Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế giới nghệ thuật tô hoài qua các tác phẩm viết cho thiếu nhi...

Tài liệu Thế giới nghệ thuật tô hoài qua các tác phẩm viết cho thiếu nhi

.PDF
115
337
144

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN VĂN ĐỊNH THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TÔ HOÀI QUA CÁC TÁC PHẨM VIẾT CHO THIẾU NHI Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thành Hưng HÀ NỘI, 2015 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn Thế giới nghệ thuật Tô Hoài qua các tác phẩm viết cho thiếu nhi, tôi đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ từ rất nhiều phía. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Thành Hưng – Khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội – người thầy đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, cũng như có những ý kiến đóng góp sâu sắc cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Để hoàn thành luận văn này, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – những người đã luôn ủng hộ, động viên tôi nỗ lực hoàn thiện đề tài nghiên cứu một cách tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Định LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Thành Hưng, chưa từng được công bố ở bất cứ tài liệu nào khác. Những nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các sách, báo, các trang web, khóa luận tốt nghiệp, luận văn và luận án đã được chú thích theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Định MỤC LỤC MỞ ĐẦU:……………………………………………………………….........1 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………….1 2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………...7 3. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………...7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………......7 5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………....8 6. Đóng góp của luận văn…………………………………………………....9 7. Cấu trúc luận văn……………………………………………………......10 NỘI DUNG:………………………………………………………………....11 CHƯƠNG 1. KHÁI LƯỢC VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT, VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI................11 1.1.Khái lược về thế giới nghệ thuật............................................................11 1.2.Văn học thiếu nhi.....................................................................................12 1.2.1. Quan niệm về thiếu nhi.......................................................................12 1.2.2. Đặc trưng lứa tuổi thiếu nhi................................................................13 1.2.3. Văn học viết cho thiếu nhi...................................................................14 1.2.3.1. Khái niệm văn học thiếu nhi..........................................................14 1.2.3.2. Truyện viết cho thiếu nhi...............................................................15 1.3. Hành trình sáng tác của Tô Hoài..........................................................17 1.3.1. Sơ lược về tiểu sử...............................................................................17 1.3.2. Những chặng đường sáng tác..............................................................18 1.3.2.1. Trước Cách mạng tháng Tám.........................................................18 1.3.2.2. Sau Cách mạng tháng Tám.............................................................20 1.3.2.3. Thời kỳ đổi mới...............................................................................21 1.3.3. Những sáng tác dành cho thiếu nhi......................................................22 CHƯƠNG 2. THẾ GIỚI CỦA TÂM HỒN TRẺ THƠ TRONG CÁC TÁC PHẨM VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI …………….......25 2.1. Một thế giới nhân vật cổ tích – ngụ ngôn thi vị...................................25 2.1.1. Các nhân vật từ thế giới tự nhiên.......................................................25 2.1.1.1. Nhân vật loài vật........................................................................25 2.1.1.2. Các hình tượng thiên nhiên........................................................29 2.1.2. Các nhân vật thiếu nhi.........................................................................35 2.1.2.1. Nhân vật thiếu nhi trong hồi ký..................................................35 2.1.2.2.Nhân vật thiếu nhi trong các truyện về quê hương đất nước.......38 2.1.3. Các nhân vật lịch sử............................................................................46 2.2. Những bức tranh quê thân thương, bình dị........................................ 50 2.2.1.Phong cảnh thiên nhiên.......................................................................50 2.2.2. Những bức tranh sinh hoạt nông thôn.................................................54 2.3. Những ước mơ tuổi thơ..........................................................................57 2.3.1. Khát vọng phiêu lưu,khám phá thế giới ............................................57 2.3.2.Ước mơ về cuộc sống hòa bình, hạnh phúc.........................................60 2.3.3.Mong ước về cuộc sống hài hòa cùng thế giới tự nhiên......................63 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TRONG CÁC TÁC PHẨM VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI.....................................66 3.1.Ngôn ngữ và giọng điệu truyện kể cho thiếu nhi..................................66 3.1.1. Ngôn ngữ mộc mạc, dễ hiểu, giàu biểu cảm......................................66 3.1.2. Ngôn ngữ gợi mở trí tưởng tượng.......................................................68 3.1.3.Giọng điệu cổ tích, ngụ ngôn................................................................71 3.1.3.1. Giọng điệu cổ tích........................................................................71 3.1.3.2. Giọng điệu ngụ ngôn.................................................................... 76 3.2. Người kể chuyện.....................................................................................79 3.2.1.Người kể chuyện cổ tích ở ngôi thứ ba - toàn tri................................79 3.2.2.Người kể chuyện ngôi thứ nhất...........................................................82 3.3. Những không gian tự sự đặc thù...........................................................83 3.3.1.Không gian làng quê...........................................................................84 3.3.2.Không gian tổ ấm gia đình..................................................................88 3.3.3.Những không gian thử thách...............................................................89 KẾT LUẬN:...................................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................96 PHỤ LỤC ....................................................................................................101 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong số các nhà văn hiện đại Việt Nam, Tô Hoài được xem như một nhà văn thân thuộc của nhiều thế hệ bạn đọc, nhất là bạn đọc nhỏ tuổi. Kể từ khi tác phẩm đầu tay ra đời cho tới lúc ngừng viết, ông đã có hơn 70 năm cầm bút. Nhà văn lão thành Tô Hoài có một vị trí đặc biệt trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Với khối lượng sáng tác đồ sộ gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký sự, phóng sự, bút ký, hồi ký…trong đó có rất nhiều tác phẩm đặc sắc, Tô Hoài xứng đáng được coi là cây bút văn xuôi lực lưỡng bậc nhất có nhiều đóng góp quan trọng vào tiến trình văn học nước nhà. Ông là nhà văn có bản lĩnh nghệ thuật vững vàng, nêu cao tấm gương lao động cần mẫn, bền bỉ và giàu sáng tạo. Trong các tác phẩm của Tô Hoài có một mảng sáng tác đặc biệt dành cho thiếu nhi. Ông là một trong số ít nhà văn chuyên nghiệp luôn quan tâm đến độc giả nhỏ tuổi và được coi là một trong những người có công đặt viên gạch đầu tiên cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại. Ông cũng là một trong những người sáng lập và giữ chức vụ Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng. Nhiều năm ông làm Chủ tịch Hội đồng văn học thiếu nhi và tham gia bồi dưỡng những cây bút viết cho trẻ em. Tô Hoài dành cho thiếu nhi từ những trang viết đầu tay của mình. Trong những sáng tác của ông chứa đựng những tư tưởng, khát vọng về lối sống cao đẹp, về lòng yêu Tổ quốc và vạn vật bao la, về tình yêu thương những người nghèo khổ, bất hạnh; sự cảm phục những anh hùng trong chiến đấu. Từ những câu chuyện nhỏ hàng ngày đến những cốt truyện khai thác từ truyện cổ tích, truyền thuyết trong dân gian, từ truyện viết về những loài vật 2 gần gũi đáng yêu đến những loài cây cối xanh tươi…ông đều viết cho thiếu nhi với tất cả ý thức trách nhiệm, niềm say mê và tâm huyết của mình. Thông qua thế giới nhân vật mà mình kiến tạo, Tô Hoài đã giúp các em có nền tảng tốt đẹp để cảm nhận và thẩm thấu điều hay lẽ đẹp ở đời. Ông rất hiểu tư duy trẻ thơ, kể với chúng theo cách nghĩ của chúng, lý giải sự vật theo cách nghĩ của trẻ. Chính vì vậy các tác phẩm viết cho thiếu nhi của ông không rơi vào tình trạng dạy dỗ cho trẻ thơ những bài học luân lý cứng nhắc, không bắt chúng tập làm người lớn từ thuở còn bé thơ; mà với thế giới nghệ thuật của riêng mình ông đã khiến cho độc giả nhỏ tuổi vừa hồi hộp theo dõi vừa thích thú khám phá. Nhà văn Tô Hoài là người có nhiều tác phẩm viết dành cho thiếu nhi. Với một vốn sống phong phú và tài quan sát tinh tế, sắc sảo ông đã đưa thế giới loài vật, cỏ cây thiên nhiên và cả xã hội vào trang văn bằng tâm hồn và con mắt trẻ thơ. Những tác phẩm của ông không chỉ là niềm yêu thích của các em nhỏ, mà ngay những người lớn tuổi, những người đã làm cha làm mẹ cũng thích đọc những câu chuyện của ông. Các em đọc tác phẩm của Tô Hoài để hiểu thêm về điều hay lẽ phải ở đời, về giá trị cuộc sống. Người lớn đọc để được sống lại thời thơ ấu của chính mình, từ đó có cơ sở để hiểu và có thêm giải pháp để giáo dục con cái mình. Sáng tác của Tô Hoài nói chung và mảng viết cho thiếu nhi nói riêng đã được nhiều thế hệ bạn đọc biết đến. Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã quan tâm đặc biệt tới những sáng tác viết cho tuổi thơ của Tô Hoài và nhiều bài viết quan tâm đến sự nghiệp sáng tác của ông. Nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại (quyển IV, NXB Tân Dân, H.1944) đã viết: “Truyện của ông có tính chất nửa tâm lý, nửa triết lý, mà các vai lại là loài vật. Mới nghe tưởng như những truyện ngụ ngôn, nhưng thật không có tính cách ngụ ngôn chút nào: 3 ông không phải là một nhà luân lý, truyện của ông không để răn đời. Nó là những truyện tả chân về loài vật, về cuộc sống của loài vật, tuy bề ngoài có vẻ lặng lẽ, nhưng phần trong có lắm cái ồn ào, vui cũng có mà buồn cũng có” [52, tr.59]. Qua phân tích Quê người và O chuột, tác giả bài viết đã phát hiện ra “biệt tài về những cảnh nghèo nàn của dân quê” và khả năng miêu tả tinh tế thế giới loài vật. Trong cuốn sách Nhà văn Việt Nam 1945 – 1975 (NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, H .1975) Giáo sư Phan Cự Đệ đã nói về đặc điểm truyện đồng thoại của Tô Hoài như sau: “Trong các truyện đồng thoại (Con mèo lười, Chim chích vào rừng, Cá đi ăn thề), Tô Hoài đã phát huy nhân tố tưởng tượng, phần phong phú nhất trong tư duy các em nhỏ. Truyện đồng thoại của Tô Hoài cũng là sự kết hợp giữa khả năng quan sát loài vật rất tinh tế và một bút pháp miêu tả giàu chất trữ tình và giàu chất thơ. Thiên nhiên ở đây giàu màu sắc rực rỡ, âm thanh náo nức và luôn chuyển động rộn ràng, tươi vui, đúng như thị hiếu hàng ngày của tuổi thơ” [8, tr.94]. Nhà nghiên cứu Vân Thanh trong bài Tô Hoài với thiếu nhi (Tạp chí văn học số 5 năm 1980) đã đánh giá cao những thành công của Tô Hoài trong mảng sáng tác viết cho thiếu nhi với đề tài phong phú, thể loại đa dạng, nội dung phù hợp với lứa tuổi. Bài viết cũng phân tích bút pháp miêu tả sinh động, khả năng quan sát sắc sảo, yếu tố trữ tình thấm đẫm và nghệ thuật sử dụng ngôn từ sinh động, cụ thể, phù hợp với tâm lý thiếu nhi của nhà văn Tô Hoài. Trong cuốn Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới (NXB Khoa học xã hội, H.1982), tác giả Vân Thanh khẳng định: “Tô Hoài là một trong số ít nhà văn viết đều tay nhất cho thiếu nhi. Ông viết nhiều loại truyện, nhiều đề tài, nhiều lứa tuổi. Và điều quan trọng: có nhiều tác phẩm hay, được các em 4 ưa thích, làm đọng lại trong tâm trí và tình cảm các em những ấn tượng sâu” [65, tr.138]. Giáo sư Hà Minh Đức trong Lời giới thiệu Tuyển tập Tô Hoài (tập 1, NXB Văn học H.1987) nhận định: "Tô Hoài đến với tuổi thơ từ trang viết đầu tay của mình. Ở những tác phẩm viết cho thiếu nhi của ông chứa đựng nhiều tư tưởng đẹp và những chân trời rộng mở, lòng yêu cuộc sống và tạo vật bao la, tình yêu thương những người nghèo khổ và bất hạnh, sự cảm phục những tấm gương anh hùng trong chiến đấu…song những tư tưởng biểu hiện nhất quán qua các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài là lòng yêu thương và trân trọng con người. Điều đáng trân trọng ở đây là tình cảm sâu sắc đó đã được nhà văn mang vào trong từng con chữ. Tinh thần dân tộc từ tâm hồn nhà văn đi vào trong tác phẩm, trở nên ý nghĩa hơn, giá trị hơn khi thấm nhuần vào tâm hồn bé bỏng của các độc giả nhỏ tuổi". Hà Minh Đức còn đánh giá cao trách nhiệm cầm bút của Tô Hoài khi sáng tác dành cho các em: “Tô Hoài luôn có ý thức chọn lọc một hình thức biểu hiện thích hợp với đối tượng phản ánh. Ngay với truyện viết cho các em, ông cũng thể hiện đầy đủ trách nhiệm đó” [9, tr.139]. Hà Minh Đức cũng bộc lộ lòng mến phục đối với nhà văn có nhiều đóng góp cho văn học thiếu nhi nước nhà: “Ông cũng là nhà văn lớn của thiếu nhi. Ông đến với các em bằng tâm hồn người nghệ sỹ. Ông đem đến cho các em một niềm vui, một bài học nhỏ, một lời căn dặn. Với các em lúc nào ngòi bút ông cũng đầm ấm tươi trẻ. Thời gian không mệt mỏi, không hằn vết trên trang viết cho các em. Có biết bao câu chuyện bổ ích và đẹp trong cuộc đời sẽ còn dành cho tuổi thơ, ông còn là người kể chuyện hứng thú và sáng tạo” [9, tr.140] Trần Hữu Tá trong cuốn Văn học Việt Nam 1945 – 1975, tập 2 (NXB Giáo dục, 1990) cũng nói rõ ưu điểm của nhà văn: “Ở những truyện thiếu nhi 5 thành công nhất, ông đã kích thích trí tưởng tượng, lòng ham muốn vươn tới cái đẹp, cái thiện cho trẻ nhỏ, bồi dưỡng cho các em lòng yêu văn chương, học được cách miêu tả, kể chuyện tự nhiên, duyên dáng và một vốn ngôn ngữ phong phú” [61,tr.157]. Như vậy để trở thành nhà văn quen thuộc của các em, nghĩa là ngòi bút nhà văn “Tô Hoài có khả năng quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả sinh động. Người, vật, thiên nhiên, cảnh sinh hoạt…tất cả đều hiện lên lung linh, sống động, nổi rõ cái thần của đối tượng và thường bàng bạc một chất thơ” [61,tr.158]. Vũ Quần Phương – Trong bài "Tô Hoài văn và đời", (Tạp chí văn học số 8 năm 1994) nhận xét về loại truyện tích xưa kể lại của Tô Hoài: “Trong văn xuôi, Tô Hoài có lối đi riêng. Ông nhảy qua các chuyện thời sự mà quay về xa xưa. Ông viết về An Tiêm, về Loa Thành, về quân cờ đen đánh Pháp. Nhiều huyền thoại lịch sử được ông viết lại thành chuyện cho nhi đồng. Đọc truyện ông, người ta được tắm tâm hồn mình vào không khí Việt Nam truyền thống. Ông là người lưu giữ được nhiều nét xưa, nhiều hương vị xưa mà không sa vào hoài cổ” [55, tr.162]. Nguyễn Đăng Điệp – Trong bài“Tô Hoài, người sinh ra để viết” (Tạp chí văn học số 9 năm 2004) đã có những nhận định hết sức sắc nét: “Có một lĩnh vực mà mỗi khi nhắc đến Tô Hoài ta không thể không nhắc đến là những truyện ông viết cho con trẻ. Thực ra, nếu chỉ cần nêu ra những tên sách về đề tài này, Tô Hoài đã đủ tồn tại với tư cách là một tác giả đáng nể. Ngoài Dế Mèn phiêu lưu ký, lứa tuổi thiếu nhi còn say mê với Chim chích lạc rừng, Đàn chim gáy, Con mèo lười, Chuyện ông Gióng, Đảo hoang… Yếu tố quan trọng nhất là Tô Hoài không giả giọng trẻ con để kể chuyện trẻ con như nhiều cây bút khác từng làm. Ông rất hiểu tư duy trẻ thơ, kể với chúng theo cách nghĩ của chúng, lý giải sự vật theo lô gic của trẻ. Hơn thế, với biệt tài miêu tả loài vật, Tô Hoài dựng lên một thế giới gần gũi với trẻ thơ. Khi cần, ông biết đem 6 vào chất du kí khiến cho độc giả nhỏ tuổi vừa hồi hộp theo dõi, vừa thích thú khám phá. Truyện thiếu nhi của Tô Hoài không rơi vào tình trạng dạy dỗ cho con trẻ những bài học luân lý cứng nhắc, không bắt chúng tập làm người lớn từ thuở còn bé thơ. Từng bước một, lũ trẻ sẽ hiểu dần được đời sống từ những bài học đường đời đầu tiên” [7, tr.162]. Các sáng tác viết cho lứa tuổi thiếu nhi của Tô Hoài đều thể hiện tính nhân văn sâu sắc và thế giới nghệ thuật rất riêng, rất đặc sắc. Cho tới nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sáng tác của Tô Hoài nói chung và mảng viết cho thiếu nhi của ông nói riêng. Có nhiều ý kiến nhận xét đánh giá khác về mảng sáng tác dành cho thiếu nhi của Tô Hoài cũng như một số luận văn, tiểu luận về đề tài này như: Truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài Nguyễn Thị Thu Hiền; Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài – Phạm Thị Thu Hà; Thế giới nghệ thuật trong các tác phẩm viết về loài vật dành cho thiếu nhi của Tô Hoài – Đinh Anh Dũng ; Ngôn ngữ nghệ thuật truyện viết về loài vật của Tô Hoài – Nguyễn Thị Phương Anh; Thế giới nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài (Qua một số sáng tác về đề tài lịch sử) – Vũ Thị Phương… Nhưng chưa có công trình nào chỉ ra thế giới nghệ thuật riêng của tác giả một cách đầy đủ ở mảng sáng tác quan trọng này. Đặc biệt đi sâu tìm hiểu để thấy rõ thế giới nghệ thuật qua các tác phẩm viết cho thiếu nhi của nhà văn thì còn chưa thật thấu đáo. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Thế giới nghệ thuật Tô Hoài qua các tác phẩm viết cho thiếu nhi với mong muốn tìm hiểu, khám phá nhiều hơn nữa mảng sáng tác quan trọng này của nhà văn. Với đề tài này chúng tôi cố gắng kế thừa những người đi trước, tìm hiểu những tài liệu liên quan nhằm khám phá rõ hơn thế giới nghệ thuật qua các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài – một thành công nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của ông. Qua đó không chỉ khẳng định một lần nữa nét đặc sắc và độc đáo của tài năng nghệ thuật Tô Hoài mà còn hi 7 vọng góp thêm tiếng nói vào việc nghiên cứu và giảng dạy văn học thiếu nhi nói chung và sáng tác viết cho thiếu nhi của Tô Hoài nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu Luận văn hướng tới mục đích tìm ra những đặc sắc trong thế giới nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài từ quan điểm lý luận và các thao tác phân tích về thế giới nghệ thuật. Để từ đó làm nổi bật một thế giới nghệ thuật rất riêng qua các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài trong dòng chảy của văn học thiếu nhi hiện đại Việt Nam. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi tiến hành khảo sát các tác phẩm tiêu biểu viết cho thiếu nhi của Tô Hoài từ khi ông tham gia viết văn. Đó là quá trình sáng tác của nhà văn từ năm 1941 (Dế Mèn Phiêu lưu ký, O chuột...) cho đến những truyện viết trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp – Mỹ (Con mèo lười, Đàn chim gáy, chim chích lạc rừng, Cá đi ăn thề, Nhà Chử, Đảo hoang...) đến cuốn Một trăm truyện cổ tích kể lại để chỉ ra nét độc đáo riêng trong thế giới nghệ thuật trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài so với các tác giả viết cho thiếu nhi cùng thời. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn sẽ hướng trọng tâm vào tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài qua các phương diện chủ yếu: Thế giới nhân vật, ý nghĩa nhân văn, khát vọng tuổi thơ và một số đặc trưng thi pháp trong quá trình sáng tác viết cho thiếu nhi của nhà văn Tô Hoài. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung khảo sát các sáng tác tiêu biểu viết cho thiếu nhi của Tô Hoài ở bốn loại sau: - Truyện viết về loài vật. - Truyện viết về quê hương đất nước. 8 - Hồi ký. - Truyện Tích xưa kể lại. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài luận văn này, chúng tôi tiến hành một số phương pháp chủ yếu sau: 5.1. Phương pháp so sánh - đối chiếu So sánh – đối chiếu là một phương pháp khá phổ biến trong nghiên cứu văn học. Trong đó, ta có thể so sánh một hiện tượng văn học với các hiện tượng cùng loại, nhưng cũng có thể so sánh với các hiện tượng đối lập để làm nổi bật bản chất của hiện tượng được đem ra so sánh. Việc so sánh như thế còn giúp ta xác định được vị trí của hiện tượng trong một hệ thống và đánh giá được ý nghĩa của nó trong hệ thống đó. Trong đề tài này, chúng tôi vận dụng phương pháp so sánh – đối chiếu để khu biệt những đặc điểm phong cách và thi pháp truyện kể thiếu nhi Tô Hoài qua mỗi tác phẩm và trong mối liên hệ với các sáng tác của các nhà văn khác cùng đề tài, cùng thời đại như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng, Võ Quảng, Phạm Hổ... 5.2. Phương pháp hệ thống Hệ thống là một tập hợp gồm nhiều yếu tố, nhiều đơn vị cùng loại, cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ chặt chẽ với nhau làm thành một thể thống nhất. Phương pháp hệ thống là phương pháp xác định vị trí, ý nghĩa của các yếu tố, các đơn vị cấu thành đối tượng trong các mối quan hệ bản chất của nó. Vận dụng phương pháp hệ thống vào lĩnh vực nghiên cứu văn học, chúng ta có thể xem một tác phẩm cụ thể, toàn bộ sự nghiệp sáng tác của một nhà văn, một đề tài, một thể loại, lớn hơn là một nền văn học, là những hệ thống hay những đơn vị của một hệ thống. 9 Vận dụng phương pháp hệ thống sẽ giúp chúng tôi nhìn nhận rõ hơn những đặc điểm xuyên suốt, nhất quán trong sáng tác Tô Hoài và những nét tương đồng của sáng tác Tô Hoài với các cây bút khác trong đề tài thiếu nhi. 5.3. Phương pháp tiểu sử Phương pháp tiểu sử là phương pháp dựa trên những kết quả khảo sát, phân tích, tìm ra mối liên hệ giữa cuộc đời nhà văn với sáng tạo của họ nhằm giải thích chính xác hơn những chi tiết nghệ thuật trong từng tác phẩm cụ thể cũng như toàn bộ sáng tác của nhà văn. Với việc sử dụng phương pháp tiểu sử, luận văn sẽ tập trung lý giải những yếu tố tự thuật trong truyện của Tô Hoài xuất phát từ các cứ liệu trong lý lịch, hoàn cảnh xuất thân và cuộc sống của cây bút miền sông Tô, đất Hoài này. 5.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp Đây là các thao tác tư duy có tính phương pháp quen thuộc trong nghiên cứu văn học. Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Còn tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ, sâu sắc và khái quát về đối tượng. Trong đề tài luận văn, chúng tôi vận dụng phương pháp này vừa đi sâu phân tích các dẫn chứng để làm rõ các khía cạnh về thế giới nghệ thuật trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài, vừa hệ thống, tổng hợp các kết quả để minh chứng cho các luận điểm của luận văn. 6. Đóng góp của luận văn Với công trình nghiên cứu Thế giới nghệ thuật Tô Hoài qua các tác phẩm viết cho thiếu nhi – Người viết hi vọng sẽ góp một cái nhìn mới về thế giới nghệ thuật qua các sáng tác viết cho thiếu nhi nói chung và cái nhìn tổng 10 thể, đầy đủ về thế giới nghệ thuật trong sáng tác dành cho thiếu nhi của Tô Hoài nói riêng. Từ kết quả nghiên cứu nói trên, luận văn góp phần vào việc giảng dạy tác phẩm của Tô Hoài trong nhà trường đạt hiệu quả cao hơn. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, ở đề tài này luận văn được triển khai với ba chương: Chương 1. Khái lược về thế giới nghệ thuật, văn học thiếu nhi và hành trình sáng tác của Tô Hoài Chương 2. Thế giới của tâm hồn trẻ thơ trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài Chương 3. Một số đặc điểm thi pháp trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài 11 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. KHÁI LƯỢC VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT, VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI 1.1. Khái lược về thế giới nghệ thuật Thế giới nghệ thuật là cụm từ đang được sử dụng nhiều trong cả đời sống và học thuật. Nó được dùng khi con người có nhu cầu diễn đạt ý niệm về cái chỉnh thể bên trong của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào lưu). Bêlinxki đã từng nhận xét: "Mọi sản phẩm nghệ thuật đều là một hệ thống riêng mà khi đi vào nó thì ta buộc phải sống theo các quy luật của nó, hít thở không khí của nó". Nhà văn Sedrin cũng đã từng nói: "Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu nhỏ, mỗi sản phẩm nghệ thuật là một thế giới khép kín trong bản thân nó". Đến nay, chúng ta có thể thấy có nhiều cách lý giải khác nhau về thế giới nghệ thuật. Trong cuốn Lý luận văn học (Trần Đình Sử chủ biên) có viết: Thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của con người trên cơ sở tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật. Nó có cấu trúc, có ý nghĩa riêng, chịu sự chi phối của của quan niệm nghệ thuật của tác giả. Trong thế giới ấy, có các nhân vật trong không gian và thời gian đa chiều, trong đó có sự vật và hiện tượng, có chi tiết, bộ phận gắn bó trong chỉnh thể. Như vậy thế giới nghệ thuật khác với thế giới tự nhiên hoặc thực tại xã hội. Nó chỉ mang tính chất ước lệ, là phương thức phản ánh thế giới thực tại mà thôi. Thế giới nghệ thuật có cấu trúc riêng, 12 có quy luật riêng, thể hiện đặc điểm con người, xã hội, đặc điểm không gian, thời gian theo quan niệm của tác giả. Thế giới nghệ thuật không chỉ là thế giới được miêu tả mà còn là thế giới của con người miêu tả, kể chuyện (hình tượng cái tôi, hình tượng người kể chuyện). Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học cũng nêu lên định nghĩa về thế giới nghệ thuật như sau: "Thế giới nghệ thuật chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lý của con người, mặc dù nó phản ánh thế giới ấy"[15,tr.302]. Như vậy có thể hiểu: Thế giới nghệ thuật là toàn bộ các phương diện nội dung và hình thức nằm trong chỉnh thể thẩm mĩ , được xây dựng bằng một hệ thống nguyên tắc tư tưởng – nghệ thuật, vừa bị chi phối bởi cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ; vừa bắt nguồn từ thế giới quan, đặc điểm văn hóa và cảm hứng thời đại ấy. Quan điểm trên về thế giới nghệ thuật cũng là cơ sở để chúng tôi đi vào khảo sát, tìm hiểu qua những sáng tác viết cho thiếu nhi của nhà văn Tô Hoài trong đề tài này. 1.2. Văn học thiếu nhi 1.2.1. Quan niệm về thiếu nhi Thiếu nhi là khái niệm chỉ "trẻ em thuộc lứa tuổi thiếu niên nhi đồng” [42,tr.994], đó là những em nhỏ đang ở lứa tuổi sống trong sự dìu dắt nâng niu của gia đình và xã hội. Lứa tuổi này còn có nhiều tên gọi khác nhau nữa như : các em, tuổi thơ, măng non, trẻ thơ, tuổi Kim Đồng...Trong những tên gọi trên, khái niệm thiếu nhi được sử dụng nhiều, được dùng nhiều lần trong giao tiếp hàng ngày, dùng rộng rãi trong các văn bản liên quan đến trẻ em và trong các sáng tác thơ văn dành cho lứa tuổi này. 13 Tìm hiểu về khái niệm thiếu nhi, có thể hiểu trẻ em theo nhiều cách khác nhau. Một đứa trẻ có nhiều đặc điểm không giống với người lớn như về cơ thể, tư tưởng, tình cảm...Vì sự khác biệt này mà có quan niệm cho rằng trẻ em là người lớn thu nhỏ, nghĩa là trẻ em chỉ khác người lớn về tầm cỡ kích thước. Tuy nhiên, từ thế kỷ XVIII nhà giáo dục lỗi lạc G.G.Rutxo đã đưa ra ý kiến: "Trẻ em có những cách nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận của riêng nó. Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, và người lớn không phải lúc nào cũng có thể thấu hiểu được nguyện vọng và tình cảm độc đáo của trẻ thơ". Cũng theo những nhà nghiên cứu tâm lý học thuộc trường phái duy vật biện chứng thì “Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại. Sự khác nhau giữa trẻ em và người lớn là sự khác nhau về chất. Trẻ em là trẻ em, nó vận động và phát triển theo quy luật của trẻ em. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, đứa trẻ đã là một con người, một thành viên của xã hội" [42, tr.19]. Như vậy có thể hiểu thiếu nhi là một thành viên xã hội, một con người có tâm hồn phong phú và tính cách đặc biệt. Lứa tuổi thiếu nhi suy nghĩ, tưởng tượng không giống như người lớn. Để thấu hiểu thế giới rộng lớn ngây thơ của các em, người lớn phải nhạy cảm và nắm bắt được ngôn ngữ đặc biệt. Như thế mới có dịp gần gũi và hòa nhập tâm lý lứa tuổi thiếu nhi. 1.2.2. Đặc trưng lứa tuổi thiếu nhi Thiếu nhi là lứa tuổi cần sự chở che, bao bọc của gia đình và xã hội. Lứa tuổi bé bỏng ngây thơ nên trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà tâm lý học, giáo dục học. Trong những năm 20 của thế kỷ XX, tác giả Đạm Phương đã có những nghiên cứu về tâm lý trẻ thơ. Trong cuốn sách Giáo dục nhi đồng, bà Đạm Phương cho rằng: “Thân thể và tâm hồn trẻ thơ có một tính chất tạm thời, chờ một sự phát triển, chờ một sự chuyển biến, một sự đào luyện. Thân thể trẻ em có sự mong manh, tạm thời giống như mầm non mới chớm nở, dễ héo tàn. Muốn gây dựng cái mầm non ấy cần phải săn sóc rất 14 công kĩ chuyên cần”[53, tr.24]. Như vậy, tác giả Đạm Phương đã đề cập đến sự mong manh non nớt của trẻ thơ. Đặc điểm của các em là không chỉ ngây thơ về trí tuệ mà còn bé bỏng về cơ thể. Điều dễ nhận thấy ở trẻ em là các em không thể sống tách rời người lớn, các em rất cần sự chăm sóc của gia đình và xã hội. Tâm hồn và thể chất của trẻ gắn bó với nhau chặt chẽ. Các em cần được nuôi dưỡng bằng những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất, đồng thời cũng cần được sưởi ấm tâm hồn bằng những lời ru, những câu chuyện bổ ích lý thú. “Nhờ có tâm hồn, thân thể mới hoạt động. Nhờ có tâm hồn, người mới suy nghĩ, cảm giác phân biệt, ham muốn, thương yêu và giận ghét. Thân thể ảnh hưởng đến tâm hồn mà tâm hồn cũng ảnh hưởng đến thân thể”[53,tr.25], tác giả Đạm Phương khẳng định. Tóm lại, thiếu nhi là lứa tuổi có những biểu hiện tâm lý rất nhạy cảm, là thời kỳ hình thành ở các em nhiều sở thích, tình cảm và suy nghĩ. Tác phẩm văn học thiếu nhi vì thế mà có tác động mạnh mẽ vào lứa tuổi các em. 1.2.3. Văn học viết cho thiếu nhi 1.2.3.1. Khái niệm văn học thiếu nhi Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi): “Văn học thiếu nhi gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho thiếu nhi. Tuy vậy khái niệm văn học thiếu nhi cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi” [15, tr.412]. Văn học thiếu nhi có nhiệm vụ chính yếu, đó là giáo dục trẻ em trở thành người tốt. Văn học thiếu nhi thông qua thế giới hình tượng hấp dẫn, giàu cảm xúc phải thực hiện chức năng giáo dục, nhiệm vụ ''tải đạo''. Nhưng dĩ nhiên ở đây không phải là những lời giáo huấn khô khan, giá lạnh, hoặc ngược lại, đây cũng không phải là những chuyện bạo lực, giật gân để làm cho
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan