Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thái độ của sinh viên đối với bảo tàng trường đh khxh&nv đhqg tphcm ...

Tài liệu Thái độ của sinh viên đối với bảo tàng trường đh khxh&nv đhqg tphcm

.PDF
77
7
109

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỀ TÀI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG – 2008 THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI BẢO TÀNG TRƯỜNG ĐH KHXH&NV - ĐHQG TPHCM Chủ nhiệm đề tài TRẦN THỊ THẮM SV. NGÀNH LỊCH SỬ KHÓA 2005- 2009 TP. HỒ CHÍ MINH - 2008 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỀ TÀI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG – 2008 THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI BẢO TÀNG TRƯỜNG ĐH KHXH&NV - ĐHQG TPHCM Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG VĂN THẮNG GV. ĐỖ NGỌC CHIẾN Chủ nhiệm đề tài: TRẦN THỊ THẮM SV. Ngành Lịch sử Khóa 2005- 2009 Các thành viên: NGUYỄN THỊ THÙY DUNG ĐÀO THỊ LÊ BÙI NGỌC SANG SV. Ngành Lịch sử Khóa 2005- 2009 NGUYỄN QUYẾT TIẾN SV. Ngành Lịch sử Khóa 2006 – 2010 TP. HỒ CHÍ MINH - 2008 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2.Tình hình nghiên cứu đề tài............................................................................ 1 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài. .................................................................. 2 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. .................................................. 2 5.Giới hạn của đề tài. ......................................................................................... 3 6. Đóng góp mới của đề tài. ............................................................................... 3 7.Ý nghĩa thực tiễn – ý nghĩa lý luận................................................................. 3 8. Kết cấu đề tài.................................................................................................. 4 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG ....................................................... 5 1.1.Một số bảo tàng trên thế giới và trong nước ............................................... 5 1.2.Quá trình hình thành bảo tàng .................................................................. 11 1.3.Quy mô, hiện vật của bảo tàng .................................................................. 14 1.4.Tác động, vai trò của bảo tàng .................................................................. 19 CHƯƠNG 2: THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VƠI BẢO TÀNG .................. 24 2.1. Sinh viên với bảo tàng ............................................................................... 24 2.2.Ý kiến đánh giá từ phía giáo viên .............................................................. 35 KẾT LUẬN:......................................................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 44 PHỤ LỤC............................................................................................................. 45 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu tìm hiểu về lịch sử của dân tộc ngày càng lớn. Theo dự báo của các nhà khoa học, khi trình độ phát triển khoa học kĩ thuật chiếm lĩnh các mặt đời sống xã hội thì con người càng muốn tìm hiểu những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Cùng với đó là tầm quan trọng của các môn KHXH&NV, và Lịch sử là một trong những ngành không thể thiếu. Hiện nay nền kinh tế phát triển, nhịp sống năng động làm cho con người ta dường như dần quên đi những giá trị của lịch sử. Ngay trong giới trẻ, học sinh, sinh viên là những người được thừa hưởng các giá trị đó. Họ lẽ ra phải có ý thức, trách nhiệm giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Song thực tế hiện nay những kiến thức của họ về lịch sử dân tộc còn quá thiếu hụt. Đây là một trong những vấn đề gây nhức nhối cho toàn xã hội. Ý thức được điều ấy, nhóm chúng tôi nhận thấy việc tìm hiểu, nghiên cứu ý thức thái độ của học sinh, sinh viên đối với bảo tàng nói chung, bảo tàng trong trường Đại học nói riêng. Nhất là sinh viên Trường Đại học KHXH&NV khi trong trường có bảo tàng là cần thiết, đáp ứng đúng yêu cầu, nguyện vọng của sinh viên trường trong thời gian này cũng như mai sau. Vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI BẢO TÀNG TRƯỜNG ĐH KHXH&NV _ ĐHQG TPHCM” để làm đề tài nghiên cứu của mình. 2.Tình hình nghiên cứu đề tài. Bảo tàng trường ĐH KHXH&NV- ĐHQG TP.HCM hiện nay còn rất nhỏ, chỉ là những phòng lưu giữ hiện vật, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, số cán bộ bảo tàng mới chỉ có 5 người. Bảo tàng vẫn chưa chính thức thành lập với quy mô lớn. Vì vậy, mà chưa có chương trình hoạt động cụ thể, chưa có đầy đủ những điều kiện của 2 một bảo tàng. Nhưng không còn xa nữa bảo tàng sẽ được xây dựng rất quy mô trong khuôn viên ĐHQG TP.HCM và không chỉ như các bảo tàng bình thường khác, bảo tàng trường Đại học, ngoài phục vụ tham quan còn là nơi học tập, nghiên cứu, không gian sinh hoạt của sinh viên. Cho đến hiện nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu về thái độ của sinh viên đối với bảo tàng. Chỉ mới có một số đề tài, bài viết: Giám định các sưu tập hiện vật lịch sử văn hóa – nghệ thuật & nghiên cứu cơ sở xây dựng đề án thành lập bảo tàng trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP HCM, của GS.TS Ngô Văn Lệ - nguyên hiệu trưởng trường ĐH KHXH&V, PGS.TS Phạm Đức Mạnh – GĐ Bảo tàng Bảo tàng trường ĐH KHXH&NV – ý tưởng và hiện thực, “Khoa học xã hội và nhân văn trong bối cảnh Hội Nhập Quốc Tế”, TP.Hồ Chí Minh, PGS.TS Phạm Đức Mạnh. Các sưu tập công cụ đá, khóa luận tốt nghiệp 2004, Nguyễn Công Chuyên. Ngoài ra không có thêm một nghiên cứu nào khác nữa. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài. Nhóm chúng tôi thực hiện đề tài nhằm tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với bảo tàng trường. Trên cơ sở đó đưa ra nhận xét và những biện pháp nhằm giải quyết hai vấn đề: Bảo tàng đến với sinh viên và sinh viên đến với bảo tàng. Với mục đích đó, nhiệm vụ của đề tài là phải làm sao tìm hiểu được hiện nay sinh viên của trường có thái độ như thế nào đối với bảo tàng. Những ý kiến đóng góp của sinh viên giúp cho hoạt động của bảo tàng tốt hơn, để đáp ứng đầy đủ phần nào mong muốn, nguyện vọng của sinh viên 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Thực hiện đề tài này chúng tôi mong muốn sẽ phản ánh một cách khách quan sự quan tâm của giới trẻ đối với giá trị văn hóa tinh thần của lịch sử dân tộc nói chung, và thái độ của sinh viên đối với bảo tàng trường ĐH KHXH&NV nói riêng. 3 Để thực hiện đè tài nhóm chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: Phương pháp lịch sử Phương pháp lôgic Phương pháp điều tra xã hội học Ngoài ra, để cho đề tài được toàn diện, đáp ứng được mục đích nghiên cứu, nhóm chúng tôi còn sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, phỏng vấn sâu, phân tích số liệu, tổng hợp… để phản ánh đúng thái độ của sinh viên trường ĐH KHXH&NV đối với bảo tàng trường. 5.Giới hạn của đề tài. Do thời gian và kinh phí có hạn nên nhóm nghiên cứu chúng tôi chỉ nghiên cứu thái độ của sinh viên đối với bảo tàng trường ĐH KHXH&NV trong thời gian hiện nay. 6. Đóng góp mới của đề tài. Bảo tàng trường ĐH KHXH&NV chưa được chính thức xây dựng theo đúng quy mô của nó, lại chưa có nhiều đề tài nghiên cứu để đưa bảo tàng đến với sinh viên. Vì vậy, “Thái độ của sinh viên đối với bảo tàng trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM” là đề tài đầu tiên được thực hiện, nó sẽ giúp sinh viên có thái độ đánh giá đúng đắn về tầm quan trọng của bảo tàng trong trường Đại học. 7.Ý nghĩa thực tiễn – ý nghĩa lý luận Đề tài trước hết giúp cho sinh viên có cái nhìn đúng đắn về vai trò to lớn của bảo tàng trường ĐH KHXH&NV. Đề tài mong muốn sẽ là tài liệu bước đầu cho nghiên cứu sau này được tốt hơn, khắc phục những thiếu sót mà đề tài của chúng tôi chưa đáp ứng được. 4 Bên cạnh ý nghĩa về mặt lý luận thì đề tài còn có ý nghĩa nhất định về mặt thực tiễn. Đó là cho thấy mối quan hệ giữa vai trò của bảo tàng đối với quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên. 8. Kết cấu đề tài Đề tài gồm các phần: Phần mở đầu Chương 1: Khái quát về bảo tàng Chương 2: Thái độ của sinh viên đối với bảo tàng Kết luận. Những giải pháp góp phần nâng cao vai trò – ý nghĩa thực tiễn của bảo tàng đối với việc tham quan, học tập và nghiên cứu. Phụ lục 5 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG 1.1.Một số bảo tàng trên thế giới và trong nước Thuật ngữ Bảo Tàng (museum, musée…) bắt nguồn từ ngôn ngữ Hy Lạp Mauseion, là tên một thung lũng ở Thủ đô A ten, tại đây người ta đã tìm thấy bàn thờ chín vị thần, canh phòng cho sự bất hủ của thiên anh hùng ca âm nhạc, nghệ thuật, lịch sử và thiên văn học. Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo tàng. Trước hết là định nghĩa của Tổ chức bảo tàng quốc tế ICOM: Bảo tàng là một tổ chức không có lợi nhuận, tồn tại lâu dài để phục vụ cho sự phát triển của xã hội, mở rộng đón công chúng. Bảo tàng thu nhận, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày và tuyên truyền nhằm mục đích giáo dục, học tập và thưởng thức. Bảo tàng là một bằng chứng vật chất xác thực về con người và môi trường xung quanh con người(1). Hiệp hội bảo tàng Anh lại định nghĩa: Bảo tàng là một cơ quan thu nhận, lập hồ sơ (Tư liệu), bảo tồn, trưng bày và giới thiệu những bằng chứng vật chất và những thông tin đi kèm với nó vì lợi ích của xã hội(2). Luật Di sản văn hóa Việt Nam lại định nghĩa về bảo tàng: Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày về lịch sử tư tưởng tự nhiên và xã hội (Sau đây gọi là sưu tập) nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trình độ phát triển cao của xã hội loài người, hệ thống bảo tàng phát triển ngày càng mạnh mẽ và đa dạng, với nhiều loại hình khác nhau: Bảo tàng văn học, nghệ thuật, bảo tàng chiến tranh, bảo tàng của các quốc gia, bảo tàng trong các trường đại học…nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của nhân loại. Hãy cùng tham khảo bảo tàng của một số quốc gia trên thế giới: Trước hết là nước Mỹ, một cường quốc kinh tế thế giới, ở Mỹ có rất nhiều bảo tàng với quy mô lớn, kiến trúc hùng vĩ (1) TIMOTHY AMBROSE và CEISPIN PAINE, Cơ sở bảo tàng học, Bảo tàng cách mạng Việt Nam, Hà Nội, 2000. Tr.29 (2) TIMOTHY AMBROSE và CEISPIN PAINE, Cơ sở bảo tàng học, Bảo tàng cách mạng Việt Nam, Hà Nội, 2000. Tr.30 6 Bảo tàng xoáy ốc Guggenheim - New York. Nhà bảo tàng được khởi công xây dựng tháng 6/1954 và hoàn thành vào tháng 8/1959, được xây bằng kết cấu bê tông chịu nén và lưới thép dưới sự thiết kế của kiến trúc sư Frank Lloyd Wright – một người chịu ảnh hưởng bởi kiến trúc Nhật Bản cổ điển, chuyên sưu tập những kiểu nhà ở nông thôn và sử dụng vật liệu thiên nhiên như gỗ và đá. (Hình 1,2,3,4) Phòng chính trưng bày mỹ thuật là không gian tròn. Cao chừng 30m, đường kính đáy 28m. Dưới nhỏ trên to nở dần ra, trông tựa như hai con ốc dựng ngược đầu nhau. Các vật trưng bày sắp đặt theo đường xoáy ốc từ từ lên cao dần. Người xem có thể xem từ dưới lên hoặc từ trên xuống. Đặc biệt, bảo tàng có hệ thống điều hoà không khí được gắn ngầm quanh tường. Nó làm vệ sinh cho khách tham quan những thứ mang theo như mũ, ô dù, áo khoác ngoài, túi xách, giày dép.. cho đến các tác phẩm được trình bày trong bảo tàng(1). Nhìn từ bên ngoài, tòa nhà như dãy ruy băng cuộn tròn bao quanh khối hình trụ bởi những đường cong xoáy ốc chồng lên nhau được ốp đá cẩm thạch trắng mềm mại nổi bật dưới ánh sáng thiên nhiên. Toàn bộ khối kiến trúc bên trong bằng vòm kính trong suốt trên nóc thượng trông giống như cái nón úp lên hoặc cái ô xoè ra. Chính nhờ ánh sáng trên đỉnh nóc là gạch nối với thiên nhiên toả sáng toàn bộ khu vườn thượng. (Hình 5,6,7) Không thua kém gì Mỹ, Pháp cũng có một hệ thống bảo tàng đáng nể, Paris đã từng là thành phố phồn vinh hàng đầu của thế giới. Khi đến Paris, nhắc đến các bảo tàng mà không nhắc đến Louvre quả là một thiếu sót lớn. Louvre cùng với trung tâm văn hóa Pompidou và bảo tàng Orsay là những cơ sở văn hóa. Bảo tàng Louvre (Musée du Louvre) là bảo tàng lớn nhất của thành phố Paris với diện tích 160.106 m² trong đó có 58.470 m² cho trưng bày. Nằm ở quận 1, Paris bên bờ phải sông Seine và cạnh phố Rivoli, đây cũng là điểm bắt đầu của trục Axe historique với rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới.(2) Bảo tàng Louvre là một trong những bảo tàng lịch sử - nghệ thuật lớn nhất thế giới với bộ sưu tập cực kì phong phú có nguồn gốc từ châu Âu, Trung Đông, Lưỡng (1) (2) Nguồn: http://tim.vietbao.vn Nguồn: http://tim.vietbao.vn 7 Hà, Ai Cập và Hy Lạp cổ đại với niên đại từ thời cổ đại đến năm 1948 (các hiện vật có tuổi từ năm 1848 trở đi đã được chuyển về bảo tàng Orsay, trung tâm Pompidou, bảo tàng Guimet). Trong số các hiện vật trưng bày quý giá của bảo tàng phải kể tới phiến đá Bộ luật Hammurabi, tượng thần Vệ Nữ, bức tranh La Joconde của Leonardo da Vinci và Nữ thần Tự Do dẫn dắt nhân dân (La Liberté guidant le peuple) của Eugène Delacroix(1), là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất Paris đầu tiên của Pháp đưa tác phẩm đi trưng bày ở nước ngoài. Hàng năm có khoảng 4-5 cuộc triển lãm như vậy được tổ chức ở các nước như Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản hay Trung Quốc… Không chỉ dừng lại ở bảo tàng đơn thuần dành cho khách du lịch, bảo tàng còn là nơi làm ăn kinh tế vô cùng hiệu quả. Việc làm bộ phim Mật mã Da Vinci của đạo diễn Ron Howard (Mỹ) cũng mang lại cho bảo tàng Louvre 1,5 triệu euro…, hàng năm Viện Bảo Tàng Louvre cho thuê “không gian” khoảng 100 buổi tối. Những việc làm này năm 2006 đã mang lại cho Louvre 3 triệu euro(2) Bảo tàng Louvre ở Paris hàng năm thu hút hàng ngàn du khách trên khắp thế giới. Nhưng Louvre đang bị cạnh tranh vì nhiều bảo tàng ở châu Âu đang thi nhau trưng bày tuyệt tác để thu hút khách tham quan. (Hình 8,9,10,11) Bên cạnh những gì đồ sộ, tráng lệ của kiến trúc phương Tây thì phuơng Đông lại có nét dặc trưng riêng. Đã có một bảo tàng kiến trúc Châu Á tồn tại ngay giữa lòng Paris tráng lệ. Đó chính là bảo tàng Quốc gia Nghệ thuật Châu Á Guimet. Thuộc Quận 14, Thành phố Paris, bảo tàng Guimet nằm ở số 6 quảng trường Iéna. Với khoảng 50.000 hiện vật, Guimet là một trong những bảo tàng về nghệ thuật châu Á lớn nhất nằm ngoài châu Á(3).(Hình 12) Là đất nuớc có dân số đông nhất thế giới, một quốc gia phuơng Đông với bề dày văn hoá truyền thống, 10 năm trở lại đây chứng kiến sự bùng nổ của các bảo tàng, các trung tâm triển lãm và các viện nghệ thuật được thành lập mới trên lãnh (1) Nguồn: http://tim.vietbao.vn Nguồn: http://tim.vietbao.vn (3) Nguồn: http://vi.wikipedia.org (2) 8 thổ đại lục. Trung Quốc có rất nhiều bảo tàng với nét kiến trúc độc đáo và lạ mắt, có thể nói Trung Quốc là nuớc tiêu biểu nhất khi ta tìm hiểu về phuơng Đông. Người ta dự đoán rằng sau chỉ 2 năm nữa, số lượng bảo tàng và trung tâm nghệ thuật ở Trung Quốc sẽ vượt quá con số 1200.(1) Cùng với sự phát triển của đất nước, người dân đang ngày càng chú ý hơn tới văn hoá tinh thần, lịch sử dân tộc. Hiện tại nhu cầu thành lập các bảo tàng mới ở Trung Quốc rất cao. (Hình 13,14) Trở lại với đất nước Việt Nam, hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đang dẫn đầu cả nước về mật độ cũng như chất lượng bảo tàng. Ở Thành phố mang tên Bác có rất nhiều bảo tàng đáng để quan tâm. Bảo tàng cách mạng Thành phố (dinh Gia Long cũ), 65 Lý Tự Trọng, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh. Bảo tàng cách mạng thành phố ngày nay được xây dựng từ năm 1885 đến năm 1890 thì hoàn thành. (Hình 15). Sau Hiệp định Genève năm 1954, nơi đây là "Dinh thủ hiến Nam phần", đến "Dinh Gia Long" của Ngô Đình Diệm rồi "Tối cao pháp viện" trong thời kỳ Nguyễn Văn Thiệu. Từ ngày 12/8/1978 được sử dụng làm Bảo tàng cách mạng thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng trưng bày các nội dung chính sau: (2)  Một vài nét về Sài Gòn xưa, thời kỳ thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.  Những cuộc vận động chống thực dân Pháp trước khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời (1859-1930).  Sự truyền bá của chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cuộc vận động chống thực dân Pháp của nhân dân Sài Gòn - Gia Định dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản trong phong trào những năm 1930-1939. (1) (2) Nguồn: http://www.laodong.com.vn/Home/ldcuoituan/2008/3/80190.laodong Nguồn: http://www.yp. com.vn 9 Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, TP. Hồ Chí Minh (Hình 16). Trước đây là Bảo tàng Blanchard de la Brosse, tên của Thống đốc Nam Kỳ - người sáng lập và xây cất vào năm 1927 và hoàn thành 1/1/1929. Khi người Pháp rút đi (1954), Bảo tàng đổi tên là Viện Bảo tàng Quốc Gia. Bảo tàng có 15 phòng tập hợp trên 5.000 cổ vật thuộc nền văn hóa Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á như Chămpa, Phù Nam, Khơme, Lào, Indonesia và cả Nhật Bản, Trung Quốc... đặc biệt có nhiều tượng đá, bia đá, bình lọ gốm, các loại y phục dân tộc của các dân tộc từ Bình Trị Thiên trở vào, phần lớn có niên đại trên 1.000 năm. (1) Bảo tàng chứng tích chiến tranh, 28 Võ Văn Tần, Q.3. TP. Hồ Chí Minh. (Hình 17). Xưa khu vực này là phần đất của chùa Khải Tường, nơi sinh ra vua Minh Mạng vào năm 1791 và được ông cho sửa sang lại năm 1832. Bảo tàng trưng bày các hiện vật và chứng tích chiến tranh gồm các vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mỹ đã sử dụng ở Việt Nam như máy bay, xe tăng, đại bác, bom đạn... Có cả cỗ máy chém do Pháp sản xuất đã được sử dụng trong khi áp dụng luật 10/59 dưới thời Ngô Đình Diệm (2) Ngoài ra, còn có các phòng trưng bày về: Chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn đề quần đảo Trường Sa, âm mưu của các thế lực thù địch. Bên ngoài bảo tàng có những gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa dân tộc Việt Nam, phòng rối nước Việt Nam. Bảo tàng Tôn Đức Thắng, 5 Tôn Ðức Thắng, Q.1, TP. Hồ Chí Minh. (Hình 18) Bảo tàng Tôn Ðức Thắng được thành lập nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Ðức Thắng (20/8/1888 - 20/8/1988) tại tịa nh trước đây là tư dinh của Trần Thiệu Khiêm, Thủ tướng của chính quyền Sài Gòn trước năm 1975. Hiện nay, (1) (2) Nguồn: http://www.yp. com.vn Nguồn: http://www.yp. com.vn 10 Bảo tàng có phòng trưng bày với diện tích trên 700m 2 . Bảo tàng đã thể hiện một cách sinh động, khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng qua hơn 600 hiện vật, tài liệu, hình ảnh (1) Ngoài ra ta còn bắt gặp ở Thành phố Hồ Chí Minh hàng loạt các bảo tàng khác: Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, 200 - 202 Võ Thị Sáu, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.Tòa nhà này nguyên là dinh cơ của Nguyễn Ngọc Loan - Giám đốc Tổng nha Cảnh Sát chế độ Sài Gòn cũ. Bảo tàng có diện tích trưng bày khoảng 2000m 2 gồm 10 phòng trưng bày về truyền thống dựng nước và giữ nước của phụ nữ Nam Bộ. Có một hội trường 800 chỗ ngồi, một phòng chiếu phim, một thư viện và một kho lưu giữ hàng chục ngàn hiện vật, tranh ảnh quý hiếm (2) . Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ mở cửa từ năm 1985, là trung tâm sinh hoạt văn hoá giáo dục, hội thảo khoa học, họp mặt truyền thống, giao lưu văn hoá của giới nữ nhằm bảo tồn và phát huy tru yền thống tốt đẹp của phụ nữ. Bảo tàng Hồ Chí Minh, 1 Nguyễn Tất Thành, Q.4, TP. Hồ Chí Minh. Bến Nhà Rồng hay còn gọi là Khu lưu niệm Bác Hồ nằm trên ngã ba sông Sài Gòn, đầu đường Nguyễn Tất Thành. Nơi đây ngày 05/06/1911 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuống tàu Ðô đốc Latouche Tréville ra đi tìm đường cứu nước. Ngày 3/9/1979, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh qu yết định lấy Bến Nhà Rồng là Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (tức Bảo tàng Hồ Chí Minh - Bến Nhà Rồng). Bên trong khu nhà lưu niệm có trưng bày nhiều hình ảnh và hiện vật về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch. (3) Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập theo quyết định của Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh ngày 5/9/1987. Bảo tàng trưng bày các tác phẩm mỹ thuật, đồ thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ cổ, cận đến hiện đại. Ngoài ra, Bảo tàng cũng giới thiệu những tượng đá, phù điêu thuộc văn hóa Ốc Eo, Chămpa. (1) Nguồn: http://www.yp. com.vn Nguồn: http://www.yp. com.vn (3) Nguồn: http://www.yp. com.vn (2) 11 Bảo tàng Lực lượng Vũ trang miền Đông Nam bộ, 247 Hoàng Văn Thụ, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Bảo tàng còn có tên là Bảo tàng Quân Khu 7, nằm trên khu đất rộng 2,5ha. Toàn bộ hiện vật, sa bàn, hình ảnh trưng bày tập trung thể hiện quá trình hình thành và phát triển của lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ Khi nghiên cứu đề tài này có một bảo tàng không thể bỏ qua, đó là Bảo tàng Nhân học, thuộc ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, Tầng 3 nhà D, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. (Hình 19,20). Là bảo tàng đầu tiên của một trường Đại học lớn ở Việt Nam và là một trong những mô hình của phương thức gắn đào tạo với thực tế, Bảo tàng Nhân học của Trường ĐH KHXH&NV không chỉ là nơi lưu giữ, trưng bày và phổ biến các sản phẩm văn hoá vật chất và phi vật chất của các dân tộc Việt Nam mà còn là một cơ quan nghiên cứu và đào tạo sinh viên chuyên ngành.(1) 1.2.Quá trình hình thành bảo tàng Trường ĐH KHXH&NV thuộc ĐHQG TP.HCM là một trong những trường có lịch sử lâu đời, tiền thân là trường ĐH Văn Khoa. Ngày 30/03/1996 trường Đại học KHXH&NV chính thức được thành lập với mục tiêu cơ bản là phấn đấu trở thành một trung tâm khoa học xã hội và nhân văn có chất lượng và uy tín cao so với các trường đại học cùng ngành trong nước, cũng như so với các trường đại học khác trong khu vực Đông Nam Á. Trải qua quá trình từ lúc tái lập đến nay cùng với sự thay đổi về mục tiêu, chương trình, phương pháp đào tạo, trường ĐH KHXH&NV đã trưởng thành, phát triển về nhiều mặt. Trường đã thực sự trở thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội – nhân văn có uy tín lớn nhất khu vực miền Nam. Trường chính là nơi quy tụ của hàng trăm cán bộ giảng dạy có trình độ cao với những học hàm, học vị: GS, PGS, TS, ThS, cùng hàng vạn sinh viên chính quy, sinh viên tại chức, học viên cao học và nghiên cứu sinh. Cũng chính vì thế mà (1) Nguồn: http://ussh.edu.vn/old/baotang.htm 12 trường Đại học KHXH&NV TP Hồ Chí Minh đặt ra vấn đề về giảng dạy và học tập phải đạt chất lượng cao, nội dung kiến thức phải luôn cập nhật để phù hợp, đáp ứng xu thế phát triển của đất nước và thế giới. Vấn đề đặt ra ở đây là nhanh chóng thay đổi về trang thiết bị phù hợp với các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và cần phải có một bảo tàng tổng hợp phục vụ trực tiếp cho các nhiệm vụ chiến lược của trường. Trong hai thập niên gần đây cùng với sự phát triển không ngừng của nền “Kinh tế tri thức” trên phạm vi toàn cầu là sự “Bùng nổ bảo tàng” ở khắp nơi cả về số lượng và chất lượng trưng bày, triển lãm, ứng dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ hiện đại và cả về loại hình bảo tàng mới. Ở nước ta hình thức trưng bày bảo tàng và các phòng truyền thống gắn liền với các trường đại học cũng đã có từ lâu nhưng còn chưa đồng bộ, chưa chuẩn mực về chất lượng, chưa phát huy được vai trò, chức năng nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng để phục vụ cho nhiệm vụ trọng yếu về giáo dục và đào tạo bậc đại học và sau đại học của trường. Từ nhiều năm trước trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM cũng đã có ý tưởng hình thành một bảo tàng tổng hợp các chuyên ngành hiện có của trường. Vào năm 1997 khoa Lịch sử của trường đã xây dựng dự án thành lập “Trung tâm nghiên cứu-nhân học-lịch sử-văn hoá Nam Bộ”(1) và đã nêu lên sự cần thiết và triển vọng trong việc thành lập bảo tàng riêng cho trường. Trong nhiều năm hoạt động của trường đã có nhiều giảng viên và sinh viên một số chuyên ngành tiến hành đi thực tế, điền dã tìm hiểu những vấn đề về lịch sử, khảo cổ, dân tộc, văn hoá, địa lý, văn học…phục vụ cho quá trình nghiên cứu và học tập. Các hiện vật thu thập được đều rất phong phú, đa dạng và vô cùng có giá trị lịch sử. Tuy nhiên vì chưa có đủ điều kiện để bảo quản trưng bày nên hiện vật, tài liệu tìm được chưa có đóng góp thực tế cho hoạt động học tập và nghiên cứu, tham quan và giáo dục truyền thống. Tình trạng học nặng về lý thuyết, thiếu cơ sở thực hành vẫn luôn là vấn đề cấp thiết cho ngành giáo dục và (1) PGS.TS Phạm Đức Mạnh, Bảo tàng trường ĐH KHXH & NV – ý tưởng và hiện thực “Khoa học xã hội và nhân văn trong bối cảnh Hội Nhập Quốc Tế” TP.Hồ Chí Minh, Tr14. 13 xã hội. Bên cạnh đó, nhu cầu nghiên cứu tham quan, khảo sát, du lịch, tìm hiểu về lịch sử văn hoá nước ta của dân tộc Việt Nam cũng như của các giới nghiên cứu nước ngoài, đặc biệt là các ngành như: Ngành Lịch sử, Việt Nam học, Văn Hoá học, Nhân học,…Với những kĩ thuật tiến bộ ngày nay sẽ trở thành những cơ sở thuận lợi cho việc từng bước xây dựng bảo tàng tổng hợp mang những nét đặc thù riêng cho trường ở khu vực phía Nam nói riêng và trên phạm vi toàn quốc nói chung. Cùng với những hiện vật, tài liệu đã có được, với những bộ sưu tập, hiện vật được các bảo tàng tặng như: Bảo tàng TP HCM, Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Viện nghiên cứu khoa học xã hội,… đã góp phần phục vụ đắc lực cho trưng bày và giảng dạy, học tập và nghiên cứu cho sinh viên và giảng viên. Dựa trên những cơ sở nền tảng và những điều kiện thuận lợi đã có được trường đã hoàn thành đề tài cấp bộ nhằm chuẩn bị những cơ sở cho việc đề xuất dự án thành lập cho việc đầu tư xây dựng bảo tàng trường với tư cách là một cơ quan văn hoá, nghiên cứu khoa học kết hợp với đào tạo góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giảng dạy đại học và sau đại học. Các bộ sưu tập được ưu tiên xây dựng trong “Đề án thành lập bảo tàng trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP HCM” có những lĩnh vực như: Các nền văn hoá vật chất ở khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên, TP.HCM, về truyền thống văn hoá vật thể và phi vật thể của các dân tộc trong “Đại gia đình các dân tộc Việt Nam”(1), các hiện vật, tài liệu thuộc lĩnh vực văn hoá, kiến trúc, mỹ thuật, văn hoá truyền thống, lễ hội, phong tục tập quán, văn hoá đời sống…theo dự kiến đề ra bảo tàng này là một đơn vị cơ hữu thuộc nhà trường, hoạt động theo quy chế của trường ĐH KHXH&NV và ĐHQG TPHCM, đồng thời cũng phải phù hợp với các quy định về hoạt động của bảo tàng mà Nhà nước đã ban hành. Đây sẽ là nơi xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu, đào tạo và bảo tồn, bảo tàng về lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, nhân học,…Kết hợp với các (1) PGS.TS Phạm Đức Mạnh, Bảo tàng trường ĐH KHXH & NV – ý tưởng và hiện thực “Khoa học xã hội và nhân văn trong bối cảnh Hội Nhập Quốc Tế” TP.Hồ Chí Minh, Tr14. 14 hoạt động hợp tác với các bảo tàng khác, các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong nước cũng như ngoài nước, đồng thời đây cũng là nơi lưu giữ và cung cấp tài liệu học tập và giảng dạy, nghiên cứu, giáo dục văn hoá truyền thống, đặc biệt là lĩnh vực lịch sử, văn hoá của các dân tộc Việt Nam, của các nền văn hoá khảo cổ ở Việt Nam, văn hoá xã hội truyền thống, văn hoá và nghệ thuật vật thể và phi vật thể Việt Nam. Bảo tàng được xây dựng nên còn được xác định là một “Phòng thí nghiệm đặc thù” cho các khoa học và nhân văn các tỉnh phía Nam, trên cơ sở sưu tập hiện vật gốc và hiện vật phục chế, hình ảnh, âm thanh, tư liệu…. các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể ở Việt Nam nói chung và các tỉnh miền Nam nói riêng từ xưa cho đến nay. Bảo tàng được đặt tại trường ĐH KHXH&NV, cơ sở II Linh Trung-Thủ Đức. Theo dự kiến bảo tàng sẽ là một toà nhà độc lập hai tầng với diện tích sử dụng là 2000m2, với cấu trúc không gian bảo tàng như không gian trưng bày trong nhà và ngoài trời, không gian bảo quản và xử lý hiện vật, không gian hành chính. Xây dựng bảo tàng với mục tiêu: Xây dựng lên một bảo tàng khảo cứu học đường, một cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường. Có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, phục chế và lưu giữ với những hình thức trưng bày khác nhau. Bảo tàng trường sẽ là một “Giảng đường đặc biệt”, một trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm và bảo quản, trưng bày hiện vật phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu, nâng cao những kiến thức gắn trực tiếp với các hiện vật, từ đó giúp cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh nâng cao kiến thức về lịch sử, văn hoá, nâng cao lòng tự hào dân tộc Việt Nam, góp phần giáo dưỡng tình yêu quê hương đất nước và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của cả dân tộc. Hiện nay dự án xây dựng bảo tàng với quy mô lớn đang được xúc tiến nhanh chóng, hứa hẹn trong tương lai gần sẽ có một bảo tàng của trường ĐH KHXH&NV 1.3.Quy mô, hiện vật của bảo tàng Bảo tàng trường Đại học KHXH&NV Thành phố Hồ Chí Minh là một bảo tàng mới được thành lập với đội ngũ cán bộ tuy không đông, nhưng là những người 15 không thể thiếu như trong bảo tàng: PGS.TS Phạm Đức Mạnh Giám đốc bảo tàng, cô Trịnh Thị Kim Chi, thầy Nguyễn Công Chuyên, thầy Nguyễn Ngọc Chiến. cô Phạm Thị Ngọc Thảo. Đó là những người giữ vai trò to lớn trong hoạt động của bảo tàng. Bảo tàng trường gồm có 5 phòng với 1 phòng quản lý, 3 phòng trưng bày, 1 kho lớn với diện tích 67m2, 1 bảng tin với diện tích 8,4m2, 1 kho nhỏ với diện tích 38,4m2.(1) Bảo tàng trường tập trung giới thiệu những sưu tập di vật văn hoá nhằm cung cấp những nhận thức ban đầu và mở ra tiềm năng phát triển, phát huy các giá trị văn hoá thông qua các hiện vật khảo cổ học – dân tộc học ở Nam bộ và các vùng xung quanh, bên cạnh đó nó còn mở ra hướng học tập mới cho sinh viên của trường trong tương lai. Các bộ sưu tập hiện vật văn hoá trong kho của bảo tàng có nguồn gốc từ hoạt động thực tập và điền dã của sinh viên bộ môn khảo cổ học trong trường, của quá trình nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu của cán bộ giảng dạy trong một quãng thời gian khá dài. Các sưu tập này gồm hai phần là hiện vật khảo cổ học và hiện vật dân tộc học(2). Trong hai phần đó thành phần các sưu tầm hiện vật khảo cổ học chiếm khá nhiều với đủ các loại khác nhau và được phân theo các chất liệu như đồ gốm, đồ đá, đồ đồng, đồ sắt,…Ở các loại chất liệu đó còn được phân ra làm các nhóm loại hình nhỏ hơn như nhóm hiện vật sơ sử, tiền sử và lịch sử…Các hiện vật được trưng bày tại bảo tàng phần lớn là các hiện vật đá và gốm…Những hiện vật phục vụ cho quá trình sản xuất, sinh hoạt của con người từ ngàn năm đến vài trăm năm cách ngày nay. Ở phần hiện vật dân tộc học các sưu tầm vẫn còn nhiều hạn chế vừa ít về số lượng vừa thiếu về loại hình, tuy vậy nhưng ta cũng có thể phân chia theo các (1) (2) Khảo sát thực tế bảo tàng của nhóm nghiên cứu, 15h20,ngày 02/03/2008 GS.TS Ngô Văn Lệ (chủ nhiệm) PGS.TS Phạm Đức Mạnh (thư ký), Giám định các sưu tập hiện vật lịch sử văn hóa – nghệ thuật & nghiên cứu cơ sở xây dựng đề án thành lập bảo tàng trường ĐH KHXH & NV ĐHQG TP HCM, Phụ lục III, Tr.814 16 chất liệu khác nhau như gốm, đất nung, gỗ-thực vật, sắt…Những bộ sưu tập hiện vật này sẽ là những nhân chứng vật chứng phản ánh đời sống văn hoá của cộng đồng Việt Nam đặc biệt là ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Các hiện vật đáng chú ý trong bảo tàng: Gồm các hiện vật khoa học Hiện vật có chất liệu bằng đá Theo địa điểm khảo cổ học Địa điểm suối Cầu Voi (Lâm Đồng) bao gồm 87 tiêu bản lớn nhỏ khác nhau “Do kĩ nghệ trực tiếp tạo nên” đó là những công cụ chặt thô, to, chuôi nhỏ ở một đầu hay lưỡi theo chiều dọc, rìa lưỡi rộng, sắc bén. Các hiện vật này được xác định là thuộc thời đại đá cũ cách thời đại ngày nay từ 2-6 vạn năm.(1) Địa điểm Tân Nghĩa (Lâm Đồng) gồm 46 tiêu bản, đó là những hiện vật “mang dấu ấn chế tác của người thợ tiền sử như các mảnh đá vỡ, hạch đá…”. Địa điểm Suối Linh (Đồng Nai) gồm 248 tiêu bản đó là kết quả của các quá trình điền dã, thám sát, hợp tác nghiên cứu từ năm 1985 đến nay. Bộ sưu tập này gồm nhiều loại hình như rìu tứ giác (117 hiện vật), rìu có vai (37 hiện vật), rìu giác (17 hiện vật), đục (22 hiện vật)…Các hiện vật này là sản phẩm của “công xưởng” chế tác đá. Suối Linh thuộc thời đại kim khí cách ngày nay 4000-3000 năm. Địa điểm Dốc Chùa (Bình Dương) gồm 42 tiêu bản thu thập được từ những năm 1976-1977 đến nay. Có thể kể ra các loại hình như rìu tứ giác (15 hiện vật), rìu có vai(4 hiện vật), bàn mài (10 hiện vật) các hiện vật này nằm trong khung niên đại của nền văn hoá cổ dọc sông Đồng Nai, có niên đại 4000-3000 năm cách ngày nay, bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng nó thuộc nửa đầu thiên niên kỉ I TCN. (1) GS.TS Ngô Văn Lệ (chủ nhiệm) PGS.TS Phạm Đức Mạnh (thư ký), Giám định các sưu tập hiện vật lịch sử văn hóa – nghệ thuật & nghiên cứu cơ sở xây dựng đề án thành lập bảo tàng trường ĐH KHXH & NV ĐHQG TP HCM, Phụ lục III, Tr.815 17 Địa điểm Bình Nhã (Đồng Nai) gồm 284 tiêu bản trong đó nổi bật là số lượng hiện vật rìu có vai nguyên vẹn và không nguyên vẹn (164 hiện vật), rìu tứ giác ít hơn với 49 hiện vật, đục với 49 hiện vật còn lại là các loại phế vật (22 hiện vật). Theo cách phân chia 5 giai đoạn trong phức hệ văn hóa Đồng Nai thì các hiện vật Bình Đa xếp vào giai đoạn đồng thau sớm khoảng thiên niên kỷ thứ 2 trước công nguyên (4000 – 3000 năm cách ngày nay). Địa điểm Hưng Định (Đồng Nai) gồm 7 tiêu bản với các loại hình rìu tứ giác, rìu có vai, đục niên đại khoảng 4000 – 300 năm cách ngày nay. Địa điểm Gò Đá (Bình Dương) gồm 199 tiêu bản sưu tầm từ năm 1977 đến nay trong đó rìu tứ giác gồm 73 hiện vật, rìu có vai gồm 53 hiện vật, đục 58 hiện vật ….Các hiện vật này có niên đại 4000 – 3000 năm cách ngày nay. Địa điểm Rạch Núi (Long An) gồm 17 tiêu bản đây là những hiện vật nằm trong vùng thấp kề bên vùng sình lầy ven biển không bị patin hóa thường có lớp vỏ ngoài đen bóng. Có các loại hình như rìu tứ giác, rìu có vai, rìu tam giác, đục … niên đại di tích này chỉ vào khoảng 3500 - 2500 năm cách ngày nay. (1) Địa điểm Đakai (Bình Thuận) gồm 11 tiêu bản với các loại hình như rìu tứ giác (5 hiện vật) đục (5 hiện vật), phế vật rìu, bàn mài. Đây là những hiện vật sưu tầm ở vùng giáp ranh giữa Nam trung bộ và Đông nam bộ có mối liên quan tới văn hóa Sa huỳnh.2 (1) GS.TS Ngô Văn Lệ (chủ nhiệm) PGS.TS Phạm Đức Mạnh (thư ký), Giám định các sưu tập hiện vật lịch sử văn hóa – nghệ thuật & nghiên cứu cơ sở xây dựng đề án thành lập bảo tàng trường ĐH KHXH & NV ĐHQG TP HCM, Phụ lục III, Tr.816 (2) GS.TS Ngô Văn Lệ (chủ nhiệm) PGS.TS Phạm Đức Mạnh (thư ký), Giám định các sưu tập hiện vật lịch sử văn hóa – nghệ thuật & nghiên cứu cơ sở xây dựng đề án thành lập bảo tàng trường ĐH KHXH & NV ĐHQG TP HCM, Phụ lục III, Tr.817
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan