Nguyễn Nhật Ánh viết cho lứa tuổi học trò nói chung. Đặc biệt hiểu rõ hơn thế giới nhân vật học trò trong tác phẩm Lá nằm trong lá. - Khóa luận tìm hiểu, chỉ ra đặc điểm tính cách của thế giới nhân vật học trò trong tác phẩm Lá nằm trong lá, và những đặc điểm nghệ thuật. Xây dựng thế giới nhân vật học trò trong tác phẩm khảo sát. - Tác phẩm đem lại những tình cảm cao đẹp về tình bạn, tình thầy trò, góp phần giáo dục các em học sinh. - Thông qua khóa luận này, người viết bồi dưỡng năng lực văn học cho bản thân. Điều đó hữu ích cho công việc người giáo viên sau này. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu đặc điểm thế giới nhân vật học trò trong tác phẩm Lá nằm trong lá - Tìm hiểu nghệ thuật khắc họa thế giới nhân vật học trò trong tác phẩm Lá nằm trong lá 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu - Khóa luận tập trung vào việc tìm hiểu thế giới nhân vật học trò trong tác phẩm Lá nằm trong lá của Nguyễn Nhật Ánh 5.2. Phạm vi tư liệu nghiên cứu - Truyện dài Lá nằm trong lá, Nhà xuất bản Trẻ, 2011 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp phân tích tác phẩm theo thể loại - Phương pháp so sánh - Phương pháp bình giảng - Phương pháp miêu tả 6 7. Giả thuyết khoa học - Chỉ ra đặc điểm tính cách thế giới nhân vật học trò và nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật đó trong tác phẩm Lá nằm trong lá một cách sâu sắc toàn diện, khẳng định tài năng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. - Việc phát hiện ra những nét đặc sắc về thế giới nhân vật học trò trong Lá nằm trong lá sẽ giúp tác giả khóa luận nâng cao năng lực văn học của bản thân. - Giúp ích cho người giáo viên mầm non tương lai khi đứng lớp. Đặc biệt là dạy tốt hơn phân môn giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học. 8. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Nội dung khóa luận gồm hai chương: Chƣơng 1: Những hoàn cảnh và đặc điểm tính cách nhân vật học trò trong tác phẩm Lá nằm trong lá Chƣơng 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật học trò trong tác phẩm Lá nằm trong lá 7 NỘI DUNG Chƣơng 1 NHỮNG HOÀN CẢNH VÀ ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH NHÂN VẬT HỌC TRÒ TRONG TÁC PHẨM “LÁ NẰM TRONG LÁ” 1.1. Khái niệm nhân vật Văn học là một loại hình nghệ thuật, phản ánh đời sống bằng hình tượng. Trong tác phẩm văn học, nhân vật đóng vai trò hết sức quan trọng và là thành phần không thể thiếu để cấu thành tác phẩm. Do đó, nhân vật là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực. Nhân vật chính là những người đầu tiên dắt người đọc vào một thế giới riêng. Nhân vật là một trong những phương diện quan trọng bậc nhất của tác phẩm văn học, nghiên cứu văn chương từ góc độ này sẽ làm sáng tỏ nhiều điều về thể loại, trào lưu, quan niệm văn học, phong cách sáng tạo… Bởi xét đến cùng, văn học không thể thiếu vắng nhân vật. Nhân vật là phương tiện cơ bản giúp người nghệ sĩ miêu tả đời sống con người. Thông qua những hiện tượng nghệ thuật, văn học ở bất kì thời đại nào, trong bất kì thể loại nào cũng đều phản ánh mối quan hệ rất mật thiết của nó đối với đời sống và nhằm tái hiện cuộc sống. Văn học phải mượn tới nhân vật để mô hình hóa thực tại. Như thế, việc chiếm lĩnh các mặt giá trị các tác phẩm sẽ khó có thể thực hiện được nếu không tìm hiểu phương diện nhân vật - thành quả nghệ thuật quan trọng trong sáng tác của mỗi nhà văn. Thế giới nhân vật được tổ chức tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật. Trong đó, mỗi nhân vật là một yếu tố của chỉnh thể. Mỗi thế giới nhân vật được quy định bởi cách tổ chức, sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật, sự sáng tạo của nhà văn, làm sao cho các nhân vật trong tác phẩm liên kết tác động lẫn nhau, soi sáng nhau để cùng phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng tác giả và điều mà nhà văn muốn gửi tới bạn đọc. Xét về 8 phía độc giả, thế giới nhân vật là sự cảm nhận của người đọc về hình tượng nhân vật trong tác phẩm từ hình dáng hành động đến nội tâm; các loại quan hệ chằng chịt của chúng. Từ đó rút ra được những hiểu biết, ý nghĩa của tác phẩm về nhiều phương diện theo tiêu chuẩn cái đẹp nghệ thuật trong sự vận động không ngừng của đời sống. Tính cách nhân vật mang vai trò hết sức quan trọng đối với cả nội dung và hình thức tác phẩm văn học. Về nội dung, nhân vật mang tính cách của nó là công cụ, là phương tiện để nhà văn thể hiện tư tưởng của tác phẩm, tức là thông qua hành động và mối quan hệ giữa các tính cách, người đọc sẽ có khái quát đầu tiên về tư tưởng. Về hình thức, nhân vật cùng tính cách của nó sẽ quyết định phần lớn các yếu tố như kết cấu, ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật có trong tác phẩm. Có thể khẳng định, nhân vật là yếu tố không thể thiếu góp phần tạo nên sự hấp dẫn và sức sống lâu bền cho tác phẩm, đồng thời bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Văn học phản ánh hiện thực qua hình tượng với tác phẩm tự sự, hình tượng chính là nhân vật, sự kiện. Vậy nhân vật là gì? Vai trò của nó ra sao? Có nhiều tác giả đã đưa ra các khái niệm khác nhau về nhân vật. Theo Lại Nguyên Ân [3, tr.249]: “Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại, toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học là phương thức nghệ thuật nhằm khai thác hết những nét thuộc tính con người, nhân vật có ý nghĩa trước hết ở loại hình văn học tự sự và kịch. Các thành tố tạo nên nhân vật gồm: hạt nhân tinh thần của cá nhân, tư tưởng, lợi ích đời sống, tính xúc cảm, ý chí và các ý thức hành động. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ không thể bị đồng nhất với con người thực, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét gần gũi với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm trọng tâm để 9 xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, một trường phái hay phong cách”. Từ điển thuật ngữ văn học của nhiều tác giả quan niệm: Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng như (Tám, Cám, chị Dậu, anh Pha…) cũng có thể không có tên riêng như “thằng bán tơ”, “ một mụ nào” trong Truyện Kiều. Từ một số ý kiến trên, tác giả khóa luận hiểu về khái niệm nhân vật như sau: Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật được tác giả xây dựng trong tác phẩm. Nhân vật văn học có thể là con người, có thể không phải là con người mà là thế giới loài vật, thần tiên, ma quỷ… nhưng được nhà văn khắc họa như phương thức nghệ thuật để khám phá cuộc sống, giúp nhà văn bộc lộ ý tưởng nghệ thuật. Cách hiểu về nhân vật như trên giúp người viết triển khai đề tài. 1.2. Thống kê nhân vật học trò trong tác phẩm Lá nằm trong lá 1.2.1. Bảng thống kê nhân vật học trò STT 1 Tên nhân vật học trò Nhân vật tôi Môi trường sống của nhân vật Là học sinh, nhà ở thị trấn. (Cỏ Phong Sương) 2 Nhân vật Thọ Là học sinh, nhà ở Hương An, (Lãnh Nguyệt Hàn) 3 Nhân vật Sơn Là học sinh, nhà ở thị trấn. (Hận Thế Nhân) 4 Nhân vật Hòa Là học sinh, nhà ở tuốt Chợ Được. (Trầm Mặc Tử) 5 Nhân vật Lợi Là học sinh, ở miệt ngoài (Liễu Trì) (Mã Phú) 6 Thỏ Con Là học sinh, nhà ở thị trấn 10 (Nguyễn Thị Giàu) 7 Hạt Dưa Là học sinh, (Lan Sún) 8 Cúc Tần Là học sinh, nhà ở cuối rặng tre, ngay ngã ba. 9 Xí Muội Là học sinh, nhà ở trên Vinh Huy 10 Nguyệt Là học sinh, nhà ở Vinh Huy 11 Duyên Là học sinh, nhà ở Liễu Trì 1.2.2. Nhận xét về thế giới nhân vật Số lượng các nhân vật trong truyện chủ yếu là các nhân vật học trò. Trong đó tác giả chia làm hai nhóm nhân vật, nhân vật là các thi sĩ trong bút nhóm Mặt Trời khuya. Đó là nhân vật “Tôi”, Thọ, Sơn, Hòa, và nhóm nhân vật thứ hai là các nàng thơ, đấy là những bạn học sinh nữ là bạn thân của nhóm thi sĩ: Thỏ Con, Cúc Tần, Xí Muội, Hạt Dưa. Ngoài ra còn có các nhân vật cũng là học trò nhưng không nằm trong bút nhóm Mặt trời khuya: Nguyệt và Duyên. Số lượng các nhân vật không quá nhiều nhưng qua đó tác giả đã cho bạn đọc thấy khá rõ thế giới nhân vật học trò ra sao. Hoàn cảnh sống của các nhân vật trong Lá nằm trong lá được Nguyễn Nhật Ánh khắc họa thật chân thực và sống động. Có những học trò có hoàn cảnh sống rất khá giả như nhân vật “Tôi”, Thọ, Xí Muội. Nhưng có những học trò lại có cuộc sống nghèo khổ phải chịu lam lũ, mồ côi cả cha lẫn mẹ như nhân vật Lợi; có hoàn cảnh sống đáng thương khi thiếu đi tình yêu thương của người mẹ từ nhỏ như cô bé Duyên. Mỗi nhân vật một số phận, một hoàn cảnh sống khác nhau nhưng tất cả đều là những cô cậu học trò hồn nhiên và ngây thơ, đều biết vươn lên trước những khó khăn thử thách, có ý chí phấn đấu để thực hiện ước mơ hoài bão. 11 Bên cạnh số lượng và hoàn cảnh sống, thế giới nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh còn được đề cập đến đặc điểm tính cách. Mỗi một nhân vật là một tính cách khác nhau không ai giống ai. Có những nhân vật rất hiền lành như Sơn, Lợi; có những nhân vật rất nhanh nhẹn mưu trí như Thọ; nhân vật thích được khen như nhân vật “Tôi”. Ngoài ra, một số nhân vật còn thể hiện tính cách “đanh đá” xong cũng đôi chút đáng yêu như các nàng thơ. Chỉ qua một vài nét phác họa tác giả đã xây dựng nên một thế giới nhân vật học trò vô cùng đa dạng. Không chỉ phong phú về số lượng, về hoàn cảnh sống mà còn phong phú cả về tính cách. Tất cả đã được Nguyễn Nhật Ánh tái hiện qua tác phẩm Lá nằm trong lá. 1.3. Nhân vật học trò - những hoàn cảnh khác nhau Nhân vật học trò trong tác phẩm Lá nằm trong lá có những hoàn cảnh sống khác nhau. Hoàn cảnh trực tiếp tác động đến cuộc sống các em chính là hoàn cảnh gia đình. Tác phẩm Lá nằm trong lá là một trong những tác phẩm rất thành công của Nguyễn Nhật Ánh khi viết cho tuổi mới lớn. Cùng với những tình tiết mà tác giả viết cho thiếu nhi về đề tài học trò, Lá nằm trong lá đã để lại cho văn học thiếu nhi một thiên sự chân thực và cảm động. Trước khi có tác phẩm Lá nằm trong lá, Nguyễn Nhật Ánh đã viết không ít truyện dành cho thiếu nhi như các truyện Tôi là Bê tô (2007), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (2008), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010)… Truyện của Nguyễn Nhật Ánh bao giờ cũng đậm tính giáo dục, đôi khi pha chút dí dỏm, hài hước. Tác giả đưa các em vào một hành trình khám phá, có không ít hồi hộp, gay cấn, kịch tính. Xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, nhưng những học trò luôn đoàn kết và chơi thân với nhau, không phân biệt giàu nghèo. Các cô cậu học trò qua bút pháp của Nguyễn Nhật Ánh là những học trò với những hoàn cảnh khác nhau. Có những học trò 12 xuất thân từ vùng quê, học trò là người thành phố, học trò mồ côi cha mẹ từ nhỏ… Tuy chỉ đôi nét phác họa, vẫn nổi lên tính cách hồn nhiên ngây thơ và trung thực. Trong mọi hoàn cảnh khó khăn nhưng những học trò vẫn giữ được tinh thần và sự trong sáng của lứa tuổi mới lớn. Mỗi một học trò là một hoàn cảnh khác nhau nhưng những học trò đều cùng chung chí hướng là ước mơ trở thành một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Tác giả không đặt tên truyện là Lá đi trên lá mà lại đặt là Lá nằm trong lá, cho thấy rằng, đó là cách nói nhân hóa và dí dỏm của nhà văn. Ở mỗi trang sách, tác giả đã miêu tả từng hoàn cảnh sống, hoàn cảnh gia đình của mỗi học trò. Có những học trò xuất thân từ những gia đình khá giả nhưng phải sống xa nhà. Thọ là học trò có hoàn cảnh sống rất khá giả, nhà có một tiệm tạp lớn “Nhà thằng Thọ là tiệm tạp hóa lớn ở Hương An” [2, tr.12], tuy nhiên Thọ phải sống xa nhà và ở nhờ nhà ông chú để tiện cho việc đi học: “Phần lớn thời gian Thọ ở nhà ông chú, chủ tiệm bánh mì ở bến xe thị trấn, để đi học cho gần” [2, tr.12]. Nhân vật tôi nhà ở thị trấn, có xe honda và cũng được coi là gia đình có điều kiện. Vì thời đó để có một cái xe như thế là rất quý, mỗi lần lấy được xe của bố là các học trò lại rủ nhau đi chơi: “Nhưng hễ chớp được xe honda của bố, nếu không đi rừng đi suối, bọn tôi lại rủ nhau chạy lên chơi nhà Xí Muội” [2, tr.55]. Hoàn cảnh nhà Hòa xa trường nên thường viện cớ xin bố mẹ ở lại thị trấn để đi học cho gần: “Nhà thằng Hòa ở tuốt chợ dưới Chợ Được, ngày nào nó cũng đạp xe băng qua bãi cát trắng xóa và nóng hừng hực dài cả chục cây số để đến trường. Nó viện cớ nhà xa, thường xin ba mẹ ban đêm ở lại nhà tôi để sáng hôm sau đi học sớm” [2, tr.32]. Khác với những hoàn cảnh của các chàng thi sĩ, thì hoàn cảnh của nàng thơ Xí Muội cũng không kém phần và cũng được coi là một trong những gia đình khá giả ở vùng quê: “Điều hấp dẫn bốn chàng thi sĩ chính là khu vườn nhà Xí Muội. Vườn nhà nó rộng mênh mông, lại lắm cây ăn trái…Cách ao cá 13 một quãng, kế hàng rào là vạt mía dày với những thân mía chen chúc trông như những cô gái mảnh khảnh đứng túm tụm thi nhau xõa tóc” [2, tr.55]. Trước hoàn cảnh gia đình của Xí Muội khiến nhân vật tôi phải đưa ra nhận xét: “So với các ngôi nhà chật chội trong thị trấn, nhà Xí Muội là một vương quốc quyến rũ đối với bọn tôi” [2, tr.55]. Trong truyện Lá nằm trong lá, Nguyễn Nhật Ánh xây dựng nhân vật học trò Lợi với hoàn cảnh đặc biệt. Lợi là một cậu học trò nghèo khổ nhưng tài năng, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Lợi có hoàn cảnh khó khăn và chịu nhiều vất vả nhất. So với những đứa bạn cùng trang lứa như nhân vật “Tôi”, Thọ, Hòa, Xí Muội… thì Lợi thiếu đi tình yêu thương của cha mẹ. Lợi mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Ba anh em Lợi mất cha mẹ, chúng đều bơ vơ. Mỗi đứa đều đi ăn nhờ ở đậu nhà người. Riêng Lợi được một người bạn của cha mẹ nó đem về nuôi. Ngay cả điều đó nó cũng không rõ và cứ ngỡ người nuôi mình là cậu họ: “Lợi ở miệt hoài, ba mẹ nó sống bằng nghề đào vàng trên núi, nửa đêm hầm bất ngờ bị sập ba mẹ nó bị chôn vùi trong đất đá cùng hàng chục người khác, đào bới mấy ngày mới moi được xác. Sau đêm ba anh em nó đột ngột mồ côi cha mẹ chẳng biết bấu víu vào đâu. Bà con thương tình cưu mang, bác nó đem đứa bé kề nó về bao bọc, đứa út được bà cô dắt về nhà. Riêng nó cả tuần lễ sau mới có ông cậu họ ở xa tới xin nó về nhận nuôi” [2, tr.43]. Không giống như bè bạn, Lợi còn phải làm lụng cực nhọc ngoài đồng. Ngoài việc chăn bò nó còn phải vớt bùn, đẩy xe, vét giếng. Chính vì những công việc đó mà nó không có thời gian vui chơi cùng bè bạn: “Cứ trống tan học vang lên là nó ôm cặp lủi tuốt”. [2, tr.140]. Lao động còn nguy hiểm đến cả tính mạng Lợi. Chính vì thế, nó đã bị gầu rơi vào chân khi đang ở dưới giếng. Tuổi thơ của Lợi thật cực nhọc vô cùng! Đối với hoàn cảnh của Duyên, so với Lợi có khá hơn vì nó còn cha, nhưng lại mồ côi mẹ từ nhỏ, nó phải sống lầm lũi cô đơn. 14 Hoàn cảnh sống của nàng thơ Cúc Tần lại luôn phải chịu sự quản lí khắt khe của người cha. Người cha của Cúc Tần sợ con mình sẽ vấp vào tình yêu học trò từ sớm nên đã theo sát khi Hòa và Cúc Tần có ý định “hẹn hò”. Sự quản lí chặt chẽ không phải vì ông khó tính mà ông lo lắng giữ gìn cho đứa con gái của mình. Khi Hòa đến nhà Cúc Tần bố của cô bạn đã “cấm cửa” không cho nó đi ra khỏi nhà: “Lần này, khi tín hiệu hắc ám của thằng Hòa vừa lọt vào mắt, ông liền đứng bật lên khỏi chiếc đòn kê chạy lại nắm tay con gái kéo sềnh sệch vào nhà trước khi nó kịp mon men lại chỗ hàng rào” [2, tr.97]. Hoàn cảnh của các học trò nơi đây đã được tác giả tái hiện khá cụ thể. Từ những học trò có cuộc sống sung túc cho đến những học trò có hoàn cảnh khó khăn. Nhưng, những học trò chưa bao giờ phân biệt đối xử, mà thay vào đó là sự cảm thông trước những hoàn cảnh của bạn. Họ cố gắng vươn lên phấn đấu và giúp đỡ bạn. Sự quan tâm đó được thể hiện qua việc lo lắng và buồn bã khi biết được hoàn cảnh của Lợi “So với nó, bọn tôi giống như những ông hoàng con, rảnh lúc nào là đi chơi rừng chơi suối… Đã mấy lần tôi tính mở miệng nói với Sơn về thằng Lợi, rằng thằng Lợi khổ quá mày há, rằng tội nó ghê mày há, đại loại những câu như vậy, nhưng cuối cùng tôi cố nén những lời thương cảm đó lại vì càng nói thì càng giống như tôi đang trố mắt nhìn vào số phận của thằng lợi mà như vậy thì thiệt là sót ruột” [2, tr.158]. Tác phẩm Lá nằm trong lá là tác phẩm nằm trong loạt các sáng tác mới nhất của nhà văn được viết theo phong cách dí dỏm, gắn kết những hồi ức tươi đẹp hồn nhiên của tuổi thơ với cuộc sống thực tế của người lớn. Nhân vật học trò thu hút được nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn. Nguyễn Nhật Ánh đã được đánh giá cao không chỉ bởi viết được nhiều, viết hay về văn học thiếu nhi, đả động tới những mảng đề tài còn ít và khó viết như đề tài trường học, việc học của trẻ em mà quan trọng hơn thông qua tất cả những trang viết 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan