Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn hu...

Tài liệu Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh

.PDF
104
223
121

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BÙI LỆ HẰNG TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số : 60.34.04.10 Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Ngọc Ninh NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ với bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2016 Tác giả luận văn Bùi Lệ Hằng ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt luận văn này, ngoài những cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư. Nhân dịp hoàn thành luận văn này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới sự quan tâm giúp đỡ quý báu đó. Tôi xin chân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy, cô Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng sâu sắc tới thầy giáo TS. Hồ Ngọc Ninh, người đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp tại các khối cơ quan, ban ngành của huyện Vân Đồn đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi tra cứu, điều tra, khảo sát để có dữ liệu hoàn thành luận văn này. Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ, động viên của gia đình, đồng nghiệp, bạn bè. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và ghi nhận những tình cảm quý báu đó. Một lần nữa, tôi xin được trân trọng cảm ơn và chúc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt tới tất cả mọi người! Vân Đồn, ngày 14 tháng 11 năm 2016 Tác giả luận văn Bùi Lệ Hằng iii MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................... i Lời cảm ơn ............................................................................................................ iii Mục lục .................................................................................................................. iv Danh mục từ viết tắt ............................................................................................. vii Danh mục bảng ..................................................................................................... ix Danh mục hình, sơ đồ, đồ thị ................................................................................ xi Trích yếu luận văn ................................................................................................ xii Thesis abstract ..................................................................................................... xiv Phần 1. Mở đầu .................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu chung.......................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 3 1.5. Đóng góp mới của luận văn ...................................................................... 3 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục ............................................................................ 5 2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 5 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................... 5 2.1.2. Vai trò và nguyên tắc quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục ......... 10 2.1.3. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục ........ 14 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục............................................................................ 15 2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 19 2.2.1. Chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo .... 19 2.2.2. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo iv dục ở một số địa phương ở Việt Nam ..................................................... 20 2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Vân Đồn trong quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục ........................................... 21 2.2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ................................ 22 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 24 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................. 24 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Vân Đồn .................................................. 24 3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội .......................................................................... 28 3.1.3. Hệ thống quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục ở huyện Vân Đồn ....................................................................................... 30 3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 33 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 33 3.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu .................................................. 33 3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 34 3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................. 34 Phần 4. ................................................................................ Kết quả và thảo luận 35 4.1. Thực trạng quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn giai đoạn 2013-2015 .............................................. 35 4.1.1. Thực trạng phát triển cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn ........ 35 4.1.2. Thực trạng chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn................................................................................. 37 4.1.3. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn ................................................................... 43 4.1.4. Đánh giá chung về quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn giai đoạn 2013-2015 ................................. 61 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Vân Đồn................................................................................. 64 4.2.1. Chính sách tài chính của Nhà nước......................................................... 64 4.2.2. Trình độ chuyên môn của kế toán và năng lực quản lý của chủ tài khoản tại các đơn vị trường học .............................................................. 65 4.2.3. Công tác luân chuyển cán bộ hàng năm.................................................. 66 v 4.2.4. Bộ máy tổ chức và phân cấp quản lý của cơ quan tài chính ................... 68 4.3. Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn ................................................................... 69 4.3.1. Mục tiêu định hướng phát triển giáo dục của huyện Vân Đồn đến năm 2020 ................................................................................................. 69 4.3.2. Một số quan điểm cơ bản trong việc hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn .......... 71 4.3.3. Một số giải pháp tăng cường quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn............................................................ 71 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ........................................................................... 81 5.1. Kết luận ................................................................................................... 81 5.2. Kiến nghị ................................................................................................. 82 5.2.1. Đối với trung ương .................................................................................. 82 5.2.2. Đối với chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương .................. 84 Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 85 Phụ lục ................................................................................................................. 87 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CBCCVC Cán bộ công chức viên chức CKTX Chi không thường xuyên CTX Chi thường xuyên ĐTXDCB Đầu tư xây dựng cơ bản GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDĐT Giáo dục đào tạo GDP Tổng sản phẩm nội địa HĐCM Hoạt động chuyên môn HĐND Hội đồng nhân dân HS TNTHCS Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở HSTN Học sinh tốt nghiệp KBNN Kho bạc nhà nước KL/TW Kết luận / Trung ương KPCĐ Kinh phí công đoàn KT-XH Kinh tế xã hội LS-TC-GD ĐT-LĐTBXH Liên sở tài chính giáo dục đào tạo lao động thương binh xã hội MSSC Mua sắm sửa chữa NĐ-CP Nghị định chính phủ NQ/TW Nghị quyết / Trung ương NSNN Ngân sách nhà nước PTCS Phổ thông cơ sở QĐ-TTg Quyết định thủ tướng chính phủ QĐ-UBND Quyết định ủy ban nhân dân QLNS Quản lý ngân sách QTNSNN Quyết toán ngân sách nhà nước SNGD Sự nghiệp giáo dục vii Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TT-BNV Thông tư bộ nội vụ TTCN Thanh toán cá nhân TTGDTX Trung tâm giáo dục thường xuyên TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH Thông tư liên tịch bộ giáo dục đào tạo bộ tài chính bộ lao động thương binh xã hội TTLT-BNV-BTC Thông tư liên tịch bộ nội vụ bộ tài chính TX Thường xuyên TXNSNN Thường xuyên ngân sách nhà nước UBND Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Bảng dân số và mật độ dân số Vân Đồn theo xã giai đoạn 2013 2015 ........................................................................................................... 28 Bảng 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Vân Đồn, giai đoạn 2013-2015 .................................................................................................. 29 Bảng 4.1. Hiện trạng phát triển giáo dục huyện Vân Đồn, giai đoạn 2013-2015 ..... 36 Bảng 4.2. Cơ cấu chi NSNN cho các cấp học trong hệ thống giáo dục huyện Vân Đồn từ nguồn ngân sách huyện Vân Đồn .......................................... 39 Bảng 4.3. Mức thu học phí tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn, giai đoạn 2013 - 2015 ................................................................................ 41 Bảng 4.4. Nguồn thu học phí thu được từ các cấp học Mầm non và THCS theo năm học ..................................................................................................... 42 Bảng 4.5. Tình hình thực hiện chuyển giao dự toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn (Nguồn ngân sách huyện) ............. 44 Bảng 4.6. Đánh giá của cán bộ QLNS và kế toán về công tác xây dựng, lập, duyệt phân bổ dự toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục........................ 49 Bảng 4.7. Chi NSNN cho các cấp giáo dục trong địa bàn huyện Vân Đồn ............... 50 Bảng 4.8. Các khoản đóng góp của các đơn vị trong ngành giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn năm 2015 .................................................................. 53 Bảng 4.9. Chi đầu tư xây dựng cơ bản các trường đất liền vùng trung tâm và các trường thuộc vùng khó khăn và ngoài đảo .......................................... 55 Bảng 4.10. Đánh giá của cán bộ, giáo viên, nhân viên về cơ sở vật chất tại các cơ sở giáo dục ............................................................................................ 56 Bảng 4.11. Nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp giáo dục huyện Vân Đồn Quảng Ninh ........................................................................................................... 57 Bảng 4.12. Đánh giá của cán bộ quản lý về công tác quyết toán chi NSNN ............... 59 Bảng 4.13. Đánh giá của kế toán về công tác thanh tra, kiểm tra của cán bộ quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục giai đoạn 2013-2015 ...................... 60 Bảng 4.14. Đánh giá một số quy định của chính sách ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục ............................................... 65 Bảng 4.15. Trình độ chuyên môn của kế toán và năng lực quản lý của chủ tài khoản tại các đơn vị trường học làm công tác quản lý chi NSNN ............ 66 ix Bảng 4.16. Công tác luân chuyển cán bộ, giáo viên, nhân viên hàng năm của ngành giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn giai đoạn 2013-2015 .......... 67 Bảng 4.17. Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên, nhân viên về việc điều động luân chuyển hàng năm .............................................................. 68 Bảng 4.18. Đánh giá về bộ máy quản lý đến công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục.......................................................................................... 69 x DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình 3.1: Lược đồ hành chính huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ................................. 25 Sơ đồ 3.1. Mô hình bộ máy quản lý chi NSNN cho giáo dục đào tạo năm 2015 ........... 31 Đồ thị 4.1: Tình hình điều chỉnh tăng giảm dự toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục giai đoạn 2013-2015 ...................................................................................... 47 xi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Bùi Lệ Hằng Tên luận văn: Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Huyện Vân Đồn là huyện miền núi, hải đảo có mạng lưới giáo dục phân bố rải rác trên tất cả các đảo khác nhau và đất liền. Đảng, nhà nước và các cấp chính quyền của tỉnh, huyện quan tâm đầu tư NSNN cho sự nghiệp giáo dục với nhiều chính sách ưu đãi. Tuy nhiên, công tác quản lý tài chính cho sự nghiệp giáo dục huyện Vân Đồn vẫn còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại nhiều bất cập, hạn chế trong thực hiện quản lý tài chính theo ngành, công tác lập, phân bổ và giao dự toán còn chưa sát thực tế, chưa kịp thời. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở trường lớp, mua sắm trang thiết bị chưa hợp lý. Công tác kiểm tra, giám sát của cấp trên đối với các cơ sở giáo dục vẫn còn buông lỏng nên khó nhận ra sai phạm trong việc sử dụng nguồn NSNN. Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”. Trong nghiên cứu này tôi tập trung đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện đến năm 2020. Mục tiêu cụ thể của đề tài gồm: (1) Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự ngiệp giáo dục; (2) Đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn giai đoạn 2013-2015; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn giai đoạn 2013 -2015; (4) Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn đến năm 2020. Trong nghiên cứu này tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính như: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp thông qua sách báo, tạp chí báo cáo thống kê, báo cáo tài chính về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Vân Đồn và thu thập số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn cán bộ chuyên viên các phòng ban của huyện và chủ tài khoản, kế toán, giáo viên các đơn vị trường học trên địa bàn huyện. Các phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu, phân tích số liệu như thống kê mô tả, so sánh, nhằm xii đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn. Qua đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN cho sự nghệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn giai đoạn năm 2013-2015 cho thấy huyện cũng đã đạt được những kết quả tích cực trong việc chấp hành đúng mẫu biểu theo quy định của luật ngân sách, đảm bảo chi đúng, đủ. Cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị được quan tâm đầu tư, quy mô trường lớp được mở rộng. Tuy nhiên, quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện vẫn tồn tại những mặt hạn chế trong xây dựng, lập, duyệt, phân bổ dự toán chưa sát thực tế nên hàng năm phải bổ sung kinh phí. Kinh phí phải bổ sung cao nhất là 18.874 triệu đồng/1 năm. Công tác quản lý các khoản đóng góp không tốt nên dẫn đến tình trạng nợ đọng bảo hiểm lên hơn 562 triệu đồng và lãi nộp chậm hơn 265 triệu đồng, chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp và mua sắm trang thiết bị chưa bám sát tình hình thực tế gây lãng phí NSNN, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát còn buông lỏng mức độ sai phạm phát hiện nộp ngân sách chỉ có 2,65 triệu đồng. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn là do chính sách tài chính của nhà nước ban hành chưa đầy đủ, kịp thời, cụ thể hóa; do trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán và năng lực quản lý của chủ tài khoản tại các đơn vị trường học còn hạn chế; do công tác luân chuyển cán bộ hàng năm dẫn đến việc xáo trộn nhân sự giữa các trường là nguyên nhân dẫn đến công tác xây dựng dự toán thiếu sát thực và điều chỉnh dự toán tăng giảm cuối năm gia tăng; và do bộ máy tổ chức và phân cấp quản lý tài chính chưa phù hợp. Thông qua nghiên cứu tôi đề xuất 5 giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn gồm: (1) bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của kế toán và chủ tài khoản các đơn vị trường học; (2) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; (3) hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý chi NSNN; (4) hoàn thiện công tác luân chuyển cán bộ giáo viên nhân viên hàng năm; (5) hoàn thiện chế độ chính sách tài chính của nhà nước. xiii THESIS ABSTRACT Author: Bùi Lệ Hằng Thesis title: Strengthening the management of state budget expenditures for education in Van Don district, Quang Ninh Province Major field: Economic management Code: 60.34.04.10 Name of university: Vietnam National University of Agriculture Van Don district is mountainous, and island with scattered educational networks across all the different islands and mainland. Party, state and provincial authorities, and district have many preferential policies to allocate the state budget for education career. However, the financial management for education in Van Don district still faces many difficulties and problems, weakness in the implementation of financial management by industry, and formulation, distribution and assignment estimates are not realistic, not in time. Funds invested in the construction of schools, facilities are irrational. The inspection and supervision by higher superiors for education institutions remain loose, so it is difficult to recognize irregularities in utilizing the state budget. Therefore, we chose research topics: "Strengthening the management of state budget expenditures for education in Van Don district, Quang Ninh Province". In this study focused on evaluating the situation and analyzing factors that affect the management of the state budget for education in Van Don district, then propose policy measures to strengthen the management of state budget spending for education in the district by 2020. The specific objectives of this study include: (1) to systematize the theoretical basis and practical management of state budget for education; (2) Assessment of the current management of state budget spending for education in Van Don district in period 2013-2015; (3) Analysis of factors affecting the management of state budget expenditures for education in Van Don district in period 2013 -2015; (4) propose orientations and measures to strengthen the management of state budget expenditures for education in Van Don district upto 2020. In this study utilized several research methods such as: Methods of collecting secondary data through books, magazines, statistical reports, financial reports on natural conditions, socio-economic conditions of Van Don district and primary data collected through interviewing staff members of the district office and the account holder, accountants, teachers, school units in the district. Methods of synthesis and processing xiv of data, data analysis were used such as descriptive statistics, comparisons, to assess the current management of state budget expenditures for education in Van Don district. Results of the study showed that the district has achieved positive results in the strict observance of form prescribed by law budget, to ensure proper spending for eduction. School facilities, equipment investment is concerned, and the scale of shoolds in the district has been expanded. However, the management of state budget for education in the district still remains the shortcomings in term of construction, establishment, approval, and allocation of realistic cost estimates should not have additional annual funding. Additional funding must be allocated in a highest amount of 18,874 million/1 year. The management of contributed funds is not good leading to insolvency insurance to more than 562 million and late payment of interest more than 265 million; capital expenditure for building the school facilities and equipment procurement were not stick to the real situation resulting to wasteful state budget; the inspection, testing and supervision is loose irregularities. Factors affecting the management of the state budget expenditures for education in Van Don district include: fiscal policy of the state has not issued fully, timely and concretized; knowledge of accountants and management capacity of the account holder at the school unit are limited; the rotation of staff in the schools happended every year resulting in the disturbance of personnel allocation which leads to the low quality of the annual cost estimates planning; and the organizational structure and financial decentralization is not appropriate. In order to strengthen the management of state budget expenditures for education in Van Don district, there are five policy measures suggested as: (1) fostering professional qualifications of accountants and account holders of the schools; (2) strengthening the inspection and examination; (3) complete the organizational structure of the management and enhance coordination among agencies in charged for budget expenditure management; (4) complete the rotation of staff personnel and teachers; (5) complete the financial policies of the state. xv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngân sách nhà nước được thể hiện qua việc Thu – Chi ngân sách được coi là công cụ đặc biệt giúp quản lý, điểu tiết tốt mọi hoạt động của nền kinh tế. Đặc biệt chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục, cần được chú trọng để đầu tư sao cho đúng trọng tâm, hiệu quả và thay đổi cho phù hợp nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường hiện nay. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi quốc gia thì nguồn lực tri thức luôn được coi là nhân tố phát triển hàng đầu. Nguồn lực đó là sản phẩm của giáo dục và đào tạo, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của quốc gia đó. Trong hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Giáo dục có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của một quốc gia. Vì vậy, những năm vừa qua nhà nước ta đã quan tâm đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục tăng lên đáng kể. Điều đó đã góp phần tạo điều kiện cải tạo, tăng cường cơ sở vật chất trường học, mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học trên phạm vi cả nước. Huyện Vân Đồn là huyện miền núi, hải đảo nằm ở phía Đông và Đông Nam của tỉnh Quảng Ninh và được hình thành từ nhiều hòn đảo lớn nhỏ vòng quanh phía Đông và Đông Bắc vịnh Bái Tử Long. Huyện Vân Đồn có mạng lưới giáo dục phân bố rải rác trên tất cả các đảo khác nhau và đất liền. Với 6 xã đặc biệt khó khăn chủ yếu nằm trên các xã đảo. Giao thông gặp nhiều khó khăn, kinh tế chưa phát triển nhưng được Đảng, nhà nước và các cấp chính quyền của tỉnh, huyện quan tâm đầu tư cho giáo dục với nhiều chính sách hỗ trợ giáo viên và học sinh nhằm giúp giáo dục huyện Vân Đồn ngày càng phát triển. Hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo huyện Vân Đồn đang thực hiện quản lý tài chính theo phân cấp ngành. Vì vậy công tác quản lý tài chính cần được nâng cao rõ rệt và cần được chú trọng thực hiện một các nghiêm túc có định hướng. Mặc dù, công tác quản lý tài chính của huyện cũng đã có nhiều thay đổi tích cực. Tuy nhiên, công tác quản lý tài chính cho sự nghiệp giáo dục huyện Vân Đồn vẫn còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại nhiều bất cập, hạn chế trong thực hiện quản lý tài chính theo ngành như công tác lập dự toán chưa sát thực tế, giao 1 dự toán chưa kịp thời, phân bổ dự toán và biên chế giáo viên giữa các đơn vị còn chênh lệch lớn, chưa hợp lý giữa các trường trên địa bàn xã có điều kiện kinh tế khó khăn và các trường trên địa bàn xã thị trấn. Kinh phí mua sắm cấp cho các đơn vị vẫn mang tính hình thức, chỉ định, áp đặt. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở trường lớp chưa hợp lý. Các đơn vị chấp hành quy định về lập dự toán, điều hành dự toán và quyết toán ngân sách chưa nghiêm. Trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán cơ sở chưa cao và năng lực quản lý tài chính của thủ trưởng các cơ sở giáo dục chưa tốt nên việc tham mưu, quản lý sử dụng nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) chưa hợp lý và hiệu quả. Công tác kiểm tra, giám sát của cấp trên đối với các cơ sở giáo dục vẫn còn buông lỏng nên khó nhận ra sai phạm trong việc sử dụng nguồn NSNN. Bắt nguồn từ những thực tế trên và những kiến thức được trang bị, cùng với thực tiễn công tác tôi mong muốn góp một phần công sức vào công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục của huyện. Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện đến năm 2020. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự ngiệp giáo dục; - Đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn giai đoạn 2013-2015; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn giai đoạn 2013 -2015; - Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn đến năm 2020. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1/ Thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa 2 bàn huyện Vân Đồn như thế nào? Công tác quản lý chi ngân sách NN cho sự nghiệp giáo dục của huyện Vân Đồn có những ưu điểm, nhược điểm là gì? 2/ Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn trong thời gian qua? 3/ Những giải pháp nào nhằm tăng cường quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn trong thời gian tới là gì? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn. Đối tượng khảo sát: Thanh tra huyện, Phòng tài chính – kế hoạch, phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục khối mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông cơ sở công lập trên địa bàn huyện Vân Đồn. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1. Phạm vi về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn (Khối Mầm Non, tiểu học, THCS, phổ thông cơ cở, Phòng giáo dục& đào tạo huyện Vân Đồn). Qua đó, đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện. 1.4.2.2. Phạm vi thời gian Thời gian thu thập số liệu thứ cấp (số liệu phục vụ nghiên cứu) trong 3 năm từ năm 2013 – 2015. Số liệu điều sơ cấp phục vụ nghiên cứu được tiến hành trong năm 2016. Thời gian thực hiện luận văn từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 9/2016 1.4.2.3. Phạm vi không gian Đề tài được nghiên cứu, thực hiện trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. 1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về NSNN và công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục cấp huyện. Phân tích thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Vân 3 Đồn để đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và tìm ra nguyên nhân. Từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Vân Đồn. Đề tài cũng đã chỉ ra được những ưu - khuyết điểm trong nghiên cứu công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện và cụ thể hóa vấn đề quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục ở huyện nhằm hạn chế những biểu hiện tiêu cực, lãng phí gây thất thoát ngân sách nhà nước. 4 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước gắn liền hoạt động của Nhà nước, là một trong những công cụ hết sức quan trọng, không thể thiếu được nhằm đảm bảo hoạt động nhà nước. Nhà nước ra đời, hình thành và phát triển gắn liền hình thành chế độ sở hữu và đấu tranh giai cấp trong quá trình phát triển xã hội loài người, mang tính tất yếu và khách quan, do vậy NSNN cũng mang tính khách quan. Khi không còn Nhà nước thì không còn NSNN. Bản chất Nhà nước quyết định bản chất NSNN, nhưng quản lý NSNN là những tổ chức và con người cụ thể nên quản lý NSNN mang tính chủ quan. Do vậy, nhận thức đúng về bản chất của NSNN và vận dụng thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả NSNN là cần thiết đối với mọi quốc gia, mọi cấp chính quyền (Quốc hội, 2002). Khi nói về ngân sách Nhà nước, có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Khái niệm về NSNN được hiểu đầy đủ tại điều 1 của Luật NSNN số 01/2002/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 16/12/2002 như sau: "Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước"(Quốc hội, 2002). Có thể hiểu NSNN là bộ phận chủ đạo, là điều kiện vật chất quan trọng để Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của mình. Mặt khác nó còn là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội (Quốc hội, 2002). 2.1.1.2. Khái niệm chi ngân sách nhà nước Chi NSNN được quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật NSNN năm 2002 là: “Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, chi trả nợ của nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật” (Quốc hội, 2002). Có thể hiểu chi NSNN là hoạt động nhằm sử dụng quỹ ngân sách, là quá trình phân phối nguồn tiền tệ nằm trong quỹ NSNN để chi dùng vào những mục đích khác nhau. Từ đó chi NSNN được tiến hành trên cơ sở pháp luật và theo kế hoạch chi ngân sách cũng như phân bổ ngân sách do cơ quan quyền lực nhà nước 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan