Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế chấp quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật việt nam...

Tài liệu Thế chấp quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật việt nam

.PDF
94
8
85

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN ĐỨC TRUNG THẾ CHẤP QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2021 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN ĐỨC TRUNG THẾ CHẤP QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự Mã số: 8380101.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Thị Hải Yến Hà Nội - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN ĐỨC TRUNG i MỤC LỤC Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ................................................................................................ 6 1.1. Khái quát chung về thế chấp ...................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm thế chấp.................................................................................. 6 1.1.2. Đặc điểm của thế chấp ............................................................................ 7 1.2. Khái quát chung về quyền sở hữu trí tuệ ................................................. 11 1.2.1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ ............................................................. 11 1.2.2. Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ........................................................ 14 1.2.3. Các loại quyền sở hữu trí tuệ: ............................................................... 16 1.3. Khái niệm và đặc trƣng của thế chấp quyền sở hữu trí tuệ...................... 18 1.3.1. Khái niệm thế chấp quyền sở hữu trí tuệ .............................................. 18 1.3.2. Đặc trƣng của thế chấp quyền sở hữu trí tuệ: ....................................... 19 1.3.3. Thế chấp quyền sở hữu trí tuệ và các biện pháp bảo đảm khác............ 20 1.4. Pháp luật về thế chấp quyền sở hữu trí tuệ .............................................. 24 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 25 CHƢƠNG 2 THẾ CHẤP QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................... 27 2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về thế chấp quyền sở hữu trí tuệ ........... 27 2.1.1. Đối tƣợng thế chấp quyền sở hữu trí tuệ............................................... 27 2.1.2. Chủ thể thế chấp quyền sở hữu trí tuệ................................................... 40 2.1.3. Phạm vi nghĩa vụ dân sự đƣợc bảo đảm ............................................... 44 2.1.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong thế chấp quyền sở hữu trí tuệ ... 46 ii 2.1.5. Hình thức thế chấp quyền sở hữu trí tuệ. .............................................. 50 2.1.6. Định giá tài sản thế chấp quyền sở hữu trí tuệ ...................................... 52 2.1.7. Chấm dứt thế chấp quyền sở hữu trí tuệ ............................................... 55 2.1.8. Xử lý tài sản thế chấp quyền sở hữu trí tuệ........................................... 56 2.2. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam về thế chấp quyền sở hữu trí tuệ ........................................................................................................ 59 2.2.1. Kết quả đạt đƣợc ................................................................................... 59 2.2.2. Hạn chế còn tồn tại:............................................................................... 61 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 70 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM ...... 71 3.1. Cơ sở để hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam .. 71 3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam ...................................................................................................72 3.2.1. Bổ sung, sửa đổi các quy định của pháp luật hiện hành ....................... 72 3.2.2. Xây dựng chính sách hỗ trợ thế chấp quyền sở hữu trí tuệ: ................. 79 3.2.3. Tăng cƣờng công tác quản lý, xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ: ..... 80 3.2.4. Tăng cƣờng năng lực của chủ thể nhận thế chấp quyền sở hữu trí tuệ: .... 81 3.2.5. Nâng cao năng lực nhận thức của chủ sở hữu: ..................................... 82 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 83 KẾT LUẬN .................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85 iii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tài sản trí tuệ nói chung là thành quả của lao động sáng tạo. Đó là một loại tài sản vô hình đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống vật chất cũng nhƣ đời sống tinh thần của con ngƣời. Giá trị của tài sản trí tuệ mang lại không dễ dàng tính toán thông qua việc cân bằng giữa chi phí và lợi nhuận, mà phải xác định thông qua khả năng cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh, giá trị tinh thần… mà tài sản đó mang lại cho chủ sở hữu. Chính bởi những vai trò to lớn của mình, trong nhiều doanh nghiệp, tài sản trí tuệ đã trở thành một nguồn vốn khổng lồ, giúp nâng cao giá trị của công ty lên gấp nhiều lần. Quyền sở hữu trí tuệ là loại tài sản trí tuệ đƣợc pháp luật tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam thừa nhận, đƣa ra những định nghĩa cụ thể và xây dựng hành lang pháp lý để bảo vệ. Trong xu thế hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc thƣơng mại hóa loại tài sản này càng đƣợc đẩy mạnh phát triển với rất nhiều ƣu điểm nhƣ: giá trị cao, không bị giới hạn về kích thƣớc vật lý, dễ dàng chuyển giao…. Do đó, đây là loại tài sản khá lý tƣởng khi đƣa vào các giao dịch, không chỉ là đối tƣợng trực tiếp mà còn có thể là tài sản để thực hiện biện pháp bảo đảm. Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều giao dịch cần đến tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, phổ biến và dễ dàng nhận thấy nhất đó chính là các hợp đồng tín dụng có thế chấp. Tài sản thế chấp có thể là động sản (ví dụ: ô tô, xe máy…), bất động sản (ví dụ: nhà, quyền sử dụng đất…), có thể là tài sản đang hiện hữu hoặc thậm chí là tài sản hình thành trong tƣơng lai. Với bối cảnh hoạt động của các tổ chức tín dụng gặp nhiều rủi ro khi động sản mang thế chấp có tỉ lệ khấu hao lớn, thị trƣờng bất động sản không mấy khởi sắc, hơn 1 thế còn gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ, dẫn đến việc định giá tài sản đƣợc siết chặt hơn, nguồn vốn của doanh nghiệp hoặc cá nhân huy động đƣợc thông qua cấp tín dụng cũng bị hạn chế hơn. Vì vậy, thêm một lựa chọn tài sản thế chấp là quyền sở hữu trí tuệ sẽ mang lại một giải pháp mới hiệu quả với cả hai phía. Tuy nhiên, việc chấp nhận quyền sở hữu trí tuệ là tài sản thế chấp trong các giao dịch tại Việt Nam còn rất nhiều điều vƣớng mắc. Bên cạnh thói quen, tâm lý ngại thay đổi, ngại rủi ro, ƣa chuộng tài sản hữu hình thì hành lang pháp lý nƣớc ta đang có nhiều lỗ hổng lớn khiến cho việc thực hiện các giao dịch thế chấp quyền sở hữu trí tuệ trở thành bất khả thi, vô hình chung đã biến một tài sản có giá trị cao trở nên vô nghĩa. Xuất phát từ trực trạng này, học viên lựa chọn đề tài “Thế chấp quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam” để nhìn nhận, phân tích dƣới nhiều góc độ lý luận pháp lý và thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó, học viên xây dựng những kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật Việt Nam, đảm bảo tính thiết thực và nâng cao giá trị của quyền sở hữu trí tuệ nói riêng và tài sản trí tuệ nói chung trong cuộc sống hiện đại ngày nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài Thế chấp quyền sở hữu trí tuệ là câu chuyện “cũ ngƣời, mới ta”, bởi hoạt động này đã đƣợc triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chế định này cũng đã xuất hiện trong rất nhiều bài nghiên cứu trƣớc và sau khi áp dụng hình thức giao dịch bảo đảm này, để phân tích tính khả thi cũng nhƣ hiệu quả của việc đƣa quy định vào thực tiễn. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến hình thức thế chấp quyền sở hữu trí tuệ có thể kể đến nhƣ: - Louise Gullifer (ed), Goode on Legal Problems of Credit and Security, Sweet & Maxwell, 5th edn, 2013. 2 - Parsons (T-N.), Lingard’s Bank Security Documents, 5th edn, 2011. - Brian W. Jacobs, Using Intellectual Property to Secure Financing after the Worst Financial Crisis Since the Great Depression, 2011. - Neumyer, D, Future of Using Intellectual Property and Intangible Assets as Collateral, The Secured lender, 2008. - Intellectual Property and Access to Finance for High Growth SMEs, European Commission Directorate-General for Enterprise and Industry, Discussion Paper, Brussels, November 14, 2006. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước: Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ ở nƣớc ta thuộc loại “sinh sau, đẻ muộn”. Tuy nhiên, với những sự học hỏi, tiến bộ trong hoạt động lập pháp cũng nhƣ thông qua tiến trình hội nhập, là thành viên của nhiều tổ chức thế giới, ký kết nhiều điều ƣớc quốc tế về lĩnh vực này, vấn đề quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam ngày càng nhận đƣợc nhiều sự quan tâm hơn. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến loại tài sản này. Đặc biệt, với tƣ cách là một loại tài sản trong giao dịch bảo đảm, quyền sở hữu trí tuệ cũng xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm dƣới nhiều góc nhìn từ kinh tế đến luật học, một số công trình tiêu biểu nhƣ: - Trần Thị Thu Hƣờng, Cho vay dự trên tài sản đảm bảo là tài sản trí tuệ - Cơ hội, thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng, số 170, tháng 07/2016. - Ths. Nguyễn Trƣờng Giang, Ths. Bùi Đức Giang, Đi tìm triết lý thế chấp quyền tài sản trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 07, tháng 04/2012. - Vƣơng Khánh Huy, Thế chấp quyền tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn thực hiện tại các ngân hàng thương mại, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội, 2018. 3 Mặc dù rất nhiều bài viết đều hƣớng đến đối tƣợng là tài sản trí tuệ, tài sản vô hình hoặc quyền tài sản nói chung theo quy định của Bộ luật Dân sự, tuy nhiên bên cạnh đó, có rất nhiều học giả nghiên cứu và phân tích theo khía cạnh kinh tế, đặc biệt ở lĩnh vực tài chính, ngân hàng mà không đi sâu vào vấn đề lý luận lập pháp. Tóm lại, tính đến thời điểm hiện tại ở nƣớc ta chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách chi tiết và toàn diện về hình thức thế chấp quyền sở hữu trí tuệ. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn tập trung nghiên cứu và tổng hợp một số vấn đề còn tồn tại cần thiết phải thay đổi, góp một góc nhìn mới cho quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu Thông qua đề tài này, luận văn hƣớng tới một số mục đích sau đây: - Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về thế chấp quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật Việt Nam; - Trà lời đƣợc câu hỏi: “Tại sao, đến tận bây giờ, hình thức thế chấp quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam vẫn còn là điều lạ lẫm?”. Đánh giá thực trạng áp dụng quy định về thế chấp quyền sở hữu trí tuệ ở nƣớc ta hiện nay trong mối tƣơng quan với một số quốc gia trên thế giới; - Nhận diện những nguyên nhân, khó khăn và thách thức trong môi trƣờng pháp lý tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật và kiếm tìm thêm những giải pháp mới cho hoạt động giao dịch bảo đảm. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở mục đích nghiên cứu của bài luận văn, học viên giới hạn đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu tập trung vào các nội dung cụ thể sau đây: - Các vấn đề lý luận về hình thức bảo đảm thế chấp và quyền sở hữu trí tuệ trong tƣ cách là tài sản thế chấp; - Các quy định của pháp luật Việt Nam, các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia liên quan đến lĩnh vực này cùng tình hình thực tế khi áp dụng các quy định đó; 4 - Ngoài ra, luận văn còn tìm hiểu hành lang pháp lý về chế định này và thực tiễn triển khai tại một số quốc gia khác. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Với hệ thống đối tƣợng và các mục đích đƣợc xây dựng ở trên, việc nghiên cứu đề tài này đƣợc thực hiện trên nền tảng những phƣơng pháp sau đây: - Phƣơng pháp luận triết học Mác – Lênin, nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; - Phƣơng pháp phân tích, luận giải đối với các khái niệm pháp lý; - Phƣơng pháp điều tra, thống kê khi đánh giá tình hình thực tiễn; - Phƣơng pháp đối chiếu, so sánh, tổng hợp… để dễ dàng thấy đƣợc những điểm mạnh và hạn chế còn tồn tại của hệ thống pháp luật nƣớc nhà. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Công trình nghiên cứu này hƣớng tới một đề tài về thế chấp quyền sở hữu trí tuệ, không hoàn toàn mới nhƣng mang giá trị học thuật chuyên sâu và các góc nhìn cận cảnh hơn trong vấn đề này. Luận văn làm sáng tỏ nhiều góc khuất khi áp dụng chế định này tại Việt Nam từ góc độ lý luận đến thực tiễn. Đặc biệt, cùng với sự học hỏi kinh nghiệm của một số nƣớc, những kiến nghị, giải pháp đƣợc đề xuất trong luận văn đảm bảo tính khả thi cao. Kết quả nghiên cứu này sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo có giá trị ứng dụng trong việc củng cố, hoàn thiện hệ thống pháp luật. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn đƣợc xây dựng thành ba chƣơng, cụ thể: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về thế chấp quyền sở hữu trí tuệ. Chƣơng 2: Thế chấp quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay. Chƣơng 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. 5 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 1.1. Khái quát chung về thế chấp 1.1.1. Khái niệm thế chấp Thế chấp tài sản theo giải thích của Từ điển Tiếng Việt là dùng vật bảo đảm, thay thế cho số tiền vay nếu không có khả năng trả đúng kỳ hạn [44]. Cách định nghĩa này đã phần nào cho thấy đƣợc sự phổ biến của một hình thức bảo đảm trong giao dịch dân sự nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng. Trong quan hệ nghĩa vụ và hợp đồng, bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trƣớc bên có quyền. Tuy nhiên, trên thực tế vì các lý do chủ quan hoặc khách quan, việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ của một bên sẽ dẫn đến hậu quả là xâm phạm quyền lợi của bên còn lại. Trong những trƣờng hợp đó, các biện pháp bảo đảm đƣợc áp dụng nhằm góp phần hạn chế thiệt hại, ngăn chặn rủi ro cho bên mang quyền. Thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm đƣợc áp dụng một cách phổ biến và rộng rãi. Đối tƣợng của thế chấp thƣờng là những tài sản có giá trị lớn và biện pháp này xuất hiện nhiều trong việc bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán khoản vay tại các ngân hàng thƣơng mại hoặc tổ chức tín dụng. Khái niệm thế chấp tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam đã có nhiều thay đổi đáng kể trong lịch sử lập pháp. Bộ luật Dân sự năm 1995 đã xác định rất rõ: “Thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền” [2, Điều 346]. Quy định này có sự tƣơng đồng về đối tƣợng so với quan điểm của các nhà làm luật của Pháp trong Bộ luật Dân sự. Cụ thể, tại Điều 2114 Bộ luật này định nghĩa: “Thế chấp là một quyền tài sản đối với bất động sản 6 được sử dụng đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ”, và đƣợc khẳng định lại rõ ràng hơn tại Điều 2119: “Động sản không thể trở thành đối tượng của thế chấp” [32]. Điểm khác biệt là trong Bộ luật Dân sự Pháp, các nhà lập pháp nhìn nhận thế chấp dƣới góc độ là một quyền tài sản (vật quyền) chứ không phải một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, BLDS năm 2005 và gần đây nhất là BLDS năm 2015 có một sự thay đổi vô cùng quan trọng: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) [4, Điều 317]. Quan điểm này có sự thay đổi khá nhiều so với nội dung trong Bộ luật năm 1995, đồng thời cũng là một quan điểm phổ biến, xuất hiện tại hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong Bộ luật Dân sự và Thƣơng mại Thái Lan, các nhà lập pháp định nghĩa thế chấp theo khía cạnh là một giao dịch hợp đồng, cụ thể Điều 702 Bộ luật này quy định: “Hợp đồng thế chấp là hợp đồng qua đó người gọi là người thế chấp nhượng một tài sản cho một người khác, gọi là người nhận thế chấp như một bảo đảm để thi hành một nghĩa vụ, nhưng không giao tài sản đó cho người nhận thế chấp” [40]. Xét trong mối tƣơng quan giữa các biện pháp bảo đảm thì thế chấp và cầm cố có nhiều nội dung tƣơng đồng. Điểm khác biệt cơ bản nhất là việc có chuyển giao hay không chuyển giao tài sản bảo đảm cho bên có quyền. Nếu bên có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên có quyền giữ thì là biện pháp cầm cố, ngƣợc lại nếu tài sản bảo đảm vẫn do bên có nghĩa vụ giữ thì đó là biện pháp thế chấp. 1.1.2. Đặc điểm của thế chấp Thế chấp là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, vì vậy thế chấp mang những đặc điểm chung của các biện pháp bảo đảm: 7 - Biện pháp bảo đảm mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính: Điều đó có nghĩa, thế chấp chỉ đƣợc áp dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ chính nếu nghĩa vụ đó vẫn còn hiệu lực và chƣa đƣợc thực hiện. Nếu nghĩa vụ chính chấm dứt thì quan hệ thế chấp cũng chấm dứt. - Đƣợc xác lập theo sự thỏa thuận giữa các bên trong giao dịch dân sự: Thế chấp cũng nhƣ các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác không phải là yếu tố bắt buộc trong các giao dịch dân sự. Tùy theo khả năng và nhu cầu của các bên tham gia giao dịch, một hoặc một số biện pháp bảo đảm có thể đƣợc sử dụng, phù hợp với mục đích của giao dịch dân sự. - Đối tƣợng sử dụng là các lợi ích vật chất: Phần lớn các biện pháp bảo đảm đƣợc quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 sử dụng tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tài sản hay các lợi ích vật chất có đặc điểm là có thể định giá và từ đó có thể xác định đƣợc phạm vi bảo đảm đối với nghĩa vụ dân sự chính. - Phạm vi bảo đảm không vƣợt quá phạm vi nghĩa vụ chính: Các biện pháp bảo đảm gắn liền và có ý nghĩa bổ sung cho nghĩa vụ chính. Vì vậy, phạm vi bảo đảm của các biện pháp này cũng không đƣợc vƣợt quá phạm vi của nghĩa vụ chính. - Chỉ đƣợc áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ dân sự đƣợc bảo đảm: Điều kiện để thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm là sự vi phạm nghĩa vụ dân sự chính đƣợc bảo đảm. Theo đó, khi nghĩa vụ chính đƣợc hoàn thành theo thỏa thuận, quan hệ thế chấp cũng mặc nhiên chấm dứt. Bên cạnh những đặc điểm chung, thế chấp còn thể hiện những bản chất mang tính đặc thù, khác biệt so với các biện pháp bảo đảm còn lại: - Là biện pháp bảo đảm đối vật nhƣng quyền của bên nhận thế chấp là quyền đối nhân: Thế chấp là việc sử dụng tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ 8 dân sự. Do đó, quyền của bên nhận thế chấp đối với tài sản thế chấp là vật quyền bảo đảm. Một là, thế chấp tài sản hạn chế quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản. Thay vì phải chuyển giao tài sản cho bên có quyền thì chủ sở hữu vẫn tiếp tục đƣợc chiếm hữu, sử dụng tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, quyền định đoạt thì đã đƣợc tạm thời kiểm soát bởi ngƣời nhận thế chấp. Hai là, tính ƣu tiên thanh toán. Thế chấp tài sản cho phép bên nhận thế chấp thực hiện quyền ƣu tiên thanh toán của mình đối với tài sản bảo đảm trƣớc những chủ thể khác xác lập vật quyền sau. Trong đặc điểm này, quy định về việc đăng ký giao dịch bảo đảm với cơ quan có thẩm quyền đƣợc quan tâm hàng đầu trong vấn đề xác lập thứ tự ƣu tiên. Ba là, tính đối kháng với ngƣời thứ ba. Đặc điểm này có thể coi là một quyền phái sinh của quyền ƣu tiên. Tuy nhiên, để đối kháng với ngƣời thứ ba có giá trị pháp lý thì bắt buộc các bên tham gia quan hệ dân sự phải tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm theo luật định. Khi tài sản bảo đảm đã đƣợc công khai với bên thứ ba theo cơ chế này, quyền ƣu tiên đƣợc xác lập trực tiếp trên tài sản mà không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể hƣởng quyền khác. Bốn là, tính theo đuổi. Thế chấp cho phép chủ thể thực hiện quyền của mình đối với tài sản bảo đảm ngay cả khi tài sản đó đang thuộc sự chiếm hữu của chủ thể khác. Điều này thể hiện rất rõ nét trong các trƣờng hợp tài sản bảo đảm đang đƣợc bên thế chấp cho thuê, mƣợn... theo quy định pháp luật. Bản chất thế chấp là vật quyền bảo đảm nhƣng quan hệ thế chấp là quan hệ giữa hai chủ thể, chứ không phải là quan hệ có tác dụng xác lập quyền trực tiếp của bên nhận thế chấp đối với tài sản. Trong quan hệ thế chấp, bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bên thế chấp phải thực hiện nghĩa vụ quản lý tài sản bảo đảm để không bị suy giảm giá trị tài sản, không đƣợc chuyển nhƣợng cho ngƣời thứ ba. Ngoài ra, bên thế chấp phải chuyển giao tài sản cho bên thế 9 chấp nếu không thực hiện nghĩa vụ dân sự đƣợc bảo đảm. - Không có sự chuyển giao tài sản thế chấp: Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt thế chấp với các biện pháp bảo đảm khác, đặc biệt là cầm cố. Tài sản bảo đảm do bên thế chấp giữ hoặc các bên có thể thỏa thuận giao cho ngƣời thứ ba giữ tài sản thế chấp. Chính bởi điều này, bảo đảm nghĩa vụ bằng thế chấp có tác dụng tạo ƣu thế ƣu tiên của chủ nợ trong mối quan hệ với các chủ thể mang quyền khác liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm. Chính vì vậy, đặc điểm này đã khiến cho thế chấp trở thành một giải pháp tuyệt vời trong các giao dịch dân sự có tài sản bảo đảm. Thay vì phải chuyển giao tài sản cho bên có quyền thì bên thế chấp chỉ cần chuyển giao các tài liệu, hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản thế chấp nhƣ giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc giấy tờ bắt buộc khác để ngăn chặn việc định đoạt tài sản. Trong khi đó, bên thế chấp vẫn có thể khai thác giá trị của tài sản mà lợi ích của các bên tham gia vẫn đạt đƣợc. Những tài liệu, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc liên quan đến tài sản thế chấp có thể là giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật nhƣ: giấy đăng ký xe ô tô, xe mô tô...; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất; hợp đồng, chứng từ mua bán tài sản hình thành trong tƣơng lai.... Các loại tài liệu này đƣợc giao cho bên nhận thế chấp quản lý nhằm ngăn chặn khả năng định đoạt tài sản của bên thế chấp trong thời gian hợp đồng thế chấp vẫn còn hiệu lực. Mặc dù vậy, các chủ thể trong quan hệ thế chấp vẫn đƣợc pháp luật trao quyền thỏa thuận và quyết định việc bàn giao các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp. - Một tài sản có thể thế chấp trƣớc nhiều bên nhận thế chấp để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ khác nhau. Đối chiếu với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có sử 10 dụng tài sản bảo đảm thì thế chấp thể hiện đƣợc tính ƣu việt khi có thể sử dụng một tài sản để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ của các chủ thể quyền khác nhau. Điều 296 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rất rõ: “Một tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Đối với biện pháp cầm cố quy định này không thể hiện thực hóa trên thực tế bởi lẽ một tài sản cầm cố không thể chuyển giao cùng một lúc cho nhiều bên nhận cầm cố. Tuy nhiên, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật nêu trên, một tài sản vẫn có thể vừa sử dụng để thế chấp và cầm cố để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ khác nhau. Ví dụ: Anh Nguyễn Văn X sử dụng tài sản là chiếc ô tô Vinfast Lux A 2.0 trị giá 1,2 tỷ đồng thế chấp tại ngân hàng A để bảo đảm cho khoản vay 100 triệu đồng, đồng thời vẫn tài sản đó, anh X thế chấp tại ngân hàng B để vay 200 triệu đồng. Sau đó, anh X cầm cố tài sản này tại công ty F để vay 500 triệu đồng. Nhƣ vậy chỉ một tài sản nhƣng biện pháp thế chấp đã thể hiện đƣợc tính linh hoạt để giá trị của tài sản bảo đảm đƣợc khai thác một cách triệt để nhất. 1.2. Khái quát chung về quyền sở hữu trí tuệ 1.2.1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ Năm 1995, Bộ luật Dân sự đầu tiên đƣợc ban hành, những quy định rõ ràng về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ đã tạo một dấu mốc quan trọng trong công tác lập pháp ở lĩnh vực này. Tuy nhiên, sau khi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đƣợc thông qua, quyền sở hữu trí tuệ thực sự trở thành các đối tƣợng đƣợc chú trọng, đánh dấu một bƣớc tiến trong chính ngành lập pháp. Có rất nhiều các cách hiểu khác nhau về khái niệm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO đã định nghĩa: “Sở hữu trí tuệ, theo nghĩa rộng, là quyền hợp pháp xuất phát từ hoạt động trí tuệ trong 11 các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật” [51, tr.13]. Điểm đáng chú ý của cách giải thích này là khái niệm “hợp pháp”, có nghĩa rằng quyền đó phải đƣợc quy định trong hệ thống pháp luật. Điều này thể hiện rất rõ trong việc quy định cụ thể từng loại quyền sở hữu trí tuệ đi kèm các quyền năng riêng biệt của chủ sở hữu. Cần có sự phân biệt rành mạch giữa khái niệm quyền sở hữu trí tuệ và tài sản trí tuệ. Thuật ngữ “tài sản trí tuệ” cũng xuất hiện trong quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005: “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng” [8, Điều 4]. Theo cách định nghĩa này, tài sản trí tuệ chính là các đối tƣợng của quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm: các đối tƣợng của quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, gồm: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chƣơng trình phát sóng; các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp, gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thƣơng mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và các đối tƣợng của quyền đối với giống cây trồng gồm: vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch. Mặc dù vậy, thuật ngữ “tài sản trí tuệ” vẫn chƣa đƣợc định hình một cách cụ thể và sử dụng phổ biến, thƣờng xuyên trong các văn bản pháp lý. Trong khi đó, khoản 2 Điều 3 Thông tƣ liên tịch số 39/2014/TTLTBKHCN-BTC ban hành ngày 17/12/2014 quy định việc định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nƣớc quy định: “Tài sản trí tuệ bao gồm đối tượng được bảo hộ và đối tượng không được bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ...” [24]. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ và khái niệm tài sản trí tuệ không đồng nhất với nhau. Theo đó, bên cạnh các đối tƣợng đƣợc pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tài sản trí tuệ còn bao gồm cả các đối tƣợng không đƣợc bảo hộ 12 theo quy định của pháp luật Việt Nam nhƣ sáng kiến, giống vật nuôi, thiết kế kỹ thuật... Bên cạnh đó, thuật ngữ “tài sản trí tuệ” thƣờng đƣợc tiếp cận dƣới góc độ kinh tế với phạm vi nội hàm rộng hơn nhằm hƣớng tới xác định loại tài sản gắn với trí tuệ, liên quan đến hoạt động tƣ duy, sáng tạo của con ngƣời có thể đƣợc pháp luật bảo hộ hoặc không đƣợc bảo hộ nhƣng vẫn mang lại những giá trị nhất định cho chủ thể nắm giữ. Hai thuật ngữ cũng thƣờng xuyên bị mập mờ trong cách hiểu và sử dụng liên quan đến lĩnh vực này là “sở hữu trí tuệ” và “quyền sở hữu trí tuệ”. Bản thân tên đạo luật là Luật Sở hữu trí tuệ nhƣng nội dung của văn bản này lại quy định các vấn đề xung quanh quyền sở hữu trí tuệ. Bởi lẽ, sở hữu trí tuệ là quan hệ sở hữu đối với tài sản trí tuệ, hay nói cách khác là đối với các đối tƣợng của quyền sở hữu trí tuệ nhƣ phân tích ở trên. Còn các quyền sở hữu trí tuệ là hình thức thể hiện ở khía cạnh pháp lý của quan hệ sở hữu đó. Tuy nhiên, do bản chất các đối tƣợng sở hữu trí tuệ rất đa dạng và có tính đặc thù, vì vậy thay vì có khái niệm trực tiếp về quyền sở hữu trí tuệ theo đúng bản chất của loại quyền này thì các công trình nghiên cứu hoặc văn bản quy phạm pháp luật thƣờng đƣa ra dƣới dạng liệt kê các nhóm quyền theo từng nhóm đối tƣợng sở hữu trí tuệ. Điều này dễ dàng thấy đƣợc ở nội dung khoản 1 Điều 4 định nghĩa quyền sở hữu trí tuệ trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Quyền sở hữu trí tuệ theo định hƣớng lập pháp của Bộ luật Dân sự năm 2015 là một quyền tài sản, tức là một loại tài sản đƣợc sử dụng để bảo đảm trong quan hệ thế chấp. Tuy nhiên, theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, quyền sở hữu trí tuệ có thể hiểu là quyền đối với một loại tài sản, cụ thể là tài sản trí tuệ. Là hình thức thể hiện pháp lý, quyền sở hữu trí tuệ có thể đƣợc tiếp cận dƣới các góc độ khác nhau: Nhìn nhận dƣới góc độ lý luận, quyền sở hữu trí tuệ có thể hiểu theo hai 13 phƣơng diện: (i) về phƣơng diện khách quan, quyền sở hữu trí tuệ đƣợc tiếp cận theo hƣớng là một ngành luật, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác lập, sử dụng và định đoạt các đối tƣợng sở hữu trí tuệ; (ii) về phƣơng diện chủ quan, quyền sở hữu trí tuệ là tập hợp các quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức đối với đối tƣợng sở hữu trí tuệ. Nhìn nhận dƣới góc độ thực tiễn, quyền sở hữu trí tuệ đƣợc chia theo các nhóm đối tƣợng quyền bao gồm: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng. Các nhóm quyền này cũng đƣợc xây dựng theo hình thức liệt kê theo từng đối tƣợng quyền phổ biến cụ thể. Ở cả hai hƣớng tiếp cận, quyền sở hữu trí tuệ vẫn có thể hiểu một cách đơn giản và khái quát là các quyền bảo hộ cho thành quả của lao động, sáng tạo và đầu tƣ. Các quyền đó bao gồm: quyền sử dụng và cho phép ngƣời khác sử dụng, quyền ngăn cấm ngƣời khác sử dụng và định đoạt quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó, quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản. Đối với từng loại đối tƣợng quyền thì quyền sở hữu trí tuệ đƣợc quy định các quyền nhân thân và quyền tài sản khác nhau. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, quyền nhân dân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho ngƣời khác, trừ một số trƣờng hợp luật khác có quy định khác. Trong quan hệ thế chấp, đối tƣợng sử dụng để bảo đảm phải là tài sản, có khả năng chuyển giao cho ngƣời khác. Do đó, quyền nhân thân trong quyền sở hữu trí tuệ không phải là tài sản thế chấp. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, thuật ngữ “quyền sở hữu trí tuệ” trong đề tài đƣợc tiếp cận theo nghĩa là các quyền tài sản đối với các đối tƣợng sở hữu trí tuệ. 1.2.2. Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ - Tài sản vô hình: Đối tƣợng của quyền sở hữu trí tuệ là kết quả của quá trình tƣ duy sáng tạo, không tồn tại hiện hữu dƣới các dạng thức vật chất cụ 14 thể. Quyền sở hữu trí tuệ đƣợc xác định là loại tài sản vô hình theo Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 ban hành kèm theo Thông tƣ số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 của Bộ Tài chính: “Tài sản vô hình bao gồm các loại sau: Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ” [27]. Mặc dù vậy, đối tƣợng của quyền sở hữu trí tuệ có thể đƣợc xác định thông qua các dạng thông tin, hình ảnh, công thức... để con ngƣời có thể nhận biết, lƣu trữ và sử dụng. - Căn cứ phát sinh và xác lập quyền: Tùy theo từng đối tƣợng tài sản trí tuệ khác nhau, quyền sở hữu trí tuệ cũng đƣợc xác lập theo các hình thức khác nhau. Đối với quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với bí mật kinh doanh, quyền đối với tên thƣơng mại thì chỉ cần đáp ứng theo các điều kiện theo quy định của pháp luật là đã đƣợc bảo hộ tự động mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trong khi đó, các quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: quyền đối với nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, chỉ dẫn địa lý, quyền đối với giống cây trồng muốn đƣợc bảo hộ phải thực hiện đăng ký. Các quyền này đƣợc xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan quản quản lý nhà nƣớc đã đăng ký. - Khả năng định giá và trao đổi: Một sản phẩm trí tuệ đƣợc sáng tạo ra có thể biểu hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣng có trị giá đƣợc tính bằng tiền và có thể trao đổi. Tuy nhiên, khả năng trao đổi thông qua các giao dịch dân sự chỉ áp dụng đối với các quyền tài sản của quyền sở hữu trí tuệ bởi các quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với cá nhân và không thể chuyển giao cho ngƣời khác. - Tính giới hạn: Quyền sở hữu trí tuệ có tính giới hạn về thời gian và giới hạn về không gian. Về thời gian, pháp luật các nƣớc trên thế giới đều đặt ra thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để đảm bảo các lợi ích cộng đồng. Theo 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan