Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tết nguyên tiêu của người hoa tại thành phố hồ chí minh...

Tài liệu Tết nguyên tiêu của người hoa tại thành phố hồ chí minh

.PDF
116
281
123

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Người Hoa bắt đầu di cư vào Nam Bộ kể từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Trong 2 thiên niên kỷ, nhiều làn sóng người Trung Quốc gồm: lính, quan, dân... đã đến định cư tại Việt Nam. Người Trung Quốc đã qua lại làm ăn, sinh sống với người Việt đã từ lâu đời, đa phần họ đều có quốc tịch Việt Nam. Nhiều người Hoa còn kết hôn với người Việt và con cháu họ trở thành người Việt Nam. Họ còn có nhiều tên gọi khác là: Khách, Hán, Tàu… Người Hoa đa số có nguồn gốc từ Quảng Ðông, Quảng Tây, Hải Nam, Triều Châu, Phúc Kiến, Hẹ v.v… Dân tộc Hoa sử dụng tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Hán, ngữ hệ Hán - Tạng. Nếu xếp theo phân loại của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì họ được gọi là dân tộc Hán. Người Hoa tại Việt Nam sinh sống ở nhiều nơi từ Bắc đến Nam, ở cả nông thôn lẫn thành thị. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Hoa ở Việt Nam có dân số 823.071 người, có mặt tại tất cả 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) 414.045 người, chiếm tỷ lệ 50,3% tổng số người Hoa tại Việt Nam. Người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là người Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Khách Gia (HaKa) và Hải Nam. Họ sinh sống chủ yếu tại vùng Chợ Lớn, tập trung đông nhất ở các khu thương mại trong Quận 5, 11 (khoảng 45% dân số mỗi quận) và quận 6, 8, 10. Họ đã tạo nên một trung tâm đô thị sầm uất, một “China Town” như cách gọi của báo chí nước ngoài trước năm 1975. Hiện tại tuy chỉ chiếm chưa đến 10% dân số ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cộng đồng Người Hoa đã chiếm 30% số doanh nghiệp. Cộng đồng này cũng là cầu nối quan trọng cho quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư của các quốc gia và vùng lãnh thổ có người Hoa sinh sống như: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Thái Lan… Vai trò của người Hoa đã dần được khẳng định khi chính quyền thành phố bắt đầu tổ chức Ngày hội văn hóa của người Hoa đầu năm 2007. 2 Do điều kiện sinh sống của người Hoa ở vùng đất mới, nên ý thức cộng đồng luôn luôn được đề cao, được củng cố. Tinh thần cố kết cộng đồng: gia đình, họ tộc, đồng hương, đồng nghiệp đặc biệt được quan tâm giữ gìn như một giá trị thiêng liêng. Dù định cư đã qua nhiều đời, người Hoa vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình, vẫn giữ được các phong tục tập quán truyền thống và vẫn sử dụng tiếng Hoa với các nhóm ngôn ngữ: tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu, tiếng Hẹ… làm ngôn ngữ chính thức trong các giao dịch nội bộ. Chính nhờ các giá trị văn hóa, ý thức cộng đồng đã giúp cho người Hoa tồn tại như một nhóm xã hội đặc thù, vừa hoà nhập với các cộng đồng khác, vừa giữ được những đặc điểm riêng có tính ưu trội của mình. Người Hoa đến vùng Nam Bộ và Sài Gòn - Chợ Lớn mang theo một nền văn hóa phong phú, đa dạng và đặc sắc. Đời sống tâm linh của người Hoa vừa thiêng liêng vừa huyền ảo nhưng vẫn gắn với đời sống nhân sinh của con người. Trước hết là văn hóa tín ngưỡng, tâm linh với việc thờ cúng rất nhiều nhân thần và nhiên thần, hai hệ thống thần linh đã ăn sâu vào tâm thức của họ. Cùng với các nghi lễ trong những ngày tết: Nguyên Đán, Nguyên Tiêu, Thanh Minh, Hàn Thực, Đoan Ngọ, Trung Nguyên, Thượng Nguyên… Trong đó, rằm tháng Giêng được đánh dấu là “Tiết” đầu tiên trong năm, tức Tết Nguyên tiêu, còn gọi là Tết Thượng nguyên; là dịp để mọi người cầu mong “mưa thuận gió hòa”, “quốc thái dân an”, cùng nhau thực hiện được những ước mơ và có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Hàng năm, cộng đồng người Hoa tại TP.HCM cùng nhau đón Tết Nguyên tiêu bằng chương trình diễu hành nghệ thuật đường phố đặc sắc và nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa khác. Nó vừa phản ánh khía cạnh tín ngưỡng của đồng bào người Hoa với những ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc, vừa là một hoạt động xã hội có ý nghĩa to lớn trong việc đóng góp cho các hoạt động phúc lợi xã hội. Vì vậy Học viên đã chọn nghiên cứu đề tài “Tết Nguyên tiêu của người Hoa tại TP. Hồ Chí Minh” với mong muốn bảo tồn và phát triển truyền thống văn hóa vốn quý của người Hoa nói riêng, góp 3 phần vào việc gìn giữ kho tàng văn hóa của đất nước nói chung; tăng sự đoàn kết dân tộc tại Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu Người Hoa ở Việt Nam mà đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người từ trước cho đến nay, kể cả trong và ngoài nước. Trước 1975, nghiên cứu về lễ hội Tết Nguyên Tiêu của người Hoa ở Việt Nam chưa được nhìn nhận một cách đúng mức, chưa có đề tài nghiên cứu nào thật sự miêu tả rõ ràng, đa phần chỉ khái quát về tín ngưỡng mà rất ít thông tin về lễ hội và quản lý lễ hội. Trong cuốn “Chân Lạp Phong thổ kí” của Chu Đạt Quan, “Đại Nam thực lục” của Quốc sử quán triều Nguyễn, bản dịch của Viện sử học, xuất bản năm 1979 và “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức do Nguyễn Tạo dịch cũng đã ghi chép khái quát đôi nét về sự xuất hiện của người Hoa ở Việt Nam. Sau ngày thống nhất đất nước, Nhà nước ta tiếp tục khẳng định người Hoa sinh sống tại Việt Nam là một thành viên trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam và chính đều đó đã trở thành động lực để các công trình nghiên cứu, tìm hiểu về cộng đồng này ngày càng trở thành một đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tính đến nay, rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước viết về người Hoa ở Việt Nam, người Hoa ở Nam Bộ. Tuy nhiên, nhìn chung các công trình nghiên cứu đó chỉ đề cập nhiều đến vấn đề lịch sử di cư, nguồn gốc người Hoa ở Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng; các lĩnh vực kinh tế, thương mại, chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam; đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo. Riêng về tình hình lễ hội truyền thống, cụ thể là lễ hội Tết Nguyên Tiêu thì các công trình chưa đề cập nhiều. Ngoài ra ở khía cạnh liên quan đến việc thực hành tín ngưỡng dân gian của người Hoa, vai trò của nhà nước trong quản lý và định hướng phát triển lễ hội thì chưa được đề cập đến. 4 Một số công trình nghiên cứu miêu tả một cách chân thật và sâu sắc nhất về hoạt động lễ hội truyền thống của người Hoa mà tôi đã tiếp cận như: Về sách có công trình “Chùa Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh” do PGS. TS Phan An chủ biên (1990) đề cập đến quá trình hình thành cộng đồng người Hoa, đến tín ngưỡng, nghệ thuật, kiến trúc của một số ngôi chùa (hội quán) do người Hoa xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình “Người Hoa ở Nam Bộ” của PGS. TS Phan An (2005) đề cập đến toàn bộ đời sống của cộng đồng người Hoa từ quá trình hình thành, hoạt động kinh tế và xã hội, lối sống và phong tục, tập quán, tín ngưỡng. Công trình “Văn hóa người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh” do Trần Hồng Liên chủ biên (2005), đề cập đến các hội quán, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa, giáo dục của người Hoa Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có các bài viết đăng trên các hội thảo về người Hoa, đặc biệt là kỷ yếu hội thảo “Lễ hội cộng đồng: Truyền thống và biến đổi” của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh (2014) với nhiều bài nghiên cứu mang tính thời sự về việc quản lý lễ hội cộng đồng, đề cập rất gần đến đề tài luận văn của tôi. Tất cả những tài liệu trên đều là những nguồn tham khảo vô cùng quý giá giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về lễ hội Tết Nguyên Tiêu dưới góc độ của Việt Nam học. Vì vậy, đề tài “Tết Nguyên Tiêu của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh” là một đề tài mới và cần thiết, nghiên cứu chủ yếu việc tổ chức và quản lý lễ hội Tết Nguyên Tiêu, để định hướng quản lý giúp cho công tác bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống người Hoa ngày càng hoàn thiện và tốt hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1 Mục đích 5 Nghiên cứu về lễ hội Tết Nguyên tiêu của người Hoa nhằm mang đến những cứ liệu khoa học cho các nhà quản lý văn hóa tại địa phương hoạch định chính sách khai thác, bảo tồn và phát huy một nét đẹp văn hóa các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. 3.2 Nhiệm vụ - Nghiên cứu tổng quan có chọn lọc những lý luận và thực tiễn liên quan đến lễ hội Tết Nguyên tiêu vận dụng vào địa bàn nghiên cứu. - Phân tích thực trạng và đưa ra những đánh giá về lễ hội Tết Nguyên tiêu của cộng đồng người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Đưa ra những đề xuất nhằm bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa trong lễ Tết Nguyên tiêu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu - Lễ hội Nguyên tiêu người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tập trung vào khảo sát chùa Ông ở TP. HCM (địa chỉ: 678 Nguyễn Trãi, P. 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh). - Hoạt động diễn ra trong lễ hội Tết Nguyên tiêu: Lễ và Hội 4.2 Phạm vi nghiên cứu 4.2.1 Về không gian - Đề tài nghiên cứu về lễ hội Tết Nguyên tiêu của người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh được tập trung nghiên cứu trong phạm vi quận 5. Đặc biệt là chùa Ông ở TP. HCM (địa chỉ: 678 Nguyễn Trãi, P. 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh). Vì người Hoa tập trung đông nhất ở Quận 5 và hội quán Nghĩa An (chùa Ông) là một trong những nơi tổ chức lễ hội Tết Nguyên Tiêu lớn nhất. 4.2.2 Về thời gian 6 Đề tài nghiên cứu và phân tích cũng như đưa ra những đánh giá về thực trạng của lễ hội Tết Nguyên tiêu trong thời điểm hiện tại. Nghiên cứu hiện trạng diễn ra lễ hội Tết Nguyên tiêu trong giai đoạn sau năm 1975 đến nay. Đặc biệt trong thời gian gần đây nổi lên những vấn đề về lễ hội và việc quản lý lễ hội. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp miêu tả các tiến trình lễ hội: trực tiếp tham dự lễ hội, miêu tả một cách chi tiết về các quy trình nghi lễ cũng như các hoạt động hội trong lễ hội Tết Nguyên Tiêu - Phương pháp điều tra xã hội học: điền dã khảo sát địa bàn cư trú của người Hoa, nghiên cứu định tính để nắm bắt tâm tư, nhu cầu đối với các lễ hội dân gian cũng như lễ hội Tết Nguyên Tiêu của người Hoa, qua đó xem xét sự phù hợp đối với yêu cầu xã hội. - Phương pháp khảo sát thực địa: nghiên cứu và khảo sát địa bàn cư trú của người Hoa, khảo sát các chùa miếu có tổ chức lễ hội Tết Nguyên Tiêu và đặc biệt chọn ra chùa miếu tổ chức lễ hội Tết Nguyên Tiêu 2017 lớn nhất để thực hiện đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Luận văn nhằm cung cấp thêm nguồn tư liệu điền dã về quá trình chuẩn bị và phần lễ hội diễn ra trong Tết Nguyên tiêu. Qua đó có được cái nhìn tổng quan và nhận diện rõ hơn về Tết Nguyên tiêu của người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Phân tích những mặt tích cực và hạn chế của Tết Nguyên tiêu trong quá trình đổi mới và hội nhập. - Góp phần làm rõ nét hơn về văn hóa của người Hoa, làm cơ sở hoạch định các chính sách quản lý văn hóa phù hợp. 7 - Là nguồn tư liệu tham khảo cho những người quan tâm đến lĩnh vực này, đặc biệt là những người nghiên cứu văn hóa và dân tộc học. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục luận văn được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Trình bày những khái niệm cơ bản hỗ trợ nghiên cứu cho luận văn như: Lễ, Hội, Lễ Hội, Tết… Người Hoa và hội quán người Hoa. Tổng quan về người Hoa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận và thực tiễn làm tiền đề cho tác giả tập trung nghiên cứu trong chương 2. Chương 2: DIỄN TRÌNH LỄ HỘI TẾT NGUYÊN TIÊU CỦA NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc tổ chức lễ hội Tết Nguyên Tiêu trong thời gian vừa qua. Từ đó đưa ra những đánh giá về thực trạng và rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức và quản lý lễ hội Tết Nguyên Tiêu. Chương 3: TẾT NGUYÊN TIÊU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Những vai trò quan trọng của lễ hội Tết Nguyên Tiêu đối với đời sống của cộng đồng người Hoa nói chung và đặc biệt là người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Đề xuất những mô hình quản lý cho lễ hội Tết Nguyên Tiêu đối với cộng đồng người Hoa hiện nay. Đề xuất các giải pháp về phía nhà nước, các tổ chức của người Hoa có liên quan đến Tết Nguyên Tiêu, đặc biệt là các hội quán và cộng đồng nói chung (người dân địa phương, du khách…), phối hợp giữa nhà nước và cộng đồng. Qua đó đề xuất một số kiến nghị để việc thực hiện tổ chức và quản lý tốt hơn lễ hội Tết Nguyên Tiêu. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Một số khái niệm liên quan đến luận văn 1.1.1 Lễ 9 Trong Tiếng Hán – Việt, Lễ chính là những khuôn mẫu của người xưa đã quy định; các phép tắc buộc phải tôn trọng, tuân theo các mối quan hệ xã hội. Đó chính là rường mối, cơ tầng, nền tảng của mọi mối quan hệ giữa người với người trong bất kỳ một xã hội nào. Theo quan niệm của người xưa, lễ được coi là những phép tắc theo khuôn mẫu đã được hình thành và củng cố theo thời gian, được quy định một cách chặt chẽ từ “quan – hôn – tang - tế” đến đi đứng, nói năng, cư xử hằng ngày của mọi người dân. Đây là những quy định, lễ nghi, phép tắc buộc mỗi người phải tuân theo tròng các mối quan hệ ứng xử của mình trong xã hội. Dưới thời Phong kiến các nhà Nho quan niệm rằng: Lễ nghĩa thiên chi tự. Theo họ, Lễ vốn là trật tự, là chữ đã định sẵn của Trời, cần thể có và không thể đảo ngược. Cuộc sống xã hội của con người cần có lễ để phân biệt, giữ gìn tôn ty trật tự trong mối quan hệ đa chiều luôn diễn ra trong đời sống xã hội. Lễ được coi là cơ sở của một xã hội có tổ chức và đã phát triển đến trình độ nào đó. Đối với mỗi người, lễ thể hiện sự tôn kính, thái độ ứng xử của con người đối với đồng loại. Lễ nhằm phòng ngừa những hành vi và tình cảm không chính đáng. Lễ không chỉ quy định chi tiết về thái độ, cử chỉ bên ngoài mà còn tạo điều kiện hình thành một trạng thái tinh thần tương ứng trong mỗi con người. Lễ cũng đồng thời trở thành phương tiện để tự sửa mình, điều chỉnh mình cho đúng mực, hoàn thiện hơn. Những biểu hiện của lễ bao giờ cũng tương xứng với tuổi tác, vị thế và vai trò, điều kiện của các nhân nào đó trong các mối quan hệ gia đình và xã hội của con người đó. Trong chiều dài lịch sử phát triển, lễ còn được coi là “phong hóa” của quốc gia, dân tộc; là những biểu hiện trong thuần phong mỹ tục, những tập tục truyền thống, lối sống, nếp sống và tập quán sinh hoạt của cộng đồng dân cư được hình thành và cũng cố theo thời gian. Trong “Từ điển lễ hội Việt Nam” của Bùi Thiết, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội 2000 thì Lễ được hiểu là các hoạt động đã đạt đến trình độ lễ nghi [58, tr.5]. 10 Tác giả Lê Văn kỳ, Viện văn hóa dân gian cho rằng: Lễ trong lễ hội là một hệ thống các hàng vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của dân làng đối với các thần linh, lực lượng siêu nhiên nói chung, với thần thành hoàng nói riêng. Đồng thời lễ cũng phản ánh những nguyện vọng ước mơ, chính đáng của con người trước cuộc sống đầy rẫy những khó khăn mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện [25, tr.67]. Tác giả Hoàng Lương trong công trình Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam (Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội – 2002) đã dành riêng một chương (chương 2) bàn về “khái niệm chung về các lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở miền Bắc” để bàn về “khái niệm chung” tác giả đã đưa ra khái niệm về Lễ: “Lễ được thực hiện chủ yếu liên quan đến việc cầu mùa, người an vật thịnh. Có thể nói, Lễ là phần đạo, phần tâm linh của cộng đồng, nhằm đáp ứng nhu cầu văn háo tinh thần, nhu cầu tín ngưỡng của mọi thành viên trong cộng đồng” [27, tr.35] Lễ hay nghi lễ trong thờ cúng là những nghi thức được con người tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất định mang tính biểu trưng nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự kiện, nhân vật nào đó với mục đích cảm tạ, tôn vinh về sự kiện, nhân vật đó với mong muốn nhận được sự tốt lành, nhận được sự giúp đỡ từ những đối tượng siêu nhiên mà người ta thờ cúng. Dưới góc độ nào đó, lễ có thể được coi là “bức thông điệp” của hiện hiện tại gửi quá khứ, là hoạt động biểu trưng của thế giới hiện thực gửi thế giới siêu hình. Nghi lễ là những sinh hoạt tinh thần của các cá nhân hay tập thể, là sinh hoạt của cả cộng đồng người trong đời sống tôn giáo – tín ngưỡng. Theo TS. Dương Văn Sáu trong cuốn “Lễ hội Việt nam trong sự phát triển du lịch” thì cho rằng Nghi Lễ là những ứng xử của các tầng lớp nhân dân dành cho thần, hướng về thần trong mối quan hệ “Người – Thần” vốn luôn tồn tại trong tâm thức và hành động của mọi người, mọi thời đại. Nghi lễ còn là hình thức, biện pháp tiến hành trong các hoạt động xã hội của con người nhằm đối ứng và tương thích với đối tượng thờ cúng, với vị thế xã hội, môi trường sống của những người tổ chức tiến hành hoạt động nghi lễ. 11 Trong những hình thái như vậy, cần phải vượt ra ngoài những quan niệm thông tục coi lễ chỉ là lễ bái, cúng tế mà còn phải coi lễ, nghi lễ là rường mối kỷ cương, phép tắc, đạo lý, góp phần tôn vinh, cũng cố và bảo vệ sự tồn tại và phát triển của gia đình, xã hội [51, tr.27]. Vậy có thể hiểu một cách đơn giản Nghi lễ là những nghi thức tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất định biểu trưng để dánh dấu, kỷ niệm một sự kiện, nhân vật nào đó nhằm mục đích cảm tạ, tôn vinh, ước nguyện về sự kiện, nhân vật đó với mong muốn nhận được sự may mắn tốt lành, nhận được sự giúp đỡ từ những đối tượng siêu hình mà người ta thờ cúng. 1.1.2 Hội Trong tiếng Việt, Hội có nhiều ý nghĩa Hội là danh từ để chỉ sự tập hợp một số cá nhân vào trong một tổ chức nào đó, tồn tại trong một không gian và thời gian cụ thể. Tác giả Bùi Thiết quan niệm: Hội là các hoạt động lễ nghi đã phát triển đến mức cao hơn, có các hoạt động văn hóa truyền thống [58, tr.5]. Lê Văn Kỳ, Viện văn hóa dân gian cho rằng “ Hội là một sinh hoạt văn hóa dân dã, phóng khoáng diễn ra trên bãi sân để dân làng cùng bình đẳng vui chơi với hàng loạt trò chơi hấp dẫn do mình chủ động tham gia…” [25, tr.83]. Đôi khi hội chỉ sự liên kết giữa các cá nhân, tổ chức có chung mục đích hoặc các mục đích gần giống nhau. Hội còn được coi là cuộc vui tổ chức cho đông đảo người đến dự theo phong tục tập quán, hay phong trào, trào lưu ở một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển xã hội. Đặc điểm cơ bản, xuyên suốt của hội (trong lễ hội) là có sự tham gia của đông người và trong hội người ta được vui chơi thỏa mái. Hội bao giờ cũng mang tính chất công cộng cả về tư cách tổ chức lẫn mục đích cần đạt được của những người tổ chức và tham dự. Đồng thời đây cũng là dịp người ta tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho đông đảo người tham dự. Các hoạt động này được diễn ra thường niên theo phong tục tập quán truyền thống của các địa phương, vùng miền hoặc tổ chức vào các dịp đặc biệt trong năm để hướng 12 tới, tôn vinh với mong muốn đạt được những mục tiêu, giá trị cụ thể nào đó trong đời sống văn hóa cộng đồng. Như vậy trong hội lưu giữ một phần kho tàng di sản văn hóa đặc sắc của địa phương và dân tộc. Trong các hoạt động của hội còn có thể bao gồm các chương trình vui chơi giải trí hiện đại mang sắc thái thời gian, phản ánh và thể hiện trình độ phát triển của cộng đồng dân cư của một địa phương hay toàn xã hội vào thời điểm mà nó ra đời và tồn tại. Theo TS. Dương văn Sáu cho rằng: Những hoạt động diễn ra trong Hội là một phần bộ mặt xã hội, là chiếc “phong vũ biểu”, tấm gương phản chiếu khách quan, trung thực đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của một địa phương, của đất nước ở thời điểm diễn ra các hoạt động đó. Các hoạt động diễn ra trong hội bao gồm các trò chơi dân gian, các hình thức diễn sướng dân gian do người dân trực tiếp tham gia, các hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống và các hoạt động mang tính hiện đại [51, tr.31]. Tác giả Hoàng Lương khi bàn đến hội, đã đề cập đến yếu tố “đông người” và có địa điểm “vui chơi” thoải mái; đến tính chất “cộng đồng”, đến “nhiều trò vui”, đến mọi người được “cộng cảm, cộng mệnh” , “phần đời” bên cạnh phần tâm linh của phần lễ… Tác giả cũng đề cập đến “mối quan hệ giữa lễ và hội” và cho rằng hội là hình thức biểu hiện của lễ, hội là hình thức, lễ là nội dung. Quan hệ đó bền chặt, khăng khít trong nhau và tương hỗ lẫn nhau, tồn tại trong sự thống nhất [27, tr.38]. Trong hội, có thể tìm thấy những biểu tượng điển hình của sự thể hiện tâm lý cộng đồng; những đặc trưng của văn hóa dân tộc; những quan niệm, cách ứng xử đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của các cá nhân và cộng đồng người. Những hoạt động diễn ra trong hội phải luôn phản ánh và thể hiện một phần lịch sử địa phương, đất nước. Từ những quan niệm trên có thể hiểu: Hội là tập hợp những hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội của một cộng đồng dân cư nhất định; là cuộc vui tổ chức cho đông đảo người dự theo phong tục truyền thống hoặc nhân những dịp đặc biệt. Những hoạt động diễn ra trong hội phản ánh điều kiện, khả 13 năng và trình độ phát triển của địa phương, đất nước ở vào thời điểm diễn ra các sự kiện đó. 1.1.3 Lễ Hội Quan niệm lễ hội vài năm trở lại đây được quan tâm rất nhiều. Qua những công trình nghiên cứu khái niệm lễ hội cũng được tiếp cận trên nhiều góc độ khác nhau. Trong Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học Vietlex (Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển, 2008, tr.694) các tác giả Hoàng Phê, Vũ Xuân Lương, Hoàng Thị Tuyền Linh, Phạm Thị Thùy, Đào Thị Minh Thu, Đặng Thanh Hòa quan niệm lễ hội là: “cuộc vui chung có tổ chức, có các hoạt động lễ nghi mang tính văn hóa truyền thống”. Tác gải Bùi Thiết cho rằng: Hội lễ là cách gọi cô đọng nhằm để chỉ toàn bộ các hoạt động tinh thần và ứng xử, phản ánh những tập tục, vật hiến tế, lễ nghi dâng cúng, những hội hè đình đám của một cộng đồng làng xã nhất định [58, tr.5]. Theo T.S Dương Văn Sáu: Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại đồng thời là dịp thể hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên, thần thánh và con người trong xã hội. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam thì “Lễ hội là một sự kiện có tính văn hóa và tâm linh được tổ chức mang tính cộng đồng”. Còn trong tiếng La tinh, “lễ hội” xuất xứ từ Festum, nghĩa là sự vui chơi, vui mừng của công chúng. Trong các ngành khoa học xã hội, thông thường Fesstival có nghĩa là một hoạt động kỷ niệm định kỳ bao gồm vô số các hình thức và các sự kiện nghi lễ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến tất cả các thành viên của một cộng đồng. Các tác giả trong Từ điển Bách khoa Việt Nam (Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 2, Nxb Từ điển Bách khoa, 14 Hà Nội 2002, tr.674) đưa ra quan niệm: “Lễ hội là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ “nhân khang, vật thịnh”. Lễ hội là hoạt động của một tập thể người liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo do nhận thức, người xưa rất tin vào trời đất, sông núi, vì thế ở các làng xã hay lập miếu thờ thiên thần, thủy thần, sơn thần. Lễ hội cổ truyền đã phản ánh hiện tượng đó. Tôn giáo có ảnh hưởng đáng kể đối với lễ hội. Tôn giáo thông qua lễ hội làm phô trương thanh thế, ngược lại lễ hội thông qua tôn giáo để thần linh hóa những gì trần tục. Theo thư tịch cổ, lễ hội của người Việt xuất hiện từ thời nhà Lý (thế kỷ 11), nhưng có người cho rằng lễ hội của dân tộc Việt nam đã hình thành và phát triển cùng với lịch sử của dân tộc, của đất nước biểu hiện qua trống đồng Đông Sơn, mà tiêu biểu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ - cái nôi của dân tộc Việt, đó là Hội mùa, Hội làng… Ngày hội cố kết cộng đồng biểu trưng những giá trị của đời sống tâm linh, đời sống xã hội và văn hóa của cộng đồng. Có những lễ hội mang tính toàn quốc như Hội đền Hùng, Hội đền Kiếp Bạc”. Có thể thấy quan niệm về lễ hội trong từ điển Bách khoa Việt Nam là quan niệm tương đối toàn diện so với nhiều quan niệm khác về lễ hội ở nước ta, thể hiện được nhiều góc độ phản ánh các vấn đề lịch sử, nội dung và những biểu hiện cụ thể của nó gắn với tộc người chủ thể người Việt ở nước ta. Các tác giả Lê Huy Trâm - Hoàng Anh Nhân trong công trình Lễ tục, Lễ hội truyền thống xứ Thanh (Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội -2001, tr 11 -15) đã đưa quan điểm trong việc nhận thức và nghiên cứu lễ hội. Hai tác giả nhấn mạnh đến việc quan sát, tiếp cận Lễ hội trong sự tổng thể của nó, chứ không nên tách phần Lễ riêng và phần Hội riêng; 15 Cho đến nay, chúng ta dễ nhất trí với nhau: Lễ không phải chỉ là một hiện tượng đơn thuần, hoạt động độc lập tách biệt chỉ là lễ và hội. Đã có lúc ta coi đó là văn nghệ hoặc văn hóa thuần túy và xem xét lễ hội như là “hoạt động văn hóa”, tách phần hội như là tiết mục trò diễn văn nghệ, có khi tách phần ngôn từ để chỉ xem xét phần văn học của trò diễn.Việc tách biệt ra từng phần để nghiên cứu là cần thiết song một khi diện mạo của lễ hội chưa được khảo tả kỹ càng, đầy đủ và trung thực thì các phần nghiên cứu tách biệt về trò diễn, về văn bản lời ca, về lễ hội đơn thuần… dễ sa vào phiến diện, đại khái và suy diễn, không giúp cho chúng ta khái quát được con đường hình thành và phát triển của lễ hội truyền thống, không cắt nghĩa đúng đắn và đầy đủ bản sắc dân tộc trọng các lễ hội [59, tr.11-12]. Hai tác giả trên còn đưa ra quan niệm: Hội làng tập trung tất cả ý chí, tài năng của cả làng trong lễ và hội, là điểm sáng văn hóa làng nổi bật nhất. Tất cả các nhân tố cấu thành Hội làng biểu hiện thành Lễ và Hội, có nhân tố nổi lên, hiện rõ dễ thấy, có nhân tố chìm, ẩn tàng sau lễ hội; tất cả đều có lý do tồn tại trong một mối quan hệ sinh động, ràng buộc, không thể thiếu. Thiếu đi một nhân tố, sơ suất trong một trường hợp dễ dẫn đến sự lủng củng xích mích trong lễ hội [59, tr.12-13]. Lễ hội của người Kinh và nhiều dân tộc thiểu số từng gắn với các yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo, với mùa Xuân… Khi nghiên cứu về Lễ hội Rija Nwgar của người Chăm, tác giả Ngô Văn Doanh quan niệm rằng: Lễ hội gắn với vòng đời người như cưới xin, một số nghi lễ tang ma như lễ nhập kút; một số lễ hội lớn tạ ơn thần linh được tổ chức lớn tại các đền tháp như lễ hội Katê; những lễ hội có nguồn gốc từ Hồi giáo của người Chăm Bani như tháng chay Ramưvan… Các lễ hội của người Chăm không chỉ phong phú, đa dạng mà còn có nguồn gốc từ những hệ thống tôn giáo và tín ngưỡng bản địa khác nhau. Có những lễ hội thuần túy chỉ là những lễ hội nông nhiệp như lễ cầu mưa (Yôr-yang), lễ khai mương đắp đập (Pơh băng yang).., có những lễ hội ít nhiều có liên quan với Bà-La-Môn giáo như Băng Katê…Và có những lễ hội có nguồn gốc Hồi giáo như lễ hội háng tháy Ramưvan… [10, tr.5]. 16 GS.TS. Phạm Đức Dương trong Lời giới thiệu cuốn “Những tương đồng giữa các lễ hội cổ truyền Đông Nam á” của tác giả Trần Bình Minh (Viện Văn hóa - Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2000) cũng cho rằng: Những tín ngưỡng dân gian của đời sống tâm linh nằm trong thế giới ý niệm được khách thể hóa, hiện thực hóa. Vì thế, lễ hội ở các nước Đông Nam Á đều có chung một cấu trúc ban đầu gồm hai phần: Lễ và Hội. Phần lễ là để con người giao tiếp với thần linh, để cầu xin thần linh thông qua những trung gian thiêng (thầy cúng, lời khấn, múa, nhạc cụ, lễ vật…) với các nghi lễ: tế, rước ở đây mỗi vật, mỗi hành động đều có tính biểu tượng. Mối quan hệ giao cảm giữa con người và thần linh quyện lẫn trong hương khói, trong không gian thiêng… đưa con người vào thế giới ảo - thế giới tâm linh... Phần hội là những trò chơi nhằm xây dựng quan hệ cộng cảm trong cộng đồng với sự tham gia của thần linh. Vì thế không khí của ngày hội bao giờ cũng rộn ràng, kích động con người với những trò diễn xướng và trò chơi… [34, tr.5]. Như vậy, qua các công trình trên đây, các tác giả khi bàn về khái niệm lễ hội của người Kinh, lễ hội các dân tộc thiểu số hay các nước Đông Nam Á đều có những quan niệm tương đồng về Lễ và Hội, mối quan hệ của các nội dung trên trong tổng thể lễ hội. Tuy nhiên ở mỗi cộng đồng tộc người, mỗi vùng quê cụ thể các hoạt động lễ hội gắn với đời sống tâm linh - tôn giáo, tín ngưỡng đều có những biểu hiện cụ thể khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến kinh tế - xã hội, sự bảo tồn và tương quan mạnh yếu giữa các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại… Lễ hội là một sinh hoạt văn hoá dân gian nguyên hợp mang tính cộng đồng cao của các tầng lớp nhân dân, diễn ra trong những chu kỳ về không gian và thời gian nhất định để tiến hành những nghi thức mang tính biểu trưng về sự kiện nhân vật được thờ cúng. Những hoạt động này nhằm để tỏ rõ những ước vọng của con người, để vui chơi giải trí trong cộng đồng. Lễ hội là những hoạt động, những sinh hoạt văn hoá mà ở đó có sự gắn kết không 17 thể tách rời của cả nội dung và hình thức của hai thành tố cơ bản là Lễ và Hội. Ngoài ra, trong hoạt động lễ hội còn bao gồm một số thành tố khác như: hệ thống các tục hèm, các trò diễn dân gian, hoạt động hội chợ triển lãm và văn hoá ẩm thực. Các thành tố này luôn có trục trung tâm là định hướng phát triển. Các thành tố của lễ hội luôn vận hành quanh trục trung tâm đó để đạt được những mục tiêu nhất định, những mục tiêu này nhằm phục vụ lợi ích của cả cộng đồng, chứ không chỉ phục vụ lợi ích của riêng những người tổ chức hoạt động lễ hội. Từ tình hình trên đây chúng ta có thể nhận thấy một cách khái quát rằng: Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra trên địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con ngưòi với thiên nhiên, thần thánh và con người trong xã hội. Khái niệm trên đã phản ánh bản chất và những nội dung của lễ hội truyền thống Việt Nam. Trước hết, lễ hội là sinh hoạt văn hoá cộng đồng, bởi vì đây là hoạt động văn hoá của tập thể, thuộc về tập thể, do tập thể tổ chức. Dù ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời gian nào lễ hội cũng phải do đông đảo quần chúng nhân dân tiến hành. Chính họ là những người sáng tạo chân chính những giá trị bắt nguồn từ cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu. Họ là chủ nhân, đồng thời là người đánh giá, thẩm nhận và hưởng thụ những thành quả sáng tạo văn hoá ấy. Không bao giờ lễ hội chỉ thuộc về một nhóm người nào đó trong xã hội. Không có đông người tham dự, không thành hội, người ta nói: “đông như hội” chính là vậy. Lễ hội là một hoạt động tập thể do quần chúng nhân dân tiến hành, bất cứ lễ hội nào cũng gắn với các địa bàn dân cư cụ thể, là hoạt động văn hoá của một địa phương đó. Về cơ bản, lễ hội truyền thống Việt Nam là những “lễ hội làng" nhưng cũng có nhiều lễ hội do nội dung và tính chất của nó nên được diễn ra trong một không gian rộng lớn hơn, có tính liên làng, liên vùng. Những hoạt động lễ hội này diễn ra không thường xuyên mà chỉ ở một vài thời điểm nhất định vào mùa xuân hay mùa thu trong năm. Đây là 18 thời điểm chuyển giao thời tiết, cũng là thời điểm chuyển giao mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp. Vào thời điểm này, người ta tổ chức hoạt động lễ hội nhằm các mục đích khác nhau. Trước hết, những hoạt động mang tính nghi lễ nhằm nhắc lại sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại đã diễn ra trong quá khứ. Đây chính là biểu hiện đạo lý truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, thể hiện cách ứng xử văn hoá với thiên nhiên, thần thánh, con người, thông qua các hoạt động trong lễ hội. Đó là những ứng xử của tập thể, của cộng đồng cư dân với cả hai đối tượng: siêu hình (thần thánh) và hữu hình (con người). Nó cũng phản ánh mối quan hệ, giao thoa giữa siêu và thực, giữa con người với con người trong những hoàn cảnh và hoạt động cụ thể. 1.1.4 Tết Tết xuất xứ từ chữ Hán đọc theo âm Hán Việt là Tiết (thời tiết), nghĩa là một phiến đoạn thời gian trong năm. Thuận theo sự vận hành của vũ trụ biểu hiện ở sự chu chuyển qua các mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, đều có ý nghĩa rất đặc biệt đối với các nước thuần nông như các quốc gia Phương Đông. Cư dân nông nghiệp trồng lúa nước thời xa xưa chia thời gian thành hai phần chính: phần thời vụ và phần nông nhàn. Phần thời vụ thì “nông vụ chí kỳ” không còn thì giờ để xum họp, sắp đồ cúng lễ gia tiên, gặp gỡ nhau. Chính vì lẽ đó trong những lúc nông nhàn, người Việt đặt ra nhiều ngày Tết, phần lễ là phần cúng bái tổ tiên, gia tiên, thánh thần. Nói một cách khái quát, Tết chỉ những ngày lễ được phân bổ theo thời gian trong năm đan xen giữa các khoảng trống thời vụ. Đây là dịp để mọi người hưởng thụ thanh nhàn trong những lúc nông nhàn. Tết cũng là dịp cho những người hành hương và đoàn tụ gia đình. Họ bắt đầu quên đi những rắc rối của năm vừa qua và hy vọng năm tới sẽ tốt hơn. 1.1.5 Người Hoa và chùa miếu người Hoa 19 1.1.5.1 Người Hoa Trên phương diện dân tộc, người Hoa ở Việt Nam là một thành phần trong đại gia đình 54 các dân tộc Việt Nam. Người Hoa là một dân tộc có một số đặc so với một số dân tộc thiểu số khác, người Hoa là chủ yếu sinh sống ở đô thị và đồng bằng. Năm 1995, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị số 62-CT/TW “về tăng cường công tác người Hoa trong tình hình mới” đã nêu rõ quan điểm: “Người Hoa bao gồm những người gốc Hán và những người thuộc dân tộc ít người ở Trung Quốc đã Hán hóa di cư sang Việt Nam và con cháu của họ đã sinh ra, lớn lên tại Việt nam, đã nhập quốc tịch Việt Nam, nhưng vẫn còn giữ những đặc trưng văn hóa, chủ yếu là ngôn ngữ phong tục tập quán của dân tộc Hán và tự nhận mình là người Hoa”. Đề tài được triển khai theo các hiểu về người Hoa như trên. Người Hoa sinh sống tại Việt Nam nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng chủ yếu theo các nhóm ngôn ngữ: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hẹ, Hải Nam… Trong đó chiếm số đông là người Hoa Quảng Đông và người Hoa Triều Châu. Người Hoa Quảng Đông: Sống tập trung đông nhất ở quận 5, 6, 11… Theo Nguyễn Văn Huy “Dân số người Hoa Quảng Đông đông nhất tại Việt Nam, 41% dân số tại Sài Gòn”. Cộng đồng người Hoa nói chung, người Hoa Quảng Đông nói riêng đến định cư tại Sài Gòn – Gia Định cuối thế kỷ XVIII, khi các thương cảng, trung tâm thương mại Nông Nại Đại Phố, Mỹ Tho Đại Phố, trấn Hà Tiên bị tàn phá nặng nề do cuộc nội chiến Tây Sơn Nguyễn Ánh (1771 - 1785). Vùng Sài Gòn – Chợ Lớn, từ năm 1788, phát triển thành một trung tâm có vị thế quan trọng, đến định cư tại đây, người Hoa góp phần xây dựng Chợ Lớn trở thành trung tâm thương mại danh tiếng. Như tác giả Trịnh Hoài Đức mô tả: “Các đường đan xuyên nhau hình chữ điền, phố xá liền mái nhau, người Việt và người Tàu ở chung lộn dài độ 3 dặm. Hàng hóa trong phố bày bán có: gấm, đoạn, đồ sứ, giấy má, châu 20 báu trang sức, hàng sách vở, tiệm thuốc, tiệm trà, tiệm hủ tíu. Hai đầu Nam - Bắc bến sông không gì là không có… nam nữ dập dìu, thật là một phố lớn nơi đô hội náo nhiệt” [15, tr.299]. Người Hoa Triều Châu: Sống tập trung đông đúc ở vùng Chợ Lớn, ngoài ra còn ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hà Tiên (Kiên Giang). Người Triều Châu thường mang họ Trần, Trương, Lý, Quách, Tạ, Trầm, Nhiêu… Đặc điểm nổi bật trong xã hội của người Hoa Triều Châu là bảo tồn truyền thống văn háo dân tộc từ quê hương và giỏi trong việc làm ăn buôn bán. Người Triều Châu di cư tới Việt Nam mang theo những hành trang văn hóa từ quê cha đất tổ, được bảo tồn từ mấy trăm năm nay. Trong hành trang văn hóa ấy, lễ hội Tết Nguyên Tiêu là một nét đặc sắc nhất, tiêu biểu cho văn hóa tinh thần của người Hoa. 1.1.5.2 Chùa miếu người Hoa Đến Việt Nam sinh sống, người Hoa thường di cư theo từng nhóm họ hàng, nhóm đồng hương hoặc đồng nghiệp, từ đó hình thành nên những làng hoặc phố người Hoa nhỏ ở Việt Nam. Tổ chức xã hội đầu tiên của người Hoa ở vùng đất Sài Gòn xưa là làng Minh Hương (nay thuộc quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh). Thế kỷ 18 tình hình nhập cư của người Hoa vào miền Nam tăng lên nhanh chóng, làng Minh Hương không còn đáp ứng cho việc quản lý xã hội người Hoa. Năm 1787, chính quyền phong kiến cho phép những di dân người Hoa thành lập tổ chức “bang”. Ban đầu, ở Sài Gòn thành lập 4 bang trên cơ sở tập hợp những di dân người Hoa cùng địa phương và phương ngữ. Năm 1814, thay đổi thành 7 bang và đến thế kỷ XX còn lại 5 bang. Bang trưởng đứng đầu mỗi bang là người có uy tín trong cộng đồng, giàu, hiểu biết và quan hệ rộng rãi. Bang trưởng là cầu nối giữa chính quyền và cư dân trong mỗi bang, có nhiều quyền hành và có khả năng dàn xếp, giải quyết những tranh chấp trong bang. “Trước năm 1954 ở miền Bắc và trước 1995 ở miền Nam, người Hoa và Hoa kiều Việt Nam thường định cư theo các nhóm phương ngữ ở những
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan