Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ s...

Tài liệu Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở (nxb chính trị 2011) ngọ văn nhân, 377 trang

.PDF
377
179
101

Mô tả:

TS. NGỌ VÃN NHẢN t TÁC ĐỘNG CÙA D ư LUẬN XÃ HỘI BÚ VỚI Ý THỨC PHÁP LUẬT CÙA DỘI N6Ũ CÁN BỘ CẨP ca SỞ ■ • NHÀ \ l ÂT BÁN CHÍNH TRỊ Ọl ( ) ( C I A - s ự THẬT H \ NỘI - 2011 LÒI NHÀ XUẤT BẢN Ý thức pháp luật là hiện tượng mang tính giai cấp, xuất hiện cùng với sự xuất hiện của pháp luật. Các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau có ý thức pháp luật khác nhau, trong đó ý thức pháp luật giữ vai trò chủ đạo là ý thức pháp luật của giai cấp cầm quyển. Nhưng trước khi có sự xuất hiện nhà nước và pháp luật, cùng vối đó là ý thức pháp luật, thì những yếu tố tham gia định hướng và điểu chỉnh ý thức, hành vi xả hội của con người lại là dạo đức, phong tục, tập quán, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng... đặc biệt là dư luận xã hội. Ngay từ thời xã hội nguyên thủy, dư luận xã hội đã từng đóng vai trò điều hòa các môi quan hệ xã hội, định hướng hành vi xả hội của con người. Dư luận xã hội là một hiện tượng đặc biệt biểu thị sự phán xét, đánh giá, thái độ của các nhóm xá hội dối với vấn để có liên quan đến lợi ích. Dư luận xả hội được hình thành qua các cuộc trao đổi, thảo luận công khai. Dư luận xã hội củng là một hiện tượng tinh thần nhưng gắn chật với thực tiễn cuộc sống, xuất phát từ thực tiễn rồi tác động trở lại thực tiễn đó. Dư luận xà hội vối tư cách là một hiện tượng xă hội đặc biệt không tồn tại độc lập, mà nó tham gia, có mặt trong tất cả các bộ phận, các thành phần của ý thức xã hội. Dư luận xả hội có ý nghĩa là thước đo bầu không khí chính trị, xã hội: là tấm gương phản hồi đưòng lối, chính sách, pháp luật 5 của Đáng và Nhà nước; phản ánh tám tư, tình cảm. nguyện vọng của nhản dân; đánh giá năng lực. phấm chất của người lành đạo; có thể dựa vào dư luận xà hội đê dự báo được những diễn biến sắp tới của đời sổng xã hội: phát huy quyển làm chủ tập thê của nhân dán, tảng cường môì quan hệ giữa chính quyển và nhân dân. ngàn ngừa tệ quan liêu, xa ròi quần chúng, V.V.. Cuôn sách T ác đ ộ n g c ủ a d ư lu ậ n x à h ộ i đ ố i với ỷ th ứ c p h á p lu ậ t củ a đ ộ i n gụ c á n bộ c ấ p cơ sở phản tích, luận giãi sự tác động của dư luận xã hội đôi VỚI ý thức pháp luật của đội ngủ cán bộ cấp cơ sở ỏ nước ta hiện nay, chỉ ra thực trạng, nguyên nhân của sự tác động này. Trên cơ sỏ đó. đê xuất một số giải pháp phát huy tác động tích cực của dư luận xà hội trong việc nâng cao ý thức pháp luật của đội ngủ cán bộ cấp cơ sở. Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng ỉ ỉ năm 2011 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ự THẬT 6 LỜI NÓI ĐẨU Dư luận xã hội là một hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, là một hiện tượng xả hội đặc biệt, hiện diện ở tất cả các quổc gia, dần tộc khác nhau trên thê giới. Trong bất kỳ xã hội nào, dư luận xã hội cũng đều có ảnh hưởng nhất định đến các quá trình chính trị - xã hội, đến việc lãnh đạo và quản lý xã hội; tác động mạnh mẽ và quan trọng đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, như kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức, pháp luật, giáo dục... Trong sô đó, phải kế tới sự tác động không nhỏ của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của các tầng lớp xã hội nói chung, của đội ngũ cán bộ cấp cơ sỏ nói riêng. Có thể nói. ở nưốc ta hiện nay, xã hội chưa quen với công tác nghiên cứu, điều tra, thăm dò dư luận xã hội. Các cơ quan lãnh đạo các cấp cũng như mọi ngưòi dân chưa có nhu cầu, thói quen công khai bày tỏ quan điểm riêng, lắng nghe các ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, trong một xã hội đang vận hành mạnh mẽ theo khuynh hướng dân chủ, công bằng, văn minh, các quyền công dân ngày càng được tôn trọng và bảo đảm 7 thực hiện thì dư luận xã hội sẽ ngày càng có tác dộng mạnh mẽ và đóng vai trò tích cực hơn đối với các chủ trương, đường lối của Đảng và các quyết sách của Nhà nưóc liên quan đến quốc kế, dân sinh. Cùng với sự vận động, phát triển của dân chủ, dân trí và tiến bộ xã hội, việc nghiên cứu dư luận xã hội, nghiên cứu sự tác động của dư luận xã hội đối vỏi các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội sẽ ngày càng trở thành một nhu cầu cấp thiết của xã hội. Trong công cuộc đôi mới đất nưỏc, dưói sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta đang tiến hành xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhán dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta đả khẩng định: “Nhà nưỏc ta là Nhà nước pháp quyền xả hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản iý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chê xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyển dân chủ của nhân dân, 8 tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chê và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyển, xâm phạm quyển dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tô quốc và của nhân dân. Tố chức và hoạt động của bộ máy nhà nưỏc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời báo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương”1. Đế thực hiện thắng lợi mục tiêu này, một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay là phải đưa pháp luật vào đời sống xã hội ngay từ cơ sở, mà khâu trung gian quan trọng là đội ngủ cán bộ, công chức cấp cơ sỏ, phải xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ này. Cơ sơ khoa học và thực tiễn của vấn đề trên thế hiện ở chỗ: Một là, đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sỏ là những người thường xuyên tiếp xúc và trực tiếp giải quyết các công việc liên quan tới nhu cầu, lợi ích của nhân dân, là khâu chủ yếu thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mọi chính sách, pháp luật của Nhà nước muốn thực sự đi vào đời sống xã hội cơ sở đều phải được triển khai thực hiện ở cấp xã, phường, thị trấn. Vì vậy, cán bộ, công chức cấp 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biếu toàn quốc lần thứX I, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. tr. 85-86. 9 cơ sỏ cần phải được trang bị kiến thức, hiếu biết vê pháp luật và có ý thức pháp luật cao đê giải quyết công việc tại địa bàn tốt hơn. Hai là, trình độ dân trí nói chung, dân trí vê pháp luật nói riêng trong xã hội ta hiện nay ngày càng cao. Điêu đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở cùng phải có trình độ tri thức, hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật ở trình độ cao mới đáp ứng được yêu cầu giải quyết công việc chuyên môn. Ba là, đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở là những người gần dân nhất, giải quyết các công việc liên quan đến nhu cầu, lợi ích của dân dựa trên các nguyên tắc, quy định của pháp luật; vì vậy, họ phải chịu sự tác động và sức ép mạnh mẽ của dư luận xã hội trên địa bàn cơ sở. Sự tác động của dư luận xã hội có thể gây ra những phản ứng khác nhau từ phía cán bộ, công chức cấp cơ sở, bao gồm những phản ứng tích cực và cả những phản ứng tiêu cực. Trong khi đó, ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở nước ta hiện nay còn chưa theo kịp và chưa được nâng lên tương xứng với sự đôi mỏi hệ thống pháp luật. Dưới ảnh hưởng của nền kinh tê thị trường, một số mặt trái của nó cũng đang bộc lộ, như chủ nghĩa thực dụng, vị kỷ, tệ nạn xã hội... Một bộ phận cán bộ, công chức cấp cơ sở thoái hoá, biến chất trước sự cám dỗ của các lợi ích vật chất đã nhắm mắt làm liều, vi phạm pháp luật. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhận định: “Tình trạng tham nhũng, suy 10 thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sông ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đấng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máv của hệ thống chính trị và trong nhiều tố chức kinh tê là một nguy cơ lớn đe doạ sự sông còn của chê độ ta. Tình trạng lãng phí, quan liêu còn khá phô biến”1. Đến Đại hội X, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: “Năng lực và phẩm chất của nhiều cán bộ, công chức còn yếu, một bộ phận không nhỏ thoái hóa, biến chất. Dân chủ ở nhiêu nơi bị vi phạm, kỷ cương phép nước chưa nghiêm. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyển, thiếu trách nhiệm của bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, nhất là ỏ các cơ quan giải quyết công việc cho dân và doanh nghiệp”2. Đại hội XI của Đảng lại đặc biệt lưu ý: “Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước”3. Thực trạng trên đây đã và đang gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý xã hội bàng pháp luật, ảnh hưởng tiêu cực tới tiến trình xây dựng Nhà nưóc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tới công tác cải cách 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 76. 2. Đảng Cộng sán Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biêu toàn quốc lần thứX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr. 175. 3. Dảng Cộng sản Việt Nam: Van kiện Đại hội đại biêu toàn quốc lấn thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia • Sự thật, Hà Nội, 2011, tr .ll. 11 hành chính nhà nước, làm chậm trễ quá trình triển khai và thực hành Quy chê dân chủ ơ cơ sở. Đặc biệt, nó còn tạo ra những luồng dư luận xã hội bức xúc trong các tầng lớp nhân dân, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với hiệu lực, hiệu quả hoạt động, quản lý của bộ máy chính quyền cấp cơ sở. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do ý thức pháp luật của một bộ phận đáng kê cán bộ, công chức cấp cơ sở còn thấp, bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Do đó, trong việc củng cố, nâng cao trình độ tri thức, hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật cho đội ngủ cán bộ, công chức cấp cơ sở, ngoài việc áp dụng các biện pháp có tính cưỡng chê đối vói những cá nhân có hành vi phạm pháp, phạm tội theo quy định của pháp luật; còn cần có nhiều giải pháp đồng bộ khác, như giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, phát huy truyền thống dân tộc, nâng cao trình độ văn hoá pháp lý, đặc biệt là hình thành và phát triển ý thức pháp luật tích cực trong đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, tạo cho họ thói quen sống, làm việc theo pháp luật. Có nhiều cách thức, cơ chế tác động tới ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở nưốc ta hiện nay, trong đó có sự tác động của dư luận xã hội. Được * mệnh •danh là “búa rìu của xã hội”, •dư7luận xã • hội • có tác động mạnh mẽ tới ý thức pháp luật; qua đó, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sỏ. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động mang ý nghĩa tích cực, trong một sô trường hợp, dư luận xã hội 12 củng có thê có những tác động tiêu cực đối vổi ý thức pháp luật của đội ngủ cán bộ cấp xã, phường, thị trấn. Vì thế, việc nghiên cứu và phân tích sự tác dộng của dư luận xã hội đối vỏi ý thức pháp luật của đội ngù cán bộ cấp cơ sơ sẽ phát huy những tác động tích cực của dư luận xã hội tới ý thức pháp luật của họ, có thê khẳng định, là một vấn đẻ có tầm quan trọng và mang tính cấp bách; góp phần củng cố, xây dựng chính quyền cấp cơ sở trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nội dung cuốn sách góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu, thăm dò dư luận xã hội vê ý thức pháp luật của đội ngủ cán bộ cấp cơ sở. Những kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạv triết học, xã hội học và luật học trong chừng mực những vấn để có liên quan đến dư luận xã hội và ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Nó cũng có ý nghĩa thực tiễn trong việc xây dựng các tiêu chí cụ thê để đánh giá sự tác động của dư luận xã hội đối vỏi ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở, xây dựng các giái pháp phát huy tác động tích cực của dư luận xã hội trong việc nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ỏ nước ta hiện nay. Nhân dịp này, tốc giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Hội đồng Khoa học Viện Triết học, Viện Khoa học 13 xã hội Việt Nam, bày tỏ lòng tri ân đối với PGS, TS. Đặng Hữu Toàn, TS. Trần Thị Hồng Thúy đã có sự chỉ dẫn tận tình, đóng góp ý kiến giúp tác giả hoàn thành cuốn sách này. Hà Nội, tháng 5 năm 2011 Tác giả 14 Chương một DƯ LUẬN XÃ HỘI I- KHÁI NIỆM, TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA DƯ LUẬN XẢ HỘI 1. Khái niệm dư luận xã hội 1.1. Định nghĩa dư luận xã hội Dư luận xã hội là một dạng tồn tại đặc biệt của ý thức xã hội, có thể hiện diện trong các hình thái ý thức xã hội khác nhau. Mặc dù dựa trên nền tảng tinh thần là ý thức xã hội và có sự tác động trở lại đối với ý thức xã hội, song, dư luận xã hội không phải là một bộ phận của ý thức xã hội, càng không phải là một hình thái ý thức xã hội. Nó là một hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đòi sống xã hội, nảy sinh từ hiện thực xã hội và mang bản chất xã hội. Từ trưốc đến nay, vấn đê dư luận xã hội luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, như triết học, xã hội học, tâm lý học xã hội... Dư luận xã hội là một hiện 15 tượng xă hội phức tạp, do đó, khó có thế lột tả hết được nội hàm của nó trong một sô dòng định nghĩa ngán gọn. Chính vì vậy, về mặt lý luận, hầu như không có một định nghĩa nào về dư luận xã hội được tất cả mọi người đồng tình, chấp thuận. Tính phức tạp của vấn để, trước hết, thể hiện ở việc sử dụng thuật ngữ. Xung quanh việc sử dụng thuật ngữ “dư luận xã hội” đang còn có những ý kiến khác nhau, ở phương Tây, thuật ngữ xuất phát điểm được sử dụng là thuật ngữ “public opinion”, thường được dịch sang tiếng Việt là “công luận”. Thuật ngữ này thể hiện ý kiến của công chúng, thường gắn liền với vai trò và sự can thiệp tích cực của giới truyền thông vào quá trình hình thành, uốn nắn ý kiến của công chúng; chẳng hạn, thăm dò ý kiến cử tri trước các cuộc bầu cử. Bên cạnh đó, ở phương Tây còn có thuật ngữ “social opinion”, tiếng Việt dịch là “dư luận xã hội” vối ý nghĩa là ý kiến, quan điểm chung của xã hội. ở Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay, người ta sử dụng tương đối phố biến thuật ngữ “oổmecTBeHHoe MHeHHe” (obshestvennoe mnhenhie), trong đó, obshestvennoe có nghĩa là xã hội, thuộc về xã hội; còn mnhenhie có nghĩa là ý kiến, quan niệm. Thuật ngữ này được dịch sang tiếng Việt là “dư luận xã hội”. c. Mác đã gọi dư luận xã hội là “dư luận của nhân dân”. Chẳng hạn, Mác cho rằng, cốc đại biểu nghị viện “thường xuyên viện đến ý kiến của nhân dân, đang đem 16 lại cho ý kiến của nhân dân cái quyền nói lên ý kiến thực sự của mình trong các thư thỉnh nguyện”1. Năm 1980, trong cuốn sách Dư luận xã hội và công tác tuyên truyền, bên cạnh việc thừa nhận khái niệm “dư luận xã hội”, tác giả A.K. Ulêđốp còn đề nghị sử dụng thêm thuật ngữ “dư luận của xã hội”. Thuật ngữ này có nội hàm rộng hơn thuật ngữ “dư luận xã hội” vì nó bao gồm “dư luận xã hội và các dư luận không phải là dư luận xã hội”. Thực ra Ulêđổp muốn dùng khái niệm này để phân biệt các cấp độ chủ thể của dư luận xã hội, phân biệt dư luận của xã hội vối “dư luận của một tập thể”, “dư luận của một nhóm xã hội” hay “dư luận của một giai cấp”. Điều này cũng giống như V.I. Lênin đã từng dùng khái niệm “dư luận xã hội của những người lao động1'2. Trong tiếng Việt, đôi khi trên các sách, báo, tạp chí chúng ta còn bắt gặp thuật ngữ “dư luận”. Một số người cho rằng dùng thuật ngữ “dư luận” ngắn gọn, đơn giản mà vẫn đầy đủ; bởi lẽ, đã là dư luận thì nó chỉ có thể hình thành, tồn tại và phát triển trong đòi sống xã hội của con người, chứ không thể có cái gọi là “dư luận” 1. c. Mác và Ph. Ảngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t. 8, tr.201. 2. Dần theo A.K.Ulêđốp: Dư luận xả hội và công tác tuyên truyền, Nxb. Tư tưởng, Mátxcơva, 1980 (Bản dịch tiếng Việt in trong sách Nghiên cứu, sử dụng nà định hướng dư luận xã hội, Hà Nội, 1999, tr. 95). 17 trong thế giới động vật được. Nói cách khác, bản thân thuật ngữ “dư luận” đã bao hàm ý nghĩa xã hội trong đó theo cách hiểu của ngưòi Việt Nam. Tuy nhiên, thuật ngữ này sẽ gây khó khăn khi chúng ta dịch nó sang tiếng nước ngoài vì trong đó không có sự xác định rõ ràng về chủ thể của nó. Từ thực trạng trên đây, chúng tôi cho rằng cần thống nhất sử dụng khái niệm chuẩn là khái niệm “id ư luận xã hội" trong nghiên cứu khoa học, vì nó là thuật ngữ thông dụng trong hầu hết ngôn ngữ các nưốc; sử dụng khái niệm “công luận” khi cần nhấn mạnh đến vai trò của truyền thông đại chúng đối với quá trình hình thành và phát triển của dư luận xã hội; sử dụng khái niệm “dư luận” khi cần nhấn mạnh đến các cấp độ chủ thể của dư luận xã hội, chẳng hạn, “dư luận của giai cấp công nhân” hoặc “dư luận của người dân Hà Nội”. Trở lại với vấn đề định nghĩa dư luận xã hội, có thể thấy, trên các sách báo, tạp chí khoa học có khá nhiều định nghĩa về dư luận xã hội đã được nêu ra. Trưỏc hết, chúng ta xem xét một số định nghĩa theo trường phái Nga. B.K. Phađerin - nhà nghiên cứu dư luận xã hội người Nga, đưa ra một định nghĩa như sau: “Dư luận xả hội là tổng thể các ý kiên, trong đó chủ yếu là các ý kiến thể hiện sự phán xét đánh giá, sự nhận định (bằng lời hoặc không bằng lời), phản ánh ý nghĩa của các thực tế, quá trình, hiện tượng, sự kiện đối với các thể chế, giai cấp xã hội nói chung và thái độ công khai hoặc che đậy của các 18 nhóm xã hội lớn nhỏ đôi với các vấn đề của cuộc sống xã hội có động chạm đến các lợi ích chung của họ”\ Còn theo A.K. Ulêđốp dư luận xã hội là “sự phán xét thể hiện sự đánh giá và thái độ của mọi người đối với các hiện tượng của đời sống xã hội”2. Trong cuốn Từ điển xã hội học tóm tắt xuất bản ở Mátxcơva năm 1989, các tác giả đưa ra một định nghĩa khác: “Dư luận xã hội là trạng thái ý thức của công chúng, hàm chứa trong đó thái độ minh bạch hoặc ẩn giấu của các cộng đồng xã hội khác nhau đối vởi những vấn đề, sự kiện và yếu tô của hiện thực”3. Từ các định nghĩa nêu trên, có thể thấy, trong quan niệm của các nhà nghiên cứu thuộc trường phái Nga đều nhấn mạnh đến khía cạnh dư luận xã hội là sự phán xét đánh giá của các nhóm xã hội và các cộng đồng xã hội đối với các sự kiện, hiện tượng xã hội mà họ quan tâm, là thái độ công khai, minh bạch hoặc ngấm ngầm, che giấu trưóc một thực tế xã hội có liên quan đến lợi ích chung. Các nhà nghiên cứu thuộc trường phái Mỹ thường sử dụng khái niệm “công luận” thay cho khái niệm dư E.K. aaepHH, OõuịecmeeHHoe M H e H u e 8 pa38umoM coụuanucmmecKOM oõuịecmee: cyuỊHocmb u 3QK0H cmaHo&AeHHM, H 3A . Ka3ajibCKHH yHH B epcH TeT, 1980, ctp. 21 - 22. 2. A.K. y/ieaoB, OõuịecmeeHHoe M H e rn ie KQK npeỏMem cou,uoAozimecKux uccnedoeaHuủ, Borrp. ^HiiocoỘHH, 1959, N°3, ctp. 47. 3 KpamKuủ CAoeapb no coụuoAoeuu /riofl. Oỗm. PeaaKUHeìí J\. M. rBHHiHaHH/ H 3 fl. ncưiHT. JlHTepaTypa, MocKBa, 1989, ctp. 198. 1. 19 luận xã hội và củng nêu ra những định nghĩa tương tự. Chẳng hạn, “công luận là sự phán xét đánh giá của các cộng đồng xă hội đối với các vấn đề có tầm quan trọng được hình thành sau khi có sự tranh luận công khai” (Young, 1923); hoặc định nghĩa đơn giản hơn: “Công luận là tập hợp ý kiên cá nhân ở bất kỳ nơi đâu mà chúng ta có thể tìm được" (Childs, 1956)1. Trong bài viết “Công luận là gì?” đăng trong Bách khoa toàn thư Mỹ, năm 1967, tập 22, tác giả Paul B. Sheatsley đưa ra quan điểm: “Nói một cách chung nhất, công luận gắn liền với các phán xét đánh giá hoặc các nguyện vọng,... công luận có thể xem xét như là các quan điểm của một nhóm người xung quanh các vấn đề có liên quan đến lợi ích chung”*. Như vậy, các nhà nghiên cứu thuộc trường phái Nga và trường phái Mỹ đều coi công luận (dư luận xã hội) là các phán xét đánh giá của các cộng đồng xã hội, nhóm xã hội trước những vấn đề liên quan đến lợi ích chung. ở nước ta cũng đã có một số công trình nghiên cứu về dư luận xã hội, trong đó các tác giả đều đưa ra định nghĩa về dư luận xã hội. Theo Trung tâm Nghiên cứu 1. Xem Ban Tư tưởng • Văn hóa Trung ương - Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội: Nghiên cứu, sử dụng và định hướng dư luận xã hội, Hà Nội, 1999, tr. 6. 2. Paul B. Sheatsley: “Công luận là g iĩ' in trong sách Bách khoa toàn thư Mỹ, 1967, t. 22. (Bản dịch tiếng Việt in trong sách Nghiên cứu, sử dụng và định hướng dư luận xả hội, Hà Nội, 1999, tr. 111). 20 dư luận xã hội thuộc Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (nay là Viện Nghiên cứu dư luận xã hội trực thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương): “Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự '1. Hoặc một định nghĩa khác: "Dư luận xã hội là sự biểu hiện trạng thái ý thức xã hội của một cộng đồng người nào đó, là sự phán xét, đánh giá của đại đa số trong cộng đồng người đối với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội có liên quan đến nhu cầu, lợi ích của họ trong một thời điểm nhất định”2. Có thể thấy rằng, trong hầu hết các định nghĩa được nêu trên đây đều đề cập tới những nội dung chính của khái niệm dư luận xã hội, bao gồm: Thứ nhất, dư luận xã hội là tập hợp những ý kiến, quan điểm, thái độ có tính chất phán xét đánh giá của các nhóm xã hội, các giai cấp, các cộng đồng người trước một thực tế xã hội nhất định. Thứ hai, sự phán xét đánh giá đó chỉ nảy sinh khi trong xã hội có những vấn để xã hội, những sự kiện, hiện tượng xã hội mang tính thời sự, có liên quan đến lợi ích chung của các nhóm xã hội, cộng đồng xã hội hay của toàn xã hội nói chung. 1. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương - Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội: Nghiên cứu, sử dụng và định hưởng dư luận xã hội, Hà Nội, 1999, tr. 6 - 7. 2. Lương Khắc Hiếu (Chủ biên): Dư luận xá hội trong sự nghiệp đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr, 14. 21 Thứ ba, vấn đề, sự kiện xã hội mang tính thời sự đó phải thu hút được sự quan tầm, chú ý của nhiều người, của đa số các thành viên trong xã hội. Kết hợp với vai trò, ý nghĩa thực tiễn của dư luận xã hội, theo chúng tôi, có thể định nghĩa dư luận xã hội như sau: Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiên, thái độ có tính chất phán xét đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ. Khi nghiên cứu dư luận xã hội cần chú ý phân biệt dư luận xã hội với tin đồn. Tin đồn là một hiện tượng tâm lý xã hội khác về bản chất so vói dư luận xã hội ở chỗ, tin đồn không phải là sản phẩm của tư duy phán xét của chủ thể mang nó. Tin đồn chỉ là một tin tức về một sự• việc, » • • / sự • kiện, • / hay hiện tượng có thể có thật, không có thật hoặc chỉ có một phần sự thật được lan truyền từ người này sang người khác chủ yếu bằng con đường truyền miệng. Ngoài con đường truyền miệng, trong xã hội hiện đại, tin đồn còn có thể được phát tán qua các loại tờ rơi, bằng điện thoại, tin nhắn SMS, email... Tin đồn có thể xuất hiện từ một sự việc, sự kiện có thật, nhưng khi đi qua lăng kính của chủ thể truyền tin thì nó bị méo mó, sai lệch ít nhiều một cách có chủ ý; có thể xuất hiện từ những tin tức hoàn toàn do tưởng tượng ra, được nhào 22 nặn sao cho hấp dẫn, lôi cuốn nhất. Tin đồn không phải lúc nào cũng sai nhưng đó là dạng thông tin không chính thức, chưa được kiểm chứng về tính trung thực và do vậy, chủ thể của tin đồn thường không được xác định một cách rõ ràng. Tin đồn thường là sự bịa đặt (phao tin, đồn nhảm). Đặc điểm nổi bật của tin đồn là, trong quá trình lan truyền từ ngưòi này sang người khác luôn có sự thêu dệt, hư cấu, xuyên tạc hoặc tỉiổi phồng một cách quá đáng. Tin đồn loang càng xa thì nội dung của nó càng khác với nội dung lúc ban đầu tuỳ thuộc vào mục đích và lợi ích của chủ thể truyền tin. Chính vì vậy, tin đồn mang nặng màu sắc chủ quan, định kiến của chủ thể truyền tin. Dư luận xã hội, ngược lại, hình thành từ sự việc, sự kiện, hiện tượng có thật thông qua quá trình trao đổi, tranh luận để đi đến ý kiến chung, là sản phẩm của tư duy phán xét của chủ thể mang nó. Dư luận xã hội thể hiện quan điểm, thái độ của chủ thể trước các sự kiện, hiện tương mà chủ thể đó quan tâm. Dư luận xã hội lúc đầu có thể bao gồm nhiều luồng ý kiến khác nhau, nhưng khi lan càng rộng thì càng có xu hướng thống nhất vê nội dung phán xét hoặc tích tụ lại thành một vài hướng cơ bản. Tin đồn có thể chuyển hoá thành dư luận xã hội khi trên cơ sỏ của tin đồn người ta đưa ra các phán xét đánh giá bày tỏ ý kiến, thái độ của mình; khi thông tin về sự kiện, hiện tượng mà tin đồn nêu lên được kiểm chứng và các nhóm xã hội có thể được tiếp cận với 23
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan