Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thẩm quyền của tòa án nhân dân trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính từ thực t...

Tài liệu Thẩm quyền của tòa án nhân dân trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính từ thực tiễn tỉnh đăk lăk

.PDF
101
751
78

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……………/………… ….…./……. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM VĂN ĐOÀN THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐĂK LĂK LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH ĐĂK LĂK – 2017 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……………/……………. BỘ NỘI VỤ ….…./……. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM VĂN ĐOÀN THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH – TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐĂK LĂK Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính Mã số: 60.38.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN BÁ CHIẾN ĐĂK LĂK – 2017 2 LỜI CAM ĐOAN Bằng văn bản này, tác giả xin cam đoan rằng các nội dung được trình bày trong Luận văn “Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính từ thực tiễn tỉnh Đăk Lăk” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tác giả.. Tác giả xin cam đoan là công trình nghiên cứu do chính tác giả thực hiện. Các số liệu trích dẫn nêu trong luận văn là trung thực và được tác giả chú thích rõ ràng. Tác giả Phạm Văn Đoàn 3 MỤC LỤC trang Lời cam đoan................................................................................................ 3 Mục lục......................................................................................................... 4 Danh mục các chữ viết tắt........................................................................... 6 Danh mục các bảng..................................................................................... 7 MỞ ĐẦU. .......................................................................................... 8 1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................8 2. Tình hình nghiên cứu đề tài..............................................................10 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn..................................................12 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu..........................................................13 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.......... 13 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.........................................14 7. Kết cấu luận văn............................................................................... 15 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH ..................16 1.1. Những khái niệm có liên quan .......................................................16 1.2. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ...............................................................................................................21 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐĂK LĂK TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH .............................................................................................47 2.1. Tình hình và đặc điểm của khiếu kiện hành chính trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk từ năm 2012 đến 2016 ......................................................................47 2.2. Đánh giá thực trạng thực hiện thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Lăk trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính .....................................49 4 2.3. Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính của Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Lăk .......................72 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐĂK LĂK .........................78 3.1. Tình hình khiếu kiện hành chính trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính trong những năm tới trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk ....................................78 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.......................................81 KẾT LUẬN.....................................................................................98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………100 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT PLTTGQCVAH Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính QSDĐ Quyền sử dụng đất TA Tòa án TAND Tòa án nhân dân TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân VKSND Viện kiểm sát nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa TTHC Tố tụng hành chính 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng 2.1 Kết quả xử lý đơn khiếu kiện của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm tỉnh Đăk Lăk 2.2 Kết quả xét xử sơ thẩm vụ án hành chính của Tòa án nhân dân trong tỉnh Đăk Lăk 7 Trang 47 51 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự ra đời của Toà Hành chính và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996, quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân chính thức được pháp luật quy định. Trải qua 20 năm hình thành và phát triển với những sửa đổi, bổ sung của hệ thống pháp luật, thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của Toà án nhân dân (TAND) các cấp ngày càng được mở rộng, tạo điều kiện cho Tòa phát huy vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước. So với các vụ án hình sự, dân sự đã có từ lâu đời trong lịch sử tố tụng tư pháp Việt Nam, việc giải quyết các vụ án hành chính ở nước ta vẫn được coi là mới mẻ cả về phương diện lý luận và cả về thực tiễn áp dụng pháp luật. Trong điều kiện phát triền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các khiếu kiện hành chính ngày càng gia tăng và trở nên gay gắt. Trước tình hình đó, pháp luật Tố tụng hành chính (TTHC) ngày càng hoàn thiện đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho người dân trong việc thực hiện quyền khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, Vì lý do này, số lượng vụ án hành chính được TAND các cấp thụ lý giải quyết hàng năm đều tăng nhiều về số lượng, tính chất tranh chấp ngày càng phức tạp. Mặc dù TAND các cấp đã có nhiều cố gắng trong công tác xét xử các vụ án hành chính nhưng kết quả giải quyết còn nhiều hạn chế. Thực tiễn xét xử của ngành Tòa án trong thời gian vừa qua cho thấy, thời hạn giải quyết các vụ án hành chính thường bị kéo dài quá hạn pháp luật quy định, có những vụ án giải quyết qua nhiều năm chưa kết thúc, nhiều vụ án xét xử thiếu khách 8 quan, chưa chính xác đã gây tâm lý phản cảm, giảm sút niềm tin trong một bộ phận quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, ngày 8/12/2015 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, Luật tố tụng hành chính năm 2015 được Quốc hội thông qua với nhiều quy định đã được sửa đổi, bổ sung so với Luật TTHC năm 2010. Trong đó, có nguyên tắc tranh tụng trong TTHC đã được quy định tại Mục 3 (Tranh tụng trong phiên tòa) thuộc Chương XI (Phiên tòa sơ thẩm) nhằm bảo đảm tranh tụng công khai, dân chủ giữa bên khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân và bên bị kiện là cơ quan quản lý hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý hành chính. Những quy định này cần được nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn giải quyết các vụ án hành chính (đặc biệt là thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hành chính) để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp của đất nước. Đắk Lắk là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, trong những năm vừa qua do tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã thúc đẩy kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên, một số công trình, nhà máy, xí nghiệp được xây dụng, lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, vui chơi giải trí phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó thì tình hình khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, nhà ở, các lĩnh vực thuế, xây dụng, môi trường đô thị, kinh doanh, dịch vụ du lịch... ngày càng phức tạp. Số lượng vụ án hành chính được TAND tỉnh thụ lý giải quyết ngày càng tăng nhưng chất lượng giải quyết các vụ án vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế dẫn đến việc các đương sự kháng cáo, cơ quan có thẩm quyền kháng nghị, gây nên bức xúc trong quần chúng nhân dân. Thực trạng trên cho thấy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện cả về cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện thẩm quyền của TAND trong xét xử 9 sơ thẩm vụ án hành chính dưới góc độ luật Hiến pháp và Hành chính nhằm tìm ra những ưu điểm và những hạn chế, vướng mắc; rút ra những bài học kinh nghiệm đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng thực hiện thẩm quyền của TAND trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là rất cần thiết và khách quan, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo quan điểm của Đảng được thể hiện tại các Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 “Về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới”. và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Thẩm quyền của TAND trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính - Từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” để làm Luận văn tốt nghiệp Cao học Luật, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Hành chính là cấp thiết, khách quan trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Để vụ án hành chính được xét xử kịp thời, đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, TAND đóng vai trò quyết định. Do đó, vấn đề thẩm quyền của TAND trong việc xét xử sơ thẩm vụ án hành chính đã được nhiều nhà nghiên cứu lý luận và những người hoạt động thực tiễn quan tâm. Việc nghiên cứu đề tài này được thể hiện trong nhiều công trình khoa học được công bố trên sách, báo, tạp chí chuyên ngành và các Luận văn Thạc sỹ, một số giáo trình giảng dạy về pháp luật. Có thể nêu ra các công trình, bài viết sau đây: Tác giả Nguyễn Đức Chính “Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính theo Luật TTHC Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành “Lý luận và Lịch sử Nhà nước và pháp luật”- Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014. Luận văn đã làm rõ một cách đầy đủ về cơ sở lý luận, nhận thức chung về thẩm quyền của Tòa hành chính quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử của 10 Tòa hành chính trước và sau khi có Luật TTHC năm 2010 đồng thời đánh giá thực tiễn thi hành các quy định này trong hoạt động giải quyết vụ án hành chính của Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và bảo đảm thực hiện những quy định về thẩm quyền của Tòa hành chính. Luận văn chưa cập nhật quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án theo Luật TTHC năm 2015. Luận văn đề cập đến thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính nói chung cho nên thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính chỉ được tác giả nêu lên ở mức độ hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng của hoạt động thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính. Sách “Giáo trình Luật Hành chính và Tài phán hành chính Việt Nam” (2008), Học việc Hành chính Quốc gia. Tác giả Vũ Thị Hòa (2011), “ Đối tượng khởi kiện và thẩm quyền xét xử theo Luật tố tụng hành chính 2010”. Tạp chí kiểm sát, số 8, Hà Nội. Bài viết phân tích làm rõ quy định của Luật TTHC năm 2010 về đối tượng khởi kiện và thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của Tòa án nói chung. Bài viết không đề cập đến cơ sở lý luận về thẩm quyền xét xử nói chung và thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính cũng như thực tiễn thực hiện thẩm quyền của Tòa án. TS. Nguyễn Văn Thuân (2016), “Thẩm quyền của Tòa án theo Luật TTHC năm 2015”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật. Bài viết đề cập đến sự cần thiết về việc ban hành Luật TTHC năm 2015 đồng thời nêu lên một số điểm mới về thẩm quyền của TAND trong việc giải quyết các vụ án hành chính như theo loại việc, thẩm quyền theo cấp Tòa án ... Bài viết không đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính của TAND. Nhìn chung, những công trình, tài liệu trên đây đã tập trung nghiên cứu các quy định chung về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của Tòa án theo 11 quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 và Luật TTHC năm 2010 mà chưa đề cập đến quy định của Luật TTHC năm 2015 và chưa nghiên cứu một cách hệ thống về hoạt động thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính của TAND. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Thẩm quyền của TAND trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính - Từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” của tác giả là hoàn toàn mới, chưa có một công trình nào nghiên cứu. Thông qua việc nghiên cứu thực hiện đề tài, tác giả mong muốn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động thực hiện thẩm quyền của TAND trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về thẩm quyền của TAND trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp của đất nước trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Từ việc phân tích làm rõ cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng thực hiện thẩm quyền của TAND trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính tại tỉnh Đăk Lăk, luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thẩm quyền của TAND trong giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm trong thời gian tới 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đặt ra và thực hiện những nhiệm vụ như sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để xác định những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu; - Nghiên cứu, phân tích làm rõ các đặc điểm của thẩm quyền của TAND trong xét xứ sơ thẩm vụ án hành chính. 12 - Xây dựng một số khái niệm, nội dung của thẩm quyền của TAND trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính; - Khảo sát, thống kê, đánh giá thực trạng thực hiện Thẩm quyền của TAND trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính - Từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn năm 2012 đến năm 2016; - Tổng hợp kết quả nghiên cứu, dự báo những yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện “Thẩm quyền của TAND trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính - Từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk”. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện Thẩm quyền của TAND trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Các hoạt động thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của TAND trong giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục xét xử sơ thẩm. Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, do TAND tỉnh Đắk Lắk thực hiện. Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2012 đến năm 2016. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thục hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước về thẩm quyền của TAND trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan để làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận về thẩm quyền của 13 TAND trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính. Từ đó, xác định những nội dung nào của các công trình khoa học trước chưa đề cập đến để tiếp tục nghiên cửu, bổ sung hoàn thiện về lý luận. - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp được sử dụng để thống kê và phân tích tài liệu, báo cáo tổng kết thực hiện thẩm quyền của TAND trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính trong thực tiễn nhằm tổng hợp rút ra những ưu điềm, hạn chế, vướng mắc. - Phương pháp nghiên cứu điển hình được sử dụng để tiến hành nghiên cứu, phân tích hoạt động thực hiện thẩm quyền của TAND trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính từ một số vụ án cụ thể để tìm ra những ưu điểm và khuyết điểm, thiếu sót mang tính phổ biến. Từ đó rút ra những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các vi phạm của TAND khi thực hiện thẩm quyền của TAND trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính để tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện về lý luận. - Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia được sử dụng để tọa đàm, trao đổi với các chuyên gia nhằm tìm hiểu các kinh nghiệm trong hoạt động thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của TAND trong giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục xét xử sơ thẩm. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận vãn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn đã góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận khoa học pháp lý chuyên ngành luật hành chính; làm rõ nội dung thẩm quyền của TAND trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử của TAND. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ cho Thẩm phán, Thư ký tòa án. Một số giải 14 pháp của luận văn là tài liệu để các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, tham khảo khi sửa đổi, bổ sung Luật TTHC hiện hành của Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 03 Chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính Chương 2: Thực trạng thực hiện thẩm quyền của Toàn án nhân dân tỉnh Đăk Lăk trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thẩm quyền của Toàn án nhân dân trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính từ thực tiễn tỉnh Đăk Lăk. 15 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH 1.1. Những khái niệm có liên quan 1.1.1. Khái niệm thẩm quyền Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng “thẩm quyền”có nghĩa là “quyền xem xét, quyết định” [ 21]. Theo Từ điển Luật học, “thẩm quyền” là “Quyền chính thức được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề. Thẩm quyền gắn liền với quyền và nhiệm vụ mà pháp luật quy định cho cơ quan Nhà nước, người nắm giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan đó để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của họ". Từ các khái niệm trên, có thể hiểu “thẩm quyền” là quyền do pháp luật quy định một chủ thể nhất định (cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức) được xem xét, cân nhắc, quyết định một vấn đề; thẩm quyền là khả năng được thực hiện một công việc trong một lĩnh vực, một phạm vi theo quy định của pháp luật. Để bảo đảm cho bộ máy nhà nước hoạt động bình thường, không chồng chéo, dẫm đạp lên nhau, mỗi cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước có một chức năng, nhiệm vụ và những quyền hạn riêng biệt. Thẩm quyền của mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân được xác định theo lĩnh vực, ngành, khu vực hành chính, cấp hành chính để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của họ. Phạm vi hoạt động và quyền năng pháp lý của các cơ quan nhà nước được gọi là thẩm quyền của các cơ quan nhà nước. Thẩm quyền chính là thuộc tính tất yếu của cơ quan quyền lực Nhà nước là tổng thể quyền và nghĩa vụ và là cơ sở để phân biệt cơ quan Nhà nước này với cơ quan Nhà nước khác. 16 Như vậy, “thẩm quyền” là một thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ phạm vi, giới hạn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của một chủ thể trong việc thực thi quyền lực Nhà nước do pháp luật quy định. 1.1.2. Khái niệm thẩm quyền của Tòa án Là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, Tòa án có chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Theo Hiến pháp năm 2013, “TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”, Tòa án “bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” [12]. Với chức năng xét xử, Tòa án có thẩm quyền và trách nhiệm xem xét giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, nhân danh Nhà nước ra các phán quyết nhằm bảo đảm sự công bằng xã hội. Thẩm quyền xét xử là quyền chuyên biệt được trao riêng cho cơ quan Tòa án, không phân biệt cấp Tòa án hay vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, mỗi Tòa án lại được phân định theo cấp, theo khu vực hành chính, theo vụ việc (ví dụ: thẩm quyền xét xử của Tòa sơ thẩm). Vậy, “thẩm quyền xét xử của Tòa án” là “quyền xem xét và quyết định trong hoạt động xét xử của Tòa án theo quy định của pháp luật” . Thẩm quyền của Tòa án trong việc xét xử các vụ án hành chính là phạm vi thực hiện quyền tư pháp của Tòa án, được pháp luật TTHC quy định để giải quyết các tranh chấp hành chính bằng thủ tục TTHC. 1.1.3. Khái niệm “vụ án hành chính” và “xét xử sơ thẩm vụ án hành chính” 1.1.3.1. Khái niệm vụ án hành chính “Vụ án” nói chung là một thuật ngữ dùng để chỉ một vụ việc hình sự, dân sự, hành chính được đưa ra giải quyết tại Tòa án (TA) hoặc cơ quan Trọng tài. Theo Từ điển Luật học, “vụ án” là “Một vụ việc có dấu hiệu trái pháp luật mang tính chất hình sự hoặc tranh chấp giữa các chủ thể pháp luật được đưa ra TA hoặc cơ quan Trọng tài giải quyết [21]. 17 Theo Luật Tổ chức TAND, TA xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân - gia đình, lao động, kinh doanh thương mại, hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật” [ 13]. Khiếu kiện hành chính là biểu hiện của tranh chấp hành chính, phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước giữa một bên là cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức (được gọi là chủ thể quản lý) và một bên là cơ quan, tổ chức, cá nhân (gọi là đối tượng quản lý hành chính nhà nước) khi các chủ thể này tham gia vào quan hệ hành chính nhà nước. Khiếu kiện hành chính là quyền và là phương thức để bảo vệ quyền, lợi hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc công chức…là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của mình thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn giữa việc khiếu nại đến cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính có thẩm quyền đề nghị xem xét lại quyết định, hành vi đó hoặc khởi kiện yêu cầu TA giải quyết. Nói cách khác, khiếu kiện hành chính là hành vi tự vệ và tự định đoạt của đối tượng quản lý hành chính nhà nước khi có sự xâm phạm của việc thực thi quyền hành pháp. Việc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính đã làm phát sinh vụ án hành chính tại TA. Nếu việc khởi kiện tuân thủ đúng điều kiện, đúng thủ tục do pháp luật TTHC quy định thì TA có thẩm quyền phải có trách nhiệm thụ lý, giải quyết vụ án hành chính để đảm bảo quyền, lợi hợp pháp của đương sự. Để làm phát sinh vụ án hành chính phải hội đủ các điều kiện: (1) Có việc khởi kiện (theo quy định của Luật TTHC) và (2) được TAND có thẩm quyền thụ lý vụ án. 18 Từ những vấn đề trên, có thể khái niệm vụ án hành chính là “vụ án phát sinh tại TA có thẩm quyền do có cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho mình và được TAND thụ lý để giải quyết”. 1.1.3.2. Khái niệm xét xử vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm Theo Từ điển Luật học, “xét xử” là “hoạt động xem xét, đánh giá bản chất pháp lý của vụ việc nhằm đưa ra một phán xét về tính chất, mức độ pháp lý của vụ việc, từ đó nhân danh nhà nước đưa ra một phán quyết tương ứng với bản chất, mức độ trái hay không trái pháp luật của vụ việc”. Xét xử sơ thẩm” là lần đầu tiên đưa vụ án ra xét xử tại một TA có thẩm quyền” [21]. Khiến kiện hành chính mang là hành vi tự vệ và tự định đoạt của cơ quan, tổ chức, cá nhân trước quyết định hành chính, hành vi hành chính mà họ cho rằng trái pháp luật. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lê nin, khiếu nại hành chính là mâu thuẫn cần được giải quyết để duy trì sự ổn định xã hội và là động lực cho sự phát triển. Giải quyết khiếu kiện hành chính giúp cho cơ quan nhà nước nhận ra và khắc phục những thiếu sót, bất cập nhằm nâng cao năng lực quản lý của bộ máy hành chính, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Vì vậy, thẩm quyền và trách nhiệm của TAND là phải giải quyết khiếu kiện hành chính một cách khách quan, công bằng. Trình tự giải quyết vụ án hành chính trải qua các bước: Nhận đơn khởi kiện, thụ lý vụ án, thu thập chứng cứ, tổ chức đối thoại, giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, kháng cáo, kháng nghị và giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm, xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật. Quy định này nhằm bảo đảm cho các bản án, quyết định của TA được xem xét một cách thận trọng để vụ án được giải quyết khách quan, công bằng. Trong đó, xét xử sơ thẩm là thủ tục xét xử đầu 19 tiên, không thể thiếu và có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Bản án, quyết định hành chính sơ thẩm không phải là phán quyết cuối cùng vì đương sự có quyền kháng cáo, VKSND có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định hành chính sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Nếu việc giải quyết vụ án hành chính được khách quan, công bằng tại cấp sơ thẩm sẽ củng cố lòng tin của nhân dân đối với cơ quan xét xử; việc giải quyết vụ án sẽ không bị kéo dài do việc kháng cáo, kháng nghị, tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc của nhà nước và của đương sự. Vì vậy, “xét xử vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm” là thủ tục giải quyết vụ án đầu tiên, trong đó TA áp dụng những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để xem xét giải quyết các yêu cầu của đương sự bằng một bản án hoặc quyết định về việc giải quyết vụ án. 1.1.4. Khái niệm thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính Khi có đơn khiếu kiện hành chính hợp pháp, TA cấp sơ thẩm có thẩm quyền có trách nhiệm thụ lý vụ án và tiến hành các biện pháp cần thiết theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để giải quyết vụ án hành chính. Dựa trên những tài liệu, chứng cứ do đương sự cung cấp và do TA thu thập được trong quá trình giải quyết vụ án, Thẩm phán phải xem xét, đánh giá tính căn cứ, tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính để ra phán quyết chấp nhận hoặc bác bỏ yêu cầu của đương sự. Như vậy, thẩm quyền của TA trong việc xét xử các vụ án hành chính là quyền hạn và nghĩa vụ của TA trong việc thụ lý, giải quyết các vụ án hành chính. TA có thẩm quyền nhận đơn khởi kiện, thụ lý, lập hồ sơ để giải quyết vụ án, ra các bản án, quyết định. Trên cơ sở thực hiện những quy định của pháp luật TTHC và trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, TA được nhân danh quyền lực của nhà nước xem xét, ra các phán quyết để giải quyết 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan