Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Tăng cường công tác giám sát của đảng (nxb chính trị 2013) mai thế dương, 224 ...

Tài liệu Tăng cường công tác giám sát của đảng (nxb chính trị 2013) mai thế dương, 224 trang

.PDF
224
63
55

Mô tả:

MAI THE DƯƠNG (Chủ biên) TĂNG CƯỜNG CttNG TÁC 6IÁM SÁT ^ CỦA ĐẢNG NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QL^ỔC GIA Mã số: 3KV5 CTQG - 2013 MAI THẾ DƯƠNG (Chỏ biên) TẴNG CƯỜNG CttNG T íc 6UÍM SẤT CỈA i Ang NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - sự THẬT HÀ NỘI-2013 TẬP THỂ TÁC GIẢ Mai Thế Dương (Chủ biên) THÀNH VIÊN Hà Hữu Đức Nguyễn Mạnh cầm Vu Ngọc Thái Nguyễn Quang Huy Nguyễn Thế Toàn Trần Văn Đức Nguyễn Minh Chính Nguyễn Băng Thanh Ngô Minh Tuấn Lê Văn Đức Nguyễn Đức Mười Triệu Văn Chiến Cao Văn Thống Trương Kim Sơn Ngô Quốc Thái LỜI NHÀ XUẤT BẢN Trong quá trình hoạt động, Đảng ta rất quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát. Điều 30 Điều lệ Đảng quy định rõ: “Kiểm tra, giám sát là những chức nàng ỉãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng. Các cấp ủy đảng lành đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng”; Điều 32 bổ sung một trong những nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp là: “Giám sát cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ điện cấp ủy cùng cấp quản lý và tổ chức đảng cấp dưối về thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của cấp ủy và đạo đức, lốì sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương”. Đây là một bước tiến trong nhận thức của Đảng về giám sát và công tác giám sát và một lần nữa khẳng định vị trí, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, là cơ sỏ pháp lý để các tổ chức đảng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Nhò đó, công tác giám sát của Đảng đã có những chuyển biến tích cực và đạt được kết quả bước đầu quan trọng, góp phần tích cực trong việc ngăn ngừa và phát hiện các vi phạm từ khi còn manh nha của tổ chức đảng và đảng viên, góp phần vàọ xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Tuy nhiên, công tác giám sát là nhiệm vụ mới nên cơ chế, quy trình giám sát chưa đồng bộ, hoàn chỉnh; nhận thức của một số tổ chức đảng và đảng viên về công tác giám sát còn hạn chế, chất lượng công tác giám sát chưa cao, Do vậy, việc tăng cường công tác giám sát của Đảng là rất quan trọng và cần thiết trong tình hình hiện nay. Nhằm góp phần nâng cao nhận thức và thực hiện tôt công tác giám sát của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốh sách Tăng cường công tác giám sát của Đảng do đồng chí Mai Thế Dương, Phó Chủ nhiệm Thường trực ủy ban Kiểm tra Trung ương làm chủ biên. Cuốn sách trình bày khái quát cơ sở lý luận về công tác giám sát, tập trung đi sâu vào thực trạng của công tác giám sát của Đảng trong thòi gian qua và đưa ra một sô" giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác giám sát của Đảng trong thời gian tới. Xin giới thiệu cuốn sách và rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí và các bạn, Tháng 6 năm 2013 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - sự THẬT 6 Chương ỉ Cơ SỞ LÝ LUẬN VỂ CÔNG TÁC GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG I. KHÁI NIỆM GIÁM SÁT VÀ ĐẶC TRƯNG CỒNG TÁC GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG ỉ. Khái niệm gỉám sát - Theo Từ điển tiếng Việt, "Giám sát là theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không" \ Nếu theo khái niệm này thì giám sát đă bao gồm cả kiểm tra. - Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, "Giám sát là một hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nhằm bảo đảm pháp chế hoặc sự chấp hành những quy tắc chung nào đó"^. - Theo Từ điển Nghiệp vụ p h ổ thông, "Giám sát là dùng lực lượng công an hoặc quần chúng để 1. Viện Ngôn ngữ học: Từ điền tiếng Việt, Nxb. Đà Năng - Trung tâm Từ điển học, 2005, tr. 389. 2. Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb, Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2002, tr. 420. trực tiếp quan sát, theo dõi tại chỗ các biến động của đốì tượng theo yêu cầu cụ thể"*. - Theo Từ điển Luật học, "Giám sát là sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ động thưòng xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát đi đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã được xác định từ trước, đảm bảo cho pháp luật được tuân theo nghiêm chỉnh"^. - Theo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội (số 05/2003/QHll ngày 17-6-2003), "Giám sát là việc Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thưòng vụ Quốc hội". Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền giám sát tối cao đối vối toàn bộ hoạt động của Nhà nước. 1. Viện Nghiên cứu khoa học Công an: Từ điên Nghiệp vụ phổ thông, Hà Nội, 1977, tr. 224. 2. Viện Khoa học pháp lý: Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa - Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr. 174. 8 Theo Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khóa X (Ban hành theo Quyết định số 25-QĐ/TW, ngày 24-11-2006 của Bộ Chính trị), "Giám sát của Đảng là việc các cấp ủy, tổ chức đảng theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên chịu sự giám sát trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương"’ và theo Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chưdng VII và Chương VIII Điểu lệ Đảng khóa XI (Ban hành theo Quyết định số 46-QĐ/TW ngày 01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương), "Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điểu lệ Đảng, chủ trưđng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng"^, 1. ủy Kiểm tra Trung ương; Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, Nxb. Lao động •Xã hội, Hà Nội, 2006, tr. 119. 2. ửy ban Kiểm tra Trung ương: Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát vá kỷ luật của Đảng, Sđd, tr. 133. 9 Như vậy, ngay trong nội bộ Đảng, khái niệm giám sát trong mỗi nhiệm kỳ cũng được bổ sung theo hưống ngày càng rõ hơn. Nhưng, khái niệm trên đã đồng nhất giám sát của Đảng vối giám sát trong Đảng (giám sát nội bộ Đảng). Song, ỏ nước ta, Đảng lãnh đạo toàn bộ hệ thông chính trị và xã hội nên giám sát của Đảng có phạm vi, đối tượng rất rộng, vì giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, ố đâu có sự lãnh đạo của Đảng thì ỏ đó có sự giám sát của Đảng. Do vậy, giám sát của Đảng là hoạt động lãnh đạo của Đảng nhằm hướng các đối tượng chịu sự giám sát thực hiện đúng kỷ luật - các quy định của Đảng, Nhà nước và của các đoàn th ể chính trị - xã hội mà mọi thành viên của các tổ chức đó phẢi nghiêm chỉnh thực hiện. Từ các khái niệm giám sát và thực tiễn giám sát của Đảng thòi gian qua, có thể rút ra khái niệm giám sát trong Đảng như sau: Giám sát trong Đảng là việc các cấp ủy, tổ chức đảng theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên chịu sự giám sát trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của N hà nước và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương. Cuốh sách này chủ yếu để cập công tác giám sát của Đảng theo nghĩa hẹp - tức là giám sát trong Đảng. 10 Hiện nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về giám sát. Nhưng qua các khái niệm trên cho thấy bản chất chung nhất của giám sát là sự quan sát, theo dõi của chủ thể đốì vói khách thể để xem khách thể có thực hiện đúng những quy định của chủ thể đã đề ra không, từ đó tác động vào khách thể để khách thể phải thực hiện đúng các quy định mà chủ thể đã đặt ra. Vậy, bản chất của công tác giám sát trong Đảng là việc quan sát, theo dõi của tổ chức đảng có thẩm quyển đối vói các tổ chức đảng và đảng viên chịu sự giám sát để xem xét các tổ chức đảng và đảng viên đó có thực hiện đúng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội mà mình là thành viên không, từ đó tác động vào đôi tượng giám sát để buộc đốỉ tượng giám sát phải thực hiện đúng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nưóc... 2. Đặc trưng của giám sát Giám sát là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động lãnh đạo và quản lý của bất kỳ tổ chức nào trong xã hội, diễn ra trong tất cả các khâu của quy trình lãnh đạo và quản lý của mọi tổ chức; là hoạt động có mục đích, có chủ định từ trưóc của chủ thể giám sát đối vối đối tượng giám sát. Do vậy, giám sát có một số đặc trưng cơ bản sau: 11 Thứ nhất, giám sát là sự quan sát, theo dõi, nắm tình hình hoạt động mang tính chủ động, trực tiếp, thường xuyên của chủ thể giám sát đối với đổi tượng giám sát. Hoạt động giám sát cần xác định rõ phạm vi, nội dung, đối tượng, hình thức, phương pháp giám sát một cách cụ thể trong từng thồi điểm, thời gian, không có hoạt động giám sát một cách chung chung, hình thức. Thứ h ai, hoạt động giám sát n h ằm bảo đảm cho các quy định của chủ thể giám sát được chấp hành, thực hiện nghiêm túc, đúng quỹ đạo, mục tiêu, yêu cầu đã được xác định từ trưóc có chất lượng. Thứ ha, qua giám sát, chủ thể giám sát xem xét, nhận xét, đánh giá đốỉ với đốì tưỢng giám sát nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện; phát hiện những nhân tố mới, những vấn đề cần nghiên cứu, đê xuất để hoàn chỉnh các quy định của chủ thể giám sát. Ngăn chặn sai phạm từ lúc manh nha, nếu phát hiện thấy đối tượng giám sát có những hoạt động chưa đúng với các quy định hoặc có thiếu sót, khuyết điểm thì chủ thể giám sát kịp thòi nhắc nhở, cảnh báo, yêu cầu hoặc đề nghị thực hiện đúng quy định, nếu thấy có những việc làm có biểu hiện sai trái thì kiến nghị với tổ chức có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết hoặc kiểm tra, xem xét, quyết định. Thứ tư, theo quy định hiện hành của Đảng, hiện nay chỉ có tổ chức đảng cấp trên giám sát tổ 12 chức đảng cấp dưới và đảng viên. Tố chức đảng và đảng viên thực hiện nhiệm vụ giám sát theo sự phân công của tổ chức đảng có thẩm quyền. II. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, Tư TƯỞNG HỔ CHÍ MINH VÀ CỦA ĐẢNG TA VỀ GIÁM SÁT 1. Quan điểm của chủ nghĩa M ác - L ênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giám sá t 1.1. v ề vị tri, vai trồ củ a g iá m sá t Theo C.Mác, để đạt kế hoạch, mục tiêu đã đề ra phải tiến hành giám sát, kiểm tra, kiểm soát. Giám sát, kiểm tra, kiểm soát là phương thức hành động quan trọng để thực hiện mục tiêu đã đưỢc xác định. Trong Điều lệ của Liên đoàn những ngưòi Cộng sản, C.Mác đã đề cập đến công tác giám sát. Nhưng do điều kiện lúc đó còn khó khăn, nên hình thức giám sát của tổ chức cấp trên vối tổ chức cấp dưới và hội viên chủ yếu bằng hình thức gián tiếp hoặc giám sát trực tiếp thông qua hội nghị, đại hội. Điều 11, ghi: "Mọi hội viên của Liên đoàn, khi thay đổi chỗ ở, đều phải báo cáo trưốc việc đó vối chủ tịch chi bộ mình"^ Điểu 20, ghi cách giám sát của Ban Chấp hành Trung ương, của Đại hội với 1. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.4, tr.733. 13 tổng khu bộ là: "Các tổng khu bộ phải báo cáo công tác với cơ quan quyền lực tốỉ cao là đại hội, còn giữa các kỳ đại hội thì báo cáo với Ban chấp hành trung ương"'. Điểu 21, quy định việc giám sát của Đại hội đối với Ban Chấp hành Trung ương là: "Ban chấp hành trung ưđng là cơ quan chấp hành quyền lực của toàn Liên đoàn và với tư cách đó, phải báo cáo công tác vói Đại hội"^. Điều 28, cũng ghi rõ phướng thức giám sát của các tổ chức của Liên đoàn thông qua việc liên lạc và báo cáo, xem xét báo cáo, đó là; "Mỗi hội viên của Liên đoàn phải liên lạc ít nhất ba tháng một lần, còn mỗi chi bộ phải liên lạc mỗi tháng một lần vối ban chấp hành khu bộ của mình. ít nhất là cứ hai tháng một, mỗi khu bộ phải báo cáo tình hình công tác của địa phương mình vói tổng khu bộ, ít nhất ba tháng một lần, mỗi tổng khu bộ phải báo cáo tình hình công tác của địa phương mình với Ban chấp hành trung ương"^. Điều 23 Điều lệ Liên đoàn cũng quy định việc giám sát của Ban Chấp hành Trung ương là; "Ban chấp hành trung ương giữ liên lạc với các tổng khu bộ. Cứ ba tháng một lần Ban chấp hành trung ưđng lập bản báo cáo về tình hình của toàn Liên đoàn""'. Điều 29, còn quy định việc giám sát của cd quan cấp trên đối vôi cơ quan giúp việc của 1, 2, 3, 4. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.735, ,736, 738. 14 Liên đoàn là; "Mỗi Cđ quan của Liên đoàn phải thi hành những biện pháp cần thiết để bảo đảm sự an toàn của Liên đoàn và tăng cưòng sự hoạt động của Liên đoàn, tự mình phụ trách hoạt động theo Điều lệ và lập tức báo cáo mọi việc cho cơ quan cấp trên biết"'. Ngoài ra, Điểu 48 Điều lệ còn quy định giám sát đốì với việc thu chi, sử dụng kinh phí của Liên đoàn, của khu bộ. Đó là: "Các ban chấp hành khu bộ, chậm nhất là ba tháng, phải báo cáo với các chi bộ về tình hình thu chi. Ban chấp hành trung ương trình trưóc Đại hội bản báo cáo về việc sử dụng kinh phí của Liên đoàn và về tình hình về quỹ của Liên đoàn. Mọi sự biển thủ kinh phí của Liên đoàn sẽ bị nghiêm trị"^. V.I.Lênin luôn coi công tác giám sát là một công cụ hữu hiệu và là một trong những nội dung lãnh đạo, quản lý quan trọng đốỉ với tổ chức đảng, cđ quan nhà nưóc, đoàn thể chính trị - xã hội... Theo Ngiíòi, muốn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đã để ra thì những ngưòi cộng sản phải nắm chắc công cụ giám sát, kiểm soát, coi đó như là: "những nhiệm vụ đã trỏ thành tự nhiên đốì với những người xã hội chủ nghĩa sau khi đã giành được chính quyền"^. V.I.Lênin khẳng định, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo, quản lý của Đảng và 1, 2. C.Mác và PLẪngghen: Toàn tập, Sđd, t.4, tr, 736, 738. 3. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốic gia, Hà Nội, 2006, t.36, tr. 298. 15 Nhà nước; "kiểm soát phải được đặt thành vấn đề nổi bật trong toàn bộ việc quản lý nhà niíóc"'. Người yêu cầu; "Để khuyên khích đến mức cao nhất tinh thần phát huy sáng kiến, tính chủ động và phạm vi hoạt động rộng lổn của địa phương, cũng như để lấy kinh nghiệm địa phưđng và sự giám sát của địa phương mà kiểm tra công tác của cơ quan trung ương và ngược lại, do đó tẩy trừ tác phong lề mề, quan liêu"^. Đảng và Nhà nước phải nắm chắc công tác giám sát, kiểm tra, nếu buông lỏng "thì chính quyền của những người lao động, nền tự do của họ, sẽ không thể nào duy trì được và nhất định họ sẽ phải sốhg trở lại dưới ách của chủ nghĩa tư bản"^... Vì vậy, muốh thực sự có chủ nghĩa xã hội phải thực hiện nghiêm chế độ giám sát, vì "thực hiện sự kiểm soát nghiêm ngặt và sự kiểm kê đỐì với sản xuất, - đó là bước đầu của chủ nghĩa xã hội"^ V.I.Lênin còn chỉ rõ: "Kiểm kê và kiểm soát; thực chất của chủ nghĩa xã hội"®. Người còn nhấn mạnh: "Từ nay cho đến khi giai đoạn “cao” của chủ nghĩa cộng sản xuất hiện, những người xã hội chủ nghĩa yêu cầu xã hội và nhà nước kiểm soát thật nghiêm ngặt mức độ lao động và mức độ tiêu dùng"® và "không có chế độ kế toán và kiểm soát trong sự sản xuất và phân phôi sản phẩm, thì những mầm mống của chủ nghĩa xã hội sẽ bị tiêu diệt"’. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. V.I.Lênm: Toàn tập, Sđd, t.36, tr. 166; t.43, tr. 324-325; t.36, tr. 224, 225; t.35, tr. 68, 224; t.33, tr, 119. 16 Nêu như các cán bộ lãnh đạo và các cơ quan của Đảng và Nhà nước chỉ "bù đầu, bù tai" vào những công việc vụn vặt, chìm đắm trong "cái biển" giấy tò và cái vũng lầy chủ nghĩa quan liêu mà quên mất nhiệm vụ trọng tâm: lựa chọn cán bộ, kiểm tra, kiểm soát, phát triển kinh tế, thì tất cả mệnh lệnh và quyết định chỉ là mớ giấy lộn". Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận của Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Theo Hồ Chí Minh, "Lãnh đ ạo đúng nghĩa là: Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng... Phải tổ chức sự thi hành cho đúng... Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì phải có quần chúng giúp mới được"'... Theo Ngưồi, khi mục đích, nhiệm vụ chính trị đã đưỢc xác định, nghị quyết đã được thông qua thì nhiệm vụ tổ chức thực hiện phải đặt lên hàng đầu. Điều cốt yếu là chuyển trọng tầm từ việc soạn thảo các nghị quyết, chỉ thị sang việc lựa chọn ngưòi lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Đó là vấn để then chốt đối vói đảng cầm quyền; tìm ngưồi, kiểm tra, giám sát công việc tất cả là ở đó. Sự đúng đắn, chính xác của các quyết định của Đảng phụ thuộc vào nhiểu yếu tố, trong đó công tác kiểm tra, giám sát là yếu tố rất 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. t.5, tr. 285-286. 17 quan trọng. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Đảng có hiểu rõ tình hình thì đặt chính sách môi đúng. Mà muôn Đảng hiểu rõ thì đảng viên và cán bộ, phải điều tra và báo cáo rõ ràng tình hình từng xã, từng huyện, từng tỉnh, từng khu". Nếu không biết rõ tình hình mà đặt chính sách thì kết quả là "nồi vuông úp vung tròn" không ăn khớp gì hết"'. Hồ Chí Minh khẳng định: Có giám sát, "kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thồi"^. 12. về mục đichị ỷ nghĩa của công tác giám sát Theo V.I.Lênin, mục đích cao nhất của công tác giám sát là nhằm: hoàn thiện quy trình lãnh đạo của Đảng (bao gồm các khâu; ra quyết định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát; sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm...); phát hiện người tốt. việc tốt; ngăn ngừa vi phạm, giữ gìn kỷ luật của Đảng; góp phần thực hiện có kết quả cao nhất các nghị quyết đã để ra và xây dựng, củng cô”tổ chức đảng, bộ máy nhà nước, các đoàn thể chính trị - xâ hội ngày càng trong sạch, vững mạnh. V.I.Lênin cho rằng, ý nghĩa và tác dụng lớn nhất của công tác giám sát là để; sửa chữa, uốn 1, 2. Hồ Chí Mmh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.5, tr. 307, 636. 18 nắn công việc, ngăn ngừa thiếu sót và sai lầm; chủ động phòng ngừa, không để xảy ra vi phạm. Nghĩa là ngăn ngừa trước hoặc giảm bớt ảnh hưởng của những khuynh hướng tiêu cực trên cơ sỏ phân tích có hệ thống vể chất lượng nội dung hoạt động của cá nhân và tổ chức. Giám sát tạo ra tinh thần trách nhiệm cao và kỷ luật nghiêm ỏ mỗi cán bộ, đảng viên, mặt khác giám sát sẽ đẩy mạnh cuộc đấu tranh "chông chủ nghĩa quan liêu, nhằm mở rộng dân chủ, phát huy óc sáng kiến, nhằm phát hiện, lột mặt nạ và đuổi ra khỏi đảng những kẻ lén lút chui vào đảng"'. Ngưòi còn cho rằng, "nếu các xôviết thực hiện được sự kiểm soát và giám sát" thì sẽ "biến cái khôi nhân viên của các ngân hàng, của các xanh-đi-ca, của ngành thương mại, V.V., V.V., "thành các nhân viên của nhà nước" Hồ Chí Minh đâ chỉ rõ, có giám sát mới biết rõ cán bộ và nhân viên tốt hay xấu, mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các cơ quan, mối biết rõ tính đúng đắn, khả thi hay chưa phù hđp của các nghị quyết, chỉ thị... "Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thực hành có đúng không, muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách, là khéo kiểm soát Kiểm soát khéo, bao 1, 2. V.I.Lênin: Toàn tập, S(M, t.43, tr. 109; t.34, tr. 405. 19 nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi"'. Đối với cán bộ, đảng viên, công chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ phải tăng cưòng giám sát để quản lý, giáo dục, rèn luyện họ, để giúp họ tự tu dưỡng, trau dồi đạo đức cách mạng, tính tiên phong gương mẫu của ngưồi cộng sản. Đặc biệt là ngưòi lãnh đạo trong hệ thống chính trị phải luôn luôn rèn luyện đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Hồ Chí Minh yêu cầu phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó có giám sát, đặc biệt là sự giám sát của nhân dân đối vối cán bộ, đảng viên. Người chỉ rõ: "Để thực hiện chữ Liêm, cần có tuyên truyền và kiểm soát, giẵo dục và pháp luật, từ trên xuống, từ dưói lên... Vì vậy, dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ LIÊM"^. Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao ý nghĩa, tác dụng của công tác giám sát. Ngưòi đã thường xuyên nhắc nhở; Đảng phải luôn luôn xem lại những nghị quyết và chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không như vậy, thì những nghị quyết và chỉ thị đó không chỉ là lời nói suông mà còn hại đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng. 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia - Sự thật. Hà Nội, 2011, t.5, tr. 327. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 641. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan