Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tái cấu trúc khu vực công ty hàn quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam...

Tài liệu Tái cấu trúc khu vực công ty hàn quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam

.PDF
177
393
69

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO MẠNH NINH TÁI CẤU TRÚC KHU VỰC CÔNG TY Ở HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9.31.01.06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Ngô Xuân Bình 2. TS. Võ Hải Thanh HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án tiến sỹ "Tái cấu trúc khu vực công ty ở Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam" là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Số liệu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa được công bố toàn bộ nội dung trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả Đào Mạnh Ninh i LỜI CẢM ƠN Luận án được nghiên cứu sinh thực hiện và hoàn thành tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ban Lãnh đạo, các phòng, ban chức năng của Học viện Khoa học xã hội, các Thầy, Cô, các cán bộ Khoa Quốc tế học đã tạo điều kiện giúp đỡ. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Ngô Xuân Bình và TS. Võ Hải Thanh, đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ với những chỉ dẫn khoa học quí giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô, các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức khoa học cho nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các viện, các trung tâm nghiên cứu kinh tế, nghiên cứu Hàn Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi giúp nghiên cứu sinh điều tra, khảo sát thu thập tài liệu nghiên cứu cần thiết cho luận án. Xin trân trọng cảm ơn! ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÁI CẤU TRÚC KHU VỰC CÔNG TY Ở HÀN QUỐC............................................................................... 9 1.1. Tình hình nghiên cứu ....................................................................................................... 9 1.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài................................................................................... 9 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................................. 15 1.2. Đánh giá t tình hình nghiên cứu à nh ng n t a cho tài u n án c n t ung nghiên cứu. ............................................................................................................ 26 1.2.1. Những đánh giá về tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................... 26 1.2.2. Những vấn đề đã được nghiên cứu có thể kế thừa trong luận án .............................. 29 1.2.3. Những vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn trong khuôn khổ luận án .............................. 29 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁI CẤU TRÚC KHU VỰC CÔNG TY Ở HÀN QUỐC .................................................................................................. 31 2.1. C s u n tái c u t c hu c c ng t ............................................................ 31 2.1.1. ông ty và khu vực công ty ........................................................................................... 31 2.1.2. Tái cấu trúc khu vực công ty ......................................................................................... 34 2.2. C s th c ti n tái c u t c hu c c ng t Hàn Quốc.................................. 48 2.2.1. Nguyên nhân khủng hoảng khu vực công ty Hàn Quốc trong khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. .................................................................................................................... 48 2.2.2. Hậu quả của khủng hoảng khu vực công ty của Hàn Quốc và những yêu cầu đặt ra về tái cấu trúc ........................................................................................................................... 57 CHƯƠNG 3. TÁI CẤU TRÚC KHU VỰC CÔNG TY Ở HÀN QUỐC SAU KH NG HOẢNG TÀI CH NH CH U Á N M 199 ................................................... 63 3.1. M c tiêu ngu ên t c quan i à h ng há tiế c n tái c u t c hu c c ng t Hàn Quốc. .............................................................................................................. 63 3.1.1. c tiêu và nguyên t c tái cấu trúc khu vực công ty .................................................. 63 3.1.2. Quan điểm và hương há tiế cận tái cấu trúc khu vực công ty ............................ 65 iii 3.2. Th c t ạng tái c u t c hu c c ng t Hàn Quốc ............................................. 70 3.2.1. Tái cấu trúc hệ thống tài chính của khu vực công ty................................................... 70 3.2.2. Tái cấu trúc hệ thống quản tr oanh nghiệ của khu vực công ty ............................ 78 3.2.3. Tái cấu trúc ngành nghề, l nh vực của cha bol hàng đầu ig al .................... 85 3.2.4. Tái cấu trúc các thông qua những chính sách h trợ về tài chính. ................... 90 3.2. . Tái cấu trúc các thông qua chính sách tư nhân hoá và cải cách cơ chế quản l của hính hủ đối với s. .................................................................................................. 93 3.2. . ánh giá chung về quá trình tái cấu trúc khu vực công ty ở Hàn Quốc. ................ 100 CHƯƠNG 4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM T QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC KHU VỰC CÔNG TY Ở HÀN QUỐC VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CH NH SÁCH CHO VIỆT NAM....................................................................................................................................... 106 4.1. Bài học inh nghiệ từ quá t ình tái c u t c hu c c ng t Hàn Quốc. ... 106 4.1.1. Những bài học thành công .......................................................................................... 106 4.1.2. Những bài học chưa thành công................................................................................. 111 4.2. Tái c u t c hu c oanh nghiệ Nhà n c Việt Na th i gian qua.......... 113 4.2.1. Quá trình thực hiện tái cấu trúc khu vực NNN ở Việt Nam................................... 113 4.2.2. ánh giá kết quả thực hiện của quá trình tái cấu trúc NNN ở Việt Nam thời gian qua........................................................................................................................................... 119 4.3. Hàm ý chính sách ối i quá t ình tái c u t c oanh nghiệ Nhà n c Việt Na th i gian t i. ................................................................................................................ 129 4.3.1. c tiêu, quan điểm của quá trình tái cấu trúc khu vực NNN ở Việt Nam thời gian tới............................................................................................................................................. 129 4.3.2. ột số hàm chính sách đối với Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc khu vực NNN thời gian tới................................................................................................................ 132 KẾT LUẬN............................................................................................................................ 140 ANH M C C NG T NH KHOA HỌC C A T C GI ĐÃ C NG B LI N QUAN ĐẾN LUẬN N....................................................................................................... 143 TÀI LIỆU THAM KH O .................................................................................................... 144 PH L C iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết t t ADB AMC Tiếng Anh Tiếng Việt : Ngân Ngân hàng phát triển Châu : Asian Development Bank Á : Công ty quản lý tài sản Quốc gia : Asset Management Company CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CFS : Báo cáo tài chính hợp nhất CRCC : : Asset Management Company y ban điều phối tái cấu trúc : Committee Restructuring doanh nghiệp Hàn Quốc CRPA : Industrialization, Modernization Coordinating Company : Đạo luật xúc tiến tái cơ cấu doanh : Company Restructuring nghiệp Hàn Quốc Promotion Act DNNN : Công ty trách nhiệm hữu hạn mua : Debt Asset Trading Company bán nợ oanh nghiệp Nhà nước State-Owned Enterprise (SOE) IBRD : Ngân hàng quốc tế về tái thiết và : International Bank for DATC phát triển Reconstruction Development IMF : Quĩ tiền tệ thế giới KAMCO : Công ty quản lý tài sản nợ thuộc : Korean Asset Management : International Monetary Fund Ngân hàng phát triển Hàn Quốc Corporation KDB : Ngân hàng phát triển Hàn Quốc KDI : Viện nghiên cứu phát triển Hàn : Korea Development Institute : Korea Development Bank Quốc WON : Won Hàn Quốc : Korea Won v M&A : Mua bán và sáp nhập : Mergers and Acquisitions MOU : Biên bản ghi nhớ : Memorandum of Understanding TCTKVCT : Tái cấu trúc khu vực công ty : Restructure the company area TNHH : Trách nhiệm hữu hạn : Limited Liability SME : FSS : Cơ quan giám sát tài chính : Financial Supervisory Service WB : Ngân hàng thế giới : World Bank oanh nghiệp vừa và nhỏ vi : Small and Medium Enterprises DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Top 30 Chaebols tỷ lệ nợ /vốn chủ sở hữu và tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản .. 52 Bảng 2.2: Số vụ án và thời hạn giải quyết thủ tục phá sản.................................................... 56 Bảng 2.3: Sáu tập đoàn bị phá sản trong số 30 Chaebols lớn nhất. ...................................... 59 Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu của các công ty Hàn Quốc giai đoạn 1997 - 1998. ......................... 60 Bảng 3.1: Chính sách Hàn Quốc thực hiện để tái cấu trúc doanh nghiệp ............................ 66 Bảng 3.2: So sánh phương pháp tiếp cận London với các cách tiếp cận khác .................... 67 Bảng 3.3: So sánh với phương thức tái cấu trúc trước đây được áp dụng tại Hàn Quốc .... 67 Bảng 3.4: Phương pháp tái cấu trúc theo quy mô doanh nghiệp .......................................... 70 Bảng 3.5: Kế hoạch tái cấu trúc của 5 tập đoàn lớn nhất ...................................................... 75 Bảng 3.6: Hiệu suất thực hiện hợp đồng cải thiện cấu trúc tài chính của 4 tập đoàn lớn nhất ................................................................................................................................................... 77 Bảng 3.7: Hiệu suất thực hiện hợp đồng cải thiện cấu trúc tài chính của các tập đoàn ngoài Big 4 .......................................................................................................................................... 78 Bảng 3.8: Tình trạng giải quyết vấn đề bảo lãnh tín dụng đối với một nhóm các tập đoàn 84 Bảng 3.9: Các lĩnh vực kinh doanh chính của 5 tập đoàn hàng đầu..................................... 84 Bảng 3.10: Hiệu quả thanh lý các công ty trong 4 tập đoàn hàng đầu ................................. 85 Bảng 3.11: Các thỏa thuận và kế hoạch của Big eal (ngày 7/12/1998)............................. 86 Bảng 3.12: Giảm tài sản trên mỗi khu vực công nghiệp ....................................................... 88 Bảng 3.13: Tình trạng giảm nhân sự ở các ngành ................................................................. 88 Bảng 3.14: Tình trạng giảm nợ theo từng ngành ................................................................... 88 Bảng 3.15: Tình hình kinh doanh theo từng nhóm ................................................................ 89 Bảng 3.16: Vốn cho vay đối với các SME ............................................................................. 92 Bảng 3.17: Cán cân bảo đảm tín dụng nổi bật ....................................................................... 93 Bảng 3.18: Kế hoạch tư nhân hóa của Chính phủ Hàn Quốc năm 1998 ............................. 97 Bảng 4.1: Hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước........................... 120 Bảng 4.2: Tỷ trọng vốn chủ sở hữu của các loại hình doanh nghiệp.................................. 122 vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời của đồng vốn với tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành có lợi thế cạnh tranh...................................................................................................... 39 Sơ đồ 2.2: Lý thuyết đánh đổi về cơ cấu vốn ......................................................................... 40 Hình 2.1: Cách tiếp cận của Hàn Quốc về tái cấu trúc nợ theo cách tiếp cận London. .... 41 Hình 2.2: Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần của các doanh nghiệp Hàn Quốc ....................58 Hình 2.3. Tỷ lệ lợi nhuận của các công ty Hàn Quốc............................................................ 59 Hình 2.4: Khung phân tích tái cấu trúc khu vực công ty ở Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. ....................................................................................................... 62 Hình 3.1: Qui trình đánh giá sự cải thiện tái cấu trúc tài chính của công ty......................... 76 viii MỞ ĐẦU 1. Tính c thiết của tài Khủng hoảng tài chính Châu năm 1997 đã đặt nền kinh tế Hàn Quốc trong đó có khu vực công ty vào tình trạng hết sức khó khăn, nguy cơ phá sản hàng loạt các công ty kéo theo sự kiệt quệ của thanh khoản ngoại hối và sự sụp đổ mang tính hệ thống của toàn bộ nền kinh tế đã hiện hữu. Đứng trước tình hình đó, Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành quá trình tái cấu trúc nền kinh tế trên 4 lĩnh vực chính: hệ thống tài chính, khu vực công ty, khu vực công và thị trường lao động. Với những chính sách đúng đắn khi thực hiện tái cấu trúc, chỉ sau 5 năm, kinh tế Hàn Quốc đã lấy lại thăng bằng và phát triển mạnh mẽ cho đến tận ngày nay. Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công đó là chính phủ Hàn Quốc đã có những chính sách quyết liệt và toàn diện để tái cấu trúc khu vực công ty, từ việc xác định được mục tiêu, nguyên tắc, quan điểm, phương pháp tiếp cận cho đến hệ thống những giải pháp cụ thể, riêng biệt cho từng loại hình công ty. Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc thực hiện những nội dung cơ bản của quá trình tái cấu trúc khu vực công ty Hàn Quốc như: chương trình “workout” (mà trọng tâm là tái cấu trúc nợ), tái cấu trúc ngành nghề, lĩnh vực của các Chaebol lớn nhất (Big eal), tái cấu trúc thông qua những thỏa thuận về tài chính, tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp, tái cấu trúc các doanh nghiệp Nhà nước và tái cấu trúc các doanh nghiệp vừa và nhỏ…là vấn đề rất được quan tâm đối với nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam khi triển khai quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Ở Việt Nam trong đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta nhấn mạnh kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. oanh nghiệp Nhà nước giữ vị trí then chốt, đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội. Cũng trong những năm qua, tuy chiếm tỷ lệ lớn về vốn, lực lượng lao động, tổng thu ngân sách...song doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém nhất là trong cơ chế quản lý, khả năng cạnh tranh và hiệu 1 quả kinh tế. Việc thực hiện tái cấu trúc lại khu vực doanh nghiệp Nhà nước được Đảng và Nhà nước ta xác định là một yêu cầu mang tính cấp thiết. Tái cấu trúc, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước với mục tiêu để doanh nghiệp Nhà nước có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Theo đó, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 đã xác định, tái cấu trúc NNN là một trong ba trụ cột trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế (cùng với tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu trúc ngân hàng và tổ chức tín dụng) đã được Đảng ta chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện tại Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. Chính vì thế, để nâng cao hiệu quả của quá trình tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước, bên cạnh sự quyết tâm của Nhà nước và các doanh nghiệp thì việc nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các nước đi trước, mà cụ thể là Hàn Quốc là hết sức cần thiết, có thể giúp cho Việt Nam có được những bài học quí trong quá trình tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Đó là lí do tôi chọn đề tài: “Tái cấu trúc khu vực công ty ở Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” làm đề tài luận án Tiến sỹ của mình. 2. M c ích à nhiệ nghiên cứu của u n án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về tái cấu trúc khu vực công ty của Hàn Quốc, luận án sẽ phân tích mục tiêu, nguyên tắc, quan điểm, phương pháp tiếp cận và quá trình tái cấu trúc khu vực công ty ở Hàn Quốc, làm rõ những thành công và vấn đề đặt ra trong quá trình khu vực công ty ở Hàn Quốc sau khủng hoảng tài chính châu năm 1997 cùng các nguyên nhân chủ yếu của chúng. Từ đó, luận án sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm và hàm ý chính sách đối với vấn đề tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ: - Tổng quan lại tình hình nghiên cứu cho đến nay về chủ đề của luận án. 2 - Hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về tái cấu trúc khu vực công ty ở Hàn Quốc. - Nghiên cứu mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, nội dung, thực trạng, những vấn đề đặt ra trong tái cấu trúc các khu vực công ty ở Hàn Quốc và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Trên cơ sở bài học kinh nghiệm từ quá trình tái cấu trúc khu vực công ty ở Hàn Quốc, luận án đưa ra một số hàm ý về chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quá trình tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Từ mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: 1. Tại sao Hàn Quốc phải tiến hành tái cấu trúc khu vực công ty? 2. Những định hướng lớn của chính phủ Hàn Quốc đối với việc tái cấu trúc khu vực công ty là gì? 3. Quá trình tái cấu trúc khu vực công ty của Hàn Quốc được tiếp cận theo phương pháp nào? 4. Những mục tiêu, nguyên tắc, quan điểm và nội dung chủ yếu trong việc tái cấu trúc khu vực công ty là gì? (Tập trung vào những nội dung mang tính đột phá có tính chất quyết định mang lại sự thành công). 5. Những thành công đạt được từ tái cấu trúc khu vực công ty Hàn Quốc là gì? Nguyên nhân của những thành công đó? 6. Tái cấu trúc khu vực công ty Hàn Quốc còn có những hạn chế hoặc thất bại gì? Nguyên nhân của những hạn chế, thất bại đó? 7. Việt Nam có thể học tập được những bài học gì từ kinh nghiệm tái cấu trúc khu vực công ty Hàn Quốc đối với việc tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay? 3. Đối t ợng à hạ i nghiên cứu của u n án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Tái cấu trúc khu vực công ty ở Hàn Quốc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 - Phạm vi nội ung: Luận án sẽ không nghiên cứu quá trình tái cấu trúc một loại hình công ty cá biệt nào của Hàn Quốc mà sẽ tập trung phân tích thực trạng những vấn đề cơ bản nhất trong quá trình tái cấu trúc toàn bộ khu vực công ty Hàn Quốc như: tái cấu trúc nợ mà trọng tâm là chương trình workout, tái cấu trúc ngành nghề lĩnh vực các Chaebol lớn nhất của Hàn Quốc - chương trình Big eal, tái cấu trúc hệ thống tài chính, tái cấu trúc hệ thống quản trị doanh nghiệp, tái cấu trúc thông qua chính sách hỗ trợ các SME, tái cấu trúc thông qua chính sách tư nhân hóa các SOE. Từ đó có những nhận xét, đánh giá thực trạng tái cấu trúc khu vực công ty Hàn Quốc và rút ra những bài học kinh nghiệm, đưa ra một số hàm ý về chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quá trình tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Sở dĩ tác giả lựa chọn phạm vi nghiên cứu là tái cấu trúc toàn bộ khu vực công ty ở Hàn Quốc nhưng lại chỉ rút ra bài học kinh nghiệm cho khu vực doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam vì nếu so sánh một loại hình công ty cá biệt của Hàn Quốc với NNN ở Việt Nam sẽ có rất nhiều điểm rất khác biệt, đặc biệt là về sở hữu và tổ chức, quản lý, nên việc đưa ra bài học kinh nghiệm có thể áp dụng được là rất khó. Ngoài ra xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của NNN ở Việt Nam, cùng với vấn đề tái cấu trúc khu vực NNN ở Việt Nam hiện nay là một trong ba trụ cột trong quá trình tái cấu trúc của nền kinh tế quốc dân. - Phạm vi thời gian: Luận án chủ yếu tập trung vào nghiên cứu tái cấu khu vực công ty Hàn Quốc từ sau khủng hoảng tài chính, tiền tệ châu 1997 đến năm 2002 vì đây là giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ Châu trong đó Hàn Quốc là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề và cũng là giai đoạn mà Hàn Quốc đã thực hiện một quá trình tái cấu trúc toàn diện nền kinh tế khá thành công, trong đó tái cấu trúc khu vực công ty, được coi như là một điển hình để các nước khác có thể tham khảo. Đối với quá trình tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam tập trung vào giai đoạn từ năm 2011 đến nay vì đây là giai đoạn mà chủ trương tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước mà trọng tâm là tái cấu trúc các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước được đẩy mạnh. Thực chất bắt 4 đầu từ giai đoạn này quá trình tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước mới được nhìn nhận rõ nét hơn. 4. Ph ng há u n à h ng há nghiên cứu của u n án 4.1. Phương pháp luận Trên cơ sở lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận nghiên cứu, luận án sẽ sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu trên góc độ vĩ mô. Đặt việc nghiên cứu tái cấu trúc khu vực công ty ở Hàn Quốc trong mối quan hệ tổng thể với việc cải cách, phát triển chung của nền kinh tế Hàn Quốc, phân tích các bài học kinh nghiệm trên cả phương diện thành công và chưa thành công có tính đến tính đặc thù của Việt Nam khi đưa ra những hàm ý chính sách dựa trên sự tham khảo kinh nghiệm của Hàn Quốc trong quá trình tái cấu trúc khu vực công ty. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Trong quá trình triển khai nghiên cứu luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: Phương há nghiên cứu hân tích: Luận án sử dụng phương pháp này trong chương 1 nhằm nghiên cứu tổng quan dựa trên các công trình khoa học có liên quan đến tái cấu trúc các khu vực công ty ở Hàn Quốc và các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam. Tác giả cũng sử dụng phương pháp này trong chương 2 để tìm hiểu những cơ sở lý luận về tái cấu trúc khu vực công ty dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thông qua các nghiên cứu đã xuất bản trong các tạp chí khoa học trong và ngoài nước, các bài báo, tài liệu hội thảo, hội nghị, các tài liệu nghe nhìn, mạng internet…, cũng như nghiên cứu những vấn đề chung về khu vực công ty Hàn Quốc, vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân Hàn Quốc, thực tiễn hoạt động của khu vực công ty trước khi thực hiện tái cấu trúc và yêu cầu về tái cấu trúc… làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá tình hình thực tế trong những nội dung tiếp theo. Phương pháp này còn được sử dụng để tìm hiểu những mục tiêu cơ bản trong quá trình thực hiện tái cấu trúc khu vực công ty, đánh giá những thành công và vấn đề đặt ra từ tái cấu trúc khu vực công ty Hàn Quốc, một số bài học rút ra từ quá trình tái cấu trúc khu vực công ty Hàn Quốc ở chương 3. Và phương pháp này cũng được 5 sử dụng trong chương 4 để tìm hiểu về bối cảnh, thực trạng tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay trong quá trình thực hiện tái cấu trúc từ kinh nghiệm của Hàn Quốc. Phương há thống kê mô tả: Luận án sử dụng nhiều nguồn số liệu thống kê được cung cấp từ các tài liệu trong và ngoài nước. Các tài liệu này được tác giả tập hợp và mô tả nhằm làm rõ thực trạng hoạt động tái cấu trúc khu vực công ty Hàn Quốc ở chương 3 và thực trạng tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong chương 4. Phương há hân tích tổng hợ : Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 3 để phân tích thực trạng và tổng hợp tình hình, số liệu về tái cấu trúc khu vực công ty ở Hàn Quốc. Phân tích để đánh giá những thành công, thất bại, những vấn đề đặt ra từ quá trình tái cấu trúc khu vực công ty Hàn Quốc và nguyên nhân chủ yếu, làm cơ sở phân tích những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam từ đó đưa ra một số hàm ý về chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quá trình tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay ở chương 4. Phương há so sánh: Tác giả sử dụng phương pháp này trong chương 3 để phân tích và làm rõ sự khác biệt phương pháp tiếp cận về tái cấu trúc khu vực công ty mà Hàn Quốc sử dụng so với các phương pháp tiếp cận của các nước khác . Đồng thời sử dụng phương pháp này trong chương 3 khi phân tích thực trạng tái cấu trúc khu vực công ty Hàn Quốc giai đoạn trước khủng hoảng và sau khủng hoảng. Phương há thống kê ự báo: Phương pháp này được luận án sử dụng ở chương 4 để nhận định, dự báo tình hình kinh tế trong và ngoài nước trong thời gian tới sẽ ảnh hưởng đến quá trình tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam. Phương há kế thừa: Luận án sử dụng phương pháp này ở nội dung chương 1, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc phương pháp luận cũng như các tài liệu và công trình nghiên cứu để phân tích, đánh giá và làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của quá trình tái cấu trúc khu vực công ty ở Hàn Quốc. 6 5. Đóng gó i hoa học của u n án i) Làm rõ bối cảnh và nguyên nhân buộc Hàn Quốc phải thực hiện tái cấu trúc khu vực công ty. ii) Làm rõ mục tiêu, nguyên tắc, quan điểm và phương pháp tiếp cận trong quá trình thực hiện tái cấu trúc khu vực công ty ở Hàn Quốc. iii) Phân tích thực trạng từ đó làm rõ những thành công và thất bại trong quá trình tái cấu trúc khu vực công ty ở Hàn Quốc và những nguyên nhân chủ yếu của chúng. iv) Từ những thành công và thất bại của quá trình tái cấu trúc khu vực công ty ở Hàn Quốc rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, luận án khẳng định rằng: để tiến hành tái cấu trúc khu vực công ty phải được dẫn dắt chủ đạo bởi Chính phủ vì tái cấu trúc chỉ đơn thuần dựa trên các nguyên tắc thị trường tốn nhiều thời gian và có nguy cơ phải đối mặt với tính chất tự phát khó kiểm soát. Song mức độ can thiệp của Chính phủ cần phải được xác định cụ thể dựa trên những đánh giá khách quan, trung thực tình hình hoạt động của khu vực công ty trước khi tiến hành tái cấu trúc, chỉ rõ những nguyên nhân cũng như những yêu cầu đặt ra cho vấn đề tái cấu trúc. Ngoài ra việc xác định mức độ, mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp tiếp cận và các giải pháp tiến hành tái cấu trúc phải dựa trên tính đặc thù của từng loại hình công ty với nguyên tắc chủ đạo là đảm bảo lợi ích của các bên, chia sẻ thiệt hại một cách công bằng, đáp ứng cho được mục tiêu nâng cao hiệu quả của khu vực công ty, đảm bảo tái cấu trúc khu vực công ty phù hợp với các nguyên tắc thị trường càng nhiều càng tốt. Đây là những điểm mới góp phần làm phong phú, sâu sắc hơn lý luận về tái cấu trúc doanh nghiệp và vai trò điều tiết kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. 6. Ý nghĩa u n à th c ti n của u n án 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Luận án đã khái quát, hệ thống hóa một cách có chọn lọc và làm rõ thêm những vấn đề cơ bản về khu vực công ty và tái cấu trúc khu vực công ty ở Hàn Quốc. Đồng thời đi sâu vào phân tích một số những lý thuyết và phương pháp tiếp 7 cận về quá trình tái cấu trúc khu vực công ty, từ đó xây dựng khung phân tích tương đối đầy đủ về quá trình tái cấu trúc khu vực công ty. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở phân tích những bài học thành công, thất bại của quá trình tái cấu trúc khu vực công ty của Hàn Quốc, đồng thời đánh giá thực tiễn của quá trình tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam thời gian qua, luận án từ đó đưa ra một số hàm ý về chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quá trình tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là những gợi ý để các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam tìm hiểu và thực hiện trong quá trình thực hiện tái cấu trúc các nhà hoạch định chính sách có thể tham khảo trong quá trình nghiên cứu, đề ra các chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy quá trình tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam. . Kết c u của u n án Ngoài phần mở đầu, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng, hình, sơ đồ, biểu đồ, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu của luận án bao gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về tái cấu trúc khu vực công ty ở Hàn Quốc. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tái cấu trúc khu vực công ty ở Hàn Quốc. Chương 3: Tái cấu trúc khu vực công ty ở Hàn Quốc sau khủng hoảng tài chính Châu năm 1997. Chương 4: Bài học kinh nghiệm từ quá trình tái cấu trúc khu vực công ty ở Hàn Quốc và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÁI CẤU TRÚC KHU VỰC CÔNG TY Ở HÀN QUỐC 1.1. Tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài 1.1.1.1. Nhóm những công trình nghiên cứu về cơ sở l luận và thực tiễn tái cấu trúc khu vực công ty ở Hàn Quốc. Cuốn sách của Michael Hammer and James Champy (1993), “R ngin ring the Corporation: A Manifesto for Business R volution”, Harper Business Books, New York [90], với chủ đề xuyên suốt là các công ty làm gì để thực hiện quá trình tái cấu trúc thành công và tiết kiệm chi phí, đặc biệt nhấn mạnh đến quá trình tái cấu trúc - thiết kế lại cơ bản các quy trình, tổ chức và văn hoá của công ty để đạt được bước nhảy vọt về hiệu quả. Cũng trong cuốn sách này tác giả đã đưa ra 3 khái niệm liên quan tới tái cấu trúc doanh nghiệp là: engineering (tái cấu trúc qui trình), và ertructuring (tái cấu trúc), e- own-sizing (tinh giản cấu trúc). Với nội dung của công trình này đã cung cấp cho tác giả một góc nhìn trong hệ thống lý luận về tái cấu trúc khu vực công ty. Bài báo của Bowman, E. H. and Singh, H. (1993), “ or orat restructuring: Reconfiguring the firm”, Strategic Management Journal, 14: page 5-14 [75], đã tập trung phân tích làm rõ những lý thuyết cơ bản về tái cấu trúc và định dạng lại công ty, quan điểm của các tác giả khi tiến hành tái cấu trúc công ty cần phải xác định các mức độ về tái cấu trúc, cụ thể: công ty cần được tái cấu trúc thông qua một loạt các quy trình. Ở mức độ tích hợp cao nhất, có thể xác định 3 dạng tái cấu trúc, đó là: tái cấu trúc danh mục, tái cấu trúc tài chính, tái cấu trúc tổ chức. Ở mức độ tích hợp thấp hơn, có thể chia tái cấu trúc công ty thành các giao dịch tái cấu trúc. Giao dịch tái cấu trúc có thể được sử dụng để hỗ trợ sự thay đổi về mặt tổ chức, chẳng hạn như mua đứt bằng vay nợ, nhà quản trị mua lại công ty mà mình đang làm việc… mà những giao dịch này mang lại sự thay đổi đồng thời trong sở hữu, trong cấu trúc tài chính và hệ thống thứ bậc quyền lực trong công ty. Tuy nhiên đây cũng chỉ là một cách tiếp cận về mà tác giả có thể tham khảo để so sánh, đối chiếu khi nghiên cứu về mức độ tái cấu trúc khu vực công ty. 9 Cuốn sách của Chandler, A. D (1990), “ trat gy and Structure: Chapters in the History of American nt r ris ”, Cambridge, MA: MIT Press [66], đã phân tích một cách tổng quát chiến lược và cơ cấu trong lịch sử phát triển của các doanh nghiệp của Hoa Kỳ. Trong đó Chandler dành hẳn một phần nghiên cứu về mức độ tái cấu trúc. Ông tập trung phân tích, lập luận rằng quốc tế hóa và bộ phận hóa cũng được xem như là một dạng giao dịch tái cấu trúc công ty ở mức độ tích hợp thấp. Tuy nhiên quan điểm này của Chandler chỉ phù hợp với những công ty có qui mô lớn và liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên quốc gia. Tác giả sử dụng nó như một quan điểm để tham khảo từ đó xây dựng khung phân tích riêng của mình trong lý luận về tái cấu trúc khu vực công ty. Bài viết của tác giả Liběna Tetřevová, (2001), “ onc t of Corporate Restructuring and R ngin ring”, Indian Institute of Company Secretaries [94], đề cập đến các khái niệm có liên quan đến tái cấu trúc doanh nghiệp, như: estructuring (tái cấu trúc), Reengineering (tổ chức lại), Trans ormation (chuyển đổi), Renewal (đổi mới), hay Reorientation (định hướng lại)…Bên cạnh đó ông cũng phân tích sự khác nhau giữa hai cấp độ của tái cấu trúc đó là: tái cấu trúc ở cấp độ vĩ mô và vi mô.Từ đó Liběna Tetřevová cho rằng tái cấu trúc công ty là quá trình thay đổi toàn diện tất cả các lĩnh vực liên quan đến một công ty dựa trên các biện pháp cơ cấu lại phù hợp. Điều này có nghĩa là làm thay đổi một cách sâu sắc đến chiến lược hoạt động và phát triển của công ty trong tương lai chứ không chỉ thay đổi một phần nhất định nào đó của công ty. Một quá trình tái cấu trúc công ty sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi trong sản xuất, các nguồn lực của công ty, sự kết nối và sử dụng chúng…, từ đó làm thay đổi kiến trúc về mặt tổ chức, để có thể thực hiện được một quá trình hoạt động hiệu quả của công ty. Nghiên cứu của Andreas Kemper & Florian Khuen, (2004), “Corporate Restructuring Dynamics: A case-study analysis” [85] đã phân tích tính tất yếu cũng như mức độ phức tạp khi tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần dựa vào những điều kiện cụ thể để xây dựng chiến lược phù hợp và khi thực hiện tái cấu trúc cần tập trung vào những ngành nghề, lĩnh vực then chốt và vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp. Với quan điểm này tác giả xác định thực chất của tái cấu 10 trúc doanh nghiệp là việc làm giảm sự đa dạng hóa, nó có thể đúng trong một trường hợp công ty cá biệt thực hiện việc đầu tư dàn trải và cần phải tái cấu trúc. Công trình nghiên cứu của O-kyu KWon (2016), “ or orat R structuring in Kor a”, Korea Development Institute (KDI) [98], đã làm rõ bức tranh tổng thể về quá trình cải tổ các doanh nghiệp Hàn Quốc nhưng trong đó đi sâu hơn vào phân tích quá trình cải tổ các Chaebol với hai nội dung cơ bản là: Lựa chọn phương pháp tiếp cận về tái cấu trúc và thực trạng của hai chương trình lớn nhất là: chương trình cứu trợ để thực hiện tái cấu trúc nợ “workout” và tái cấu trúc 5 tập đoàn kinh tế lớn nhất Hàn Quốc đó là “Big eal”. Tác giả cũng đã có những đề cập và phân tích đến những vấn đề lý luận chung về tái cấu trúc công ty như: khái niệm, nhận diện và mức độ tái cấu trúc. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở những nét khái quát nhất chưa xây dựng được cơ sở lý thuyết mang tính hệ thống về tái cấu trúc khu vực công ty. Yoo Jang-Hee và Moon, Woo Chul (1999), “Kor a in financial crisis 19971998: Causes and chall ng s”, Asian Economic Review, number 10 [79]. Bài viết này đã tập trung vào phân tích có tính hệ thống những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính của Hàn Quốc năm 1997 - 1998, từ những nguyên nhân mang tính khách quan đến những nguyên nhân chủ quan như: vai trò của Chính phủ, sự lũng đoạn của các Chaebol, đến những sai lầm trong chính sách khắc phục khủng hoảng, hệ thống quản trị doanh nghiệp yếu kém…Tuy nhiên nôi dugn chủ yếu là đi sâu vào phân tích vai trò của các Chaebol và giải pháp để thực hiện việc cải cách các Chaebol. Sách tham khảo: “ conomic crisis an cor orat r structuring in Kor a : R forming th cha bol”, năm 2003 của tập thể tác giả: Stephan Haggard, Wonhyuk Lim, Euysung Kim, Cambridge: Cambridge univer [80]…là một tập hợp các bài viết của các nhà kinh tế và khoa học chính trị hàng đầu phân tích và khảo cứu về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng trong giai đoạn rối loạn kinh tế khu vực châu năm 1997. Các tác giả cũng đã đưa ra phân tích, đánh giá về sự phản hồi của chính quyền trước sự suy giảm tài chính và kế hoạch lâu dài tái thiết hệ thống tài chính, hợp tác lãnh đạo và quan hệ kinh doanh quốc gia. Đặc biệt đã đi sâu vào phân tích những nguyên nhân, xu hướng cải tổ các Chaebol Hàn Quốc như là một tất yếu. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan