Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tăng cường công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nông nghi...

Tài liệu Tăng cường công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên

.PDF
104
81
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ NGỌC THỦY TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, NĂM 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ NGỌC THỦY TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8620115 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS DƯƠNG HOÀI AN THÁI NGUYÊN, NĂM 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Những nội dung trong Luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Dương Hoài An. Mọi tham khảo dùng trong Luận văn đều được trích nguồn gốc rõ ràng. Mọi sự giúp đỡ đều đã được cảm ơn đầy đủ. Các nội dung trong nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài: “Tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, tác giả đã tích lũy được một số kinh nghiệm bổ ích, ứng dụng các kiến thức đã học ở trường vào thực tế. Để hoàn thành được Đề tài này tác giả đã được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Dương Hoài An, cùng các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tâm giúp đỡ trong suốt thời gian học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên và các bạn bè khác đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ............................................................. ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................ x MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 3 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................... 3 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ................................................. 4 1.1.1. Những vấn đề chung về doanh nghiệp nông nghiệp ....................... 4 1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về thuế GTGT .............................................. 8 1.1.3. Công tác quản lý nhà nước về thuế GTGT ................................... 16 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................. 32 1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý thuế GTGT của một số địa phương trong nước ......................................................................................................... 32 1.2.2. Một số công trình nghiên cứu về công tác quản lý thuế GTGT ... 34 1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ tổng quan tài liệu cho Cục Thuế Thái Nguyên ........................................................................................... 35 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 37 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................... 37 iv 2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 37 2.1.2. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 37 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 39 2.1.4. Điều kiện văn hóa, y tế, giáo dục .................................................. 40 2.1.5. Khái quát về Cục Thuế Thái Nguyên ........................................... 41 2.1.6. Đặc điểm của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................... 45 2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 47 2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 47 2.3.1. Nguồn số liệu ................................................................................ 47 2.3.2. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin ........................................ 49 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................... 49 2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh chung ......................................................... 49 2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện chính sách thuế........... 49 2.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý nhà nước về thuế GTGT đối với doanh nghiệp nông nghiệp ................................................................................. 50 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................ 51 3.1. Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2017 ......... 51 3.1.1. Kết quả thực hiện thu NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017 ..................................................................................... 51 3.1.2. Kết quả thực hiện thu NSNN của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017 ............................ 52 3.1.3. Công tác quản lý chống thất thu thuế GTGT đối với các DN NN tại Cục thuế Tỉnh Thái Nguyên .................................................................... 54 3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp nông nghiệp tại Cục Thuế Thái Nguyên .................... 66 v 3.2.1. Các yếu tố chủ quan ...................................................................... 66 3.2.2. Các yếu tố khách quan .................................................................. 70 3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý chống thất thu thuế GTGT đối với DN NN tại Cục thuế Tỉnh Thái Nguyên ........................................... 72 3.3.1. Những kết quả đạt được ................................................................ 72 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 73 3.4. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên............... 76 3.4.1. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lực làm công tác quản lý thu thuế .......................................................................................................... 76 3.4.2. Về đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế ....................................... 77 3.4.3. Tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra thuế ........................... 79 3.4.4. Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế ............................... 81 3.4.5. Công tác quản lý thu nợ thuế ........................................................ 81 3.4.6. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế ...... 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 86 PHỤ LỤC................................................................................................ 88 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CT TNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn CTCP : Công ty cổ phần DN NN : Doanh nghiệp Nông nghiệp DN : Doanh nghiệp GTGT : Giá trị gia tăng HHDV : Hàng hóa dịch vụ NN : Nông nghiệp NNT : Người nộp thuế NSNN : Ngân sách nhà nước SXKD : Sản xuất kinh doanh TNCN : Thu nhập cá nhân TNDN : Thu nhập doanh nghiệp vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng các doanh nghiệp nông nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2017 ................. 45 Bảng 2.2: Quy mô vốn và lao động của doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2017 ................. 46 Bảng 3.1: Bảng số thu nộp NSNN của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ 2015 - 2017 .................... 53 Bảng 3.2: Kết quả thực hiện thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phân theo loại hình doanh nghiệp ............................................................... 53 Bảng 3.3: Số lượng doanh nghiệp nông nghiệp đăng ký hoạt động mới giai đoạn 2015-2017............................................................ 55 Bảng 3.4: Số lượng DN NN đang hoạt động và số lượng DN NN kê khai thuế giá trị gia tăng giai đoạn 2015 -2017 .......................... 56 Bảng 3.5: Số thuế GTGT doanh nghiệp nông nghiệp đã nộp so với số đã kê khai gửi cơ quan thuế giai đoạn 2015-2017 .............. 57 Bảng 3.6: Thống kê công tác hỗ trợ người nộp người nộp thuế 20152017 ..................................................................................... 60 Bảng 3.7: Công tác tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng ................................................................................... 60 Bảng 3.8: Kết quả kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tại trụ sở cơ quan thuế........ 61 Bảng 3.9: Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp .... 62 Bảng 3.10: Tình hình nợ đọng thuế GTGT so với số thuế GTGT đã kê khai từ năm 2015-2017 ....................................................... 65 Bảng 3.11: Bảng kết quả điều tra đối với DN về việc coi trọng công tác kế toán của DN .................................................................... 66 viii Bảng 3.12: Kết quả điều tra DN NN về hoạt động kiểm tra thuế của cơ quan thuế tác động đến các DN .......................................... 68 ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy ngành thuế Thái Nguyên .............. 42 Biểu đồ 3.1: Kết quả thu ngân sách tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 20152017 ................................................................................... 51 Biểu đồ 3.2: Số thuế GTGT đã nộp trên tổng số thu ngân sách............ 52 Biểu đồ 3.3: Số thuế GTGT doanh nghiệp nông nghiệp đã kê khai gửi cơ quan thuế giai đoạn 2015-2017 ........................................ 57 x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Vũ Ngọc Thủy Tên luận văn: Tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8620115 Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông lâm Mục đích nghiên cứu Từ phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp này trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp và sơ cấp nhằm đánh giá công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời luận văn sử dụng phương pháp phân tích như thống kê mô tả, so sánh, phương pháp chuyên gia, để phân tích kết quả của doanh nghiệp và các chuyên gia về công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Kết quả chính và kết luận Luận văn đã phân tích các nội dung về quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý thuế, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế. Luận văn đưa ra các giải pháp nhằng tăng cường công tác quản lý thuế GTGT trong thời gian tới.. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Nam đã và đang bước nhanh sang giai đoạn mới: Giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Điều này giúp cho kinh tế nước ta có thể tự khẳng định mình trên đấu trường khu vực và thế giới bằng các lợi thế của mình, tuy nhiên nó cũng đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức to lớn. Để giải quyết tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế và xã hội trong giai đoạn này, công tác quản lý nền kinh tế vĩ mô có sự chỉ đạo của Nhà nước là hết sức quan trọng, trong đó thuế là một trong những công cụ quan trọng nhất của Nhà nước, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, đồng thời là công cụ có vai trò đặc biệt và hiệu quả để điều tiết vĩ mô nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN. Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khoá VIII (1990) đã quyết định thông qua Luật thuế doanh thu với mục đích góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách Nhà nước. Đến tháng 5 năm 1997, Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu tiên đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua và có hiệu lực từ đầu năm 1999 trên cơ sở thay thế nhưng có kế thừa Luật thuế doanh thu. Trải qua nhiều lần thay đổi, sửa đổi và bổ sung Luật thuế GTGT đã góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sản xuất trong nước; khuyến khích đầu tư, xuất khẩu; hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN), cơ bản đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, Luật thuế GTGT cũng như hệ thống tổ chức của nó đã và đang bộc lộ một số bất cập như: bán hàng hóa cung ứng dịch vụ không xuất hóa đơn GTGT, mua bán trái phép hóa đơn, số tiền thanh toán trên hóa đơn cao hơn so với giá trị giao dịch thực tế... 2 Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ có địa hình đặc trưng là đồi núi xen kẽ với ruộng thấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng bát úp thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Số các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối ít và chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do vậy, việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đang được các cấp, các ngành rất quan tâm và tạo điều kiện. Công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nông nghiệp là việc làm cần thiết góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách của tỉnh. Công tác thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có những bước tiến vượt bậc, thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước, tăng trưởng từ 18% đến 20%. Tổng thu NSNN năm 2014 do ngành Thuế quản lý đã đạt 3.827,4 tỷ đồng bằng 120% dự toán năm Bộ Tài chính giao, bằng 110% dự toán năm Tỉnh giao (Cục Thuế Thái Nguyên (2014) Báo cáo tổng kết công tác thuế). Đến năm 2017 tổng thu ngân sách do ngành Thuế đã thực hiện được 9.865,3 tỷ đồng, bằng 149% so với dự toán năm Bộ giao, bằng 146% dự toán năm tỉnh giao và bằng 126% so với cùng kỳ. Thu nội địa trừ tiền sử dụng đất đạt: 7.429,1 tỷ đồng; bằng 125% so với dự toán năm Bộ giao, bằng 122% so với dự toán năm tỉnh giao và bằng 111% so với cùng kỳ. Tuy vậy, việc thất thu thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong đó có các doanh nghiệp nông nghiệp vẫn xảy ra. Nguyên nhân là do ý thức chấp hành pháp luật thuế của một số doanh nghiệp chưa tốt. Năm 2017 qua thanh tra, kiểm tra Cục Thuế Thái Nguyên đã thực hiện truy thu, truy hoàn thuế GTGT hơn 15 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế GTGT 2,2 tỷ đồng. (Cục Thuế Thái Nguyên (2017), Báo cáo tổng kết công tác thuế) Từ những thực trạng trên tôi chọn đề tài “Tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp nông nghiệp. 3 - Phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về thuế GTGT đối với doanh nghiệp nông nghiệp tại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Đối tượng khảo sát - Các doanh nghiệp nông nghiệp đang hoạt động trên địa bàn và thuộc diện phải nộp thuế. - Các kiểm tra viên thuế, thanh tra thuế, chuyên gia ngành thuế, chuyên gia tư vấn thuế, kế toán thuế. - Các văn bản liên quan đến luật thuế GTGT. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: đề tài được tiến hành nghiên cứu đối với doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Về nội dung: Do bị giới hạn về mặt thời gian, đề tài chỉ tập trung vào việc phân tích thực trạng quản lý nhà nước về Thuế GTGT đối với doanh nghiệp nông nghiệp. - Về thời gian: + Số liệu thứ cấp: được thu thập từ năm 2015 đến năm 2017. + Số liệu sơ cấp: được thu thập từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019 + Giải pháp: Được đề xuất cho thời gian tới 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Đề tài đã đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, qua đó phân tích những nhân tố ảnh hưởng của quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 4 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cơ sở lý luận về doanh nghiệp nông nghiệp a. Khái niệm doanh nghiệp nông nghiệp Theo Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 thì: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.” Căn cứ theo ngành nghề hoạt động thì chúng ta có thể chia thành: doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ. Người ta còn có thể chia nhỏ mỗi loại doanh nghiệp nói trên thành các loại doanh nghiệp, ví dụ trong doanh nghiệp nông nghiệp có doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp lâm nghiệp, doanh nghiệp ngư nghiệp hoặc là doanh nghiệp trồng trọt, doanh nghiệp chăn nuôi. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quốc dân, sản xuất thực phẩm cho nhân dân và nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Doanh nghiệp nông nghiệp là tổ chức kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp, tham gia vào toàn bộ thị trường đầu vào và đầu ra, được tổ chức và hoạt động phù hợp với Luật doanh nghiệp. Có thể chia thành: công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên…. b. Bản chất và đặc điểm của doanh nghiệp nông nghiệp Doanh nghiệp nông nghiệp là những doanh nghiệp chủ yếu tiến hành sản xuất và kinh doanh trên địa bàn nông thôn, được hình thành từ các hộ kinh doanh, các hợp tác xã và trang trại. Các doanh nghiệp nông nghiệp tham gia vào kinh doanh các sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Hiện nay các doanh nghiệp nông nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và 5 nhỏ. So với các doanh nghiệp công nghiệp và doanh nghiệp ở thành thị kinh doanh cùng loại sản phẩm và dịch vụ, doanh nghiệp nông nghiệp có chi phí khởi tạo doanh nghiệp và kinh doanh cao hơn. Tư liệu sản xuất chủ yếu của doanh nghiệp nông nghiệp là ruộng đất. Mọi doanh nghiệp để hoạt động được đều phải sử dụng các nguồn lực đầu vào là các yếu tố sản xuất và tư liệu sản xuất. Đối với doanh nghiệp nông nghiệp bộ phận nguồn lực không thể thiếu được và có vai trò hết sức quan trọng là tài nguyên thiên nhiên. Trước hết đó là tài nguyên đất và nước cho sản xuất NN; tiếp đến là tài nguyên sinh vật cụ thể (cây, con cụ thể), không có đất thì không thể trồng cây hoặc chăn nuôi với quy mô lớn được. Nếu các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp và dịch vụ chỉ cần diện tích không nhiều để có mặt bằng sản xuất thì diện tích sản xuất của doanh nghiệp nông nghiệp là tương đối lớn. Phần diện tích đất doanh nghiệp nông nghiệp sử dụng để phụ vụ sản xuất là mặt đất, mặt nước, bao gồm những cánh đồng, rừng, ao hồ.... Tóm lại nếu không có đất thì không thể sản xuất nông nghiệp. Đối tượng sản xuất của doanh nghiệp nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi. Cây trồng và vật nuôi là tư liệu chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho ngành nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ: đây là đặc điểm điển hình của sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi tương đối dài, không giống nhau thông qua hàng loạt giai đoạn kế tiếp nhau. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên: Cây trồng và vật nuôi chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có đủ 5 yếu tố cơ bản của tự nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và dinh dưỡng, các yếu tố này kết hợp chặt ché với nhau, cùng tác động trong một thể thống nhất và không thể thay thế nhau. Sản xuất nông nghiệp có độ rủi ro cao do hoạt động sản xuất của nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan, như thời tiết, sâu bệnh… 6 + Đặc điểm của quá trình sản xuất trong sản xuất NN. Quá trình sản xuất của bất cứ DN nào cũng đều có các giai đoạn: nghiên cứu thị trường, chuẩn bị các yếu tố đầu vào để thực hiện quyết định sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất để tạo ra hàng hóa, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, thu tiền về. + Đặc điểm của thị trường của DN NN Sản xuất thường phải gắn với thị trường, vì thị trường vừa là điều kiện vừa là môi trường của SXKD hàng hóa. Thị trường DN không chỉ là những thị trường đầu vào mà còn có cả thị trường đầu ra. c. Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp nông nghiệp. Doanh nghiệp nông nghiệp không có diện tích đủ lớn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Do chủ trương tích tụ ruộng đất và chính sách dồn điền đổi thửa tạo lập một thị trường chuyển nhượng đất đai khi triển khai còn lúng túng, nhiều vấn đề chưa rõ và chưa được hướng dẫn cụ thể. Hiện nay mức hỗ trợ cho DN nông nghiệp còn thấp, chưa đủ sức hấp dẫn đầu tư cũng như chưa bảo vệ được DN nông nghiệp Việt Nam trước sức cạnh tranh của DN nước ngoài. Nông nghiệp là một trong những ngành xuất siêu nhiều nhất, mang lại giá trị nhiều nhất, song chính sách hỗ trợ lại hầu như ít nhất. Doanh nghiệp nông nhiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn khó tiếp cận nguồn vốn cho nhu cầu đầu tư Thị trường đầu ra không ổn định dẫn đến các doanh nghiệp chưa dám đầu tư lớn do chưa tham gia được vào các chuỗi giá trị của những tập đoàn lớn. Bảo hiểm nông nghiệp hiện nay chưa được quan tâm phát triển đúng mức. Mức độ rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp nông nghiệp là rất lớn, việc không có cơ chế bảo hiểm các ngân hàng không dám mạo hiểm cho doanh nghiệp vay vốn. 7 d. Chính sách thuế GTGT đối với doanh nghiệp nông nghiệp Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 quy định sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu thuộc diện không chịu thuế GTGT; Sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại trừ gỗ và măng hưởng mức thuế suất ưu đãi 5% (mức thuế suất thông thường là 10%). Bên cạnh đó, các hàng hoá chủ yếu dùng cho đầu vào hoặc liên quan đến dịch vụ cung cấp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng thuộc diện không chịu thuế (giống cây trồng, vật nuôi, nạo vét kênh mương nội đồng) hoặc áp dụng mức thuế suất ưu đãi 5% (máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp như: máy cày, máy bừa, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi). Hàng hoá là nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu đều được áp dụng mức 0%, các cơ sở sản xuất kinh doanh xuất khẩu được hoàn lại số thuế GTGT đầu vào. Từ ngày 01/01/2014, theo Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ đã bổ sung quy định không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với trường hợp sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường do doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại. Trường hợp bán cho hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hoặc theo tỷ lệ 1% trên doanh thu. Kể từ ngày 01/01/2015: Theo Luật số 71/2014/QH13 thì “Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. 8 Từ ngày 01/7/2016, Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế quy định doanh nghiệp, hợp tác xã mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. (Bộ Tài chính (2018), Báo cáo hội nghị toàn quốc thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp) 1.1.2. Cơ sở lý luận về thuế GTGT 1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế GTGT Tại Việt Nam, từ khi tiến hành cải cách thuế bước 1 (năm 1990) thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã được nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm ở 11 đơn vị (ngành đường, dệt, xi măng...). Qua một thời gian thực hiện thử nghiệm, Luật Thuế GTGT số 57/1997/L-CTN lần đầu tiên được Quốc hội khóa IX ban hành vào ngày 10/5/1997, chính thức đưa vào áp dụng từ 01/01/1999 thay thế cho thuế doanh thu. Ngày 6/3/2008, Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 ra đời thay thế cho Luật Thuế GTGT 57/1997/L-CTN; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT số 07/2003/QH11; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế GTGT số 57/2005/QH11. Ngày 19/6/2013 Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT đã được thông qua tại kỳ họp thứ 5 quốc hội XIII. Luật Thuế GTGT và Luật sửa đổi bổ sung Luật thuế GTGT ra đời đã đánh dấu sự phát triển mới về chính sách thuế GTGT của nước ta và điều chỉnh bao quát, đầy đủ lĩnh vực thuế GTGT, nhất là trong mặt quản lý thuế. Tại Điều 2 Văn bản hợp nhất số: 01/VBHN-VPQH ngày 28/4/2016 hợp nhất các Luật thuế giá trị gia tăng quy định: “Thuế giá trị gia tăng là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan