Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thàn...

Tài liệu Tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố hạ long

.PDF
118
82
65

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN TÁ TRƯỜNG TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN TÁ TRƯỜNG TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Quản Lý Kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THÙY NINH THÁI NGUYÊN - 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được bảo vệ một học vị khoa học hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn này được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Tá Trường ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình từ phía tập thể và cá nhân: Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, Phòng Đào tạo đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Đỗ Thùy Ninh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành của thành phố Hạ Long đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ. Thái Nguyên, ngày….tháng…năm 2017 Tác giả Nguyễn Tá Trường iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ............................................................... viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................... 4 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .......................... 6 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ..... 6 1.1.1. Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ......................................... 6 1.1.2. Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước .......................... 13 1.1.3. Nội dung công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN .................. 16 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ..................................................................................... 25 1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN cho thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ...................................................... 27 1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước ................................. 27 1.2.2. Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN cho thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh .......................................... 36 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 38 iv 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 38 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 38 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 38 2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin ...................................... 39 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 42 Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH .............................................................. 44 3.1. Khái quát về thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ................................ 44 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 44 3.1.2. Điều kiện kinh tế ................................................................................... 48 3.1.3. Điều kiện xã hội .................................................................................... 49 3.1.4. Cơ sở hạ tầng của Thành phố Hạ Long................................................. 50 3.1.5. Những thuận lợi và khó khăn đối với vốn đầu tư phát triển tại thành phố Hạ Long .................................................................................................... 52 3.2. Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh............................................... 56 3.2.1. Tình hình bộ máy quản lý vốn đầu đầu tư phát triển từ NSNN tại thành phố Hạ Long .......................................................................................... 56 3.2.2. Thực trạng quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN tại thành phố Hạ Long .......................................................................................................... 56 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ....................... 77 3.3.1. Xu hướng hội nhập quốc tế ................................................................... 77 3.3.2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.......................... 80 3.3.3. Thu nhập của dân cư và quy mô ngân sách địa phương ....................... 82 3.3.4. Mô hình bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển và trình độ quản lý ..... 84 3.3.5. Chính sách tài chính của quốc gia......................................................... 84 v 3.4. Đánh giá kết quả đạt được, mặt hạn chế trong công tác quản lý vốn vốn đầu tư phát triển từ NSNN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ..... 87 3.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 87 3.4.2. Những hạn chế ...................................................................................... 89 3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 90 Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH................ 92 4.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu về quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh .......................................... 92 4.1.1. Quan điểm, phương hướng ................................................................... 92 4.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 93 4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh .......... 93 4.2.1. Giải pháp về nguồn vốn ........................................................................ 93 4.2.2. Hoàn thiện phân cấp thẩm quyền, thẩm định đối với vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước .................................................................... 97 4.2.3. Hoàn hiện phân cấp phân bổ ngân sách đầu tư phát triển..................... 97 4.2.4. Giải pháp hoàn thiện lập kế hoạch ngân sách đầu tư phát triển............ 98 4.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước .......................................................................................................... 99 4.2.6. Giải pháp về cải cách hành chính........................................................ 100 4.3. Kiến nghị ................................................................................................ 101 4.3.1. Đối với Bộ Tài chính........................................................................... 101 4.3.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Ninh ........................................................ 102 4.3.3. Đối với các Sở ban ngành ................................................................... 104 KẾT LUẬN .................................................................................................. 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 107 vi DANH MỤC VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CT-TTg : Chỉ thị-Thủ tướng ĐBSCL : Đồng bằng Sông cửu long DN : Doanh nghiệp EU : Liên minh châu Âu FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA : Hiệp định thương mại tự do GDP : Tổng sản phẩm nội địa GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn GTSX : Giá trị sản xuất GTTT : Giá trị thị trường HĐND : Hội đồng nhân dân KCN : Khu công nghiệp KH : Kế hoạch KT-XH : Kinh tế-xã hội NĐ-CP : Nghị định-Chính phủ NQ : Nghị quyết NSNN : Ngân sách nhà nước ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức PPP : Đối tác công tư QĐ-TTg : Quyết định-Thủ tướng QH : Quốc hội TH : Thực hiện TPP : Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TT-BTC : Thông tư- Bộ Tài chính UBND : Ủy ban nhân dân XDCB : Xây dựng cơ bản vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tổng vốn đầu tư phát triển từ NSNN của thành phố Hạ Long ...... 64 Bảng 3.2: Các lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư phát triển từ NSNN tại thành phố Hạ Long qua các năm 2014-2016 ............................................ 69 Bảng 3.3: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành của Thành phố Hạ Long qua các năm 2014-2016 ................................. 72 Bảng 3.4: Các dự án ưu tiên trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội ở thành phố Hạ Long giai đoạn 2014-2020 ......................... 79 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH Biểu đồ Biểu đồ 3.1: Tổng vốn đầu tư phát triển từ NSNN của thành phố Hạ Long ... 65 Biểu đồ 3.2: Các lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư phát triển từ NSNN tại thành phố Hạ Long qua các năm 2014-2016 .................................. 70 Hình Hình 4.1: Cơ cấu tổng vốn đầu tư thành phố Hạ Long giai đoạn 2014 - 2020 ... 94 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vốn là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Một quốc gia muốn phát triển phải tận dụng và khai thác triệt để nguồn lực quý giá đó. Việt Nam có gần 80% dân số nằm trong khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa, huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung và vốn đầu tư phát triển nông nghiệp nói riêng là vấn đề đặc biệt quan trọng cần được quan tâm giải quyết. Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều tiềm năng và hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cả nước. Trong thời gian qua thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh Quảng Ninh nằm trong tốp đầu của cả nước, tuy nhiên thu hút đầu tư nước ngoài vẫn còn còn hết sức hạn chế cả về số lượng, quy mô cơ cấu dự án, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh từ nay đến năm 2020 đang đặt ra những vấn đề cấp bách, đòi hỏi cần một lượng vốn đầu tư phát triển mọi lĩnh vực. Thực tế cho thấy, việc quản lý vốn đầu tư phát triển ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay đã có những dấu hiệu tích cực, lượng vốn đầu tư vào các lĩnh vực như công nghiệp, dịch vụ, nông - lâm - thủy sản ngày càng tăng, chất lượng vốn ngày càng được cải thiện... Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó công tác này còn bộc lộ rất nhiều hạn chế và khó khăn cần được tháo gỡ. Đó là cơ chế quản lý chưa thật sự thông thoáng, thủ tục quản lý vốn đầu tư phát triển còn rườm rà gây trở ngại cho nhà quản lý, việc thực hiện các chính sách quản lý vốn đầu tư phát triển còn kém hiệu quả vì nguồn vốn này được dùng từ ngân sách nhà nước và địa phương… Việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 là vấn đề có ý nghĩa 2 cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Với lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn thạc sĩ. * Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài: Đề tài Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thành phố Hồ Chí Minh hiện trạng và giải pháp của TS. Lê Vinh Danh có mục tiêu nghiên cứu là phân tích hiện trạng sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1993-2002; Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thành phố Hồ Chí Minh; Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thành phố Hồ Chí Minh. Xuất phát từ phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài là các dự án đầu tư dùng tiền ngân sách nhà nước thành phố Hồ Chí Minh nên hướng nghiên cứu tập trung vào đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, đề tài không đi sâu vào nghiên cứu vấn đề quản lý đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Đề tài Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp của tác giả Nguyễn Đẩu có đối tượng nghiên cứu là quá trình huy động, sử dụng có hiệu quả vốn tài chính là nguồn vốn đầu tư chủ yếu và quan trọng nhất cho đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn này còn trực tiếp tạo năng lực cho việc giải quyết vấn đề xã hội: giáo dục, y tế, việc làm, xoá đói giảm nghèo...), trong một số trường hợp cần thiết, đề tài đề cập đến khía cạnh của sự phát triển kinh tế-xã hội nhưng không đi sâu vào lĩnh vực xã hội khác; Đề tài có giá trị tham khảo tốt về kinh nghiệm huy động vốn cho đầu tư phát triển đối với điều kiện một thành phố trực thuộc trung ương, nhưng xét dưới góc độ quản lý đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thì chưa đề cập đến. Đề tài Huy động và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông Cửu Long của tác giả Nguyễn Thị Giang đã tập trung 3 nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài đã đánh giá về huy động và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong những năm qua. Trong đó phân tích tác động của huy động và sử dụng vốn đầu tư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực đồng bằng sông Cửu Long và phân tích thực hiện huy động và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu liên quan đến vốn đầu tư phát triển, chi NSNN cho đầu tư phát triển, hiệu quả vốn NSNN….Tuy nhiên, do giới hạn trong phạm vi một bài viết nên các công trình nghiên cứu chỉ tiếp cận một mặt, hoặc một số mặt, một số khía cạnh nhất định của quản lý đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã công bố có những đóng góp quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn về vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trong các giai đoạn lịch sử nhất định, có giá trị tham khảo tốt đối với đề tài, có thể kế thừa có chọn lọc trong quá trình nghiên cứu luận văn. Song để áp dụng đem lại hiệu quả thiết thực cho quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh còn phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn và bổ sung nhiều giải pháp khác phù hợp với thành phố Hạ Long. Đó là gợi mở để luận văn “Tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” được nghiên cứu thực hiện. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, đồng thời đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN từ nay đến năm 2020, nhằm nâng cao hiệu quả vốn, góp phần đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. 4 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước; - Phân tích thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư phát triển tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn vốn đầu tư phát triển tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Luận văn sử dụng số liệu từ năm 2014-2016. - Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại Phòng tài chính kế hoạch của thành phố Hạ Long, do UBND thành phố Hạ Long và UBND tỉnh Quảng Ninh quản lý. - Về nội dung: Luận văn tập trung vào các nội dung quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn Đề tài: “Tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” là một đề tài mới, chưa có nghiên cứu về lĩnh vực vốn đầu tư phát triển tại địa bàn nghiên cứu. Với đề tài này hướng nghiên cứu chủ yếu tập trung vào công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đề tài nhằm đề xuất một số giải pháp chủ yếu để quản lý có hiệu quả và huy động nguồn vốn đầu tư phát triển này vào sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hạ Long. 5 Với đề tài này, tác giả đã phân tích những thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN tại thành phố Hạ Long. Các kết quả đạt được cũng như những tồn tại hạn chế của công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN tại thành phố Hạ Long; các hoạt động mà các cơ quan quản lý nhà nước đã thực hiện nhằm tăng cường quản lý vốn NSNN. Đồng thời, đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN tại thành phố Hạ Long. Kết quả nghiên cứu của đề tài, là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách trên địa bàn thành phố Hạ Long, đồng thời tạo tính mở làm tiền đề cho các nghiên cứu khác mở rộng tiếp tục nghiên cứu hoặc kế thừa nghiên cứu sâu hơn. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu 4 chương, bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Chương 4: Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước 1.1.1. Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm Đầu tư phát triển là loại đầu tư làm tăng thêm hoặc tạo ra tài sản mới cho nhà đầu tư, cho tổ chức kinh tế, đồng thời, cho cả nền kinh tế. Tài sản mới ở đây bao gồm cả tài sản tài chính, tài sản vật chất và tài sản trí tuệ. Xét về bản chất, đầu tư phát triển bao hàm cả đầu tư sản xuất và rộng hơn đầu tư sản xuất. Như vậy, có thể thấy rằng, đầu tư phát triển làm gia tăng tài sản cho nhà đầu tư và cho nền kinh tế, làm tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Đầu tư chuyển dịch không thực hiện được chức năng đó. Nó chỉ làm dịch chuyển tài sản từ người này sang người khác, từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác trong nền kinh tế.[2] Vốn đầu tư phát triển là vốn được sử dụng trong đầu tư phát triển. Theo đó, có thể xác định: "Vốn đầu tư phát triển là những chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn); tài sản vật chất (nhà máy, thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hóa, cầu cống, đường xá); tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực (trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật)".[4] Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước là vốn từ nguồn ngân sách nhà nước, được bỏ ra để thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn); tài sản vật chất (nhà máy, thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hoá, cầu cống, đường xá); tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực (trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật) cho toàn bộ nền kinh tế.[4] 7 1.1.1.2. Phân loại vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước - Căn cứ vào nguồn ngân sách nhà nước, có thể có nguồn vốn đầu tư phát triển sau đây: + Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước là thuế, phí Ngân sách nhà nước được được hình thành từ nhiều nguồn, trong đó có từ nguồn thu thuế và phí. Nguồn ngân sách này được chính phủ sử dụng đầu tư phát triển. Vốn này thường được tập trung cho những công trình trọng điểm, an ninh, quốc phòng, các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn. + Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước là nguồn vốn viện trợ Nguồn vốn viện trợ của nước ngoài cho Chính phủ và chính quyền các cấp cũng được coi thuộc ngân sách nhà nước và được sử dụng cho đầu tư phát triển. Vốn này thường được tách riêng cho từng công trình, từng dự án đầu tư. Nhưng trong thực tế, một dự án đầu tư cũng có thể có cả phần ngân sách nhà nước và phần vốn viện trợ và được nhà nước quản lý theo luật định giống như vốn ngân sách nhà nước. Vốn viện trợ thường rất ít, loại vốn này chỉ dành cho những đầu tư nhân đạo như: rừng phòng hộ, trường đại học, trạm xá hoặc giao thông miền núi. + Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước là nguồn vốn ODA Vốn ODA là nguồn vốn do chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với lãi suất thấp, thậm chí không có lãi cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy, hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế. Nguồn này thường được tập trung vào ngân sách của Nhà nước để đầu tư phát triển hoặc cho vay. Ngoài ngoại tệ, vốn ODA thường được đầu tư dưới dạng máy móc, thiết bị, công nghệ, công trình hoặc chuyên gia. Đây là nguồn vốn có quy mô tương đối lớn, thời gian đầu tư dài. Vốn ODA thường được tập trung cho các công trình kết cấu hạ tầng mang tầm chiến lược quốc gia 8 như đường quốc lộ, đường dây tải điện cao thế, thuỷ điện, thuỷ lợi lớn,… các công trình có ý nghĩa then chốt và chủ đạo đối với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo ra động lực phát triển kinh tế của đất nước. - Căn cứ vào chủ thể quản lý, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước có các loại sau: + Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trung ương Đây là nguồn vốn hình thành từ các nguồn thu của ngân sách trung ương theo quy định pháp luật ngân sách nhà nước. Nó gồm các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Cân đối chi đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương liên quan đến bội chi ngân sách quốc gia. + Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước địa phương Phần ngân sách này được hình thành từ các nguồn thu của địa phương theo quy định của luật ngân sách nhà nước. Đó là các khoản thu phát sinh trên địa bàn và cũng phân chia thành khoản thu ngân sách địa phương 100% và những khoản thu địa phương được hưởng theo tỷ lệ phần trăm. Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước địa phương có vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tỉnh, huyện và xã. + Nguồn vốn phát triển của chính phủ Đây là vốn phát triển do chính phủ hỗ trợ cân đối cho địa phương. Chính phủ hỗ trợ vốn cho những địa phương có nguồn thu ngân sách thấp, ngân sách địa phương không thể tự cân đối để thực hiện được các mục tiêu đầu tư phát triển trên địa bàn. Do vậy, ngân sách chính phủ cấp hỗ trợ vốn đầu tư phát triển để thực hiện nhiệm vụ chi của địa phương. Vốn đầu tư phát triển do chính phủ cấp hỗ trợ đầu tư có mục tiêu là vốn thực hiện các chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ có phạm vi theo vùng, theo ngành hoặc toàn quốc nhằm đạt được những mục tiêu nhất định của chính sách đầu tư công trong từng thời kỳ. 9 1.1.1.3. Đặc điểm của vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước - Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp địa phương nào luôn gắn liền với quyền lực của ngân sách ở cấp địa phương đó. Việc huy động vốn vào ngân sách để đầu tư phát triển thông qua chính sách thuế, phí của Nhà nước mang tính chất cưỡng chế. Việc sử dụng vốn này cũng phải thông qua cơ quan quyền lực của Nhà nước là uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Do vậy, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước được quản lý một cách chặt chẽ bằng hệ thống pháp luật về các lĩnh vực như ngân sách nhà nước, đầu tư, đấu thầu,... và được thực hiện bởi hệ thống các cơ quan quyền lực quản lý chuyên ngành như uỷ ban nhân dân, hệ thống cơ quan tài chính, kế hoạch và đầu tư và kho bạc nhà nước,... Phần lớn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh luôn gắn với các dự án, chương trình đầu tư (ngoại trừ một số khoản chi như hỗ trợ doanh nghiệp, góp vốn vào những lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước,…). Do vậy, việc quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước phụ thuộc rất lớn và gắn chặt chẽ với cơ chế quản lý dự án đầu tư xây dựng. Những dự án, chương trình đầu tư bằng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước phải được quyết định đầu tư bởi cơ quan quyền lực nhà nước có thẩm quyền. - Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước liên quan chặt chẽ với mức đóng thuế của dân địa phương và đầu tư của hộ gia đình và doanh nghiệp; Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể trong phân chia nguồn vốn đầu tư phát triển. Quan hệ phân chia này tiềm ẩn mâu thuẫn. Khi Nhà nước đầu tư phát triển với khối lượng vốn lớn, thì phần vốn đầu tư phát triển của hộ gia đình, doanh nghiệp sẽ bị hạn chế (hiện tượng lấn át đầu tư). Mặt khác, trong trường hợp này, phần ngân sách nhà nước thu từ thuế của người dân và doanh nghiệp còn lại (không chi cho đầu tư) còn ít. Khi Nhà nước đầu tư phát triển thấp (vốn đầu tư phát triển ít) thì phần ngân sách nhà nước từ thuế để lại cao. 10 Chính vì thế, người dân thường phản đối khi Nhà nước tăng vốn đầu tư phát triển. Thái độ phản đối sẽ càng tăng lên khi đối tượng nộp thuế vào ngân sách nhà nước cho rằng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước quá cao hoặc khi họ phát hiện Nhà nước chi tiêu vốn ngân sách nhà nước vào đầu tư phát triển không có hiệu quả. - Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thường được sử dụng vì lợi ích cả cộng đồng, lợi ích của địa phương, lợi ích quốc gia; Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và dài hạn của địa phương. Do việc lập, thẩm định, phê duyệt vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước được đưa trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, các quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Việc đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước có tác động trực tiếp kích thích kinh tế địa phương phát triển, làm gia tăng năng lực sản xuất địa phương. Theo đó, những tác động này được lan toả trong nền kinh tế theo số nhân, làm tăng năng lực sản xuất của cả nền kinh tế. - Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước được sử dụng vào chương trình, dự án lớn có quy mô lớn và quan trọng của địa phương, của quốc gia. Vốn ngân sách nhà nước thường được đầu tư vào những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không đủ khả năng hoặc không được phép đầu tư. Những dự án công ích có suất đầu tư lớn nhưng khả năng thu hồi vốn chậm hoặc không thể thu hồi vốn (đường sá, cầu cống,...), những lĩnh vực đầu tư mang tính chủ quyền quốc gia, tài nguyên quốc gia (các công trình quốc phòng). Vốn ngân sách nhà nước còn được đầu tư vào các lĩnh vực không mang lại lợi ích trực tiếp hoặc khả năng sinh lời thấp, như đầu tư cho các dịch vụ công cộng, giáo dục phổ cập tiểu học, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đầu tư phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn,…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan