Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện bát xát tỉnh lào cai...

Tài liệu Tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện bát xát tỉnh lào cai

.DOC
129
157
61

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––––– ĐỖ NGỌC LONG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN BÁT XÁT TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN- 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––––– ĐỖ NGỌC LONG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN BÁT XÁT TỈNH LÀO CAI Ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS Mai Việt Anh THÁI NGUYÊN - 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan không sao chép đạo văn, các thông tin tham khảo trong luận văn trích dẫn và chỉ rõ nguồn gốc, tác giả. Người cam đoan Đỗ Ngọc Long ii LỜI CẢM ƠN Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Mai Việt Anh - người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các Khoa của trường Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Ủy ban huyện Bát Xát, các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên các phong ban có liên quan đến đề tài đã giúp đỡ, cung cấp số liệu liên quan đến mục đích nghiên cứu của luận văn. Và cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện Luận văn tốt nghiệp này. Lào Cai, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Đỗ Ngọc Long 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................... viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................ ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ..................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................... 3 5. Bố cục luận văn ....................................................................................................... 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN .......................... 5 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 5 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 5 1.1.2. Các chính sách về việc làm ............................................................................. 12 1.1.3. Quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn .................................. 14 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn ................... 19 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 21 1.2.1. Một số chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn ở Việt Nam hiện nay..... 21 1.2.2. Kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nông thôn của một số địa phương hiện nay ............................................................................................... 25 1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm tạo việc cho lao động nông thôn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai .............................................................................................. 28 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 30 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 30 2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 30 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 30 4 2.2.2. Phương pháp tổng hợp .................................................................................... 32 2.2.3. Phương pháp phân tích thống kê ..................................................................... 33 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 35 2.3.1. Các chỉ tiêu về dân số...................................................................................... 35 2.3.2. Các chỉ tiêu về lao động nông thôn và việc làm của lao động nông thôn....... 35 2.3.3. Chỉ tiêu về thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động nông thôn ..................... 36 2.3.4. Chỉ tiêu tạo việc làm cho lao động nông thôn................................................. 37 2.3.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá công tác QLNN về tạo việc làm cho lao động nông thôn .......................................................................................................... 37 Chương 3: THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN BÁT XÁT TỈNH LÀO CAI.......................... 40 3.1. Khái quát huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai .............................................................. 40 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 40 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................ 43 3.2. Thực trạng sử dụng lao động và tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 - 2017......................................... 48 3.2.1. Thực trạng nguồn lao động nông thôn huyện Bát Xát giai đoạn 2015 – 2017 ...... 48 3.2.2. Kết quả tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Bát Xát......................... 53 3.3. Thực trạng công tác Quản lý nhà nước về tạo việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2017.............................. 66 3.3.1. Công tác xây dựng và định hướng thực hiện chiến lược về tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2017 .......... 66 3.3.2. Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các chương trình hình thức về việc làm cho lao động nông thôn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2017................................... 70 3.3.3. Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2017 ................ 74 3.3.4. Công tác thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và tổ chức bộ máy quản lý trong hoạt động tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2017 ................ 75 5 3.3.5. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định và xử lý vi phạm quy định về tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2017 .................................................................................. 76 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai .............................................................................................. 79 3.4.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Bát Xát ............................................................ 79 3.4.2. Đặc điểm dân số và lao động có ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Bát Xát ......................................................................... 81 3.4.3. Cơ chế chính sách ........................................................................................... 82 3.5. Đánh giá chung về thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai......................................................................................... 83 3.5.1. Những kết quả đạt được .................................................................................. 83 3.5.2. Hạn chế............................................................................................................ 84 3.5.3. Nguyên nhân ................................................................................................... 85 Chương 4: GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN BÁT XÁT TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 .......... 87 4.1. Quan điểm, định hướng chung về tạo việc làm ................................................. 87 4.1.1. Quan điểm định hướng trong tạo việc làm của Đảng và Nhà nước ................ 87 4.1.2. Quan điểm định hướng tạo việc làm của tỉnh Lào Cai ................................... 87 4.1.3. Quan điểm định hướng tạo việc làm của huyện Bát Xát ................................ 87 4.2. Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai .............................................................................................. 88 4.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, các cơ quan quản lý Nhà nước đối với vấn đề tạo việc làm ..................................................................... 88 4.2.2. Khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế trên địa bàn huyện.................. 89 4.2.3. Giải pháp phát triển các làng nghề, các nhóm lao động sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ .................................................................................... 91 4.2.4. Giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động .................... 92 4.2.5. Giải pháp tạo việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn qua chương trình hợp tác xuất khẩu lao động ...................................................................... 94 6 4.2.6. Giải pháp hỗ trợ vay vốn tạo việc làm, nâng cao thu nhập ............................. 97 4.2.7. Giải pháp đầu tư phát triển du lịch cộng đồng ................................................ 98 KẾT LUẬN ................................................................................................. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101 PHỤ LỤC .................................................................................................. 103 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH CMKT CN – XD CNH DNVVN ĐCSVN EPS GDP GQVL HDI HĐH ILO KCN KTXH LĐ – TB & XH LĐNT LLLĐ NLĐ NN & PTNT QLNN SX – KD TW UBND XKLĐ TVL HTX Ban chấp hành Chuyên môn kỹ thuật Công nghiệp – xây dựng Công nghiệp hóa Doanh nghiệp vừa và nhỏ Đảng Cộng sản Việt Nam Employment Permit System Gross Domestic Product Giải quyết việc làm Human Developmet Index Hiện đại hóa International Labor Organization Khu công nghiệp Kinh tế xã hội Lao động Thương binh và Xã hội Lao động nông thôn Lực lượng lao động Người lao động Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quản lý Nhà nước Sản xuất kinh doanh Trung ương Ủy ban Nhân dân Xuất khẩu lao động Tạo việc làm Hợp tác xã 8 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Giá trị sản xuất và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2015 – 2017 ................ 44 Bảng 3.2: Tình hình việc làm của lực lượng lao động nông thôn huyện Bát Xát giai đoạn 2015 -2017 ............................................................................... 49 Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn lao động nông thôn huyện Bát Xát theo giới tính và nhóm tuổi ................................................................................................. 50 Bảng 3.4: Lao động nông thôn huyện Bát Xát theo trình độ đào tạo ....................... 52 Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả tạo việc làm huyện Bát Xát qua các năm .................... 54 Bảng 3.6: Tình hình xuất khẩu lao động giai đoạn 2015-2017 huyện Bát Xát......... 55 Bảng 3.7: Nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bát Xát qua các năm 2015- 2017 ................................................................................. 58 Bảng 3.8: Cơ cấu đào tạo theo địa phương tại huyện Bát Xát năm 2017 ................. 59 Bảng 3.9: Tổng hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn giai đoạn 2016 - 2020 (có đến 31/12/2017) ................................................................................. 62 Bảng 3.10: Giá trị đầu tư thuộc Chương trình 135-II ............................................... 64 Bảng 3.11: Tổng hợp vay vốn quốc gia GQVL qua các năm ................................... 65 Bảng 3.12: Kết quả khảo sát đánh giá chất lượng công tác xây dựng chủ trương, định hướng và chính sách về tạo việc làm cho lao động nông thôn Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai .................................................. 68 Bảng 3.13: Kết quả khảo sát đánh giá chất lượng công tác tổ chức triển khai và thực hiện chủ trương, định hướng và chính sách về tạo việc làm cho lao động nông thôn Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ................................... 72 Bảng 3.14: Kết quả khảo sát đánh giá chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện chủ trương, định hướng và chính sách về tạo việc làm cho lao động nông thôn Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai .......... 77 9 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nguồn lao động nông thôn phân theo các lĩnh vực, ngành nghề tại Huyện Bát Xát năm 2017 ...................................................... 51 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ lao động xuất khẩu của Huyện Bát Xát so với các địa phương khác trong tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2017 ....................... 56 1 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lao động là một bộ phận của nguồn lực phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia, là yếu tố đầu vào quan trọng không thể thay thế được. Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế suy cho cùng cũng chính là do con người và vì con người, trong đó lao động góp phần trực tiếp tạo ra của cải đó. Trong bất kỳ một phương thức sản xuất nào từ lạc hậu cho đến hiện đại thì sự hiện diện của lao động vẫn là yếu tố chính và chủ yếu quyết định đến sản lượng, yếu tố đầu ra của doanh nghiệp và xã hội. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, dân số trung bình năm 2017 của cả nước ước tính 93,7 triệu người, tăng 987,3 nghìn người, tương đương tăng 1,07% so với năm 2016, bao gồm dân số thành thị 32,9 triệu người, chiếm 35,1%; dân số nông thôn 60,8 triệu người, chiếm 64,9%; dân số nam 46,2 triệu người, chiếm 49,3%; dân số nữ 47,5 triệu người, chiếm 50,7%. Với lực lượng lao động đông đảo, lao động nông thôn đã và đang trực tiếp tạo ra những sản phẩm thiết yếu cho xã hội, đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia khi dân số đang ngày càng tăng lên. Tuy nhiên nhóm lực lượng lao động này đang đứng trước những thách thức trong việc khó tiếp cận với việc làm có thu nhập ổn định và có chất lượng, đa phần lao động nông thôn còn chưa qua đào tạo, lao động nông thôn có tính thời vụ và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Bên cạnh đó, Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc vẫn đang là vấn đề nóng ở khu vực nông thôn. Trong hơn 1 triệu lao động thất nghiệp thì tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn chiếm 48,5%. Nếu dựa theo số giờ làm việc, cả nước có hơn 897,8 nghìn lao động thiếu việc làm trong đó có 85,1% lao động thiếu việc làm hiện sinh sống ở khu vực nông thôn (Tổng cục thống kê, 2015,2016,2017). Từ những yêu cầu thực tế đặt ra thì bài toán chính sách hỗ trợ lao động nông thôn tự tạo việc làm cũng như tạo ra việc làm mới cho lao động nông thôn luôn là thách thức lớn cho phát triển kinh tế đất nước. Với những vai trò quan trọng của lao động trong phát triển kinh tế, Việt Nam luôn coi trọng chính sách đào tạo và phát triển lao động cả về số lượng và chất lượng. Nhà nước đã và đang có nhiều chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho lao động đặc biệt là lao động nông thôn được tiếp cận việc làm, hỗ trợ tài chính, an sinh xã hội, ổn định thu nhập và đời sống như: Đề án 1956 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn... góp phần ổn định đời sống cho lao động nông thôn, từ đó phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước. Tuy nhiên sự phát triển đó còn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng, tình trạng thiếu việc làm lao động nông thôn trong độ tuổi, lao động có việc làm không có hợp đồng ở nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao, có sự chênh lệch lớn trong tỷ lệ thất nghiệp giữa nam và nữ, chênh lệch tỷ lệ thất nghiệp theo độ tuổi, chất lượng lao động nông thôn còn nhiều hạn chế... Bát Xát là một huyện phía nam của tỉnh Lào Cai. Hiện nay trên địa bàn huyện Bát Xát có khoảng trên 44.700 người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động trong đó lĩnh vực nông lâm nghiệp người chiếm 82,73%, Công nghiệp - xây dựng chiếm 2,86%, dịch vụ 14,26%; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là 92%. Cơ cấu lao động nông thôn có xu hướng trẻ hóa nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, tỷ lệ lao động nông thôn chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật cao. Vấn đề tạo việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện còn nhiều bấp cập. Lực lượng lao động nông thôn trẻ, được đào tạo nghề thường thoát ly khỏi địa bàn, đi tìm việc làm tại các huyện hoặc tỉnh khác. Chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện diễn ra còn chậm với tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm trên 82.73%, chưa tương xứng với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ảnh hưởng đến mục tiêu hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nói chung. Do đó việc nghiên cứu những lý luận và thực tiễn về công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Bát Xát nhằm tận dụng những lợi thế tiềm năng về nguồn lao động, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động nông thôn, góp phần phát triển kinh tế gia đình và địa phương. Xuất phát từ những thực tế trên, tôi đã quyết định chọn đề tài “Tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là nhằm đánh giá được thực trạng về vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Bát Xát trong giai đoạn 2015 – 2017 từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm giúp lao động nông thôn tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai có nhiều cơ hội việc làm hơn trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc làm và tạo việc làm cho lao động nông thôn. - Nghiên cứu thực trạng về việc làm cho lao động nông thôn huyện Bát Xát trong những năm gần đây (2015 - 2017). - Đề tài cũng phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Bát Xát. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng: Là những người lao động nông thôn trên địa bàn huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tình hình việc làm và tạo việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Bát Xát. - Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình lao động và việc làm của lao động nông thôn trong giai đoạn 2015 – 2017. Tuy nhiên để đáng giá thực trang giải quyết việc làm tác giả sử dụng số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2018 4. Ý nghĩa khoa học Đề tài “Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” làm rõ và vận dụng những lý luận về việc làm và tạo việc làm cho lao động nông thôn, trên cơ sở những lý luận đó đề tài nghiên cứu thực trạng vấn đề việc làm và tạo việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm giải quyết vấn đề việc làm và tạo việc làm cho lao động nông thôn ở vùng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các nhà quản lý hoạch định chính sách lao động và việc làm của huyện Bát Xát nói riêng và nhà hoạch định chính sách lao động và việc làm của tỉnh Lào Cai nói chung tham khảo để có các định hướng trong việc giải quyết vấn đề việc làm và tạo việc làm cho lao động nông thôn một cách có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về lao động và việc làm cho lao động nông thôn. 5. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm có 04 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm và tạo việc làm cho lao động nông thôn. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Chương 4: Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Lao động Theo C.Mác “Lao động trước hết là quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”. Ph.Ăng Ghen viết: “Khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của của cải. Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cung cấp những vật liệu cho lao động đem biến thành của cải. Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người và như thế một mức và trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo ra bản chất loài người”. Trong giáo trình Phân tích lao động xã hội của khoa Kinh tế Lao động, trường Đại học Kinh tế Quốc dân viết “Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thông qua hoạt động đó, con người tác động vào giới tự nhiên, cải biến chúng thành những vật có ích phục vụ nhu cầu của con người”. Khái niệm này nhấn mạnh nhiều vào hoạt động sản xuất vật chất tạo của cải vật chất cho sự phát triển của xã hội. Thực tế, hoạt động lao động của con người được thực hiện trên nhiều lĩnh vực hết sức phong phú và đa dạng như nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hóa nghệ thuật...vì vậy, khái niệm này chưa thể hiện rõ được hết các hoạt động lao động của con người. Trong giáo trình Kinh tế học chính trị Mác -Lenin viết: “Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống con người”(Tổng cục thống kê, 2015,2016,2017). Trong bộ Luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam viết: “Lao động là hoạt động quan trong nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội” (Bộ luật lao động và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Lao động). Như vậy có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về lao động. Tuy nhiên suy cho cùng thì lao động được hiểu là sự tác động của con người vào yếu tố tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất phục vụ cho xã hội. Trong quá trình lao động, con người ngày càng nâng cao trình độ hiểu biết về giới tự nhiên và xã hội, là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội 1.1.1.2. Khái niệm cơ bản về nông thôn và lao động nông thôn a. Khái niệm khu vực nông thôn Theo từ điển bách khoa toàn thư thế giới thì “Nông thôn là khu vực mà ở đó tập trung dân cư sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp”. Tại Việt Nam, trong quy định về hành chính và thống kê, khu vực nông thôn là những địa bàn thuộc xã (những địa bàn thuộc phường hoặc thị trấn được quy định là thành thị). Nông thôn ở nước ta được hiểu là nơi sinh sống và làm việc của một cộng đồng bao gồm chủ yếu là nông dân, là vùng sản xuất nông nghiệp là chính. Nông thôn có cơ sở hạ tầng, trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn so với khu vực thành thị. Theo Thông tư số 54 ngày 21/08/2009 của Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khái niệm nông thôn là: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi các cấp hành chính cơ sở là UBND xã”. b. Khái niệm lao động nông thôn Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc ở nông thôn trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật (nam từ 16 đến 60 tuổi, nữ từ 16 đến 55 tuổi) có khả năng lao động. Lực lượng lao động ở nông thôn là bộ phận của nguồn lao động ở nông thôn bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang có việc làm và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm. Tuy nhiên do đặc điểm, tính chất, mùa vụ của công việc ở nông thôn mà lực lượng tham gia sản xuất nông nghiệp không chỉ có những người trong độ tuổi lao động mà còn có những người trên hoặc dưới độ tuổi lao động tham gia sản xuất với những công việc phù hợp với mình.Từ khái niệm nguồn lao động ở nông thôn mà ta thấy lao động ở nông thôn rất dồi dào, nhưng đây cũng chính là thách thức trong việc tạo việc làm ở nông thôn. c. Đặc điểm của lao động nông thôn Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có đặc điểm khác với đặc điểm của các ngành khác. Vì vậy, lao động nông thôn cũng có những đặc điểm khác với lao động ở các ngành kinh tế khác, cụ thể nó biểu hiện ở các mặt sau: - Lao động nông thôn mang tính thời vụ. Đây là đặc điểm dặc thù không thể xoá bỏ được của lao động nông thôn. Nguyên nhân của nét đặc thù trên là do: đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng vật nuôi chúng là những cơ thể sống trong đó quá trình tái sản xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh tế đan xen nhau. Cùng một loại cây trồng vật nuôi ở những vùng khác nhau có điều kiện tự nhiên khác nhau chúng cũng có quá trình sinh trư ởng và phát triển khác nhau. Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xáo bỏ được trong quá trình sản xuất chúng ta chỉ có thể tìm cách làm giảm tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Từ đó đặt ra vấ đề cho việc sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đặc biệt là vấn đề sử dụng lao động nông thôn một cách hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng. - Nguồn lao động nông thôn tăng về số lượng. Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động: qui mô và cơ cấu của dân số có ý nghĩa quyết định đến qui mô cơ cấu của nguồn lao động. Dân số trung bình năm 2017 của cả nước ước tính 93,7 triệu người, tăng 987,3 nghìn người, tương đương tăng 1,07% so với năm 2016, bao gồm dân số thành thị 32,9 triệu người, chiếm 35,1%; dân số nông thôn 60,8 triệu người, chiếm 64,9%; dân số nam 46,2 triệu người, chiếm 49,3%; dân số nữ 47,5 triệu người, chiếm 50,7%. Do sự phát triển của quá trình đô thị hoá và sự thu hẹp dần về tốc độ tăng tự nhiên của dân số giữa nông thôn và thành thị nên tỷ lệ dân số cũng như lực lượng lao động so với cả nước ngày càng giảm. Mặc dù vậy, qui mô dân số và nguồn lao động ở nông thôn vẫn tiếp tục gia tăng. - Chất lượng nguồn lao động nông thôn chưa cao. Chất lượng của người lao động được đánh gía qua trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật và sức khoẻ. Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật: nguồn lao động của nước ta đông về số lượng nhưng sự phát triển của nguồn nhân lực nước ta còn nhiều hạn chế, nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe trong bối cảnh đất nước đang hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt chúng ta đang chuẩn bị gia nhập tổ chức WTO trong thời gian tới trong đó nông nghiệp được xem là một trong những thế mạnh. Riêng lao động nông thôn chiếm hơn 3/4 lao động của cả nước. Tuy vậy nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn chưa phát huy hết tiềm năng do trình độ chuyên môn của lao động thấp kỹ thuật lạc hậu. Do đó, để có một nguồn lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì nhà nước cần phải có chính sách đào tạo bồi dưỡng để có nguồn nhân lực đủ trình độ để phát triển đất nước. Sức khoẻ của người lao động nó liên quan đến lượng calo tối thiểu cung cấp cho cơ thể mỗi ngày, môi trướng sống, môi trường làm việc,vv.... Nhìn chung lao động nước ta do thu nhập thấp nên dẫn đến các nhu cầu thiết yếu hàng ngày chưa đáp ứng được một cách đầy đủ. Vì vậy, sức khỏe của nguồn lao động cả nước nói chung và của nông thôn nói riêng là chưa tốt. - Việc làm của lao động nông thôn Lao động nông thôn khó tiếp cận với việc làm có thu nhập và chất lượng cao. Đặc điểm cơ bản của lao động nông thôn là phần lớn chưa qua đào tạo dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận với thu nhập cao và ổn định. Mặt khác khả năng cập nhật thông tin khoa học kỹ thuật, thị trường việc làm của lao động nông thôn là không kịp thời làm giảm khả năng tự tạo việc làm. Do vậy các chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ lao động nông thôn tự tạo việc làm cũng như tạo việc làm mới cho lao động nông thôn đang là vấn đề cấp bách và thiết thực. 1.1.1.3. Khái niệm việc làm Khái niệm việc làm đã được đề cập dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Cùng với sự phát triển của xã hội, quan niệm về việc làm cũng được nhìn nhận một cách khoa học, đầy đủ và đúng đắn hơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất