Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 1 Tài liệu tập huấn tiếng việt 1 cngd...

Tài liệu Tài liệu tập huấn tiếng việt 1 cngd

.DOC
26
778
141

Mô tả:

Mẫu 0 NHỮNG TIẾT HỌC CHUẨN BỊ 1. Mục đích + Để cho học sinh làm quen với lối sống mới ở trường. + Tập có tác phong nhanh nhẹn, rèn luyện tinh thần tập thể. + Học sinh biết nhận nhiệm vụ. 2. Nội dung a. Tiết hình thành kỹ năng - Làm quen - Đồ dùng học tập - Xác định vị trí trên / dưới - Xác định vị trí trái / phải - Xác định vị trí trước / sau - Xác định vị trí trong / ngoài - Làm quen với kí hiệu b. Tiết luyện tập củng cố kỹ năng - Trò chơi củng cố kỹ năng 3. Quy trình tiết học hình thành kỹ năng Việc 1: Làm mẫu Việc 2: Luyện tập Việc 3: Vận dụng * Lưu ý: Quy trình có 3 việc. Tuy nhiên, tên của các Việc sẽ cụ thể hóa theo nội dung của từng việc. 4. Câu hỏi định hướng thảo luận Câu 1: Theo thầy / cô trước khi dạy âm, vần có nên dạy Những tiết học chuẩn bị không? Vì sao? Câu 2: Tiết học chuẩn bị được chia làm mấy loại tiết học? Đó là loại nào? Thầy / cô hãy nêu tác dụng của mỗi loại tiết học đó? Câu 3: Khi dạy những tiết học chuẩn bị thầy / cô lưu ý điều gì? Thảo luận Câu 1: Việc dạy Những tiết học chuẩn bị là rất cần vì những tiết học này là tiền đề để tiếp nhận các tri thức ở các tiết học sau, có giá trị định hướng cho mọi việc về sau. Làm thật tốt Tuần số 0 thì sẽ làm tốt các tiết học về sau. Câu 2: Tiết học chuẩn bị có 2 loại tiết: + Tiết hình thành kỹ năng + Tiết luyện tập củng cố kỹ năng a. Tiết hình thành kỹ năng - Giúp học sinh làm quen với môi trường học tập: thầy cô, bạn bè, trường lớp. - H biết cách sử dụng đồ dùng học tập, xác định được các vị trí trên bảng cũng như trong không gian, làm quen với các ký hiệu. b. Tiết luyện tập củng cố kỹ năng - T giúp H luyện tập các kỹ năng đã học. - Biết phân tích hoàn cảnh trò chơi, nhanh nhẹn và hoạt bát thêm, rèn luyện tinh thần tập thể. - Rèn luyện kỹ năng nói, bổ sung vốn từ ngữ cho các em. Câu 3 Những điều cần lưu ý khi dạy Những tiết học chuẩn bị: - T giao việc rõ ràng. - T khuyến khích H nhiệt tình tham gia, - Ngay từ đầu đưa học sinh vào nền nếp, làm nghiêm túc, kỉ luật nghiêm. - Tiết học diễn ra và kết thúc một cách vui vẻ, tạo ấn tượng với các em trong những buổi học đầu tiên. MẪU 1: TIẾNG 1. Về chất liệu (tri thức) - Lời nói (câu nói) của con người có thể tách ra thành các tiếng. - Nhờ phát âm chúng ta nhận ra tiếng giống nhau, tiếng khác nhau. - Cấu trúc đầy đủ của tiếng gồm 3 phần: phần đầu, phần vần, phần thanh. 2. Về thao tác - Thao tác phân tích - Thao tác ghi mô hình - Thao tác vận dụng mô hình 3. Vật liệu mẫu Vật liệu 1: Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. Vật liệu 2: Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng. 4. Lưu ý - Bài học đầu tiên vô cùng quan trọng nhằm dạy các em cách làm việc trí óc. Do vậy T cần làm kĩ từng việc, từng thao tác. - T tuyệt đối không giảng giải nghĩa của câu thơ sử dụng làm vật liệu mẫu. Lưu ý cho tiết “Tách lời thành tiếng” T cần ghi nhớ – Phân biệt lời nói và tiếng, phân biệt vật liệu và chất liệu. – Cách học ngữ âm tiếng Việt là: + Nghe rõ Lời. + Nói lại đúng Lời. + Phân tích Lời. + Lập mô hình để ghi lại các tiếng của Lời. Lưu ý cho tiết “Tách tiếng thành hai phần” T chú ý hướng dẫn học sinh: – Làm đúng thao tác phân tích tiếng thành hai phần bằng lời kết hợp với tay. - Vẽ đúng mô hình tách tiếng thành hai phần. - Đọc đúng tên gọi các phần của tiếng. - Đánh vần theo âm. 5. Quy trình Tiết 1,2,3,4 (tuần 1): Tách lời thành tiếng Việc 1: Chiếm lĩnh đối tượng 1a. Nhận nhiệm vụ 1b. Tách lời thành tiếng - Học thuộc câu ca dao. - Học nói to, nói nhỏ, nói nhẩm, nói thầm. Tiết 1,2,3,4 (tuần 1): Tách lời thành tiếng Việc 2: Viết 1. Dùng đồ vật thay cho các tiếng 2. Học cách vẽ mô hình: (1) . . . . . . . . . . . . . •. . . • . •. . . . . . . . . . . . . • (4) (2) • (1) . . . . (1) •. Hướng làm (2) . . . • (3) (2) •. . . . • (4) . . . . . . . Hướng làm (1) . . . . . . . . . . . (2) (3) . . . . . . . . . . . . . • . . • . .• . . . . . . . . . . . . (3) Tiết 1,2,3,4 (tuần 1): Tách lời thành tiếng Việc 3: Đọc 3a. Đọc trên bảng 3b. Đọc sách giáo khoa Tiết 1,2,3,4 (tuần 1): Tách lời thành tiếng Việc 4: Học cách ghi tiếng bằng mô hình 4a. Vẽ mô hình trên bảng con 4b. Viết mô hình chính tả Thảo luận Về tiết “Tách lời thành tiếng”: 1. Nêu cụ thể mục tiêu của tiết học (về kiến thức, về kĩ năng, về thái độ)? 2. Tiết học gồm mấy việc? Nhắc lại từng việc. 3. Sử dụng đồ dùng dạy học (đồ dùng của T, đồ dùng của H) cho từng việc như thế nào? 4. Bạn có ý kiến gì về việc trình bày bảng không? Về tiết “Tách tiếng thành hai phần”: 1. Nêu quy trình tiết học. 2. Sản phẩm của từng việc là gì? 3. Bạn có nhận xét gì về mối liên hệ của 4 việc? Về tiết “Tách lời thành tiếng”: * Mục tiêu tiết học: - Về kiến thức: Lời nói tách được thành các tiếng rời; từng tiếng nói ra có thể được thay thế bằng các đồ vật, ghi lại bằng các mô hình. - Về kĩ năng: Nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ; thao tác phân tích, ghi mô hình và vận dụng mô hình; cách nói to, nói nhỏ, nói nhẩm, nói thầm. - Về thái độ: Tập trung nghe, nhận và thực hiện nhiệm vụ; rèn tính kỉ luật, tự giác, tích cực trong học tập. 2. Quy trình: 4 việc Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm Việc 2: Viết Việc 3: Đọc Việc 4: Học cách ghi tiếng bằng mô hình 3. Sử dụng đồ dùng dạy học: Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm - Làm việc với vật liệu ngữ âm. Việc 2: Viết - Dùng đồ vật thay cho các tiếng: có thể sử dụng đồ vật sẵn có (hạt lạc, viên sỏi, hạt ngô,…) - Học cách vẽ mô hình: Bảng con, vở “Em tập viết – CGD lớp 1, tập 1. Việc 3: Đọc - Dùng sách giáo khoa các trang 7,8,9. Việc 4: Học cách ghi tiếng bằng mô hình - Bảng con, vở chính tả tự chuẩn bị. 4. 4.Trình Trình bày bày bảng bảng Thứ… ngày… tháng … năm … Tiếng Việt Tách lời thành tiếng Việc 1: 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Việc 2: Việc 3: Việc 4: Về tiết “Tách tiếng thành hai phần”: 1. Quy trình: 4 việc Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm Việc 2: Viết Việc 3: Đọc Việc 4: Viết chính tả 3. Sản phẩm a. Việc 1: - Tiếng tách được thành 2 phần. b. Việc 2: - Vẽ được mô hình tách tiếng thanh ngang thành hai phần. c. Việc 3: - Đặt tên cho hai phần của tiếng thanh ngang. - Đánh vần được trên mô hình sách giáo khoa. d. Việc 4: - Viết được mô hình tách tiếng thành hai phần vào vở. 3. Mối liên hệ của 4 việc - Logic, khoa học - Gắn bó chặt chẽ T cần hướng dẫn học sinh chậm, tỉ mỉ, chính xác, không thay đổi quy trình cứng thiết kế đến việc làm và thao tác. Tổng kết 1. Sản phẩm - Kiến thức: tách được lời nói thành các tiếng, phân biệt được tiếng giống nhau, tiếng khác nhau (hoàn toàn và từng phần), tách được tiếng thành hai phần, đánh vần. - Kĩ năng: phân tích, lập mô hình, vẽ mô hình, vận dụng mô hình, nói to, nói nhỏ, nói nhẩm, nói thầm. 2. Quy trình: 4 việc Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm Việc 2: Viết Việc 3: Đọc Việc 4: Chính tả MẪU 2: Âm II. Mục tiêu - Kiến thức: Hình thành được khái niệm nguyên âm, phụ âm + Nguyên âm: khi phát âm, luồng hơi đi ra tự do, kéo dài được. + Phụ âm khi phát âm, luồng hơi đi ra bị cản, không kéo dài được. - Thao tác: phân tích bằng tay, lập mô hình, phân tích trên mô hình, vận dụng mô hình. - Kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết III. Nội dung Học sinh học và phân loại được tất cả các âm trong tiếng Việt: + Các nguyên âm: a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư + Các phụ âm: c, ch, d, đ, g, h, gi, kh, l, m, n, ng, nh, p, ph, r, s, t, th, tr, v, x, IV. Quy trình VIỆC 1. CHIẾM LĨNH NGỮ ÂM Việc 1a. Phát âm tiếng /ba/ Việc 1b. Phân tích tiếng/ba/ Việc 1c. Phát âm theo mẫu âm/a/ Việc 1d. Phát âm theo mẫu âm/b/ Việc 1e. Đối chiếu cách phát âm hai loại âm. VIỆC 2. VIẾT Việc 2a: Dùng đồ vật, ghi lại tiếng /ba/ Việc 2b: Quy ước cách dùng vật ghi âm Việc 2c: Dùng chữ ghi âm Việc 2d: Viết vào vở VIỆC 3. ĐỌC Việc 3a. Đọc tiếng thanh ngang Việc 3b. Cách đánh vần tiếng /bà/ Việc 3c. Đọc SGK VIỆC 4. VIẾT CHÍNH TẢ 4a. Viết bảng con 4b. Viết vở V. 4 VIỆC - 5 THAO TÁC 4 VIỆC Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm Việc 2: Viết Việc 3: Đọc Việc 4: Viết chính tả 5 THAO TÁC - Nghe rõ ( vật liệu ngữ âm) - Nói rõ (quan hệ nghe/nói) - Phân tích (tiếng/ vần/ âm) - Lập mô hình tiếng - Áp dụng mô hình: ghi và đọc được một tiếng. CÂU HỎI THẢO LUẬN  Bạn cho biết đối tượng cần lĩnh hội (cái) trong Mẫu BA là gì?  Làm thế nào (cách) để chiếm lĩnh được đối tượng đó?  Sản phẩm (mục đích yêu cầu) của tiết Mẫu BA này là gì? 1. Đối tượng lĩnh hội (cái) : chiếm lĩnh đối tượng là nguyên âm (a) và phụ âm (b). 2. Quá trình làm (cách) : - Tiếng /ba/ được phát âm, nói to, là một khối liền nguyên tảng. - Tách (phân giải, phân tích) tiếng ra 2 phần. - Nhận ra đặc điểm ngữ âm của mỗi phần trong tiếng /ba/ : âm /b/ - phụ âm, âm /a/ - nguyên âm. 3. Sản phẩm - Nhận ra hai loại âm (2 khái niệm ngữ âm): Nguyên âm/ phụ âm. Viết được chữ ghi âm và ghi tiếng có âm đã học (viết ở bảng con và viết vào vở). - Học sinh nghe, nhắc lại tiếng, phân tích tiếng (bằng phát âm), viết và đọc lại, làm một cách tự nhiên, không cần cố gắng. THỰC HÀNH DẠY MẪU Từ công đoạn lập mẫu BA, bạn chuyển sang công đoạn dùng mẫu BA để:  Dạy phụ âm  Dạy nguyên âm TỔNG KẾT 1.Đối tượng cần chiếm lĩnh trong mẫu BA là nguyên âm ( a), phụ âm ( b) 2. Cách làm: Thực hiện theo quy trình 4 việc 3. Sản phẩm - Chiếm lĩnh khái niệm :Nguyên âm và phụ âm - Viết được chữ ghi âm a, b - Nghe, nói,đọc, viết được các tiếng có hai âm a,b ( ba, bà, bá, bả, bã, bạ). MẪU 3: VẦN . Mục tiêu: Tiếng Việt 1- CGD, tập hai, là VẦN vì trong đó chứa tất cả các vần có thể có, chia ra 5 mẫu: 1. Mẫu ba: Vần chỉ có âm chính: 12 vần (các nguyên âm: a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, iê, uô, ươ) 2. Mẫu oa: Vần có âm đệm, âm chính: 6 vần ( oa, oe, uê, uy, uơ, uya). 3. Mẫu an: Vần có âm chính và âm cuối: 4. Mẫu oan: Vần có đủ âm đệm, âm chính và âm cuối: 5. Mẫu iê: các vần chứa nguyên âm đôi dùng để tổng kết toàn bộ các mẫu đã học. MÔ HÌNH CẤU TRÚC NGỮ ÂM CỦA TIẾNG Kiểu vần 1: ba Kiểu vần 3: an Kiểu vần 2: oa Kiểu vần 4: oan II. Quy trình tiết dạy Việc 1: Học vần mới 1a. Giới thiệu tiếng mới, phát âm/Nhắc lại vần vừa học, thay một thành phần. 1b. Phân tích tiếng/vần 1c. Vẽ mô hình. 1d. Tìm tiếng có vần mới. Việc 2: Viết. 2a. Viết bảng con. 2b. Viết vở Em tập viết. Việc 3: Đọc. 3a. Đọc chữ trên bảng lớp. 3b. Đọc sách Tiếng Việt-CGD lớp 1. Việc 4: Viết chính tả. 4a. Viết các tiếng khó vào bảng con. 4b. Viết vào vở chính tả. 4c. Thu vở, chấm chữa, nhận xét để H rút kinh nghiệm. III. Câu hỏi thảo luận: 1/ Tiếng Việt có mấy kiểu vần? Nêu các vần mẫu. 2/ Nội dung kiến thức, kĩ năng H nhận được sau khi học bài 3? a. Học kiểu vần 1, H nắm được điều gì? b. Học kiểu vần 2, H nắm được điều gì? c. Học kiểu vần 3, H nắm được điều gì? d. Học kiểu vần 4, H nắm được điều gì? 3/ Nêu mối liên hệ giữa các loại vần? Tác dụng của mối liên hệ trong việc lập mẫu. BƯỚC 3: THẢO LUẬN / Tiếng Việt có 4 kiểu vần: *Vần chỉ có âm chính, mẫu ba. *Vần có âm đệm và âm chính, mẫu oa. *Vần có âm chính và âm cuối, mẫu an. *Vần có đủ âm đệm, âm chính và âm cuối, mẫu oan. 2/ Nội dung kiến thức, kĩ năng H nhận được sau khi học bài 3: a. Học kiểu vần chỉ có âm chính(tách ra thành bài 2), H có 2 sản phẩm cơ bản: * Tất cả các phụ âm và nguyên âm(trừ ă,â và nguyên âm đôi) * Các chữ ghi âm theo thứ tự bảng chữ cái a,b,c… b/ Học kiểu vần có âm đệm và âm chính, H nắm được: *Nguyên âm tròn môi và nguyên âm không tròn môi: H tự phân loại qua quan sát T phát âm. Nguyên âm tròn môi: o,ô,u. Nguyên âm không tròn môi: a,e,ê,i,ơ,ư. *Cách tạo ra kiểu vần có âm đệm và âm chính: kỹ thuật làm tròn môi các nguyên âm không tròn môi. /a/--/oa/, /e/--/oe/, /ê/--/uê/, /i/--/uy/, /ơ/--/uơ/ * Luật chính tả ghi âm /c/ trước âm đệm và luật chính tả ghi âm chính /i/ bằng y. c/ Học kiểu vần có âm chính và âm cuối, H nắm được: * Các cặp âm cuối là phụ âm: n/t, m/p, ng/c, nh/ch; các âm cuối là nguyên âm: i/y và o/u * Cách tạo ra vần mới: phương pháp phân tích. Sau khi đã lập mẫu thì dùng thao tác thay âm chính hoặc âm cuối. d/ Học kiểu vần có đủ âm đệm, âm chính, âm cuối H nắm được: *Cách tạo ra vần mới: dựa trên mối quan hệ giữa các kiểu vần (cách “làm tròn môi” hoặc cách “thay một thành phần”) /a/--->/oa/ /an/--->/oan/ /a/--->/an/ /oa/--->/oan/ * Củng cố luật chính tả ghi âm /c/ trước âm đệm. MẪU 5 NGUYÊN ÂM ĐÔI I.Mục tiêu 1. Kiến thức: giúp H hình thành - Khái niệm nguyên âm đôi - Luật chính tả nguyên âm đôi - Củng cố các kiểu vần đã học, tạo ra các vần mới chứa nguyên âm đôi 2. Thao tác: củng cố các thao tác làm việc trí óc đã có từ 3 bài trước ( phát âm, phân tích, ghi mô hình…) 3. Kĩ năng: củng cố các kĩ năng đã được hình thành: nhận, thực hiện nhiệm vụ, kĩ năng đọc, kĩ năng viết… II. NỘI DUNG 1. Khái niệm nguyên âm đôi 1.1.Nguyên âm đơn: 11 nguyên âm đơn 1.2. Nguyên âm đôi: là nguyên âm mang tính chất hai âm. VD: nguyên âm đôi /iê/: /i/ + /ê/ Ba nguyên âm đôi: /iê/, /uô/, /ươ/ 2. Luật chính tả nguyên âm đôi 2.1.Cách ghi nguyên âm đôi 2.2.Cách ghi dấu thanh tiếng chứa nguyên âm đôi CÁCH GHI NGUYÊN ÂM ĐÔI Nguyªn ©m ®«i /iª/** /u«/ /¬/ kh u Kh«ng cã ©m cuèi Cã ©m cuèi ia (lia, hia...) ua (mua, thua..) a (ma, tha..) iª (liªn,tiÕt...) u« (mu«n, muèt..) ¬ (lîn, thít..) ya kh u yª II. NỘI DUNG 3. Cấu trúc bài nguyên âm đôi • Nguyên âm đôi /iê/ học các vần: iên- iêt, ia, uya- uyên- uyêt • Nguyên âm đôi / uô/: uôn- uôt, ua • Nguyên âm đôi / ươ/: ươn- ươt, ưa. III. QUY TRÌNH BỐN VIỆC BÀI 4 Việc 1: Học vần mới 1a. Giới thiệu tiếng n 1b. Phân tích vần iên 1c. Vẽ mô hình 1d. Tìm tiếng mới Việc 2: Viết 2a. Viết bảng con 2b. Viết vở “ Em tập viết” Việc 3: Đọc Việc 4: Viết chính tả Quy trình trên giống quy trình dạy vần ở bài 3. THẢO LUẬN 1.Học đến bài này học sinh của bạn đã có những gì ?( về kiến thức, kĩ năng, thao tác…) 2.Tại sao nói: học bài 4 nguyên âm đôi thực chất là ôn tập các kiểu vần đã học? 3. Bạn hãy nêu ngắn gọn quy trình 4 việc thực hiện mẫu 5? Những lưu ý khi thực hiện từng việc. • Câu 1: Sản phẩm của 3 bài trước 1. Tri thức: H đã nắm được cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt thông qua: - Biết tách lới nói thành tiếng rời - Biết phân tích tiếng thành hai phần - Nhận ra các nguyên âm, phụ âm - Biết 4 kiểu vần - Nắm được một số luật chính tả. 2. Thao tác : H thành thạo các thao tác làm việc trí óc ( phát âm, phân tích, mô hình hóa…) 3. Kĩ năng: - Nghe, nhận và thực hiện nhiệm vụ - Kĩ năng đọc và viết( tốc độ tối thiểu ở giai đoạn này: đọc: 50 tiếng/ phút, viết: 7 chữ/ phút) T lưu ý phương pháp: không làm thay H, luôn khai thác cái đã biết của H để tạo ra cái mới. H tự làm lấy mọi việc. Sản phẩm H có là do H tự làm ra. Câu 2: Bài 4 là bài ôn tập các kiểu vần 1. Kiểu vần 1: vần ia, ua, ưa ( âm chính là nguyên âm đôi) Kiểu vần 2: âm đệm, âm chính: uya Kiểu vần 3: âm chính, âm cuối: : iên- iêt, uôn- uôt ươn- ươt Kiểu vần 4: âm đệm, âm chính, âm cuối: uyên- uyêt 2. Quy trình 4 việc áp dụng giống như dạy bài vần. T lưu ý: đừng quá lo lắng vì nguyên âm đôi khó, T hãy tiến hành nhẹ nhàng như các tiết học vần trước đây! Câu 3: Quy trình mẫu 5- những lưu ý khi tiến hành từng việc Việc 1: Học vần /iên/ /iêt/ 1a. Giới thiệu tiếng (chú trọng phát âm) 1b. Phân tích vần iên ( chú trọng phát âm) 1c. Vẽ mô hình tiếng / tiên/( nguyên âm đôi là âm chính, khái niệm nguyên âm đôi) 1d. Tìm tiếng có vần /iên/ - Thay âm đầu - Thêm thanh ( luật chính tả dấu thanh: nguyên âm đôi có âm cuối dấu thanh đặt ở ê) Việc 2: Viết 2a. Viết bảng con ( chú ý luật chính tả nguyên âm đôi /iê/ viết yê- tiếng mẫu: yến) 2b. Viết vở “ Em tập viết” Việc 3: Đọc Việc 4: Viết chính tả TỔNG KẾT 1. Bằng phát âm học sinh nhận ra nguyên âm đôi. T và H phát âm chuẩn. 2. Theo luật chính tả H biết cách ghi nguyên âm đôi. Đến đây xử lý mối quan hệ âm/ chữ ở trình độ tinh tế, chuẩn xác nhất: 1 âm ghi bằng 2…4 con chữ. 3. Quy trình cứng 4 việc áp dụng giống quy trình dạy vần ( coi trọng hơn việc 1). 4. Bài 4 coi như Tổng ôn tập: củng cố khái niệm, quá trình của 3 bài trước. MẪU 6. Luật chính tả 2. Quy trình tổ chức dạy học các bài Luật chính tả của TV1.CGD Thống nhất quy trình 4 việc Việc 1. Chiếm lĩnh ngữ âm Việc 2. Viết (học viết chữ ghi âm) Việc 3. Đọc (đọc bảng, đọc sách) Việc 4. Viết chính tả (tổng kiểm tra) 3. Các luật chính tả trong TV1.CGD: - Luật chính tả viết hoa. - Luật chính tả e, ê, i. - Luật chính tả âm đệm. - Luật chính tả nguyên âm đôi. - Luật chính tả phiên âm tiếng nước ngoài. - Luật chính tả ghi dấu thanh. - Luật chính tả theo nghĩa. - Một số trường hợp đặc biệt. 4. Cách dạy Luật chính tả của TV1.CGD - Gặp đâu dạy đó. - Dạy đâu chắc đó. - Dạy LCT đi liền với dạy cấu trúc ngữ âm của Tiếng. THẢO LUẬN 1. Tiết dạy minh hoạ nhằm cung cấp cho HS luật chính tả gì? 2. Nêu cách dạy LCT của chương trình TV 1.CGD. 3. Kể tên một số Luật chính tả mà bạn biết trong chương trình TV1.CGD. 3. Một số Luật chính tả trong chương trình TV1.CGD? THÔNG TIN PHẢN HỒI 3.1. Luật viết hoa a. Tiếng đầu câu: Tiếng đầu câu phải viết hoa. b. Tên riêng b1. Tên riêng Tiếng Việt: - Viết hoa tất cả các tiếng không có gạch nối. Ví dụ: Vạn Xuân, Việt Nam. - Tên riêng chỉ có một tiếng thì viết hoa tiếng đó. Ví dụ: sông Hương, núi Ngự. b2. Tên riêng tiếng nước ngoài Chỉ viết hoa tiếng đầu mỗi từ. Giữa các tiếng trong mỗi từ phải có gạch nối. Ví dụ: Cam-pu-chia, Xinh-ga-po. 3.1. Luật viết hoa a. Tiếng đầu câu: Tiếng đầu câu phải viết hoa. b. Tên riêng b1. Tên riêng Tiếng Việt: - Viết hoa chữ cái đầu tất cả các tiếng không có gạch nối. Ví dụ: Việt Nam, Tháp Mười. - Tên riêng chỉ có một tiếng thì viết hoa tiếng đó. Ví dụ: sông Hương, núi Ngự. b2. Tên riêng tiếng nước ngoài Chỉ viết hoa tiếng đầu mỗi từ. Giữa các tiếng trong mỗi từ phải có gạch nối. Ví dụ: Cam-pu-chia, Xinh-ga-po. 3.2. Luật ghi tiếng nước ngoài - Nghe thế nào viết thế ấy (như Tiếng Việt). Giữa các tiếng (trong một từ) phải có gạch nối. Ví dụ: pa-nô, pi-a-nô. 3.3 Ghi dấu thanh - Viết dấu thanh ở âm chính của vần. Ví dụ: bà, bá, loá, quỳnh, bào, mùi… Tiếng có nguyên âm đôi: + không có âm cuối: mía + có âm cuối: buồn 3.4 . Ghi một số âm đầu b1. Luật e, ê, i (k, gh, ngh) b2. Luật ghi âm cờ trước âm đệm (qua) b3. Luật ghi chữ "gì“: Ở đây có hai chữ i đi liền nhau. Khi viết phải bỏ i của chữ gi, thanh gì. 3.5. Ghi một số âm chính Quy tắc chính tả khi viết âm i: - Tiếng chỉ có một âm i thì có tiếng viết bằng i (i ngắn) có tiếng viết bằng y (y dài) + Viết i nếu đó là từ Thuần Việt (ì ầm) + Viết y nếu đó là từ Hán Việt (y tá) - Tiếng có âm đầu và âm i thì một số tiếng có thể viết y, hoặc viết i đều được. Nhưng hiện nay quy định chung viết là i: thi sĩ. - Khi có âm đệm đứng trước, âm i phải viết là y (y dài): Huy 3.5. Ghi một số âm chính Cách ghi nguyên âm đôi. ia: + Không có âm cuối: mía + Có âm cuối: biển + Có âm đệm, không có âm cuối: khuya + Có âm đệm, có âm cuối hoặc không có âm đầu: tuyên, yến, … ua: múa, muốn ưa: mưa, mượn 3.6. Luật chính tả theo nghĩa Ở các vùng miền trên đất nước ta, có khác biệt ít nhiều về âm khi nói thì phải dùng chữ để ghi đúng nghĩa muốn nói - Âm đầu: + tr/ch: tre/che + gi/d/r: gia/da/ra + s/x: su/ xu + l/n: lo/no + d/v: dô/vô - Âm cuối: + n/ng: tan/ tang + t/c: mắt/mắc Dấu thanh: + hỏi/ngã: nghỉ/nghĩ TỔNG KẾT - Dạy đúng theo quy trình việc làm và thao tác của thiết kế. - GV cần chủ động dạy HS cách học luật chính tả. (Theo Luật chính tả…” - Gặp tình huống chính tả ở đâu GV cần giúp HS xử lí triệt để ở đấy để làm rõ mối quan hệ âm và chữ. - Lưu ý HS một số trường hợp đặc biệt. - Liên tục nhắc lại Luật chính tả cho HS khi đọc và viết chứa luật. MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGỮ ÂM TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT LỚP1 CGD THẢO LUẬN 1) Cấu trúc âm tiết tiếng Việt gồm có mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào? 2) ) Trình bày các nguyên âm và phụ âm trong tiếng Việt và cho biết cách phân biệt. 3) Kể tên các kiểu vần trong chương trình TV lớp 1. CGD 4) Nêu luật chính tả âm cờ, gờ, ngờ trước âm e, ê, i. 5) Tiếng Việt có mấy âm đệm? Nêu luật chính tả âm đệm? 6) Có mấy nguyên âm đôi? Kể tên và nêu cách viết. 2. ÂM TIẾT * LƯỢC ĐỒ ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT Thanh điệu Âm đầu Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối Các yếu tố cấu thành âm tiết tiếng việt 1.Thanh điệu: Tiếng Việt có sáu thanh điệu 2. Âm đầu: - Các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng là các phụ âm (21 âm vị phụ âm ghi lại trên chữ viết). - Số lượng chữ viết nhiều hơn số lượng âm vị vì sự thể hiện âm vị trên chữ viết không theo nguyên tắc 1-1. VD: /b/ - b, /c/ - c,k,q 3. Âm đệm - Trong tiếng Việt, âm vị bán nguyên âm môi /-w-/ đóng vai trò âm đệm. Âm vị này được ghi bằng 2 con chữ: - Ghi bằng con chữ “u”: + trước nguyên âm hẹp, hơi hẹp: VD: huy, huế… + sau phụ âm /k-/ VD: qua, quê, quân. - Ghi bằng con chữ “o” khi trước nguyên âm rộng, hơi rộng. VD: hoa, hoe, … 4. Âm chính Trong tiếng Việt có 16 âm vị làm âm chính, gồm: 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi. • Các nguyên âm đơn được thể hiện bằng các con chữ sau: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y, ... • Các nguyên âm đôi được thể hiện bằng các con chữ sau: iê (iê, yê, ia, ya), uô (uô, ua), ươ (ươ, ưa). 5. Âm cuối Tiếng Việt có các âm vị làm âm cuối: 8 phụ âm, 2 bán nguyên âm. • 8 phụ âm được thể hiện bằng 8 con chữ sau: p, t, c, ch, m, n, ng, nh. • 2 bán nguyên âm được thể hiện bằng 4 con chữ: u, o, i, y II. Nguyên âm, phụ âm, bán nguyên âm • Nguyên âm: luồng hơi đi ra tự do, có thể kéo dài. • Phụ âm: luồng hơi đi ra bị cản, không kéo dài. • Bán nguyên âm (hay còn gọi là bán phụ âm) để chỉ những âm vừa mang tính chất phụ âm vừa mang tính chất nguyên âm. Đây là những âm đảm nhận vị trí âm đệm và âm cuối. Ví dụ: o trong hoa, u trong lau... III. Cấu trúc ngữ âm trong chương trình TV1.CGD 1. Chương trình Tiếng Việt 1 CGD đã vận dụng cấu trúc âm tiết tiếng Việt, giúp HS chiếm lĩnh khái niệm ngữ âm Tiếng Việt ( Tiếng, Âm, Vần). - Tách lời thành tiếng - Tách Tiếng thành 2 phần - Nhận biết được đặc điểm ngữ âm của các nguyên âm và các phụ âm. 2. Chương trình TV1.CGD đưa ra 4 mẫu vần trên cơ sở phân tích cấu trúc của Tiếng + Vần có âm chính: + Vần có âm đệm, âm chính: + Vần có âm chính, âm cuối + Vần có âm đệm, âm chính, âm cuối 3. LCT trong chương trình Tiếng Việt 1 CGD • 3a. Luật viết hoa a. Tiếng đầu câu b. Tên riêng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan