Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thanh niên tỉnh an giang học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh trong...

Tài liệu Thanh niên tỉnh an giang học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh trong sự nghiệp đổi mới

.PDF
109
1
139

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THANH NIÊN TỈNH AN GIANG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Chuyên ngành: Sư phạm Giáo dục công dân Mã ngành : 52140204 Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Tiền MSSV: 6055403 Lớp: SP. GDCD K.31 Giáo viên hướng dẫn: Th.S. Phạm Văn Búa CẦN THƠ – tháng 5/2009 LỜI CẢM ƠN Được làm luận văn tốt nghiệp là mong muốn của rất nhiều sinh viên, tuy nhiên để hoàn thành đề tài luận văn phải mất rất nhiều công sức và thời gian nghiên cứu. Do tính chất quan trọng của luận văn tốt nghiệp này mà ngay từ đầu năm học, tôi đã chuẩn bị và có hướng chọn đề tài. Nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn của Ban lãnh đạo Khoa Khoa học chính trị, đặc biệt là Thầy Phạm Văn Búa là người trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài. Kết quả là tôi có được một luận văn hoàn chỉnh, đúng hạn định. Qua đây, tôi xin chân thành cám ơn Khoa Khoa học chính trị, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban Văn hóa – Tư tưởng thanh niên tỉnh Đoàn An Giang, Ban Tuyên giáo tỉnh An Giang, Cục Thống kê tỉnh An Giang, Nhà sách Nhà xuất bản Chính trị Cần Thơ đã cung cấp cho tôi nguồn tài liệu vô cùng quý giá và bổ ích. Song, do trình độ kiến thức, điều kiện và thời gian có hạn nên đề tài nghiên cứu của tôi chắc không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý chân tình của quý Thầy Cô và các bạn để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi cũng không quên cám ơn tất cả các bạn lớp Sư phạm Giáo dục công dân Khóa 31, Thầy Cố vấn học tập đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ, nhắc nhở tôi khi tôi thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Lê Thanh Tiền MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài....................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.....................................................................4 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài ........................................................5 5. Kết cấu của đề tài.............................................................................................................5 NỘI DUNG ............................................................................................................................6 CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN .....................................................6 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh An Giang ........................................................6 1.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................6 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................................7 1.2. Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh..................................................................10 1.2.1. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.........................................................................10 1.2.2. Vị trí của đạo đức đối với thanh niên trong sự nghiệp cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh ...........................................................................................................................15 1.3. Quan điểm của Đảng về vai trò của thanh niên..............................................................28 CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG THANH NIÊN “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH AN GIANG ...........38 2.1. Đặc điểm của thanh niên tỉnh An Giang ........................................................................38 2.1.1. Thực trạng của thanh niên An Giang trong sự nghiệp đổi mới...............................38 2.1.2. Diễn biến tình hình tư tưởng trong thanh niên .......................................................39 2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh An Giang trong phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đối với thanh niên ....................................................................43 2.2.1. Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo nhân dân “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ............................................................................................................43 2.2.2. Tình hình thanh niên tỉnh An Giang thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ...................................................................................46 2.2.3. Kết quả .................................................................................................................53 2.2.3.1. Thành tựu .......................................................................................................53 2.2.3.2. Hạn chế ..........................................................................................................65 2.3. Giải pháp và một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đối với thanh niên tỉnh An Giang trong sự nghiệp đổi mới ....................................................................................................................................67 2.3.1. Một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ...................................................................................67 2.3.2. Một số kiến nghị ...................................................................................................72 KẾT LUẬN ............................................................................................................................75 PHỤ LỤC...............................................................................................................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................103 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Thế hệ trẻ là một trong những lực lượng nòng cốt của cách mạng, luôn xung phong gương mẫu, đi đầu trong mọi nhiệm vụ và góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của dân tộc, cần được tổ chức và giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức cách mạng để họ có thể trở thành những con người vừa “hồng”, vừa “chuyên” trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bác Hồ kính yêu và Đảng ta luôn khẳng định vai trò, vị trí trọng yếu của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, coi lực lượng thanh niên là “rường cột của nước nhà”. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, giáo dục và đào tạo thanh niên để các thế hệ trẻ thực sự là đội quân chủ lực của cách mạng. Đặt niềm tin yêu vào thế hệ trẻ nước nhà, trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều lần Người viết về thanh niên với tấm lòng thương yêu vô hạn của vị cha già dân tộc. Người căn dặn Đảng ta với trách nhiệm là Đảng cầm quyền cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “ hồng”, vừa “chuyên”. Người coi đó là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Đáp lại tình cảm sâu nặng của Người và những lời dạy bảo ân tình, tuổi trẻ thời đại Hồ Chí Minh hôm nay đang ra sức học tập và rèn luyện, để kế tục sự nghiệp cách mạng cao cả của Người. Đã gần 40 năm Bác Hồ đi xa, nhưng tư tưởng, tình cảm, đạo đức trong sáng và cao đẹp của Người vẫn mãi mãi sáng ngời, là tấm gương soi cho mỗi một đoàn viên, thanh niên, thiếu niên trong cuộc sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị Trung ương Đảng phát động là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Thanh niên hiện nay đang đứng trước thời cơ và thách thức mới, đặc biệt là những thách thức về chất lượng nguồn nhân lực trẻ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. An Giang là tỉnh có tiềm năng phát triển mạnh về kinh tế nông nghiệp, thuỷ sản, du lịch. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, trình độ văn hoá của thanh niên còn thấp, vấn đề 1 việc làm và thu nhập vẫn là vấn đề bức xúc trong thanh niên, số lượng thanh niên đi làm ăn xa khá lớn; số lao động thanh niên chưa qua đào tạo còn nhiều… Chính vì vậy, nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên trong thời gian tới là đồng hành, chia sẽ, giúp đỡ và chăm lo lợi ích của thanh niên, giúp họ trang bị những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết để lập thân, lập nghiệp, lao động sáng tạo, đồng thời phát huy được tinh thần xung kích, tình nguyện, sức trẻ và trí tuệ của thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là trong những lĩnh vực khó khăn, mới mẻ, trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Đoàn Thanh niên phải tạo được môi trường xã hội rộng lớn để thanh niên có điều kiện học tập, trải nghiệm, cống hiến và trưởng thành. An Giang là quê hương giàu truyền thống cách mạng, nơi đã sinh ra cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng, người con ưu tú của cách mạng Việt Nam, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân An Giang nói riêng. Bên cạnh đó, trong cách mạng nhân dân An Giang đã có nhiều đóng góp quan trọng trong đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cấp bộ Đoàn trong tỉnh phát huy truyền thống và niềm tự hào đó thành động lực lớn trong việc tập trung thực hiện tốt Cuộc vận động “Tuổi trẻ An Giang học tập và làm theo lời Bác”, bằng nhiều biện pháp, đưa Cuộc vận động vào thanh niên một cách tự giác, cụ thể hoá nội dung “5 xây - 5 chống” trong từng đơn vị, từng đoàn viên, thanh niên; coi đây là nội dung quan trọng. Cần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện với những nội dung phương thức phù hợp với từng đối tượng thanh niên, nhưng cần phải thực sự chú trọng giáo dục ý thức công dân cho đoàn viên, thanh niên nhằm xây dựng một lớp thanh niên An Giang có lòng yêu nước, có lý tưởng, có hoài bảo, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trí thức, sức khoẻ, có ý thức công dân tốt. Vì vậy, xác định Cuộc vận động “Tuổi trẻ An Giang học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là một Cuộc vận động lớn trong toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ; các cơ sở Đoàn trong toàn tỉnh đã sôi nổi hưởng ứng với các hoạt động phong phú thông qua các hình thức như: Diễn đàn, Tọa đàm, Hội thi tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh... nhằm giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho thế hệ trẻ, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về đạo đức, lối sống trong đoàn viên, thanh niên trước sự tác động mạnh mẽ của mặt trái của nền kinh tế thị trường. Do đó, tôi đã chọn đề tài “Thanh niên tỉnh An Giang học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2 Đề tài chủ yếu tập trung tìm hiểu tình hình thanh niên tỉnh An Giang hưởng ứng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Qua đó, có những kiến nghị; những biện pháp cụ thể, kịp thời để cho Cuộc vận động ngày càng có hiệu quả, sâu rộng vào tầng lớp thanh thiếu niên tỉnh nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Trung ương Đảng và Nhà nước ta về việc đẩy mạnh Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” giai đoạn 2007 - 2011. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: * Mục đích nghiên cứu: Trước yêu cầu tăng cường công tác tư tưởng trong tình hình mới, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã quyết định triển khai chỉ đạo thí điểm Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong đảng viên, đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức; đúc kết và rút kinh nghiệm để tiến hành Cuộc vận động lớn trong toàn Đảng, toàn dân. Đây là một chủ trương lớn vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình đất nước không ngừng đổi thay và hội nhập như hiện nay; vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luận văn tập trung khảo sát và tổng kết tình hình: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn tỉnh An Giang kể từ thời gian triển khai Cuộc vận động, đánh giá những mặt đạt được và những mặt chưa được, những kết quả thành công bước đầu và những mặt hạn chế cần khắc phục của Cuộc vận động. Đồng thời, đúc kết được kinh nghiệm và có những biện pháp, những kiến nghị kịp thời để Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” những năm tiếp theo đạt kết cao, không chỉ đối với đảng viên, đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức mà phải đi sâu vào tầng lớp nhân dân mà đặc biệt là thế hệ thanh niên trên địa bàn toàn tỉnh An Giang. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn đề cập một cách có hệ thống việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trên địa bàn toàn tỉnh An Giang, đặc biệt tập trung nghiên cứu việc hưởng ứng Cuộc vận động của thanh niên tỉnh An Giang trong tình hình mới của đất nước trên cở sở Quan điểm, Chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta; tư tưởng và tấm gương đạo đức của Bác và tình hình thực hiện Cuộc vận động của thanh niên tỉnh An Giang. Để từ làm rõ những yếu kém, hạn chế và tình hình triển khai Cuộc vận động trong sự nghiệp đổi mới cho đất nước. Đồng thời, đề ra biện pháp cụ thể để đưa Cuộc vận động 3 “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Đảng bộ tỉnh An Giang nói chung và Cuộc vận động “Tuổi trẻ An Giang học tập và làm theo lời Bác” của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn An Giang nói riêng đạt kết quả cao, sâu rộng, thiết thực trong cả hệ thống chính trị và trong toàn xã hội, không phô trương, hình thức. Triển khai việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh năm 2009 thông qua các tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, “Di chúc” và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tập trung vào các phẩm chất “Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư”, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: * Đối tượng nghiên cứu: Dân tộc ta, Đảng ta có một diễm phúc rất lớn là có vị lãnh tụ vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác Hồ đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta một sự nghiệp vĩ đại, đó là sự nghiệp độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và một di sản tinh thần rất quý báu là tư tưởng Hồ Chí Minh, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Do đó, chúng ta phải quán triệt cho toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên về tấm gương đạo đức của Bác Hồ để mọi người học tập noi theo. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là vấn đề lớn, liên quan đến toàn Đảng, toàn dân. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu “Thanh niên tỉnh An Giang học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” dưới chủ trương và lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh An Giang, cùng với các tổ chức đoàn thể xã hội, đặc biệt là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh An Giang. * Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ thời gian cho phép, luận văn chỉ giới hạn trong việc trình bày “Thanh niên tỉnh An Giang học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới”, đặc biệt khi có Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 7/11/2006 và Kế hoạch 03-KH/TU ngày 8/1/2007 của Tỉnh uỷ An Giang về việc tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Từ đó có những biện pháp, những kiến nghị để thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong thời gian tới trên địa bàn toàn tỉnh An Giang. 4 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài: * Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của thanh niên trong sự nghiệp đổi mới và việc vận dụng những quan điểm, tư tưởng, tấm gương đó để thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Trung ương Đảng phát động đối với toàn thể nhân dân An Giang nói chung và thế hệ thanh niên An Giang nói riêng trong sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay. * Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành tốt luận văn tôi đã sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử, logic. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp phối hợp khác như: Tổng hợp, phân tích, thống kê, điều tra thực tế… 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, bản đồ hành chính tỉnh, hình ảnh minh họa, luận văn gồm 2 chương và 6 tiết. 5 NỘI DUNG Chương 1 TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh An Giang: 1.1.1. Điều kiện tự nhiên: An Giang là một tỉnh phía Tây Nam của Tổ quốc, trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nằm giữa sông Tiền và sông Hậu và dọc theo hữu ngạn sông Hậu, thuộc hệ thống sông Mê Kông. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.536 km2, bằng 1,05% diện tích toàn quốc và bằng 8,71% diện tích toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, nữ chiếm 50,99% và nam chiếm 49,01%; tỷ lệ dân thành thị là 28,25% và nông thôn là 81,75% [40, tr. 2]. Có toạ độ địa lý từ 10o54' đến 10o31' vĩ độ Bắc; 104o46' đến 105 o12' kinh độ Đông. Điểm cực Bắc: xã Khánh An, huyện An Phú; Điểm cực Nam: xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn; Điểm cực Đông: xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới; Điểm cực Tây: xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn. Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, đường biên giới dài 107,628 km; Phía Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia, đường biên giới dài 96,6 km; Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, đường biên giới dài 69,789 km; Phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ, đường biên giới dài 44,734 km. An Giang nằm giữa 2 dòng sông Tiền và sông Hậu tạo thành vùng cù lao trù phú, chiếm 30% diện tích của tỉnh; và vùng tứ giác Long Xuyên nằm ở phía Tây sông Hậu, chiếm 70% diện tích của tỉnh, là vùng vừa có đồng bằng vừa có núi (vùng Thất Sơn), nhiều khối núi lớn, không thành dãy như: núi Dài, núi Cô Tô, cao nhất là núi Cấm (Thiên Cấm Sơn) có độ cao trên 710 m. An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mưa nhiều nhất vào tháng 9; Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mưa ít nhất vào tháng 2. Nhiệt độ trung bình năm từ 260C đến 280C; Nhiệt độ cao nhất 350C – 360C vào tháng 4, tháng 5 Dương lịch; Nhiệt độ thấp nhất 20 0C - 21 0C vào tháng 12, tháng giêng Dương lịch. Giờ nắng bình quân khoảng 2.521 giờ/năm. Lượng mưa hàng năm khoảng 1.400 - 1.500 mm, có năm lên tới 6 1.700 – 1.800 mm. Độ ẩm trung bình 80% - 85% và có sự dao động theo vĩ độ mưa theo mùa. An Giang chịu ảnh hưởng 2 hướng gió chính là gió Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4) và gió Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch), nhìn chung khí hậu ở An Giang cơ bản thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Nguồn nước mặt và nước ngầm rất dồi dào. Sông Tiền và sông Hậu chảy song song từ Tây Bắc xuống Đông Nam trong địa phận của tỉnh dài gần 100 km, lưu lượng trung bình năm 13.800 m3/s. Sông Tiền chảy qua An Giang không liên tục, là ranh giới chung của hai tỉnh An Giang – Đồng Tháp (ở Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới). Sông Hậu đi qua tỉnh An Giang chia tỉnh thành hai phần: các huyện cù lao An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới; Các huyện còn lại nằm ở khu vực tứ giác Long Xuyên. Bên cạnh đó, có 280 tuyến sông, rạch và kênh lớn, nhỏ, mật độ 0,72 km/km2. Chế độ thủy văn của tỉnh phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước của sông Mê Kông. Hằng năm bị ngập lụt từ tháng 8 đến tháng 11, gọi là “Mùa nước nổi” - nước dâng cao lên từ 1m đến 3m, có năm trên 4,5 m, thời gian ngập lụt từ 3 - 4 tháng, vừa đem lại lợi ích to lớn - đưa lượng phù sa, vệ sinh đồng ruộng... nhưng cũng gây ra những tác hại nghiêm trọng. Trong 30 năm qua có đến 5 lần ngập cao làm thiệt hại tính mạng, mùa màng, cơ sở hạ tầng, nhà ở của dân cư... làm cho suất đầu tư của Tỉnh thường ở mức cao nhưng hiệu quả mang lại bị hạn chế. 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội: Toàn tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và 9 huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, An Phú, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, với 150 đơn vị hành chính cơ sở (trong đó có 13 phường và 15 thị trấn, 122 xã, 114 khóm, 649 ấp). Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh An Giang tính đến tháng 12/2007, dân số của toàn tỉnh An Giang là 2.231.062 người (trên 460 ngàn hộ), trong đó nam 1.098.743 người, nữ 1.132.319 người; thành thị 634.313 người và nông thôn 1.596.749 người. 75% dân số An Giang sống bằng nghề nông (318 ngàn hộ = 1,67 triệu người) [12, tr. 2]. An Giang có 4 dân tộc chính: Kinh, Hoa, Chăm, Khơmer hiện đang sinh sống trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, tính đến năm 2007 dân tộc Kinh khoảng 2.115.000 người chiếm 94,8% dân số toàn tỉnh, còn lại là các dân tộc khác như: dân tộc Hoa khoảng 15.700 người (chiếm 0,7%), dân tộc Khơmer khoảng 86.300 người (chiếm 3,87%), dân tộc Chăm có trên 2.506 hộ, gần 13.722 người (chiếm 0,61%) và các dân tộc ít người mới đến cư trú 7 ở An Giang trong mấy chục năm gần đây với số lượng không nhiều. Họ sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh, sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp [41, tr. 1]. Kinh tế của tỉnh An Giang trong những năm gần đây không ngừng tăng trưởng và đạt kết quả rất khá khả quan, cụ thể như sau: - Tăng trưởng GDP giai đoạn (1996-2006) đạt bình quân 8,26%/năm; trong đó KV 1 (nông, lâm, thủy sản) đạt 3,1%, KV 2 (công nghiệp - xây dựng) đạt 12%, KV 3 (dịch vụ) đạt 12%; riêng giai đoạn (2001-2006) đạt tốc độ tăng trưởng cao bình quân 12,7%/năm (KV 1: 6,5%, KV 2: 16,3%, KV 3: 16,1%). Năm 2007, GDP toàn tỉnh ước đạt 13,73% (KV1 đạt 9,36%, KV 2: 15,55%, KV 3: 15,80%). - Cơ cấu kinh tế toàn tỉnh có bước chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm tỷ trọng KV 1 (nông, lâm, thủy sản) từ 48,28% năm 1996 xuống còn 34,56% năm 2006 (2007: 35,47%), tăng KV 2 (công nghiệp, xây dựng) từ 12,31% lên 12,78% năm 2006 (2007: 12,14%), KV 3 (dịch vụ) từ 39,41% lên 52,66% năm 2006 (2007: 52,39%). - Giá trị kim ngạch xuất khẩu cũng không ngừng tăng, năm 2006 đạt 444 triệu USD (2007: 540 triệu USD, cao nhất từ trước đến nay); trong đó xuất khẩu gạo, thủy sản, rau quả đông lạnh chiếm tỷ lệ gần 90% trong tổng kim ngạch (XK gạo: 147,6 triệu USD 27,33%, thủy sản: 330 triệu USD - 61,11%, rau quả đông lạnh: 8,1 triệu USD - 1,5%), tăng gấp 3,48 lần (+385 triệu USD) so năm 1996 [43, tr. 4]. Nhìn chung chất lượng lúa, gạo, thủy sản, rau quả đông lạnh của tỉnh từng bước được nâng lên; gạo An Giang đã xuất khẩu sang thị trường nhiều nước trên thế giới (năm 2004 xuất sang 26 nước, 2005: 35 nước, 2006: 36 nước; sản phẩm thủy sản trong năm 2007 đã xuất sang 59 nước (tăng 9 nước so năm 2006) [13, tr. 23]. GDP bình quân đầu người năm 2008 là 15,32 triệu đồng/người (năm 2007 là 12,19 triệu đồng/người). Thu nhập bình quân một tháng của 1 lao động khu vực Nhà nước do địa phương quản lý là 2,652 triệu, tăng 27,5% so với năm 2007 (năm 2007 là 2,080 triệu đồng/tháng) [13, tr. 2]. Thành phần tôn giáo ở An Giang rất đa dạng, gồm các tôn giáo sau: Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Công giáo, Hồi giáo và các đạo khác (Bửu Sơn Kỳ Hương, Hiếu Nghĩa). 8 An Giang là tỉnh thuộc châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long, là nơi có nhiều nguồn lực về sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, có núi rừng, tài nguyên khoáng sản. An Giang cũng là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có hệ thống giao thông thủy, bộ rất thuận tiện. Đường giao thông chính của tỉnh là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng của quốc gia Việt Nam và quốc tế, có cửa khẩu biên giới quốc gia và quốc tế (cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên thuộc huyện Tịnh Biên, Vĩnh Xương thuộc huyện Tân Châu, Long Bình huyện An Phú), có nhiều di tích lịch sử văn hóa dân tộc lâu đời, phong cảnh hữu tình, đó là lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội đa dạng trong thời gian qua. Một trong những lợi thế của An Giang là có bề dày về văn hóa, lịch sử truyền thống, gắn liền với các khu du lịch, di tích lịch sử, văn hoá, tập tục lễ hội cổ truyền, như: Khu lưu niệm quê hương Bác Tôn, Nhà Bảo tàng An Giang, Khu du lịch Châu Đốc Núi Sam, Khu du lịch Lâm viên núi Cấm, Di tích Hoà Thành Cổ, Khu di tích khảo cổ nền văn minh óc Eo… Đó là lợi thế cho quá trình mở cửa, phát triển và hội nhập nền kinh tế An Giang với các tỉnh trong khu vực trong nước và nước ngoài, nhất là khu vực Đông Nam Á. Tuy có nhiều thuận lợi về nguồn nước, khí hậu, thời tiết ôn hòa, đất đai được phù sa bồi đắp hàng năm nên có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó thế mạnh của An Giang là sản xuất lúa, hoa màu và cá. Bên cạnh đó, An Giang cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là chịu ảnh hưởng do thiên tai lũ lụt hàng năm, nhất là những năm lũ lớn đã gây thiệt hại đáng kể đến tính mạng, tài sản của nhân dân và của Nhà nước. Đối phó với lũ lụt hàng năm ở An Giang hiện đang còn là vấn đề hết sức bức xúc, có liên quan đến sự phát triển các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Chống lũ, tránh lũ, né lũ hay sống chung với lũ lụt là việc giải quyết vô cùng khó khăn, gian khổ và phức tạp. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp giản đơn, chất lượng lao động còn thấp. Trong đó, 96% số lao động là lao động thủ công, chủ yếu sử dụng năng lượng cơ bắp, lao động kỹ thuật chỉ chiếm 3,84%. Mặt bằng dân trí thấp, còn tới 21,8% dân số chưa biết chữ, chưa có truyền thống hiếu học [39, tr. 4]. Cơ sở phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp và sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa xã hội ở nông thôn những năm qua, tuy được tăng cường, nhưng nói chung vẫn còn nghèo nàn, thiếu thốn. Nghề nuôi cá bè truyền thống của tỉnh An Giang tập trung chủ yếu trên sông Hậu, ngoài ra các mô hình nuôi cá ao cũng tập trung chủ yếu hai bên tả ngạn và hữu ngạn của sông Hậu. Do sông Hậu có tốc độ dòng chảy thấp, thấp hơn so với sông Tiền, độ sâu của 9 lòng sông thấp, địa hình đáy sông Hậu thoai thoải, chiều rộng lòng sông lớn rất thích hợp cho nghề nuôi cá bè. Mặt khác, cộng đồng dân cư của tỉnh An Giang sống tập trung vùng lưu vực sông Hậu nhiều hơn phía sông Tiền, cơ sở hạ tầng tốt hơn như: đường giao thông bộ, bệnh viện, trường học, chợ, bưu chính viễn thông… Đất dùng cho nuôi trồng thủy sản vùng lưu vực sông Hậu tỉnh An Giang rất nhiều tiềm năng (về diện tích), chủ yếu là đất canh tác nông nghiệp. Với những lợi thế trên nghề nuôi trồng thủy sản mà nhiều nhất là nghề chăn nuôi cá tra - basa phát triển rất mạnh và là một trong những ngành kinh tế chủ lực của tỉnh. 1.2. Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: 1.2.1. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại, nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường, ai cũng có thể học theo, để làm theo, để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt trong xã hội. Tấm gương đạo đức của người thể hiện tập trung trong các điểm sau:  Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Ngay từ thưở thiếu niên, Hồ Chí Minh đã lựa chọn một cách rõ ràng mục tiêu phấn đấu cho cả cuộc đời mình là vì nước, vì dân. Trên con đường thực hiện mục tiêu đó, Người đã chấp nhận sự hy sinh, không quản gian nguy, kiên định, dũng cảm và sáng suốt để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện bằng được mục tiêu đó. Sự kiên định mục tiêu phấn đấu trong suốt cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được nhân dân thế giới thừa nhận và kính phục. Trong bức điện chia buồn gửi Đảng ta khi Bác mất, Đảng Cộng sản Cu Ba viết: “Hiếm có một nhà lãnh đạo nào, trong những giờ phút thử thách lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh, gan dạ, quên mình, kiên nghị và dũng cảm một cách phi thường như vậy”.  Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích cách mạng. 10 Cuộc đời Người là một chuỗi năm tháng đấu tranh vô cùng gian khổ. Vượt qua bao khó khăn, Người kiên trì mục đích của cuộc sống, bảo vệ chân lý, giữ vững quan điểm, khí phách; bình tĩnh, chủ động vượt qua mọi thử thách. Người răn mình: “ Muốn nên sự nghiệp lớn, Tinh thần càng phải cao” [23, tr. 265].  Đạo dức Hồ Chí Minh là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Hồ Chí Minh có tình thương yêu bao la với tất cả mọi kiếp người. Người luôn luôn tin ở con người, tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của nhân dân, dựa vào nhân dân, lấy nhân dân làm gốc, nguyện làm “người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”; “người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận”.  Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người. Với tình yêu thương bao la, Người dành tình thương yêu cho tất cả, chia sẻ với mỗi người những nỗi đau. Người nói: “Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi” [31, tr. 560 - 561].  Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Hồ Chí Minh sống thật sự cần, kiệm, giản dị, coi khinh sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức trang trọng. Suốt đời Người sống trong sạch, vì dân, vì nước, vì con người, không gợn chút riêng tư. Người đã đề ra tư cách người cách mạng cho cán bộ, đảng viên phấn đấu và tự mình gương mẫu thực hiện. Bấy nhiêu đức tính cao cả chung đúc lại trong một con người đã làm cho tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở nên cao thượng tuyệt vời. Nhưng cũng chính từ sự kết hợp của những đức tính đó, Người là tấm gương cụ thể, gần gũi mà mọi người đều có thể noi theo. Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam. Hơn lúc nào hết, toàn Đảng, toàn dân phải quan tâm đầy đủ đến các vấn đề đạo đức, tiếp 11 tục xây dựng, hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức đúng đắn; đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện và tăng cường quản lý đạo đức trong toàn Đảng và trong nhân dân. “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là một trong những biện pháp quan trọng để khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm lành mạnh nền đạo đức xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Vấn đề cơ bản nhất khi thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là mỗi người chúng ta phải nhận thức đầy đủ vị trí của vấn đề đạo đức, thường xuyên tự giác, nỗ lực học tập, rèn luyện, tu dưỡng theo gương Bác Hồ vĩ đại. Hồ Chí Minh – Người lãnh tụ thật vĩ đại nhưng cũng thật gần gũi biết bao! Người là tấm gương sáng để cho thế hệ trẻ hôm nay học tập ở một con người với những đức tính thật cao quý nhưng cũng thật đời thường, trong đó có tính tiết kiệm. Bác Hồ nêu vấn đề “tiết kiệm” rất sớm. Từ năm 1927, trong cuốn Đường cách mệnh, Người nêu lên 23 điều phải có về tư cách người cách mạng, thì điều thứ nhất là “cần kiệm” [22, tr. 260]. Từ đó đến khi qua đời, Bác liên tục nói và viết, giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về tiết kiệm. Trong Hồ Chí Minh Toàn tập, chúng ta tìm thấy có trên 640 trường hợp Người đề cập đến “tiết kiệm”, cho thấy Người rất quan tâm đến vấn đề này. Bác giải thích: “Kiệm là thế nào? Là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi” [25, tr. 636]; “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải xem đồng tiền to bằng cái nống, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp vào gia tăng sản xuất, mà gia tăng sản xuất là để dần dần nâng cao đời sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân. Nói theo lối khoa học, thì tiết kiệm là tích cực, chứ không phải là tiêu cực” [26, tr. 485]. Theo Người, tiết kiệm phải được thực hiện trên mọi lĩnh vực: lương thực, của cải, tiền công, của công, nhiên liệu, giấy bút, đạn dược, thời giờ...; tất cả mọi người đều phải tiết kiệm, trước hết là các cơ quan, xí nghiệp; muốn tiết kiệm có hiệu quả thì phải khéo tổ chức, tức có kế hoạch thực hiện thường xuyên; đi đôi với thực hành tiết kiệm phải chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Từ năm 1947, Bác nói về chữ “kiệm” rất thiết thực và cụ thể: “Giấy bút vật liệu đều tốn tiền của chính phủ, tức là của dân; ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết thì chớ dùng một miếng giấy to. Một cái phong bì dùng hai, ba lần. Mỗi ngày, Công sở cả nước dùng mấy vạn tờ giấy và phong bì. 12 Nơi nào cũng tiết kiệm một chút thì trong một năm đỡ được hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc. Các vật liệu khác cũng vậy. Nhờ các Công sở tiết kiệm mà lợi cho dân rất nhiều” [25, tr. 104]. Bác dạy chúng ta tiết kiệm thì Người gương mẫu thực hành. Có rất nhiều câu chuyện về đức tính tiết kiệm của Bác. Dưới đây là một số mẩu chuyện nói về đức tính tiết kiệm của Bác: Chuyện kể rằng: “Có một lần đến thăm một đơn vị bộ đội, Bác tặng đồng chí tổ trưởng anh nuôi một điếu thuốc. Đồng chí này thấy Bác tìm đóm châm lửa bèn rút bao diêm trong túi định châm lửa, nhưng Bác ngăn lại: Chú để diêm mà nhóm bếp, Bác châm lửa trong lò cũng được, rồi Bác nói tiếp: Chú có biết bao nhiêu người mới làm ra một que diêm không? Vì vậy, mỗi khi dùng một que diêm, chúng ta phải nghĩ tới công sức của chừng ấy con người”. Đó là một trong hàng trăm câu chuyện cảm động về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy là Chủ tịch một nước nhưng cuộc sống sinh hoạt của Bác vô cùng giản dị và tiết kiệm. Một ngôi nhà sàn nhỏ bé, một chiếc giường đơn sơ với những bữa ăn dưa cà... đạm bạc. Chiếc mũ lá và đôi dép cao su được “chế tạo” từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp, bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Mấy bộ quần áo ka ki và bộ nâu sồng cũ kỹ. Gửi thư viết Báo, đánh máy Công văn, cả những văn kiện quan trọng, Bác dùng lại bì thư cũ, giấy viết đã dùng còn trắng một mặt... Chúng ta thật cảm động khi biết đến Di chúc để lại cho toàn dân tộc cũng được Bác tiết kiệm viết mặt sau tờ tin Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN). Bác dạy để tiết kiệm còn phải kiên quyết chống xa xỉ, phô trương, hình thức; phải thiết thực, cái gì cần mà có điều kiện thì làm, chưa cần chưa làm. Bác nói: “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc có lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng phải làm”. Ở Việt Bắc, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, có lần Bác đi công tác về muộn, nghỉ lại một lát ở văn phòng vì mệt. Thấy vậy, đồng chí bảo vệ nói với một cán bộ văn phòng: “Bác mệt, không ăn cơm được, cô nấu cho Bác một bát cháo”. Đang nằm nghỉ, Bác liền nhỏm dậy bảo: “Cô nấu cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa”. Từ giữa tháng 8/1969, sức khỏe của Bác yếu dần. Có hôm, Người gượng ngồi dậy, ăn vài củ khoai tây hầm. Tay run, củ khoai rớt xuống mặt bàn, Bác nhặt lên, lấy khăn định 13 lau sạch để ăn; nhưng Bác sĩ ngăn lại. Người nói: “Ngoài kia dông bão ngập trời, củ khoai do người nông dân một nắng hai sương làm ra mà vẫn không đủ ăn, sao ta nỡ bỏ đi ?”. Bác thường mặc bộ bà ba nhuộm màu nâu. Thấy quần áo Bác mặc hơi cũ, anh em phục vụ mang bộ mới giống như vậy, thay vào. Bác biết được, phê bình; từ đó khó thay quần áo mới cho Bác. Cổ áo bị sờn rách, mọi người đề nghị thay áo khác, Bác nói: “Cả cái áo chỉ sờn ở cổ mà vứt đi thì không được, chú chịu khó lộn ra ngoài, may lại vẫn lành như mới”. Có lần một đồng chí lãnh đạo thưa thật với Bác rằng Bác là Chủ tịch nước, Bác mặc áo sờn rách như thế thì không phù hợp. Bác nói: “Này chú! Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá thế này là cái phúc của dân đấy! Đừng bỏ cái phúc ấy đi!”. Cũng trong thời gian này Bộ Chính trị họp bàn chuẩn bị tổ chức 4 ngày lễ lớn cho năm sau. Bác đang mệt nặng nên vắng mặt. Sau đó trên giường bệnh, nghe báo cáo lại cuộc họp, Người nói: “Các chú nên bàn bạc cho kỹ, còn ý kiến của Bác, Bác chỉ đồng ý 3/4 Nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19/5 (ngày sinh của Bác) là ngày kỷ niệm lớn trong năm 1970. Hiện nay, các cháu học sinh sắp vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng tuyên truyền về ngày sinh của Bác thì các chú nên để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu khỏi lãng phí...”. Ngày nay, trong khi đất nước ta còn nghèo, cuộc sống sinh hoạt của nhân dân ta, bộ đội ta nhất là một bộ phận vùng đồng bào dân tộc, cán bộ, chiến sĩ ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Thiết nghĩ trong lúc toàn Đảng đang triển khai đợt học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là “Bộ đội Cụ Hồ”, bộ đội của dân, thực hiện lời dạy của Bác, mỗi khi làm bất cứ việc gì mà sử dụng đến kinh phí, vật tư, trang bị, kỹ thuật... chúng ta phải tính toán, cân nhắc sao cho hiệu quả nhất để đạt mục đích đề ra; không để mất mát, hư hỏng, lãng phí tiền bạc của Nhà nước và nhân dân. Theo Bác, tiết kiệm không chỉ là kinh tế, vật chất mà còn là lương tâm, trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi chiến sĩ, tiết kiệm là điều kiện để hoàn thiện nhân cách làm người, là tiêu chí đánh giá một dân tộc văn minh, cao thượng... Sinh thời, Bác Hồ từng dạy: “Một dân tộc biết cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư sẽ là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”. Vì vậy, cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng tinh thần của một xã hội mới. Cần, kiệm, liêm, chính là một đặc điểm của một xã hội hưng thịnh đi lên. Còn trái lại, để cho các bệnh quan 14 liêu, tham ô, lãng phí hoành hành, xã hội đó sẽ đứng trước nguy cơ mục nát, suy vong. Công sức của bộ đội cũng là một tài sản quý. Vì vậy, lãnh đạo, chỉ huy các cấp khi sắp xếp kiện toàn tổ chức phải hợp lý, phải tiết kiệm từng người, phải vì việc mà xếp người, không được vì người mà đặt việc. Sử dụng bộ đội làm bất cứ việc gì cũng phải tiết kiệm nhân lực, tránh sử dụng theo kiểu “nước sông công lính”... Các đơn vị trong toàn quân cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua “Ngành hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”; “Đơn vị quản lý tài chính tốt”; “Bếp nuôi quân giỏi” vận động cán bộ, chiến sĩ hưởng ứng thực hiện tốt Cuộc vận động: “Quản lý, khai thác vũ khí trang bị khí tài tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông” bằng những việc làm cụ thể hằng ngày như tiết kiệm điện, nước sinh hoạt, quản lý sử dụng các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật đảm bảo tốt, bền, an toàn, tiết kiệm, không để hỏng hóc, mất mát. Cán bộ, chiến sĩ khi ra khỏi phòng ngủ, làm việc, hội trường, giảng đường... tự giác tắt đi thiết bị điện sinh hoạt, đóng vòi nước khi bể nước đã đầy, trong luyện tập bắn súng hăng say quyết tâm bắn đúng, bắn trúng, bắn giỏi để tiết kiệm đạn... Có như vậy chúng ta mới góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo gương Bác Hồ vĩ đại. Trên đây là một trong biết bao mẩu chuyện hết sức cảm động về tinh thần tiết kiệm của Bác trong công tác và đời sống thường ngày. Chúng ta không nên cho rằng đó chỉ là những chuyện “nhỏ nhoi”, “lặt vặt”. Những mẩu chuyện cụ thể, tự nhiên, đơn giản ấy có ý nghĩa vô cùng to lớn mà ai cũng phải học và vận dụng phù hợp với điều kiện của mình; đó là tinh thần tiết kiệm thường xuyên và triệt để của Bác. Ở Hồ Chí Minh, tiết kiệm không chỉ là phẩm chất đạo đức mà còn mang tính nhân văn cao cả. Ngày nay, kinh tế nước ta đã có bước phát triển, mọi người được thụ hưởng càng nhiều của cải vật chất do xã hội làm ra. Nhưng tiền bạc, của cải càng nhiều, tình trạng tham nhũng, lãng phí, xa hoa càng diễn ra nghiêm trọng. Cho nên, thực hành tiết kiệm theo lời dạy và tấm gương của Bác là vấn đề cấp thiết: tiết kiệm trên tất cả các lĩnh vực (sản xuất, tiêu dùng, xây dựng, sử dụng ngân sách, trang thiết bị và vật liệu phục vụ công tác, liên hoan, tiệc tùng...); đồng thời tiếp tục chống tham nhũng, tham ô, lãng phí, quan liêu. 1.2.2. Vị trí của đạo đức đối với thanh niên trong sự nghiệp cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Bất cứ một quốc gia dân tộc và chế độ xã hội nào muốn tồn tại phát triển đều phải quan tâm đến thanh niên, sự phát triển của thanh niên không những quan hệ đến vận 15 mệnh và tương lai của đất nước, của dân tộc mà còn ảnh hưởng đến tương lai của nhân loại. Vì vậy, thanh niên luôn là lực lượng quan trọng của mỗi quốc gia dân tộc. Từ thực tiễn lịch sử và những kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, ngay sau khi tìm thấy con đường cứu nước và giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã ý thức sâu sắc rằng thế hệ trẻ là một lực lượng to lớn, có vai trò đặc biệt quan trong trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, với những nhiệm vụ cách mạng cụ thể Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập ra các tổ chức yêu nước, bao gồm phần lớn là thanh niên, như: “Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa”, “Nhóm người Việt Nam yêu nước ở Pháp”... và chính Người tham gia hoạt động rất tích cực trong phong trào thanh niên quốc tế. Năm 1925, trong thư Gửi thanh niên An Nam, Người đã nêu lên hiện trạng đội ngũ thanh niên Việt Nam lúc đó và nỗi băn khoăn, trăn trở của Người về tương lai của dân tộc, bởi ngày ấy, phần đông thanh niên nước ta mù chữ, bị đàu độc bằng “rượu cồn và thuốc phiện” dưới áp bức, bóc lột của thực dân phong kiến. Với hy vọng sẽ cảnh tỉnh và khơi dậy ý chí tự lực tự cường, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc để thanh niên An Nam sớm thức tỉnh để “hồi sinh” dân tộc…, Hồ Chí Minh kêu gọi: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh” [22, tr. 133]. Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra vấn đề thức tỉnh thanh niên từ đó thức tỉnh cả dân tộc với niềm tin chắc rằng: “luồng gió từ nước Nga thợ thuyền đang thổi đến giải độc cho người Đông Dương” [34, tr. 19]. Từ việc nhìn nhận, đánh giá cao vai trò, vị trí và khả năng to lớn của thế hệ trẻ trong sự nghiệp cách mạng dân tộc, chỉ sau một thời gian ngắn khi về hoạt động tại Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 6/1925, Người đã tập hợp những thanh niên Việt Nam yêu nước đang sống và hoạt động tại đây lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, cho xuất bản Báo Thanh niên, mở lớp huấn luyện, trực tiếp đào tạo, rèn luyện họ thành lực lượng nòng cốt trong công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Với tầm nhìn chiến lược của mình. Ngày 22/7/1926, Người viết thư đề nghị Uỷ ban Trung ương thiếu Nhi Liên Xô và Đại diện Đoàn Thanh niên cộng sản Pháp tại Quốc tế Thanh niên cộng sản cho gửi nhóm thiếu nhi Việt Nam sang Liên Xô học tập để các em được tiếp thu một nền giáo dục tốt hơn, đào tạo các em thành “những chiến sĩ lêninnít chân chính nhỏ tuổi” [22, tr. 225], làm hạt nhân cho Đoàn thanh niên cộng sản sau này… 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất