Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của công tác thi đua khen thưởng đến động lực làm việc của người lao độ...

Tài liệu Tác động của công tác thi đua khen thưởng đến động lực làm việc của người lao động tại chi cục thuế khu vực nam khánh hoà

.PDF
106
1
141

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐẶNG THỊ NGỌC ĐIỂM TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC THI ĐUA – KHEN THƢỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC NAM KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số Mã số học viên : 8340101 : 18110123 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ SĨ TRÍ Bà Rịa - Vũng Tàu, Năm 2021 -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Tác động của công tác “Thi đua – khen thưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Những kết quả của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học của luận văn này. Tác giả đề tài Đặng Thị Ngọc Điểm -ii- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi chân thành cảm ơn TS. Lê Sĩ Trí, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài. Thầy đã giúp tôi định hướng nghiên cứu và dành cho tôi những lời khuyên quý báu, lời góp ý và phê bình sâu sắc giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô tại trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt phương pháp tư duy và những kiến thức quý báu trong suốt hai năm học tập tại trường. Cảm ơn những người bạn thân thiết trong tập thể lớp MBA19K10, những đồng nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa đã chia sẻ và động viên tôi trong suốt thời gian qua và đã dành cho tôi những đóng góp hữu ích cho bảng câu hỏi. Cuối cùng là lời biết ơn sâu sắc dành cho gia đình tôi đã luôn ở bên cạnh ủng hộ, động viên tôi những lúc khó khăn để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Trân trọng cảm ơn! -iii- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................... viii DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................... x TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................... xi CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 1.1. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn ................................................................ 1 1.2. Xuất phát từ khoảng trống lý thuyết qua lƣợc khảo các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam ........................................................ 2 2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 3 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 3 2.2. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................... 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 5 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính ......................................................... 5 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng...................................................... 6 5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 6 5.1. Ý nghĩa về mặt thực tiễn ........................................................................... 6 5.2. Ý nghĩa về mặt lý thuyết ............................................................................ 7 6. Kết cấu của luận văn .................................................................................... 7 -iv- CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 9 2.1. Các khái niệm nghiên cứu ........................................................................ 9 2.1.1. Khái niệm động lực làm việc ................................................................. 9 2.1.2. Động lực làm việc của ngƣời lao động hành chính nhà nƣớc (HCNN) ........................................................................................................... 10 2.1.3. Sự cần thiết phải tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động ............. 12 2.1.4. Khái niệm về thi đua - khen thƣởng.................................................... 13 2.2. Lƣợc khảo một số nghiên cứu ngoài nƣớc và trong nƣớc .................... 17 2.2.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc ....................................................................... 17 2.2.2. Nghiên cứu trong nƣớc ........................................................................ 20 2.3. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ................................................... 22 2.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................... 22 2.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................... 23 CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ......................................... 26 3.1. Giới thiệu Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa ............................. 26 3.1.1. Lịch sử hình thành ............................................................................... 26 3.1.2. Tổ chức bộ máy và biên chế................................................................. 26 3.1.3. Trình độ học vấn của ngƣời lao động ................................................. 27 3.1.4. Về thực hiện nhiệm vụ ......................................................................... 27 3.1.5. Về thi đua khen thƣởng ....................................................................... 28 3.1.6. Chức năng nhiệm vụ ............................................................................ 28 3.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 34 3.2.1. Mô tả dữ liệu......................................................................................... 34 3.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 35 3.2.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu định tính .................................................. 35 -v- 3.2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng ............................................. 39 Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............... 45 4.1. Kết quả nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác thi đua - khen thƣởng tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa .................................... 45 4.1.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu dữ liệu nghiên cứu .............................. 45 4.1.2. Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ............... 46 4.1.3. Phân tích yếu tố khám phá EFA ......................................................... 49 4.1.4. Phân tích tƣơng quan giữa các biến ................................................... 51 4.1.5. Kiểm định mô hình hồi quy ................................................................. 52 4.2. Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính đến “Động lực làm việc” của ngƣời lao động......................................................................................... 56 4.2.1. Kiểm định sự khác biệt theo “Giới tính” bằng kiểm định Independent - sample T- test................................................................................................ 56 4.2.2. Kiểm định sự khác biệt theo “Độ tuổi” bằng phƣơng pháp phân tích Oneway ANOVA ............................................................................................. 57 4.2.3. Kiểm định sự khác biệt theo “Thời gian công tác” bằng phƣơng pháp phân tích Oneway ANOVA ............................................................................ 58 4.2.4. Kiểm định sự khác biệt theo “Trình độ” bằng phƣơng pháp phân tích Oneway ANOVA ............................................................................................. 59 4.2.5. Kiểm định sự khác biệt theo “Thu nhập” bằng phƣơng pháp phân tích Oneway ANOVA ..................................................................................... 59 4.3. Phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến động lực làm việc của ngƣời lao động Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa ............................ 60 4.3.1. Thực trạng yếu tố Chính sách phát triển và thăng tiến ..................... 60 4.3.2. Thực trạng yếu tố ghi nhận và tuyên dƣơng ...................................... 62 4.3.3. Thực trạng yếu tố phần thƣởng vật chất ............................................ 63 -vi- 4.3.4. Thực trạng yếu tố Mục tiêu công việc ................................................. 64 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .......................... 68 5.1.Tóm tắt kết quả nghiên cứu........................................................... 68 5.2. Hàm ý quản trị......................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 75 DANH SÁCH THẢO LUẬN NHÓM .............................................. - 1 PHỤ LỤC 1 ........................................................................................ - 2 PHỤ LỤC 02 ...................................................................................... - 7 - -vii- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CCT Chi cục Thuế HCNN Hành chính Nhà nước NKH Nam Khánh Hòa QLNN Quản lý Nhà nước SPSS VIF Tiếng Anh Statiscial Product and Services Solutions Variance Inflation Factor -viii- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1. Thang đo các thành phần về tác động của các yếu tố thành phần thuộc công tác thi đua - khen thưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa...........................................................................35 Bảng 1. 2. Bảng xác định kích thước mẫu khảo sát ..................................................39 Bảng 1. 3. Bảng phân bổ số lượng khảo sát công chức ............................................40 Bảng 2. 1. Tổ chức bộ máy và biên chế ....................................................................26 Bảng 2. 2. Kết quả thống kê các yếu tố nhân khẩu học ............................................45 Bảng 2. 3. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo động lực làm việc thông qua công tác thi đua – khen thưởng ........................................................46 Bảng 2. 4. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo động lực làm việc thông qua công tác thi đua – khen thưởng ................................................................48 Bảng 2. 5. Kết quả EFA cho các biến độc lập ..........................................................49 Bảng 2. 6. Kết quả EFA cho biến phụ thuộc .............................................................51 Bảng 2. 7. Phân tích tương quan Pearson ................................................................51 Bảng 2. 8. Độ phù hợp của mô hình .........................................................................52 Bảng 2. 9. Phân tích phương sai Anova mô hình hồi quy .........................................53 Bảng 2. 10. Phân tích hồi quy lần 1 ..........................................................................53 Bảng 2. 11. Phân tích hồi quy lần 2 ..........................................................................54 Bảng 2. 12. kiểm định mẫu độc lập I-Test đối với biến Giới tính .............................57 Bảng 2. 13.Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai ................................................57 Bảng 2. 14.Bảng Anova theo Trình độ ......................................................................58 Bảng 2. 15.Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai ................................................58 Bảng 2. 16.Bảng Anova theo Thời gian công tác .....................................................58 -ix- Bảng 2. 17.Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai ................................................59 Bảng 2. 18.Bảng Anova theo Trình độ ......................................................................59 Bảng 2. 19.Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai ................................................60 Bảng 2. 20.Bảng Anova theo Thu nhập ....................................................................60 Bảng 2. 21. Thống kê trung bình của yếu tố Chính sách phát triển và thăng tiến ...61 Bảng 2. 22. Thống kê trung bình của yếu tố Ghi nhận và tuyên dương ...................62 Bảng 2. 23. Thống kê trung bình của yếu tố phần thưởng vật chất ..........................63 Bảng 2. 24. Thống kê trung bình của yếu tố Mục tiêu công việc ..............................65 -x- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1. 1.Mô hình các yếu tố khen thưởng tác động đến động lực làm việc ............18 Hình 1. 2.Mô hình các yếu tố thi đua tác động đến động lực làm việc ....................19 Hình 1. 3.Mô hình các yếu tố thuộc thành phần khen thưởng tác động đến động lực làm việc .....................................................................................................................20 Hình 1. 4. Mô hình đề xuất của tác giả .....................................................................23 Hình 2. 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ................................................................................33 Hình 2. 2. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh……………………………………………...56 -xi- TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: “Tác động của công tác Thi đua – khen thƣởng đến động lực làm việc của ngƣời lao động tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa” Lí do nghiên cứu: Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý và thu thuế vào ngân sách nhà nước. Để thực hiện hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ do cấp trên giao thì người lao động là yếu tố quan trọng quyết định được kết quả công việc. Nhận thức được tầm quan trọng của động lực làm việc và duy trì nguồn nhân lực đối với người lao động nói chung và người lao động tại Chi cục Thuế khu vực nói riêng, trong những năm qua Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa luôn coi trọng công tác thi đua – khen thưởng đã đem lại hiệu quả thiết thực; thông qua các phong trào thi đua đã có nhiều tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc, được các cấp khen thưởng, tuy nhiên vẫn chưa đạt kết quả cao. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết nhằm đánh giá mối liên hệ giữa công tác thi đua - khen thưởng đối với động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn 07 Đội trưởng của các đội thuộc Chi cục Thuế) để điều chỉnh, bổ sung thang đo của các khái niệm nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm tra độ tin cậy, kiểm định mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu: Xác định được các yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động thông qua công tác thi đua – khen thưởng. Đồng -xii- thời đề ra các giải pháp cụ thể để nâng cao động lực làm việc của người lao động. Kết luận: Trên cơ sở lý thuyết và các đề tài nguyên cứu trước, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực trạng và xây dựng mô hình nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động thông qua công tác thi đua – khen thưởng. Kết quả phân tích dữ liệu là cơ sở quan trọng để tác giả đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm cải thiện động lực làm việc của nhân viên thông qua việc cải thiện các yếu tố có tác động đến động lực làm việc của người lao động. Từ khóa: Tác động của công tác thi đua – khen thưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nguồn kinh tế tài chính thì trong những năm gần đây, kế toán Việt Nam không ngừng được đổi mới và càng trở nên quan trọng trong việc cung cấp thông tin về kinh tế tài chính nhằm phục vụ cho công tác điều hành của chủ doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Trong hoạt động quản lý nhân sự, động lực làm việc (ĐLLV) của người lao động là một chủ đề được quan tâm đặc biệt không chỉ bởi động lực biểu hiện cho sức sống, sự linh hoạt, hiệu lực, hiệu quả của thể chế hành chính nhà nước mà còn thê hiện tính trách nhiệm trong thực thi quyền lực Nhà nước để hoàn thành sứ mệnh của nền công phục vụ nhân dân Nhà nước đó. Tuy nhiên, vấn đề động lực và tạo động lực cho người lao động ở các cơ quan Hành chính Nhà nước lại là một vấn đề vô cùng phức tạp và chứa đựng rất nhiều m,âu thuẫn ở mọi nền hành chính quốc gia, không phân biệt chế độ, thể chế chính trị. Đó chính là mâu thuẩn trong giải quyết sự “cạnh tranh gay gắt” được tạo ra bởi “sức hấp dẫn” từ khu vực tư nhân. Xem xét các yếu tố từ lương, thưởng, môi trường làm việc, tạo cơ hội thăng tiến, tạo ra các giá trị tinh thần… nói chung là cơ chế quản lý nhân sự, cơ chế tạo động lực ở khu vực tư nhân dường như luôn linh hoạt, hiệu quả hơn ở khu vực cơ quan HCNN. Cũng chính vì lý do này, nạn “chảy máu nhân sự” từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân đã và đang trở thành mối lo lắng và nguy cơ chung cho các nhà quản lý nhân sự ở khu vực nhà nước và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác tạo động lực cho người lao động ở các cơ quan HCNN. Bởi vậy, tùy thuộc vào chính sách nhà nước, cũng như đặc điểm trong công tác tổ chức cơ quan nhà nước thì vấn đề động viên, tạo động lực cho 2 người lao động vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý nhân sự và đòi hỏi những người làm công tác quản lý nhân sụ cần phải tự giác nắm vững. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước thì trong những năm gần đây, chính sách thuế không ngừng đổi mới và càng trở nên quan trọng trong việc quản lý thuế. Tuy nhiên, để quản lý nguồn thu tốt thì người lao động ngày nay đang ngày càng chứng tỏ được tầm quan trọng của mình trong sự phát triển của xã hội nói chung và của Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa nói riêng. Con người là chủ thể của mọi hoạt động của Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa. Kết quả đánh giá của Ngành hàng năm đạt hay không có sự đóng góp không nhỏ của nguồn nhân lực, chính vì thế các Lãnh đạo phải chú trọng phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện tại để có thể là nguồn kế thừa cho tương lai. Việc tạo động lực cho nhân viên là việc làm cần phải thường xuyên được quan tâm sâu sát để tạo cho họ niềm hăng say, cống hiến tận lực cho công tác. Nhận thức được tầm quan trọng của động lực làm việc và duy trì nguồn nhân lực đối với người lao động nói chung và người lao động tại Chi cục Thuế khu vực nói riêng, trong những năm qua Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa luôn coi trọng công tác thi đua – khen thưởng đã đem lại hiệu quả thiết thực; thông qua các phong trào thi đua đã có nhiều tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc, được các cấp khen thưởng, tuy nhiên vẫn chưa đạt kết quả cao. 1.2. Xuất phát từ khoảng trống lý thuyết qua lƣợc khảo các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam Vấn đề nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động thông qua công tác thi đua – khen thưởng đã được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước. Một số yếu tố đã được đề cập đến trong mô hình nghiên cứu như: (1) Mục tiêu công việc, (2) Khó 3 khăn trong công việc, (3) Phần thưởng vật chất; (4) Ghi nhận và tuyên dương; (5) Chính sách phát triển và thăng tiến. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào nghiên cứu tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa. Xuất phát từ các lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu luận văn “Tác động của công tác Thi đua – khen thƣởng đến động lực làm việc của ngƣời lao động tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa” giúp lãnh đạo Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa thực hiện các chính sách thi đua khen thưởng, ghi nhận kết quả làm việc và các chính sách liên quan đến việc động viên người lao động nhằm nâng cao động lực làm việc, duy trì nguồn lao động giỏi trong cơ quan và đáp ứng được yêu cầu năng lực trong thi hành công vụ hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Nghiên cứu được thực hiện nhằm hướng đến việc tìm ra các nhân tố lý thuyết và các chiến thuật có thể áp dụng trong thực tế, từ đó giúp nhà quản lý khu vực công tạo ra nhiều động lực làm việc hơn cho nhân viên. Để có kết quả tốt trong công việc thì động lực làm việc đóng vai trò vô cùng quan trọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều nhân tố để khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn bao gồm: các phần thưởng; sự thừa nhận; sự tự chủ; sự thăng tiến; sự công bằng; cơ hội được học tập… Nghiên cứu đã cho thấy ra nhà quản lý có thể áp dụng các chiến thuật như trao quyền cho nhân viên, để nhân viên tự quyết định sẽ thực hiện công việc của mình bằng cách này sẽ làm tăng sự tự chủ của nhân viên. Hệ thống hóa các cơ sở lý luận khoa học liên quan đến động lực làm việc và mối liên hệ giữa công tác thi đua - khen thưởng đối với động lực làm việc. Trên cơ sở đó đề ra mô hình nghiên cứu ứng dụng nhằm đánh giá mối 4 liên hệ giữa công tác thi đua - khen thưởng đối với động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa, từ đó đưa ra giải pháp giúp nâng cao động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Mục tiêu 1: Xác định các nhân tố thành phần thuộc công tác thi đua khen thưởng ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa. Mục tiêu 2: Đo lường cũng như phân tích mức độ tác động và mối liên hệ giữa công tác thi đua - khen thưởng ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa. Mục tiêu 3: Kết luận và hàm ý quản trị Kết luận đề tài nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc và mức độ ảnh hưởng đến động lực làm việc của các yếu tố khác nhau. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các hàm ý quản trị vafhajnchees của nghiên cứu. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để trả lời cho các mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: Câu hỏi 1: Hạn chế và nguyên nhân dẫn đến thực trạng công tác thi đua - khen thưởng tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa? Câu hỏi 2: Các yếu tố nào tác động đến động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa thông qua công tác thi đua - khen thưởng? 5 Câu hỏi 3: Giải pháp nào tác động tích cực nhằm nâng cao động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa thông qua công tác thi đua - khen thưởng? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Các yếu tố thành phần thuộc công tác thi đua khen thưởng ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động làm việc tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa. Động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa Đối tƣợng khảo sát: Người lao động tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa. Không gian nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài được thực hiện tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa. Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ ngày 01/7/2020 đến ngày 31/10/2020. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Động lực làm việc của người lao động phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân và chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, luận văn chỉ xem xét nghiên cứu các nguyên nhân và yếu tố dựa trên kết quả khảo sát của động lực làm việc thông qua công tác thi đua – khen thưởng tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện bằng 02 phương pháp nghiên cứu chủ yếu gồm: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng: 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết và các đề tài nghiên cứu có liên quan. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả thực hiện 6 thông qua thảo luận, phỏng vấn nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động thông qua công tác thi đua – khen thưởng tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa qua đó hiệu chỉnh lại thang đo và xây dựng bảng câu hỏi nhằm phục vụ cho nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng Nhằm đảm bảo tính khách quan, thu thập dữ liệu không bị thiên vị hay lệch hướng chủ quan. Tác giả tiến hành phát phiếu khảo sát gửi trực tiếp cho các đối tượng được khảo sát và trực tiếp hướng dẫn, gợi ý để đối tượng được khảo sát trả lời bảng câu hỏi và sau đó sẽ thu lại kết quả trả lời bảng câu hỏi. Mô hình sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, với lựa chọn số 1 là “Rất không đồng ý” cho đến lựa chọn số 5 “Rất đồng ý”. Dữ liệu thu thập sẽ được xử lý, phân tích, sử dụng với các công cụ thống kê và làm sạch dữ liệu qua các bước phân tích sau: (1) Đánh giá độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, các biến không phù hợp sẽ bị loại và thang đo sẽ được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu; (2) Phân tích nhân tố EFA được sử dụng trong nghiên cứu nhằm loại bỏ bớt các biến đo lường không đạt yêu cầu; (3) Phân tích hồi quy. Dựa vào kết quả phân tích hồi quy và phương pháp thống kê mô tả nhằm hướng tới những giải pháp tập trung vào các yếu tố có tác động đến động lực làm việc của người lao động để cải thiện động lực làm việc của người lao động. 5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 5.1. Ý nghĩa về mặt thực tiễn - Cung cấp thông tin thực tế về các biến số chỉ mức độ tác động giữa công tác thi đua - khen thưởng ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế khu vực NKH 7 - Giúp Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa hiểu rõ hơn về quản lý nhân sự trong cơ quan hành chính nhà nước. - Làm cơ sở cho tổ chức thuộc lĩnh vực công tham khảo, hiểu biết sâu hơn về nhân viên trong tổ chức và hoạch định chiến lược xây dựng bố trí nhân sự trong tổ chức cho phù hợp. - Thông qua việc lượng hóa các yếu tố tác động đến động lực làm việc sẽ giúp cho quản lý hiểu biết rõ hơn về động lực làm việc của nhân viên để từ đó đầu tư vào những giải pháp nhằm cải thiện động lực làm việc của người lao động một cách tốt hơn. 5.2. Ý nghĩa về mặt lý thuyết - Đề tài bổ sung thêm lý luận về công tác thi đua - khen thưởng, động lực làm việc của nhân viên trong lĩnh vực công. - Ngược lại các thế hệ sinh viên khóa sau có thể thừa kế từ nghiên cứu về động lực của nhân viên trong môi trường làm việc công, góp một phần cơ sở cho các nghiên cứu của họ về lĩnh vực này. - Góp phần vào lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc và làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc. 6. Kết cấu của luận văn Chƣơng 1: Giới thiệu đề tài Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương này trình bày các khái niệm cơ bản liên quan đến động lực làm việc, thi đua – khen thưởng cho người lao động và nghiên cứu liên quan. Mô hình nghiên cứu được đề xuất trên cơ sở này. Chƣơng 3: Thiết kế nghiên cứu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất