Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của công ty niêm yết trên thị trường chứ...

Tài liệu Tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

.PDF
159
382
120

Mô tả:

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ---------------- ®Æng tµi an trang T¸C §éng cña cÊu tróc vèn tíi ho¹t ®éng cña c«ng ty niªm yÕt trªn thÞ tr−êng chøng kho¸n viÖt nam Chuyªn ngµnh: kinh tÕ häc M· sè: 62310101 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. PGS.TS. VŨ KIM DŨNG 2. PGS.TS. PHẠM THẾ ANH Hµ Néi - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Giáo viên hướng dẫn Tác giả Vũ Kim Dũng Đặng Tài An Trang LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành trước hết bằng sự nỗ lực và nghiêm túc trong Nghiên cứu của Tác giả trong hơn 4 năm qua, nhưng không thể thiếu sự giúp đỡ và tư vấn nhiệt tình, trách nhiệm của rất nhiều người. Những sự giúp đỡ và tư vấn đó không chỉ giúp Tác giả hoàn thành Luận án theo kế hoạch công việc mà còn hữu ích trong quá trình thực hiện công việc cũng như tham gia lĩnh vực nghiên cứu sau này. Tác giả xin trân trọng cảm ơn: Những người thân trong gia đình đã chia sẻ, động viên, thông cảm và hỗ trợ trong lúc khó khăn và bận rộn nhất. PGS.TS Vũ Kim Dũng, PGS.TS Phạm Thế Anh đã nhận lời hướng dẫn một lĩnh vực nghiên cứu mới và đã tận tình chỉ bảo và định hướng nghiên cứu của Luận án. TS. Nguyễn Phi Lân đã hỗ trợ tư vấn phương pháp nghiên cứu và các tài liệu tham khảo hữu ích. Ban lãnh đạo và các cán bộ của Viện đào tạo sau đại học đã hỗ trợ tận tình về đào tạo và các thủ tục hành chính trong thời gian học và bảo vệ luận án. Ban lãnh đạo, các cán bộ và giảng viên của Khoa Kinh tế học đã hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình sinh hoạt chuyên môn. Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Ủy ban chứng khoán nhà nước đã tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ nhiệt tình về chuyên môn. Tác giả Đặng Tài An Trang MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................. 1 1.1. Giới thiệu Luận án ........................................................................................... 1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................... 2 1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 5 1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 1.6. Những đóng góp mới của Luận án .................................................................. 5 1.7. Cấu trúc của Luận án....................................................................................... 7 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY .... 8 2.1. Tổng quan về cấu trúc vốn và hoạt động của công ty ..................................... 8 2.1.1. Nguồn vốn của công ty .................................................................................. 8 2.1.2. Cấu trúc vốn của doanh nghiệp. ................................................................... 12 2.1.3. Thước đo hoạt động của doanh nghiệp ......................................................... 14 2.2. Các lý thuyết về cấu trúc vốn ......................................................................... 20 2.2.1. Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (M&M) ............................ 20 2.2.2. Lý thuyết đánh đổi (Trade-off theory) .......................................................... 21 2.2.3. Lý thuyết chi phí đại diện (Agency theory) .................................................. 27 2.2.4. Lý thuyết thứ tự ưu tiên (pecking-order theory) .......................................... 29 2.3. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của doanh nghiệp ......................................................................................................... 32 2.3.1. Nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới .......................................................... 32 2.3.2. Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam ......................................................... 34 2.4. Kết luận chương 2 .......................................................................................... 38 CHƯƠNG 3 CẤU TRÚC VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT . 39 3.1. Tổng quan kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam .................. 39 3.1.1. Tổng quan kinh tế vĩ mô .............................................................................. 39 3.1.2. Thị trường chứng khoán Việt Nam .............................................................. 42 3.2. Tình hình công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ........... 55 3.2.1.Về quy mô niêm yết ...................................................................................... 55 3.2.2. Về cơ cấu tài sản .......................................................................................... 57 3.2.3. Về cấu trúc vốn ............................................................................................ 58 3.2.4. Về hoạt động của các công ty niêm yết ........................................................ 61 3.3. Kết luận chương 3 .......................................................................................... 64 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT ...................................................................... 65 4.1. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu .............................................................. 65 4.1.1. Các chỉ tiêu đo lường ................................................................................... 65 4.1.2. Khung phân tích của luận án ........................................................................ 66 4.1.3. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 67 4.1.4. Nguồn dữ liệu và mẫu nghiên cứu................................................................ 72 4.1.5. Lựa chọn mô hình và các biến...................................................................... 73 4.1.6. Thống kê mô tả ............................................................................................ 81 4.2. Ước lượng và kết quả nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của doanh nghiệp niêm yết .......................................................................... 88 4.2.1. Kết quả ước lượng ....................................................................................... 88 4.2.2. Phân tích tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của công ty niêm yết ...... 98 4.3. Kết luận chương 4 ........................................................................................ 110 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CẤU TRÚC VỐN VÀ NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT........................................................ 112 5.1. Giải pháp chính sách vĩ mô .......................................................................... 112 5.2. Giải pháp đối với thị trường chứng khoán Việt Nam ................................. 114 5.2.1. Đề xuất định hướng chính sách phát triển TTCK Việt Nam ....................... 114 5.2.2. Giải pháp đối với thị trường cổ phiếu ......................................................... 116 5.2.3. Xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ......................... 120 5.2.4. Quản trị công ty và công bố thông tin ........................................................ 126 5.2.5. Hoàn thiện chuẩn mực kế toán, kiểm toán và nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán............................................................................................................. 132 5.3. Giải pháp đối với các công ty niêm yết ........................................................ 134 5.3.1. Xây dựng chính sách cấu trúc vốn phù hợp ................................................ 134 5.3.2. Nâng cao năng lực quản lý điều hành, quản trị công ty, hiệu quả sử dụng vốn ......135 5.3.3. Nâng cao chất lượng báo cáo tài chính doanh nghiệp, công bố thông tin .... 137 5.4. Kết luận Chương 5 ....................................................................................... 137 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....... 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 139 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nội dung 1 ADB Ngân hàng Phát triển châu Á 2 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á 3 CAPM Mô hình định giá tài sản vốn 4 CPH Cổ phần hóa 5 CSH Chủ sở hữu 6 CTCP Công ty cổ phần 7 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước - 8 DNNY Doanh nghiệp niêm yết 9 EBITDA Lợi nhuận trước lãi suất, thuế và khấu hao 10 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 11 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 12 GM Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận gộp biên 13 GROW Cơ hội tăng trưởng 14 GSO Tổng cục Thống kê 15 HNX Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội 16 HOSE/HSX Sở giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh 17 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 18 LTDTA Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản 19 MM Modigliani và Miller 20 NHNN Ngân hàng Nhà nước 21 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần 22 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 23 PB Chỉ tiêu giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu 24 ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản 25 ROCE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng 26 ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 27 SGDCK Sở Giao dịch Chứng khoán 28 SIZE Quy mô công ty 29 STDTA Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản 30 TCTK Tổng cục Thống kê 31 TPCP Trái phiếu Chính phủ 32 TPDN Trái phiếu doanh nghiệp STT Từ viết tắt Nội dung 33 TTCK Thị trường chứng khoán 34 TTDTA Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản 35 TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán 36 TURN Vòng quay tài sản 37 UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 38 VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 39 WACC Chi phí vốn bình quân 40 WB Ngân hàng Thế giới 41 WTO Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tăng trưởng GDP của kinh tế thế giới giai đoạn 2010 – 2014 .................... 40 Bảng 3.2: Số lượng DNNN CPH qua các năm ........................................................... 44 Bảng 3.3: Đấu giá cổ phần hóa qua 2 SGDCK giai đoạn 2011 - 2014 ........................ 47 Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu về thị trường cổ phiếu ........................................................ 51 Bảng 3.5: Quy mô phát hành trái phiếu Doanh nghiệp tại Việt Nam .......................... 53 Bảng 3.6: Số lượng công ty niêm yết theo phân ngành năm 2014 .............................. 56 Bảng 4.1: Kỳ vọng về tác động của các biến độc lập đối với các biến phụ thuộc........ 71 Bảng 4.2: Các biến được sử dụng............................................................................... 78 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình ước lượng RE và OLS ...................... 79 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Hausman ...................................................................... 80 Bảng 4.5: Thống kê tóm tắt các biến .......................................................................... 81 Bảng 4.6: Cơ cấu doanh nghiệp niêm yết trong mẫu theo ngành ................................ 82 Bảng 4.7: Ma trận tương quan giữa các biến .............................................................. 87 Bảng 4.8: Kết quả ước lượng mô hình 1 .................................................................... 89 Bảng 4.9: Kết quả ước lượng mô hình 2 .................................................................... 90 Bảng 4.10: Kết quả ước lượng mô hình 3................................................................... 92 Bảng 4.11: Kết quả ước lượng mô hình 4................................................................... 95 Bảng 4.12: Kết quả ước lượng mô hình 5................................................................... 96 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng GDP Việt Nam theo ngành ................................................ 41 Biểu đồ 3.2: Phát hành cổ phiếu 2006 - 2010 ............................................................. 45 Biểu đồ 3.3: Giá trị phát hành và tỷ lệ thành công ...................................................... 46 Biểu đồ 3.4: Cơ cấu phát hành ................................................................................... 46 Biểu đồ 3.5: Tình hình niêm yết cổ phiếu 2006 - 2010 ............................................... 49 Biểu đồ 3.6: Giá trị vốn hóa thị trường 2006 - 2010 ................................................... 49 Biểu đồ 3.7: Giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên .................................................... 50 Biểu đồ 3.8: Giá trị giao dịch/vốn hóa các nước khu vực ASEAN (%)....................... 51 Biểu đồ 3.9: Quy mô niêm yết trên TTCK ................................................................. 55 Biểu đồ 3.10: Cơ cấu tài sản theo ngành .................................................................... 57 Biểu đồ 3.11: Quy mô tài sản bình quân các ngành .................................................... 58 Biểu đồ 3.12: Tỷ lệ nợ - vốn chủ sở hữu các doanh nghiệp tại Malaysia .................... 59 Biểu đồ 3.13: Tỷ lệ nợ - vốn chủ sở hữu các doanh nghiệp tại Mỹ ............................. 59 Biểu đồ 3.14: Cơ cấu vốn của các công ty niêm yết ................................................... 60 Biểu đồ 3.15: Hệ số tổng nợ/tổng tài sản theo phân ngành ......................................... 60 Biểu đồ 3.16: Cơ cấu vốn của các công ty niêm yết ................................................... 61 Biểu đồ 3.17: Các chỉ tiêu sinh lời của các DNNY..................................................... 62 Biểu đồ 3.18: Tỷ lệ ROA của các ngành .................................................................... 63 Biểu đồ 3.19: Các chỉ tiêu sinh lời của các công ty niêm yết ...................................... 63 Biểu đồ 3.20: Diễn biến hệ số PB và MBVE.............................................................. 64 Biểu đồ 4.1: Quy mô vốn điều lệ các công ty niêm yết .............................................. 82 Biểu đồ 4.2: Cơ cấu nợ của các công ty niêm yết ....................................................... 83 Biểu đồ 4.3: ROE, ROA của các công ty niêm yết ..................................................... 84 Biểu đồ 4.4: Chỉ số PB và MBVE của công ty niêm yết............................................. 85 Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ ROCE, GM của các công ty niêm yết trên .................................... 85 Biểu đồ 4.6: Lãi suất huy động danh nghĩa (%).......................................................... 99 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu Luận án Luận án này nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đánh giá và phân tích thực nghiệm các lý thuyết và giả thuyết về tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của doanh nghiệp. Luận án cũng sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện cấu trúc vốn và nâng cao khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động, giá trị của công ty niêm yết. Để phân tích tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam, tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp thông qua các báo cáo tài chính được kiểm toán. Luận án đã cho thấy rằng cấu trúc vốn thực sự có ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp niêm yết và do vậy việc điều chỉnh cấu trúc vốn sẽ có tác động tới kết quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết xét theo cả thước đo sổ sách kế toán cũng như thước đo giá trị thị trường. Những ảnh hưởng của cơ cấu nợ ngắn hạn và cơ cấu nợ ngắn hạn trong tổng cơ cấu vốn của doanh nghiệp cũng có sự khác nhau. Ngoài ra, sự ảnh hưởng này tùy theo các thước đo về hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, việc điều chỉnh cơ cấu nợ ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp cũng sẽ cần dựa trên các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, thậm chí kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng của cấu trúc vốn tới sự an toàn tài chính cũng khác nhau giữa chủ nợ và chủ sở hữu. Ngoài ra, đề tài cũng xem xét những ảnh hưởng do quy mô công ty, vòng quay tài sản và cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Những kết quả nghiên cứu cho thấy những yếu tố này thực sự có ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên mức độ và chiều hướng khác nhau tùy thuộc vào các chỉ tiêu đo lường hoạt động của doanh nghiệp. Đề tài cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của biến động kinh tế vĩ mô tới hoạt động của doanh nghiệp niêm yết và chỉ ra rằng biến động vĩ mô thực sự đã có những tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp dựa trên hầu hết các chỉ tiêu hoạt động. Gói hỗ trợ kinh tế năm 2009 đối với các doanh nghiệp đã thể hiện có tác động khá tức thời. Tuy nhiên, biến động môi trường vĩ mô quốc tế và khó khăn kinh tế trong nước các năm sau đó đã cho thấy những tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài đã đưa ra một số gợi ý và khuyến nghị chính sách đối với cấu trúc vốn của công ty niêm yết, việc thúc đẩy thị trường cổ 2 phiếu, thị trường nợ nhằm giúp doanh nghiệp có thể đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, qua đó có thể nâng cao kết quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp. Doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa nên niêm yết trên thị trường chứng khoán có tiêu chí niêm yết cao hơn và nhà đầu tư tham gia nhiều hơn, qua đó sẽ giúp nâng cao giá trị thị trường doanh nghiệp và tạo điều kiện cho việc thoái vốn. Kết cấu của Luận án gồm 5 chương: Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài; Chương 2: tổng quan lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của công ty; Chương 3: cấu trúc vốn và hoạt động của công ty niêm yết; Chương 4: phân tích tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của công ty niêm yết; Chương 5: giải pháp hoàn thiện cấu trúc vốn và hỗ trợ hoạt động của công ty niêm yết. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cấu trúc vốn của công ty trong lĩnh vực tài chính công ty là một trong những chủ đề phức tạp và có nhiều tranh cãi trên thế giới, đặc biệt là vấn đề về tác động của cấu trúc vốn tới khả năng sinh lời, giá trị hay hoạt động (performance) của công ty. Tại Việt Nam, tiến trình chuyển đổi nền kinh tế từ những năm 1990 đã đặt ra yêu cầu phải sắp xếp, đổi mới và đặc biệt là cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Theo đó, việc cổ phần hóa DNNN mới thực sự bắt đầu mạnh mẽ từ năm 2004 thông qua thị trường chứng khoán. Sự chuyển đổi mô hình từ DNNN sang công ty cổ phần là sự thay đổi quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp trên nhiều phương diện bao gồm phương thức tổ chức, quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh, phương thức hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh cũng như cách tiếp cận và huy động vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh sự tham gia của các DNNN sau cổ phần hóa trên thị trường chứng khoán là sự xuất hiện của các công ty niêm yết từ khu vực tư nhân. Đối với khía cạnh hệ thống thị trường tài chính – tiền tệ hay phía cung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì một trong những bước tiến và dấu mốc quan trọng là sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam vào tháng 7/2000. Điều này một mặt góp phần thúc đẩy cổ phần hóa DNNN vốn đã chi phối chủ yếu hoạt động kinh tế trước đó để tạo ra các công ty cổ phần với cấu trúc vốn đa dạng hơn. Nhìn chung sự ra đời của thị trường chứng khoán tại Việt Nam đã tạo ra kênh huy động vốn đa dạng cho các công ty cổ phần qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu thay vì chỉ dựa vào hệ thống ngân hàng thương mại như trước đó. Như vậy có thể thấy các công ty niêm yết chính là những đại diện tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung về mô hình hoạt động trên nhiều phương diện trong môi trường kinh tế thị trường, trong đó bao gồm cả việc thực hiện các yêu cầu công bố thông tin, quản trị công ty, phản ánh thước đo giá trị thị trường, phương thức huy động vốn...Điều này đặt ra vấn đề cần nghiên cứu tác động 3 của cấu trúc vốn tới hoạt động của công ty niêm yết, bao gồm khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động cũng như giá trị công ty. Mặc dù trên thế giới đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn của công ty với giá trị công ty hoặc hoạt động của công ty tại nhiều nước mới nổi nhưng kết quả nghiên cứu không nhất quán. Do vậy, trong bối cảnh thị trường chứng khoán ở Việt Nam và với các đặc thù riêng về môi trường kinh tế, thể chế kinh tế - xã hội, hệ thống tài chính – ngân hàng...thì việc nghiên cứu tác động cấu trúc vốn tới hoạt động và giá trị của công ty sẽ góp phần bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về lý thuyết cấu trúc vốn. Ngoài ra, ảnh hưởng của cấu trúc vốn tới hoạt động của công ty cũng là vấn đề mới ở Việt Nam do TTCK mới hình thành và đặc biệt khi các nhà đầu tư, ban lãnh đạo công ty chưa nhận thức được vai trò của cấu trúc vốn đối với giá trị công ty, điều này có thể thấy rõ trong những giai đoạn 2006 – 2008 khi các công ty cổ phần đã ồ ạt tăng vốn qua phát hành cổ phiếu mà hầu như chưa tính đến các tác động của nó tới hoạt động của công ty. Trong thực tế, nếu công ty có thể xác định được cấu trúc vốn tối ưu khi đó sẽ giảm thiểu được chi phí vốn và do vậy tối đa hóa giá trị công ty hay lợi nhuận của công ty. Nếu cấu trúc vốn có ảnh hưởng tới hoạt động và giá trị của công ty, khi đó nó cũng sẽ tác động tới sức mạnh cũng như khả năng đổ vỡ của công ty. Ngoài ra nó cũng sẽ ảnh hưởng tới các chính sách chi trả cổ tức và chính sách huy động vốn của công ty. Trong lĩnh vực nghiên cứu cấu trúc vốn và hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam, cho đến nay đã có một số nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn nhiều điểm hạn chế như chưa bao quát hết trên các khía cạnh về hoạt động của doanh nghiệp trên góc độ giá trị thị trường, mẫu nghiên cứu chưa đầy đủ, chưa đánh giá được sự khác biệt về thị trường niêm yết khi nghiên cứu cấu trúc vốn và hoạt động của doanh nghiệp, chưa tính đến yếu tố vĩ mô, phân tích ảnh hưởng của cấu trúc vốn theo cơ cấu nợ ngắn hạn và cơ cấu nợ dài hạn. Các kết quả rút ra từ nghiên cứu đề tài này cũng góp phần cho công tác hoạch định chính sách vĩ mô ở Việt Nam như cơ sở của việc cần thiết duy trì môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán, trong đó cần xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán phái sinh nhằm giúp nhà đầu tư có thể tối đa hóa giá trị công ty hay giá trị cổ phiếu và phòng ngừa rủi ro. Ngoài ra, các trở ngại khiến các công ty không đạt được mức vốn tối ưu cũng sẽ gợi mở hướng chính sách nhằm giảm thiểu các chi phí liên quan (chi phí thông tin, chi phí đại diện....). Luận án cũng đưa ra những gợi ý về vấn đề xây dựng cấu trúc vốn cho 4 doanh nghiệp, việc sử dụng vốn và lựa chọn thị trường niêm yết nhằm nâng cao giá trị hoạt động của doanh nghiệp. 1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu sẽ hướng tới việc khái quát và so sánh các lý thuyết về cấu trúc vốn nhằm tìm hiểu tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động và giá trị công ty. Về mặt nghiên cứu thực nghiệm, đề tài nghiên cứu này sẽ tìm hiểu tác động của cấu trúc vốn, nợ ngắn hạn, dài hạn…tới hoạt động và giá trị của công ty (qua các thước đo kế toán, kinh tế, và thị trường) trong bối cảnh nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu cũng sẽ tìm hiểu các yếu tố về cơ hội tăng trưởng, quy mô công ty, thời gian hoạt động, lĩnh vực hoạt động…cùng với cấu trúc vốn tác động tới hoạt động và giá trị của công ty như thế nào. Để đạt được các mục đích nghiên cứu trên, luận án hướng tới trả lời các câu hỏi cơ bản sau: (1) Cấu trúc vốn có ảnh hưởng tới hoạt động của công ty niêm yết? (2) Chiều hướng tác động của cấu trúc vốn đối với hoạt động của công ty niêm yết? (3) Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản có tác động thế nào đến hoạt động của công ty niêm yết? (4) Tỷ lệ nợ vay dài hạn trên tổng tài sản có tác động thế nào đến hoạt động của công ty niêm yết? (5) Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có tác động thế nào đến hoạt động của công ty niêm yết? (6) Mức độ tác động của tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản đối với hoạt động của công ty niêm yết? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cấu trúc vốn của doanh nghiệp, hoạt động của doanh nghiệp niêm yết. Các doanh nghiệp được lựa chọn là các doanh nghiệp không thuộc nhóm ngành tài chính – ngân hàng – bảo hiểm trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 5 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu gồm 461 công ty niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2014. - Các công ty được lựa chọn không thuộc nhóm tài chính, ngân hàng, bất động sản. - Thời gian nghiên cứu được xác định trong giai đoạn 2008 đến năm 2014 do số lượng doanh nghiệp lên niêm yết kể từ năm 2008 tăng khá mạnh. Tính đến cuối năm 2008, số lượng doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK Tp.Hồ Chí Minh và SGDCK Hà Nội là 342 doanh nghiệp, so với cuối năm 2007 là 253 doanh nghiệp và cuối năm 2006 là 195 doanh nghiệp. Ngoài ra, năm 2008 là năm thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung bắt đầu chịu tác động mạnh của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những tác động đó khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn này giảm mạnh so với giai đoạn trước, chỉ đạt bình quân 5,8%, trong khi giai đoạn trước đó đạt bình quân trên 7,5% và đạt đỉnh 8,48% năm 2008. Đây cũng là giai đoạn kinh tế Việt Nam có những mất cân đối vĩ mô lớn về thương mại, tài khóa, chỉ số lạm phát cao và thực hiện những điều chỉnh chính sách lớn như kích thích kinh tế năm 2009 nhưng áp dụng thắt chặt tín dụng những năm sau đó nhằm ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp diễn giải, quy nạp, phân tích, mô tả thống kê, tổng hợp, so sánh với phương pháp định lượng thông qua mô hình kinh tế lượng. Phương pháp phân tích định lượng bằng mô hình hồi quy dữ liệu tài chính của các doanh nghiệp nhằm phân tích và đánh giá tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của doanh nghiệp niêm yết. Các yếu tố về cấu trúc vốn, hoạt động của doanh nghiệp cũng như môi trường vĩ mô cũng đã được sử dụng và kiểm chứng trong các nghiên cứu tại nhiều nước. Để phân tích, đánh giá và kiểm chứng tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường đặc thù tại Việt Nam, qua đó góp phần bổ sung thêm cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm cho các lý thuyết và nghiên cứu trên thế giới. 1.6. Những đóng góp mới của Luận án Nghiên cứu nhằm phân tích và tìm ra ảnh hưởng của cấu trúc vốn tới hoạt động và giá trị của công ty. Cụ thể, các kết quả đạt được như sau: 6 (1) Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản có tác động âm đối với thước đo hoạt động của công ty theo giá trị kế toán (ROE, ROA, GM), nhưng có tác động dương đối với thước đo theo giá trị thị trường của công ty (MBVE, PB). (2) Tỷ lệ nợ ngắn hạn tác động tiêu cực tới ROE, ROA nhưng tỷ lệ nợ dài hạn lại tác động dương đối với ROE và âm đối với ROA, ROCE. (3) Tỷ lệ nợ vay dài hạn có tác động tích cực tới ROE và giá trị thị trường của doanh nghiệp (PB). Do vậy, trong cơ cấu nợ của doanh nghiệp thì việc tăng tỷ lệ nợ vay dài hạn có ý nghĩa nhất trong việc nâng cao khả năng sinh lời và giá trị của doanh nghiệp và tỷ lệ nợ ngắn hạn có tác động tiêu cực nhất đối với hoạt động của doanh nghiệp. (4) Cấu trúc vốn với tỷ trọng nợ cao trong điều kiện bất ổn kinh tế vĩ mô sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, việc xác định cấu trúc vốn cần được đặt trong môi trường và bối cảnh cụ thể. (5) Quy mô công ty có tác động âm đối với các chỉ tiêu ROE, ROA, ROCE, PB cho thấy khả năng sinh lời giảm và thị trường đánh giá thấp tiềm năng tăng trưởng khi quy mô công ty tăng. (6) Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường có điều kiện niêm yết cao hơn và tính đại chúng tốt hơn sẽ có giá trị thị trường cao hơn. (7) Có vấn đề rào cản, điểm nghẽn và môi trường vĩ mô khiến việc mở rộng quy mô công ty có thể làm giảm kết quả hoạt động của doanh nghiệp. (8) Điều kiện vĩ mô thực sự có tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu này được tiến hành trên cơ sở phân tích thực nghiệm các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Do bối cảnh đặc thù của mỗi nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán và hoạt động của các doanh nghiệp; ngoài ra từ trước tới nay chưa có công trình nghiên cứu thực nghiệm này trong bối cảnh kinh tế Việt Nam. Do vậy, các kết quả nghiên cứu kỳ vọng sẽ góp phần một khái quát lại và so sánh các lý thuyết cấu trúc vốn, đồng thời tìm ra các bằng chứng thực nghiệm về cấu trúc vốn trong điều kiện của Việt Nam nhằm bổ sung cơ sở cho lập luận của lý thuyết cấu trúc vốn. Nghiên cứu này có điểm mạnh là khái quát và so sánh khá kỹ các lý thuyết và công trình nghiên cứu trên thế giới về cấu trúc vốn; đồng thời áp dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng trong điều kiện của Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng sẽ có những hạn chế như một số thước đo về giá trị nợ vay được sử dụng theo giá trị sổ sách mà không có giá thị trường. Quy mô mẫu nghiên cứu có thể có sự sai biệt giữa 7 các công ty do vấn đề quy mô, lĩnh vực và lịch sử hoạt động, các cơ chế, chính sách cũng có thể tác động đến hoạt động và giá trị công ty khiến việc xem xét thuần túy ảnh hưởng của cấu trúc vốn có thể bị thiên lệch. 1.7. Cấu trúc của Luận án Chương 1: giới thiệu tổng quan về đề tài, trong đó giới thiệu về tính cấp thiết, tính mới của đề tài nghiên cứu; mục tiêu, phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu và những đóng góp mới của đề tài. Chương 2: tổng quan lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung chính của chương này nhằm tổng hợp, so sánh và đánh giá các lý thuyết liên quan đến cấu trúc vốn cũng như tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm. Chương 3: cấu trúc vốn và hoạt động của doanh nghiệp niêm yết. Nội dung chính của chương này tập trung vào phân tích mô tả cấu trúc vốn và hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Chương 4: phân tích tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của doanh nghiệp niêm yết. Nội dung chính là trình bày kết quả và phân tích kết quả nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của doanh nghiệp niêm yết. Chương 5: một số giải pháp về hoàn thiện cấu trúc vốn và nâng cao hoạt động của công ty niêm yết. 8 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 2.1. Tổng quan về cấu trúc vốn và hoạt động của công ty 2.1.1. Nguồn vốn của công ty Nguồn vốn có vai trò hết sức quan trọng đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế nói chung. Nguồn vốn của doanh nghiệp có thể được định nghĩa, phân tích theo các góc độ và mục tiêu khác nhau. Một cách khái quát, có thể hiểu nguồn vốn là toàn bộ những nguồn lực đo bằng tiền được bỏ ra ban đầu cùng với các giá trị do doanh nghiệp tích lũy được được trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc huy động được từ các nguồn khác. Trong nền kinh tế hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ các phương thức huy động và phân bổ nguồn vốn thông qua hệ thống thị trường tài chính – tiền tệ đã giúp cho doanh nghiệp mở rộng và tận dụng cơ hội tiếp cận nguồn vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp ngày càng thuận lợi hơn. Thông thường, nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Đặc điểm, lĩnh vực hoạt động, quy mô, thời gian hoạt động và các phương thức huy động các nguồn vốn cùng với cấu trúc, hoạt động và trình độ phát triển của thị trường chứng khoán là cơ sở để các doanh nghiệp xây dựng chính sách cấu trúc vốn. 2.1.1.1. Nguồn vốn nợ Nguồn vốn nợ tạo thành nguồn vốn quan trọng tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Tirole (2006), các nguồn vốn nợ của doanh nghiệp bao gồm năm nhóm cơ bản sau. Một là, theo đối tượng cung cấp vốn nợ sẽ bao gồm các khoản vay ngân hàng, vốn nợ được chào bán riêng lẻ cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp như công ty bảo hiểm, chào bán trái phiếu ra công chúng, hoặc sử dụng các loại hình khác như tín dụng thương mại. Hai là, doanh nghiệp có thể phát hành các công cụ nợ ngắn hạn hoặc công cụ nợ dài hạn. Ba là, doanh nghiệp có thể đưa ra các điều khoản để hạn chế quyền kiểm soát của mình cho người cho vay trong các công cụ nợ. Bốn là, các công cụ nợ có thể có tài sản bảo đảm. Năm là, các công cụ nợ có thể có thứ tự ưu tiên thanh toán khác nhau trong trường hợp doanh nghiệp bị giải thể, phá sản. Các đặc trưng cơ bản của nguồn vốn nợ bao gồm những yếu tố sau: 9 - Tài sản bảo đảm: các khoản nợ có thể có tài sản bảo đảm hoặc không có tài sản bảo đảm. Khoản nợ không có tài sản bảo đảm được dựa trên uy tín và hoạt động của doanh nghiệp, do vậy việc thu hồi khoản nợ được dựa trên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khoản nợ có tài sản bảo đảm được thực hiện dựa trên tài sản của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp không thể thực hiện được nghĩa vụ thanh toán, khi đó việc hoàn trả nợ được dựa trên tài sản của doanh nghiệp. - Các khoản nợ có thể giao dịch: các khoản nợ dưới hình thức trái phiếu được phát hành trên thị trường chứng khoán sơ cấp thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc trực tiếp bởi doanh nghiệp. Sau đó các công cụ nợ này được giao dịch trên thị trường chứng khoán thứ cấp. Các khoản nợ được chào bán riêng lẻ hoặc dưới hình thức nợ vay ngân hàng sẽ có tính thanh khoản và được giao dịch ít hơn, mặc dù các khoản nợ này cũng có thể được chuyển nhượng sau đó trên thị trường chứng khoán thông qua quá trình chứng khoán hóa. Khả năng chuyển nhượng các khoản nợ này phụ thuộc vào tính chất đối xứng của thông tin. Trong trường hợp có sự bất đối xứng về thông tin do người mua không có đầy đủ thông tin về chứng khoán nợ thì khi đó khả năng giao dịch chuyển nhượng sẽ khó diễn ra như Akerlof (1970) đã chỉ ra về thông tin bất đối xứng. - Theo thời gian đáo hạn: các khoản nợ được xác định theo kỳ hạn ngắn hạn hay dài hạn mang tính tương đối. Tuy nhiên các khoản nợ dưới 1 năm thường là các khoản nợ ngắn hạn trong khi các khoản nợ trên 1 năm thường là các khoản nợ dài hạn. Các khoản nợ ngắn hạn có thể bao gồm tín dụng ngắn hạn do ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp; thương phiếu là các khoản nợ thương mại trong thời gian ngắn, thường từ 30 ngày đến 90 ngày được giao dịch trên thị trường và không được bảo đảm. Trong khi đó tín dụng thương mại là nguồn vốn ngắn hạn quan trọng do nhà cung cấp cung cấp cho doanh nghiệp. Nguồn vốn dài hạn cho doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ vay do ngân hàng cung cấp hoặc được huy động thông qua chào bán riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng trên thị trường chứng khoán. Thông thường các doanh nghiệp lớn là những doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu để huy động khối lượng lớn. Các trái phiếu phát hành thường được bảo lãnh bởi ngân hàng đầu tư hay công ty chứng khoán. Sau khi phát hành, trái phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Giá trái phiếu sẽ phản ánh biến động lãi suất hiện tại và mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp phát hành. Những chủ thể chính tham gia mua trái phiếu là các định chế bao gồm quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, các ngân hàng. Tirole (2006) cũng chỉ ra cụ thể tính chất và sự khác nhau giữa phía cung – người cho vay và phía cầu – người đi vay. Người cho vay có thể chia thành nhóm các nhà 10 đầu tư chuyên nghiệp, bao gồm ngân hàng, các định chế tài chính…thường thực hiện đầu tư riêng lẻ và kiểm soát các điều khoản vay kỹ hơn; các nhà đầu tư nhỏ lẻ thực hiện đầu tư vào các công cụ nợ dựa trên thông tin phổ biến. Các điều kiện và điều khoản đối với các nhóm đầu tư này cũng có sự khác biệt. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường thực hiện đánh giá phân tích kỹ trước khi cung cấp vốn vay, trong khi đó nhà đầu tư nhỏ lẻ thực hiện đầu tư dựa trên đánh giá của các tổ chức chuyên nghiệp như tổ chức định mức tín nhiệm. Sự khác biệt về điều khoản và điều kiện của các khoản vay do nhà đầu tư chuyên nghiệp đầu tư cũng khác nhau. Các khoản nợ vay được cung cấp bởi nhà đầu tư chuyên nghiệp thường có các điều kiện chặt chẽ hơn so với nhà đầu tư nhỏ lẻ. Các khoản nợ vay cũng có sự khác nhau trên các phương diện về thứ tự ưu tiên thanh toán, thời gian đáo hạn và sự bảo đảm thanh toán. Thời gian đáo hạn của các khoản nợ vay cũng thay đổi theo loại tài sản được tài trợ. Các tài sản cố định thường được tài trợ bởi nợ vay dài hạn. Các khoản nợ vay ngân hàng và nợ vay được phát hành riêng lẻ thường được bảo đảm và ưu tiên thanh toán. Các loại trái phiếu được phát hành ra công chúng thường ít khi được bảo đảm và có thứ tự ưu tiên thanh toán thấp hơn. Thông thường ngân hàng cung cấp các khoản nợ vay ngắn hạn; tuy nhiên thực tế ngân hàng cũng cung cấp khá đa dạng các khoản nợ khác nhau, bao gồm cả tín dụng thương mại, tín dụng ngắn hạn, tín dụng dài hạn. Trên góc độ doanh nghiệp đi vay, về cơ bản có thể chia thành 2 nhóm gồm các doanh nghiệp có độ tín nhiệm cao và nhóm doanh nghiệp độ tín nhiệm thấp. Nhóm các doanh nghiệp tín nhiệm cao thường có nợ dài hạn nhiều hơn. Theo Gertler và Gilchrist (1994), tỷ lệ nợ nợ ngắn hạn của doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ tương ứng lần lượt là 13% và 29%; tại Đức tương ứng lần lượt là 39,5% và 55,9%. Các doanh nghiệp có uy tín cao cũng dễ huy động vốn nợ thông qua chào bán trái phiếu ra công chúng, trong khi đó các doanh nghiệp có uy tín thấp sẽ khó hơn. Các doanh nghiệp uy tín thấp hay nhiều rủi ro sẽ phải huy động vốn vay từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp như quỹ đầu tư mạo hiểm… 2.1.1.2. Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu là các khoản vốn do cổ đông đầu tư vào doanh nghiệp và chứa đựng những rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhưng đổi lại là lợi nhuận thu được từ hoạt động của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu thể hiện giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp, được đo lường bằng giá trị còn lại của tài sản sau khi đã trừ các nghĩa vụ nợ. Vốn chủ sở hữu bao gồm các khoản sau. Vốn góp của cổ đông là vốn do các cổ đông đóng góp được ghi nhận theo mệnh giá của cổ phần và được ghi nhận là vốn điều lệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thực hiện bổ sung vốn chủ sở hữu thông qua 11 phát hành thêm cổ phiếu từ các cổ đông thông qua thị trường chứng khoán. Vốn chủ sở hữu được huy động thông qua phát hành cổ phiếu mang lại nguồn vốn ổn định lâu dài cho doanh nghiệp mà không chịu áp lực phải hoàn trả nhà đầu tư như đối với trái phiếu. Việc chi trả cổ tức đối với cổ phiếu cũng tùy thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và chính sách chi trả cổ tức. Do vậy, khi doanh nghiệp hoạt động khó khăn, doanh nghiệp không có áp lực phải chi trả cổ tức cho cổ đông. Một nguồn vốn khác góp phần vào vốn chủ sở hữu đó là thặng dư vốn cổ phần. Thăng dư vốn cổ phần chính là phần chênh lệch giữa giá thực tế phát hành và giá trị theo mệnh giá của số cổ phần phát hành. Trong điều kiện hoạt động của thị trường chứng khoán thuận lợi và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có triển vọng tốt thì doanh nghiệp sẽ thu được thặng dư vốn cổ phần lớn khi thực hiện phát hành cổ phiếu. Lợi nhuận để lại là nguồn vốn quan trọng được doanh nghiệp tích lũy trong quá trình hoạt động, được hình thành và bổ sung hàng năm sau khi đã thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông. Theo Tirole (2006), quá trình tạo lập vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể chia thành 4 giai đoạn. Giai đoạn đầu mới hình thành, vốn chủ sở hữu thường chỉ do một hay một vài người nắm giữ. Sau đó họ sẽ thực hiện việc chào bán riêng lẻ cho một số nhà đầu tư khác. Sang giai đoạn ba, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) khi hoạt động của doanh nghiệp đã được khẳng định trên thị trường. Cuối cùng, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp có thể thực hiện việc bổ sung vốn chủ sở hữu thông qua chào bán thêm ra công chúng hay phát hành bổ sung. Việc chào bán ra công chúng mang lại cho doanh nghiệp một số lợi ích. Doanh nghiệp thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn mới để thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp, hạn chế sự phụ thuộc chỉ dựa vào một vài quỹ đầu tư mạo hiểm hay ngân hàng; sự đa dạng hóa nguồn vốn cung cấp cho doanh nghiệp cũng giúp bảo vệ doanh nghiệp tránh khỏi sự áp đặt hay kiểm soát chặt bởi một vài người cung cấp vốn. Việc chào bán ra công chúng cũng giúp cho việc định giá doanh nghiệp khách quan hơn theo giá trị hợp lý. Nguồn vốn của doanh nghiệp đã được nghiên cứu tại nhiều quốc gia. Nhìn chung, nguồn vốn nội bộ được hình thành từ lợi nhuận giữ lại thường tạo thành nguồn vốn chính quan trọng cho doanh nghiệp. Nguồn vốn vay ngân hàng cũng đóng góp quan trọng cho nguồn vốn huy động từ bên ngoài của doanh nghiệp, trong khi đó nguồn vốn hình thành qua chào bán cổ phiếu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ tại các nước OECD (Tirole, 2006). Rajan và Zingales (2003) chỉ ra rằng tỷ trọng vốn huy động qua
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan