Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý thị trường tỉn...

Tài liệu Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý thị trường tỉnh quảng bình

.PDF
120
278
130

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN TUẤN KHIÊM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH QUẢNG BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN VĂN HÒA Huế, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế “Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình” là công trình nghiên cứu độc lập. Đề tài đã sử dụng nhiều nguồn thông tin liên quan khác nhau để phục vụ cho phần viết luận văn. Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chính xác và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Người cam đoan Nguyễn Tuấn Khiêm i LỜI CẢM ƠN Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, quý thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phan Văn Hòa là người trực tiếp hướng dẫn khoa học. Thầy đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban Lãnh đạo Chi cục, cán bộ công chức Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn cũng như trong công tác. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân luôn bên cạnh động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù, bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn. Tác giả luận văn Nguyễn Tuấn Khiêm ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: NGUYỄN TUẤN KHIÊM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Niên khóa: 2016 - 2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN VĂN HÒA Tên đề tài: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH QUẢNG BÌNH 1. Tính cấp thiết của đề tài Gian lận thương mại luôn là vấn đề nóng được đề cập nhiều trong thời gian gần đây. Vấn nạn gian lận thương mại, đang là một trong những trở ngại lớn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách, chỉ đạo quyết liệt để ngăn chặn, phòng ngừa vấn nạn này. Việc nghiên cứu, đề xuất ra các biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác chống gian lận thương mại trong bối cảnh kinh tế hiện nay là rất cần thiết. 2. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích dữ liệu chuỗi thời gian để đánh giá công tác chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh thời kỳ 2015 – 2017. - Sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả để đánh giá việc ảnh hưởng đến hiệu quả công tác chống gian lận thương mại. 3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cơ bản về gian lận thương mại và chống gian lận thương mại, đồng thời thông qua nghiên cứu thực trạng, hiệu quả công tác chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, luận văn đã đề xuất và giới thiệu những giải pháp nhằm tăng cường công tác chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2022. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU Chữ viết tắt Ý nghĩa CBCC : Cán bộ, công chức CNTT : Công nghệ thông tin CSKD : Cơ sở kinh doanh ĐVT : Đơn vị tính GLTM : Gian lận thương mại NTD : Người tiêu dùng QLTT : Quản lý thị trường TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm iv MỤC LỤC Lời cam đoan........................................................................................................... i Lời cảm ơn.................................................................................................................................ii Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế...........................................................................iii Danh mục chữ viết tắt và kí hiệu.............................................................................................iv Mục lục ......................................................................................................................................v Danh mục các bảng, biểu.........................................................................................................ix PHẦN I: MỞ ĐẦU..................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 3.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu ...........................................................................3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 4.1. Phương pháp chọn mẫu, điều tra, thu thập số liệu ...................................................3 4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ....................................................................4 4.3. Phương pháp phân tích .............................................................................................4 5. Kết cấu luận văn ................................................................................................. 4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ GIAN LẬN VÀ CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI .................................................................................................5 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI ....................................................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm về gian lận thương mại ........................................................................5 1.1.2. Các hình thức, nguyên nhân và tác hại của gian lận thương mại ..........................7 1.1.3. Vai trò, nội dung công tác chống gian lận thương mại của lực lượng Quản lý thị trường ............................................................................................................................12 v 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống gian lận thương mại của Quản lý thị trường ............................................................................................................................18 1.2. THỰC TIỄN VỀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ CHỐNG GIAN LẬN THƯƠMG MẠI.................................................................................................... 22 1.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác chống gian lận thương mại tại Việt Nam ...............................................................................................22 1.2.2. Tình hình gian lận thương mại và chống gian lận thương mại tại Việt Nam......23 1.2.3. Kinh nghiệm chống gian lận thương mại ............................................................24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH ...........................................................................30 2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH QUẢNG BÌNH ..................................................................................................... 30 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.......................................................................30 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy ........................................................................................32 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn ....................................................................33 2.1.4. Nguồn nhân lực của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình.....................35 2.1.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện ..........................................................36 2.2. TÌNH HÌNH GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH.................................................................................................................... 37 2.2.1. Đối tượng gian lận thương mại ...........................................................................37 2.2.2. Ngành hàng, mặt hàng gian lận thương mại........................................................38 2.2.3. Phương thức, thủ đoạn gian lận thương mại .......................................................38 2.2.4. Các hình thức gian lận thương mại chủ yếu ........................................................39 2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH .......................................................................... 42 2.3.1. Tổ chức bộ máy chống gian lận thương mại .......................................................42 2.3.2. Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường từ năm 2015-2017...............................44 2.3.3. Công tác tuyên truyền, tập huấn phòng, chống gian lận thương mại..................46 2.3.4. Nguồn nhân lực phòng, chống GLTM giai đoạn 2015-2017 ..............................48 2.3.5. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ chống GLTM ....................49 vi 2.3.6. Kết quả chống gian lận thương mại của Chi cục QLTT trên địa bàn .................50 2.3.7. Công tác tổ chức kiểm tra, giám sát cán bộ và giải quyết khiếu nại ...................62 2.4. ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀ CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI ................................................................................. 63 2.4.1. Đặc điểm cơ bản của các đối tượng điều tra .......................................................63 2.4.2. Phân tích ý kiến đánh giá của cán bộ Chi cục Quản lý thị trường ......................66 2.4.3. Phân tích ý kiến đánh giá của doanh nghiệp .......................................................69 2.4.4. Phân tích ý kiến đánh giá của người dân.............................................................71 2.4.5. Phân tích so sánh ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra ...................... 72 2.5. Đánh giá chung.......................................................................................................79 2.5.1. Kết quả.................................................................................................................79 2.5.2. Hạn chế ................................................................................................................80 2.5.3. Nguyên nhân........................................................................................................81 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI ...........................................................................................................83 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI ..................... 83 3.2. MỤC TIÊU PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI .......................... 84 3.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................................84 3.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................84 3.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI...................................................................................................................... 86 3.3.1. Giải pháp về tổ chức bộ máy, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, quản lý, kiểm tra thị trường .......................................................................................................................86 3.3.2. Giải pháp về nâng cao kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức của cán bộ công chức Chi cục Quản lý thị trường...........................................................................87 3.3.3. Giải pháp tăng cường trang bị cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phòng, chống gian lận thương mại..............................89 3.3.4. Giải pháp tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra chống gian lận thương mại .................................................................................................................................90 vii 3.3.5. Giải pháp tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp thông tin về pháp luật cho các cơ sở kinh doanh và quần chúng nhân dân.............................91 3.3.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong hoạt động phòng, chống gian lận thương mại .......................................................................................................92 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................95 1. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 95 2. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 97 2.1. Đối với Chính phủ và Bộ ngành Trung ương.........................................................97 2.2. Đối với Hiệp hội ngành nghề, tổ chức cá nhân hoạt động thương mại..................98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................99 PHỤ LỤC ..........................................................................................................100 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN viii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1: Tình hình nguồn nhân lực Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình................35 Bảng 2.2: Các đối tượng GLTM trên địa bàn tỉnh Quảng Bình bị phát hiện từ năm 2015-2017 ......................................................................................................37 Bảng 2.3: Tình hình GLTM trong quá trình sản xuất và quá trình thương mại từ năm 2015-2017 ......................................................................................................39 Bảng 2.4: Tình hình sản xuất kinh doanh hàng giả bị phát hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2015-2017 ...................................................................40 Bảng 2.5: Tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng hóa nhập lậu bị phát hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2015-2017 ............................................................41 Bảng 2.6: Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường của Chi cục QLTT tỉnh Quảng Bình từ năm 2015-2017 ................................................................................46 Bảng 2.7: Kế hoạch tuyên truyền chống GLTM giai đoạn từ năm 2015 -2007.............47 Bảng 2.8: Số lượng CBCC phòng chống GLTM của Chi cục QLTT tỉnh Quảng Bình từ năm 2015-2017 .........................................................................................49 Bảng 2.9: Tình hình trang bị cơ sở vật chất, thiết bị quản lý phục vụ chống GLTM của Chi cục QLTT tỉnh Quảng Bình từ năm 2015 - 2017..........................49 Bảng 2.10: Kết quả kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống kinh doanh hành nhập lậu, hàng cấm của Chi cục QLTT tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 -2017......52 Bảng 2.11: Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm sản xuất, buôn bán hàng giả và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn từ năm 2015 -2017 ....................................55 Bảng 2.12. Kết quả kiểm tra, xử lý nhãn hàng hóa giai đoạn từ năm 2015 -2017.......56 Bảng 2.13: Kết quả phát hiện các vụ vi phạm về lĩnh vực giá giai đoạn 2015 - 2017.58 Bảng 2.14: Kết quả chống GLTM trong các lĩnh vực khác từ năm 2015 - 2017.........61 Bảng 2.15: Thông tin đối tượng khảo sát là người tiêu dùng ........................................64 Bảng 2.16: Thông tin đối tượng điều tra thuộc các tổ chức cá nhân đang hoạt động sản xuất kinh doanh .............................................................................................65 ix Bảng 2.17: Thông tin đối tượng điều tra là cán bộ thuộc Chi cục QLTT tỉnh Quảng Bình ................................................................................................................66 Bảng 2.18: Kết quả đánh giá của 03 đối tương điều tra về công tác chống gian lân thương mại tại Chi cục Quản lý thị trường..................................................66 Bảng 2.19: Đánh giá của các đối tượng điều tra về lực lượng QLTT chống GLTM ..73 Bảng 2.20: Đánh giá của các đối tượng điều tra về Cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ chống gian lận thương mại ...........................................................................74 Bảng 2.21: Đánh giá của các đối tượng điều tra về Công tác kiểm tra và xử lý gian lận thương mại.....................................................................................................76 Bảng 2.22: Đánh giá của các đối tượng điều tra về Công tác tuyên truyền và ý thức chấp hành của người dân ..............................................................................77 Bảng 2.23: Đánh giá của các đối tượng điều tra về Hệ thống pháp lý và chính sách chống gian lận thương mại ...........................................................................78 x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Số hiệu Tên sơ đồ, hình vẽ Trang Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy Chi cục QLTT tỉnh Quảng Bình ......................................33 Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy chống GLTM của Chi cục QLTT ....................................42 xi PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế thị trường và những đặc trưng của nó cũng như sự tự do kinh doanh trong kinh tế thị trường đã mở ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thúc đẩy quan hệ giao thương buôn bán giữa các quốc gia phát triển một cách mạnh mẽ. Việt Nam là một đất nước phát triển đi lên từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, cơ sở yật chất kỹ thuật yếu kém không đủ điều kiện cần thiết cho nền kinh tế phát triển. Trước tình hình đó Nhà nước ta đã chuyển hướng phát triển kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết Vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN. Cơ chế kinh tế mở đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đồng thời thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển. Việt Nam có thể nhập máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu... của nước ngoài kết hợp với các yếu tố năng lực sản xuất trong nước để phát triển sản xuất và đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên do sản xuất trong nước còn nhiều yếu kém các sản phẩm sản xuất phần nhiều có chất lượng thấp, giá thành và chi phí cao, khả năng canh tranh của sản phẩm với hàng hoá của nước ngoài thấp do vậy để bảo vệ sản xuất trong nước Nhà nước phải đặt ra hàng rào thuế quan. Mặt trái của chính sách này là làm cho tệ nạn buôn lậu và GLTM diễn ra một cách tràn lan ở hầu khắp các cửa khẩu, địa phương trong cả nước. Nói đến gian lận thương mại, trong dân gian từ lâu đã xuất hiện thành ngữ “buôn gian, bán lận” để chỉ các hành vi lừa dối, mánh khóe trong lĩnh vực thương mại. Thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua, bán, xuất nhập khẩu, cung cấp dịch vụ, hành vi gian dối, lừa lọc hướng đến mục đích thu lợi bất chính. Đây là hiện tượng có tính lịch sử, xuất hiện từ lâu và trong một thị trường cạnh tranh thì gian lận thương mại, theo quy luật của nó, phát triển đến các mức độ tinh vi hơn là điều không thể tránh khỏi. Chống gian lận thương mại luôn là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Vấn nạn gian lận thương mại ở nước ta trong những năm gần đây có nhiều diễn 1 biến phức tạp và đang là một trong những trở ngại lớn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng lĩnh vực đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để ngăn chặn, phòng ngừa tệ nạn này. Đất nước ta, trong điều kiện hiện nay đang ra sức tập trung thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước từng bước đưa đất nước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì nhiệm vụ chống gian lận thương mại rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực. Trước tình hình này ở nước ta đang đặt ra những vấn đề hết sức nóng bỏng và phức tạp, trên tuyến đường nào cũng có hàng lậu, hàng giả, điều này gây ra những khó khăn và thiệt hại nghiêm trọng cho cả sản xuất và tiêu dùng trong nước. Do vậy mỗi chúng ta phải có sự nhìn nhận đúng đắn và đầy đủ về vấn đề này để không tiếp tay cho gian thương và phối hợp cùng với cơ quan chức năng thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu và GLTM một cách có hiệu quả. Quảng Bình thuộc các tỉnh duyên hải Miền Trung, nằm ở trung tâm vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ, là một tỉnh nghèo đang phát phát triển khá ổn định. Trong những năm gần đây tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng mạnh với nhiều hành thức, thủ đoạn khác nhau [9]. Vấn đề đặt ra là đánh giá về tình hình gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh diễn ra ở mức độ nào, tác hại đến đâu? Việc tổ chức chống gian lận thương mại ra sao? Giải pháp nào nhằm tăng cường chống gian lận thương mại có hiệu quả trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới hiện nay? Đó là những vấn đề lớn cần phải được làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, tôi chọn đề tài: “Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác chống gian lận thương mại (GLTM), đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về gian lận thương mại và các hoạt động chống gian lận thương mại. - Phân tích thực trạng công tác chống gian lận thương mại tại Chi cục Quản lý thị trường Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2017. - Đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại Chi cục Quản lý thị trường Quảng Bình đến năm 2022. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến công tác chống gian lận thương mại tại Chi cục Quản lý thị trường Quảng Bình. - Đối tượng khảo sát: Cán bộ công chức của Chi cục Quản lý thị trường Quảng Bình, tổ chức, cá nhân hoạt động SXKD và người tiêu dùng thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và công tác chống gian lận thương mại tại Chi cục Quản lý thị trường Quảng Bình. - Phạm vi thời gian: + Số liệu thứ cấp được tập hợp từ năm 2015-2017; + Số liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 07 đến tháng 12 năm 2017; + Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn từ nay đến năm 2022 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp chọn mẫu, điều tra, thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: các báo cáo tổng kết về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường Quảng Bình từ năm 2015-2017; các số liệu cơ quan ban ngành từ trung ương đến địa phương từ năm 2015-2017, các tư liệu trên các báo, tạp chí và trên Internet… 3 - Số liệu sơ cấp: được thu thập từ phỏng vấn trực tiếp 30 cán bộ công chức (CBCC) của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình, 75 tổ chức, cá nhân SXKD và 75 người tiêu dùng thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. + Quy mô mẫu: theo kinh nghiệm của một số nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam để sử dụng phân tích đánh giá có độ chính xác càng cao thì mẫu phải thật sự đủ lớn (tối thiểu phải là 1 câu hỏi tương ứng với 5 người trả lời). + Phương pháp chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng đối với khảo sát cán bộ và phương pháp ngẫu nhiên đơn giản đối với khảo sát tổ chức, cá nhân hoạt động SXKD. Riêng đối với khảo sát người tiêu dùng thì luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu phán đoán (chọn mẫu phi ngẫu nhiên). 4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Tất cả các số liệu điều tra được xử lý, tính toán và tổng hợp trình bày trong các bảng thống kê dựa trên phần mềm excel và spss 20.0. 4.3. Phương pháp phân tích Dùng phương pháp thống kê mô tả đánh giá những đặc điểm cơ bản của mẫu điều tra thông qua việc tính toán các tham số thống kê như: phần trăm, giá trị trung bình (mean) của các đặc điểm quan sát, sử dụng các bảng tần suất mô tả sơ bộ các đặc điểm của mẫu nghiên cứu… Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá tốc độ biến động của số liệu thực tế theo từng giai đoạn thời gian. 5. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được kết cấu thành 3 chương: - Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về gian lận thương mại, chống gian lận thương mại. - Chương 2. Thực trạng công tác chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. - Chương 3: Định hướng, mục tiêu, giải pháp chống gian lận thương mại. 4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ GIAN LẬN VÀ CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm về gian lận thương mại Khái niệm về hoạt động thương mại: theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 thì “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Gian lận thương mại (GLTM) được hiểu là những hành vi dối trá, mánh khóe, lừa lọc trong hoạt động thương mại và dịch vụ. Theo Bộ Luật hình sự năm 1999 tại điều 162 quy định tội lừa dối khách hàng là việc mua, bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng. Như vậy, GLTM trước hết phải là hành vi gian lận nói chung, nhưng hành vi gian lận này phải được thể hiện trong lĩnh vực thương mại thông qua đối tượng thể hiện là hàng hoá, dịch vụ. Chủ thể của những hành vi GLTM là các chủ hàng, có thể là người sản xuất, buôn bán, nhập khẩu. Mục đích của hành vi GLTM là nhằm thu lợi bất chính do thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá. GLTM là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử vì chỉ khi có sản xuất hàng hoá, khi các sản phẩm được mang ra trao đổi trên thị trường, có người mua, người bán nhằm thực hiện phần giá trị được kết tinh trong hàng hoá thì GLTM cũng mới xuất hiện. Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, thị trường ngày càng mở rộng, các sản phẩm đưa ra trao đổi buôn bán trên thị trường ngày càng nhiều, tính chất và chủng loại hàng hoá ngày càng đa dạng, phong phú, đa công dụng thì GLTM cũng càng tinh vi, phức tạp và mang tính toàn cầu. GLTM ở Việt Nam ta không phải là vấn đề mới, từ xa xưa ông cha đã đúc kết hành vi GLTM thành câu “Buôn gian bán lận” để chỉ những mặt trái của việc buôn 5 bán, để mọi người cảnh giác với thủ đoạn, mánh khoé, lừa dối khách hàng của các gian thương. Ngày nay thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong điều kiện thực tế của nước ta, Đảng ta đã khẳng định phải phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chấp nhận cơ chế thị trường, tất yếu phải chấp nhận cạnh tranh. Cạnh tranh là sự đấu tranh giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hoá nhằm giành cho mình điều kiện sản xuất và điều kiện tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất. Nguyên nhân và động cơ của cạnh tranh là lợi nhuận. Trong cạnh tranh chắc chắn sẽ xuất hiện những hình thức và thủ đoạn cạnh tranh tiêu cực, phi kinh tế. Đó là hành vi lẩn tránh sự kiểm soát của Nhà nước như đầu cơ, GLTM, trốn thuế, buôn lậu, lừa đảo, lấy cắp bí mật sản xuất, làm giảm uy tín của đối thủ cạnh tranh... Nói như vậy để thấy rằng chấp nhận cơ chế thị trường ngoài những mặt tích cực, năng động thu được, chúng ta phải chấp nhận những mặt trái của nó, trong đó có vấn đề GLTM và hậu quả của GLTM để tìm giải pháp quản lý, ngăn chặn thích hợp, hiệu quả. Một thuật ngữ nữa luôn gắn liền với buôn lậu "gian lận thương mại". Gian lận thương mại theo Từ điển Việt là "dối trá, lừa lọc" trong hoạt động thương mại. Người có hành vi gian lận thương mại gọi là "gian thương" tức là "người có nhiều mưu mô lừa lọc"; "kẻ buôn bán gian lận và trái phép". Hành vi gian lận thương mại trước hết phải là hành vi gian lận nói chung, nhưng hành vi gian lận này phải được thể hiện trong lĩnh vực thương mại thông qua đối tượng thể hiện hàng hoá, dịch vụ. Chủ thể của hành vi gian lận thương mại là các chủ hàng, có thể là người mua, người bán cũng có khi là cả người mua và người bán. Mục đích của hành vi gian lận thương mại là nhằm thu lợi bất chính do thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá. GLTM có thể là một tội danh trong Luật Hình sự, hoặc là hành vi vi phạm hành chính được quy định phải chịu hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Trong hệ thống pháp luật của nước ta có điều chỉnh những hành vi gian lận thương mại cơ bản như: "Buôn lậu và kinh doanh hàng hóa nhập lậu", "sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng", "sản xuất, kinh doanh hàng vi phạm Sở hữu trí 6 tuệ", "hàng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm","gian lận về đo lường". "gian lận về Giá", "hành vi đầu cơ, tích trữ hàng hóa", "Hành vi độc quyền thương mại"... Hiện nay, những hành vi gian lận thương mại có thể xuất hiện trong môi trường thương mại truyền thống như nhà máy, cơ sở sản xuất, cửa hàng, đại lý, chợ, siêu thị, cửa khẩu hoặc trên môi trường thương mại điện tử với nhiều hình thức ngày càng tinh vi và quy mô rộng lớn. 1.1.2. Các hình thức, nguyên nhân và tác hại của gian lận thương mại 1.1.2.1. Các hình thức gian lận thương mại trong lĩnh vực của cơ quan Quản lý thị trường Hiện nay, GLTM xảy ra ở tất cả các lĩnh vực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước như: Hải quan, Thuế, Quản lý thị trường, Y tế, Khoa học và công nghệ, Nông nghiệp,... Tùy thuộc vào từng lĩnh vực quản lý của từng cơ quan mà GLTM có những hình thức khác nhau. Trong lĩnh vực thương mại của cơ quan QLTT thì có thể chia GLTM thành các nhóm hành vi như sau: - Buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả; - Vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu; - Vi phạm quy định về lĩnh vực giá hàng hóa, dịch vụ; - Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa; - Vi phạm các quy định liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu; - Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh; giấy phép kinh doanh của thương nhân; thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam và của thương nhân nước ngoài; - Các vi phạm khác trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật như: Gian lận, lừa dối khách hàng khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Vi phạm các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; các vi phạm khác… 7 1.1.2.2. Nguyên nhân của gian lận thương mại - Nguyên nhân khách quan: Thứ nhất, GLTM là hiện tượng kinh tế - xã hội, mang tính lịch sử, nó xuất hiện từ khi có hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa. Khi kinh tế - xã hội càng phát triển thì GLTM cũng thay đổi theo hướng tinh vi và phức tạp hơn, bởi áp lực về cạnh tranh, lợi nhuận,... từ hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Nhiều thương nhân sẵn sàng bất chấp pháp luật, đánh mất lương tri để tìm kiếm tiền tài, địa vị bởi nguồn lợi khổng lồ so với chi phí bỏ ra từ việc thực hiện trót lọt `những hành vi đó mang lại. Thứ hai, nước ta có bờ biển và đường biên giới với tổng chiều dài gần 8.000km, chạy qua nhiều địa hình phức tạp là điều kiện thuận lợi cho hoạt động buôn lậu. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia đang phát triển có quy mô dân số trên 90 triệu người, nằm ở trung tâm khu vực kinh tế năng động của thế giới, vì vậy Việt Nam là địa điểm hấp dẫn đối với hoạt động GLTM. Thứ ba, nền sản xuất của chúng ta còn nhỏ bé, sức cạnh tranh yếu, hiệu quả quản lý thị trường yếu (hệ thống luật pháp hiện thiếu đồng bộ, quy chế, quy trình chưa đầy đủ, phân định trách nhiệm chưa rõ ràng, phối hợp giữa các lực lượng chưa chặt chẽ,...) đã tạo ra một môi trường rộng lớn, màu mở cho hoạt động GLTM. - Nguyên nhân chủ quan: Thứ nhất, một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác phòng chống GLTM trong phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến lơ là trong công tác chỉ đạo, tuyên truyền và kiểm tra đôn đốc, phối hợp công tác. Nhiều trường hợp vì lợi ích cục bộ nên đã làm ngơ, bao che, buông lỏng quản lý, đáng chú ý là một bộ phận cán bộ, chiến sỹ thừa hành công vụ thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu rèn luyện phẩm chất đạo đức dẫn đến tha hoá, biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, bảo kê, tiếp tay cho các đối tượng thực hiện hành vi GLTM… Thứ hai, phần lớn người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý sính hàng ngoại, thích sử dụng “hàng hiệu” giá rẻ, cả tin, ngại động chạm đến kiện cáo, chưa dám mạnh dạng đấu tranh vì lẽ phải,... Về phía doanh nghiệp thì không ít doanh nghiệp lại e ngại thương hiệu bị ảnh hưởng nên khi được mời đến cơ quan chức năng để phối hợp xử lý 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan