Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thay đổi chất lượng cuộc sống ở người bệnh suy tim mạn được áp dụng phương pháp ...

Tài liệu Thay đổi chất lượng cuộc sống ở người bệnh suy tim mạn được áp dụng phương pháp tập thở cơ hoành tại bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2021

.PDF
94
1
57

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH TRẦN THỊ MAI LIÊN THAY §æI CHÊT L¦îNG CUéC SèNG ë NG¦êI BÖNH SUY TIM M¹N §¦îC ¸P DôNG PH¦¥NG PH¸P TËP THë C¥ HOµNH T¹I BÖNH VIÖN TRUNG ¦¥NG QU¢N §éI 108 N¡M 2021 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH TRẦN THỊ MAI LIÊN THAY §æI CHÊT L¦îNG CUéC SèNG ë NG¦êI BÖNH SUY TIM M¹N §¦îC ¸P DôNG PH¦¥NG PH¸P TËP THë C¥ HOµNH T¹I BÖNH VIÖN TRUNG ¦¥NG QU¢N §éI 108 N¡M 2021 Ngành: Điều dưỡng Mã số: 8720301 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BS. Đỗ Văn Chiến NAM ĐỊNH - 2022 i TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng và đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống ở người bệnh suy tim mạn được áp dụng phương pháp tập thở cơ hoành tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp một nhóm có so sánh trước sau áp dụng cho 45 người bệnh suy tim mạn đang được quản lý và điều trị tại khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Sử dụng công cụ đo lường hệ số (mức độ) chất lượng cuộc sống EQ-5D-5L do Hiệp hội khoa học Châu Âu xây dựng để đánh giá kết quả trước can thiệp, sau can thiệp 1 tháng và 3 tháng. Kết quả: Trước can thiệp, chất lượng cuộc sống trong tất cả các lĩnh vực của bệnh nhân suy tim mạn tính đều giảm trong đó lĩnh vực thuộc thành phần sức khỏe thể chất tốt hơn so với lĩnh vực sức khỏe tâm thần. Mức trung bình (40%), thấp (33,3%) và rất thấp (24,4%), mức cao chỉ đạt 2,2% và không có bệnh nhân đạt mức rất cao. Bệnh nhân ≥ 60 tuổi thì gặp rất nhiều bệnh nhân có CLCS mức rất thấp (40%). Ở nam, chiếm đa số là mức chất lượng cuộc sống trung bình (47,2%); ở nữ, mức rất thấp chiếm đa số với 77,8%. Ở bệnh nhân NYHA II, thường gặp nhất là bệnh nhân có chất lượng cuộc sống ở mức trung bình; ở nhóm NYHA III, IV lại nghiêng về mức thấp và rất thấp nhiều hơn. Sau can thiệp, ở tất cả các lĩnh vực trong thang điểm EQ-5D-5L đều cho thấy có sự cải thiện chất lượng cuộc sống ở cả 2 thời điểm sau can thiệp 1 tháng và 3 tháng. Sau 1 tháng, chỉ có 1/5 lĩnh vực có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, còn sau 3 tháng là 3/5 lĩnh vực. Sau tập phục hồi chức năng bằng thở cơ hoành, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tăng lên đáng kể theo thang điểm đánh giá CLCS EQ- 5D-5L. Kết luận: Chất lượng cuộc sống trong tất cả các khía cạnh của bệnh nhân suy tim mạn tính đều giảm. Sau tập thở cơ hoành, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tăng lên đáng kể theo thang điểm đánh giá CLCS EQ- 5D-5L. Bài tập có thể áp dụng vào thực hành lâm sàng ở những đơn vị có điều trị bệnh nhân suy tim mạn. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu và các thầy cô trong Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, đã hết lòng, nhiệt tình truyền thụ kiến thức và luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS.BS Đỗ Văn Chiến, người lãnh đạo, đồng thời cũng là người thầy đã tâm huyết, tận tình, động viên, và dành nhiều thời gian hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện, cùng tập thể cán bộ nhân viên Khoa nội Tim mạch Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi học tập, hoàn thành luận văn của mình. Và cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn cha mẹ và những người thân trong gia đình đã luôn ở bên, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Ký tên Trần Thị Mai Liên iii LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Trần Thị Mai Liên - Học viên lớp cao học khóa 6, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, TS.BS Đỗ Văn Chiến. 2. Công trình nghiên cứu này của tôi không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố. 3. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan đã được đồng ý thu thập và xác nhận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này! Nam Định, ngày tháng năm 2022 Ký tên Trần Thị Mai Liên MỤC LỤC TÓM TẮT ................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................ vii ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN ........................................................................................ 4 1.1. Tổng quan về suy tim .................................................................................... 4 1.1.1. Định nghĩa .............................................................................................. 4 1.1.2. Phân loại ................................................................................................. 4 1.1.3. Nguyên nhân ........................................................................................... 4 1.1.4. Các yếu tố làm nặng suy tim ................................................................... 4 1.1.5. Triệu chứng ............................................................................................. 4 1.1.6. Chẩn đoán ............................................................................................... 5 1.1.7. Điều trị .................................................................................................... 5 1.2. Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim............................................... 7 1.2.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống.............................................................. 7 1.2.2. Các thang đo chất lượng sống của bệnh nhân suy tim mạn ...................... 8 1.2.3. Thực trạng chất lượng cuộc sống ở người bệnh suy tim mạn ................. 11 1.2.4. Lựa chọn bộ câu hỏi đo lường ............................................................... 13 1.3. Điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân suy tim ..................................... 15 1.3.1. Tái điều hòa hoạt động tim phổi ............................................................ 16 1.3.2. Hoạt động thể lực .................................................................................. 16 1.3.3. Tăng cường sức mạnh ........................................................................... 18 1.3.4. Liệu pháp oxy ....................................................................................... 18 1.3.5. Chăm sóc tâm lý .................................................................................... 18 1.3.6. Phương pháp tập thở cơ hoành .............................................................. 19 1.4. Khung lý thuyết cho nghiên cứu .................................................................. 23 1.5. Một số thông tin về địa điểm nghiên cứu ..................................................... 25 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 27 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................... 27 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 27 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 27 2.1.3. Thời gian nghiên cứu............................................................................. 27 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 27 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 27 2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu .................................................... 27 2.2.3. Các biến số, chỉ số của nghiên cứu ........................................................ 28 2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 28 2.2.5. Can thiệp tập thở cơ hoành .................................................................... 28 2.2.6. Các tiêu chí đánh giá sử dụng trong luận văn ........................................ 32 2.3. Quy trình tổ chức nghiên cứu, thu thập số liệu ............................................. 35 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 38 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ........................................................ 38 3.1.1. Đặc điểm phân bố về tuổi ...................................................................... 38 3.1.2. Đặc điểm phân bố về giới ...................................................................... 39 3.1.3. Các yếu tố nguy cơ ................................................................................ 39 3.1.4. Phân độ suy tim theo NYHA ................................................................. 40 3.1.5. Chỉ số EF .............................................................................................. 40 3.1.6. Bệnh phối hợp ....................................................................................... 41 3.1.7. Rối loạn nhịp rung nhĩ kèm theo ........................................................... 41 3.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn .................... 42 3.2.1. Thực trạng chất lượng cuộc sống ........................................................... 42 3.2.2. Chất lượng cuộc sống của người bệnh theo nhóm tuổi........................... 43 3.2.3. Chất lượng cuộc sống của người bệnh theo giới tính ............................. 44 3.2.4. Chất lượng cuộc sống của người bệnh theo phân độ NYHA .................. 45 3.2.5. Chất lượng cuộc sống của người bệnh theo EF ...................................... 46 3.2.6. Chất lượng cuộc sống của người bệnh theo bệnh phối hợp .................... 47 3.2.7. Chất lượng cuộc sống của người bệnh theo đặc điểm rung nhĩ .............. 48 3.3. Sự thay đổi chất lượng cuộc sống ở người bệnh........................................... 49 3.3.1. Thay đổi chất lượng cuộc sống của người bệnh sau tập thở cơ hoành .... 49 3.3.2. Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau can thiệp theo nhóm tuổi ..... 50 3.3.3. Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau can thiệp theo giới tính ........ 50 3.3.4. Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau can thiệp theo tình trạng hút thuốc lá....... 51 3.3.5. Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau can thiệp theo phân độ NYHA .... 51 3.3.6. Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau can thiệp theo EF ................. 52 3.3.7. Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau can thiệp theo bệnh phối hợp....... 52 Chương 4: BÀN LUẬN ......................................................................................... 53 4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ........................................................ 53 4.1.1. Đặc điểm phân bố về tuổi, giới .............................................................. 53 4.1.2. Các yếu tố nguy cơ ................................................................................ 54 4.1.3. Phân độ suy tim theo NYHA, chỉ số EF ................................................ 55 4.1.4. Bệnh phối hợp ....................................................................................... 56 4.1.5. Bệnh nhân suy tim có rung nhĩ .............................................................. 56 4.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn .................... 57 4.2.1. Thực trạng chất lượng cuộc sống ........................................................... 57 4.2.2. Chất lượng cuộc sống của người bệnh theo nhóm tuổi........................... 58 4.2.3. Chất lượng cuộc sống của người bệnh theo giới tính ............................. 59 4.2.4. Chất lượng cuộc sống của người bệnh theo phân độ NYHA .................. 60 4.2.5. Chất lượng cuộc sống của người bệnh theo EF ...................................... 60 4.2.6. Chất lượng cuộc sống của người bệnh theo bệnh phối hợp .................... 61 4.2.7. Chất lượng cuộc sống của người bệnh theo đặc điểm rung nhĩ .............. 62 4.3. Thay đổi chất lượng cuộc sống sau can thiệp ............................................... 62 4.3.1. Thay đổi chất lượng cuộc sống của người bệnh sau can thiệp ................ 62 4.3.2. Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau can thiệp theo nhóm tuổi ..... 63 4.3.3. Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau can thiệp theo giới tính ........ 64 4.3.4. Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau can thiệp theo tình trạng hút thuốc lá....... 64 4.3.5. Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau can thiệp theo phân độ NYHA . 65 4.3.6. Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau can thiệp theo EF ................. 66 4.3.7. Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau can thiệp theo bệnh phối hợp....... 66 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 68 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1: BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU Phụ lục 2: BỘ CÂU HỎI EQ - 5D - 5L Phụ lục 3: DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU iv DANH MỤC VIẾT TẮT AHA/ACC American Heart Association/ American College of Cardiology Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ/ Hội Tim mạch học Hoa Kỳ BMI Body mass Index – Chỉ số khối cơ thể CLCS Chất lượng cuộc sống ĐMC Động mạch chủ ĐMV Động mạch vành ĐTĐ Đái tháo đường ECG Electrocardiogram - Điện tâm đồ EF Ejection fraction – Phân suất tống máu ESC European Society of Cardiology - Hiệp hội Tim mạch châu Âu KTV Kỹ thuật viên NMCT Nhồi máu cơ tim NYHA New York Heart Association - Hội Tim Mạch New York PSTM Phân suất tống máu PHCN Phục hồi chức năng QoL Quality of life - Chất lượng cuộc sống ROM Rank of Motion - Tầm vận động khớp ST Suy tim THA Tăng huyết áp VAS Visual Analogue Scale – Thang điểm đánh giá mức độ đau VHL Van hai lá v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân loại mức độ suy tim theo NYHA [17] ........................................... 32 Bảng 2.2. Phân giai đoạn suy tim theo AHA/ACC (2008) ..................................... 33 Bảng 2.3. Phân loại tăng huyết áp theo JNC VII (2003) ......................................... 33 Bảng 2.4. Phân loại thể lực theo chỉ số khối cơ thể ................................................ 33 Bảng 2.5. Phân loại chất lượng cuộc sống.............................................................. 34 Bảng 3.1. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu theo giới............................... 38 Bảng 3.2. Các yếu tố nguy cơ ................................................................................ 39 Bảng 3.3. Chỉ số EF của bệnh nhân nghiên cứu ..................................................... 40 Bảng 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh phối hợp ...................................................... 41 Bảng 3.5. Điểm số chất lượng cuộc sống theo các tiêu chí ..................................... 42 Bảng 3.6. Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim theo nhóm tuổi .............. 43 Bảng 3.7. Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim theo giới tính ................. 44 Bảng 3.8. Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim theo phân độ NYHA ...... 45 Bảng 3.9. Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim theo EF .......................... 46 Bảng 3.10. Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim theo bệnh phối hợp ...... 47 Bảng 3.11. Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim theo rung nhĩ ............... 48 Bảng 3.12. Thay đổi chất lượng cuộc sống của người bệnh sau tập thở cơ hoành . 49 Bảng 3.13. Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim sau can thiệp theo nhóm tuổi ..................................................................................................... 50 Bảng 3.14. Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim sau can thiệp theo giới tính ..................................................................................................... 50 Bảng 3.15. Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim sau can thiệp theo tình trạng hút thuốc lá ................................................................................ 51 Bảng 3.16. Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim sau can thiệp theo phân độ NYHA ........................................................................................... 51 Bảng 3.17. Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim sau can thiệp theo EF... 52 Bảng 3.18. Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim sau can thiệp theo bệnh phối hợp ............................................................................................. 52 vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo nhóm tuổi .................................. 38 Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo giới............................................ 39 Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo mức độ suy tim.......................... 40 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn nhịp rung nhĩ kèm theo .......................... 41 Biểu đồ 3.5. Phân loại chất lượng cuộc sống bệnh nhân suy tim mạn .................... 42 Biểu đồ 3.6. Phân loại chất lượng cuộc sống theo nhóm tuổi ................................. 43 Biểu đồ 3.7. Phân loại chất lượng cuộc sống theo giới tính .................................... 44 Biểu đồ 3.8. Phân loại chất lượng cuộc sống theo phân độ NYHA ........................ 45 Biểu đồ 3.9. Phân loại chất lượng cuộc sống theo chi số EF .................................. 46 Biểu đồ 3.10. Phân loại chất lượng cuộc sống theo bệnh phối hợp ......................... 47 Biểu đồ 3.11. Phân loại chất lượng cuộc sống theo tình trạng rung nhĩ .................. 48 Biểu đồ 3.12. Cải thiện chất lượng cuộc sống sau tập thở cơ hoành ....................... 49 vii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Kỹ thuật tập thở cơ hoành khi nằm ......................................................... 21 Hình 1.2. Kỹ thuật tập thở cơ hoành khi ngồi ........................................................ 22 Hình 1.3. Khung lý thuyết nghiên cứu ................................................................... 25 Hình 2.1. Hình ảnh tập phục hồi chức năng bằng thở cơ hoành ở bệnh nhân suy tim điều trị nội trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ........................ 32 Hình 2.2. Sơ đồ quy trình nghiên cứu .................................................................... 36 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, tuổi thọ của dân số tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam ngày càng tăng. Hệ quả sự già hóa dân số là sự gia tăng tần suất lưu hành các bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim mạch. Suy tim (ST) là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của những tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng của quả tim dẫn đến tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận máu (suy tim tâm trương) hoặc tống máu (suy tim tâm thu) [8]. Hiện nay, có hơn 22 triệu người mắc suy tim trên toàn thế giới. Mỗi năm cũng có thêm 2 triệu người mới mắc suy tim. Khoảng 6% những người trên 65 tuổi mắc bệnh suy tim. Với điều kiện chăm sóc tốt, tuổi thọ loài người ngày càng tăng cũng kéo theo con số bệnh nhân suy tim cũng không ngừng tăng lên. Suy tim không chỉ làm suy giảm sức khỏe của người bệnh, mà nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến tài chính, thậm chí còn trở thành gánh nặng cho những người không có điều kiện về kinh tế. Tại Mỹ, hàng năm có xấp xỉ 900.000 bệnh nhân nhập viện vì suy tim và làm tiêu tốn một khoản tiền khổng lồ [20], [27], [35], [48]. Một số báo cáo cũng cho thấy ở một vài quốc gia ngân sách dành cho suy tim chiếm từ 1-2% ngân sách dành cho y tế [19]. Tại Việt Nam, dù chưa có một nghiên cứu chính thức về tỷ lệ mắc bệnh suy tim, song theo tần suất mắc bệnh của thế giới, ước tính có khoảng 320 nghìn đến 1,6 triệu người nước ta bị suy tim. Tiên lượng bệnh nhân suy tim có khuynh hướng ngày càng xấu đi do giảm hoạt động của người bệnh về các mặt thể chất, tinh thần, xã hội, gia tăng tần suất nhập viện và chi phí điều trị cao. Khoảng 80% bệnh nhân suy tim cần được hỗ trợ về các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, bao gồm giúp đỡ các việc nhà, mua sắm, lái xe, quản lý thuốc,…những điều này làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Quản lý và điều trị bệnh nhân suy tim là một quá trình phức tạp. Bên cạnh những tiến bộ gần đây trong điều trị suy tim bằng các phương pháp y học (thuốc, ghép tim, cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim…), việc điều trị suy tim bằng các biện pháp không dùng thuốc giúp cho tiên lượng cũng như chất lượng cuộc sống của 2 bệnh nhân suy tim có nhiều cải thiện (chế độ nghỉ ngơi, chế độ tập luyện, chế độ ăn, sự tuân thủ trong sử dụng thuốc…). Phục hồi chức năng hô hấp là một trong những phương pháp điều trị không dùng thuốc bao gồm: giáo dục sức khỏe, vật lý trị liệu hô hấp, hỗ trợ tâm lý và tái hòa nhập xã hội. Trong đó, vật lý trị liệu rất quan trọng gồm nhiều biện pháp như: tập thở cơ hoành, các bài tập vận động… Một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh tập thở cơ hoành giúp bệnh nhân giảm rối loạn nhịp tim, cải thiện thông khí, đồng bộ tỷ lệ thông khí tưới máu và nhiều tác động sinh lý khác [32], [14], [35] . Ở nước ta hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu về tác dụng tập thở đối với sức khỏe nói chung và bệnh lý mạn tính hô hấp, tim mạch nói riêng, tuy nhiên việc áp dụng phục hồi chức năng hô hấp vào điều trị vẫn còn nhiều hạn chế, phạm vi áp dụng còn hẹp. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa sâu, tuyến cuối của ngành Quân y, số lượng bệnh nhân suy tim được quản lý tại khoa Nội Tim mạch hàng năm rất lớn. Vấn đề đặt ra là thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn tại Bệnh viện 108 như thế nào? Phương pháp tập thở cơ hoành có thể làm thay đổi cuộc sống của người bệnh suy tim mạn hay không? Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Thay đổi chất lượng cuộc sống ở người bệnh suy tim mạn được áp dụng phương pháp tập thở cơ hoành tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2021” với hai mục tiêu: 3 MỤC TIÊU 1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2021. 2. Đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống ở người bệnh được áp dụng phương pháp tập thở cơ hoành tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2021. 4 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về suy tim 1.1.1. Định nghĩa Suy tim là trạng thái bệnh lý với sự bất thường về chức năng, tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể về mặt oxy [12]. 1.1.2. Phân loại Có nhiều cách phân loại suy tim khác nhau, dựa trên cơ sở: - Tình trạng tiến triển: suy tim cấp và suy tim mạn tính - Theo hình thái định khu: suy tim phải, suy tim trái và suy tim toàn bộ. Đây là cách thường được sử dụng trên lâm sàng 1.1.3. Nguyên nhân - Nguyên nhân gây suy tim trái là do các bệnh: tăng huyết áp động mạch, bệnh động mạch vành, một số bệnh van tim (hở hay hẹp van ĐMC, hở VHL), các tổn thương cơ tim, một số rối loạn nhịp tim, một số bệnh tim bẩm sinh [45]. - Nguyên nhân gây suy tim phải: một số bệnh về phổi, một số bệnh lý tim mạch (hẹp VHL, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn…) - Nguyên nhân gây suy tim toàn bộ: suy tim trái tiến triển, bệnh cơ tim giãn… 1.1.4. Các yếu tố làm nặng suy tim Trên cơ sở một số bệnh lý tim mạch, một số nguyên nhân làm khởi phát, tăng nặng hoặc thúc đẩy suy tim nhanh hơn như - Thiếu máu - Nhiễm trùng - Dùng các thuốc hóa trị liệu - Rối loạn nhịp tim - Trên cơ sở bệnh van tim lại có thêm bệnh động mạch vành 1.1.5. Triệu chứng - Khó thở: là triệu chứng hay gặp nhất. Lúc đầu chỉ khó thở khi gắng sức, 5 - về sau khó thở xảy ra thường xuyên, người bệnh nằm cũng khó thở nên thường phải ngồi dậy để thở. - Ho: có thể xảy ra vào ban đêm hoặc khi người bệnh gắng sức. - Cảm giác đau ngực, nặng ngực hoặc đánh trống ngực. - Đi tiểu về đêm và tiểu ít. - Nhịp tim nhanh. - Tĩnh mạch cổ nổi. - Tím da và niêm mạc. - Phù. - Gan to. 1.1.6. Chẩn đoán Theo Hội Tim mạch châu Âu 2016 (ESC) suy tim là một hội chứng bệnh lý gồm các dấu hiệu sau [45]: Suy tim tâm thu: - Triệu chứng cơ năng: người bệnh có các triệu chứng đặc hiệu của suy tim như khó thở khi gắng sức, mệt mỏi. - Có bằng chứng thực thể: nhịp nhanh, thở nhanh, tĩnh mạch cổ nổi, phù ngoại biên, cổ chướng, tràn dịch màng phổi. - Phân suất tống máu giảm đánh giá bằng các phương tiện hình ảnh. Suy tim tâm trương: - Có triệu chứng cơ năng và/ hoặc thực thể của suy tim - Phân suất tống máu giảm ≤50% - Tăng peptide lợi niệu (BNP> 35pg/nl và/hoặc proBNP> 125pg/ml) - Có chứng cứ biến đổi cấu trúc và chức năng của tim 1.1.7. Điều trị Chế độ nghỉ ngơi Nghỉ ngơi là một việc khá quan trọng vì nó góp phần làm giảm công của tim. Tuy nhiên, cần hiểu nghỉ ngơi theo nghĩa linh hoạt. Tùy mức độ suy tim mà có chế độ tập luyện nghỉ ngơi khác nhau. Nói chung, người bệnh suy tim nhẹ với nhiều yếu 6 tố nguy cơ tim mạch vẫn cần khuyến khích tập luyện thể lực nhưng không được hoạt động gắng sức nặng. Khi suy tim nặng hơn cần hoạt động nhẹ hơn và trong trường hợp suy tim rất nặng thì phải nghỉ ngơi tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi. Trong trường suy tim mà người bệnh phải nằm điều trị lâu ngày thì khi hoàn cảnh cho phép, nên khuyến khích người bệnh xoa bóp, lúc đầu là thụ động, sau đó là chủ động ở các chi, nhất là hai chi dưới để làm cho máu tĩnh mạch trở về tim được dễ dàng hơn, giảm bớt các nguy cơ huyết khối tĩnh mạch thường hay gặp ở những người bệnh này. Chế độ ăn giảm muối Chế độ ăn giảm muối là cần thiết, vì muối ăn (NaCl) làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, do đó làm tăng khối lượng tuần hoàn, từ đó gây tăng gánh nặng cho tim. Đối với người bệnh suy tim, tùy từng trường hợp cụ thể mà ta có thể áp dụng chế độ ăn giảm muối hoặc chế độ ăn gần như nhạt hoàn toàn: - Chế độ ăn giảm muối: người bệnh chỉ được dùng < 3g muối NaCl/ngày, tức là < 1,2g (50 mmol) Na+/ngày. - Chế độ ăn gần như nhạt hoàn toàn: người bệnh chỉ được ăn < 1,2g muối Nacl/ngày, tức là < 0,48g (20mmol) Na+/ngày. - Hạn chế nước và dịch dùng cho người bệnh - Ta cần hạn chế nước và dịch dùng cho người bệnh hàng ngày nhằm giảm bớt khối lượng tuần hoàn từ đó giảm bớt gánh nặng đối với tim. - Nói chung chỉ nên dùng cho người bệnh khoảng 500 – 1000ml lượng dịch đưa vào cơ thể mỗi ngày. Thở oxy Là biện pháp cần thiết trong nhiều trường hợp suy tim vì nó tăng cung cấp thêm oxy cho các mô, giảm bớt mức độ khó thở của người bệnh, đồng thời làm hạn chế sự co mạch phổi thường gặp ở những người bệnh thiếu oxy. Loại bỏ các yếu tố nguy cơ khác - Bỏ rượu, thuốc lá, cà phê… 7 - Giảm bớt cân nặng ở những người bệnh béo phì. - Tránh các xúc cảm mạnh (Stress). - Ngừng những thuốc làm giảm sức bóp của cơ tim nếu đang dùng, như: các thuốc chẹn bê ta giao cảm … - Tránh các thuốc giữ nước như corticoid. - Điều trị những yếu tố làm nặng thêm tình trạng suy tim như nhiễm trùng, rối loạn nhịp tim… Các thuốc điều trị trong suy tim - Lợi tiểu (làm giảm khối lượng tuần hoàn và giảm áp lực hệ tĩnh mạch, - giảm phù) và giảm muối (giảm tái hấp thu dịch), được dùng chữa triệu chứng cho người bệnh. - Thuốc ức chế men chuyển làm giãn mạch, cải thiện chức năng thất trái do vậy cải thiện được tiên lượng. - Thuốc ức chế thụ thể angiotensinlàm giãn mạch, cải thiện chức năng thất trái do vậy cải thiện được tiên lượng. - Hydralazine và nitrates có thể cải thiện triệu chứng, khả năng gắng sức. - Thuốc chẹn beta - giao cảm giúp cải thiện triệu chứng, cải thiện chức năng thất trái, cải thiện tiên lượng. - Thuốc kháng aldosterone giúp tăng cường lợi tiểu cải thiện triệu chứng, cải thiện chức năng thất trái, cải thiện tiên lượng. - Digoxin liều thấp làm cải thiện triệu chứng, tăng nhẹ cung lượng tim và giảm số lần nhập viện. - Các thuốc làm tăng co bóp cơ tim giúp bảo tồn tưới máu tổ chức và giảm ứ trệ trong trường suy tim nặng hoặc đợt cấp. - Các thuốc chống đông làm giảm nguy cơ huyết khối. 1.2. Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim 1.2.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống Chất lượng cuộc sống (quality of life) là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong khoa học xã hội liên quan đến các khía cạnh khác nhau của đời sống và 8 thường bao gồm các nhận định chủ quan của các cá nhân về cả các khía cạnh tích cực cũng như tiêu cực của cuộc sống. Thuật ngữ CLCS là một thuật ngữ đa chiều, vì vậy việc phân tích các phạm trù CLCS được nhiều ngành nhiều lĩnh vực nghiên cứu với các tiêu chí khác nhau. CLCS có thể được định nghĩa là: “nhận thức của mỗi cá nhân về vị trí của họ trong cuộc sống, trong bối cảnh về hệ thống văn hóa và giá trị mà họ đang sống, có liên quan đến các mục tiêu, kỳ vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm của mỗi cá nhân. CLCS bị ảnh hưởng bởi tình trạng thể chất, tâm lý, mức độ độc lập, mối quan hệ xã hội và mối quan hệ của họ với những đặc trưng của môi trường theo một cách thức phức tạp” [22]. Trong lĩnh vực y tế, khái niệm CLCS liên quan đến sức khỏe (health related quality of life) bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980. Mặc dù có rất nhiều các khái niệm về CLCS khác nhau nhưng nhìn chung, nhiều tác giả nhận định rằng CLCS liên quan đến sức khỏe là một khái niệm đa chiều và là đánh giá chủ quan của cá nhân về các tình trạng sức khỏe thể chất, tâm thần, mối quan hệ xã hội và các khía cạnh liên quan khác [25]. Trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực y tế, tình trạng sức khỏe (bao gồm cả sự khỏe mạnh về thể chất và tâm thần) và các hoạt động của các bộ phận chức năng cơ thể được xem là những khía cạnh quan trọng nhất của CLCS, tuy nhiên cần lưu ý rằng tình trạng sức khỏe không phải là phạm trù duy nhất của CLCS. 1.2.2. Các thang đo chất lượng sống của bệnh nhân suy tim mạn Nhiều thang đo chất lượng sống đã được dùng trong các nghiên cứu trên bệnh nhân suy tim mạn. Có thể chia các thang đo này thành 2 nhóm: nhóm các thang đo chất lượng sống dành cho những người bị các bệnh mạn tính nói chung và nhóm các thang đo chất lượng sống dành riêng cho bệnh nhân suy tim mạn. Nhóm một gồm các thang đo NHP (Nottingham Health Profile), SIP (Sickness Impact Profile) và SF-36 (36-item short form health survey). Hai thang đo NHP và SIP đều không nhạy với sự thay đổi triệu chứng của bệnh nhân suy tim mạn, hơn nữa thang đo NHP quá chú trọng đến đau là một triệu chứng không điển hình của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan