Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thành ủy hà nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay...

Tài liệu Thành ủy hà nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay

.PDF
208
1
111

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THÙY LINH THÀNH ỦY HÀ NỘI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC PHÕNG, CHỐNG LÃNG PHÍ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI – 2020 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THÙY LINH THÀNH ỦY HÀ NỘI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC PHÕNG, CHỐNG LÃNG PHÍ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số : 9310202 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. TRƢƠNG THỊ THÔNG HÀ NỘI – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................... 9 1.1.Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án .........9 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án ...........16 1.3. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án tập trung giải quyết .........................................................29 Chƣơng 2: THÀNH ỦY HÀ NỘI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC PHÕNG, CHỐNG LÃNG PHÍ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................ 31 2.1. Thành ủy Hà Nội và công tác phòng, chống lãng phí ở Thành phố Hà Nội............. 31 2.2. Thành ủy Hà Nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí - Khái niệm, nội dung và phương thức ..........................................................................................57 Chƣơng 3: THÀNH ỦY HÀ NỘI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC PHÕNG, CHỐNG LÃNG PHÍ – THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM ..................................................................................... 72 3.1. Tình hình công tác phòng, chống lãng phí ở Hà Nội giai đoạn 2013-2020 ........... 72 3.2. Thực trạng Thành ủy Hà Nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí – Kết quả, nguyên nhân và kinh nghiệm .................................................................86 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƢỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÕNG, CHỐNG LÃNG PHÍ ĐẾN NĂM 2030............... 116 4.1. Dự báo những nhân tố tác động và phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội đối với công tác phòng, chống lãng phí ........ 116 4.2. Một số giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội đối với công tác phòng, chống lãng phí đến năm 2030 ................................ 127 KẾT LUẬN .................................................................................................. 148 Danh mục công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến đề tài luận án .......................................................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CT-XH : Chính trị - xã hội HTCT : Hệ thống chính trị HĐND : Hội đồng nhân dân MTTQ : Mặt trận Tổ quốc NĐĐ : Người đứng đầu PCLP : Phòng, chống lãng phí PCTN : Phòng, chống tham nhũng PCTN, LP : Phòng, chống tham nhũng, lãng phí PTLĐ : Phương thức lãnh đạo SLĐ : Sự lãnh đạo THTK, CLP : Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, ẢNH Trang Hình 3.1. Đánh giá việc thực hiện công tác PCLP tại cơ quan, địa 82 phương nơi công tác/sinh sống Hình 3.2 Việc thực hiện các nội dung công tác phòng, chống lãng 101 phí ở một số cơ quan, đơn vị tại Hà Nội Hình 3.3. Số lượng cuộc kiểm tra, giám sát về PCLP tại một số cơ 105 quan, đơn vị ở Hà Nội Hình 4.1. Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội đối với công tác PCLP 127 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Lãng phí, đặc biệt là lãng phí trong khu vực công là vấn đề không mới nhưng đã và đang trở thành vấn đề lớn, chậm được khắc phục, gây bức xúc trong xã hội Việt Nam hiện nay. Lãng phí ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lực vật chất của Đảng, Nhà nước, tạo lực cản lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; làm giảm sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự lãnh đạo (SLĐ) của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự nghiệp xây dựng đất nước. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định, lãng phí là “có hại cho nhân dân, cho Chính phủ, cho đoàn thể, cho kháng chiến và kiến quốc, nên mọi người có quyền và có nghĩa vụ phải chống” [57, tr. 457], “là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”. Lãng phí xuất hiện trong tổ chức sẽ làm mất đoàn kết, gây khó khăn cho hoạt động của tổ chức. Lãng phí xuất hiện trọng cơ quan, đơn vị sẽ làm giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên. Lãng phí được Bác Hồ coi là loại kẻ thù “khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta” [57, tr. 357]. Dù có cố ý hay không, tham ô, lãng phí, quan liêu “cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến… Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính”; “phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính phủ và của nhân dân” [57, tr. 358]. Người cũng xác định rõ rằng lãng phí là có tội với Nhân dân: “Có người lại nói tham ô mới có tội, còn lãng phí thì không có tội. Thực ra việc khác nhau nhưng kết quả vẫn hao tổn của công, của Chính phủ, của nhân dân.” [57, tr. 345]. Vấn đề phòng, chống lãng phí (PCLP) từ lâu đã trở thành xu thế tất yếu, là vấn đề có tính quy luật của mọi quốc gia, dân tộc. Công tác PCLP là nhiệm vụ, là công tác cần thiết và cấp bách, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, PCLP, cùng với tham ô, quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như đánh giặc ngoài mặt trận. Người khẳng định: “Đây là mặt trận tư 2 tưởng và chính trị” rất quan trọng. Thực chất lãng phí, tham nhũng, quan liêu là thứ “giặc ở trong lòng”, “giặc nội xâm”, phải phòng, chống một cách triệt để, Người ví lãng phí như cỏ mọc trên đồng ruộng “Muốn lúa tốt thì phải nhổ cỏ cho sạch, nếu không, thì dù cày bừa kỹ, bón phân nhiều, lúa vẫn xấu vì lúa bị cỏ át đi. Muốn thành công trong việc tăng gia sản xuất và tiết kiệm cũng phải nhổ cỏ cho sạch, nghĩa là phải tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu. Nếu không, thì nó sẽ làm hại đến công việc của ta” [57, tr. 355]. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến nay, công tác PCLP cùng với tham nhũng, tiêu cực luôn được Đảng đặc biệt quan tâm, đánh giá là nhiệm vụ thường xuyên, cấp thiết trong suốt quá trình lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là từ khi Đảng cầm quyền. Công tác PCLP đã và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện và bước đầu đã có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Có thể nói, công tác đấu tranh, PCLP chưa bao giờ được làm mạnh và quyết liệt như những năm gần đây. Tuy nhiên, thực trạng lãng phí vẫn nghiêm trọng. Đảng ta xác định “Lãng phí trong chi tiêu ngân sách nhà nước và tiêu dùng xã hội vẫn còn nghiêm trọng” [21, tr. 62], “công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (PCTN, LP) chưa đạt được yêu cầu đề ra. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc cho xã hội” [25, tr. 172]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII đánh giá “Công tác PCLP chưa được chú trọng đúng mức; quy định và chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân khi để xảy ra lãng phí chưa đầy đủ, đồng bộ”[29, tr. 213]. Lãng phí quá lớn trong hoàn cảnh đất nước ta còn nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân vẫn còn nhiều khó khăn, đòi hỏi công tác PCLP phải được thực hiện quyết liệt hơn nữa. Thành phố Hà Nội là Thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị, văn hoá và khoa học kỹ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước. Với vị thế đặc biệt quan 3 trọng, Hà Nội cần nguồn lực rất lớn để đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời, cũng là địa phương có nguy cơ cao xảy ra lãng phí, thất thoát. Những năm gần đây, cùng với các địa phương khác trên cả nước, công tác PCLP ở Thủ đô Hà Nội đã có những chuyển biến rõ rệt. Nhận thức về tham nhũng, lãng phí nói chung, lãng phí và đấu tranh PCLP nói riêng được nâng lên trong toàn thể các cấp, các ngành, toàn hệ thống chính trị (HTCT), trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn thành phố. Cấp ủy và chính quyền Thành phố Hà Nội luôn coi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, là việc làm thường xuyên, liên tục với sự tham gia của đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Thành phố cũng đề ra Chương trình THTK, CLP hàng năm và trong từng giai đoạn để thực hiện và sơ kết, tổng kết thường xuyên. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác PCLP ở Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế. Thủ đô hiện nay vẫn là điểm nóng về vấn đề lãng phí, những dự án bỏ hoang thậm chí hàng chục năm nhưng rất chậm được xử lý; những công trình lớn, trọng điểm chậm tiến độ, những công trình xây dựng trái phép bị phá dỡ… gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng, xã hội rất bất bình… Lãng phí xảy ra trên cả bốn lĩnh vực gây lãng phí nghiêm trọng gồm: Quản lý đất đai; sử dụng tài sản Nhà nước; lĩnh vực đầu tư công và tổ chức lễ hội... Nhiều vi phạm đã sớm được các cơ quan chức năng phát hiện, thậm chí được các phương tiện thông tin nêu ra và chỉ rõ địa chỉ, có những số liệu cụ thể nhưng trong báo cáo và trong tổ chức thực hiện mới chỉ nêu như một hiện tượng, thiếu các biện pháp xử lý, không đưa ra đề xuất để có thể đi đến tận cùng, hoặc có thể truy cứu trách nhiệm... Lãnh đạo công tác PCLP đi đôi với phòng, chống tham nhũng (PCTN) được Thành ủy Hà Nội xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong lãnh đạo thực hiện nhưng SLĐ của Thành ủy Hà Nội đối với công tác PCLP thời gian qua vẫn bộc lộ nhiều khuyết điểm, hạn 4 chế: Việc phát hiện và xử lý các vụ việc lãng phí còn ít; chưa phát huy tốt vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) đối với nhiều chủ trương, chính sách, nhất là những đề án, dự án, công trình quan trọng; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về THTK, CLP chưa sâu rộng; còn có cán bộ chủ chốt ở một số đơn vị thiếu gương mẫu, chưa chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả công tác PCLP;… dẫn đến tình hình tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực. Tình hình mới hiện nay đặt ra yêu cầu cao đối với xây dựng và phát triển đất nước nói chung, Thành phố Hà Nội nói riêng, đòi hỏi phải phát huy tối đa nguồn lực hiện có, tất yếu phải PCLP. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc biệt từ sau quá trình hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn đan xen nhau. Cùng với nguy cơ về tình trạng tham nhũng, lãng phí là các nguy cơ về tụt hậu ngày càng xa hơn và kinh tế, nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của hệ thống thông tin mạng đang là những thách thức đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN). Trong khi đó, nguy cơ khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn biến hết sức phức tạp, nhất là trong tình hình dịch bệnh COVID – 19 trên phạm vi toàn cầu. Ở trong nước, thiên tai liên tiếp ảnh hướng lớn đến nhiều tỉnh, thành phố cả nước cũng làm giá cả tăng cao, tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô của nước ta. Vì thế việc PCLP là yêu cầu tất yếu để vượt qua khó khăn, thử thách, đưa đất nước tiến lên. Do đó, tăng cường lãnh đạo công tác PCLP là yêu cầu, nhiệm vụ bức thiết đối với Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay, có ý nghĩa to lớn đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của tình hình hiện nay, cũng là mong mỏi của nhân dân Thủ đô và cả nước. Đồng thời, đây là nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn về SLĐ của Thành ủy Hà Nội đối với công tác PCLP đặt 5 ra cần được nghiên cứu, luận giải. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài:“Thành ủy Hà Nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay” để nghiên cứu, tìm hiểu với mong muốn góp phần tăng cường SLĐ của Thành ủy Hà Nội đối với công tác PCLP trong thời gian tới. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác PCLP và Thành ủy Hà Nội lãnh đạo công tác PCLP hiện nay, luận án đề xuất những giải pháp tăng cường SLĐ của Thành ủy Hà Nội đối với công tác PCLP đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; chắt lọc những giá trị khoa học mà luận án sẽ kế thừa, tiếp thu; xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ. - Làm rõ những vấn đề lý luận về Thành ủy Hà Nội lãnh đạo công tác PCLP. - Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng công tác PCLP và SLĐ của Thành ủy Hà Nội đối với công tác PCLP từ 2013 đến 2020; chỉ ra nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm. - Dự báo những nhân tố tác động, đề xuất những giải pháp tăng cường SLĐ của Thành ủy Hà Nội đối với công tác PCLP đến năm 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thành ủy Hà Nội lãnh đạo công tác PCLP giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận án nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hà Nội. - Về thời gian: Luận án khảo sát, nghiên cứu tổng kết thực tiễn SLĐ của Thành ủy Hà Nội đối với công tác PCLP từ năm 2013 đến 2020 (từ khi thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về 6 tăng cường SLĐ của Đảng đối với công tác PCTN, LP đến nay), giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị tham khảo, vận dụng đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về SLĐ của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác phòng, chống suy thoái về đạo đức, lối sống, nhất là những là những hành vi tham nhũng, lãng phí và công tác PCLP. 4.2. Cơ sở thực tiễn Thực trạng công tác phòng, chống lãng phí và SLĐ của Thành ủy Hà Nội đối với công tác PCLP từ năm 2013 đến năm 2020. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp hệ thống hóa: được sử dụng ở phần tình hình nghiên cứu và chương 2 của luận án nhằm nghiên cứu về SLĐ của Thành ủy Hà Nội đối với công tác PCLP một cách đầy đủ và toàn diện về mặt lý luận; đồng thời xác định rõ nội dung cần tập trung nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng chủ yếu trong đánh giá thực trạng lãng phí và công tác PCLP trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ năm 2013 đến năm 2020. - Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic: Một mặt, Công tác PCLP tại Thành phố Hà Nội được mô tả và phân tích trong khoảng thời gian được xác định với bối cảnh và điều kiện cụ thể, có dẫn chứng minh họa là các sự kiện, con số thống kê có nguồn gốc rõ ràng. Mặt khác, công tác PCLP được xem xét trong mối quan hệ với các nhiệm vụ lãnh đạo các mặt công tác, các lĩnh vực khác của Thành ủy Hà Nội. - Phương pháp quy nạp và diễn dịch: được sử dụng để luận giải và làm 7 rõ những vấn đề cơ bản của luận án xác định từ thực tiễn. - Phương pháp thống kê, so sánh: được sử dụng nhằm đánh giá, xử lý các số liệu từ các nguồn tổng hợp được. - Phương pháp điều tra xã hội học: Thông qua phiếu điều tra, khảo sát để đánh giá tình hình công tác PCLP và SLĐ của cấp ủy, người đứng đầu (NĐĐ) cấp ủy trong công tác PCLP ở Thành phố Hà Nội. Kết quả khảo sát được xử lý trên phần mềm SPSS (viết tắt của Statistical Package for the Social Sciences) - phần mềm thống kê được sử dụng phổ biến cho các nghiên cứu điều tra xã hội học. - Phương pháp tổng kết thực tiễn: Đây là phương pháp quan trọng, chủ yếu và đặc trưng của khoa học xây dựng Đảng. Thông qua hoạt động thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy đối với công tác PCLP, được thể hiện trong các báo cáo, các cuộc trao đổi, hội thảo, khảo sát… để đánh giá và rút ra những kinh nghiệm. Nghiên cứu thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn để đề ra các giải pháp cần thiết, khả thi, đáp ứng yêu cầu của mục tiêu lãnh đạo của Thành ủy. Các phương pháp trên được sử dụng linh hoạt, đan xen, kết hợp để phát huy hiệu quả tổng hợp nhằm hoàn thành mục tiêu nghiên cứu. 5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án - Luận án góp phần làm rõ khái niệm, 6 nội dung, 5 phương thức lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội đối với công tác PCLP. - Đánh giá khách quan thực trạng Thành ủy Hà Nội lãnh đạo công tác PCLP giai đoạn hiện nay, xác định nguyên nhân khách quan và chủ quan, rút ra 05 kinh nghiệm của Thành ủy Hà Nội trong lãnh đạo công tác PCLP. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường SLĐ của Thành ủy Hà Nội đối với công tác PCLP đến năm 2030. Ngoài việc hệ thống hóa, làm rõ hơn những giải pháp đã được sử dụng và phát huy tốt tác dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo PCLP thời gian qua, luận án đề xuất một số giải pháp mới, cụ thể, khả thi: Một là, đổi mới nội dung lãnh đạo PCLP theo hướng tập trung vào các 8 lĩnh vực quan trọng, có nguy cơ cao về lãng phí lớn và thường gây bức xúc cho xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng. Hai là, đổi mới PTLĐ của Thành ủy đối với công tác PCLP đề cao PTLĐ thông qua vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, nhất là người đứng đầu. Ba là, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh thực hiện tốt công tác phòng, chống lãng phí, từ đó nâng cao năng lực lãnh đạo công tác PCLP của toàn Đảng bộ Bốn là, tăng cường kiểm tra, giám sát, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong toàn Đảng bộ Thành phố Hà Nội, phát huy vai trò của Nhân dân, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong phản biện và giám sát xã hội trong thực hiện công tác phòng, chống lãng phí 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về lãng phí, công tác PCLP và SLĐ của Thành ủy Hà Nội đối với công tác PCLP, chỉ ra khái niệm Thành ủy Hà Nội lãnh đạo công tác PCLP, nội dung, PTLĐ của Thành ủy Hà Nội đối với công tác PCLP. - Kết quả nghiên cứu của luận án làm tài liệu tham khảo cho SLĐ của các tỉnh ủy, thành ủy và cấp ủy các cấp đối với công tác PCLP. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy Khoa học Chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các Học viện trực thuộc và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được kết cấu thành 4 chương, 9 tiết. 9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Công tác PCLP cũng như SLĐ của Đảng đối với công tác PCLP là chủ đề đang nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhất là giai đoạn hiện nay, khi mà cuộc đấu tranh PCTN, LP quyết liệt hơn bao giờ hết. Cho đến nay chưa có một đề tài, một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ, cụ thể, hệ thống về vấn đề Đảng lãnh đạo công tác PCLP. Mặc dù vậy, đã có nhiều nghiên cứu có liên quan đến vấn đề lãng phí và công tác PCLP cũng như SLĐ, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền trong công tác PCLP, được thể hiện ở các sách, các luận án, luận văn hay các bài viết được đăng tải trên các tạp chí khoa học uy tín. Trên cơ sở đọc, nghiên cứu sách, đề tài, luận văn, luận án, các bài viết khoa học đã được công bố, luận án giới thiệu tổng quan một số công trình tiêu biểu trong nước và quốc tế như sau: 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƢỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về lãng phí và các giải pháp phòng, chống lãng phí Cuốn sách The Art of the Watchdog: Fighting Fraud, Waste, Abuse, and Corruption in Government - “Sử dụng cơ quan giám sát: Giải pháp chống gian lận, lãng phí, lạm dụng và tham nhũng trong chính phủ”[30] là cuốn sách của Daniel L. Feldman and David R. Eichenthal - những chuyên gia Quản lý công của New York. Nội dung cuốn sách đưa ra những tư vấn về giải pháp chống tiêu cực, lãng phí, lạm quyền và tham nhũng. Tác giả khẳng định sự giám sát của công dân chính là giải pháp tốt nhất, thường xuyên nhất để chống tiêu cực, lãng phí. Trên cơ sở những ưu điểm và hạn chế của hoạt động giám sát thời gian vừa qua, các tác giả đưa ra những chỉ dẫn cho người đọc về các hình thức và phương pháp để giám sát công chức, tránh tiêu cực, tham 10 nhũng và lãng phí. Các tác giả khẳng định: giám sát hiệu quả là giải pháp hiệu quả để có thể nâng cao chất lượng hoạt động của chính phủ và tăng cường dân chủ, cải thiện niềm tin của công chúng đối với chính phủ. Tác giả Jame P. Womack trong cuốn sách nổi tiếng Tư duy tinh gọn: từ tư duy tinh gọn đến sản xuất tinh giản; từ loại bỏ lãng phí đến tiết kiệm chi phí [101] đã cung cấp 5 nguyên tắc của tư duy tinh gọn cùng các kỹ năng trong quản lý. Năm nguyên tắc đó bao gồm: định rõ giá trị, xác định chuỗi giá trị cho mỗi dòng sản phẩm, giá trị chảy liên tục và tạo điều kiện để khách hàng kéo giá trị từ các chuỗi giá trị của bạn khi cần, không được phép ngừng tay cho đến khi bạn đạt được sự hoàn hảo. Với góc nhìn quản lý kinh tế, tác giả chỉ ra những biện pháp chống lãng phí và tiết kiệm chi phí trong sản xuất, quản lý của doanh nghiệp. Loại bỏ lãng phí và tiết kiệm chi phí là mục tiêu quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Tác giả cũng đưa ra các ví dụ cụ thể để các doanh nghiệp quản lý bằng tư duy tinh gọn một cách hiệu quả, đạt được những thành công đầy ấn tượng. Tài sản công là nguồn lực có ý nghĩa lớn đối với sự tăng trưởng bền vững của mỗi quốc gia, nhưng việc quản lý và sử dụng tài sản công cũng là một trong những lĩnh vực thường xuyên để xảy ra thất thoát, lãng phí. Quản lý tài sản công hiệu quả sẽ tránh được những lãng phí lớn. Trong cuốn sách Quản lý hiệu quả tài sản công [19], các tác giả Dag Detter, Stefan Fölster tập trung phân tích tài sản công mang tính thương mại; đưa ra một số biện pháp để quản lý tài sản công hiệu quả, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của những biện pháp này một cách khách quan, khoa học trong điều kiện, bối cảnh của quốc gia mà mình nghiên cứu, cụ thể là những kinh nghiệm quý báu trong quản lý tài sản công của Thụy Điển và Singapore. Các tác giả cũng cho rằng, việc thành lập các quỹ của cải quốc gia để tạo điều kiện cho tính minh bạch trong quản lý tài sản công là biện pháp hiệu quả nhất đối với nhiều quốc gia. Những biện pháp mà cuốn sách đề cập và phân tích là hữu ích đối với việc 11 nghiên cứu và đề xuất các giải pháp PCLP. Việc xây dựng chính sách quản lý tài chính chặt chẽ là biện pháp quan trọng để hạn chế tối đa xảy ra thất thoát, lãng phí… Đi sâu vào nghiên cứu về sự thay đổi sâu sắc về thể chế và phương thức quản lý tài chính của Trung Quốc trong quá trình đổi mới, tác giả Hạng Hoài Thành với cuốn sách Quản lý tài chính của Trung Quốc [75] là tài liệu tham khảo hữu ích trong việc đánh giá và đề xuất giải pháp phòng, chống thất thoát, lãng phí. Cuốn sách phân tích sự thay đổi trong quản lý tài chính của Trung Quốc thể hiện trên ba mặt: Một là, sự sáng tạo chế độ; hai là, vận dụng đúng đắn chính sách tài chính phát huy tác dụng điều tiết, kiểm soát vĩ mô của tài chính; ba là, dựa vào luật pháp để giải quyết vấn đề tài chính, thúc đẩy trình độ quản lý tài chính không ngừng nâng cao. Quản lý tài chính là một bộ phận cấu thành có vai trò rất quan trọng hoạt động quản lý của Chính phủ. Chính sách quản lý tài chính phù hợp, cùng với đòn bẩy tiền tệ, trở thành bộ phận cốt lõi, mang tới những thay đổi cơ bản trong cơ chế, chính sách quản lý nền kinh tế quốc dân. Nhờ chính sách quản lý tài chính hợp lý, Trung Quốc đã tăng trưởng kinh tế nhanh và mạnh trong nhiều năm liền, luôn ở mức trên dưới 10%/năm, một thành tích đáng nể, đưa Trung Quốc lên vị thế mới trên trường quốc tế. Cuốn sách cũng đề cập đến những nội dung quan trọng cần nắm vững để quản lý tốt công tác tài chính, bao gồm: Một là, tầm quan trọng của tài chính đối với hoạt động chính trị, kinh tế của nhà nước; hai là, tài chính có vị trí và tác dụng quan trọng trong điều tiết kiểm soát vĩ mô của nhà nước; ba là, sức mạnh tài chính nhà nước có liên quan chặt chẽ với sự hùng mạnh, ổn định và an ninh của nhà nước; bốn là, trong công tác tài chính cần chú ý giải quyết tốt các mối quan hệ, không những chú ý đến lợi ích kinh tế mà còn chú ý đến lợi ích chính trị, lợi ích xã hội. Trong cuốn sách, các vấn đề quản lý tài chính bao gồm: quản lý dự toán ngân sách, kho bạc nhà nước, chi tiêu công, bảo hiểm xã hội, thuế và phí, công trái, nợ quốc gia, vốn nhà nước tại doanh nghiệp,… được trình bày 12 một cách đầy đủ, toàn diện. Bên cạnh đó, tác giả còn đi sâu phân tích những vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay như quản lý tài chính trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế, quản lý kế toán, giám sát tài chính, tin học hoá trong quản lý tài chính,… Đây là những kinh nghiệm, bài học quý giá cho Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Viết về phương cách PCLP đối với mỗi cá nhân, có thể kể đến cuốn 7 Chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc của Jim Rohn[49]. Cuốn sách chỉ ra các cách phát huy tối đa khả năng của bản thân để thành công, đạt được cả thịnh vượng và hạnh phúc. Qua cuốn sách này, người đọc sẽ nắm được các chiến lược cá nhân để phát triển bản thân về kiểm soát tài chính và thời gian, tránh lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc. Tương tự, cuốn sách Quản lý thời gian [31] của bộ đôi tác giả Richard Guare và Peg Dawson đưa ra những cách thức khoa học và dễ thực hiện nhất để thay đổi thói quen tư duy và hành động, để không chỉ sắp xếp được tốt hơn thời gian biểu, cân bằng công việc với cuộc sống riêng tư mà còn cải thiện được trí nhớ một cách rõ rệt. Những cuốn sách nói trên xoay quanh các vấn đề làm thế nào để tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức, đạt hiệu quả và lợi ích tối ưu cho các nhóm đối tượng là tổ chức hay cá nhân. Tuy nhiên, chưa có cuốn sách nào viết về lãng phí dưới hướng tiếp cận là một vấn đề riêng biệt, cụ thể, có ảnh hưởng lớn tới xã hội. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đảng cầm quyền lãnh đạo phòng, chống lãng phí - Cuốn sách Cầm quyền khoa học[39] được dịch từ nguyên bản tiếng Trung, do Nhà xuất bản Nhân dân Giang Tô phát hành, khái quát quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về đảng cầm quyền: một là, cầm quyền khoa học; hai là, cầm quyền dân chủ và ba là, cầm quyền theo pháp luật. Trong đó, 13 cuốn sách tập trung diễn giải về cầm quyền quyền khoa học. Với 3 phần, 10 chương, cuốn sách khẳng định: “Cầm quyền là khoa học, không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm mà phải làm việc tuân theo quy luật nội tại của sự việc. Cái gọi là cầm quyền khoa học (ở đây chỉ Đảng Cộng sản Trung Quốc) là kết hợp thực tế Trung Quốc, không ngừng tìm hiểu và tuân theo quy luật cầm quyền của đảng cộng sản, quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội, quy luật phát triển xã hội loài người, dùng tư tưởng khoa học, chế độ khoa học, phương pháp khoa học để lãnh đạo sự nghiệp chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Đặc biệt, trong Phần thứ hai (từ chương 6 tới chương 8) có chỉ ra một số yêu cầu cụ thể từ khía cạnh thao thác nhằm nắm bắt và vận dụng được tài nguyên cầm quyền, làm thế nào để giảm chi phí cầm quyền, nâng cao hiệu quả cầm quyền đến việc thông qua quyết sách khoa học, thực hiện cầm quyền khoa học. Đây là những vấn đề mà luận án có thể tham khảo và làm rõ hơn. Cuốn sách Đảng Cộng sản Trung Quốc 5 năm quản trị Đảng nghiêm minh toàn diện (Thành tựu và kinh nghiệm trong công tác tổ chức và xây dựng Đảng từ sau Đại hội XVIII) của Viện Nghiên cứu Xây dựng Đảng, Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc [98] với 12 chương, đã phân tích những thành tựu và kinh nghiệm trong công tác tổ chức và xây dựng Đảng từ sau Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khẳng định ý nghĩa quan trọng của công tác quản trị Đảng nghiêm minh toàn diện trên nhiều mặt, những kết quả nổi bật và đúc kết nhiều kinh nghiệm quý báu trong quản trị đảng. Đặc biệt, tại Chương 8 của cuốn sách đã đưa ra nhiều kinh nghiệm về SLĐ của Đảng đối với công tác PCLP. Lãng phí cùng với “chủ nghĩa hình thức”, “chủ nghĩa quan liêu”, “chủ nghĩa hưởng lạc” được coi là “bốn tác phong” phải sửa đổi của toàn Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong 05 năm (từ năm 2013 đến năm 2019), Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đẩy mạnh thực hiện xây dựng tác phong của Đảng, bắt đầu bằng việc ban hành và thực hiện “8 điều quy định của Trung ương”, chỉnh đốn từng vấn đề nổi cộm về 14 “bốn tác phong”, tiến hành thực hiện thường xuyên, liên tục và ngày càng phải nghiêm, tăng cường giám sát của nhân dân, xây dựng hệ thống THTK, CLP “1+20”. Kết quả là một số tác phong xấu đã được ngăn chặn, tính kiên định, tính tự giác trong thực hiện tôn chỉ của Đảng của cán bộ, đảng viên được tăng cường rõ rệt; truyền thống và tác phong tốt đẹp của Đảng được khôi phục và phát huy hơn nữa. Cuốn sách cũng chỉ ra các kinh nghiệm trong lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCLP bao gồm: Một là, cần phải kiên trì phát huy vai trò đi đầu, nêu gương của NĐĐ, của cấp trên đối với cấp dưới; hai là, cần kiên trì đột phá trọng điểm, tập trung vấn đề; ba là, cần phải thực hiện liên tục, thường xuyên và kiên trì; bốn là, cần kiên trì niềm tin vào quần chúng nhân dân, mở cánh cửa lớn; năm là, cần kiên trì tiến hành lâu dài, thiết lập thể chế, cơ chế. Các thành tựu và kinh nghiệm từ các chương khác cũng có thể tham khảo để tăng cường SLĐ của Đảng đối với công tác PCLP như: tăng cường xây dựng chính trị trong Đảng, rèn luyện tính cách mạng cho cán bộ, đảng viên; kiên định niềm tin, củng cố nền tảng tư tưởng; xây dựng đội ngũ cán bộ “mà Đảng và Nhân dân cần”; đặt kỷ luật và quy định trong Đảng lên hàng đầu, cài chặt “chiếc lồng chế độ”… Qua hàng loạt những giải pháp cụ thể, quyết liệt, quả PCLP, thực hành tiết kiệm cũng được cuốn sách chia sẻ rất ấn tượng: "Chi phí tiếp khách công vụ cấp Trung ương năm 2013, 2014, 2015, 2016 lần lượt là 1,209 tỷ NDT, 920 triệu NDT, 542 triệu NDT, 419 triệu NDT, giảm liên tục trong 4 năm, mức độ giảm đạt đến 65%. Tháng 7 – 2014, cải cách sử dụng xe công chính thức được khởi động. Tính đến cuối năm 2015, 140 ban ngành tham gia cải cách trong các cơ quan Trung ương và Nhà nước đã hoàn thành toàn diện việc cải cách chế độ sử dụng xe công, hơn 49.000 công chức tham gia cải cách, cắt giảm được 3.868 xe, tỷ lệ cắt giảm đạt 62%, ước tính tiết kiệm được 10,5% chi phí. Cải cách xe công ở các địa phương cũng được thúc đẩy tích cực, ổn thỏa. Tính đến năm 2017, hơn 8,21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan