Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tham vấn tâm lý đối với thanh niên nghiện ma túy từ thực tiễn huyện văn lãng, tỉ...

Tài liệu Tham vấn tâm lý đối với thanh niên nghiện ma túy từ thực tiễn huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn

.PDF
100
437
54

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÔ ANH TÚ THAM VẤN TÂM LÝ ĐỐI VỚI THANH NIÊN NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN HUYỆN VĂN LÃNG, TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI, 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÔ ANH TÚ THAM VẤN TÂM LÝ ĐỐI VỚI THANH NIÊN NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN HUYỆN VĂN LÃNG, TỈNH LẠNG SƠN Ngành: Công tác xã hội Mã số: 8.76.01.01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ THỊ THƢ HÀ NỘI, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội về “Tham vấn tâm lý đối với thanh niên nghiện ma túy từ thực tiễn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hà Thị Thư. Những kết quả trong luận văn này chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Học viện Khoa học xã hội về sự cam đoan này. Hà Nội, ngày tháng Tác giả Lô Anh Tú năm 2018 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THAM VẤN TÂM LÝ ĐỐI VỚI THANH NIÊN NGHIỆN MA TÚY .................................................... 12 1.1. Khái niệm và đặc điểm thanh niên nghiện ma túy................................ 12 1.2. Lý luận về tham vấn tâm lý đối với thanh niên nghiện ma túy ............ 15 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THAM VẤN TÂM LÝ ĐỐI VỚI THANH NIÊN NGHIỆN MA TÚY Ở HUYỆN VĂN LÃNG, TỈNH LẠNG SƠN 26 2.1. Giới thiệu về địa bàn và khách thể nghiên cứu..................................... 26 2.2. Tình hình tham vấn tâm lý đối với thanh niên nghiện ma túy .............. 30 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tham vấn tâm lý đối với thanh niên nghiện ma túy ....................................................................................... 60 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HIỆU QUẢ THAM VẤN TÂM LÝ ĐỐI VỚI THANH NIÊN NGHIỆN MA TÚY Ở HUYỆN VĂN LÃNG, TỈNH LẠNG SƠN ......................................................................................... 69 3.1. Tăng cường lồng ghép tham vấn tâm lý trong các mô hình điều trị nghiện ma túy ............................................................................................... 69 3.2. Giải pháp về đào tạo đội ngũ nhân viên xã hội có kiến thức, kỹ năng về tham vấn tâm lý ............................................................................................ 70 3.3. Tăng cường kết nối dịch vụ .................................................................. 72 3.4. Nâng cao nhận thức thân chủ, gia đình, cộng đồng .............................. 74 KẾT LUẬN .................................................................................................... 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 79 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 81 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTXH CÔNG TÁC XÃ HỘI NVCTXH NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI CTXH CÔNG TÁC XÃ HỘI NNMT NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TNNMT THANH NIÊN NGHIỆN MA TÚY TVTL THAM VẤN TÂM LÝ UBND ỦY BAN NHÂN DÂN DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu qua các lát cắt (tỷ lệ %)............... 27 Bảng 2.2. Các hình thức tham vấn tâm lý trong việc nâng cao nhận thức về nghiện ma túy .................................................................................................. 37 Bảng 2.3. Nội dung và mức độ tham vấn tâm lý về giảm tác hại của ma túy 42 Bảng 2.4. Các hình thức tham vấn về giảm tác hại của ma túy ...................... 45 Bảng 2.5. Nội dung và mức độ tham vấn tâm lý trong giảm kỳ thị,............... 50 phân biệt đối xử ............................................................................................... 50 Bảng 2.6. Nội dung và mức độ tham vấn tâm lý trong việc thay đổi hành vi theo hướng tích cực ......................................................................................... 57 Bảng 2.7. Các hình thức tham vấn về thay đổi hành vi theo hướng tích cực . 59 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Kết quả tham gia tham vấn tâm lý của thanh niên nghiện ma túy (tỷ lệ %) ..............................................................................................................................31 Hình 2.2. Lý do chưa tham gia tham vấn tâm lý của thanh niên nghiện ma túy (tỷ lệ %) ..........................................................................................................................31 Hình 2.3. Nội dung và mức độ tham vấn trong việc nâng cao nhận thức về nghiện ma túy (N=86)..............................................................................................32 Hình 2.4. Người tham vấn tâm lý đối với thanh niên nghiện ma túy trong nâng cao nhận thức về nghiện ma túy (tỷ lệ %) ..............................................................35 Hình 2.5. Mức độ hài lòng của thanh niên nghiện ma túy đối với hoạt động tham vấn tâm lý trong nâng cao nhận thức (tỷ lệ %) ......................................................40 Hình 2.6. Đánh giá việc tham gia nội dung tham vấn tâm lý về việc giảm tác hại của ma túy.................................................................................................................41 Hình 2.7. Người tham vấn tâm lý trong giảm tác hại của ma túy .........................45 Hình 2.8. Mức độ hài lòng về tham vấn tâm lý trong giảm tác hại của ma túy (tỷ lệ %) ..........................................................................................................................48 Hình 2.9. Lý do thanh niên nghiện ma túy chưa tham gia hoạt động tham vấn tâm lý trong giảm kỳ thị, phân biệt đối xử (tỷ lệ %) ..............................................49 Hình 2.10. Tỷ lệ phần trăm người tham vấn tâm lý về giảm kỳ thị và phân biệt đối xử cho thanh niên nghiện ma túy......................................................................51 Hình 2.11. Các hình thức tham vấn tâm lý trong giảm kỳ thị, phân biệt đối xử .52 Hình 2.12. Tỷ lệ phần trăm hài lòng của thanh niên nghiện ma túy đối với hoạt động tham vấn tâm lý trong giảm kỳ thị và phân biệt đối xử ...............................54 Hình 2.13. Người tham vấn tâm lý cho thanh niên nghiện ma túy trong việc thay đổi hành vi theo hướng tích cực (N=104) ..............................................................58 Hình 2.15. Cảm nhận của thanh niên nghiện ma túy về sự kỳ thị, phân biệt đối xử của những người xung quanh (tỷ lệ %) .............................................................62 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, số lượng người nghiện ma túy (NNMT) ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017), cả nước có 210.751 NNMT có hồ sơ quản lý, tăng 10.617 người so với năm 2015. Đặc biệt, chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía bắc và các tỉnh biên giới [22]. Lạng Sơn là một trong những tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc, giáp biên giới Trung Quốc có tình trạng buôn bán, vận chuyển thuốc phiện và NNMT có xu hướng tăng, tuy nhiên, số lượng NNMT trong một vài năm trở lại đây có xu hướng giảm nhưng vẫn còn chậm. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lạng Sơn, năm 2015 toàn tỉnh còn 1.783 NNMT có hồ sơ quản lý. Năm 2017, trên 1.350 người nghiện các các chất dạng thuốc phiện được điều trị thay thế bằng Methadone. Trong đó, Văn Lãng là một trong những huyện biên giới của tỉnh có các cửa khẩu, đường mòn, đường tắt sang Trung Quốc làm cho tình hình tội phạm lợi dụng địa bàn để vận chuyển ma túy gia tăng mạnh, số lượng người nghiện ma túy cao nhất tỉnh, chủ yếu là nhóm thanh niên trẻ tuổi [24]. Theo Báo cáo của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Văn Lãng, năm 2017, trên địa bàn huyện Văn Lãng có khoảng hơn 606 đối tượng nghiện có hồ sơ quản lý. Chính quyền và ban ngành đoàn thể đã tổ chức tuyên truyền, vận động được 334 người nghiện ma túy, tham gia cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, đăng ký điều trị thay thế bằng methadone tại Trung tâm Y tế huyện, số còn lại chủ yếu điều trị, cai nghiện ở trung tâm cai nghiện của tỉnh [17]. Nghiện ma túy đã ảnh hưởng rất nặng nề đến bản thân người nghiện, gia đình, cộng đồng và xã hội. NNMT gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống như hòa nhập cộng đồng, tìm kiếm việc làm, vấn đề sức khỏe, mối quan hệ với bạn bè, gia đình, cộng đồng, v.v. Vì vậy, NNMT nói chung và TNNMT nói riêng rất cần các dịch vụ xã hội, dịch vụ công tác xã hội để giải quyết những khó khăn gặp phải, đáp ứng nhu cầu chính đáng. Trong đó, hoạt động tham vấn tâm lý được xem như một dịch vụ công tác xã hội quan trọng và đem lại hiệu quả cao trong quá trình trợ giúp 1 người nghiện điều trị nghiện, giải quyết các vấn đề và dự phòng tái nghiện, tiếp cận các dịch vụ y tế, xã hội và dự phòng nhiễm HIV/AIDS. Thực tế hiện nay, hoạt động tham vấn tâm lý đối với TNNMT trên địa bàn huyện Văn Lãng như thế nào? TNNMT có những thay đổi gì khi được tham vấn tâm lý? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động tham vấn tâm lý đối với TNNMT? Cần có những giải pháp nào để hoạt động tham vấn tâm lý đạt hiệu quả tốt nhất trong trợ giúp TNNMT? Trong bối cảnh đó, tôi quyết định tập trung nghiên cứu đề tài: “Tham vấn tâm lý đối với thanh niên nghiện ma túy từ thực tiễn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn”. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ và đánh giá thực tế việc triển khai hoạt động tham vấn tâm lý đối với TNNMT, làm rõ nhu cầu và sự thay đổi của TNNMT trong quá trình TVTL. Từ đó, có những giải pháp để hoạt động tham vấn tâm lý đối với TNNMT đạt hiệu quả cao nhất. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu về tham vấn tâm lý đối với TNNMT hiện nay đòi hỏi cần có một đánh giá tổng quan, bao quát các vấn đề mà TNNMT đang gặp phải, từ đó các nhà tham vấn/nhân viên CTXH sẽ có những cách thức tham vấn phù hợp đối với từng vấn đề. Qua tổng quan tài liệu nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về hoạt động tham vấn nói chung và tham vấn tâm lý nói riêng đối với NNMT cả về mặt lý luận và thực tiễn ở trong nước và nước ngoài. Hầu hết các nghiên cứu cũng đều cho rằng, tham vấn là một trong những hoạt động/dịch vụ cần thiết trong CTXH, trong đó có tham vấn tâm lý. Nhân viên CTXH sẽ là người thực hiện trong quá trình trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, ngoài các nghiên cứu chuyên biệt về tham vấn, các tác giả trong và ngoài nước thường có những nghiên cứu lồng ghép hoạt động tham vấn trong những nghiên cứu CTXH đối với NNMT. Một số công trình nghiên cứu trên thế giới về CTXH đối với NNMT, hoạt động tham vấn nói chung và tham vấn tâm lý đối với TNNMT nói riêng sau đây: Nghiên cứu “Alcohol and other Drug Use: The Roles and Capabilities of Social Workers” của Sarah Galvani năm 2015 đã nhấn mạnh đến vai trò và năng lực 2 của nhân viên xã hội trong quá trình trợ giúp người sử dụng chất gây nghiện nói chung và ma túy nói riêng. Nhân viên xã hội sẽ tham gia vào chủ đề sử dụng chất gây nghiện như một phần trong nhiệm vụ chăm sóc của mình để hỗ trợ người sử dụng dịch vụ, gia đình và người thân của họ. Bên cạnh đó, nhân viên xã hội còn động viên và hỗ trợ người nghiện, gia đình hoặc người chăm sóc xem xét việc thay đổi hành vi về việc sử dụng chất gây nghiện từ nỗ lực của chính họ. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh đến vai trò của nhân viên CTXH có nhiều kinh nghiệm trong quá trình tư vấn, tham vấn đối với người sử dụng chất gây nghiện. Đặc biệt, họ có thể đảm nhiệm vai trò là người quản lý trong việc hỗ trợ và giám sát đối với đội ngũ nhân viên xã hội ít kinh nghiệm hơn [19]. Nghiên cứu “Core Competencies for Social Workers in Addressing the Needs of Children of Alcohol and Drug Dependent Parents” của Patricia Getty năm 2006 đã xác định nhân viên xã hội là một trong những nhóm quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ ngăn ngừa lạm dụng chất gây nghiện và xây dựng khả năng phục hồi ở trẻ em. Các nhân viên xã hội hoạt động ở trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm chăm sóc sức khoẻ ban đầu, gia đình, phúc lợi trẻ em, trường học, sức khoẻ tâm thần, các cơ sở điều trị nghiện. Nhân viên xã hội thực hiện việc cung cấp các dịch vụ trong nhiều hệ thống chăm sóc đối với những vấn đề liên quan đến rối loạn sử dụng chất gây nghiện. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh, tất cả các nhân viên xã hội cần có năng lực cơ bản trong việc sàng lọc, can thiệp ngắn đối với những người sử dụng chất gây nghiện [18]. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào nhóm trẻ em lạm dụng chất gây nghiện mà chưa đề cập đến nhóm thanh niên. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chưa đi sâu phân tích các hoạt động TVTL trong quá trình trợ giúp thân chủ. Cuốn “Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện ma túy” xuất bản năm 2013 của tác giả Bùi Thị Xuân Mai và Nguyễn Tố Như là một trong những công trình lý luận đầu tiên ở Việt Nam bàn về hoạt động tham vấn trong điều trị nghiện ma túy. Cuốn giáo trình này đã cung cấp các vấn đề liên quan đến hoạt động điều trị nghiện ma túy có sự tham gia trợ giúp của nhân viên xã hội/nhà tham vấn. Toàn bộ quá trình 3 can thiệp, trợ giúp NNMT, trong đó có nhóm thanh thiếu niên nghiện ma túy đã được cuốn giáo trình trình bày tương đối chi tiết. Đối với từng nhóm nghiện ma túy khác nhau sẽ có những cách tham vấn cụ thể. Trong quá trình tham vấn đối với thanh thiếu niên nghiện ma túy, nhà tham vấn/nhân viên xã hội ngoài việc nắm chắc đặc điểm tâm, sinh lý thì cần hiểu rõ cơ chế tác động của những xáo trộn trong tâm sinh lý ở nhóm lứa tuổi này. Để xác định được mức độ nghiêm trọng của những vấn đề thanh thiếu niên nghiện ma túy đang gặp phải thì tham vấn là một trong những hoạt động rất cần thiết giúp nhà tham vấn/nhân viên xã hội xác định được điều đó. Cuốn giáo trình này cũng cung cấp những lưu ý trong quá trình tham vấn điều trị nghiện ma túy từ khi tiếp cận cho đến khi kết thúc quá trình điều trị nghiện. Đây là một công trình lý luận nền tảng đối với các nhà trợ giúp điều trị nghiện ma túy [10]. Cuốn “Giáo trình Chất gây nghiện và Xã hội” do TS. Bùi Thị Xuân Mai chủ biên năm 2013. Giáo trình này được thực hiện bởi Trường Đại học Lao động Xã hội với sự hỗ trợ kỹ thuật của FHI 360 trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực trong lĩnh vực tư vấn điều trị nghiện và dự phòng tái nghiện” do tổ chức CDC tài trợ giai đoạn 2009 – 2013. Giáo trình cũng đã chỉ ra rằng, ở Việt Nam, điều trị nghiện trong những năm qua đã có bước phát triển đáng kể với sự có mặt đa dạng của các mô hình điều trị nghiện được áp dụng dựa trên các bằng chứng và thực hành hiệu quả trên thế giới. Tuy vậy, vẫn còn một số lượng lớn NNMT chưa được tiếp cận với các dịch vụ y tế và dịch vụ hỗ trợ xã hội khác do sự kỳ thị và cách nhìn thiếu cảm thông từ cộng đồng và xã hội đối với NNMT. Cuốn giáo trình này cũng nhấn mạnh, trong công tác trợ giúp điều trị nghiện, đặc biệt là nghiện ma túy rất cần có những cách thức can thiệp mang tính chuyên môn với sự trợ giúp của Nhân viên CTXH, đặc biệt là hoạt động tham vấn của nhân viên CTXH đối với NNMT nhằm giúp họ và gia đình, cộng đồng tăng cường kiến thức, năng lực, thay đổi suy nghĩ từ đó tiến tới thay đổi hành vi theo hướng tích cực [9]. Tác giả Phan Thị Mai Hương với công trình nghiên cứu “Thanh niên nghiện ma túy nhân cách và hoàn cảnh xã hội” năm 2005 đã nhấn mạnh đến cách tiếp cận mới về TNNMT từ góc độ của tâm lý học. Tác giả đã phân tích và hệ thống hóa 4 những lý luận và đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội và sự ảnh hưởng của chúng trong việc nghiên cứu hành vi của NNMT cũng như quan điểm về việc giải quyết chính trong thực tiễn. Đặc biệt, tác giả cũng chỉ ra rằng việc ngăn ngừa hành vi nghiện ma túy và quá trình cai nghiện ma túy ở thanh niên cần phải kết hợp giữa tri thức và biện pháp của tâm lý học. Mặc dù nghiên cứu này nhấn mạnh đến vai trò của tâm lý học trong trợ giúp TNNMT nhưng các hoạt động TVTL đối với thanh niên nghiện chưa được làm rõ [5]. WHO, UN và UNAIDS trong công trình “Điều trị thay thế duy trì trong quản lý nghiện ma túy và phòng lây nhiễm HIV/AIDS” năm 2004 đã nhấn mạnh trong quá trình điều trị nghiện ma túy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị là thời gian tiến hành điều trị, liều lượng thuốc và các dịch vụ chữa bệnh và tâm sinh lý xã hội. Điều đặc biệt, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng kết hợp thêm liệu pháp trị liệu tâm lý xã hội sẽ đem lại hiệu quả hơn cho chương trình điều trị nghiện [20]. Ở một số trường đào tạo chuyên ngành Công tác xã hội cũng có một số đề tài luận văn thạc sỹ liên quan đến NNMT. Tuy nhiên, các đề tài luận văn mới chỉ dừng lại ở các hoạt động hỗ trợ của nhân viên CTXH đối với NNMT, trong đó có đề cập đến hoạt động tham vấn nhưng chưa được phân tích chuyên sâu, đặc biệt là lĩnh vực tham vấn tâm lý. Luận văn thạc sỹ của Đỗ Thanh Huyền về “Hoạt động hỗ trợ xã hội cho người sau cai nghiện ma túy tại Thành phố Hòa Bình – Tỉnh Hòa Bình” năm 2017 đã tập trung nghiên cứu và lãm rõ thực trạng công tác hỗ trợ xã hội cho người sau cai nghiện ma túy như hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng, hỗ trợ phòng, chống tái nghiện, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ có việc làm và tạo việc làm và đã có những đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hỗ trợ như chính sách của Nhà nước, sự quan tâm của chính quyền Thành phố Hòa bình, bản thân người nghiện sau cai, gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp và vai trò của nhân viên CTXH. Luận văn này cũng đã đề cập đến một số nội dung liên quan đến hoạt động TVTL nhưng còn tản mạn, chưa tập trung và chưa đi sâu phân tích chi tiết trong quá trình trợ giúp NNMT [6]. 5 Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Hằng với đề tài “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp người nghiện ma túy tham gia chương trình Methadone (Nghiên cứu tại cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm)” năm 2016 đã mô tả tình hình chung về nghiện ma túy cũng như nhấn mạnh vai trò của nhân viên CTXH trong quá trình trợ giúp người nghiện đang tham gia chương trình điều trị nghiện thay thế bằng thuốc Methadone. Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng chỉ ra và phân tích các hoạt động hỗ trợ NNMT đang tham gia chương trình Methadone, trong đó có hoạt động tư vấn/tham vấn tâm lý [4]. Tuy nhiên, hoạt động TVTL mới chỉ dừng lại ở việc lồng ghép mà chưa phân tích sâu. Luận văn thạc sỹ của Tạ Hồng Vân về “Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ điều trị nghiện cho người nghiện ma túy tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Cơ sở điều trị Methadone thuộc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS thành phố Nam Định)” năm 2015 đã cho thấy, mô hình điều trị nghiện tại cộng đồng là một trong những mô hình đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Để mô hình điều trị nghiện tại cộng đồng, nhân viên xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình trợ giúp người nghiện thực hiện quá trình điều trị nhằm giúp người nghiện phục hồi chức năng và hòa nhập cộng đồng. Trong quá trình trợ giúp người nghiện, nhân viên CTXH cũng thực hiện rất nhiều hoạt động, trong đó có hoạt động tư vấn/tham vấn, tuy nhiên nghiên cứu chưa đi sâu phân tích và làm rõ hoạt động này trong quá trình trợ giúp NNMT, đặc biệt, nghiên cứu mới chỉ nói chung về NNMT mà chưa đề cập riêng đối với đối tượng thanh thiếu niên nghiện ma túy cần tham vấn ra sao [12]. Qua quá trình tổng quan tài liệu cho thấy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề CTXH đối với NNMT ở Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn về tham vấn tâm lý đối với TNNMT còn rất hạn chế, đặc biệt là các công trình nghiên cứu đánh giá hoạt động TVTL đối với NNMT nói chung và TNNMT nói riêng. Chính vì vậy, nghiên cứu này thực hiện nhằm tìm hiểu sâu hơn về lý luận cũng như đưa ra bức tranh sơ bộ về nội dung TVTL đối với TNNMT, đặc biệt là các nội dung tham vấn tâm lý trong việc nâng cao nhận thức về quá trình tham gia điều trị nghiện thay thế bằng thuốc 6 methadone, nâng cao nhận thức trong phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS và trong việc giảm căng thẳng và thay đổi hành vi theo hướng tích cực. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực trạng tham vấn tâm lý đối với thanh niên nghiện ma túy và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tham vấn tâm lý ở huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn hiện nay. Từ đó, đưa ra các giải pháp thực hiện hiệu quả hoạt động tham vấn tâm lý đối với thanh niên nghiện ma túy. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể như sau: - Nghiên cứu các vấn đề lý luận về tham vấn, tham vấn tâm lý, tham vấn điều trị nghiện, thanh niên, ma túy, thanh niên nghiện ma túy, tham vấn tâm lý đối với thanh niên nghiện ma túy, công tác xã hội. - Tìm hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến các nội dung tham vấn tâm lý của nhân viên công tác xã hội đối với thanh niên nghiện ma túy ở huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn hiện nay. - Tìm hiểu các chính sách, pháp luật, chương trình hỗ trợ người nghiện ma túy ở Việt Nam nói chung, thanh niên nghiện ma túy nói riêng và đặc thù ở địa bàn nghiên cứu hiện nay. - Đưa ra các giải pháp thực hiện hiệu quả nội dung tham vấn tâm lý đối với thanh niên nghiện ma túy. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tham vấn tâm lý đối với thanh niên nghiện ma túy từ thực tiễn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. 7 - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 02/2018 đến tháng 8/2018. - Phạm vi về khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào nhóm đối tượng là thanh niên nghiện ma túy có hồ sơ quản lý - Phạm vi về nội dung nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu lý luận và thực trạng các nội dung tham vấn vấn tâm lý: (1) tham vấn tâm lý trong nâng cao nhận thức; (2) tham vấn tâm lý trong việc giảm tác hại của ma túy; (3) tham vấn tâm lý trong giảm kỳ thị và phân biệt đối xử; (4) tham vấn tâm lý trong việc thay đổi hành vi theo hướng tích cực. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Nghiên cứu lý luận và thực trạng TVTL đối với thanh niên nghiện ma túy và các yếu tố ảnh hưởng đến các nội dung tham vấn tâm lý liên quan đến nhiều yếu tố, thành phần xã hội, điều kiện kinh tế - văn hoá – xã hội và bối cảnh lịch sử khác nhau. Vì vậy, để nghiên cứu vấn đề này có hiệu quả, tác giả đã vận dụng một số quan điểm của triết học Mác-Lênin làm cơ sở phương pháp luận khoa học cho đề tài, đó là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử tất cả các hiện tượng nảy sinh trong xã hội đều có quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển. Việc sử dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử là đặt các hiện tượng xã hội, các quá trình xã hội trong hoàn cảnh lịch sử của đời sống xã hội. Dựa trên quan điểm đó có thể thấy việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn hoạt động tham vấn đối với TNNMT cần phải đặt nó trong điều kiện cụ thể về tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá của địa phương. Mặt khác, tùy vào từng giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước mà vấn đề nghiện ma túy ở độ tuổi thanh niên có thể khác nhau, do đó, cần có những cách tiếp cận phù hợp. Phương pháp duy vật biện chứng coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác. Thanh niên là một tầng lớp trong xã hội, có quan hệ chặt chẽ với nhiều cá nhân con người trong xã hội và chịu sự tác động qua lại lẫn nhau với nhiều yếu 8 tố khác. Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài, tác giả sẽ đặt hoạt động tham vấn tâm lý đối với TNNMT trong mối quan hệ tác động qua lại với các yếu tố môi trường, hệ thống xung quanh và nhìn vấn đề đa chiều để nắm bắt toàn diện và mang tính khoa học nhằm đưa ra những giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tế nghiên cứu về TVTL đối với TNNMT tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu một mặt cho phép nhận ra những khoảng trống về học thuật trong nghiên cứu về TVTL đối với TNNMT, mặt khác cho phép nhận diện những thành tựu, hạn chế, bất cập về hoạt động TVTL đối với TNNMT và các chính sách có liên quan ở huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam và một số nước trên thế giới. Vì vậy, tác giả sẽ tiến hành đọc và tham khảo các nghiên cứu đi trước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, các tài liệu, văn bản pháp luật có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Các nguồn tài liệu này được tác giả xử lý, tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa để có cái nhìn tổng quan về lý luận, thực tiễn TVTL đối với TNNMT. 5.2.2. Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát trong quá trình tiếp cận đối tượng và thu thập thông tin nhằm đánh giá mức độ tin cậy của thông tin. Trong quá trình tiếp cận đối tượng, tác giả sẽ quan sát hành vi, cử chỉ, thái độ của người được phỏng vấn cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị có liên quan đến hoạt động TVTL đối với TNNMT ở huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. 5.2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng Thực hiện khảo sát bảng hỏi với 150 thanh niên nghiện ma túy ở huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn nhằm tìm hiểu nhu cầu, những khó khăn cũng như những vấn đề có liên quan đến các nội dung TVTL của nhà tham vấn/nhân viên CTXH với họ. Với phương pháp này, tác giả sẽ gặp trực tiếp TNNMT có hồ sơ quản lý để phỏng vấn, trao đổi dựa trên các câu hỏi đã được thiết lập sẵn. Các thông tin thu thập từ bảng hỏi khảo sát sẽ được nhập và làm sạch dữ liệu trên phần mềm SPSS 20.0. Tác 9 giả thực hiện tính toán tỷ lệ phần trăm người trả lời đối với các nội dung có liên quan và tiến hành viết báo cáo dựa trên kết quả số liệu đã được phân tích. 5.2.4. Phương pháp nghiên cứu định tính Thực hiện phỏng vấn sâu 12 TNNMT; 05 Cán bộ được đào tạo chuyên môn CTXH đang làm việc có liên quan đến NNMT ở cấp xã và huyện; 05 thân sinh hoặc người có quan hệ thân thiết trong gia đình của TNNMT; 02 cán bộ y tế. Phương pháp định tính nhằm làm rõ hơn các thông tin sâu liên quan đến hoạt động TVTL đối với TNNMT. Tác giả sẽ gặp trực tiếp từng cá nhân đủ điều kiện mà nghiên cứu đưa ra, sau đó trao đổi với họ về những nội dung/câu hỏi được xây dựng sẵn nhằm làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu, từ đó trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo đối với các nhà nghiên cứu, các giảng viên giảng dạy trong lĩnh vực CTXH, các cán bộ, các nhà tham vấn làm việc trong lĩnh vực trợ giúp người nghiện ma túy, đặc biệt là trong trợ giúp thanh niên nghiện ma túy. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài cũng góp phần ứng dụng vào thực tiễn trong quá trình trợ giúp thanh niên nghiện ma túy, đặc biệt là giúp nhân viên xã hội/nhà tham vấn thực hiện tham vấn tâm lý hiệu quả, từ đó, đối tượng có thể nâng cao năng lực, tăng cường chức năng xã hội, hoạt động điều trị nghiện hiệu quả và hướng đến hòa nhập cộng đồng bền vững. Đề tài cũng góp phần cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn trong việc xây dựng chính sách, chương trình triển khai các hoạt động tham vấn tâm lý đối với thanh niên nghiện ma túy trên địa bàn huyện Văn Lãng hiện nay và có thể nhân rộng và ứng dụng đối với các địa bàn khác. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu (tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu, các phương pháp nghiên 10 cứu và ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận về tham vấn tâm lý đối với thanh niên nghiện ma túy; Chương 2. Thực trạng tham vấn tâm lý đối với thanh niên nghiện ma túy ở huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn; Chương 3. Giải pháp thực hiện hiệu quả tham vấn tâm lý đối với thanh niên nghiện ma túy ở huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. 11 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THAM VẤN TÂM LÝ ĐỐI VỚI THANH NIÊN NGHIỆN MA TÚY 1.1. Khái niệm và đặc điểm thanh niên nghiện ma túy 1.1.1. Các khái niệm  Khái niệm nghiện ma túy Nghiện ma túy được định nghĩa là một bệnh mãn tính về não, có thể tái phát với đặc điểm chính là hành vi tìm kiếm và sử dụng ma túy bắt buộc, bất kể những hệ quả xấu. Sở dĩ nghiện ma túy được coi là một bệnh về nào, là do ma túy có thể thay đổi bộ não cả về cấu trúc và cơ chế làm việc. Những thay đổi này có thể tồn tại lâu dài, và dẫn đến những hành vi gây hại thường thấy ở những người lạm dụng ma túy [9, tr.5]. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì “Nghiện ma túy là tình trạng nhiễm độc mãn tính hay chu kỳ do sử dụng nhiều lần chất ma túy, với những đặc điểm cơ bản là: Không cưỡng lại được nhu cầu sử dụng ma túy và sẽ tìm mọi cách để có ma túy; liều dùng tăng dần; lệ thuộc chất ma túy cả về thể chất và tâm thần (lệ thuộc kép)” [9, tr.63]. Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2013), nghiện được coi là bệnh mạn tính tái phát của não bộ vì nó làm thay đổi cấu trúc, chức năng và cơ chế hoạt động của não. Sự thay đổi ở não bộ thường kéo dài làm người sử dụng không tự kiểm soát được bản thân, mất khả năng cưỡng lại sự thèm muốn sử dụng ma túy và có xu hướng tìm và sử dụng chất gây nghiện bất chấp hậu quả đối với cá nhân và cộng đồng [9, tr.63].  Khái niệm thanh niên Theo Luật Thanh niên Việt Nam năm 2005 “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 – 30 tuổi” [13]. Theo Báo cáo Điều tra Lao động việc làm năm 2016 của Tổng cục Thống kê, thanh niên được xác định là những người trong độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi [14, tr. 24]. 12 Hai định nghĩa trên cho thấy có sự khác biệt trong việc quy định độ tuổi thanh niên. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, thanh niên được xác định theo Luật Thanh niên Việt Nam, đó là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ 16-30 tuổi.  Khái niệm thanh niên nghiện ma túy Trong nghiên cứu này, thanh niên nghiện ma túy (TNNMT) được hiểu là những người trong độ tuổi từ 16-30 tuổi bị mất khả năng cưỡng lại sự thèm muốn sử dụng ma túy và có xu hướng tìm và sử dụng chất gây nghiện bất chấp hậu quả đối với cá nhân, cộng đồng và xã hội. 1.1.2. Đặc điểm tâm, sinh lý của thanh niên nghiện ma túy Giai đoạn phát triển mạnh mẽ của con người là lứa tuổi thanh thiếu niên từ 1520 tuổi. Ở giai đoạn này, có sự thay đổi rất lớn về thể chất. Kích thước cơ thể lớn hơn do sự phát triển nhanh về hệ cơ, xương, chiều cao, cân nặng. Xuất hiện hiện tượng dậy thì ở cả nam giới và nữ giới trong độ tuổi này. Một trong những đặc điểm sinh lý cần chú ý đó là sự phát triển đặc biệt của hệ thần kinh, cụ thể là não bộ của thanh niên. Não bộ là cơ quan chi phối tất cả các hoạt động của con người, suy nghĩ, cảm xúc, hành vi,…Điều này giải thích cho hành vi sử dụng ma túy ở thanh thiếu niên, trong giai đoạn này não đã cảm nhận, trải nghiệm được sự phê sướng của ma túy và đôi khi cũng có những động lực để từ bỏ vì nhân cập và hạnh nhân đã phát triển. Tuy nhiên thùy trán trước chưa phát triển hoàn thiện nên khả năng ra quyết định và lập kế hoạch cho việc dừng sử dụng ma túy gặp rất nhiều thách thức và trở ngại. Não bộ của thanh thiếu niện là một cơ quan đang trong quá trình hoàn thiện. Thanh niên có năng lượng nhiều hơn so với người lớn nhưng khả năng tự kiểm soát chỉ bằng khoảng một nửa người lớn. Chính vì vậy, họ dễ bị ảnh hưởng bởi khoái cảm của ma túy nên dễ bị nghiện. Tất cả những vấn đề về phát triển sinh lý của thanh niên có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tham vấn tâm lý điều trị nghiện ma túy. Thanh niên là một nhóm lứa tuổi đang trong quá trình hoàn thiện bản thân nên rất thích mạo hiểm, tò mò về mọi thứ, dễ có các hành vi nguy hiểm, dễ kích động. Bên cạnh những thay đổi về hành vi, thanh niên còn có những thay đổi về cảm xúc, 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan