Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường ở việt nam...

Tài liệu Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường ở việt nam

.DOC
147
32
53

Mô tả:

Khoá luận tốt nghiệp trường Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi LỜI NÓI ĐẦU Điểm xuất phát là, bất kể ai dù là nam hay nữ, những người lãnh đạo đất nước và mọi người dân, những người sống trên trái đất này không thể sống tách biệt khỏi thế giới loài người. Hơn nữa, vào thời điểm cuối thế kỉ này mọi người VIệt Nam, nam cũng như nữ, đang cố gắng hết sức để đạt một vị trí thuận lợi trong thời đại sau. Đây sẽ là cuộc chiến đấu khó khăn nhất trong lịch sử nước Việt Nam: cuộc đấu tranh vì hoà bình và thịnh vượng. Mặc dù quá trình “đổi mới” của Việt Nam là chậm chạp nhưng không thể đảo ngược. Đúng như vậy, Việt Nam đang thực sự hội nhập với thế giới. Đặc biệt, từ sau khi bức tường Berlin bị phá bỏ thì thế giới đang chuyển biến một cách nhanh chóng. Vậy thì thế giới ngày nay như thế nào? Và thế giới đã trải qua những biến đổi gì? Trước khi bức tường Berlin bị phá bỏ, nền kinh tế toàn cầu bao gồm các lĩnh vực khác nhau và phát triển trên cơ sở các hệ thống kinh tế và xã hội khác nhau, thậm chí đối kháng và xung đột với nhau. Từ nay thời kì ấy đã chấm dứt. Sự chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường là điều không thể đảo lộn được trên toàn thế giới này. Đây là sự khởi đầu của quá trình toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá ở những mức độ khác nhau, của các nền kinh tế quốc gia khác nhau và của mọi mặt trong đời sống kinh tế ( từ các thị trường tiền tệ đến vấn đề sức khoẻ xuyên qua thương mại, môi trường, bảo trợ xã hội, lao động v.v…) là không thể trốn tránh và không thể đảo ngược được. Từ thuở xa xưa, con người sinh sống trên trái đất và duy trì cuộc sống của mình bằng việc tiêu thụ, sản xuất và trao đổi. Khi dân số Trần Minh Hoàng - Lớp A14 - K38D - Đại học Ngoại thương - - 1 Khoá luận tốt nghiệp trường Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trên địa cầu ngày càng tăng, khi các cư dân ngày càng thịnh vượng thì các nhu cầu ngày càng trở nên quan trọng, đa dạng, cầu kì. Những mất cân đối giữa tiêu thụ, sản xuất, trao đổi đang tạo ra những tác động có hại đối với trái đất- nơi che chở cho con người. Như vậy, dù muốn hay không việc bảo vệ trái đất là một trong những ưu tiên không thể đảo ngược trong toàn cầu hoá. Chính trong bối cảnh này mà mối liên hệ giữa xuất nhập khẩu và môi trường phải được đề cao ngang với tầm quan trọng của nó. Ta hãy xem xét một hình ảnh đơn giản: xuất nhập khẩu và môi trường đều cùng ở trên một con tàu, do đó cả hai có thể cùng chìm nghỉm khi xảy ra bão tố hoặc con tàu sẽ đưa chúng đến bến bờ thanh bình và giầu có. Và để con tàu cập bến ở hải cảng tốt như vậy thì đoàn thuỷ thủ và những hành khách ( như tiền tệ, tài chính, giáo dục, y tế, văn hoá và nhất là lao động và bảo trợ xã hội) phải được hoan nghênh trên tầu. Sau hết và cần nhất là phải có một e kíp tốt hỗ trợ cho thuyền trưởng. Hình ảnh này rất có tính thuyết phục và cần được áp dụng ở cả phạm vi quốc gia và toàn cầu. Thật vậy, trên phạm vi toàn cầu, có thể nào lại để cho các thị trường vô tâm, vô hồn, với một mong muốn duy nhất là lợi nhuận, nhất là các thị trường tài chính, quyết định cuộc sống của mọi người không? Có thể nào chúng ta lại chịu đựng hay tìm ra một cơ cấu kinh tế toàn cầu mới để thay thế cho cơ cấu đã tồn tại suốt 50 năm sau các cuộc thế chiến, một cơ cấu được gọi là cơ cấu sống còn nhưng lại không thể vượt qua được những khó khăn và thách thức của toàn cầu hoá hơn nữa. Do vậy, trên con đường tới thời đại mới, các tổ chức quốc tế với khả năng chuyên sâu phải cùng nhau xây dựng một cơ cấu kinh tế toàn cầu chung để thúc đẩy và quản lí mối liên hệ sống còn của các thành phần khác nhau của đời sống kinh tế toàn cầu, trong đó có mối liên hệ thương mại quốc tế ( xuất nhập khẩu) và môi trường. Trần Minh Hoàng - Lớp A14 - K38D - Đại học Ngoại thương - - 2 Khoá luận tốt nghiệp trường Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi Việt Nam còn đang chậm chạp trên con đường từ liên kết quốc gia đến liên kết quốc tế. Tuy nhiên, với luồng sinh khí của công cuộc đổi mới bắt đầu từ cuối những năm thập kỉ tám mươi, Việt Nam đã tiến một bước dài theo hướng hiện đại hoá nền kinh tế và đang sánh cùng các nước trong khu vực. Sự phát triển này đã nảy sinh những thách thức mới, mà nó khác với những khó khăn chúng ta đã vượt qua trong 30 năm qua. Sự phát triển của thương mại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng làm cho nền kinh tế chịu một sức căng mới, như cạn kiệt nguồn tài nguyên và giảm sự che phủ của rừng, môi trường sinh thái bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hơn bao giờ hết, việc nghiên cứu tác động tiêu cực của hoạt động xuất nhập khẩu tới môi trường tự nhiên là điều hết sức cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ yêu cầu trên, em đã chọn đề tài: “Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường ở Việt Nam ”. Mục đích của khóa luận là thông qua việc nghiên cứu bản chất, các quy định pháp lí và thực trạng mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu và môi trường để thấy được ảnh hưởng của các hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường tự nhiên, trong đó em chỉ xin tập trung vào nghiên cứu các tác động tiêu cực, từ đó đưa ra những giải pháp , kiến nghị nhằm làm hài hoà mối quan hệ này. Để thực hiện mục đích như em trình bày ở trên, khoá luận được chia thành ba phần như sau: Chương I: Tổng quan về mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu và môi trường Chương II: Thực trạng tác động tiêu cực của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường tự nhiên. Chương III: Các giải pháp phát triển xuất nhập khẩu gắn với công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam Trần Minh Hoàng - Lớp A14 - K38D - Đại học Ngoại thương - - 3 Khoá luận tốt nghiệp trường Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi Trong một thời gian ngắn với phạm vi đề tài tương đối rộng, do kiến thức còn hạn chế, thực tế kinh nghiệm chưa nhiều nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy giáo, các Cô giáo và các bạn. Cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn và tình cảm kính trọng đối với tất cả các Thầy Cô giáo, các cán bộ công tác tại trường Đại học Ngoại thương. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, TS. Nguyễn Hữu Khải, Trưởng Phòng Quản lí khoa học trường đại học Ngoại thương; Chú Nguyễn Văn Tài, Chuyên viên Vụ Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường; Bác Nguyễn Phi Thanh, Chuyên viên Vụ KHCNBTM; PGS. TS. Nguyễn Đức Khiển, Viện Khoa học- Công nghệMôi trường trường Đại học Bách Khoa, Bác Vũ Trường Khang, Vụ phó Vụ KHCN- BTM. Đặc biệt, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo, TS. Vũ Sĩ Tuấn, Người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Trần Minh Hoàng - Lớp A14 - K38D - Đại học Ngoại thương - - 4 Khoá luận tốt nghiệp trường Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT NHẬP KHẨU VÀ MÔI TRƯỜNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 1. Khái niệm môi trường Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường. Trong tiếng Anh môi trường “Environment” có nghĩa là cái bao quanh, trong tiếng Trung Quốc gọi môi trường là “hoàn cảnh”. Nói đến môi trường là nói đến môi trường của một vật thể hoặc một sự kiện nhất định. Môi trường là khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt là sau hội nghị Stockhom về môi trường năm 1972. + Định nghĩa của S.V Kalenski( 1959,1970): Môi trường chỉ là những gì có quan hệ một cách gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con người. Định nghĩa này về môi trường là muốn nói đến môi trường địa lý. +Định nghĩa của I.P Gheraximou (1972): Môi trường là khung cảnh của lao động cuộc sống riêng tư của con người, trong đó môi trường tự nhiên là cơ sở cần thiết cho sự tồn tại của nhân loại. +Trong báo cáo toàn cầu công bố năm 1982: Môi trường là những vật thể vật lý và sinh học bao quanh con người...mối quan hệ với loài người của nó chặt chẽ đến mức mà sự phân biệt giữa cá thể con người với môi trường bị xoá nhoà đi. +Trong tuyên ngôn UNESCO năm 1981: Môi trường là toàn bộ hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động cuả mình đã khai thác Trần Minh Hoàng - Lớp A14 - K38D - Đại học Ngoại thương - - 5 Khoá luận tốt nghiệp trường Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm làm thoả mãn các nhu cầu của con người +R.G Sharma1988: Môi trường là tất cả những gì xung quanh con người. +Trong Luật bảo vệ môi trường của nước CHXHCN Việt Nam (thông qua ngày 27/12/1993) môi trường được định nghĩa như sau: “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đờí sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. Môi trường sống của con người theo chức năng được phân thành các loại: +Môi trường tự nhiên: Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động vật, thực vật, đất, nước….Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú. +Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định …..ở các cấp khác nhau như Liên hiệp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể…Môi trường kinh tế xã hội định hướng các hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với sinh vật khác. +Ngoài ra ta còn phân biệt khái niệm môi tr ường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện Trần Minh Hoàng - Lớp A14 - K38D - Đại học Ngoại thương - - 6 Khoá luận tốt nghiệp trường Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi nghi trong cuộc sống như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo. +Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng cảnh quan, quan hệ xã hội. +Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người. Tóm lại, môi trường của một vật thể, hay một sự kiện là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới vật thể và sự kiện đó. Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. Như vậy môi trường là một khái niệm tổng hợp, phức tạp, mang tính mở và phát triển cùng với trình độ phát triển của khoa học công nghệ nói riêng, của nền kinh tế- xã hội và nhận thức của loài người nói chung. Tuy nhiên, trong phạm vi của khoá luận này, em chỉ xin trình bày môi trường với khái niệm môi trường tự nhiên. 2. Thành phần môi trường Thành phần môi trường là các yếu tố hợp thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác. Môi trường tự nhiên trên hành tinh hiện nay bao gồm: - Khí quyển có cấu tạo phức tạp với nhiều tầng lớp khí khác nhau, trong đó mỗi tầng khí quyển là một hỗn hợp các chất khí có nồng độ và thành phần khác nhau, có tác động mạnh yếu khác nhau đến sự sống của con người. - Thuỷ quyển bao gồm các tầng nước khác nhau trong các đại dương, sông ngòi, ao hồ, nước ngầm trong lòng đất, kể cả sự sống trong các đại dương, sông ngòi đó. Trần Minh Hoàng - Lớp A14 - K38D - Đại học Ngoại thương - - 7 Khoá luận tốt nghiệp trường Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi - Địa quyển là lớp vỏ trái đất, bao gồm bề mặt trái đất, cùng với sự sống và các tài nguyên khoáng sản nằm trong lòng đất. 3. Tính chất môi trường Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, môi trường ngày càng mang đậm tính chất của một dạng hàng hoá công cộng đa dụng, với các đặc trưng cơ bản là không cạnh tranh và không loại trừ. Nghĩa là với hàng hoá môi trường thì, một mặt sự tiêu dùng của người này không loại trừ sự tiêu dùng của người khác ( trừ khi họ phải trả giá rất đắt), và mặt khác, môi trường, với tất cả những tiện ích của mình, ngày càng trở thành sản phẩm và tài sản chung của cộng đồng, vì cộng đồng và do cộng đồng cả ở cấp vùng, quốc gia, khu vực và toàn cầu. 4. Một số khái niệm liên quan đến sự biến đổi môi trường. +Ô nhiễm môi trường: Nếu nhìn dưới góc độ vật lí thuần tuý thì khái niệm ô nhiễm môi trường chỉ trình độ của môi trường trong đó những chỉ số hoá lí của nó bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Theo Luật Bảo vệ môi trường ( khoản 2, điều 6) thì ô nhiễm môi trường “ là sự làm thay đổi tính chất môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”. Như vậy, nếu nhìn môi trường theo góc độ pháp lí thì một hành vi tác động đến môi trường được coi là gây ô nhiễm môi trường nó phải đạt hai tiêu chí: - Thay đổi tính chất môi trường - Vi phạm tiêu chuẩn môi trường Như vậy, có thể thấy rằng, nếu một khu vực nhất định nào đó chưa được pháp luật quy định tiêu chuẩn môi trường thì một hành vi làm thay đổi môi trường theo hướng xấu đi ở khu vực đó có thể bị coi là hành vi gây ô nhiễm môi trường. Điều này chỉ là nhìn nhận về mặt pháp lí để quy trách nhiệm. Song trên thực tế có rất nhiều hoạt động gây ô nhiễm môi trường mà chưa vi phạm tiêu chuẩn môi trường ( ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông) hoặc đã vượt tiêu Trần Minh Hoàng - Lớp A14 - K38D - Đại học Ngoại thương - - 8 Khoá luận tốt nghiệp trường Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi chuẩn cho phép rất nhiều mà không quy trách nhiệm cho ai được bởi đó là kết quả tất yếu của hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Giải quyết vấn đề này chỉ có thể tự giác mỗi người nhìn nhận được tác hại và góp phần giảm bớt sự gia tăng ô nhiễm. + Tiêu chuẩn môi trường: Tiêu chuẩn môi trường là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong hoạt động quản lí môi trường, tổ chức môi trường vừa được xem là công cụ kĩ thuật, vừa là công cụ pháp lí giúp Nhà nước quản lí môi trường chỉ trên cơ sở tiêu chuẩn môi trường, các cơ quan Nhà nước mới có thể xác định chính xác chất lượng môi trường, biết được một cách cụ thể thành phần môi trường nào đã bị ô nhiễm hay chưa?Ô nhiễm đến mức độ nào? Ai là người gây ô nhiễm? Trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường, Nhà nước mới có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm và xử lí kịp thời các vi phạm môi trường. Theo luật bảo vệ môi trường 1993 ( khoản 7, điều 2) thì “ Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lí môi trường”. Những chuẩn mực giới hạn cho phép được hiểu là mức độ hoặc phạm vi chất ô nhiễm nhất định trong các thành phần môi trường mà Nhà nước thấy có thể chấp nhận được vì chưa đến mức gây nguy hiểm cho con người hoặc đã giới hạn an toàn để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường trong hiện tại cũng như trong tương lai. Tuy nhiên, việc xác định tiêu chuẩn môi trường cũng cần xuất phát từ thực tiễn của từng nước, chủ yếu là trình độ phát triển kinh tế, trình độ KH và CN để sao cho các tiêu chuẩn môi trường vừa phải đảm bảo chất lượng môi trường, vừa không vì vậy mà gây trở ngại cho quá trình phát triển kinh tế. +Chất thải : Là chất được loại ra trong sinh hoạt, trong sản xuất hay trong các hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, lỏng, khí hoặc các dạng khác. Trần Minh Hoàng - Lớp A14 - K38D - Đại học Ngoại thương - - 9 Khoá luận tốt nghiệp trường Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi +Chất gây ô nhiễm môi trường: Là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại. +Suy thoái môi trường: Là sự làm thay đổi chất lượng, số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới đời sống của con người và thiên nhiên. +Sự cố môi trường: Là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng. II.MỐI QUAN HỆ GIỮA THƯƠNG MẠI QUỐCTẾ VÀ MÔI TRƯỜNG Mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và môi trường là một trong những nội dung cơ bản của mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường. Phần lớn thiệt hại môi trường có nguyên nhân từ sự gia tăng của các hoạt động kinh tế. Thương mại quốc tế đóng một vai trò ngày càng lớn trong sự gia tăng các hoạt động kinh tế và vì thế là một trong những tác nhân quan trọng của những biến đổi môi trường. 1. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển thương mại quốc tế trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái Tự do hoá thương mại và vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái đang trở thành những vấn đề mang tính toàn cầu. Ngay trong lời nói đầu của hiệp định WTO đã ghi nhận vấn đề bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Sự quan tâm về môi trường cũng được nhắc lại trong nhiều hiệp định mà WTO giám sát, như các hiệp định về hàng rào kĩ thuật trong thương mại, nông nghiệp, trợ cấp, các quyền sở hữu trí tuệ và dịch vụ. Việc phát triển thương mại tự do trên cơ sở bảo vệ môi trường không còn là vấn đề của một quốc gia mà là vấn đề của cả thế giới, là xu thế, kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước, khi mà các yếu tố, các nguồn dự trữ cho phát triển kinh tế đang ngày càng cạn kiệt, bị lãng phí vì ô nhiễm trầm trọng, cũng như trước sức ép về sự gia tăng dân số trên toàn thế giới. Trần Minh Hoàng - Lớp A14 - K38D - Đại học Ngoại thương - - 10 Khoá luận tốt nghiệp trường Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi Trong phạm vi, khuôn khổ của một quốc gia, tính tất yếu của việc phát triển thương mại quốc tế trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái là do: Thứ nhất, do yêu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt và lâu dài, giữa lợi ích cục bộ và tổng thể trong quá trình phát triển kinh tế. Giữa kinh tế và môi trường có mối quan hệ trực tiếp và chặt chẽ. Mặc dù tình trạng liên quan đến ô nhiễm từ các ngành công nghiệp và ô nhiễm không khí ở một số nước, nhất là những nước kém phát triển, chưa phải là ở mức cao, song hiện nay, những vấn đề môi trường nghiêm trọng như nạn phá rừng, nạn xói mòn và thoái hoá đất, việc huỷ hoại cân bằng sinh thái ở một số tiểu vùng, sự mất dần các nguồn gen,v.v… đang là những vấn đề cấp bách có ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển lâu bền. Cải cách kinh tế làm cho các hoạt động khai thác tài nguyên và môi trường trở nên mãnh liệt hơn. Cải cách kinh tế, nếu không có thể chế thích hợp, thì nạn ô nhiễm môi trường do công nghiệp, trước hết ở các trung tâm công nghiệp khai khoáng, ở các đô thị, ở các vùng thu hút đầu tư nước ngoài, sẽ trở thành hiện thực. Như vậy, vấn đề đặt ra là: không được phép vì mục đích tăng trưởng kinh tế mà huỷ hoại, tàn phá môi trường, không thể vì lợi ích trước mắt mà để lại gánh nặng và hậu quả cho những thế hệ mai sau. Thương mại quốc tế tạo điều kiện cho các quốc gia tăng trưởng kinh tế, nhưng tăng trưởng kinh tế lại có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái trên các khía cạnh sau: một là khai thác quá mức dự trữ tài nguyên làm mất cân bằng sinh thái; hai là, do tăng trưởng kinh tế, các chất thải công nghiệp làm huỷ hoại môi trường ngày càng cao ( chất thải phóng xạ, chất thải công nghiệp hoá dầu…); ba là, việc nhập máy móc, trang thiết bị cũ từ nước ngoài vào biến các nước nhập khẩu trở thành bãi thải công nghiệp của các nước phát triển, thương mại thì thu được lợi nhuận, song nền kinh tế thì suy tàn do công nghiệp lạc hậu, môi trường sinh thái bị ô nhiễm. Trần Minh Hoàng - Lớp A14 - K38D - Đại học Ngoại thương - - 11 Khoá luận tốt nghiệp trường Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi Tuy nhiên, thương mại quốc tế không phải là lý do duy nhất làm suy thoái môi trường sinh thái, mà còn có nhiều nguyên nhân khác nằm trong chính sách phát triển kinh tế các nước khi lựa chọn cơ cấu kinh tế. Điều này có thể thấy rõ ở các nước chậm phát triển như các nước châu Phi, với nền kinh tế lạc hậu, thương mại không phát triển, nạn nghèo đói đã và đang trở thành kinh niên mà môi trường vẫn bị phá hoại ở mức báo động. Điều này có thể giải thích nguyên nhân gây ra sự huỷ hoại môi trường sinh thái ở những nước này là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân chứ không phải cho đầu tư phát triển kinh tế, giải quyết lợi ích trước mắt mà ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài. Tóm lại, môi trường sinh thái là giá đỡ của sự sống, bao hàm các yếu tố về tiềm năng phát triển kinh tế mà xét cho đến cùng, tất cả mọi hoạt động kinh tế đều phụ thuộc vào đó. Vì vậy, bảo vệ môi trường sinh thái cũng tức là bảo vệ các yếu tố tiềm năng cho phát triển, phân phối một cách có hiệu quả nguồn dự trữ tài nguyên cho các ngành kinh tế, cho giai đoạn trước mắt và giai đoạn lâu dài theo hướng phát triển bền vững. Trong mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và bảo vệ môi trường thì chúng vừa là định chế vừa có sự tương tác hỗ trợ lẫn nhau. Thứ hai, thực hiện chiến lược con người và phát huy yếu tố con người trong mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và môi trường Thương mại quốc tế tạo điều kiện cho các quốc gia mở rộng thị trường, kinh doanh có hiệu quả, phát triển mối quan hệ hợp tác và cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giúp cho con người mở rộng tầm nhìn ra bên ngoài, nâng cao tri thức. Đồng thời thương mại quốc tế cũng có nghĩa là thị trường hoá các mối quan hệ kinh tế lẫn các mối quan hệ phi kinh tế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động thương mại quốc tế nói riêng, con người bao giờ cũng là chủ thể, là người tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng là người ban hành các luật lệ, chính sách và lại là người thực hiện các luật lệ chính sách, thúc đẩy các hoạt động tăng Trần Minh Hoàng - Lớp A14 - K38D - Đại học Ngoại thương - - 12 Khoá luận tốt nghiệp trường Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trưởng, gìn giữ cảnh quan, môi trường sinh thái. Vì vậy, bảo vệ môi trường sinh thái và việc thực thi chiến lược con người có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Trong mối quan hệ đó, một mặt con người được sinh tồn trên các điều kiện của môi trường như không khí, nước, thức ăn…, mặt khác do việc sử dụng, khai thác (nhiều khi là khai thác quá mức) nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người đã phá vỡ sự cân bằng sinh thái, làm suy giảm, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường. Như vậy, để duy trì và phát triển sự sống của chính mình, con người không thể không thực thi các biện pháp giữ gìn và bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường sinh thái là một tất yếu khách quan trong quá trình tự do hoá thương mại nhằm thực thi chiến lược con người và phát triển đất nước một cách bền vững. Khi con người là một yếu tố cấu thành của hệ môi trường sinh thái cần được chăm lo, phát triển một cách hài hoà với các nguồn dự trữ tài nguyên như quỹ đất đai ( đất ở và đất sản xuất lương thực, thực phẩm), nguồn nước ( nước sinh hoạt, nước tưới tiêu…) thậm chí ngay cả các chất thải do con người thải vào môi trường trong quá trình sản xuất, tiêu dùng của mình cũng cần phải hài hoà với sức chứa có thể chấp nhận của môi trường. Hiện nay, chúng ta đang đứng trước tình hình là nhu cầu của con người tăng lên nhưng nguồn tài nguyên có giới hạn. Sự quá tải của hành tinh sẽ không chịu đựng được nhịp điệu tăng dân số, thêm 90 triệu người mỗi năm và trong 50 năm nữa sẽ tăng gấp đôi số lượng người hiện nay, 12 tỷ người. Cuộc khủng hoảng sinh thái không chỉ làm suy thoái môi trường tự nhiên mà còn đẩy mạnh suy sụp kinh tế, phá vỡ hoà hợp xã hội. Cơn stress sinh thái gây ra các cuộc ở Xômali, Haity hay Ruanđa là một chứng cứ. Bệnh dịch sinh thái sẽ xuất hiện với những bệnh ung thư mới, với những suy thoái hệ thống, suy thoái khu vực, với một số khu vực rộng lớn trên trái đất không thể sống được, hoang mạc rộng ra, với sự biến mất các động vật thực vật cần Trần Minh Hoàng - Lớp A14 - K38D - Đại học Ngoại thương - - 13 Khoá luận tốt nghiệp trường Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi cho sự sống con người, với sự rối loạn khí hậu quả đất. Khu vực thiếu lương thực sẽ tăng lên, sản xuất giảm, giá cả lương thực , thực phẩm thì tăng vô độ. Sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá là do con người thực hiện. Như vậy, cần phải có chính sách và chiến lược con người đúng đắn. Con người khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần tuân thủ luật pháp( trong đó có luật bảo vệ môi trường). Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lí nền kinh tế, khi ban hành chính sách, luật pháp phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh của mỗi người, đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế, và giữ gìn môi trường sinh thái. Con người phải được bồi dưỡng và nâng cao trình độ toàn diện về mọi mặt để tiến hành sản xuất, kinh doanh trong điều kiện tự do cạnh tranh. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Sự nghiệp cải cách kinh tế theo hướng thị trường cũng là sự nghiệp của con người. Cải cách thành công nhanh hay chậm tuỳ thuộc rất nhiều vào khả năng cải tạo con người, bao gồm con người với tư cách là chủ thể quản lí. Ngược lại, sự tăng năng suất lao động sẽ làm cho các nhà đầu tư quan tâm đến chiến lược phát triển dài hạn nhằm đạt được phần lợi nhuận lớn hơn trong thương mại quốc tế. Thứ ba, hoà nhập nền kinh tế của mỗi nước vào khu vực và trên thế giới thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư liên doanh, liên kết kinh tế thương mại và hợp tác quốc tế Chúng ta đang sống trong một thời đại mà các quan hệ kinh tế quốc tế đã phát triển tới mức không một quốc gia nào dù thuộc hệ thống kinh tế xã hội nào có thể vẫn tồn tại hoặc phát triển mà không chịu sự tác động qua lại của các mối quan hệ này. Về phương diện kinh tế, thế giới hôm nay đang tiến tới khuôn khổ toàn cầu. Do sự phát triển khoa học công nghệ và lực lượng sản xuất trên quy mô thế giới, toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành xu thế tất yếu thúc đẩy hầu hết các quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở bằng cách giảm bớt, thậm chí xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi quan Trần Minh Hoàng - Lớp A14 - K38D - Đại học Ngoại thương - - 14 Khoá luận tốt nghiệp trường Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi thuế; chuyển dịch một cách thông thoáng hàng hoá, vốn đầu tư, tiền tệ, dịch vụ lao động giữa các quốc gia với quy mô ngày càng lớn, hình thành các tổ chức kinh tế – tài chính mang tính toàn cầu và khu vực, kí kết hàng loạt các hiệp định song phương và đa phương, công ước kinh tế quốc tế, phát triển củng cố các tập đoàn xuyên quốc gia. Muốn tận dụng được công nghệ, tiền vốn và thị trường để phát triển kinh tế, các nước phải tích cực và chủ động mở cửa. Tuy nhiên, để giữ vững chủ quyền bảo đảm sự phát triển nhanh của mỗi quốc gia phải có những đối sách hợp lí trong việc hợp tác song phương và đa phương trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền, trong đó bao hàm cả các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. 2. Bản chất của mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và môi trường Thương mại quốc tế và môi trường có mối quan hệ nhân quả. Trước hết, môi trường phải là giá đỡ của cuộc sống, chính vì vậy mọi hoạt động kinh tế , thương mại đều phải dựa trên nền tảng của môi trường. Môi trường cung cấp mọi thứ nguyên liệu đầu vào như kim loại, sản phẩm rừng, thuỷ sản… cũng như năng lượng cho quá trình chế biến. Môi trường cũng đồng thời là nơi tiếp nhận chất thải của các hoạt động thương mại. Thứ hai, các hoạt động thương mại cũng chịu những tác động mạnh mẽ của các yếu tố môi trường. Những biện pháp và chính sách môi trường có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với thương mại tự do, thúc đẩy hoặc là tạo ra rào cản đối với thương mại. Thương mại quốc tế ảnh hưởng đến môi trường, trước hết bởi tính chất của hoạt động này. Thương mại là hoạt động trao đổi, mua bán, là khâu trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng, do vậy, vừa là nguyên nhân lây lan ô nhiễm vừa có thể phổ biến một cách nhanh nhất những sản phẩm và công nghệ thân thiện với môi trường. Ảnh hưởng tiếp theo của thương mại quốc tế đối với môi trường là bởi tính quy mô của nó. Thương mại quốc tế ngày nay mang tính toàn cầu. Do đặc tính này mà thương mại quốc tế có thể mở rộng quy mô Trần Minh Hoàng - Lớp A14 - K38D - Đại học Ngoại thương - - 15 Khoá luận tốt nghiệp trường Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi của sản xuất thông qua sử dụng các phương pháp sản xuất ngày càng hiệu quả, sản xuất nhiều hàng hoá hơn trên cùng một đơn vị lao động , tài nguyên và công nghệ. Như vậy, thương mại quốc tế góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Tăng quy mô thương mại cũng làm tăng nhu cầu bảo vệ môi trường sống của con người. Tuy nhiên , sự gia tăng quy mô sản xuất do tác động của thương mại quốc tế cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Một mặt, hoạt động này làm tăng các yếu tố đầu vào, khuyến khích khai thác và sử dụng ngày càng nhiều các nguồn tài nguyên, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Mặt khác, quy mô thương mại và sản xuất gia tăng sẽ làm tăng chất thải ô nhiễm từ hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Điều này có thể thấy rất rõ về tình trạng rác thải và chất phát thải gây hiệu ứng nhà kính ở các nước phát triển. Một khía cạnh tác động khác của thương mại quốc tế đối với môi trường là tính chất cơ cấu của nó. Thương mại quốc tế có thể tạo ra thay đổi cơ cấu sản xuất của một nước theo nguyên tắc lợi thế so sánh , tức là , tập trung sản xuất những mặt hàng có lợi thế để trao đổi lấy những hàng hoá khác. Nếu cơ cấu sản xuất chuyển sang những hàng hoá ít tổn hại đến môi trường hơn, khi đó thương mại quốc tế có tác dụng tốt đối với môi trường. Tuy nhiên, nếu một nước có khả năng cạnh tranh tốt đối với những sản phẩm dựa trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc những hàng hoá mà khi sản xuất chúng có khả năng ô nhiễm cao thì thương mại quốc tế lại làm cho nước đó bị gia tăng ô nhiễm môi trường, gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tóm lại, thương mại quốc tế và môi trường có môí quan hệ chặt chẽ với nhau. Phát triển thương mại quốc tế sẽ tạo ra động lực để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và nhận thức của mỗi người về môi trường cũng như làm tăng chi phí bảo vệ môi trường. Ngược lại, môi trường với vai trò là giá đỡ của cuộc sống, bảo vệ môi trường, hạn chế khai thác quá mức, bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên không tái tạo là cơ sở để phát triển kinh tế, thương mại và thương mại quốc tế một cách bền vững. Mặt khác, thương mại quốc tế có thể làm tổn Trần Minh Hoàng - Lớp A14 - K38D - Đại học Ngoại thương - - 16 Khoá luận tốt nghiệp trường Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi hại đến môi trường, làm lây lan ô nhiễm, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tăng chất thải độc hại. Các biện pháp và công cụ môi trường cũng có thể tạo ra rào cản hạn chế thương mại , bóp méo giá cả, tạo bất bình đẳng trong thương mại quốc tế. Để giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và môi trường, mục tiêu phát triển thương mại và mục tiêu bảo vệ môi trường phải đứng trên quan điểm phát triển bền vững. Phát triển bền vững là dung hoà giữa việc bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế. Phát triển bền vững là mục tiêu chung nhất không chỉ riêng cho thương mại quốc tế và môi trường mà đối với tất cả các lĩnh vực hoạt động khác của nhân loại. Một môi trường tự nhiên bền vững là nền tảng cho sự phát triển bền vững, trong đó có phát triển thương mại quốc tế. III. CÁC QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1. Quy định về môi trường của tổ chức thương mại quốc tế WTO WTO là một tổ chức quốc tế nghiên cứu các điều lệ buôn bán quốc tế. Mục đích của nó là tạo điều kiện thuận lợi cho mậu dịch giữa các nước bằng cách đề ra các điều kiện cạnh tranh tốt và bình đẳng. Để đạt được mục tiêu này, WTO khuyến khích các nước tham gia vào các cuộc thương lượng về việc cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào thương mại và yêu cầu các nước áp dụng các quy định chung về thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ. Thương mại quốc tế và môi trường là một trong những vấn đề đáng quan tâm trên toàn cầu. Mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và bảo vệ môi trường đã được đặt ra từ đầu những năm 1970 ở các cấp độ khác nhau. Tháng 11/ 1971, các đại diện hội đồng GATT thoả thuận thành lập một tổ chức chuyên trách về các biện pháp môi trường và thương mại quốc tế ( còn gọi là tổ chức EMIT). Năm 1972, Hội nghị Stockholm 1972 về môi trường và nhân loại được tổ chức. Trong thời gian chuẩn bị hội nghị , Tổng thư kí của GATT đã đưa ra một bản Trần Minh Hoàng - Lớp A14 - K38D - Đại học Ngoại thương - - 17 Khoá luận tốt nghiệp trường Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi nghiên cứu với tựa đề Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp và thương mại quốc tế. Mãi đến năm 1991, tổ chức EMIT mới có cuộc họp đầu tiên, đưa ra một bản dự thảo để phục vụ Hội nghị LHQ 1992 về môi trường và phát triển. Năm 1992, UNCED đã tổ chức một cuộc hội nghị lớn hay còn được biết đến bởi tên ‘ đỉnh cao của thế giới’, thông qua ‘ chương trình nghị sự 21’, chỉ ra tầm quan trọng của việc thúc đẩy sự phát triển bền vững , thông qua một số biện pháp trong đó có thương mại quốc tế. Tháng 4 năm 1994, khi kết thúc vòng đàm phán Urguay, một quyết định cấp bộ trưởng về thương mại và môi trường đã được thông qua. Một Uỷ ban về thương mại và môi trường (CTE) thuộc khuôn khổ WTO đã được thành lập. CTE tiếp quản công việc từ nhóm EMIT. WTO không phải là một tổ chức bảo vệ môi trường, phạm vi thẩm quyền của tổ chức này chỉ liên quan đến các chính sách về môi trường được giới hạn bởi chính sách về thương mại và có thể dẫn đến những ảnh hưởng quan trọng đối với thương mại. Các thoả thuận GATT/ WTO đã tạo cơ hội cho những chính sách về bảo vệ môi trường quốc gia nhưng với điều kiện là không được phân biệt đối xử; những cơ hội tiếp cận thị trường là yếu tố cần thiết để bảo đảm giúp các nước đang phát triển phát triển bền vững. Về tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia như là sự hợp tác đa phương cần thiết để đưa ra những vấn đề về gắn thương mại với môi trường một cách tương xứng. Một số điều khoản của GATT có liên quan trực tiếp tới các vấn đề gắn thương mại với môi trường bao gồm điều I và III của GATT về sự không phân biệt đối xử, cũng như các mục cụ thể của điều XX (GATT) về những ngoại lệ chung. Tất cả các điều khoản GATT/ WTO liên quan đến các vấn đề gắn thương mại và môi trường được trình bày dưới đây: (1) Sự không phân biệt đối xử: Trần Minh Hoàng - Lớp A14 - K38D - Đại học Ngoại thương - - 18 Khoá luận tốt nghiệp trường Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi Quy tắc về sự phân biệt đối xử có hai phần: Quy chế tối huệ quốc( MFN) có trong điều I và chính sách đãi ngộ quốc gia(NT) có ở trong điều III của GATT. Theo điều I của GATT, các thành viên WTO nhất định phải dành các ưu đãi như nhau đối với các sản phẩm như nhau được sản xuất từ các nước khác. Do đó, không một nước nào có thể ban những đặc lợi về kinh doanh cho một nước khác hoặc phân biệt đối xử. Tất cả các thành viên đều có điạ vị ngang bằng và những lợi nhuận sẽ được lần lượt phân chia theo các hàng rào thương mại thấp hơn. Quy chế tối huệ quốc đảm bảo rằng, các nước đang phát triển và những nước có nền kinh tế ít phát triển có thể thu được lợi nhuận một cách tự do từ các điều kiện kinh doanh tốt nhất bất cứ lúc nào họ đàm phán. Phần thứ hai của các điều khoản không phân biệt đối xử là chính sách đãi ngộ quốc gia . Điều này của GATT quy định rằng nếu một sản phẩm được tham gia vào thị trường của một nước nào đó thì chúng phải được xem xét một cách tương xứng với sản phẩm hàng hoá được sản xuất trong nội địa của nước nhập khẩu. Quy định không phân biệt đối xử là một quy định chính trong các điều luật của hệ thống thương mại đa phương. Với sự lưu ý tới các vấn đề gắn thương mại vơí môi trường, quy tắc này đảm bảo rằng những chính sách bảo vệ môi trường quốc gia sẽ không được thông qua với ý định phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện giữa hàng ngoại và hàng nội, hoặc giữa những hàng hoá nhập khẩu từ các đối tác kinh doanh khác nhau. Do đó, điều này có thể ngăn ngừa sự lạm dụng bởi những chính sách về môi trường ngăn ngừa cách sử dụng sự che đậy các hạn chế về thương mại quốc tế. (2) Điều XX về các ngoại lệ chung: Trong cuộc đàm phán đầu năm 1947, điều XX của GATT đã đưa ra một số trường hợp đặc biệt của các bên tham gia GATT, hoặc những thành viên hiện hành WTO. Bao gồm hai trường hợp về bảo vệ môi trường có thể loại trừ từ những quy định của GATT. Điều luật này nêu rõ: Trần Minh Hoàng - Lớp A14 - K38D - Đại học Ngoại thương - - 19 Khoá luận tốt nghiệp trường Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi ‘ Yêu cầu các giải pháp này không được áp dụng theo kiểu sẽ tạo đà cho việc phân biệt đối xử không rõ ràng giữa những nước có cùng điều kiện tốt như nhau, hoặc trong thoả thuận này sẽ được diễn giải để ngăn chặn sự ép buộc của những giải pháp của các bên tham gia: ….(b) cần thiết để bảo vệ sức khoẻ con người, động thực vật; ….(g) liên quan đến việc bảo tồn những nguồn tài nguyên đang bị cạn kiệt, nếu những giải pháp này được thiết lập có hiệu quả, kết hợp với các hạn chế về sản xuất và tiêu dùng trong nước.’ Điều XX(b) và (g) cho phép các hội viên WTO có quyền áp dụng – các giải pháp chính sách nếu điều này “ cần thiết” để bảo vệ con người, động thực vật, hoặc nếu các giải pháp liên quan đến việc bảo tồn những nguồn tài nguyên đang cạn kiệt. Tuy nhiên, nội dung của điều XX nhằm để đảm bảo rằng GATT không bao gồm các giải pháp mà gây ra sự phân biệt đối xử, sự thiết lập những hạn chế về thương mại quốc tế. Có nghĩa rằng, các giải pháp đó chỉ nhằm các mục đích môi trường chứ không phải vì mục đích bảo hộ mậu dịch. (3) Điều khoản ngoại lệ chung trong hiệp định thương mại dịch vụ (GATS): Tại vòng đàm phán Urguay, GATS có một điều khoản về những ngoại lệ chung trong điều XIV, tương tự như ở điều XX của GATT, khi giải quyết các vấn đề về môi trường. Điều này của GATS cho phép các thành viên của WTO được thông qua GATT- cũng được áp dụng những giải pháp chính sách nếu điều này ‘cần thiết cho việc bảo vệ con người, động thực vật hay sức khoẻ’ (và cũng giống như điều XX(b) của GATT). Tuy nhiên, điều này phải không gây ra sự phân biệt, và không tạo ra những hạn chế về thương mại quốc tế. (4) Những thoả thuận về hàng rào kĩ thuật trong thương mại quốc tế (TBT): Trong thoả thuận tại vòng đàm phán Urguay về TBT, các thành viên đã đưa ra những cố gắng để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn và quy định về kĩ thuật cũng như các thủ tục chứng nhận và kiểm tra, mà không Trần Minh Hoàng - Lớp A14 - K38D - Đại học Ngoại thương - - 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan