Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thành phố hội an thời pháp thuộc (1897 – 1945)...

Tài liệu Thành phố hội an thời pháp thuộc (1897 – 1945)

.PDF
63
192
67

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA LỊCH SỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỘI AN THỜI PHÁP THUỘC (1897 - 1945) SVTH : PHẠM XUÂN QUÝ LỚP : 14SLS GVHD : TS. NGUYỄN DUY PHƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM LỊCH SỬ ĐÀ NẴNG, NĂM 2018 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian thu thập, nghiên cứu tư liệu, tôi đã hoàn thành xong khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Thành phố Hội An thời Pháp thuộc (1897 – 1945). Ngoài sự nổ lực của bản thân thì tôi còn nhận được sự giúp đỡ từ rất nhiều phía. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn, TS Nguyễn Duy Phương, người đã gợi mở đề tài và luôn theo sát chỉ dẫn tôi, giúp đỡ tôi đi đúng hướng trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Tiếp theo cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô trong khoa Lịch sử trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Thư viện Thành phố Hội An, Trung tâm bảo tồn di tích thành phố Hội An, đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong việc tìm kiếm tài liệu liên quan đến đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, người thân đã luôn bên cạnh tôi, quan tâm, động viên và đưa ra những lời khuyên bổ ích, nhờ vậy mà khóa luận tốt nghiệp được hoàn chỉnh hơn. Đà Nẵng, ngày 25 tháng 4 năm 2018 Sinh viên thực hiện Phạm Xuân Quý MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................... 2 3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4 6. Đóng góp đề tài ..................................................................................................... 4 7. Cấu trúc đề tài....................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỘI AN TRƯỚC THỜI PHÁP THUỘC ........ 5 1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................. 5 1.2. Khái quát lịch sử vùng đất Hội An trước thời Pháp thuộc ........................... 8 1.3. Hội An thương cảng quan trọng đối với phương Tây.................................. 11 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG THÀNH PHỐ HỘI AN THỜI PHÁP THUỘC (1897 – 1945) ........................... 17 2.1. Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố Hội An .......................................... 17 2.2. Quy hoạch và kiến trúc đô thị ........................................................................ 21 2.2.1. Quy hoạch đô thị......................................................................................... 21 2.2.2. Kiến trúc đô thị ........................................................................................... 21 2.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng .................................................................................... 26 CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỘI AN THỜI PHÁP THUỘC (1897 – 1945) .............................................................. 29 3.1. Kinh tế .............................................................................................................. 29 3.1.1. Thương mại, dịch vụ .................................................................................. 29 3.1.2. Công nghiệp và thủ công nghiệp ............................................................... 33 3.1.3. Nông nghiệp ................................................................................................ 35 3.2. Văn hóa – Xã hội.............................................................................................. 38 3.3. Phong trào đấu tranh của nhân dân Hội An thời Pháp thuộc .................... 44 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 55 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hội An, một trong những đô thị cổ xưa nhất của Việt Nam, có một chiều dài lịch sử hơn bốn trăm năm, ra đời dưới thời các chúa Nguyễn, có vị trí trung tâm, đặc biệt quan trọng cho việc phát triển kinh tế, văn hóa thời bấy giờ. Chính vì thế, ngay từ những ngày đầu đặt chân đến Việt Nam, thực dân Pháp đã tìm mọi cách thôn tính và biến nơi đây thành một đô thị có vị trí quan trọng trong thể chế thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương. Tuy được xây dựng dưới chế dộ thuộc địa, với ý đồ chính phục vụ cho sự thống trị của thực dân Pháp, nhưng Hội An thời Pháp thuộc cũng đã có một diện mạo mới với những hoạt động kinh tế ngày càng sôi động, trở thành một trong những đô thị lớn đầu tiên ở Việt Nam. Cùng với công cuộc kiến thiết của thực dân Pháp, văn hóa, xã hội của Hội An trong giai đoạn này cũng có nhiều biến đổi. Bên cạnh yếu tố văn hóa truyền thống, văn minh phương Tây cũng đã bắt đầu du nhập và ảnh hưởng đến văn hóa bản địa, làm thay đổi thói quen sinh hoạt của người dân nơi đây. Và cũng từ đó, những tư tưởng, trào lưu cách mạng trên thế giới dễ dàng tác động đến tinh thần yêu nước của nhữn người con nơi phổ cổ, làm cho phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Hội An thời Pháp thuộc mang những sắc thái mới. Hiện nay, thành phố Hội An đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng của nước ta, tuy chỉ chiếm một khoảng không gian chừng hai cây số nhưng miền đất cổ xưa này lại có sức vẫy gọi kì lạ, không chỉ đối với người dân ở mọi miền đất nước Việt Nam mà cả đối với các du khách và với các nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia của các châu lục trên thế giới. Vì thế mà trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu văn hóa của Việt Nam và thế giới rất quan tâm tới việc nghiên cứu về khu phố cổ Hội An với hàng loạt các công trình nghiên cứu khoa học. Cùng với đó, Sở Văn hóa du lịch Quảng Nam cũng đang có những phương án để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa và tiềm năng du lịch của Hội An. Vì vậy, việc tìm hiểu thành phố này trong quá khứ, nhất là giai đoạn Pháp thuộc là rất cần thiết, có ý nghĩa thiết thực trong công cuộc bảo tồn và phát triển của thành phố hiện nay. 1 Xuất phát từ tính cấp thiết đó, tôi chọn đề tài “Thành phố Hội An thời Pháp thuộc (1897 – 1945)” để làm khóa luận tốt nghiệp. Thực hiện đề tài này, tôi mong muốn góp phần hoàn thiện hơn việc tìm hiểu về thành phố cổ Hội An, nhất là giai đoạn Pháp thuộc để phục vụ cho công cuộc phát triển giá trị du lịch của thành phố, cũng như trong công tác giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ hôm nay. 2. Lịch sử vấn đề Đề tài “Hội An thời Pháp thuộc” là một đề tài thuộc về lịch sử địa phương. Từ trước đến nay cũng có những công trình, bài viết đề cập ít nhiều. Sau đây, chúng tôi xin nêu ra một số tài liệu có liên quan. Trong tác phẩm“Quảng Nam đất nước và nhân vật” của tác giả Nguyễn Quang Thắng, nhà xuất bản Văn học (1996). Nội dung cuốn sách đã viết khá sâu sắc về các nhân vật lịch sử và vùng đất Quảng Nam. Tác phẩm“Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế - xã hội thế kỉ XVII – XVIII” của tác giả LiTaNa (bản dịch của Nguyễn Nghị) của NXB Trẻ (1999). Nội dung cuốn sách phản ánh sâu sắc về tình hình kinh tế - xã hội của xứ Đàng Trong vào thế kỉ XVII XVIII. Trong đó, tác giả có đề cập đến các vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng. Tác phẩm“Quảng Nam trong hành trình mở cõi và giữ nước” của tác giả Nguyễn Quang Thắng, NXB Tổng hợp TPHCM (2002). Nội dung cuốn sách đã trình bày khá rõ nét quá trình hình thành vùng đất Quảng Đà nhìn từ góc độ văn hóa, giúp chúng ta hiểu sâu hơn về truyền thống mở cõi của tiền nhân ta suốt mấy trăm năm qua. Các bài báo, bài viết được in trên các tạp chí: Tạp chí Dân tộc học, Phan Đại Doãn, Làng quê – Thành thị, một thể thống nhất về kinh tế - xã hội, số 1, năm 1982; Tạp chí văn hóa nghệ thuật, Trần Quốc Vượng Việt Nam cái nhìn địa – văn hóa, NXB Văn hóa dân tộc, (2013); Tạp chí nghiên cứu lịch sử, Trần Quốc Vượng , Đà Nẵng qua cái nhìn địa lý – văn hóa – lịch sử, số 6, (1998),… Các công trình này đã giúp chúng tôi tìm hiểu được ít nhiều vấn đề cần nghiên cứu một cách tổng quan khái quát nhất để từ đó làm nền tảng, cơ sở đề đi sâu hơn vào vấn đề trọng tâm. Nói chung, tất cả những công trình này đã trình bày một giai đoạn hoặc trình bày thông sử miền Thuận – Quảng xưa. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên 2 cứu trực tiếp về phố cổ Hội An, mặc dù vậy những công trình này đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công việc cung cấp nguồn tư liệu, cũng như tạo điều kiện cho chúng tôi tiếp cận khai lược mảnh đất con người và những giá trị của làng để nghiên cứu làng một cách toàn diện và có hệ thống hơn. 3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu quá trình thiết lập, xây dựng, quản lí, khai thác thành phố Hội An của thực dân Pháp cùng những biến chuyển về kinh tế, chính trị, xã hội của thành phố trong giai đoạn này. 3.2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu “Hội An thời Pháp thuộc” nhằm dựng lại bức tranh lịch sử sinh động về một thành phố khá hiện đại dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp. Qua đó, một lần nữa khẳng định vị trí chiến lược và tầm quan trọng của thành phố này trong quá khứ lẫn hiện tại và tương lai. Mục tiêu tối thượng của bất kì một nước đế quốc thực dân xâm lược nào cũng là khai thác, bóc lột thuộc địa nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho chúng. Việc xây dựng và phát triển thành phố Hội An của thực dân Pháp cũng không nằm ngoài mục tiêu này. Vì vậy, khóa luận này còn có mục đích cho chúng ta thấy được những thủ đoạn bóc lột và bản chất chế độ thuộc địa của thực dân Pháp. Đặc biệt, đề tài sẽ cố gắng phục dựng lại diện mạo của thành phố trong giai đoạn Pháp thuộc, như về quy hoạch đô thị, cơ sở hạ tầng, hoạt động kinh tế… 3.3. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: từ năm 1897 đến năm 1945. Không gian: Hội An dưới thời Pháp thuộc. 4. Nguồn tư liệu Để làm đề tài này chúng tôi đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau: Các tư liệu thành văn: Các sách chuyên ngành, sách chuyên khảo, các sách tham khảo, báo chí, gia phả, các công trình nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp, … có liên quan đến phố cổ Hội An. 3 Cùng với đó là thu thập dữ liệu qua công tác điền dã ở địa phương trên địa bàn Hội An. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau: Phương pháp chính: phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Các phương pháp khác: Sưu tầm tài liệu, phỏng vấn những người am hiểu về lịch sử địa phương trên địa bàn Hội An, trên cơ sở đó đối chiếu, so sánh để khách quan hóa nguồn tư liệu. Ngoài ra, phương pháp điền dã, thực địa cũng được chú ý đúng mức. 6. Đóng góp đề tài Về lý luận: Đề tài bổ sung nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu lịch sử phố cổ Hội An. Về thực tiễn: Đề tài giúp cho thế hệ trẻ có được những hiểu biết hơn về quê hương của mình, nhằm xây dựng kinh tế - xã hội thành phố phù hợp với đặc điểm lịch sử, văn hóa của Hội An. 7. Cấu trúc đề tài Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm có 3 chương: Chương 1: Khái quát về Hội An trước thời Pháp thuộc Chương 2: Tổ chức bộ máy chính quyền và cơ sở hạ tầng Hội An thời Pháp thuộc (1897 – 1945) Chương 3: Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội thành phố Hội An thời Pháp thuộc 4 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ HỘI AN TRƯỚC THỜI PHÁP THUỘC 1.1. Điều kiện tự nhiên Hội An nằm ở vị trí 15º53’ vĩ độ Bắc, 108º20’ kinh độ đông. Với tọa độ, Hội An gần như là trung độ của đất nước, chỉ cách thành phố Đà Nẵng về phía Đông Nam 25 km và cách dinh trấn Quảng Nam – thủ phủ thứ 2 của Đàng Trong (trong các thế kỷ XVII, XVIII) khoảng 8 km. Vì vậy, ngay dưới thời Champa và thời Chúa Nguyễn, Hội An đã được xem là cửa ngõ quan yếu của tỉnh Quảng Nam nói riêng và Đàng Trong nói chung. Không chỉ có vị trí chiến lược, Hội An còn có nhiều yếu tố tự nhiên độc đáo của một vùng đất cửa sông – ven biển. Phía Tây và Tây Bắc Hội An giáp với huyện Điện Bàn, phía Tây Nam giáp huyện Duy Xuyên. Nhờ vào vị trí này, Hội An có điều kiện thông thương với các vùng khác của xứ Quảng. Từ Hội An ngược dòng Thu Bồn, Vu Gia có thể đến được các vùng trung du, miền núi phía Tây tỉnh Quảng Nam; theo đó có thể vươn ra phía Bắc nối thông Cửa Đại – Hội An với cửa Hàn – Đà Nẵng. Đồng thời, Điện Bàn và Duy Xuyên cũng là hai huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông ngiệp, lại rất giàu có về nông lâm thổ sản, với nhiều chủng loại rất phong phú là nơi cung cấp nhiều hàng hóa, sản vật đáp ứng nhu cầu của các thương nhân đến buôn bán ở Hội An trong nhiều thế kỷ. Phía Đông Hội An giáp với biển Đông, là nơi có Đại Chiêm Hải Khẩu (nay là Cửa Đại) vừa rộng, vừa sâu rất thuận lợi cho thương thuyền ra vào. Từ đây theo đường biển có thể lan tỏa, giao lưu với cả nước và cả thế giới. Cách Cửa Đại khoảng 8 hải lý là cụm đảo Cù Lao Chàm, gồm 8 đảo lớn nhỏ là hòn Ông, hòn Tai, hòn Lao, hòn Dài, hòn Mồ, hòn Lá, hòn Khô mẹ và hòn Khô con; với tổng diện tích của các đảo hơn 15 km², trong đó diện tích rừng chiếm khoảng 90%. Hơn 3000 năm trước, tại Cù Lao Chàm đã có con người cư trú, với nhiều dấu vết, di chỉ thuộc văn hóa Tiền Sa Huỳnh. Từ khoảng thế kỷ X- XI, Cù Lao Chàm đã trở thành tiền tiêu của Cửa Đại, là điểm dừng chân lấy nước ngọt, trú 5 bão cho các thương thuyền trên con đường hàng hải cũng như khi đến buôn bán với Hội An và Đàng Trong. Sách Đại Nam nhất thống chí viết “ Cách huyện Duyên Phước 68 dặm về phía Đông, ngất ngưỡng giữa biển, gọi là đảo Ngọa Long, cũng còn gọi là Hòn Cù Lao, có tên nữa là Tiêm Bút, tên cổ là Chiêm Bất Lao, làm trấn sơn của cửa biển Đại Chiêm; Dân phường Tân Hiệp ở phía Nam núi”.[20] Hội An có một phức hệ sông ngòi, đầm, bàu khá dày đặc, chúng tạo thành những “ngã tư nước”. Trong đó hệ thống sông Thu Bồn đóng vai trò là chủ đạo, nối liền hai miền xuôi ngược và nối thêm cả hai chiều vận chuyển Bắc – Nam, kết thành một mạng lưới giao thông thủy nội địa giữa Hội An và các vùng trong tỉnh. Hệ sông này có đỉnh từ ngọn núi Ngọc Linh chảy theo một chiều dài hơn 200 km, diện tích lưu vực khoảng 10.350 km², có hình rẻ quạt ở vùng đồng bằng hạ lưu, rồi lại tập trung thành một dòng chảy ra hướng Cửa Đại qua khu vực Hội An. Cùng với hệ thống sông Thu Bồn, sông Cổ Cò, trong các thế kỷ XVI – XIX là huyết mạch giao thông chính nối liền Cửa Đại (Hội An) với Cửa Hàn (Đà Nẵng). Con sông này đã được sách Đại Nam nhất thống chí ghi lại như sau: “ Lộ Cảnh Giang ở cuối hai huyện Diên Phước và Hòa Vang, sông này từ xã Thanh Châu chảy ra phía Bắc đến phía Tây núi Tam Thai (Non Nước) nhập với sông Cẩm Lệ, nay nước sông cạn, ghe thuyền không đi được”[18] . Trước khi bị bồi lấp vào nửa sau thế kỷ XIX, sông Cổ Cò là một lộ trình giao thông đường thủy thuận lợi, được nhiều thương khách sử dụng khi đến giao thương với Hội An. Có thể nói, các nguồn sông này đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa Hội An. Đó là huyết mạch giao thông, là nguồn phù sa bồi đắp nên nhiều vùng đất trù phú thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đồng thời đây cũng là nguồn nước tưới dồi dào cho hoạt động sản xuất của cư dân nơi đây. Tuy nhiên, hệ thống sông ở Hội An cũng có một số điểm hạn chế mà trong bản đồ vẽ năm 1787 của Le Floch de la Cariere đã có ghi chú “ Con sông Hội An cũng có những bất tiện y như con sông ở kinh đô (sông Hương), một dải cát ngầm trải ngang trên sông làm cho sông cạn, chỉ cho phép tàu nhỏ vào được mà thôi” “các tàu có trọng tải lớn không thể vào Hội An nên phải xuống hàng ở Đà Nẵng”. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự suy tàn của thương cảng Hội An vào cuối thế kỷ XIX. 6 Hội An có hai mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài từ khoảng tháng 2 đến tháng 8; mùa mưa kéo dài từ tháng 9, tháng 10 đến tháng giêng năm sau. Mùa đông nhiệt độ trung bình khoảng 23 - 24ºC. Mùa hạ, nhiệt độ trong các tháng tương đối đồng đều nhau từ 28º - 30ºC. Số giờ nắng trung bình trong năm 2.158 giờ. Độ ẩm không khí 82 – 84%, mùa hạ giảm còn 75 – 78%. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.069 mm, phần lớn tập trung vào mùa đông, trung bình mỗi năm có 120 – 140 ngày mưa. Tháng có mưa nhiều nhất là tháng 9, 10. Vào thời gian này hàng năm, Hội An thường xuyên phải chịu cảnh lụt lội, ngập nước gây ảnh hưởng lớn đến đời sống dân sinh, đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân.[18] Địa hình, đất đai ở Hội An rất đa dạng, gồm đủ các loại hình sông, biển, đầm lầy, hồ... nhưng chủ yếu vẫn là địa hình có nguồn gốc sông và biển. Tuy không có những đồng bằng rộng lớn như các vùng khác trong tỉnh, nhưng ở đây lại có một số vùng đất bồi (Cẩm Kim, Cẩm Thanh, Cẩm Nam) rất màu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây lương thực và rau màu. Do địa hình ở đây chủ yếu có nguồn gốc sông và biển nên phần lớn đất đai thường bị chua, mặn, bạc màu. Người nông dân phải tốn rất nhiều công sức cải tạo. Hơn nữa, do đất đai bị chia nhỏ thành nhiều loại ở những khu vực không tập trung đã khiến cho nông nghiệp ở Hội An khó có thể tổ chức trồng trọt quy mô lớn với một loại cây trồng nhất định nhưng bù lại cây trồng ở đây lại có sự phong phú về chủng loại và đa dạng về các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hiểu rõ đặc tính đó người nông dân Hội An đã sớm khắc phục những hạn chế của đất đai, địa hình đưa nông nghiệp phát triển cùng các nghành kinh tế khác. Nhìn chung, Hội An có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, cùng nhiều yếu tố tự nhiên thuận lợi, từ đó đã tạo cho Hội An có vai trò quan trọng trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự đối với tỉnh Quảng Nam nói riêng và Đàng Trong (trong các thế kỷ XVI – XIX) nói chung. Chính vì vậy, ngay từ thời Champa và các thời các Chúa Nguyễn, Hội An đã là một thương cảng vô cùng hấp dẫn đối với các nhà buôn và hàng hải phương Tây cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á; Trong suốt thời Pháp thuộc cũng như thời kì Mỹ - ngụy, Hội An luôn được chọn làm nơi đặt các cơ quan đầu não của chính quyền tay sai và là trung tâm của tỉnh lỵ Quảng Nam. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên của Hội An cũng có nhiều điểm bất lợi. Địa hình, địa mạo bị chia cắt bởi khá nhiều kênh rạch, sông lớn, sông nhỏ, đầm, bàu nước cùng với diện tích khá lớn của nỗng, doi, bãi cát khiến cho diện tích đất trồng 7 quá ít so với diện tích đất tự nhiên. Thiên tai, lụt lội diễn ra hàng năm tàn phá nhà cửa, hoa màu... Đặc điểm tự nhiên này đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân Hội An, góp phần hình thành ở nơi đây nhiều đặc thù về tính cách, tư duy kinh tế và sắc thái văn hóa rất riêng biệt mang đậm chất “Hội An”. 1.2. Khái quát lịch sử vùng đất Hội An trước thời Pháp thuộc Hội An là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa, được kết tinh qua nhiều thời đại và từng nổi tiếng trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Faifo, Hoài Phố, Hội An... Do có đặc điểm địa lý thuận lợi nên từ 2000 năm trước mảnh đất này đã tồn tại và phát triển nền văn hóa Sa Huỳnh muộn. Kế tiếp văn hóa Sa Huỳnh là hơn ngàn năm nền văn hóa Champa rực rỡ. Vào năm 1036, vua Champa là Chế Mân lấy hai châu Ô, Lý (đất từ Quảng Trị đến bờ bắc sông Thu Bồn tỉnh Quảng Nam ngày nay) làm lễ sính cưới công chúa Huyền Trân của Đại Việt. Vua Trần Anh Tông đổi Châu Ô thành Thuận Châu (bao gồm các huyện Triệu Phong, Hải Lăng của Quảng Trị và Quảng Điền, Hương Trà của Thừa Thiên Huế ngày nay) và Châu Lý làm Hóa Châu (gồm các huyện Phú Vang, Phú Lộc của Thừa Thiên Huế và Hòa Vang (Đà Nẵng), Đại Lộc, Điện Bàn của Quảng Nam ngày nay). Đến thời nhà Hồ, cương giới phía Nam Đại Việt mở rộng đến Chiêm Động – Cỗ Lũy (tỉnh Quảng Nam – Quảng Ngãi ngày nay). Hồ Quý Ly lấy đất đó chia thành các châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa và thực thi nhiều chính sách, vừa động viên khuyến khích, vừa bằng hành chính kiên quyết để người Việt vào định cư khai khẩn. Từ đây, Hội An đã trở thành một phần lãnh thổ của nước Đại Việt, nhưng trên thực tế, vì những vùng đất này quá xa tầm kiểm sát của nhà Hồ, cộng thêm sự tranh chấp, quấy phá liên tục của người Champa nên những vùng đất mới này vẫn chỉ có cư dân Champa sinh sống còn người Việt tuy đã có nhưng rất ít ỏi và cũng chưa thể định hình tổ chức làng xã một cách rõ ràng. Thời Lê, sau khi vua Lê Thánh Tông sáp nhập vùng Vijaya (Bình Định, Phú Yên) vào Đại Việt thì các châu Thuận Hóa, Quảng Nam mới thực sự được yên ổn để xây dựng và củng cố. Lúc này vua Lê Thánh Tông cho đổi hai châu Thuận, Hóa thành Thừa tuyên Thuận Hóa trên cơ sở địa giới cũ, gồm 2 phủ 8 huyện. Và lập đạo Thừa tuyên Quảng Nam từ đất Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa cũ đến Hoài Nhơn, gồm 3 8 phủ 9 huyện, trải dài từ bờ Nam sông Thu Bồn đến tỉnh Bình Định ngày nay. Những cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông càng thúc đẩy làn sóng di cư vào phương nam của dân Việt trở nên ồ ạt hơn. Những vùng đất phì nhiêu chưa khai phá tiếp tục là đối tượng được chọn lựa trước. Trong gia phả các tộc họ tiền hiền ở các làng xã Cẩm Thanh, Thanh Hà, Cẩm Nam... đều ghi rằng tổ tiên của họ là người từ phương Bắc theo vua Lê Thánh Tông đi bình Chiêm, rồi ở lại Hội An khai khẩn lập làng. Việc di dân, lập làng ở Hội An và Đàng Trong tiếp tục được diễn ra mạnh mẽ gắn với kế hoạch tạo nghiệp lâu dài của các Chúa Nguyễn bắt đầu từ thế kỷ XVI. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Nhằm củng cố thế lực cát cứ chống lại chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và tiến dân về phía Nam, năm 1602, Nguyễn Hoàng cho lập Trấn dinh Quảng Nam. Sau đó chúa cho chia đặt lại hệ thống đơn vị hành chính của Thuận Quảng, tách huyện Điện Bàn của phủ Triệu Phong ra để lập phủ Điện Bàn. Từ đây cả vùng đất rộng lớn từ đèo Hải Vân đến núi Đá Bia (Phú Yên) mới trở nên yên ổn, thu hút đông đảo dân cư chủ yếu ở vùng Thanh – Nghệ vào khai khẩn đất đai, tạo ấp, lập làng, xây dựng cuộc sống mới. Vào thời điểm này quá trình tụ cư của cư dân Đại Việt trên đất Hội An cũng đang định hình. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Hội An (Quảng Nam) tiếp nhận luồng di dân mới từ phía Bắc vào lập nghiệp. Tấm bia mộ cụ tổ tộc Lê , một trong 4 tộc tiền hiền của làng Cẩm Phô có viết: “... đời truyền trước Gia Dũ Hoàng Đế (tức Nguyễn Hoàng) khai khẩn Thuận, Quảng, cụ từ miền Bắc vào (không ghi rõ tỉnh) cùng thời các cụ trong tộc họ: Huỳnh, Trần, Nguyễn đến khai phá đất Thuận, Quảng. Các cụ khai khẩn mấy trăm mẫu ruộng đất, phía Đông, Tây có sông bao bọc trở thành một làng tuyệt đẹp”[18]. Cũng trong giai đoạn này theo các tài liệu điền dã, đồ tịch, thư tịch, bia ký thì tên làng/xã Hội An bắt đầu xuất hiện. Cùng với việc định cư, lập làng của người Việt, trong thế kỷ XVII, do nhiều nguyên nhân, Hội An nổi lên như một trung tâm thương mại nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả quốc tế với sự có mặt của thương thuyền các nước Trung, Nhật, Ấn Độ, Xiêm, Bồ, Hà, Anh, Pháp... đến giao thương mậu dịch. Trong số các thương nhân đến buôn bán ở Hội An, có thương nhân người Trung Hoa và Nhật Bản đã được Chúa Nguyễn ưu ái cho lập phố định cư sống và buôn bán lâu dài trên đất Hội An. C. Borri năm 1618 đã ghi chép sự kiện này như sau: “Vì cho tiện việc hội chợ, 9 Chúa Nguyễn đã cho phép người Trung Quốc và Nhật Bản làm nhà cửa theo tỷ lệ với số người của họ để dựng lên một đô thị. Đô thị này gọi là Faifo và nó khá lớn. Chúng ta có thể nói có hai thành phố, một của Trung Quốc, một của Nhật Bản. Họ sống riêng biệt đặt quan cai trị riêng và theo phong tục tập quán mỗi nước”. Như vậy cùng với người Việt, người Trung Hoa và Nhật Bản đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ thương cảng quốc tế Hội An phát triển và trở thành thành phần quan trọng trong cộng đồng cư dân Hội An thế kỷ XVII. Đến cuối thế kỷ XIX, hệ thống sông nước ở Hội An có nhiều biến động lớn, Cửa Đại di chuyển vị trí thường xuyên, ngày càng nông và có xu hướng hẹp dần; sông Cổ Cò – con đường thủy nội địa nối Hội An với cảng Đà Nẵng trong nhiều thế kỷ trước bị bồi lấp, sự phát triển và bành trướng của hệ thống giao thông đường bộ, quốc lộ I, con đường giao thông huyết mạch của cả nước không đi qua Hội An khiến cho Hội An bị biệt lập. Hơn nữa trước âm mưu xâm chiếm của chủ nghĩa tư bản, triều Nguyễn đã thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”. Những lí do đó đã dần làm mất đi vai trò quan trọng của thương cảng Hội An vào đầu thế kỷ XX. Nhưng chính trong thời gian này, số dân cư ở Hội An cũng tăng nhanh, diện tích đất khai phá cũng được mở rộng, do đó nhiều làng xã mới được hình thành như Hòa Yên, Tân Hòa. Đồng thời vào thời điểm này, một số làng quy mô dân số, diện tích đất phát triển đã tách ra thành các làng nhỏ như làng Thanh Châu tách thành Thanh Đông, Thanh Tây, Thanh Nam; làng Kim Bồng tách thành Kim Bồng Đông , Kim Bông Tây. Hoặc dưới làng hình thành các thôn, sau đó thành ấp như làng Thanh Hà gồm 13 ấp (Hậu Xá, Thanh Chiếm, An Bang, Bộc Thủy, Nam Diêu, Cửa Suối, Bầu Ốc, Trảng Kèo, Trảng sỏi, Đồng Nà, Trà Quế, Cồn Động, Bến Trễ). Dưới thời Pháp thuộc, Hội An là tỉnh lỵ, nơi đặt hầu hết các cơ quan đầu não của chính quyền tay sai. Ngày 20-10-1898, dưới sức ép của thực dân Pháp, vua Thành Thái ra chỉ dụ thành lập thị xã Faifo (Hội An) làm tỉnh lỵ Quảng Nam. Đạo dụ này được toàn quyền Đông Dương giới hạn phạm vi hành chính của thị xã gồm Hội An, Cẩm Phô, Minh Hương, Sơn Phong. Khái quát lại, đặc điểm về địa lý và diễn trình lịch sử của vùng đất Hội An vừa mang đậm những yếu tố chung của bản sắc dân tộc, vừa thể hiện những nét đặc thù sinh động. Hội An sớm khẳng định vị thế của mình với vai trò là một đô thị thương cảng quốc tế hưng thịnh suốt nhiều thế kỷ, là một trung tâm chính trị tỉnh lỵ 10 trong nhiều thời kỳ lịch sử. Hội An cũng là một trong những địa bàn trọng điểm của các phong trào vận động đấu tranh giải phóng dân tộc theo nhiều khuynh hướng diễn ra liên tục cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đó là bằng chứng lịch sử sinh động cho thấy cùng với những nét đặc sắc về lịch sử văn hóa mảnh đất con người Hội An còn đậm đà truyền thống yêu nước. 1.3. Hội An thương cảng quan trọng đối với phương Tây Nhờ những thành tựu kỹ thuật của nghành hàng hải, những phát kiến địa lý... vào thế kỷ XV, đã mở đầu kỷ nguyên đại hàng hải của nhân loại, dẫn giai cấp tư sản châu Âu đi khắp thế giới và chủ nghĩa tư bản bắt đầu đến phương Đông, tiến hành xâm chiếm, tạo lập các thuộc địa, thị trường làm cho nền thương mại vốn có ở đây sôi động phát triển mạnh mẽ, trong đó có Faifo – Hội An, một vị trí quan trọng trên con đường thương mại hàng hải này. Quan hệ thương mại ở Hội An – Đàng Trong thực tế không chỉ có thương nhân phương Tây mà còn có thương nhân ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á. Từ những vấn đề ở trên cho thấy Hội An không chỉ quan trọng trong cái nhìn của Pháp mà còn là thương cảng quan trọng mà các nước tư bản Phương Tây đều nhòm ngó. Đầu tiên phải kể đến đó là Bồ Đào Nha, đó là một quốc gia có kỹ thuật hàng hải phát triển nhất ở phương Tây; có những hàng hải nổi tiếng thế giới; giữ vai trò độc quyền truyền đạo Gia tô ở toàn phương Đông của giáo hội thời Trung Đại... chính vì thế qua nhiều nguồn tư liệu có thể khẳng định người Bồ Đào Nha đóng vai trò đi tiên phong mở đường sang các nước phương Đông; năm 1948 chiếm Calicut, rồi năm 1510 chiếm Goa của Ấn Độ; Năm 1521 lập thương điếm ở Maluccu (Indonesia); Năm 1542 đến Hirado (Nhật Bản); Năm 1563 chiếm Ao Môn (Macao – Trung Quốc). Những nhà hàng hải Bồ Đào Nha sớm có mặt ở Hội An, họ là đại diện đầu tiên của chủ nghĩa tư bản phương Tây đặt chân lên bờ biển Việt Nam. Năm 1523, Duarte Coelho đến vùng biển Hội An đã tạc lên đảo Cù Lao Chàm một hình thánh giá lớn làm lưu niệm nhưng lại không nói việc buôn bán có diễn ra ở vùng này. Năm 1535 thuyền trưởng tàu Albuquenque là Antonie de Faria ghé vào vùng biển Hội An – Đà Nẵng, ông thấy “một thành phố có tường bao quanh gần 10.000 nóc nhà, có 40 chiếc thuyền buồm lớn đến hai hay ba cầu tàu và xung quanh có khoảng 2.000 thuyền buồm với nhiều kích thước khác nhau”[6, tr98]. Từ đó ông quyết định xem Hội An như là một trung tâm mậu dịch và hàng hải khác của Bồ 11 Đào Nha. Ông ta muốn biến Hội An thành một thành trì kiên cố như Goa (1510), Malacca (1511), nhưng đã không thực hiện được. Từ 1525 – 1540, Hội An đã nổi tiếng trên tuyến thương mại quốc tế, thời điểm này người Bồ đã có quan hệ buôn bán ở Hội An nhưng chưa thường xuyên. Vào năm 1584, đã có một số người Bồ Đào Nha sống tại Đàng Trong, nhưng thương mại giữa Bồ với vùng đất Đàng Trong kém và rất phụ thuộc vào quan hệ buôn bán với Macao, Nhật Bản vào đầu thế kỷ XVII. Về phía người Bồ Đào Nha việc buôn bán với Đàng Trong chỉ trở nên quan trọng từ 1640 khi họ không còn được buôn bán với Nhật vì vậy họ đã đến Đông Nam Á , Macassar và Larantuke – Solor – Timo. Đầu thế kỉ XVII, người Bồ cùng với người NHật là thương nhân nước ngoài chủ yếu của thị trường Hội An. Thuyền của họ chủ yếu từ Macao đến đầu kì mậu dịch mang theo các hàng đồ sành, sứ, bạc thoi, diêm sinh, lưu huỳnh, chì kẽm, vải nỉ màu xanh, đỏ. Trong số hàng hóa thu được lãi cao nhất là các hợp kim. Người Bồ mua tổ yến, trầm hương, vải lụa, tơ, gỗ quý, quế, dường,...Chở về Macao hay Malacca. Họ chịu một khoản thuế thương chính cao nhất trong số thương thuyền đến Hội An. Điểm riêng biệt so với thương nhân các nước phương Tây khác là người Bồ không đặt thương điếm và cũng không có tập đoàn thương mại như kiểu công ty Đông Ấn ở Hội An, mà họ chỉ dùng tầng lớp “mại biện” và cho đại diện ở lại để thu mua hàng hóa trong những tháng “áp đông” để chuẩn bị cho mùa mậu dịch năm sau. Họ sử dụng những thông môn, liên lạc người bản xứ trong suốt mùa bôn bán. Mặc dù số thương nhân có thay đổi theo mùa, nhưng lái buôn Bồ vẫn duy trì lâu dài mối quan hệ thân thiện với các hoạt động địa phương để bảo lãnh và thuận lợi cho hoạt động buôn bán. Đặc biệt việc người Bồ giúp chúa Nguyễn đúc súng ở Thuận Hóa khiến họ được sự trọng vọng trong buôn bán, bảo vệ được các nhà truyền đạo. Lợi dụng thuận lợi này, người Bồ tìm mọi cách tranh cướp thị trường với các thương nhân khác trong khi họ là những chiến binh dày dạn kinh nghiệm trên biển, chiếm hữu thị trường từ bờ biển Châu Phi, Ấn Độ cho đến Indonesia. Cộng với cách thức buôn bán khôn khéo, ngoài việc duy trì thuận lợi trong buôn bán ở Hội An, họ cũng là kẻ duy nhất có thể hoạt động đều đặn lâu nhất trong khi các nước như Nhật, Hà Lan,..đã giảm sút vào những thế kỷ sau này. 12 Sau Bồ Đào Nha, đó là những thương nhân Hà Lan, sau cách mạng tư sản kinh tế tư bản chủ nghĩa Hà Lan phát triển nhanh chóng, chẳng bao lâu chiếm được vị trí hàng đầu trong nền thương mại thế giới. Thương thuyền Hà Lan được mệnh danh “người chở xe hàng trên mặt biển”, bởi họ làm vận chuyển hàng cho tất cả các nước. Vào đầu thế kỷ XVII, người Hà Lan bắt đầu tìm cách tạo thuận lợi cho việc buôn bán ở Đàng Trong, lúc này họ gọi là Quinam. Những nỗ lực đầu tiên được thực hiện vào năm 1601 hai thương gia người Hà Lan, nhân viên của VOC tên là Jeronimus Wonderer và Aibert Cornelis Ruyll, đã bỏ ra hai tháng trời để tạo mối quan hệ buôn bán và mua hồ tiêu tại Đàng Trong. Mặc dù họ đã được chúa tiếp nhưng xem ra họ vẫn chưa gặp thời. Khác với người Bồ hoạt dộng thương mại của Hà Lan chủ yếu dưới sự điều khiển của công ty. Thực chất ở thời kỳ này, Hà Lan muốn mua tơ lụa của Trung Quốc để bán sang Nhật, song những xích mích Hà Lan và Trung quốc khiến thương nhân Hà Lan phải chọn một thị trường vừa tiêu thụ hàng hóa mà vẫn mua được hàng Trung Quốc. Do đó, họ nhằm vào Hội An một nơi có nhiều tàu thuyền Trung Quốc. Hơn nữa, Hội An là nơi bán tơ lụa và các đặc sản quý khác của Đàng Trong thời đó. Sau nhiều cố gắng, năm 1636 Hà Lan lập thương điếm tại Faifo – Hội An do Abraham Duijcker quản lý. Từ năm 1636 -1637 mỗi năm có hai tàu Hà Lan đến Cochinchina – Đàng Trong. Việc đặt thương điếm ở Hội An có nhiều thuận lợi trong buôn bán của người Hà Lan, việc tiêu thụ hàng hóa trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Thương điếm cũng là nơi các thương nhân trú ngụ mỗi khi bão hay gió mùa đến. Mặt hàng của người Hà Lan bán ra là thủy tinh, nén, chì, vải,...và chủ yếu mua về vàng, tơ lụa, đường, buôn bán tiền đúc. Do người Hà Lan đặt quan hệ buôn bán cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài, hơn nữa họ ngã về phía chúa Trịnh, ba lần liên minh quân sự đánh chiếm chúa Nguyễn ( thời chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan, 1635-1648) nhưng đều thất bại. Đến thời chúa HIền Vương ( Nguyễn Phúc Tần, 1648-1687) lên nắm quyền, mục đích muốn có lợi cho mình, xóa bỏ mối hận cũ, nối lại quan hệ với Hà Lan, ông đã tìm cách thuyết phục các nhà cầm quyền Hà Lan ký hòa ước ngày 8/12/1651 – thỏa thuận này một lần nữa lại cho phép hà Lan “ tự do – công khai” không bị kiểm tra, miễn thuế xuất nhập khẩu mà những người Bồ, người Trung Hoa và những người khác phải trả và cho họ một đặc ân “ chọn ở đô thị một khoảng đất 13 thích hợp và xây dựng một ngôi nhà để dựng thương điếm trên đất Hội An” . Nhưng đến năm 1654 thì người Hà Lan đóng cửa đại lý của họ ở Faifo – Hội An. Tiếp đến đó chính là thương nhân Anh : Từ đầu thế kỷ XVII, theo bước chân của người Hà Lan, người Anh sau khi lập công ty ở Ấn Độ, Nhật Bản, họ muốn lập thêm một thương điếm nữa ở ven bán đảo Đông Dương để làm trục giao hàng cho cả Phương Đông. Nỗ lực đầu tiên cuả người Anh trong việc thiết lập mối quan hệ thương mại với Đàng Trong diễn ra vào năm 1613. Tempest Peacocks và Walter Cawarden là hai thương gia được Richard Cocks cầm đầu đại lý của công ty Đông Ấn Anh mới được thiết lập tại Hirado ( Nhật Bản ) phái tới Đàng Trong. Hai thương gia này đến Failo trong một chuyễn mạo hiểm thương mại trên một chiếc thuyền của người Nhật ( tên là Roquan ). Họ mang theo một bức thư của vua James I và lễ vật trình lên chúa Nguyễn xin đặt quan hệ giao thương. Phái đoàn của Peacocks được đón tiếp tử tế nhưng bị giới thương nhân tại chỗ tranh dành và hành hung... nên người Anh không dám đưa thuyền đến buôn bán với lái buôn Anh và nó cũng gây khó khăn không nhỏ trong việc người Anh thiết lập mối quan hệ buôn bán với Đàng Trong. Năm 1617, Richard cocks lại cử Edmond Sayer và William Adam đến Faifo, tuy nhiên, chuyến đi này cả hai thương nhân người Anh không đạt được kết quả. Thị trường Hội An – Đàng Trong lôi cuốn thương nhân Anh bởi mặt hàng tơ lụa. Richard Cocks ghi lại : “ chắc chắn là hàng năm có gấp đôi số lụa tơ tằm được đưa đến Đang Trong ( từ Trung Hoa ) so với lụa đến từ ba nơi cộng lại là Bantan, Pattania và Xiêm, không muốn thứ vải nào khác” [6, tr102]. Ngoài ra ở Đàng Trong còn có các mặt hàng của Trung Quốc, Ấn Độ mà người Anh rất ưa thích. Năm 1695 công ty Đông Ấn Anh đã cử sứ giả Thomas Bowyear đến thăm thú và đàm phán với chúa Nguyễn ở Đàng Trong về việc xin cho mở thương điếm ở Hội An, tuy nhiên cuộc đàm phán thất bại. Năm 1777, công ty Anh lại cử Chapman đến điều tra, đồng thời tìm cánh đặt quan hệ buôn bán với Đàng Trong và tiếp theo năm 1793, Barrow cũng đến Đàng Trong. Nhưng thời gian này diễn ra cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn và Nguyễn – Tây Sơn nên việc buôn bán ở Hội An không có kết quả. 14 Thực tế thương mại mậu dịch Anh với Hội An, tuy có nhiều thương nhân và sứ giả của công ty Đông Ấn – Anh đến vào cuố thế kỷ XVII và XVIII nhưng việc giao thương buôn bán ở Hội An rất hạn chế, gián đoạn, gặp nhiều trở ngại và sớm chấm dứt vào cuối thế kỷ XVIII. Tiếp đến là các thương nhân Pháp: Trong số các thương nhân phương Tây đến Hội An thì Pháp đến muộn hơn hết , nhưng xem ra họ chuẩn bị rất chu đáo. Năm 1664 công ty Đông Ấn – Pháp mới được thành lập và hoạt động chủ yếu ở Đàng Ngoài. Qua thế kỷ XVIII mới nghiên cứu thị trường Đàng Trong. Thương nhân Pháp đến Hội An ngoài việc thương mại, họ còn mang theo cả kế hoạch giành thuộc địa với người Anh và xâm lược. Sau khi thân hành đến xem xét tình hình buôn bán ở Đàng Trong năm 1742, chủ nhiệm công ty Đông Ấn Pháp là Dumont về nước đã lập bản phúc trình gửi lên chính phủ nêu lệ những yếu tố thuận lợi của vùng đất này và đề nghị chính phủ có biện pháp ứng xử. Theo ông ta cần phải chiếm Cù Lao Chàm, mở thương điếm tại đây để quản lý hoạt động ngoại thương tại cảng Hội An. Năm đó, chính phủ Pháp cử thương nhân và giáo sĩ Pierre Poivre đến Đàng Trong để điều tra thêm tình hình. Poivre bề ngoài với nghi lễ ngoại giao, nhưng ông ta đã làm việc hết sức nhiệt thành, điều tra tỉ mỉ, chính xác về tình hình mọi mặt ở Đàng Trong. ( điều kiện tự nhiên, bối cảnh kinh tế, xã hội, thương mại,...) Poivre rất chú ý đến Hội An, ông viết : “ bến tàu sâu, tàu bè đậu được an toàn, rất thuận lợi cho thương khách. Tàu có thể đậu ngay trước thương điếm. Số Hoa Kiều ở đây có tới 6.000 người và là những đại thương gia. ở Hội An có hai giáo đường Thiên chúa giáo, một của các cha Dòng Tên, người Bồ Đào Nha, một của các cha dòng Fanciscains, người Tây Ban Nha. Cũng ở Hội An thuê nhà làm thương quán rất dễ dàng, nhà lớn nhất chỉ cần trả độ 100 đồng trong suốt mấy tháng gió mùa”[6, tr104] Năm 1744, một lái buôn khác người Pháp tên là Friell đến Đàng Trong và được chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Khoát ) cấp giấy phép buôn bán và xây kho ở đây. Friell còn vận động được toàn quyền đất Ấn thuộc Pháp là Dupleix giúp đỡ cho chương trình thương mại này. Năm 1748 Pierre Poivre lại được cử đến Đàng Trong, mặc dù được chúa Nguyễn tiếp kiếp nhưng việc kinh doanh vẫn gặp khó khăn, bởi sau khi mua hàng hóa ở Hội An ( chủ yếu là chất nhuộm, lụa, đường) pierre Poivre 15 đã bắt cóc một phiên dịch người Việt Nam lên tàu chở đi. Để trừng trị chúa Nguyễn đã áp giải giáo sĩ Pháp là Lefebvre để đuổi theo Pierre Poivre và trục xuất hết các giáo sĩ khác. Từ đó ý đồ lập thương điếm ở Hội An, quan hệ thương mại với Đàng Trong không được thực hiện. Sau cuộc khởi nghĩa Tây sơn bùng nỗ, toàn quyền đất Ấn thuộc Pháp giúp chúa Nguyễn khôi phục lại ngôi chúa, tạo tiền đề cho việc thâm nhập buôn bán và xâm lược Việt Nam sau này của chủ nghĩa thực dân Pháp mở đầu vào năm 1858. Như vậy, với những lợi thế của mình, Hội An đã sớm thu hút các nước tư bản phương Tây tìm đến và thiết lập quan hệ giao thương. Vì muốn đảm bảo độc lập chủ quyền nên triều Nguyễn đã rất dè dặt, hạn chế trong quan hệ với các nước này khiến cho mong muốn của các nhà tư bản không được thỏa mãn. Trong khi Bồ Đào Nha, Hà Lan, , Anh…đều bỏ cuộc thì Pháp đã dùng đến vũ lực để xâm lược Việt Nam. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan