Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự truyền bá và phát triển của đạo hồi vào đông nam á nghiên cứu trường hợp của ...

Tài liệu Sự truyền bá và phát triển của đạo hồi vào đông nam á nghiên cứu trường hợp của vương quốc aceh thế kỷ xvi xvii

.PDF
123
25
130

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 5 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 11 3.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 11 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 12 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 13 4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 13 4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 13 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ................................................. 14 5.1. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 14 5.2. Nguồn tài liệu ....................................................................................... 15 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 16 7. Bố cục nội dung của luận văn ..................................................................... 16 8. Giải thích thuật ngữ ..................................................................................... 17 CHƢƠNG 1: QUÁ TRÌNH DU NHẬP CỦA ĐẠO HỒI VÀO ĐÔNG NAM Á (THẾ KỶ VII - XV) ........................................................................ 19 1.1. Sự ra đời và phát triển của Hồi giáo .................................................... 19 1.2. Quá trình truyền bá Hồi giáo vào Đông Nam Á (thế kỷ VII - đầu thế kỷ XIII) ............................................................................................................. 24 1.3. Quá trình truyền bá Hồi giáo vào Đông Nam Á (cuối thế kỷ XIII - XV) ..................................................................................................................... 30 CHƢƠNG 2: HỒI GIÁO VỚI QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ACEH .................................................................................................... 39 2.1. Giới thiệu chung về Aceh .................................................................... 39 2.2. Aceh trước khi thành lập Hồi quốc ...................................................... 40 1 2.2.1. Sự hình thành Hồi quốc Perlak ..................................................... 43 2.2.2. Sự thành lập Hồi quốc Samudra Pasai ......................................... 44 2.3. Sự sụp đổ của Malacca và sự ra đời của Hồi quốc Aceh ..................... 48 2.4. Đạo Hồi và tổ chức bộ máy nhà nước Aceh ........................................ 52 2.5. Hồi giáo trong đời sống văn hoá, tín ngưỡng ở Aceh .......................... 56 CHƢƠNG 3: ACEH VỚI NỖ LỰC PHÁT TRIỂN HỒI GIÁO Ở ĐÔNG NAM Á (THẾ KỶ XVI – XVII) ................................................................... 65 3.1. Thiết lập đồng minh với đế quốc Hồi giáo Ottoman ........................... 65 3.2. Quan hệ giữa Hồi quốc Aceh với các thế lực châu Âu ........................ 73 3.3. Hồi quốc Aceh với tham vọng bá chủ ở Đông Nam Á ........................ 79 KẾT LUẬN .................................................................................................... 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 94 PHỤC LỤC 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hồi giáo là tôn giáo trẻ nhất trong các tôn giáo lớn trên thế giới. Tuy nhiên, đây lại là tôn giáo có quá trình phát triển mạnh mẽ và liên tục từ khi hình thành cho tới ngày nay. Được hình thành vào thế kỷ VII ở bán đảo Ả Rập, Hồi giáo đã nhanh chóng được truyền bá tới các khu vực Bắc Phi, Trung Á, Nam Âu và dần dần thâm nhập vào các xã hội truyền thống của phương Đông như Ấn Độ, Trung Hoa và Đông Nam Á. Hiện nay, tín đồ Hồi giáo chiếm tới hơn 20% dân số thế giới. Theo dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng lên và trong tương lai, đạo Hồi có thể sẽ thay thế Ki-tô giáo trở thành tôn giáo lớn nhất trên thế giới.1 Đông Nam Á được biết đến là khu vực tiếp nhận nhiều nền văn hóa trên thế giới và đạo Hồi cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, Hồi giáo đã vào Đông Nam Á như thế nào vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi trong giới học giả. Nhìn chung, sự truyền bá đạo Hồi giáo vào Đông Nam Á có thể được chia thành ba giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIII khi những thương nhân Hồi giáo Ả Rập bắt đầu xuất hiện ở Đông Nam Á, chủ yếu là ở Champa. Hồi giáo trong giai đoạn này chỉ dừng lại ở mức độ là các biểu hiện lẻ tẻ. Giai đoạn tiếp theo là từ cuối thế kỷ XIII đến thế kỷ XV, khi đạo Hồi đã phát triển mạnh mẽ hơn ở Đông Nam Á với sự ra đời của một số Hồi quốc tiêu biểu là Samudra Pasai và Malacca. Giai đoạn thứ ba là sự vươn lên mạnh mẽ của đạo Hồi ở vùng Đông Nam Á hải đảo với vai trò dẫn dắt của Aceh trong các thế kỷ XVI - XVII. Sự cạnh tranh quyết 1 Năm 2010, khi dân số thế giới ở mức 6,9 tỉ người thì người Hồi giáo chiếm 23,4%. Nếu cứ theo tốc độ phát triển như hiện nay, đến năm 2030, người Hồi giáo sẽ chiếm 26,4% trong khi dân số thế giới đạt 8,3 tỉ người và đến năm 2070, đạo Hồi sẽ trở thành tôn giáo lớn nhất thế giới. Xem thêm: Matthew Clarke and David Tittensor (eds.), (2014), Islam and Development: Exploring the Invisible Aid Economy, Burlington: Ashgate, trg 69-70. 3 liệt của các thế lực thực dân phương Tây đưa đến sự suy tàn của đạo Hồi ở Đông Nam Á vào cuối thế kỷ XVII. Giống như ở nhiều khu vực khác trên thế giới, Hồi giáo đã đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Vào đầu thế kỷ XV, sự truyền bá đạo Hồi ở Đông Nam Á đã giúp hình thành đế chế thương mại Malacca. Từ Malacca, thông qua con đường thương mại và bang giao, đạo Hồi đã được truyền bá mạnh mẽ tới nhiều khu vực khác ở bán đảo Mã Lai và quần đảo Indonesia. Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm Malacca. Bị xua đuổi khỏi Malacca, thương nhân Hồi giáo đã di cư tới các thương cảng khác ở Đông Nam Á, trong đó đặc biệt là Aceh, một thương cảng nằm ở cực bắc của đảo Sumatra. Chính trong bối cảnh này, Aceh đã vươn lên trở thành đế chế Hồi giáo mạnh nhất ở khu vực Đông Nam Á cho đến cuối thế kỷ XVII. Vương quốc Hồi giáo Aceh được hình thành vào cuối thế kỷ XV và phát triển cực thịnh trong các thế kỷ XVI và XVII. Thông qua con đường chiến tranh và ngoại giao, Aceh đã chinh phục được nhiều quốc gia quanh khu vực eo biển Malacca như Delhi, Johor, Perak, Aru… Đặc biệt, Aceh đã liên minh với đế chế Hồi giáo Ottoman ở Trung Đông và hợp tác với các thế lực phương Tây như Hà Lan và Anh để chống lại người Bồ Đào Nha ở Malacca. Nhờ vai trò tích cực của Aceh, đạo Hồi đã được củng cố và mở rộng ảnh hưởng ra toàn đảo Sumatra, một phần của bán đảo Malay và nhiều khu vực khác của quần đảo Indonesia. Tuy nhiên, với sự thâm nhập ngày càng mạnh mẽ của người Hà Lan và đặc biệt là sự thống trị về thương mại của Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) ở Đông Nam Á, sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Aceh ngày càng suy giảm. Mặc dù vương quốc Hồi giáo Aceh vẫn tiếp tục tồn tại cho đến đầu thế kỷ XX trước khi bị thực dân Hà Lan chinh phục, đến cuối thế kỷ 4 XVII, về cơ bản Aceh đã đánh mất bị thế là tiền đồn của người Hồi giáo ở Đông Nam Á. Vì vậy, Luận văn nghiên cứu sự truyền bá và ảnh hưởng của đạo Hồi ở Đông Nam Á trong các thế kỷ XVI – XVII thông qua việc nghiên cứu trường hợp vương quốc Hồi giáo Aceh. Chúng tôi sẽ tập trung làm rõ động lực, quá trình và phương thức đạo Hồi được truyền bá vào trong khu vực. Hồi giáo là nhân tố đưa đến sự hình thành của nhà nước Aceh và giúp vương quốc này vươn lên trở thành một đế chế lớn trong khu vực có khả năng cạnh tranh với các thế lực phương Tây. Ngược lại, nhờ có vai trò truyền giáo của Aceh qua con đường chiến tranh, ngoại giao và thương mại, đạo Hồi đã được củng cố và truyền bá ra các khu vực khác ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở quần đảo Indonesia. Với tất cả những lí do trên, tôi quyết định lực chọn đề tài: “Sự truyền bá và phát triển của Đạo Hồi vào Đông Nam Á: Nghiên cứu trường hợp của vương quốc Aceh thế kỷ XVI – XVII” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hồi giáo luôn là một vấn đề lịch sử hấp dẫn từ trong quá khứ cho đến hiện tại. Không phải ngẫu nhiên mà tôn giáo này có sức ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia, khu vực và trên toàn thế giới. Theo dòng chảy của lịch sử, Đông Nam Á chính là một trong những mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của Hồi giáo. Ngày nay, Hồi giáo là một trong những tôn giáo chính và có số lượng tín đồ đông đảo ở Đông Nam Á. Với vị trí quan trọng trong lịch sử, văn hoá và xã hội của Đông Nam Á, những công trình nghiên cứu về Hồi giáo ở khu vực này đã ra đời góp phần vào thành tựu chung về nghiên cứu lịch sử Đông Nam Á. 5 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, nhiều nhà sử học đã tập trung làm sáng tỏ con đường Hồi giáo thâm nhập vào Đông Nam Á và ảnh hưởng của nó đến Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực. Về vấn đề này, một số bài viết có thể kể đến như: “Hồi giáo trong thế giới hiện đại” của GS. Lương Ninh đăng trên tạp chí “Nghiên cứu Tôn giáo” số 1 – 2000, PGS.TS Lương Thị Thoa với “Vài nét về Islam giáo ở Đông Nam Á (qua việc thực hiện 5 cốt đạo của tín đồ)”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 1 – 2006. Phạm Thị Vinh với bài viết “Hồi giáo và Nhà nước Malaysia” đăng trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 5 – 2002. Lý Tường Vân với công trình “Vấn đề Hồi giáo trong chính sách dân tộc của Malaysia (1957-2000)” và Luận án “Con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc của Malaya từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1957” đã phân tích sinh động về ảnh hưởng của đạo Hồi đối quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước của Malaysia. Bên cạnh đó, một sử gia Việt Nam không thể không nhắc đến với các công trình về Hồi giáo là Ngô Văn Doanh. Ông có một số bài viết đăng trên tạp chí đáng chú ý như: “Islam giáo và văn hoá Đông Nam Á thời cận – hiện đại”, Nghiên cứu Tôn giáo số 12 – 2008 và “Các quốc gia Hồi giáo đầu tiên ở Đông Nam Á”, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2009. Trong đó, bài viết “Các quốc gia Hồi giáo đầu tiên ở Đông Nam Á”, bằng cách luận giải một cách khái quát, nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh cho thấy Hồi giáo đã đến Đông Nam Á từ rất sớm vào khoảng thế kỷ thứ X và XI tại vương quốc Champa. Những thế kỷ tiếp sau đó, Hồi giáo dần dần phát triển mạnh lên và những quốc gia Hồi giáo đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời, trong đó đáng chú ý phải kể đến là hai vương quốc là Malacca và Aceh. Ngoài ra cuốn “Hồi giáo với đời sống chính trị Đông Nam Á” của Ngô Văn Doanh xuất bản năm 2013 6 cũng rất đáng được quan tâm. Tác giả đã chỉ ra vai trò của đạo Hồi đối với lịch sử chính trị nói chung và đối với đời sống chính trị hiện nay ở Đông Nam Á với các nội dung chính bao gồm: Đặc trưng chính trị của đạo Hồi từ khi hình thành cho đến nay; Hồi giáo trong lịch sử Đông Nam Á trước thời hiện đại, và Hồi giáo trong đời sống chính trị hiện đại Đông Nam Á. Ngoài ra, trên các tạp chí nghiên cứu có uy tín ở trong nước như tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, còn có các bài viết khác về Hồi giáo ở Đông Nam Á có thể kể đến như: Nguyễn Nhật Linh với “Thương nhân Hồi giáo và quan hệ thương mại giữa Đông Nam Á và Tây Á thế kỷ XV-XVII”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6/2007 hay “So sánh vai trò của đạo Hồi trong lịch sử chính trị Indonesia và Malaysia” của Đặng Thị Thu Hương đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5/2006. Cùng với đó, một số tác giả khác cũng đóng góp các bài viết về Hồi giáo Đông Nam Á bao gồm: Hồ Thị Thanh Nga, Phạm Văn Hổ, Phạm Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Mai Hoa… Các công trình trên mới chỉ dừng lại ở mức khái quát về Hồi giáo vào Đông Nam Á, hay một số khía cạnh nào đó của tôn giáo đối với đời sống, xã hội của khu vực này. Một điểm đáng chú ý là những nghiên cứu chi tiết và đi sâu vào sự tác động và ảnh hưởng của Hồi giáo đối với thương mại trong khu vực từ khi Vương quốc Malacca ra đời như: Phạm Văn Thủy với khóa luận “Quan hệ thương mại của Malacca với Đông Nam Á và Đông Bắc Á”, Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. Bài viết “Quan hệ của Malacca với các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 1400 – 1511” cũng của tác giả Phạm Văn Thủy đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á tháng 3/2006. Sau sự sụp đổ của Malacca vào năm 1511, Aceh nổi lên là vương quốc Hồi giáo hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á suốt thế kỷ XVI – 7 XVII. Với nền tảng tôn giáo là đạo Hồi, Aceh còn có những mối quan hệ hết sức phức tạp với Đế quốc Ottoman, với Bồ Đào Nha, Hà Lan và một số Hồi quốc khác trong eo biển Malacca. Đây là một vấn đề lịch sử cần làm sáng tỏ khi mà tình hình nghiên cứu về nó ở Việt Nam vẫn còn là một khoảng trống chưa được tiếp cận đến. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Nếu như nghiên cứu về Hồi giáo ở Đông Nam Á đặc biệt là trong trường hợp vương quốc Aceh của sử học Việt Nam còn rất ít ỏi thì sử học phương Tây lại phong phú hơn nhiều. Một trong những tác phẩm được coi là cuốn sách gối đầu giường của tất cả nhà sử học trên thế giới khi nói về Đông Nam Á phải kể đến là cuốn “Lịch sử Đông Nam Á” của D.G.E. Hall. Đây là một công trình công phu, đồ sộ và dù đã ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ nhưng vẫn còn giá trị. Trong “Lịch sử Đông Nam Á”, khi nói về sự du nhập của đạo Hồi và Đông Nam Á cũng như thế giới Hồi giáo ở khu vực này, D.G.E. Hall có viết hai chương đáng chú ý là: “Chương 10 – Malacca và sự truyền bá đạo Hồi” và “Chương 19 – Các quốc gia Mã Lai từ khi Malacca sụp đổ (1511) cho đến cuối thế kỷ XVIII”. Với hai chương này, D.G.E. Hall đã chỉ ra sự vươn lên mạnh mẽ của đạo Hồi ở Đông Nam Á từ thế kỷ XV khi vương quốc Malacca được thành lập và chuyển sang theo đạo Hồi. Malacca với sức mạnh và sự kiểm soát hàng hải ở eo biển Malacca đã gia tăng hơn nữa sự ảnh hưởng của đạo Hồi ở Đông Nam Á. Khi Malacca sụp đổ, Hồi giáo không vì thế mà diệt vong ở eo biển này mà ngược lại nó tiếp tục phát triển mạnh hơn với hàng loạt các vương quốc Hồi giáo khác mà điển hình là Aceh cho đến cuối thế kỷ XVII. Một công trình nghiên cứu khác về Hồi giáo cũng rất đáng được quan tâm là “The Cambridge History of Islam” gồm 6 tập, trong đó có tập 3 – “The 8 Eastern Islamic World Eleventh to Eighteenth Centuries” do David O. Morgan và Anthony Reid chủ biên. Công trình này đã làm rõ quá trình phát triển của Hồi giáo ở thế giới phương Đông từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII. Đặc biệt, trong chương 10: “Early Muslim expansion in South-East Asia, eighth to fifteenth centuries”, tác giả Geoff Wade đã chứng minh Hồi giáo đã thâm nhập vào các chính thể và xã hội của khu vực Đông Nam Á bằng đường biển, cùng sự gắn kết của thương mại được mở rộng từ Trung Đông thông qua các cảng Nam Á, Đông Nam Á và mở rộng từ vùng ven biển từ phía Đông Nam Trung Quốc xuống. Do đó, Hồi giáo mở rộng vào Đông Nam Á từ cả hai đầu của tuyến đường thương mại này trong thời gian từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XV. Bên cạnh đó, chương 12 của cuốn sách được viết bởi Anthony Reid với tiêu đề: “Islam in South-East Asia and the Indian Ocean littoral, 1500 1800: expansion, polarisation, synthesis” đã phân tích sự đối đầu giữa Hồi giáo và Bồ Đào Nha ở Đông Nam Á và Ấn Độ Dương để bảo vệ tuyến đường hàng hải thương mại của thương nhân Hồi giáo. Anthony Reid cũng đã chỉ ra sự can thiệp, thống trị của Bồ Đào Nha ở eo biển Malacca dẫn đến sự tập trung đạo Hồi và vươn lên của Aceh như một sự phản kháng trước sức mạnh đến từ phương Tây. Khi nói về lịch sử Đông Nam Á nói chung và Hồi giáo ở Đông Nam Á nói riêng, một cuốn sách viết công phu khác cũng cần được đề cập đến là: “The Cambridge of Southeast Asia Volume 1: From Early Times to c. 1800” do Nicholas Tarling chủ biên tập hợp nhiều nghiên cứu của các nhà sử học nổi tiếng trên thế giới. Cuốn sách gồm có 10 chương, mỗi chương đề cập đến một khía cạnh khác nhau của Đông Nam Á trước năm 1800 và đạo Hồi cũng nằm trong số những nội dung được nhắc đến. Chương 9: “Religious developments in Southeast Asia c. 1500 – 1800” được viết bởi Barbara Waston Andaya và Yoneo Ishii đã phản ánh quá trình Hồi giáo lan truyền ở 9 Đông Nam Á và mối quan hệ dựa trên sợi dây liên kết tôn giáo giữa Đế quốc Ottoman và vương quốc Aceh để chống lại thế lực của Bồ Đào Nha, bảo vệ cộng đồng người theo đạo Hồi. Vào cuối thời kỳ trung đại và buổi đầu của thời kỳ cận đại, có rất nhiều các vương quốc ở Đông Nam Á theo đạo Hồi, điển hình trong số đó phải nhắc đến là Aceh. Một công trình nghiên cứu rất đáng chú ý khác về Hồi giáo ở Aceh đó là: “Islam and State in Sumatra A Study of Seventeenth century Aceh” của Amirul Hadi. Amirul Hadi đã đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi như: Hồi giáo ở vương quốc Aceh gồm những điều gì? Hồi giáo có xâm nhập thành công và đời sống chính trị của Aceh không? Truyền thống bản địa tiền Hồi giáo vẫn còn ảnh hưởng trong vương quốc? Tác giả đã nghiên cứu mô tả và phân tích các thành phần của đời sống chính trị Hồi giáo Aceh và khẳng định vai trò quan trọng của đạo Hồi cũng như Aceh “là quê hương của các xã hội Hồi giáo Indonesia”. Hồi giáo cũng chính là chất xúc tác liên kết Aceh với trung tâm Hồi giáo trên thế giới trong thế kỷ XVI – XVII là Đế quốc Ottoman. Với sự hỗ trợ từ Ottoman, Aceh trở thành tiền đồn của thế giới Hồi giáo ở Đông Nam Á. Cuốn sách “From Anatolia to Aceh: Ottomans, Turks and Southeast Asia” được biên tập bởi Andrew Peacock và Annabel Teh Gallop, được xuất bản bởi Oxford University Press đã minh chứng cho nhận định này. Cuốn sách nghiên cứu về tất cả các khía cạnh của mối quan hệ giữa thế giới Ottoman và Đông Nam Á, nội dung thông tin của nó phần nhiều dựa trên các tài liệu mới được phát hiện trong kho lưu trữ ở Istanbul. Cuốn sách được trình bày trong ba phần, bao gồm các mối quan hệ chính trị và kinh tế, tương tác trong thời kỳ thuộc địa, và ảnh hưởng văn hóa và tâm thức. 10 Ngoài ra, nhà sử học Đông Nam Á nổi tiếng là Anthony Reid cũng đưa ra quan điểm nhìn nhận của mình về mối quan hệ giữa Aceh và Đế quốc Ottoman trên cơ sở của sự liên minh về Hồi giáo trong cuộc chiến chống lại phương Tây và Ki-tô giáo qua tác phẩm: “Imperial Alchemy: Nationalism and Political Identity in Southeast Asia”. Như vậy, các nhà sử học phương Tây đã có nghiên cứu cụ thể hơn rất nhiều về Hồi giáo ở Đông Nam Á nói chung cũng như Aceh nói riêng. Tóm lại, các công trình nghiên cứu tại Việt Nam đã nêu khái quát những nét chung nhất về sự hình thành và phát triển của Hồi giáo ở Đông Nam Á. Các tác phẩm, bài viết tập trung chủ yếu vào khía cạnh đời sống văn hóa và chính trị nói chung. Những công trình viết về sự tác động của Hồi giáo với kinh tế Đông Nam Á, sự truyền bá của Hồi giáo vào Đông Nam Á hải đảo còn ít ỏi nhất là đối với Aceh. Trong khi đó, các nghiên cứu quốc tế đã nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về quá trình Hồi giáo vào Đông Nam Á và về sự ra đời và vươn lên của vương quốc Aceh. Nhiều công trình còn phân tích cụ thể về sự hiện diện của Đạo Hồi ở Đông Nam Á và tác động của tôn giáo này đối với Vương quốc Aceh. Trên những cơ sở này, chúng tôi càng có thêm những nền tảng và lý thuyết khoa học để triển khai đề tài luận văn này. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Với đề tài “Sự truyền bá và phát triển của Đạo Hồi vào Đông Nam Á: Nghiên cứu trường hợp của vương quốc Aceh thế kỷ XVI – XVII”, luận văn đề ra những mục đích như sau: - Thứ nhất, luận văn tập trung làm rõ quá trình đạo Hồi du nhập vào Đông Nam Á. Đạo Hồi đã vào Đông Nam Á theo những con đường nào và 11 ảnh hưởng của nó đối với lịch sử của khu vực đặc biệt là kinh tế. Thế kỷ XVI – XVII là giai đoạn thương mại Đông Nam Á hưng thịnh và sự hưng thịnh đó có gắn liền với sự xuất hiện của thương nhân và các nước Hồi giáo trong đó có Aceh? Từ đó, luận văn sẽ tiếp tục đi sâu vào làm sáng tỏ sự truyền bá đạo Hồi cũng như tác động của tôn giáo này đối với vương quốc Aceh trong thế kỷ XVI – XVII. - Thứ hai, Hồi giáo đã tác động đến sự ra đời của một số quốc gia ở Đông Nam Á, trong đó có Aceh. Luận văn tập trung làm nổi bật vai trò của Hồi giáo đối với sự hình thành và phát triển của Aceh. Aceh chính là hình ảnh tiêu biểu cho sự truyền bá và phát triển của Đạo Hồi ở Đông Nam Á trong thế kỷ XVI – XVII. Thứ ba, từ Aceh, Hồi giáo đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các khu vực quanh eo biển Malacca, bán đảo Mã Lai và nhiều khu vực khác ở Đông Nam Á. Luận văn sẽ luận giải cách thức đạo Hồi được truyền bá từ Aceh tới các khu vực khác ở Đông Nam Á. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, luận văn đưa ra các nhiệm vụ sau đây: - Từng bước làm sáng tỏ các con đường đưa Hồi giáo vào Đông Nam Á, thời gian Hồi giáo đã xuất hiện ở Đông Nam Á là từ bao giờ, nơi tôn giáo này xuất hiện đầu tiên. Tiếp đến, luận văn có nhiệm vụ chỉ ra trước thế kỷ XV, đạo Hồi đã phát triển mạnh với những đoàn thương nhân Ả Rập đến buôn bán gắn liền với kỷ nguyên thương mại sớm ở Đông Nam Á từ thế kỷ X – XIV và sau đó là kỷ nguyên thương mại từ năm 1450 - 1680. Bên cạnh đó, những quốc gia Hồi giáo cũng bắt đầu xuất hiện mà tiêu biểu là Malacca. Sang đến 12 thế kỷ XVI, khi Malacca sụp đổ, Aceh nổi lên là vương quốc Hồi giáo mạnh trong khu vực. - Lập luận, chứng minh, từng bước khẳng định Hồi giáo không chỉ là một tôn giáo trong nét văn hoá tín ngưỡng trong đời sống xã hội của Aceh mà còn là kim chỉ nam, vũ khí sắc bén giúp Aceh chống lại đối thủ Bồ Đào Nha theo Thiên chúa giáo sau đó là Hà Lan để bảo vệ nền độc lập của mình cũng như quyền lợi của thương mại Hồi giáo trên biển, đồng thời cạnh tranh với đối thủ Hồi giáo khác là vương quốc Johor trong eo biển Malacca. - Phân tích, đánh giá mối quan hệ Aceh – Ottoman chỉ đơn thuần là liên minh quân sự, kinh tế để đối phó với Bồ Đào Nha theo Thiên chúa giáo, mở rộng ảnh hưởng của đạo Hồi và vị thế của Aceh ở Đông Nam Á. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng của luận văn hướng đến nghiên cứu là đạo Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Aceh nói riêng. Thông qua chủ thể là vương quốc Hồi giáo Aceh, những ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, ngoại giao của Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á sẽ được chúng tôi trình bày, lập luận xuyên suốt trong luận văn này. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung: Luận văn tập trung vào trình bày sự hình thành và phát triển của Hồi giáo ở Đông Nam Á, Hồi giáo ở Aceh và tác động của nó trên các phương diện về kinh tế, chính trị, ngoại giao. 13 - Về mặt không gian: Không gian trong nghiên cứu của luận văn khá rộng lớn bao gồm khu vực Đông Nam Á nhưng trọng tâm chủ yếu xoay quanh vùng eo biển Malacca và Bắc Sumatra. - Về mặt thời gian: Thời gian trong luận văn được xác định là thế kỷ XVI – XVII. Đây là giai đoạn Aceh được hình thành và phát triển rất mạnh gắn liền với Hồi giáo. Thế kỷ XVI – XVII cũng là khoảng thời gian khá tương xứng với Đông Nam Á trong kỷ nguyên thương mại 1450 – 1680 do sự phát triển mạnh của đạo Hồi theo lý thuyết của Anthony Reid. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mở rộng thời gian nghiên cứu từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV, tức là từ lúc Hồi giáo ra đời ở bán đảo Ả Rập sau đó truyền bá vào Đông Nam Á và tạo ra được những mầm mống, tiền đề để phát triển mạnh từ cuối thế kỷ XV. Qua đó, luận văn sẽ được tuân theo một trình tự thời gian hợp lý, logic trong quá trình nghiên cứu. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra. Hai phương pháp thường được sử dụng nhất là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Phương pháp lịch sử được chúng tôi áp dụng trong việc trình bày theo tiến trình thời gian về sự du nhập của Hồi giáo vào Đông Nam Á, Aceh và mô tả những nét chính trong mối quan hệ giữa Aceh và một số nước lúc bấy giờ như Bồ Đào Nha hay Ottoman. Tiếp đến, chúng tôi sử dụng phương pháp logic để tạo ra sự gắn kết liên hệ giữa các vấn đề và các chương trong luận văn. Ví dụ, khi viết về Hồi giáo ở Đông Nam Á, chúng tôi dùng phương pháp logic để lý giải, chứng minh những con đường hay phương thức nào đưa đạo Hồi vào Đông Nam Á, từ đó 14 liên hệ với việc Hồi giáo vào Aceh. Đồng thời, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp này trong việc giải thích sự ảnh hưởng, chi phối của đạo Hồi đối với mối quan hệ ngoại giao của Aceh. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp nghiên cứu tư liệu, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp nghiên cứu liên ngành… Chẳng hạn như phương pháp nghiên cứu tư liệu giúp chúng tôi trong công đoạn xử lý và phê phán tư liệu, chọn lọc tư liệu đảm bảo tính lịch sử và phù hợp với đề tài luận văn. Phương pháp nghiên cứu liên ngành chủ yếu là của Khu vực học để xác định vị trí địa chính trị của Aceh, Đông Nam Á, eo biển Malacca… để thấy được tầm quan trọng của những nơi này trong lịch sử. Phương pháp nghiên cứu tôn giáo để hiểu được bản chất, sự vận động, phát triển của đạo Hồi khi được truyền bá vào Đông Nam Á. 5.2. Nguồn tài liệu Luận văn sử dụng ba nguồn tài liệu chủ yếu bao gồm: - Tài liệu thứ cấp là các sách, báo, tạp chí, bài hội thảo được lưu trữ tại các thư viện ở Việt Nam hoặc được xuất bản bởi các trường đại học trên thế giới như: “Lịch sử Đông Nam Á” của D.G.E. Hall, “The Age of Aceh anh the Evolution of Kingship 1599 – 1641 Trade anh geopolitics in the Malacca Straits” của Ingrid Mitrasing xuất bản bởi đại học Leiden Hà Lan; “The Cambridge History of Southeast Asia” của Nicholas Tarling (chủ biên) được xuất bản bởi Cambridge University Press năm 2000; hay cuốn “Imperial Alchemy: Nationalism and Political Identity in Southeast Asia” của Anthony Reid cũng được xuất bản bới Cambridge University Press, 2010… 15 - Tài liệu sơ cấp là các văn bản được bản dịch sang tiếng Anh từ những cuốn hồi ký như cuốn “The Travels of Mendes Pinto” hay “The Travels of Ibn Battuta”. - Tài liệu Internet: chúng tôi cũng có tham khảo một số trang web có uy tín để hỗ trợ cho công trình luận văn này. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn có những đóng góp sau đây: - Luận văn góp phần vào nghiên cứu lịch sử các tôn giáo trên thế giới, cụ thể ở đây là đạo Hồi. Ở Việt Nam, nghiên cứu Hồi giáo Đông Nam Á và Hồi giáo Aceh là không nhiều. Vì vậy, với công trình luận văn này, chúng tôi hi vọng sẽ làm phong phú thêm về nghiên cứu đạo Hồi trong khoa học lịch sử. - Luận văn làm rõ vai trò của Hồi giáo đối với quá trình hình thành và phát triển của Aceh, qua đó thấy được mối liện hệ giữa Hồi giáo trong quá khứ và những vấn đề Hồi giáo ở Aceh nói riêng, Indonesia và Đông Nam Á nói chung thời hiện đại. - Đóng góp thứ ba của luận văn là trên khía cạnh quan hệ quốc tế. Lịch sử quan hệ quốc tế luôn được nghiên cứu nhiều về thời hiện đại trong khi đó, sơ kỳ cận đại mà cụ thể là thế kỷ XVI – XVII lại rất hạn chế. Thông qua lăng kính tôn giáo, luận văn phân tích các mối quan hệ ngoại giao lúc bấy giờ giữa Aceh – Ottoman, Aceh – Bồ Đào Nha, Aceh – Johor, Aceh – Hà Lan. Qua đó luận văn góp phần làm sáng tỏ những mối liên kết và đối kháng lẫn nhau giữa các nước Đông Nam Á, Tây Á, châu Âu trong thế kỷ XVI – XVII. 7. Bố cục nội dung của luận văn Luận văn được trình bày trong ba chương bao gồm: 16 - Chương 1: Quá trình du nhập đạo của đạo Hồi vào Đông Nam Á (thế kỷ VII – XV). Trong chương này, chúng tôi sẽ khái lược tìm hiểu về nguồn gốc Hồi giáo ở Đông Nam Á nói chung, sau đó là nguồn gốc Hồi giáo ở Sumatra và Malay để từ đó là cơ sở, hoàn cảnh lịch sử cho sự hình thành Hồi giáo ở Aceh. - Chương 2: Hồi giáo với sự hình thành và phát triển của vương quốc Aceh. Chương này sẽ tập trung trình bày trong sự đối sánh Aceh trước khi có Hồi giáo và sau khi có Hồi giáo ra sao. Hồi giáo chính là nhân tố cho sự ra đời của nhà nước Aceh và sau đó là sự lớn mạnh của vương quốc này. - Chương 3: Aceh với nỗ lực phát triển Hồi giáo ở Đông Nam Á thế kỷ XVI – XVII. Đây là chương cuối cùng của luận văn và chúng tôi sẽ tập trung làm rõ chính sự phát triển lớn mạnh của vương quốc Hồi giáo Aceh đã tác động mạnh mẽ đến các mối quan hệ ngoại giao, chính trị và kinh tế trong khu vực eo biển Malacca vào thế kỷ XVI – XVII. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số nhận xét về ảnh hưởng của những mối quan hệ này đối với lịch sử Hồi quốc Aceh, lịch sử Đông Nam Á ở những thế kỷ sau để thấy được tầm quan trọng của đạo Hồi. 8. Giải thích thuật ngữ Dar al Islam: “nơi ở của người Hồi giáo”. Nơi mà các mệnh lệnh của Hồi giáo được ban hành và thực hiện đầy đủ. Thuật ngữ này ám chỉ thế giới Hồi giáo. Haji: hành hương, cột trụ thứ năm của Hồi giáo. Mỗi tín đồ Hồi giáo nếu có thể phải hành hương về Hejaz ít nhất một lần trong đời bằng phí tổn do chính mình bỏ ra, và phải đảm bảo cuộc sống cho gia đình trong khi vắng mặt. 17 Jihad: thánh chiến hay đúng hơn là sự đấu tranh, nỗ lực vì sự nghiệp của thánh Allah. Khái niệm Jihad được dùng để chỉ cả sự đấu tranh chống lại quỷ dữ trong nội tâm mỗi tín đồ cũng như công cuộc chống lại những kẻ ngoại đạo. Kafir: “những kẻ vô đạo”, tức là dị giáo, những người không là tín đồ Hồi giáo. Khalifa: người “phụ tá” hay “kế tục” của Thiên sứ Muhammad (Khalifah Rasul Allah) lãnh đạo trên danh nghĩa của toàn bộ thế giới Hồi giáo. Mujahidin: những người Hồi giáo thực hiện jihad. Sultan: Hồi vương, danh hiệu được nhiều nhà lãnh đạo Hồi giáo trên thế giới sử dụng, mang nặng tính chính trị nhiều hơn là tôn giáo. Ulama: các học giả và giáo sĩ Hồi giáo. Umma: cộng đồng được đoàn kết vì mục đích tôn giáo. Ở đây nói tới cộng đồng Hồi giáo toàn cầu. Adat: luật tục hay phong tục tập quán. 18 CHƢƠNG 1: QUÁ TRÌNH DU NHẬP CỦA ĐẠO HỒI VÀO ĐÔNG NAM Á (THẾ KỶ VII - XV) 1.1. Sự ra đời và phát triển của Hồi giáo So với các tôn giáo lớn khác, Hồi giáo2 là một tôn giáo trẻ ra đời vào thế kỷ VII SCN trên vùng bán đảo Ả Rập. Hồi giáo trong tiếng Ả Rập là Islam có nghĩa là “Quy phục” hay “Tuân lệnh Thánh Allah” do Muhammad sáng lập. Hồi giáo là tôn giáo độc thần chỉ thờ một thần tối cao duy nhất là Thánh Allah, mà Muhammad là sứ giả của Thánh hay còn được gọi là Nhà tiên tri, được giao cho sứ mệnh truyền tín ngưỡng của Thánh. Những bài thuyết giáo của Muhammad sau được viết lại thành kinh thánh của đạo Hồi được gọi là Kinh Coran. Trong tiếng Ả Rập, Koran hay Quran, Qur‟an nghĩa là “Bài đọc” hay “Kinh tụng”. Kinh Koran bao gồm: “Cả các vấn đề về tôn giáo, xã hội, luật pháp, khoa học… Nhiều điểm trong dân luật của kinh Coran vẫn được người Hồi giáo áp dụng để xử án” [1, trg 22]. Chính vì vậy, trong các xã hội Hồi giáo, chúng ta rất khó để phân biệt cụ thể hay tách rời các lĩnh vực trong đời sống, luật pháp, chính trị… bởi chúng đều mang đậm màu sắc đạo Hồi. Hình thức của đạo Hồi đơn giản hơn các tôn giáo đã có trước như Ki-tô giáo, Do Thái giáo. Lễ nghi không phiền phức, luật lệ không gò bó và nhất là không có tầng lớp tăng lữ như đạo Ki-tô. Về mặt bản chất, đạo Hồi lúc đầu hợp với nguyện vọng của quần chúng nhân dân lao động đông đảo, bảo vệ 2 Tên gọi Hồi giáo và người Hồi giáo ở Việt Nam xuất phát từ cách gọi của người Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi đạo Islam là đạo Hồi, nghĩa là tôn giáo hay đạo của người Hồi (Hồi Hột), một dân tộc mà hầu như toàn bộ người dân theo Islam giáo. Người Trung Quốc còn gọi Islam là đạo Thanh Chân hay Thanh Chân ngôn, nghĩa là lời đơn giản của một ý đầy đủ. Thuật ngữ Hán Việt này đã phần nảo thể hiện rõ hai đặc điểm của Hồi giáo: đạo Hồi là tôn giáo độc thần, mà tín chủ là Allah và, Muhammad không phải là thần mà chỉ là sứ giả của Allah, là người “báo tin”, “truyền lời giảng” của thánh Allah cho nhân gian). 19 quyền lợi của những người nghèo trong các thành thị, thôn xóm, dân du mục trong các sa mạc, những người bị áp bức như phụ nữ, nô lệ…, phù hợp với nguyện vọng thống nhất hình thành nhà nước, yêu cầu hoà bình của quần chúng. Vì thế đạo Hồi đã mở rộng ảnh hưởng rất nhanh. Trong thời gian đầu, không những chỉ có người Ả Rập theo đạo Hồi mà các dân tộc ở Bắc Phi và Trung Đông cũng tiếp thu đạo Hồi. Hồi giáo có vai trò quan trọng dẫn đến sự ra đời và phát triển của đế chế Ả Rập. Thời gian đầu, Muhammad truyền bá Hồi giáo ở Mecca nhưng vấp phải sự phản đối quyết liệt từ tầng lớp quý tộc và thương nhân luôn cố gắng duy trì tín ngưỡng cũ. Do việc truyền đạo ở Mecca gặp nhiều khó khăn nên Muhammad quyết định chuyển đến thành phố Yathrib và đổi tên thành phố này thành Medina. Tại đây, ông dùng chính sách liên hiệp mềm dẻo và dùng vũ lực để thu phục các bộ lạc địa phương. Ông vừa là nhà lãnh đạo tôn giáo, vừa là người cầm đầu chính quyền kiêm chỉ huy quân sự tối cao. Năm 630, Muhammad cho quân tấn công Mecca và biến thành phố này thánh địa của đạo Hồi; đền miếu Kaaba được coi là thánh đường của Hồi giáo. Các bộ lạc trên bán đảo Ả Rập đều lần lượt biểu lộ sự quy thuận Hồi giáo. Hồi giáo đã khẳng định được một sự khác biệt hơn rất nhiều so với nhiều tôn giáo lớn khác. Hồi giáo ra đời không chỉ đơn thuần là chỗ dựa về tâm linh, tinh thần như các Phật giáo, Hin đu giáo, Do Thái giáo… mà còn có vai trò to lớn dẫn đến sự hình thành nhà nước Ả Rập. Từ bán đảo Ả Rập, Hồi giáo đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra toàn bộ Tây Á, Bắc Phi và cả vùng phía Nam Tây Ban Nha. Không những vậy, tôn giáo này tiếp tục có sự truyền bá sang các khu vực khác nữa như Trung Á, thậm chí nó còn vươn đến hai nền văn minh lâu đời của phương Đông là Ấn Độ và Trung Quốc. Điều đó phản ánh sức mạnh của Hồi giáo khi mà hai cái nôi lớn lâu đời của nền văn minh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan