Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh quảng ngãi...

Tài liệu Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh quảng ngãi

.PDF
162
162
74

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VIẾT VY TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, năm 2019 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VIẾT VY TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 62. 31. 01. 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Người hướng dẫn 1 : GS.TS. Võ Xuân Tiến Người hướng dẫn 2 : PGS.TS. Bùi Quang Bình Đà Nẵng, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, các dữ liệu, lập luận, phân tích, đánh giá và kết quả trong luận án là trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung đã trình bày trong luận án này. Tác giả luận án Nguyễn Viết Vy i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu thực hiện Đề tài “Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi” tại Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, tôi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám hiệu, các nhà khoa học, quý thầy cô Khoa Kinh tế, Phòng Đào tạo và các phòng ban liên quan của Nhà trường. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ này. Với tình cảm chân thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, Cục Thống kê của tỉnh Quảng Ngãi, Huyện ủy Lý Sơn và đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ, cung cấp số liệu, động viên, khích lệ trong quá trình thực hiện và hoàn thiện Luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Giáo sư, Tiến sĩ Võ Xuân Tiến và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Quang Bình; những người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về tài liệu, kiến thức và phương pháp khoa học để tôi hoàn thành Luận án. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn Luận án cũng còn nhiều hạn chế, thiếu sót, tôi rất mong được sự thông cảm, góp ý và chỉ dẫn của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để tiếp tục hoàn chỉnh Luận án được tốt hơn. Trân trọng./. Tác giả Luận án NCS Nguyễn Viết Vy ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................4 4. Đóng góp của luận án ..................................................................................................4 5. Bố cục của luận án .......................................................................................................7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .........................................................................................9 1.1. Những vấn đề chung về đầu tư công và tăng trưởng kinh tế ....................................9 1.1.1. Khái niệm và hình thức đầu tư công......................................................................9 1.1.2. Huy động và sử dụng vốn đầu tư công ................................................................12 1.1.3. Khái niệm tăng trưởng kinh tế .............................................................................14 1.2. Các lý thuyết liên quan về tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế.......16 1.2.1. Lý thuyết về tăng trưởng cổ điển.........................................................................16 1.2.2. Lý thuyết về tăng trưởng tân cổ điển (mô hình Cobb- Douglas) ........................18 1.2.3. Lý thuyết tăng trưởng Keynes (mô hình tăng trưởng của Harrob – Domar) ......19 1.2.4. Lý thuyết tăng trưởng hiện đại của Samuelson ...................................................20 1.2.5. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế nội sinh ...........................................................20 1.3. Kết quả các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ............................................................................................................................21 1.3.1. Tác động thông qua kênh đầu tư .........................................................................21 1.3.2. Tác động thông qua kênh giảm nghèo .................................................................33 1.3.3. Tác động thông qua kênh thúc đẩy đầu tư tư nhân..............................................35 1.3.4. Tác động thông qua kênh tăng trưởng quy mô và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ...39 1.4. Khung phân tích cho nghiên cứu ............................................................................42 Kết luận chương 1 .........................................................................................................43 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........44 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................................44 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................................44 iii 2.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế ..................................................................................45 2.1.3. Đặc điểm điều kiện xã hội ...................................................................................48 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................50 2.2.1. Giả thuyết và quy trình nghiên cứu .....................................................................50 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................51 2.2.3. Phương pháp phân tích ........................................................................................54 Kết luận chương 2 .........................................................................................................61 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CÔNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NGÃI ................................................62 3.1. Thực trạng đầu tư công tỉnh Quảng Ngãi ...............................................................62 3.1.1. Thực trạng đầu tư tỉnh Quảng Ngãi .....................................................................62 3.1.2. Thực trạng đầu tư công tỉnh Quảng Ngãi ............................................................66 3.2. Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi thông qua kênh đầu tư ....................................................................................................................79 3.2.1. Mức đóng góp của khu vực công vào tăng trưởng tỉnh Quảng Ngãi ......................79 3.2.2. Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi thông qua kênh đầu tư ....................................................................................................................80 3.3. Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi thông qua kênh giảm nghèo ............................................................................................................88 3.3.1. Một số chương trình sử dụng đầu tư công cho giảm nghèo của tỉnh Quảng Ngãi .......................................................................................................................................88 3.3.2. Tác động của đầu tư công đến giảm nghèo tỉnh Quảng Ngãi .............................89 3.3.3. Tình hình giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ngãi ...........................................................93 3.4. Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi thông qua thúc đẩy mức đầu tư tư nhân .................................................................................................94 3.4.1. Tác động của đầu tư công đến đầu tư tư nhân .....................................................96 3.4.2. Ảnh hưởng của khu vực tư nhân đến tình hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi .............................................................................................................................104 3.5. Tác động của đầu tư công đến quy mô tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ngãi...........................................................................................................106 3.5.1. Nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi ........................................106 iv 3.5.2. Tác động của đầu tư công đến quy mô tăng trưởng và CDCCKT tỉnh Quảng Ngãi .............................................................................................................................108 Kết luận chương 3 .......................................................................................................112 CHƯƠNG 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH .....................................................................115 4.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước và dự báo về nhu cầu đầu tư tỉnh Quảng Ngãi ......115 4.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước .........................................................................115 4.1.2. Bối cảnh kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi ..............................................................116 4.1.3. Dự báo nhu cầu đầu tư phát triển và đầu tư công tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2020 -2025 ...................................................................................................................117 4.2. Hàm ý chính sách .................................................................................................119 4.2.1. Cải thiện chính sách huy động, phân bổ và sử dụng vốn đầu tư công hiệu quả119 4.2.2. Hoàn thiện vai trò của đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng kinh tế qua kênh đầu tư .....................................................................................................................................122 4.2.3. Phát huy vai trò của đầu tư công để thúc đẩy giảm nghèo ................................124 4.2.4. Nâng cao hiệu quả của đầu tư công trong việc thúc đẩy mức đầu tư tư nhân ...125 4.2.5. Gia tăng vai trò đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng và CDCCKT .................130 4.3. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng khắc phục ...........................................130 KẾT LUẬN ................................................................................................................132 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNXD : Công nghiệp xây dựng CDCCKT : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ĐTC : Đầu tư công ĐTTN : Đầu tư tư nhân FDI : Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GNP : Tổng sản phẩm quốc dân GNI : Tổng thu nhập quốc dân GO : Tổng giá trị sản xuất ICOR : Hệ số sử dụng vốn đầu tư IN : Thu nhập quốc dân KCN : Khu công nghiêp KKT : Khu kinh tế KTXH : Kinh tế xã hội ODA : Official Development Assistance (Vốn hỗ trợ phát triển chính OECD : Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế NCS : Nghiên cứu sinh NMLD : Nhà máy lọc dầu NGTK : Niên giám thống kê NLTS : Nông lâm thủy sản NSĐP : Ngân sách địa phương NSNN : Ngân sách nhà nước NSTW : Ngân sách trung ương PPP : Hợp tác công tư TBXH : Thương binh xã hội TTKT : Tăng trưởng kinh tế TMDV : Thương mại dịch vụ UBND : Ủy ban nhân dân vi thức) DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu đáng quan tâm ...................................... 29 Bảng 2.1. Quy mô và tăng trưởng GDP/ng tỉnh Quảng Ngãi ...................................... 49 Bảng 2.2. Tỷ lệ nghèo và thất nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi ............................................ 49 Bảng 2.3. Thống kê mẫu phát ra và thu vào theo ngành .............................................. 53 Bảng 2.4. Thống kê mẫu phát ra và thu vào theo huyện .............................................. 53 Bảng 3.1. Tổng vốn đầu tư tỉnh Quảng Ngãi ............................................................... 63 Bảng 3.2. Tỷ lệ vốn đầu tư tỉnh Quảng Ngãi................................................................ 63 Bảng 3.3. Tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư cho các ngành tỉnh Quảng Ngãi .......................... 64 Bảng 3.4. Tỷ lệ vốn đầu tư theo khoản mục đầu tư tỉnh Quảng Ngãi .......................... 65 Bảng 3.5. So sánh hệ số sử dụng vốn đầu tư tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và Việt Nam .............................................................................................................................. 65 Bảng 3.6. Tỷ lệ các nguồn ĐTC tỉnh Quảng Ngãi ....................................................... 67 Bảng 3.7. Tỷ lệ nguồn ĐTC phân theo cấp quản lý ..................................................... 68 Bảng 3.8. Tỷ lệ phân bổ vốn ĐTC theo ngành tỉnh Quảng Ngãi ................................. 69 Bảng 3.9. Tỷ lệ phân bổ vốn ĐTC cho các lĩnh vực .................................................... 70 Bảng 3.10. Tỷ lệ phân bổ ĐTC cho cấp quản lý .......................................................... 71 Bảng 3.11. So sánh hệ số sử dụng vốn ĐTC tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam ........... 74 Bảng 3.12. Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình ................................................. 82 Bảng 3.13. Thống kê mô tả các biến trong mô hình .................................................... 83 Bảng 3.14. Hệ số tương quan giữa các biến ................................................................. 83 Bảng 3.15. Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root test) .................................................. 85 Bảng 3.16. Các hệ số ước lượng ................................................................................... 87 Bảng 3.17. Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình ................................................. 90 Bảng 3.18. Thống kê mô tả các biến trong mô hình .................................................... 91 Bảng 3.19. Hệ số tương quan giữa các biến ................................................................. 92 Bảng 3.20. Kết quả ước lượng theo mô hình ............................................................... 93 Bảng 3.21. Tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh Quảng Ngãi ............................................................. 94 Bảng 3.22. Mức độ ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng đến ý định đầu tư ........................... 96 Bảng 3.23. Mức độ ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến ý định đầu tư ............ 99 Bảng 3.24. Mức độ ảnh hưởng từ hỗ trợ đầu ra và xúc tiến thương mại ................... 100 vii Bảng 3.25. Mức độ ảnh hưởng từ lao động cho doanh nghiệp .................................. 102 Bảng 3.26. Mức độ ảnh hưởng từ hỗ khởi nghiệp...................................................... 103 Bảng 3.27. Tình hình vốn đầu tư và lao động tỉnh Quảng Ngãi ................................ 107 Bảng 3.28. Tình hình tăng trưởng vốn đầu tư và lao động tỉnh Quảng Ngãi ............. 107 Bảng 3.29. Đóng góp của các nguồn lực vào TTKT .................................................. 108 Bảng 3.30. Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng của các ngành tỉnh Quảng Ngãi .............. 110 Bảng 3.31. Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng phân theo khu vực kinh tế tỉnh Quảng Ngãi .................................................................................................................................... 111 Bảng 4.1. Tổng đầu tư phát triển của tỉnh .................................................................. 118 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Khung phân tích của nghiên cứu .................................................................. 42 Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 51 Hình 3.1. Vốn đầu tư và tỷ lệ ĐT/GDP tỉnh Quảng Ngãi ............................................ 62 Hình 3.2. Tình hình ĐTC tỉnh Quảng Ngãi .................................................................. 67 Hình 3.3. GDP chung và tỷ trọng GDP của khu vực nhà nước trong GDP chung của tỉnh Quảng Ngãi............................................................................................................ 79 Hình 3.4. Đóng góp của khu vực nhà nước vào tăng trưởng GDP chung của tỉnh Quảng Ngãi ................................................................................................................... 80 Hình 3.5. Phân phối xác suất của gKgit ........................................................................ 84 Hình 3.6. Phân phối xác suất của gKpit ........................................................................ 84 Hình 3.7. Phân phối xác suất của gLit........................................................................... 84 Hình 3.8. Phân phối xác suất của Hit ............................................................................ 84 Hình 3.9. Phân bổ độ tuổi của doanh nghiệp tư nhân được khảo sát ở tỉnh Quảng Ngãi ...................................................................................................................................... 95 Hình 3.10. Đóng góp của kinh tế tư nhân vào tăng trưởng GDP chung của tỉnh Quảng Ngãi ............................................................................................................................ 104 Hình 3.11. Mức ĐTTN ở tỉnh Quảng Ngãi ................................................................ 105 Hình 3.12. Tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ngãi ................................................... 109 ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu tư công (ĐTC) là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (Luật Đầu tư công 2014). Đây là một trong các nguồn lực có vai trò quan trọng trong phát triển của tất cả các nền kinh tế và là công cụ để nhà nước điều chỉnh sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy mà ĐTC đã trở thành đề tài đáng quan tâm của các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách và quản lý chính sách, nhất là chính sách công. Dựa trên các lý thuyết về mô hình tăng trưởng cổ điển, tân cổ điển, mô hình tăng trưởng Keynes, Paul Samuelson, mô hình tăng trưởng nội sinh… nhiều học giả đã tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều quốc gia khác nhau và chỉ ra một số kênh tác động của ĐTC đến tăng trưởng kinh tế (TTKT). Kênh đầu tiên chỉ ra ĐTC tác động đến TTKT qua kênh đầu tư với cả hai hướng tác động tích cực lẫn tiêu cực. Hướng thứ nhất có kết quả tác động tích cực như nghiên cứu của Eberts (1986), Costa, Silva, Ellson và Martin (1987), Barro (1990), Nazmi và Ramirez (1997), Aschauer (1998), Xavier và Elsa (2003), Clements, Bhattacharya và Nguyen (2003), Kandenge (2007), Zainah (2009), Ener, Kilic và Arica (2013), Uddin và Aziz (2014), Aziri (2017). Hướng thứ hai có kết quả cho tác động tiêu cực đến TTKT như của Grier và Tullock (1989), Devarajan, Swaroop và Zou (1996), Ghali (1998), Arslanalp, Bornhorst, Gupta và Sze (2010). Nhiều nghiên cứu cũng xem xét ảnh hưởng của ĐTC tới tăng trưởng thông qua tác động tới giảm nghèo, như các nghiên cứu của Mosley, Hudson và Verschoor (2004), Afzali (2010), Karim và Ahmad (2009), Hà Thị Minh Tuyết (2017), Walle (1998), Datt và Ravallion (2002), Jalilian và Weiss (2002), Nguyễn Đăng Bình (2011), Lê Kim Sa và Đặng Nguyên Anh (2011). Ngoài ra còn có các nghiên cứu về tác động của đầu tư công đến việc thúc đẩy đầu tư tư nhân, đến quy mô tăng trưởng và CDCCKT. Tuy nhiên, những nghiên cứu này thường chỉ nghiên cứu trên phạm vi liên quốc gia hay quốc gia mà dường như chưa có nghiên cứu nào về chủ đề này cho một nền 1 kinh tế của một tỉnh. Việc thực hiện nghiên cứu về chủ đề này với đối tượng nền kinh tế một tỉnh và kết quả của nó sẽ là sự kiểm chứng và làm phong phú thêm mảng lý thuyết này. Trong suốt hơn 20 năm qua nền kinh tế của Quảng Ngãi đã có sự tăng trưởng liên tục, bình quân khoảng 11.5% năm. Quy mô nền kinh tế ngày càng mở rộng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực và hiện đại, tỷ trọng của ngành nông lâm thủy sản (NLTS) giảm từ hơn 51% xuống còn 17.9 % hay giảm hơn 33% trong 20 năm qua và tỷ trọng của ngành công nghiệp xây dựng (CNXD) đã tăng từ 15.7% lên 55.9%, tăng hơn 40%. Thu nhập đầu người ngày càng tăng hiện đã đạt gần 2300 USD/người. Hạ tầng kinh tế xã hội ngày càng phát triển và hiện đại, đóng góp lớn vào cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và đời sống của người dân. Sự thành công trong TTKT của tỉnh được đóng góp rất lớn từ nhân tố đầu tư trong đó đặc biệt là ĐTC. Đầu tư công theo giá hiện hành và giá cố định những năm trước năm 2000 rất thấp chỉ dưới vài trăm tỷ đồng. Trong giai đoạn 2001- 2005 bắt đầu tăng dần, tăng mạnh nhất từ năm 2006, đạt đỉnh năm 2007 và 2008 sau đó giảm dần. Những năm sau năm 2010 tuy giảm nhưng quy mô vẫn khá cao. Tỷ lệ ĐTC so với tổng đầu tư tỉnh Quảng Ngãi luôn chiếm tỷ trọng khá cao, trước năm 2005 luôn chiếm hơn 62%, từ năm 2006 tăng lên gần 76% và năm 2007 là hơn 84%, năm 2008 là hơn 78%, sau đó giảm dần và năm 2016 chỉ còn hơn 52%. Những diễn biến này đã kéo theo tỷ lệ đầu tư tư nhân (ĐTTN) so với ĐTC thấp và giảm dần cho đến năm 2007 và tăng rõ từ năm 2010. Đáng bàn, công tác quản lý nhà nước về ĐTC của tỉnh Quảng Ngãi hiện còn nhiều bất cập, hiệu quả tác động của ĐTC đến TTKT của tỉnh còn khá thấp. Các hạn chế này đã được chỉ rõ trong các Kết luận của Thanh tra Nhà nước và Kiểm toán Nhà nước, trong đó: - Danh mục dự án đầu tư chưa thực sự trọng tâm, trọng điểm, chưa bám sát vào việc phục vụ thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và nhiệm vụ đột phá theo Nghị quyết của Đại hội tỉnh Đảng bộ qua các nhiệm kỳ. - Nhiều công trình chưa thể hiện được tính cấp bách, hay thuộc lĩnh vực tư nhân có thể làm nhưng nhà nước vẫn đầu tư; trong khi đó một số dự án cấp bách, phục vụ 2 kinh tế kết hợp quốc phòng, hay các dự án định canh định cư, kè sạt lở một số khu vực bờ biển xung yếu liên quan trực tiếp đến người dân nhưng chưa được quan tâm đúng mức. - Công tác quản lý vốn đầu tư còn chưa chặt chẽ, tỉnh chỉ quản lý được nguồn vốn ngân sách trung ương (NSTW) hỗ trợ và vốn ngân sách tỉnh, không nắm được các dự án đầu tư bằng ngân sách huyện và xã, dẫn đến nhiều dự án phê duyệt khởi công mới chưa đúng quy định; dự án phải thường xuyên điều chỉnh tổng mức đầu tư làm tăng nợ đọng xây dựng cơ bản và nợ công. - Có công trình thi công không đúng như thiết kế, chất lượng không bảo đảm; thi công hoàn thành chưa bàn giao đã bị hư hỏng; lập dự toán sai, kê khối lượng, tăng cự ly vận chuyển để nâng dự toán. - Tình trạng tiến độ thi công chậm trễ, kéo dài, chất lượng thi công không đảm bảo, vượt chi phí dự toán ban đầu, gây ô nhiễm môi trường, chưa an toàn cho người thi công và người sử dụng vẫn còn khá nhiều… Để khắc phục các tồn tại, hạn chế nêu trên; đồng thời tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả tác động của ĐTC đến TTKT thông qua kênh đầu tư và phát huy vai trò các nhân tố sản xuất khác thì việc nghiên cứu Đề tài “Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi” là hết sức cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của ĐTC tới tăng trưởng kinh tế và rút ra một số hàm ý chính sách nhằm sử dụng ĐTC tốt hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi. Mục tiêu cụ thể: - Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận và phương pháp đánh giá tác động của ĐTC đến TTKT. - Thứ hai, đánh giá tình hình huy động, phân bổ và sử dụng ĐTC của tỉnh Quảng Ngãi. 3 - Thứ ba, phân tích thực trạng tác động của ĐTC đến TTKT tỉnh Quảng Ngãi qua kênh đầu tư, giảm nghèo, thúc đẩy đầu tư tư nhân và CDCCKT. - Thứ tư, đề xuất được một số hàm ý chính sách nhằm sử dụng ĐTC tốt hơn để thúc đẩy TTKT tỉnh Quảng Ngãi. Từ vấn đề và mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra cho đề tài các câu hỏi nghiên cứu: 1. Tác động của ĐTC đến TTKT tỉnh Quảng Ngãi như thế nào? 2. Tác động của ĐTC đến tình hình giảm nghèo tỉnh Quảng Ngãi như thế nào? 3. Tác động của ĐTC đến thúc đẩy đầu tư tư nhân tỉnh Quảng Ngãi như thế nào? 4. Tác động của ĐTC đến CDCCKT tỉnh Quảng Ngãi như thế nào? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của ĐTC đến TTKT tỉnh Quảng Ngãi. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Tác động trực tiếp và tác động gián tiếp theo hướng tích cực của ĐTC đến TTKT mà không phân biệt nguồn của địa phương hay trung ương. + Không gian: Nền kinh tế tỉnh Quảng Ngãi. + Thời gian: Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu từ năm 1995 đến năm 2016, một số số liệu có đến năm 2017, các định hướng giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đầu tư công có ý nghĩa đến năm 2025. 4. Đóng góp của luận án 4.1. Những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn Thứ nhất, luận án đã tổng kết các lý thuyết liên quan về tác động của ĐTC đến TTKT trong Kinh tế học phát triển từ đó rút ra được cách thức ĐTC tác động đến TTKT của nền kinh tế. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề này ở Việt Nam và trên thế giới có sự khác nhau về bối cảnh địa bàn nghiên cứu là nền kinh tế quốc gia hay vùng lãnh thổ nhiều quốc gia. Từ các công trình này, nghiên cứu 4 đã hình thành được khung phân tích cho nghiên cứu tác động của ĐTC đến TTKT trong nền kinh tế địa phương cấp tỉnh. Kết quả sau khi thực hiện sẽ là sự bổ sung làm phong phú hơn lý thuyết phát triển kinh tế. Đây là một đóng góp của luận án khi đã góp phần lấp khoảng trống về lý luận. Thứ hai, nghiên cứu này kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng để phân tích tác động của ĐTC đến TTKT ở tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một trong số ít nghiên cứu ở Việt Nam kết hợp hai phương pháp nghiên cứu này ở quy mô nền kinh tế cụ thể của một tỉnh trong một nước đang phát triển như Việt Nam. Thứ ba, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng ĐTC tỉnh Quảng Ngãi đã được huy động với quy mô vốn ngày càng lớn và chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng đầu tư chung của nền kinh tế. ĐTC đã góp phần hình thành, cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh, tuy nhiên ĐTC còn dàn trải và kém hiệu quả. Thứ tư, nhiều kết quả nghiên cứu của thế giới và Việt Nam đã chỉ ra tác động tích cực của ĐTC đến tăng trưởng qua kênh đầu tư. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu đề cập đến tác động bổ sung của nguồn đầu tư này với các yếu tố nguồn lực ĐTTN, lao động. Ở đây kết quả cho thấy ĐTC tác động tích cực đến TTKT. Đầu tư công không lấn át các nhân tố nguồn lực khác như ĐTTN và lao động mà đã tạo ra tác động bổ sung với chúng ở Quảng Ngãi. Đối với tỉnh Quảng Ngãi, ngoài ĐTC thì tiềm năng nguồn lực khác cho TTKT còn khá lớn. Đó là ĐTTN và lao động. Thứ năm, kết quả nghiên cứu chỉ ra ĐTC đã tác động tích cực đến giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ngãi. Sử dụng ĐTC hiệu quả kết hợp với tăng cường đào tạo nghề cho lao động và thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình không những sẽ cải thiện tình trạng nghèo mà còn bảo đảm TTKT bền vững. Thứ sáu, luận án đã đề xuất được 5 hàm ý chính sách lớn với nhiều giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả huy động, bố trí và sử dụng vốn đầu tư công của tỉnh Quảng Ngãi; phát huy tốt hơn nữa hiệu quả của đầu tư công trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế qua kênh đầu tư, kênh giảm nghèo, thúc đẩy đầu tư tư nhân, thúc đẩy tăng trưởng và CDCCKT theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến. 5 4.2. Những định hướng, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu 4.2.1. Cải thiện chính sách huy động, phân bổ và sử dụng ĐTC hiệu quả Thứ nhất, dù là nguồn lực quan trọng cho phát triển của tỉnh trong những năm tới, nhưng đòi hỏi phải có những thay đổi trong huy động, phân bổ và sử dụng ĐTC trong điều kiện Quảng Ngãi. Thứ hai, trong huy động ĐTC những năm tới cần: (1) Có biện pháp để tận dụng và tranh thủ nguồn từ NSTW như hỗ trợ các dự án cho Khu kinh tế (KKT) Dung Quất; (2) Liên kết cùng với các tỉnh trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung kiến nghị trung ương đầu tư những dự án hạ tầng cho vùng có liên quan tới tỉnh; (3) Huy động từ nguồn NSĐP trong điều kiện có thể; (4) Dùng ĐTC trong đẩy mạnh hình thức hợp tác công tư. Thứ ba, phân bổ ĐTC trong những năm tới phải bảo đảm hiệu quả cao nhất để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. 4.2.2. Hoàn thiện tác động của đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng kinh tế qua kênh đầu tư Thứ nhất, tiếp tục duy trì và tăng mức tác động tích cực của ĐTC tới TTKT trong những năm tới vẫn rất cần thiết: Lấy mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội làm cơ sở cho tái cấu trúc ĐTC trong giai đoạn tới, không chỉ nâng cao hiệu quả của các dự án công mà còn phải tạo ra tác động tích cực tới hiệu quả đầu tư chung của nền kinh tế. Huy động nguồn ĐTC vẫn phải cân đối với khả năng tiết kiệm công để giảm nợ công và bảo đảm quan hệ tích lũy và tiêu dùng của nền kinh tế. Hoàn thiện cơ chế phân bổ vốn một cách hiệu quả cho các vùng và tập trung phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật một cách trọng điểm vào các ngành then chốt thúc đẩy nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ của nền kinh tế. Thứ hai, tái cấu trúc ĐTC cần tập trung cho mục tiêu phát huy được tiềm năng ĐTTN và nâng cao hiệu quả của nguồn lực này. Cần sử dụng ĐTC để cải cách thể chế trong đó có hoạch định chính sách và hoàn thiện bộ máy quản lý cũng như cải cách thủ tục hành chính để giảm các khoản chi phí gia nhập thị trường, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp tư nhân. Thứ ba, sử dụng ĐTC như nguồn lực để huy động cao nhất có thể lao động vào 6 nền kinh tế và tăng vốn con người là giải pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy TTKT Quảng Ngãi trong giai đoạn đến. 4.2.3. Nâng cao vai trò của đầu tư công để giảm nghèo bền vững Thứ nhất, khi hoạch định chính sách ĐTC cần lồng ghép với Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo bền vững; tính tới khả năng kết nối và đồng bộ của cơ sở hạ tầng cho các chương trình này với cơ sở hạ tầng ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi của tỉnh. Thứ hai, cần chú trọng đến các dự án phi công trình; đó là công tác đào tạo nghề, tập huấn kỹ năng sản xuất cho lao động nông thôn, vùng sâu vùng xa. Thứ ba, tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa gia đình trên toàn tỉnh, đặc biệt là ở các vùng sâu và vùng xa vùng khó khăn của tỉnh. 4.2.4. Phát huy vai trò của đầu tư công kích thích đầu tư tư nhân Trong điều kiện nguồn ĐTC có hạn, tiềm năng nguồn ĐTTN còn rất lớn nhưng chưa được khai thác. Những năm tới quan điểm chung là coi ĐTC như vốn mồi để huy động nhiều hơn ĐTTN vào nền kinh tế. Tập trung ĐTC để giải quyết các vấn đề và rào cản đến ĐTTN. Cụ thể: Hoàn thiện, nâng cao chất lượng, phát triển nhanh cơ sở hạ tầng; cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh Quảng Ngãi; hỗ trợ cung cấp và đào tạo lao động; hỗ trợ tạo đầu ra và xúc tiến thương mại; hỗ trợ khởi nghiệp cho doanh nghiệp. 4.2.5. Gia tăng vai trò đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng và CDCCKT Yêu cầu lựa chọn dự án đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm; tạo được cú hích để tăng quy mô và đẩy mạnh CDCCKT tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cần ưu tiên nguồn ĐTC cho việc hoàn thiện hạ tầng KKT Dung Quất, các KCN của tỉnh và hạ tầng du lịch, nhất là du lịch Lý Sơn để đẩy mạnh CDCCKT tỉnh Quảng Ngãi theo hướng tích cực và hiện đại. 5. Bố cục của luận án Gồm phần mở đầu, kết luận và 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế. 7 Chương 2. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu. Chương 3. Thực trạng đầu tư công và tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi. Chương 4. Hàm ý chính sách. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1. Những vấn đề chung về đầu tư công và tăng trưởng kinh tế 1.1.1. Khái niệm và hình thức đầu tư công 1.1.1.1. Khái niệm Từ tổng quan các tài liệu cho thấy đầu tư được coi là động lực chính thức thúc đẩy TTKT và bản chất của mối quan hệ này đã được nghiên cứu trong nhiều nghiên cứu mang tính lý thuyết và thực nghiệm. Nhiều nghiên cứu ngoài nước phân biệt giữa ĐTTN và ĐTC, theo đó ĐTC thường được cho là đầu tư cho kết cấu hạ tầng. Việc phân biệt như vậy rất có ý nghĩa vì đầu tư cho kết cấu hạ tầng có những điểm khác biệt với nguồn vốn được sử dụng trong các doanh nghiệp (Hoàng Dương Việt Anh, Nguyễn Văn Hậu, 2013). Kết cấu hạ tầng là vốn tồn tại bên ngoài doanh nghiệp và hỗ trợ hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp cũng như các hoạt động của các cá nhân. Do vậy, nhiều doanh nghiệp và cá nhân trong một khu vực có hưởng lợi từ kết cấu hạ tầng đó mà không mất thêm chi phí hoặc ít nhất với chi phí thấp hơn nếu kết cấu hạ tầng đó phải được cung cấp cho người sử dụng thêm đó, nên kết cấu hạ tầng có thể coi như cung cấp những lợi ích ngoại lai cho những người sử dụng. Ở nhiều quốc gia, một số hoạt động sản xuất là do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện. Tại các nước phát triển, đầu tư của doanh nghiệp nhà nước lại có xu hướng được giới hạn trong một số ngành và tỷ trọng các hoạt động do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện đã giảm đi đáng kể. Kinh tế học định nghĩa ĐTC là việc đầu tư để tạo năng lực sản xuất và cung ứng hàng hóa công cộng và chi tiêu chính phủ, là các khoản chi của chính phủ để cung ứng hàng hóa công cộng như xây dựng đường xá, trường học, dịch vụ phòng và chữa bệnh, đảm bảo an ninh, quốc phòng… Hiểu theo định nghĩa của đầu tư thì “đầu tư công” là việc sử dụng nguồn vốn nhà nước để đầu tư duy trì và mở rộng một bộ phận tài sản sản xuất của nền kinh tế thông qua các chương trình, dự án nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội không nhằm mục đích kinh doanh. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan