Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thay đổi kiến thức chăm sóc trẻ dưới 2 tuổi mắc bệnh tiêu chảy cấp của bà mẹ tại...

Tài liệu Thay đổi kiến thức chăm sóc trẻ dưới 2 tuổi mắc bệnh tiêu chảy cấp của bà mẹ tại bệnh viện nhi tỉnh nam định sau giáo dục sức khoẻ

.PDF
112
1
138

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH MAI LỆ QUYÊN THAY §æI KIÕN THøC CH¡M SãC TRÎ D¦íI 2 TUæI M¾C BÖNH TI£U CH¶Y CÊP CñA Bµ MÑ T¹I BÖNH VIÖN NHI TØNH NAM §ÞNH SAU GI¸O DôC SøC KHáE LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH MAI LỆ QUYÊN THAY §æI KIÕN THøC CH¡M SãC TRÎ D¦íI 2 TUæI M¾C BÖNH TI£U CH¶Y CÊP CñA Bµ MÑ T¹I BÖNH VIÖN NHI TØNH NAM §ÞNH SAU GI¸O DôC SøC KHáE Ngành: Điều dưỡng Mã số: 8720301 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Vũ Văn Thành NAM ĐỊNH - 2022 i TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng kiến thức chăm sóc trẻ dưới 2 tuổi mắc bệnh tiêu chảy cấp của bà mẹ tại Bệnh viện Nhi Nam Định năm 2021. Đánh giá sự thay đổi kiến thức chăm sóc trẻ dưới 2 tuổi mắc bệnh tiêu chảy cấp của bà mẹ sau giáo dục sức khỏe tại Bệnh viện Nhi Nam Định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp giáo dục sức khoẻ có so sánh trước sau tiến hành trên 110 bà mẹ có con dưới 2 tuổi mắc tiêu chảy cấp tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định. Mỗi đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn qua 2 lần. Lần 1: Phỏng vấn trực tiếp bà mẹ khi trẻ vào viện trong khoảng thời gian 24 giờ. Lần 2: Phỏng vấn trực tiếp bà mẹ sau khi can thiệp 1 tuần. Kết quả: Thực trạng kiến thức chăm sóc trẻ dưới 2 tuổi mắc bệnh tiêu chảy cấp của bà mẹ tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định chưa tốt. Cụ thể: Trước can thiệp, bà mẹ có kiến thức tốt chiếm tỷ lệ rất thấp 4,5%; bà mẹ có kiến thức khá 8,2%; kiến thức trung bình 21,8%, kiến thức kém 65,5%. Sau can thiệp giáo dục sức khỏe, kiến thức chăm sóc của bà mẹ có con dưới 2 tuổi mắc tiêu chảy cấp điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2021 được cải thiện đáng kể. Sau can thiệp 1 tuần: Bà mẹ có kiến thức tốt là 80,9%, kiến thức khá là 17,3%, kiến thức trung bình là 1,8% và không có kiến thức kém. Kết luận: Kiến thức chăm sóc trẻ dưới 2 tuổi mắc bệnh tiêu chảy cấp của bà mẹ tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định được cải thiện đáng kể sau can thiệp 1 tuần. Cần tiếp tục làm tốt khâu giáo dục sức khỏe cho bà mẹ có con mắc bệnh tiêu chảy cấp ở các bệnh viện khác trong tỉnh Nam Định. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và các Phòng ban, Bộ môn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập, rèn luyện và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Văn Thành, người thầy tận tâm và nhiệt tình, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Sự tận tâm dìu dắt và động viên, khích lệ của thầy là động lực giúp tôi cố gắng vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện để hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp, các thầy cô đã giúp đỡ, góp ý chỉnh sửa cho luận văn của tôi được hoàn thiện nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị và các bạn đồng nghiệp tại Bộ môn Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian theo học cao học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban lãnh đạo, toàn thể cán bộ và nhân viên khoa Nội tiêu hoá bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định cũng như toàn thể người bệnh tham gia nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới gia đình, những người đã luôn ở bên động viên, khích lệ chăm sóc và chia sẻ cùng tôi những áp lực, khó khăn, vướng mắc trong suốt thời gian học cao học, là động lực giúp tôi từng bước hoàn thành luận văn của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Nam Định, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn Mai Lệ Quyên iii LỜI CAM ĐOAN Tôi học viên Lớp Cao học Khóa 6, Chuyên ngành Điều Dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, do chính tôi trực tiếp nghiêm túc thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Văn Thành Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Công trình nghiên cứu không trùng lặp bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố ở Việt Nam. Các số liệu và các thông tin trong nghiên cứu hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan. Đã được đồng ý thu thập và xác nhận của cơ sở nơi mà tôi thực hiện việc thu thập số liệu. Tôi xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm về những cam đoan này! Nam Định, ngày.........tháng .......năm 2022 Tác giả luận văn Mai Lệ Quyên MỤC LỤC TÓM TẮT ................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 MỤC TIÊU ............................................................................................................. 4 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 5 1.1. Đại cương về Tiêu chảy cấp ......................................................................... 5 1.2. Nghiên cứu về kiến thức chăm sóc trẻ mắc tiêu chảy cấp của bà mẹ ........... 18 1.3. Vai trò của truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức .................. 22 1.4. Đôi nét về bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định .................................................... 24 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 25 2.1. Đối tượng nghiên cứu. ................................................................................ 25 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. .............................................................. 25 2.3. Thiết kế nghiên cứu: ................................................................................... 25 2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu: ................................................................. 26 2.5. Phương pháp thu thập số liệu. ..................................................................... 26 2.6. Các biến số nghiên cứu ............................................................................... 28 2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ............................................. 29 2.8. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 30 2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu. ................................................................. 31 2.10. Sai số và cách khắc phục .......................................................................... 31 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 32 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ................................................... 32 3.2. Thực trạng và sự thay đổi kiến thức chăm sóc trẻ mắc bệnh tiêu chảy cấp của bà mẹ ................................................................................................................ 35 Chương 4: BÀN LUẬN......................................................................................... 49 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. ................................................ 49 4.2. Thực trạng và sự thay đổi kiến thức chăm sóc trẻ mắc tiêu chảy cấp của bà mẹ . 51 4.3. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu ........................................................... 64 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 65 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 66 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN .................................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1: BẢN ĐỒNG THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU Phụ lục 2: BỘ CÂU HỎI Phụ lục 3: QUY ƯỚC TÍNH ĐIỂM, CÁCH TÍNH ĐIỂM Phụ lục 4: NỘI DUNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE Phụ lục 5: CÁC TỜ RƠI TT- GDSK CHO BÀ MẸ Phụ lục 6: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÍNH GIÁ TRỊ VÀ ĐỘ TIN CẬY CỦA CÔNG CỤ THU THẬP SỐ LIỆU Phụ lục 7: BẢNG ĐÁNH GIÁ TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BỘ CÔNG CỤ Phụ lục 8: DANH SÁCH CÁC BÀ MẸ THAM GIA NGHIÊN CỨU iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GDSK Giáo dục sức khỏe ORS: Oresol - Oral Rehydration Salts: Bổ sung muối và nước bằng đường miệng. UNICEF: Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc SDD: Suy dinh dưỡng TCC : Tiêu chảy cấp THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông WHO: World Health Organization/Tổ chức Y tế thế giới v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu: .......................................... 32 Bảng 3.2: Đặc điểm về trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ........................ 32 Bảng 3.3: Đặc điểm về tình trạng hôn nhân và nơi cư trú....................................... 33 Bảng 3.4: Kiến thức của bà mẹ về nguyên nhân gây bệnh...................................... 35 Bảng 3.5: Kiến thức của bà mẹ về dấu hiệu mất nước và cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ...... 36 Bảng 3.6: Kiến thức của bà mẹ về phòng bệnh tiêu chảy cấp ............................... 37 Bảng 3.7: Kiến thức của bà mẹ về định nghĩa tiêu chảy cấp................................... 37 Bảng 3.8: Kiến thức của bà mẹ về thời điểm cho trẻ bú sau sau sinh ..................... 38 Bảng 3.9: Kiến thức của bà mẹ về thời điểm cho trẻ cai sữa .................................. 38 Bảng 3.10: Kiến thức của bà mẹ về thời điểm ăn bổ sung cho trẻ .......................... 39 Bảng 3.11: Kiến thức của bà mẹ về cho trẻ ăn khi bị tiêu chảy cấp ........................ 39 Bảng 3.12: Kiến thức của bà mẹ về việc bù nước khi trẻ bị tiêu chảy cấp .............. 40 Bảng 3.13: Kiến thức của bà mẹ về nước uống tốt nhất khi trẻ bị tiêu chảy cấp ..... 40 Bảng 3.14: Kiến thức của bà mẹ về tác dụng của Oresol........................................ 41 Bảng 3.15: Kiến thức của bà mẹ về cách pha Oresol trước và sau can thiệp........... 41 Bảng 3.16: Kiến thức của bà mẹ về cách cho trẻ uống Oresol ............................... 42 Bảng 3.17: Kiến thức của bà mẹ về cách xử trí trẻ bị nôn trong quá trình uống...... 42 Bảng 3.18: Kiến thức của bà mẹ về thời gian sử dụng Oresol ............................... 43 Bảng 3.19: Kiến thức của bà mẹ về các loại dung dịch thay thế khi không có Oresol .... 43 Bảng 3.20: Kiến thức của bà mẹ về cách cho trẻ bú mẹ khi trẻ tiêu chảy cấp ......... 44 Bảng 3.21: Kiến thức của bà mẹ về chế độ ăn cho trẻ tiêu chảy cấp ...................... 44 Bảng 3.22: Kiến thức của bà mẹ về việc kiêng ăn cho trẻ tiêu chảy cấp ................ 45 Bảng 3.23: Kiến thức của bà mẹ về việc thay bỉm cho trẻ khi bị tiêu chảy ............. 45 Bảng 3.24: Kiến thức của bà mẹ về vệ sinh cho trẻ sau khi đi ngoài ...................... 46 Bảng 3.25: Kiến thức của bà mẹ về việc dùng thuốc cho trẻ khi bị tiêu chảy cấp ... 46 Bảng 3.26: Điểm trung bình kiến thức chăm sóc trẻ mắc tiêu chảy cấp của bà mẹ ....47 Bảng 3.27: Phân loại kiến thức chăm sóc trẻ mắc tiêu chảy cấp của bà mẹ trước và sau can thiệp ........................................................................................ 48 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu .............................. 33 Biểu đồ 3.2: Tiếp cận nguồn thông tin .................................................................. 34 Biểu đồ 3.3: Nguồn thông tin mà bà mẹ nhận được ............................................... 34 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêu chảy cấp (TCC) là một bệnh thường gặp ở nhiều trẻ em không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới; đặc biệt, là các nước đang phát triển. Tiêu chảy cấp là nguyên nhân dẫn đến tử vong ở trẻ em nhiều hơn bất cứ bệnh nào khác, ngoại trừ viêm phổi [58]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trên toàn cầu, có gần 1,7 tỷ ca tiêu chảy cấp ở trẻ em mỗi năm. Trong đó, tiêu chảy cấp gây ra khoảng 525.000 ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi [43]. Theo một nghiên cứu năm 2016, tiêu chảy cấp là nguyên nhân gây tử vong thứ 5 ở trẻ em dưới 5tuổi, với khoảng 446.000 ca tử vong [58]. Bên cạnh đó, tiêu chảy cấp không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Tiêu chảy cấp thường làm cho trẻ em yếu ớt là nguyên nhân chính dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi [43]. Theo tổ chức y tế thế giới, nếu quản lý, chăm sóc và điều trị cho trẻ tiêu chảy cấp tại nhà thì có thể cứu sống khoảng 1,8 triệu trẻ mỗi năm. Nhiều tài liệu nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em dưới 2 tuổi; đặc biệt, là giai đoạn từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất trong tổng số trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy cấp, vì đây là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn sam [2], [21]. Sự tăng trưởng, phát triển của trẻ ở giai đoạn này phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ ăn, kiến thức chăm sóc và cách phòng chống tiêu chảy cấp ở bà mẹ. Nhờ triển khai chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy từ năm 1982 đã giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ từ 3,33% xuống còn 0.08% năm 1993. Từ năm 1995, việc xử trí tiêu chảy cấp ở trẻ đã được đưa vào một chương trình lồng ghép (IMCI) do tổ chức y tế thế giới và quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) khởi xướng xây dựng [7]. Tại Việt Nam trẻ dưới 2 tuổi mắc tiêu chảy cấp trung bình 3,2 lần/ năm. Có khoảng 11.000 trẻ dưới 2 tuổi tử vong do tiêu chảy cấp mỗi năm. Là nguyên nhân thứ hai gây tử vong cho trẻ em sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trong đó 80% là trẻ dưới 2 tuổi [4]. Tình hình bệnh tiêu chảy cấp có chiều hướng gia tăng và tiêu chảy cấp cũng là một trong mười bệnh có tỉ suất mắc và chết cao trong nhiều thập niên qua với 12.000 trường hợp tử vong. Số ca bệnh tiêu chảy năm 2012 ở 28 tỉnh miền 2 Bắc là 433.000, chỉ đứng sau số ca có triệu chứng cúm (870.000). Số ca tử vong ước tính (2005) là 9600-12400 ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi do tiêu chảy cấp. Trong số trẻ dưới 5 tuổi, 15% sẽ phải nhập viện do tiêu chảy và 50% cần tới phòng khám [31]. Một nghiên cứu của tác giả Nguyễn Diệu Chi Mai tại bệnh viện Xanh Pôn cho thấy, tỷ lệ phân bố ca tiêu chảy cấp do Rota Virus thấp nhất ở nhóm dưới 6 tháng tuổi (15,4%) và tăng cao ở nhóm 6 đến 12 tháng và nhóm từ 12 đến 24 tháng tuổi (42,3%). Tỷ lệ phân bố các ca tiêu chảy cấp do căn nguyên khác thấp nhất ở nhóm 12 đến 24 tháng tuổi (18,2%) [20]. Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện nhằm mô tả thực trạng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em từ 6 đến 23 tháng tuổi tại khoa Nhi bệnh viện Xanh Pôn năm 2013 - 2014. Kết quả cho thấy 121 trẻ nhập viện vì tiêu chảy cấp thì trẻ nam mắc bệnh nhiều hơn trẻ nữ với tỷ lệ tương ứng là 69,4% và 30,6%. Độ tuổi nhập viện do tiêu chảy cấp thường gặp là 6 - 12 tháng tuổi với 63,6%. Trong số những trẻ nhập viện vì tiêu chảy cấp, có tới 67 trẻ chiếm 55,4% trường hợp tiêu chảy cấp do Rotavirus và chỉ có 23,1% được uống vắc xin phòng vi rút này. Có 116 trẻ nhập viện với triệu chứng lâm sàng nặng chiếm 95,9%. Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ tiêu chảy cấp do Rotavirus cao, cần cho trẻ uống vắc xin phòng Rotavirus đầy đủ [23]. Vai trò chăm sóc trẻ sóc của bà mẹ trong dự phòng tiêu chảy cho trẻ bị mất nước cần được bù lại lượng nước đã mất bằng cách uống Oresol- là dung dịch chứa glucose và chất điện giải theo tỷ lệ thích hợp cho nước mất do ói, đi tiêu. Trẻ không bị mất nước nên tiếp tục ăn chế độ ăn bình thường. Trẻ đang bú mẹ nên tiếp tục bú mẹ trừ khi phụ huynh được bác sĩ hướng dẫn khác. Sau khi được bù nước, ngay cả những trẻ bị nặng vẫn có thể tiếp tục chế độ ăn bình thường. Hầu hết trẻ em bị tiêu chảy đều dung nạp được các sản phẩm sữa bò nguyên chất, không cần thiết phải pha loãng hoặc ngừng sữa, trừ trường hợp trẻ bị dị ứng với sữa bò.Thực phẩm được khuyến nghị bao gồm các loại tinh bột (như gạo, lúa mì, khoai tây, bánh mì,…), thịt nạc, sữa chua, trái cây và rau. Nên tránh thực phẩm giàu chất béo sẽ gây khó hấp thụ hơn, tránh đồ uống thể thao vì chúng có quá nhiều đường và có nồng độ chất điện giải không phù hợp cho trẻ bị tiêu chảy. Nên cung cấp thức ăn với khối lượng nhỏ hơn, thường xuyên hơn để giảm nguy cơ nôn mửa. 3 Tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định sáu tháng đầu năm 2021 đã có hơn 2000 lượt trẻ dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy cấp đến khám và điều trị. Trong đó, có khoảng 170 trẻ dưới 2 tuổi mắc tiêu chảy cấp, có nhiều trường hợp trẻ tái mắc hoặc cả anh chị em trong gia đình đều bị mắc bệnh tiêu chảy cấp. Theo khảo sát nhanh kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi đang điều trị tại khoa Tiêu hóa bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định, chúng tôi nhận thấy các bà mẹ còn đang thiếu kiến thức về bệnh và cách chăm sóc trẻ dưới 2 tuổi mắc tiêu chảy cấp. Việc nâng cao kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp sẽ góp phần quan trọng trong việc điều trị, chăm sóc trẻ tại nhà giúp làm giảm tình trạng nhập viện do tiêu chảy cấp của trẻ em dưới 2 tuổi. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Thay đổi kiến thức chăm sóc trẻ dưới 2 tuổi mắc bệnh tiêu chảy cấp của bà mẹ tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định sau giáo dục sức khỏe” với 2 mục tiêu. 4 MỤC TIÊU 1. Mô tả thực trạng kiến thức chăm sóc trẻ dưới 2 tuổi mắc bệnh tiêu chảy cấp của bà mẹ tại Bệnh viện Nhi Nam Định năm 2021. 2. Đánh giá sự thay đổi kiến thức chăm sóc trẻ dưới 2 tuổi mắc bệnh tiêu chảy cấp của bà mẹ tại Bệnh viện Nhi Nam Định sau giáo dục sức khỏe. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đại cương về Tiêu chảy cấp 1.1.1. Định nghĩa tiêu chảy cấp Theo WHO [44], [61]. Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ ngày (hoặc đi ngoài nhiều lần hơn bình thường). Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính kéo dài không quá 14 ngày, thường dưới 7 ngày. Tiêu chảy thường là triệu chứng nhiễm trùng đường ruột có thể do vi khuẩn, virus và kí sinh trùng đường ruột gây ra. Bệnh lây qua thực phẩm hay nước uống bị nhiễm khuẩn hay lây từ người sang người do thói quen vệ sinh kém. 1.1.2. Phân loại tiêu chảy cấp 1.1.2.1. Phân loại tiêu chảy theo cơ chế bệnh sinh: Tiêu chảy xâm nhập: Yếu tố gây bệnh xâm nhập vào liên bào ruột non, ruột già, nhân lên, gây phản ứng viêm và phá hủy tế bào. Các sản phẩm này bài tiết vào lòng ruột và gây ra tiêu chảy phân máu (Shigella, E.Coli xâm nhập, Coli xuất huyết, Campylobactec Jejumu, Salmonella, E.Histolytica ) [4]. Tiêu chảy thẩm thấu: E.P.E.C (Enteropathogenic Escherichia Coli), E.A.E.C (Enteroaggregative Escherichia Coli), Rotavirus, Giardia lambilia, Cryptospordium bám dính vào niêm mạc ruột, gây tổn thương diềm bàn chải của tế bào hấp thu ở ruột non, các chất thức ăn không tiêu hóa hết trong lòng ruột không được hấp thu hết sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu, hút nước và điện giải vào lòng ruột, gây tiêu chảy và không dung nạp các chất trong đó có Lactose [4]. Tiêu chảy do xuất tiết: Phẩy khuẩn tả E.T.E.C (Enterotoxigenic Escherichia Coli) tiết tố độc ruột, không gây tổn thương đến hình thái tế bào mà tác động lên nhung mao ruột làm ruột tăng xuất tiết và giảm hấp thu [4]. 1.1.2.2. Phân loại tiêu chảy cấp theo lâm sàng * Tiêu chảy cấp phân nước: Là đợt cấp, thời gian không quá 14 ngày, thường 6 khoảng 5- 7 ngày, chiếm khoảng 80% tổng số các trường hợp tiêu chảy. Nguy hiểm nhất chính là mất nước và điện giải. Gây giảm cân, thiếu hụt dinh dưỡng nếu không được tiếp nuôi dưỡng tốt [4]. * Tiêu chảy phân máu Chiếm 10% - 15% có nơi 20% tổng số các trường hợp tiêu chảy. Nguy hiểm chính là phá hủy niêm mạc ruột và gây tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nguy cơ nhiễm khuẩn huyết, suy dinh dưỡng và gây mất nước [4]. Do vị trí tổn thương của niêm mạc ruột nên tính chất phân có khác nhau: Nếu tổn thương ở đoạn trên ống tiêu hóa (ruột non) thì phân có nhiều nước lẫn máu nhầy (như nước rửa thịt). Nếu tổn thương ở đoạn thấp ống tiêu hóa (đại tràng) thì phân có ít nước, nhiều máu nhầy, có kèm theo mót rặn, đau quặn. Tiêu chảy kèm theo suy dinh dưỡng nặng: Nguy hiểm chính là nhiễm trùng toàn thân nặng, mất nước, suy tim, thiếu hụt vitamin và vi lượng. 1.1.2.3. Phân loại dựa vào nồng độ Natri máu: Tùy theo tương quan giữa muối và nước bị mất đi có thể chia thành: Mất nước đẳng trương: Lượng muối và nước mất tương đương; Nồng độ Natri trong máu bình thường (130-150mml/l); Nồng độ thẩm thấu huyết tương bình thường (275-295 mmol/l ); Mất nghiêm trọng nước ở tế bào gây giảm khối lượng tuần hoàn. Mất nước ưu trương ( tăng Na+ máu): Mất nhiều nước hơn Na+; Nồng độ Na+ trong máu > 150mmol/l ; Độ thẩm thấu huyết thanh > 295mmol/l; Bệnh nhân kích thích, rất khát nước, có thể co giật; Thường xảy ra khi uống nhiều các dung dịch ưu trương (pha oresol sai); Nồng độ Na+, đường đậm đặc kéo nước từ dịch ngoại bào vào lòng ruột, nồng độ Natri dịch ngoại bào tăng lên kéo nước từ trong tế bào ra ngoài tế bào gây mất nước trong tế bào. Mất nước nhược trương: Mất Na+ nhiều hơn mất nước; Na+ máu dưới 130mmol/l; Nồng độ thẩm thấu huyết thanh giảm xuống dưới 275 mmol/l; Bệnh nhân li bì, đôi khi co giật dẫn tới sốc giảm khối lượng tuần hoàn. 7 1.1.2.4. Phân loại theo mức mất nước Mất dưới 5% trọng lượng cơ thế: chưa có dấu hiệu lâm sàng. Mất từ 5% đến 10 % trọng lượng cơ thể: gây mất nước từ trung bình đến nặng. Mất nước từ 10% trọng lượng cơ thể: suy tuần hoàn nặng. 1.1.3. Dịch tễ học của bệnh tiêu chảy cấp Tiêu chảy cấp là nguyên nhân hàng đầu của suy dinh dưỡng và là nguyên nhân đứng thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 2 tuổi. 1.1.3.1. Đường lây truyền Bệnh lây truyền qua đường phân - miệng: Thức ăn, nước uống bị nhiễm bẩn do phân của người hoặc súc vật mang mầm bệnh là nguồn gây bệnh cho cộng đồng. 1.1.3.2. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh. * Các yếu tố vật chủ làm tăng tính cảm thụ với bệnh tiêu chảy: Tuổi: Tiêu chảy cấp là bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ em, trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi hay bị mắc tiêu chảy do trẻ mới tập ăn sam, giảm kháng thể thụ động, kháng thể chủ động chưa hoàn thiện, nguy cơ tiếp xúc mầm bệnh tăng lên khi trẻ biết bò và tăng hoạt động cá nhân [4], [26], [33]. Tình trạng suy dinh dưỡng: Trẻ suy dinh dưỡng dễ mắc tiêu chảy cấp và các đợt tiêu chảy thường kéo dài hơn. Đặc biệt trẻ suy dinh dưỡng nặng bị tiêu chảy cấp có tỷ lệ tử vong rất cao [4], [37]. Tình trạng suy giảm miễn dịch: Trẻ suy giảm miễn dịch tạm thời hay gặp sau sởi, các đợt nhiễm vi rút khác như thuỷ đậu, quai bị, viêm gan hoặc suy giảm miễn dịch kéo dài (AIDS) dễ mắc tiêu chảy cấp và tiêu chảy kéo dài. Cơ địa: Trẻ đẻ non, đẻ yếu. * Tập quán là tăng nguy cơ tiêu chảy cấp: Ăn sam: Không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, không cho trẻ bú sữa mẹ lần đầu trong vòng 1 giờ sau khi sinh, cai sữa sớm cho trẻ (trước 24 tháng) [6], cho trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ tiêu chảy cấp cao gấp 10 lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc không bú bình [4] . 8 Cho bú bình: Bình sữa dễ bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn đường ruột và khó rửa sạch, nếu trẻ bú không hết sữa trong bình thì vi khuẩn sẽ phát triển. Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm: Gia đình sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc tiêu chảy cấp cao [3]. Chế độ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống kém: Nhiều nghiên cứu cho thấy vệ sinh đôi tay sẽ giảm được tỷ lệ mắc tiêu chảy cấp ở trẻ em. Không rửa tay sau khi đi ngoài, trước khi chế biến thức ăn ở các bà mẹ gây tiêu chảy cấp cho con họ [3], [21], [53]. Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc bệnh của trẻ, thức ăn đã được nấu chín và để một thời gian trước khi ăn thì rất dễ bị ô nhiễm vì vậy cần cho trẻ ăn ngay sau khi vừa nấu xong. Để trẻ bò chơi ở vùng đất bẩn có dính phân người hoặc phân gia súc. Không xử lý phân (nhất là phân trẻ nhỏ) một cách hợp vệ sinh: Theo nghiên cứu của Nguyễn Quang Vinh thì xử lý phân sai có nguy cơ mắc tiêu chảy cấp so với cách sử lý phân đúng [35]. * Tính chất mùa Tiêu chảy cấp do Rotavirus xảy ra vào mùa khô lạnh [9], [31]. Tiêu chảy cấp do vi khuẩn xảy ra vào mùa mưa. * Các nhiễm khuẩn ngoài ruột cũng có thể gây tiêu chảy cấp: Viêm phổi. Viêm tai giữa, viêm tai xương chũm. Nhiễm trùng đường tiết niệu. * Dùng kháng sinh: Trẻ dùng kháng sinh bừa bãi, nhất là các loại kháng sinh dùng bằng đường uống tiêu diệt hết các vi khuẩn có lợi cho cơ thể, gây nên tiêu chảy cấp do loạn khuẩn. * Các vụ dịch: Hai tác nhân gây bệnh đường ruột: Vibro Cholerae 01 và Shigella Dysenteria typ 1 là những nguyên nhân gây đại dịch với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao ở mọi nhóm tuổi. 9 1.1.4. Nguyên nhân gây bệnh 1.1.4.1. Virus Rotavirus: Là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp nặng, nhập viện thậm chí tử vong ở trẻ nhỏ trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam. Trẻ bị TCC do Rotavirus có tỷ lệ nhập viện cao gấp 3 lần so với tiêu chảy cấp do nguyên nhân khác. Tại Việt Nam 55% trường hợp TCC nhập viện ở trẻ nhỏ là Rotavirus [9], [31]. 1.1.4.2. Vi khuẩn Coli đường ruột Escherichia Coli gây 25% các trường hợp TCC, trong đó Escherichia Coli sinh độc tố ruột (Entero Toxigenic Escherichia Coli) là tác nhân quan trọng gây tiêu chảy cấp phân tóe nước ở trẻ em. Trực trùng lỵ (Shigella): Tác nhân gây hội chứng lỵ phân máu trong 60% các đợt lỵ. Campylobacter jejuni: Gây tiêu chảy phân nước hoặc phân máu. Salmonella không gây thương hàn: Gây tiêu chảy cấp phân nước hoặc phân máu. Vi khuẩn tả Viborio cholera 01: Gây mất nước và mất điện giải nặng ở trẻ em. 1.1.4.3. Nguyên nhân khác Sai lầm chế độ ăn, dị ứng thức ăn, sử dụng kháng sinh…. 1.1.5. Hậu quả của tiêu chảy cấp * Mất nước, mất Natri: Do giảm hấp thu và tăng bài tiết nước cùng Natri tại ruột rồi tống ra ngoài trong tình trạng phân lỏng dẫn đến mất nước và mất Natri. Ngay sau khi đi phân lỏng đầu tiên đã thực sự là cho cơ thể mất nước. Tuy vậy triệu chứng mất nước trên lâm sàng chỉ bắt đầu xuất hiện khi mất đi 5% trọng lượng cơ thể. Nếu để bệnh nhi tiêu chảy mất tơi 10% trọng lượng cơ thể thì sẽ xảy ra sốc do giảm khối lượng tuần hoàn và mất trên 10% trọng lượng cơ thì khó tránh khỏi tử vong. * Mất Kali và Bicarbonate: Do Kali và Bicarbonate bị đào thải ra ngoài theo phân do đó dẫn đến giảm Kali máu và toan hóa máu. Khi Kali máu giảm sẽ dẫn đến giảm trương lực cơ. Nhẹ 10 là liệt ruột cơ nặng gây trướng bụng, nặng hơn sẽ gây nhược cơ toàn thân, loạn nhịp tim và có thể gây tử vong. Thông thường, khi mất Bicarbonate thận sẽ điều chỉnh và bù trừ được. Nhưng khi mất nước nặng, giảm khối lượng tuần hoàn thì lưu lượng máu đến thận giảm, do đó chức năng thận cũng bị suy giảm theo không thể điều chỉnh được. * Tiêu chảy cấp dẫn đến tiêu chảy kéo dài và SDD: Trẻ bị suy dinh dưỡng có nguy cơ tử vong do tiêu chảy cấp cao gấp 4 lần trẻ bình thường. Trẻ suy dinh dưỡng sức đề kháng giảm do vậy trẻ bị nhiễm trùng kèm theo, trong đó hay gặp nhất là viêm phổi. Vòng xoắn bệnh lý Tiêu chảy – Suy dinh dưỡng - Nhiễm trùng cứ thúc đẩy nhau phát triển làm tình trạng của trẻ ngày một nặng lên. Hậu quả cuối cùng của vòng xoắn này là tử vong [8], [44]. Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài cao hơn trẻ lớn. Nguy cơ tiêu chảy cấp chuyển sang tiêu chảy kéo dài ở trẻ trong năm đầu là 22% giảm xuống 10% so với năm thứ hai và 3% năm thứ ba. Mối nguy hiểm lớn nhất đe dọa tới sưc khỏe với trẻ bị tiêu chảy cấp là tình trạng mất nước. Do vậy khi bị tiêu chảy cấp, trước hết cần bù ngay nước và chất điện giải, sử dụng men vi sinh để cân bằng vi sinh vật đường ruột [28]. 1.1.6 Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp 1.1.6.1. Thực hiện y lệnh bù nước và điện giải cho trẻ theo phác đồ * Phác đồ A: Điều trị và chăm sóc tại nhà Theo khuyến cáo của WHO và đồng thuận về chẩn đoán và điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em của Hội nghị Nhi khoa toàn cầu lần XXI [9], [60]; Trẻ mắc tiêu chảy cấp chưa mất nước có thể được chăm sóc tại nhà theo 4 nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường phòng mất nước. Số lượng uống: Cho trẻ uống sau mỗi lần đi ngoài với số lượng nước: Tuổi Lượng ORS cho uống sau mỗi lần đi ngoài < 24 tháng 50 – 100 ml 2- 10 tuổi 100 – 200 ml 10 tuổi trở lên Uống cho đến khi hết khát
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan