Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghệ thông tin, kinh nghiệm của đài ...

Tài liệu Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghệ thông tin, kinh nghiệm của đài loan

.PDF
167
316
67

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ VIỆT DŨNG THAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN: KINH NGHIỆM CỦA ĐÀI LOAN Chuyên ngành: Mã số: Kinh tế quốc tế 9 31 01 06 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Nguyễn Bình Giang 2. PGS, TS. Nguyễn Duy Lợi Hà Nội - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận án là trung thực và chûa đûợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều đûợc tŕch ẫn và tham chiếu đ̀y đủ Nghiên cứu sinh Lê Việt Dũng 2 MỤC LỤC Lời cam đoan .............................................................................................................. i Mục lục .......................................................................................................................ii Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt .................................................................. iv Danh mục các bảng .................................................................................................. vi Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ ...................................................................vii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÀI LOAN ......................... 8 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................ 8 1.2. Những giá trị của công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, khoảng trống nghiên cứu và điểm mới của luận án ........................................................................ 22 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ............................................................................................................................ 25 2.1. Khái quát về chuỗi cung ứng toàn c̀u............................................................... 25 2.2. Tham gia chuỗi cung ứng toàn c̀u của ngành công nghệ thông tin ................. 39 2.3. Bối cảnh hình thành và phát triển chuỗi cung ứng toàn c̀u ngành công nghệ thông tin ở Đông Á và cơ hội tham gia của các quốc gia trong khu vực. ................ 49 Chương 3: THỰC TIỄN THAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA ĐÀI LOAN ................................... 63 3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế khi Đài Loan tham gia chuỗi cung ứng toàn c̀u ngành CNTT .............................................................................................................. 63 3.2. Các chính sách và biện pháp tham gia chuỗi cung ứng toàn c̀u của ngành CNTT Đài Loan .................................................................................................................... 77 3 3.3. Quá trình tham gia vào chuỗi cung ứng toàn c̀u ngành công nghệ thông tin của Đài Loan .................................................................................................................... 91 3.4. Đánh giá việc tham gia chuỗi cung ứng ngành công nghệ thông tin của Đài Loan .......................................................................................................................... 99 Chương 4: TRIỂN VỌNG THAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH ........................................................................................... 121 4.1. Sự tham gia của ngành công nghệ thông tin của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn c̀u ................................................................................................................... 121 4.2. Bài học kinh nghiệm từ Đài Loan .................................................................... 135 4.3. Kiến nghị chính sách cho Việt Nam ................................................................. 142 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152 4 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CEPD CM Council for Economic Planning Hội đồng lập kế hoạch và phát and Development triển kinh tế Contract manufacturer Nhà sản xuất chuyên làm gia công CNTT EMS Công nghệ thông tin Electronic manufacturing Dịch vụ chế tạo điện tử services ERSO Electronics Research and Viện công nghiệp điển tử Service Organization FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment HSP Công viên khoa học Hsinchu Hsinchu Science Park ICT Information and Công nghệ thông tin và truyền Communications Technology ITRI thông Industrial Technology Research Viện nghiên cứu công nghệ công nghiệp Institute KCX Khu chế xuất MOC Ministry of Communications Bộ truyền thông MOEA Ministry of Economic Affairs Bộ quan hệ kinh tế NDF National Development Fund Quỹ Phát triển Quốc gia NIES New Industrial Economy Nền kinh tế công nghiệp mới NSC National Science Council Hội đồng khoa học quốc gia OBM Original brand manufacturer Nhà sản xuất thương hiệu gốc ODM Original design manufacturer Nhà thiết kế gốc OECD Organization for Economic Co- Tổ chức hợp tác và phát triển operation and Development 5 kinh tế OEM Original equipment Nhà sản xuất thiết bị gốc manufacturer OSM Original strategy manufacturer Nhà sản xuất chiến lược gốc R&D Research & Development Nghiên cứu và triển khai Tập đoàn Quốc tế sản xuất chất SMIC Taiwan Semiconductor bán dẫn Manufacturing Corp TSMC TSS Taiwan Semiconductor Công ty chế tạo sản phẩm bán Manufacturing Co., Ltd dẫn Taiwan Startup Stadium Sân vận động của Startup Đài Loan VEIA Vietnam electronic industries Hiệp hội doanh nghiệp điện tử association Việt Nam WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bản chất của các loại thành viên trong mạng sản xuất ............................. 44 Bảng 2.2. Top 15 quốc gia hàng đầu xuất khẩu hàng hoá điện tử trung gian trên thế giới (1991, 2008) ....................................................................................................... 55 Bảng 3.1. Chi tiêu R&D của 20 doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu Đài Loan năm 2008 ................................................................................................................... 80 Bảng 3.2. FDI và tốc độ tăng trưởng thương mại trong các khu chế xuất Đài Loan, 1966-1986 (triệu USD) ............................................................................................. 82 Bảng 3.3. Phát triển kinh tế và hệ thống giáo dục đại học và dạy nghề trong các ngành công nghệ ở Đài Loan ............................................................................................... 88 Bảng 3.4. Giá trị thương hiệu của 10 thương hiệu nổi tiếng toàn cầu của Đài Loan trong lĩnh vực công nghệ thông tin năm 2015 .......................................................... 99 Bảng 3.5. Thị phần thế giới của một số mặt hàng công nghệ thông tin phần mềm của Đài Loan năm 2015 ................................................................................................. 102 Bảng 3.6. Các công ty con của một số hãng công nghệ thông tin nổi tiếng của Đài Loan ở Mỹ và Trung Quốc ...................................................................................... 105 Bảng 3.7. Thứ hạng của các doanh nghiệp sản xuất và đóng gói sản phẩm vi mạch Đài Loan năm 2014 ................................................................................................. 108 Bảng 3.8. Mô hình Hàn Quốc và Đài Loan: tính hiệu quả của quy mô doanh nghiệp lớn và nhỏ trong phát triển công nghệ thông tin ..................................................... 116 Bảng 4.1. Xuất nhập khẩu công nghệ thông tin của Việt Nam giai đoạn 2011 2016 ......................................................................................................................... 128 7 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Hình 2.1. Cấu trúc chiều dọc của một chuỗi cung ứng ............................................. 28 Hình 2.2. Cấu trúc chiều ngang của một chuỗi cung ứng ......................................... 29 Hình 2.3. Những yếu tố chi phối chuỗi cung ứng ..................................................... 32 Hình 2.4. Chuỗi cung ứng ngành công nghệ thông tin ............................................. 41 Hình 3.1. Các tổ chức chủ yếu thúc đẩy sự phát triển công nghệ thông tin Đài Loan ........................................................................................................................... 68 Hình 3.2.Chi tiêu R&D cho các ngành công nghệ cao của Đài Loan (triệu TWD) . 80 Hình 3.3. Quá trình tham gia chuỗi cung ứng ngành công nghệ thông tin của Đài Loan ................................................................................................................................... 92 Hình 3.4. Số lượng linh kiện các hãng máy tính mua của các nhà sản xuất Đài Loan ........................................................................................................................... 97 Hình 3.5. Vị trí của Đài Loan trên thị trường vật liệu bán dẫn thế giới.................. 100 Hình 3.6. Thị phần thế giới của một số mặt hàng công nghệ thông tin phần cứng của Đài Loan năm 2011-2014........................................................................................ 101 Hình 3.7. Tham gia chuỗi cung ứng khu vực Đông Bắc Á của smartphone Đài Loan ......................................................................................................................... 103 Hình 3.8.Vai trò của các doanh nghiệp ICT Đài Loan trong hệ thống cung ứng máy tính bảng của ba hãng thương hiệu hàng đầu thế giới ............................................ 104 Hình 3.9.Thứ hạng của các doanh nghiệp thiết kế sản phẩm vi mạch Đài Loan trong top 20 hãng thiết kế hàng đầu thế giới năm 2013 (Tốc độ tăng trưởng % và doanh thu triệu USD) ............................................................................................................... 110 8 Hình 3.10. Xuất khẩu sản phẩm công nghệ thông tin phần cứng của Đài Loan giai đoạn 2013-2019 ....................................................................................................... 114 Hình 4.1. Chuỗi cung ứng ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam ....................... 126 9 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành mũi nhọn hiện nay ở Việt Nam, chiếm tới 28,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2017 và đưa Việt Nam trở thành nước lớn thứ 14 trên thế giới về xuất khẩu sản phẩm điện từ lớn thứ 12 trên thế giới kể từ năm 2015 và lớn thứ 3 trong ASEAN. Tuy nhiên, 95% kim ngạch xuất khẩu của ngành CNTT Việt Nam đang thuộc về khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Doanh ngiệp trong nước chỉ chủ yếu dừng ở khâu gia công, lắp ráp. Sức lan toả và mối liên kết giữa doanh nghiệp ngành CNTT trong nước với các doanh nghiệp FDI còn rất yếu và vai trò của các doanh nghiệp trong nước thực sự mờ nhạt, kể cả các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp phụ trợ cho ngành. Sự phụ thuộc rất lớn vào vốn và công nghệ nước ngoài đã khiến ngành CNTT Việt Nam sau nhiều năm phát triển vẫn tiếp tục như một “đứa trẻ chưa chịu lớn”, tiếp tục lệ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, từ khâu cung cấp kinh kiện đến các khâu có giá trị gia tăng khác. Mặc dù đang trở thành một trung tâm lắp ráp các sản phẩm CNTT trong khu vực Châu Á, nhưng Việt Nam vẫn chưa thể tiếp tục nâng cấp vị trí của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này đặt ra một câu hỏi lớn: Việt Nam đang đứng ở đâu trong chuỗi cung ứng CNTT toàn cầu và làm cách nào để cải thiện vị trí của mình trong chuỗi cung ứng? Ở khu vực châu Á, Đài Loan là một trường hợp điển hình của việc tham gia thành công trong chuỗi cung ứng ngành CNTT toàn cầu. Với các thương hiệu nổi tiếng của ngành CNTT như Quanta, Compal, Honhai, Inventec, Petatron, Wistron, Acer, Asus, HTC… Đài Loan đang nỗ lực trở thành người khổng lồ công nghệ cao trên thế giới, thay đổi hình ảnh từ một phân xưởng chuyên gia công cho các tập đoàn CNTT quốc tế, thành một trong những quốc gia sản xuất điện thoại thông minh và máy tính bảng hàng đầu thế giới, đứng đầu một số mạng sản xuất toàn cầu ngành CNTT. Để tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng ngành CNTT toàn cầu, Đài Loan đã hội tụ đủ các điều kiện cần thiết trong từng giai đoạn phát triển, từ công đoạn cung 10 ứng các sản phẩm lắp ráp, sang công đoạn cung ứng các linh kiện được sản xuất trong nước, từ công đoạn cung ứng các linh kiện điện tử tiêu dùng sang các sản phẩm công nghệ cao hàng đầu thế giới với các sản phẩm như chất bán dẫn, sợi quang, máy tính xách tay, máy tính bảng… Tuy nhiên, trong quá trình tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, Đài Loan vẫn gặp phải nhiều hạn chế, đặc biệt là vẫn chưa tiến tới được khâu cuối cùng của chuỗi cung ứng một cách hiệu quả và bền vững. Hầu hết các doanh nghiệp Đài Loan mới chỉ là những đối tác nhỏ trong chuỗi cung ứng CNTT của thế giới và chỉ sản xuất những thứ do các doanh nghiệp khác đặt hàng, mặc dù đã có nhiều doanh nghiệp Đài Loan có thương hiệu và tên tuổi. Là một nước đi sau, Việt Nam cần thiết học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia và các nền kinh tế đi trước, trong đó có Đài Loan. Các doanh nghiệp Việt Nam với xuất phát điểm thấp, chưa có nhiều kinh nghiệm tham gia nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu ngành CNTT, nên rất khó khăn trong việc làm chủ công nghệ và cải thiện vị trí của mình trong chuỗi cung ứng. Thông qua kinh nghiệm của Đài Loan, Việt Nam có thể rút ra những bài học cụ thể, thiết thực để tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu ngành CNTT. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài "Tham gia chuỗi cung ứng toàn c̀u ngành công nghệ thông tin: Kinh nghiệm của Đài Loan" là mang tính cấp thiết và có giá trị khoa học và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích của nghiên cứu này là làm sáng tỏ cách thức mà Đài Loan đã thực hiện để tham gia thành công vào các chuỗi cung ứng toàn cầu ngành CNTT và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận án triển khai một số nhiệm vụ nghiên cứu sau: + Hệ thống hoá và làm rõ luận cứ khoa học về chuỗi cung ứng toàn cầu, các điều kiện cần và đủ để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành CNTT. + Phân tích các đặc điểm, chính sách, công cụ để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành CNTT. 11 + Phân tích, đánh giá quá trình tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành CNTT Đài Loan; những chính sách biện pháp chủ yếu giúp ngành CNTT Đài Loan tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. + Nghiên cứu những thành tựu và hạn chế của ngành CNTT Đài Loan khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. + Rút ra bài học và kiến nghị chính sách cho Việt Nam. Để đáp ứng được các mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận án cần trả lời được một số câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sau: 1) Chuỗi cung ứng toàn cầu có đặc điểm gì? Câu hỏi này cần được xem xét dưới góc độ chuỗi cung ứng toàn cầu có đặc điểm và cơ chế hoạt động ra sao để các nước đang phát triển có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. 2) Làm thế nào để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu? Câu hỏi này cần được xem xét dưới góc độ các nước muốn tham gia cần có những điều kiện cần và đủ nào, dùng chính sách và biện pháp nào để tham gia và nâng cấp vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu. 3) Đài Loan đã tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong ngành CNTT bằng cách nào và đã đạt được những thành công và hạn chế gì? Câu hỏi này được xem xét dưới góc độ Đài Loan đã thực hiện các biện pháp, chính sách như thế nào để ngành CNTT tham gia và nâng cấp vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu. 4) Việt Nam học tập được gì từ kinh nghiệm Đài Loan trong việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngành CNTT? Câu hỏi này được xem xét dưới góc độ các bài học kinh nghiệm từ phát triển ngành CNTT Đài Loan và từ quá trình tham gia chuỗi, nâng cấp vị trí chuỗi của ngành CNTT Đài Loan. 5) Có gợi ý chính sách gì cho Việt Nam thay đổi vị trí chuỗi cung ứng toàn cầu trong ngành CNTT? Câu hỏi này được xem xét dưới góc độ kiến nghị chính sách cho Việt Nam sau khi nghiên cứu kinh nghiệm tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành CNTT Đài Loan. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu của luận án này là ngành CNTT phần cứng của Đài 12 Loan trong quá trình tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngành công nghiệp CNTT bao gồm: CNTT phần cứng, CNTT phần mềm và quản lý số. Tuy nhiên, do tài liệu nước ngoài về CNTT Đài Loan hạn chế, khó đo đếm giá trị và các phân đoạn của chuỗi cung ứng; hơn nữa hàng hoá CNTT phần mềm là một loại hàng hoá đặc biệt, có các đặc điểm và cấu trúc, chủ thể tham gia chuỗi giá trị khác biệt hoàn toàn với hàng hoá CNTT phần cứng, nên tác giả luận án xin phép chỉ dừng lại đối tượng nghiên cứu là CNTT phần cứng của Đài Loan. - Phạm vi nghiên cứu: + Thời gian: từ thập niên 1980 đến nay + Không gian: chuỗi cung ứng toàn cầu ngành CNTT ở Đài Loan, bao gồm: công nghiệp phần cứng, phần mềm, các dịch vụ khác. + Nội dung: Các điều kiện cần và đủ để Đài Loan tham gia chuỗi cung ứng, quá trình tham gia chuỗi cung ứng, cách thức tham gia, biện pháp chính quyền Đài Loan thực hiện để tham gia chuỗi cung ứng ngành CNTT, kết quả đạt được, bài học cho Việt Nam. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận: Xuất phát từ phần lý thuyết chuỗi cung ứng toàn cầu và cơ chế hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu, đề tài sẽ chỉ ra cách thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu có thể có về mặt lý thuyết. Áp dụng khung phân tích đó, đề tài sẽ tìm Đài Loan đã tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong ngành CNTT từ khâu nào, sự nâng cấp trong chuỗi cung ứng qua từng giai đoạn và giải thích nguyên nhân dẫn đến sự nâng cấp đó. Từ thực tiễn tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong ngành CNTT của Đài Loan, đề tài sẽ đánh giá triển vọng của ngành trong chuỗi cung ứng toàn cầu trong tương lai. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích hệ thống: Luận án sẽ sử dụng phương pháp này để phân tích sự hình thành và phát triển của chuỗi cung ứng toàn cầu ngành CNTT của Đài Loan từ thập niên 1980 đến nay để làm rõ những chính sách, đặc trưng phát triển 13 của chuỗi trong từng giai đoạn, từng ngành, tạo cơ sở cho việc rút ra bài học và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Luận án thu thập các công trình nghiên cứu có liên quan đến việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngành CNTT Đài Loan để phân tích, đánh giá, từ đó thấy được những thiếu hụt và khoảng trống trong những công trình nghiên cứu trước đó, từ đó tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện. - Phương pháp so sánh: Luận án sử dụng phương pháp so sánh giữa các tiểu ngành, các lĩnh vực, các giai đoạn trong phát triển chuỗi cung ứng ngành CNTT của Đài Loan. Đồng thời, luận án cũng sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu hiệu quả tham gia chuỗi cung ứng ngành CNTT của Đài Loan với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm làm rõ vai trò và vị trí của Đài Loan trong chuỗi cung ứng CNTT toàn cầu. - Phương pháp chuyên gia: Luận án sẽ tiến hành tìm hiểu và lấy ý kiến của một số chuyên gia Việt Nam chuyên nghiên cứu thương mại, xuất khẩu hàng hoá CNTT, các chuyên gia nghiên cứu về kinh tế Đài Loan, Trung Quốc để tìm hiểu các bài học kinh nghiệm có thể rút ra cho Việt Nam. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án đi sâu phân tích và làm rõ thực trạng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngành CNTT Đài Loan, các chính sách, biện pháp của Đài Loan để ngành CNTT tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu; từ đó đánh giá vị trí, thứ bậc, thành công và hạn chế khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành CNTT Đài Loan. Luận án đưa ra những điều kiện cần và đủ để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành CNTT ở Đài Loan, so sánh với Việt Nam, phân tích tầm quan trọng của việc nâng cấp chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành CNTT Việt Nam; từ đó phân tích tác động của các nhân tố này đối với Việt nam trong giai đoạn hiện nay rất khác xa với giai đoạn Đài Loan thực hiện phát triển CNTT trước đây. Phân tích, đánh giá thực tiễn tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngành CNTT của Đài Loan giúp làm sáng tỏ lý luận về chuỗi cung ứng toàn cầu ngành CNTT, giúp 14 hiểu rõ hơn và vận dụng tốt hơn lý luận trong việc phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu ngành CNTT ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án mang ý nghĩa lý luận sâu sắc bởi luận án góp phần hệ thống hoá các cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng toàn cầu và việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành CNTT thông qua việc tiến hành thống nhất các khái niệm, phân loại chuỗi cung ứng và chủ thể tham gia chuỗi cung ứng, đưa ra các tiêu chí đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu; các chính sách và công cụ để tham gia và nâng cấp chuỗi cung ứng toàn cầu của các ngành công nghiệp, trong đó có ngành CNTT. Luận án mang ý nghĩa thực tiễn cao bởi việc nghiên cứu sự tham gia và nâng cấp chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành CNTT Đài Loan sẽ giúp Việt Nam có thêm các bài học tham khảo và các kiến nghị chính sách thiết thực, giúp ngành CNTT Việt Nam tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Với những đóng góp như vậy, Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quan hoạch định chính sách, hoạt động thực tiễn, các tổ chức nghiên cứu, giảng dạy và những ai quan tâm đến chủ đề này. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, kết cấu luận án gồm 4 chương: Tên chương Giải quyết nhiệm vụ Trả lời câu hỏi nghiên nghiên cứu Chương 1 Tổng quan cứu tình Tổng quan tình hình Các công trình nghiên hình nghiên cứu về nghiên cứu trong và cứu liên quan đến chuỗi toàn cung cầu ứng ngoài nước có liên luận án phản ánh ngành quan đến đề tài CNTT Đài Loan những nội dung gì? Tìm khoảng trống Tác giả luận án kế nghiên cứu và cách thừa gì từ các công tiếp cận của đề tài trình nghiên cứu trước đó? Tính mới của luận án 15 là gì? Tiếp cận theo hướng nào? Chương 2 Cơ sở lý luận và Phân tích các cơ sở lý Chuỗi cung ứng toàn thực tiễn liên quan luận và thực tiễn liên cầu ngành CNTT dựa đến việc tham gia quan đến việc tham trên khung lý thuyết chuỗi toàn cung cầu ứng gia chuỗi cung ứng nào? ngành toàn CNTT cầu ngành Ngành CNTT Đài Loan nằm đâu trong CNTT chuỗi cung ứng toàn cầu khu vực Đông Á? Chương 3 Thực tiễn tham gia Phân tích quá trình Đài Loan tham gia chuỗi toàn cung cầu ứng tham gia chuỗi cung chuỗi cung ứng toàn ngành ứng toàn cầu ngành cầu ngành CNTT từ CNTT Đài Loan. CNTT của Đài năm nào? Bằng các Loan,thực trạng tham chính sách gì? Đạt kết gia, các kết quả đạt quả ra sao? Gặp hạn được, hạn chế và chế gì và đâu là nguyên nhân Chương 4 nguyên nhân? Triển vọng tham Phân tích thực trạng Việt Nam nằm ở đâu gia chuỗi cung ứng tham gia chuỗi cung trong chuỗi cung ứng toàn cầu ngành ứng toàn cầu ngành toàn cầu ngành CNTT Việt Nam và CNTT của Việt Nam, CNTT? Gặp thuận lợi một số kiến nghị một số bài học và và khó khăn gì khi chính sách. kiến nghị chính sách tham gia chuỗi cung từ kinh nghiệm Đài ứng?Kinh Loan nghiệm Đài Loan đem lại bài học gì và kiến nghị chính sách gì cho Việt Nam. 16 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÀI LOAN Nghiên cứu về chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay không phải là một chủ đề mới. Chủ đề này đã được các nhà khoa học, học giả đặc biệt quan tâm và đã tiến hành nghiên cứu trong những năm gần đây. Cùng với quá trình phát triển của đất nước, ngành CNTT cũng nhận được sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này mới chỉ chủ yếu tập trung đến vai trò của ngành CNTT đặt trong bối cảnh cả nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chưa đặt ngành CNTT trong chuỗi cung ứng toàn cầu, trong sự phân công chuyên môn hoá quốc tế. Kinh nghiệm thành công của các nước có đặc điểm phát triển tương tự cũng chưa được đề cập nhiều, do đó các đề xuất giải pháp chính sách theo hướng tiếp cận này cũng còn nhiều thiếu sót. Vì vậy việc nghiên cứu thực trạng quá trình tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngành CNTT của Đài Loan để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam chính là mục tiêu của luận án. 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước Thứ nhất, nghiên cứu đến các vấn đề lý thuyết về chuỗi cung ứng toàn c̀u và đặc điểm của chuỗi. Lê Thị Ái Lâm chủ biên (2012) đã cung cấp hệ thống cơ sở lý thuyết về mạng sản xuất toàn cầu. Tác giả cũng đưa ra phân tích hai ví dụ là mạng sản xuất toàn cầu trong ngành điện tử và ngành dệt may nhằm nhấn mạnh việc tham gia vào các mạng sản xuất toàn cầu là con đường nhanh và hiệu quả đi tới thịnh vượng của các doanh nghiệp cũng như quốc gia. Cù Chí Lợi (2011) cũng đề cập khá chi tiết đến khái niệm, bản chất, loại hình, cấu trúc của các mạng sản xuất quốc tế. Các tác giả đã đề xuất hàng loạt kiến nghị, giải pháp để Việt Nam tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu. Nguyễn Thị Nhiễu (2007) đã đề xuất chiến lược tham gia mạng sản xuất quốc tế cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu dành phần lớn công việc vào phân tích bối cảnh và điều kiện mới của môi trường kinh doanh quốc tế và sự phát triển mới của các mạng sản xuất quốc tế/chuỗi giá trị toàn cầu, các hạn chế của Việt 17 Nam, thay vì xác định cơ chế tham gia của các nước, nhất là nước đang phát triển, vào mạng sản xuất quốc tế. Bùi Thái Quyên (2014) đã kiến nghị nhiều biện pháp để tham gia mạng. Tuy nhiên, tác giả này mới chỉ dựa trên cơ sở thực tiễn với việc mô tả về các mạng sản xuất khu vực mà không chỉ ra cơ sở lý luận của các biện pháp đó. Bên cạnh đó, có một số công trình trong nước đã nghiên cứu về biện pháp cụ thể tham gia mạng sản xuất toàn cầu, song phần lớn lại chỉ tập trung nghiên cứu một vài biện pháp nhất định, chứ không nghiên cứu hệ thống biện pháp. Cụ thể là: - Trần Văn Tùng (2007) đã có những giới thiệu sơ lược về mạng sản xuất quốc tế (trang 116-119) và thiên về mô tả sự phát triển của ngành điện tử và chế tạo ô tô ở một số nước Đông Á, hơn là trình bày cách mà các nước đó tham gia như thế nào. Cuốn sách cũng không chỉ ra cơ sở lý luận và vạch ra khung chính sách tham gia. - Phạm Thị Thanh Hồng (2014), đã chỉ ra một số biện pháp hữu hiệu để tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu và nâng cao vị thế trong mạng, đó là phát triển các cụm liên kết ngành. Song, không thấy nghiên cứu này đề cập có hệ thống đến các biện pháp khác. - Nguyễn Việt Khôi (2011) đã chỉ ra cách thức để một quốc gia tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đó là thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty đa quốc gia và trở thành người cung ứng trong mạng sản xuất của các công ty này. Song, không thấy nghiên cứu này đề cập có hệ thống đến các biện pháp khác. Ngoài ra, có một số công bố dưới dạng các bài báo khoa học ngắn đề cập đến kinh nghiệm của một vài nước Đông Á tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở một số ngành nhất định. Đó là các công trình của Vũ Đức Thanh (2007), Trần Văn Tùng và Vũ Đức Thanh (2007), Nguyễn Hoàng Ánh (2009). Các công trình này thuần túy mô tả sự tham gia, chứ không đề cập đến chính sách, chiến lược để tham gia. Các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Heribert Dieter (2009) chỉ ra vai trò quan trọng của chính sách thương mại và các biện pháp tự do hóa thương mại. Nghiên cứu cũng đề cập tới kinh nghiệm của châu Âu nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của thương mại xuyên biên giới và những lợi thế của mạng lưới xuyên quốc gia.Yusuf và cộng sự (2004) khảo sát các nguồn 18 lực tăng trưởng kinh tế tại khu vực Đông Á. Không chỉ đề cập tới nhiều vấn đề liên quan tới mạng lưới sản xuất toàn cầu ở nhiều ngành như công nghiệp điện tử, phụ tùng ô tô, vận tải; các nghiên cứu trong sách còn nêu lên những thách thức cũng như triển vọng phát triển của các doanh nghiệp trong khu vực Đông Á trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Đặc biệt hơn, những thách thức các nhà cung cấp tại khu vực này phải đối mặt khi chuỗi cung ứng toàn cầu phát triển cũng được chỉ ra ngay trong nghiên cứu thứ 2 của sách. Krinda (2005) nhấn mạnh một điều: “Chừng nào quá trình sản xuất và phân phối còn được đặt ở mọi nơi trên thế giới thì chừng đó chuỗi cung ứng còn phải tiếp tục vận hành.” Tác giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dự đoán nhu cầu khách hàng, tối ưu hóa vận chuyển hàng hóa và quản lý một mạng lưới mở rộng; để làm được những điều này đầu tư vào minh bạch hóa chuỗi cung ứng, dự báo nhu cầu và phân tích dữ liệu và lên kế hoạch vận hành, tiêu thụ là rất cần thiết. Susitar Asree (2010) đã nêu lên điểm quan trọng mấu chốt đối với các công ty hiện nay trong việc giảm thiểu tác động của những thách thức toàn cầu như sự bất ổn định về công nghệ và kinh tế, sự quốc tế hóa, hay sự bảo hộ về sở hữu trí tuệ đó là việc chọn lựa thiết kế chuỗi cung ứng một cách chính xác. Luận án cũng đánh giá các tác động và ảnh hưởng của những thách thức trên lên việc thiết kế chuỗi cung ứng. Wu (2010) phân tích những ảnh hưởng do sự tăng trưởng vượt bậc của Trung Quốc lên mạng lưới sản xuất khu vực Đông Á, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT và truyền thông. Cụ thể hơn, luận án phân tích những thay đổi trong nền công nghiệp CNTT và truyền thông của Trung Quốc đã định hình lại mạng lưới sản xuất tại khu vực này trong bối cảnh Nhật Bản đã từng nắm giữ vai trò chính một thời gian dài trước đó. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng ban đầu, kết thúc luận án tác giả vẫn đưa ra kết luận: vẫn còn quá sớm để kết luận rằng trật tự thị trường lao động đã thay đổi và vị trí dẫn đầu của Trung Quốc cả trên phương diện nguồn vốn FDI lớn hay sự cung cấp không ngừng các tiến bộ kỹ thuật cho thị trường. Với các mối quan hệ quốc tế và trong khu vực phức tạp Trung Quốc đang theo đuổi hiện nay thì có ảnh hưởng rất lớn tới việc Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu trong mạng lưới sản xuất khu vực Đông Á. 19 Bamber và cộng sự (2014) đã phân tích các yếu tố cụ thể ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các quốc gia đang phát triển khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, và sự khác nhau của các yếu tố này trong 4 khu vực chính của nền kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, chế tạo sản xuất và dịch vụ thuê ngoài. Mặc dù hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu cho phép các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển tham gia vào thương mại quốc tế mà không cần phải hoàn thiện toàn bộ khả năng sản xuất một sản phẩm hay dịch vụ, nhưng cũng sẽ không dễ dàng có được sự phát triển thương mại tích cực nếu không có các chính sách phù hợp để nâng cao năng lực sản xuất và bảo đảm tăng trưởng định mức. Việc lựa chọn đúng các doanh nghiệp cung ứng nội địa có thể đáp ứng đủ những yêu cầu của chuỗi giá trị toàn cầu bao gồm năng lực sản xuất, cơ sở hạ tầng và dịch vụ, môi trường kinh doanh, thương mại và chính sách đầu tư là rất cần thiết. Báo cáo cũng chỉ ra sự cần thiết trong phân tích các dữ liệu chỉ số về chính sách thương mại để đạt được xuất phát điểm cần thiết cho những động thái giúp các quốc gia này tham gia và hưởng lợi từ chuỗi giá trị toàn cầu. Barrientos và cộng sự (2010) nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và xã hội trong mạng lưới sản xuất toàn cầu. Trong phân tích của mình, các tác giả đã đề cập tới việc một thách thức quan trọng trong việc nâng cao vị thế của cả doanh nghiệp và người lao động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu mà ở đó các doanh nghiệp dẫn đầu đóng vai trò đầu tàu. Bài viết của các tác giả phát triển một khung xác định mối liên kết giữa tăng trưởng kinh tế của các doanh nghiệp và phát triển xã hội của người lao động. Các nghiên cứu trong bài viết chỉ ra rằng tăng trưởng doanh nghiệp là tất nhiên nhưng chưa thực sự dẫn tới sự phát triển cho người lao động. Các kịch bản khác nhau nhằm cân nhắc ở mức độ nào cả doanh nghiệp và người lao động đều được hưởng lợi trong quá trình phát triển và tham gia vào chuỗi đã được các tác giả đề ra. Oikawa (2008) nghiên cứu về chuỗi giá trị toàn cầu thực tiễn trong ngành công nghiệp ô tô và điện tử, cụ thể là cơ cấu phân phối giá trị quốc tế trong các nền kinh tế Đông Á và Mỹ. Lý thuyết kinh doanh chính thống giải thích lợi nhuận từ thương mại, tuy nhiên phương thức tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu nhấn mạnh lợi ích bất bình đẳng của toàn cầu hóa đối với các đối tác thương mại. Nghiên cứu dựa trên quan điểm này 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan