Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số vào khu vực nhà nước nghiên cứu trường h...

Tài liệu Sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số vào khu vực nhà nước nghiên cứu trường hợp cồng đồng ba na và gia rai ở tỉnh kon tum

.PDF
133
51
143

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------- LƢU THỊ THÚY SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀO KHU VỰC NHÀ NƢỚC: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CỘNG ĐỒNG BA-NA VÀ GIA-RAI Ở TỈNH KON TUM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Dân tộc học Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Lƣu Thị Thúy, học viên cao học chuyên ngành Dân tộc học khóa QH-2010, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi tiến hành. Các dữ liệu nghiên cứu là kết quả tôi thu thập đƣợc trong quá trình nghiên cứu thực địa. Các trích dẫn và tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau đều đƣợc chú thích đầy đủ. Tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn về bất cứ sai sót nào (nếu có) trong luận văn này. Hà Nội, tháng 11 năm 2015 Học viên Lưu Thị Thúy LỜI TRI ÂN Nghiên cứu “Sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số vào khu vực Nhà nƣớc: Nghiên cứu trƣờng hợp cộng đồng Ba-na và Gia-rai ở tỉnh Kon Tum” là hợp phần của một dự án tài trợ nhỏ đƣợc triển khai năm 2012 trong khuôn khổ “Chƣơng trình Lãnh đạo nữ Cambridge - Việt Nam”, do Bộ Ngoại giao Việt Nam và Chƣơng trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tổ chức. Để hoàn thành luận văn này, trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hƣơng - chủ trì dự án kiêm giáo viên hƣớng dẫn đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc tham gia kết hợp thu thập dữ liệu thực địa, cũng nhƣ sử dụng một số kết quả nghiên cứu vào quá trình phân tích, viết lên công trình. Nghiên cứu này sẽ khó khả thi nếu nhƣ không đón nhận đƣợc sự hỗ trợ nhiệt tình và quý báu của các ban ngành đoàn thể hữu quan tại tỉnh Kon Tum. Tôi xin trân trọng cảm ơn các cán bộ công chức, viên chức đã dành thời gian tham gia trả lời phỏng vấn nghiên cứu. Đặc biệt, tấm tình nồng hậu của bà con tại các buôn làng nghiên cứu và những bữa cơm ấm cúng gia đình của các “anh nuôi” cán bộ chiến sĩ đã giúp tôi vợi bớt nỗi cô quạnh trong những ngày điền dã nơi cao nguyên xa xôi. Cuối cùng nhƣng không kém phần quan trọng là nhóm chuyên gia cố vấn kỹ thuật và các điều phối viên chƣơng trình “Dự án Nâng cao năng lực lãnh đạo cho phụ nữ trong khu vực Nhà nƣớc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” (EOWP) đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc tham gia các khóa tập huấn kỹ năng nghiên cứu hữu ích. Xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 3 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ....................................................................... 4 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 5 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .................................................................... 8 3. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................ 9 4. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 9 5. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 10 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..... 111 1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu. ....................................................... 111 1.1.1 Các nghiên cứu về Tây Nguyên trƣớc và sau năm 1975. .................... 111 1.1.2 Phát triển nguồn lực của cộng đồng các dân tộc thiểu số .................... 144 1.1.3 Thực trạng tham chính của phụ nữ ........................................................ 17 1.2 Các khái niệm công cụ ............................................................................ 255 1.2.1 Khái niệm nguồn nhân lực ..................................................................... 25 1.2.2 Khái niệm về khu vực Nhà nƣớc. .......................................................... 26 1.2.3 Định nghĩa về cán bộ, công chức, viên chức. ........................................ 27 1.2.4 Văn hóa tộc ngƣời .................................................................................. 30 1.2.5 Định nghĩa giới và bình đẳng giới .....................................33_Toc433018164 1.3 Hƣớng tiếp cận lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu ............................. 35 1.3.1 Hƣớng tiếp cận lý thuyết ........................................................................ 35 1.3.2 Phƣơng pháp và kỹ thuật nghiên cứu ..................................................... 37 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ BA-NA, GIA-RAI THAM GIA TRONG KHU VỰC NHÀ NƢỚC TẠI TỈNH KON TUM ............................................................................................ 41 2.1 Khái quát đặc điểm địa lý - kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum ...................... 41 1 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên ................................................................................ 411 2.1.2 Cơ cấu dân số - tộc ngƣời .................................................................... 411 2.1.3 Cơ cấu lao động...................................................................................... 45 2.2 Thực trạng phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia khu vực Nhà nƣớc. ............ 50 2.3 Những động lực thu hút và cơ hội việc làm trong khu vực Nhà nƣớc của phụ nữ Ba-na, Gia-rai tại Kon Tum ................................................................ 56 2.3.1 Động lực thu hút ................................................................................... 600 2.3.2 Cơ hội tiếp cận các vị trí công việc Nhà nƣớc ....................................... 65 2.3.2.1 Tiếp cận qua các chính sách của Nhà nƣớc ........................................ 65 2.3.2.2 Tiếp cận cơ hội qua nhà thờ ................................................................ 68 2.3.2.3 Tự thân vận động ................................................................................ 69 2.3.2.4 Tiếp cận qua mối quan hệ thân quen................................................. 711 2.4 Lựa chọn ngành nghề ................................................................................ 74 Chƣơng 3: TRẢI NGHIỆM VÀ RÀO CẢN CỦA PHỤ NỮ BA-NA, GIA-RAI THAM GIA KHU VỰC NHÀ NƢỚC TẠI TỈNH KON TUM ..................... 79 3.1 Trải nghiệm liên tộc ngƣời ........................................................................ 79 3.1.1 Đối với tộc đa số: ngƣời Kinh ................................................................ 79 3.1.2 Đối với các tộc thiểu số khác ................................................................. 87 3.2 Ƣu lợi từ sự tham gia khu vực Nhà nƣớc.................................................. 89 3.3 Những rào cản đối với phụ nữ dân tộc thiểu số khi tham gia khu vực Nhà nƣớc ................................................................................................................. 92 3.3.1 Trở ngại từ gia đình và xã hội .............................................................. 922 3.3.2 Những trở ngại từ tâm lý tộc ngƣời ....................................................... 99 3.3.3 Trở ngại từ kinh tế còn khó khăn ....................................................... 1033 KẾT LUẬN. ................................................................................................ 1077 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 11313 PHỤ LỤC ẢNH, BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH KON TUM ........................... 1233 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBCC : Cán bộ công chức VC : Viên chức ĐHCĐ : Đại học, Cao đẳng DTTS : Dân tộc thiểu số HĐND : Hội đồng nhân dân KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình KVNN : Khu vực nhà nƣớc NGOs : Tổ chức phi lợi nhuận NNL : Nguồn nhân lực TP : Thành phố UBND : Ủy ban nhân dân 3 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1: Dân số trung bình phân theo địa phƣơng (tính sơ bộ đến năm 2011). Bảng 2.2. Dân số nữ trung bình phân theo địa phƣơng (tính sơ bộ đến 2011). Bảng 2.3: Dân số tại các địa bàn thực hiện nghiên cứu. Bảng 2.4: Dân số và nguồn lao động của tỉnh Kon Tum. Bảng 2.5: Cơ cấu trình độ văn hoá của nguồn nhân lực (%). Bảng 2.6: Tỷ lệ cán bộ công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nƣớc tỉnh Kon Tum (tính đến ngày 30/12/2011). Bảng 2.7: Tỷ lệ cán bộ, viên chức DTTS trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nƣớc tỉnh Kon Tum (tính đến ngày 30/12/2011). Bảng 2.8: Tỷ lệ Cán bộ công chức cấp xã tại tỉnh Kon Tum, tính đến ngày 157-2012. Bảng 2.9: Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện tại tỉnh Kon Tum. Bảng 2.10: Chuyể n biế n về chấ t lƣơ ̣ng của công chƣ́c hành chiń h. Bảng 2.11: Chuyể n biế n về chấ t lƣơ ̣ng của cán bô ̣, công chƣ́c phƣờng, xã. Bảng 2.12: Tỷ lệ cán bộ công chức nữ dân tộc thiểu số cấp xã. Bảng 2.13: Tiền lƣơng, thƣởng của các doanh nghiệp năm 2009. Bảng 2.14: Bảng thống kê cán bộ công chức tỉnh Kon Tum phân theo các dân tộc. Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu theo dân tộc tại tỉnh Kon Tum. Biểu đồ 2.2: Biểu đồ số thí sinh cử đi đào tạo cử tuyển giai đoạn 1999-2010. 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Với tỷ lệ phụ nữ làm việc trong hệ thống chính trị và trong Đảng ủy các cấp hiện nay còn rất thấp, nhất là nữ dân tộc thiểu số. Sự tham gia của nữ giới hiện nay không đáp ứng đƣợc bất kỳ mục tiêu nào do Nhà nƣớc đặt ra”. Đó là phát biểu của Thứ trƣởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Hoàng Xuân Lƣơng tại tọa đàm “Giải pháp tăng tỷ lê ̣ cán bô ̣ nƣ̃ , nƣ̃ dân tô ̣c thiể u số tham gia trong hê ̣ thố ng chin ́ h tri ̣cơ sở khu vƣ̣c phiá Bắ c ”, ngày 14-5-2015 tại Hà Nội. Lời nhận định gợi mở nhiều vấn đề liên quan đến thực trạng tham gia hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội của phụ nữ dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc nói riêng và phụ nữ dân tộc thiểu số cả nƣớc nói chung. Trong những thập kỷ qua, vấn đề bình đẳng giới là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết tất cả các nƣớc trên thế giới. Một trong những khía cạnh nằm trong mối quan tâm đó là sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội của nhà nƣớc. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nƣớc đã không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, củng cố và tăng cƣờng vị trí vai trò của ngƣời phụ nữ đảm bảo quyền bình đẳng trong xã hội. Chính phủ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã cam kết thực hiện Chiến lƣợc Nairobi1 hƣớng tới Bình đẳng, Phát triển và Hoà bình với việc thành lập “Uỷ ban quốc gia về Thập kỷ của phụ nữ Việt Nam”. Đồng thời, Việt Nam đã sớm tham gia phê chuẩn công ƣớc quốc tế về xóa bỏ Hội nghị lần thứ ba về quyền bình đẳng và mở rộng thêm khái niệm mới "phát triển", "Giới", hƣớng đến đối tƣợng phụ nữ tổ chức tại Nairôbi (Kenya) năm 1985. Tại Hội nghị này "Chiến lƣợc nhìn về phía trƣớc vì sự tiến bộ của phụ nữ" đã đƣợc thông qua. 1 5 tất cả mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)2, tích cực xây dựng một xã hội bình đẳng, dân chủ, văn minh. Vì thế, Việt Nam là một trong những nƣớc đƣợc tổ chức Liên hợp quốc đánh giá cao trong việc rút ngắn khoảng cách giới về mọi mặt, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của các tổ chức, đoàn thể xã hội ở mọi nơi nhất là vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn trong việc đề ra các chính sách liên quan nhằm đảm bảo quyền bình đẳng cho cả nam giới và phụ nữ. Tuy nhiên, với những thay đổi nhanh chóng trong phát triển nhân lực, kinh tế và xã hội, một số quy định của chính sách đã trở thành bất cập, hạn chế các cơ hội thăng tiến của phụ nữ. Thêm vào đó, xã hội Việt Nam vẫn còn khá nhiều định kiến nặng về vị thế giới, chƣa nhận thức đầy đủ hoặc thiếu tin tƣởng vào năng lực ngƣời phụ nữ. Theo báo cáo năm 2010 về sự tham chính của phụ nữ ở 21 quốc gia khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng thì Việt Nam là một trong bảy quốc gia duy nhất có tỉ lệ tham chính của phụ nữ ở cấp quốc gia trên 20%. Tuy nhiên tỉ lệ đại biểu nữ trong quốc hội đã giảm từ 27 % khóa 2002-2007 xuống còn gần 26% khóa 2007-2011. Tỷ lệ nữ đảm nhiệm vị trí Bộ trƣởng và tƣơng đƣơng Bộ trƣởng cũng giảm trong giai đoạn này từ 12 % xuống còn khoảng 5%, chỉ có ba phụ nữ trong số 34 Bộ trƣởng nhiệm kỳ chính phủ 20022007 và 2/22 trong nhiệm kỳ hiện nay. Nam giới chiếm đại đa số trong các cơ quan thuộc Quốc hội nhƣ các ủy ban luật, ủy ban tƣ pháp, kinh tế, đối ngoại và 2 Công ƣớc CEDAW là chữ viết tắt tiếng Anh của Công ƣớc Xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, là một văn bản pháp luật quốc tế do Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 18 tháng 12 năm 1979. Công ƣớc bao gồm 6 phần, 30 điều xác định những nội dung cơ bản về khái niệm phân biệt đối xử, về các cam kết quốc gia về xoá bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trong chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và dân sự dƣới mọi hình thức mà tất cả các nƣớc tham gia phê chuẩn có nghĩa vụ thực hiện nhằm bảo đảm cho phụ nữ đƣợc thực hiện các quyền bình đẳng nhƣ nam giới. Hiện nay đã có trên 160 quốc gia cam kết thực hiện Công ƣớc CEDAW. Việt Nam ký Công ƣớc ngày 29/7/1980 và Quốc hội phê chuẩn ngày 19/3/1982 ( http://cepew.org/index.php). 6 tài chính từ 85% đến 92% (Ngân hàng thế giới, 2012). Tình trạng bất bình đẳng giới xảy ra khu vực sản xuất, kinh doanh thƣờng dễ nhận thấy và có thể điều chỉnh sớm nhƣ chênh lệch về trình độ học vấn, thu nhập, giờ làm việc, trong khi đó, ở khu vực công, cán bộ, công chức, viên chức nữ lại gặp phải rất nhiều rào cản vô hình trong quá trình thăng tiến, phát triển sự nghiệp của mình [30, tr.12]. Đây cũng chính là những trở ngại đối với các công, viên chức nữ nói chung ở nƣớc ta. Trong thời gian qua, hàng loạt các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc đã đƣợc ban hành nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội và thực hiện bình đẳng giới. Tuy nhiên đó mới chỉ phản ảnh về sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc với phụ nữ Việt Nam nói chung với đối tƣợng phụ nữ dân tộc thiểu số vẫn còn hạn chế. Phụ nữ dân tộc thiểu số là lực lƣợng lao động chính trong các hoạt động kinh tế - xã hội, tham gia các hoạt động kinh tế: trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công, tự quản chi tiêu duy trì cuộc sống cho các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách dân tộc, đại đoàn kết dân tộc. Ở mỗi tộc ngƣời ở mỗi vùng khác nhau, yếu tố văn hóa trên biểu hiện rất phong phú và đa dạng, song đều thống nhất ở một điểm chung và không thể phủ nhận đó là vị thế quan trọng của chị em trong tạo dựng, giữ gìn và phát triển văn hóa (Phạm Thị Hoàng Hà, 2005). Thực trạng hiện nay cho thấy, vấn đề việc làm, thu nhập, địa vị của ngƣời phụ nữ là những vấn đề bức xúc đối với phụ nữ dân tộc thiểu số (Nguyễn Thị Hải Yến, 2014). Bởi lẽ đại bộ phận các gia đình ở các dân tộc thiểu số đang sống ở mức nghèo đói, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, miền núi. Vì vậy, để phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội chính là khơi gợi những điểm mạnh của cá nhân ngƣời phụ nữ để tạo ra những tác động tích cực cho sự phát triển xã hội, kinh tế đất nƣớc nói chung. Năng lực của phụ nữ 7 dân tộc thiểu số đƣợc đánh giá qua công việc họ tham gia, những kết quả đạt đƣợc và sự công nhận của địa phƣơng sở tại. Địa bàn nghiên cứu Kon Tum là tỉnh nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, tại ngã ba Đông Dƣơng – có biên giới giáp với hai nƣớc Lào và Campuchia. Kon Tum nắm giữ vị trí chiến lƣợc trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc trƣớc đây cũng nhƣ trong công cuộc xây dựng đất nƣớc, phát triển kinh tế hiện nay. Trong những năm gần đây, công tác phát triển nhân lực của tỉnh Kon Tum đã đạt đƣợc một số thành tựu đáng kể, góp phần hỗ trợ đắc lực vào sự phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh. Tuy nhiên, so với nhu cầu thị trƣờng nguồn nhân lực hiện nay thì công tác phát triển nhân lực vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ: trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực còn thấp; các cơ sở đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về quy mô, năng lực và chất lƣợng đào tạo; sự phối hợp giữa các ngành quản lý, giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp và ngƣời lao động còn thiếu chặt chẽ, đặc biệt sự phát triển nguồn nhân lực nữ dân tộc thiểu số cũng không tránh khỏi những hạn chế nêu trên [19, tr.1]. Để đi sâu tìm hiểu căn nguyên thực trạng này, tôi chọn đề tài “Sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số vào khu vực Nhà nước: nghiên cứu trường hợp cộng đồng Bana và Gia-rai ở tỉnh Kon Tum” làm luận văn nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Các mục đích mà học viên hƣớng đến trong đề tài này là: - Phân tích thực trạng phụ nữ dân tộc Ba-na và Gia-rai tham gia vào các cơ quan nhà nƣớc ở Kon Tum. - Tìm hiểu các cơ hội tiếp cận với nghề nghiệp trong khu vực nhà nƣớc của cộng đồng ngƣời dân tộc thiểu số nói chung và phụ nữ Ba-na, Gia-rai nói riêng. 8 - Phân tích những trải nghiệm, ứng phó của phụ nữ Ba-na và Gia-rai trong xã hội khi tham gia. Gợi mở các điều kiện đảm bảo sự phát triển bền vững của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Kon Tum trong bối cảnh chuyển đổi. - Phân tích những rào cản và các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình phụ nữ thiểu số tiếp cận, tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp trong khu vực nhà nƣớc Qua các dữ liệu thu thập đƣợc, cùng sự quan sát và phân tích khách quan, học viên hy vọng góp phần đƣa ra những gợi mở về chính sách can thiệp và hỗ trợ nhằm nâng cao hơn đời sống và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng và chất lƣợng cuộc sống ở các cộng đồng buôn làng Kon Tum nói chung. 3. Hạn chế của nghiên cứu Luận văn cao học này cũng không tránh khỏi nhiều thiếu sót nhất định về cỡ mẫu và quy mô tiến hành nghiên cứu. Về bản chất, đây là một nghiên cứu định tính Nhân học, tập trung vào số lƣợng nhất định các cuộc phỏng vấn sâu. Vì thế mà nghiên cứu này không tránh khỏi những hạn chế về tính đại diện và khái quát của các phát hiện nghiên cứu. Trong khuôn khổ hạn chế về thời gian và tài lực học viên cũng thực sự chƣa đi sâu vào tìm hiểu và hỏi chuyện kỹ các công chức, viên chức là nam giới, ngƣời Kinh tham gia khu vực nhà nƣớc tại địa bàn khảo sát. Đây là một khía cạnh cần đƣợc chú trọng trong các nghiên cứu tiếp sau. 4. Đóng góp của luận văn Trong khuôn khổ “Chƣơng trình Lãnh đạo nữ Cambridge – Việt Nam”, do Bộ Ngoại giao Việt Nam và Chƣơng trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tổ chức, có không ít dự án nghiên cứu xem xét sự tham chính của phụ nữ Việt Nam, gồm cả phụ nữ dân tộc thiểu số. Tiếp nối định hƣớng nghiên cứu này, luận văn của tôi mong muốn góp thêm những phân tích định tính về thực trạng phụ nữ dân tộc thiểu số nói chung và phụ nữ Ba-na, Gia-rai nói riêng tham gia 9 khối cơ quan hành chính sự nghiệp. Trên cơ sở các dữ liệu thực địa, nghiên cứu mong muốn góp phần đƣa ra các ngụ ý chính sách góp phần nâng cao hiệu quả cho các chƣơng trình Nhà nƣớc về bình đẳng giới, nâng cao quyền năng và vị thế ngƣời phụ nữ dân tộc thiểu số cũng nhƣ vấn đề phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận khuyến nghị và phụ lục, nội dung chính của luận văn đƣợc cấu trúc thành ba chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chƣơng 2: Thực trạng cán bộ, công chức nữ dân tộc thiểu số Ba-na, Gia-rai tham gia trong khu vực Nhà nƣớc tại tỉnh Kon Tum. Chƣơng 3: Trải nghiệm và rào cản của phụ nữ Ba-na, Gia-rai tham gia khu vực Nhà nƣớc tại tỉnh Kon Tum. 10 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu. 1.1.1. Các nghiên cứu về Tây Nguyên trƣớc và sau năm 1975. Con ngƣời là chủ thể sáng tạo ra nền văn hóa, văn minh của nhân loại, là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển tiến bộ xã hội. Ở Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc trên thế giới đều lấy sự phát triển con ngƣời là trung tâm cho sự phát triển kinh tế- chính trị- xã hội. Mỗi cộng đồng ngƣời, mỗi địa phƣơng trên đất nƣớc Việt Nam, trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số - một bộ phận đặc biệt quan trọng cấu thành nguồn lực con ngƣời Việt Nam. Để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo hiệu quả và bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi, phát triển nguồn nhân lực phải là khâu then chốt, là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhằm thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên trình độ phát triển giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam vẫn còn có sự chênh lệch khá lớn về mọi mặt, trong đó có trình độ phát triển của nguồn nhân lực, biểu hiện tập trung ở chất lƣợng của nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc với yêu cầu của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Chính vì vậy, trong nhiều năm nay, những khu vực miền núi nhƣ Tây Bắc, Tây Nguyên đƣợc nhà nƣớc và các ban ngành tập trung quan tâm phát triển kinh tế - chính trị - xã hội. Tây Nguyên có vị trí nằm ở trung tâm miền núi Nam Đông Dƣơng, địa thế hiểm yếu, có những hành lang tự nhiên thông với Nam Lào, Đông bắc Campuchia và duyên hải Trung bộ, Tây Nguyên còn là một không gian xã hội rộng lớn, nơi cộng cƣ của đông đảo các tộc ngƣời thiểu số. Đóng góp tích cực vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất nƣớc nhà (1945 - 1975). Tây Nguyên giữ một vị trí chiến lƣợc đặc biệt quan trọng trong quốc phòng và an 11 ninh. Tây Nguyên còn là một vùng có nhiều tiềm năng đặc biệt nhƣ rừng, khoáng sản, du lịch, tuy nhiên những lợi thế này chƣa khai thác hiệu quả, xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhƣng một nguyên nhân quan trọng chƣa xây dựng và phát huy nguồn nhân lực nơi đây, đặc biệt là nhân lực nữ dân tộc thiểu số. Năm 2013, dân số Tây Nguyên là 5.338.434 ngƣời, trong đó nữ 2.617.988 ngƣời chiếm 49,05%. Nguồn lao động là 3136.6 ngƣời chiếm 58,7%, đặc trƣng dân số Tây Nguyên là dân số trẻ (Tổng cục thống kê, 2012). Do đó, vấn đề quyền lợi, vai trò của các cộng đồng thiểu số, nhất là các cộng đồng dân tộc bản địa trở thành mối quan tâm trong mọi hoạch định chính sách liên quan đến Tây Nguyên. Giai đoạn trƣớc 1975 Quá trình tìm kiếm và khai thác thuộc địa đã khiến ngƣời Pháp trở thành đối tƣợng đầu tiên phát lộ Tây Nguyên và chuyển thành những tri thức khoa học hiện đại. Sau sự mở đƣờng của các nhà truyền giáo (Bùi Minh Đạo, 2011), các phái bộ khảo sát và các nhà cai trị lần lƣợt có mặt ở Tây Nguyên. Đáng chú ý là những học giả: Henri Maitre, Sabatier, Antomarchi, Bernard Y. Jouin… Trong đó, công trình của Henri Maitre – “Rừng ngƣời Thƣợng” (Les jungles Mois), cho đến nay vẫn đƣợc xem là công trình nghiên cứu cơ bản nhất về Tây Nguyên. Tiếp sau là thế hệ các nhà khoa học chuyên nghiệp: A.de Hautecloque, Boulbet, Maurice, J. Dournes, những ngƣời đã đến và ở lại Tây Nguyên trong khoảng thời gian 1950-1970. Đặc biệt, các nghiên cứu của Georges Condominas qua ba tác phẩm nối tiếng của ông “Chúng tôi ăn rừng”; “Cái xa lạ là cái hàng ngày” và “Không gian xã hội vùng Đông Nam Á” đƣợc giới chuyên môn đánh giá là những cuốn sách kinh điển của ngành dân tộc học và đƣợc dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Đóng góp lớn nhất của ngƣời Pháp 12 là đã cung cấp một khối tƣ liệu khổng lồ về đời sống văn hóa buôn/làng cổ truyền. Đó là nguồn dữ liệu hết sức quan trọng về một Tây Nguyên những năm trƣớc giải phóng miền Nam thống nhất đất nƣớc, do đó trở thành nguồn tham khảo không thể bỏ qua cho những ai muốn nghiên cứu Tây Nguyên sau này. Giai đoạn sau năm 1975 Trong giai đoạn 1954-1975, ở miền Nam nƣớc ta, xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Nổi bật nhƣ công trình của Cửu Long Giang và Toan Ánh (2003), Nguyễn Trắc Dĩ (1969) và tác phẩm kinh điển “Những ngƣời con của núi (Sons of the Mountains)” của Gerald Cannon Hickey (1982). Hiện trạng phát triển của các cộng đồng dân tộc thiểu số đƣợc đề cập trong một số công trình mang tính khái quát (Bùi Minh Đạo, 2010; Nguyễn Tấn Đắc, 2005; Bùi Minh Đạo - Bùi Thị Bích Lan, 2005; Lƣu Hùng, 2002). Một số nghiên cứu khác, tuy phạm vi bao quát hẹp hơn, nhƣng giải quyết tƣơng đối thấu đáo các vấn đề cụ thể - thƣờng là những vấn đề nóng bỏng trong bối cảnh Tây Nguyên đƣơng đại. Tiêu biểu cho xu hƣớng này là nghiên cứu của Oscar Salemink (2003) cung cấp một cách nhìn khác so với những nhận thức đƣơng thời tại Việt Nam về tính biệt lập của các dân tộc ngƣời Tây Nguyên trong lịch sử so với các khu vực kế cận. Đáng chú ý nữa, tác giả Andrew Hardy với tác phẩm “Đồi Đỏ: Dân di cƣ và Nhà nƣớc ở Cao Nguyên Việt Nam” (Red Hills: Migrants and the State in the Highlands of Vietnam) đã đóng góp dữ liệu phong phú về nghiên cứu di cƣ ở Đông Nam Á. Tác phẩm đƣợc viết bằng một phong cách đọc sách sống động và minh họa bằng nhiều bản đồ và hình ảnh, nghiên cứu này hứa hẹn sẽ trở thành một cổ điển trong nghiên cứu lịch sử Việt. Đây là nghiên cứu mang tính đột phá của các khu định cƣ của vùng cao nguyên của Việt Nam cung cấp một 13 phân tích lịch sử của và cung cấp cái nhìn sâu sắc vào nền kinh tế chính trị của di cƣ cả ở Việt Nam và các nơi khác, vùng cao nguyên Việt Nam. Đặt những kinh nghiệm của ngƣời dân trong bối cảnh các chính sách của chính phủ và lịch sử dân tộc, cuốn sách này khám phá những dự đoán, khó khăn, những thành tựu và thất vọng của họ, soi tỏ tầm quan trọng địa chính trị của vùng cao nguyên. Con ngƣời của buôn làng không chỉ đƣợc đặt trong mối liên hệ với môi trƣờng tự nhiên truyền thống, mà còn đối diện với những tác động liên tục và sâu sắc của đời sống chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội. Có thể nói địa bàn Tây Nguyên và các tộc ngƣời bản địa ở đây đã sớm đƣợc các học giả trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu này phần lớn mang tính bao quát chung tìm hiểu sự khác biệt giữa ngƣời Kinh và các tộc ngƣời thiểu số trên phƣơng diện văn hóa, chính trị, kinh tế và tôn giáo. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tôi hƣớng đến phân tích sâu nội hàm vấn đề phát triển nhân lực nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn. 1.1.2 Phát triển nguồn lực của cộng đồng các dân tộc thiểu số Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề cốt lõi của sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, đối với các nƣớc đang phát triển, giải quyết vấn đề này đang là yêu cầu đƣợc đặt ra hết sức bức xúc, vì nó vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lƣợc xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nƣớc. Trong những năm gần đây, nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề đƣợc đề cập nghiên cứu ở những mức độ và góc độ khác nhau. Đáng chú ý nhƣ nghiên cứu của Phạm Minh Hạc (2011) đã làm rõ những khái niệm về nguồn nhân lực và quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá tác động nguồn nhân lực nƣớc ta trong quá trình công nghiệp hóa, 14 hiện đại hóa tác giả đƣa ra giải pháp để phát triển nhân lực này. Nghiên cứu của Đỗ Minh Cƣơng - Nguyễn Thị Loan chủ biên (2001) trình bày quan điểm, định hƣớng chiến lƣợc và giải pháp chủ yếu cho việc phát triển năng lực giáo dục bậc cao ở nƣớc ta trong thời kỳ mới. Nghiên cứu của Bùi Thị Ngọc Lan (2002) tập trung làm rõ trí tuệ, nguồn lực trí tuệ, vai trò, đặc điểm, thực trạng phát huy và xu hƣớng phát triển của nguồn lực trí tuệ Việt Nam - bộ phận tinh hoa trong nguồn nhân lực Việt Nam thời gian qua. Trên cơ sở đó, tác giả đƣa ra những phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nƣớc. Ngoài ra, đối với việc phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số có nhiều công trình nghiên cứu mang tính khái quát, bƣớc đầu tìm hiểu về chất lƣợng chung chứ chƣa đi sâu phân tích các nguyên nhân (Hoàng Hiệt; 1987). Hƣớng đến tầm quan trọng của các dân tộc ít ngƣời (chiếm 12% dân số cả nƣớc) trong sự phát triển chung của đất nƣớc, về cả vị trí, kinh tế văn hóa và các điều kiện tự nhiên có liên quan, Đảng và Nhà nƣớc đã có những chính sách cụ thể đối với công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ dân tộc ít ngƣời. Các tác giả tập trung nêu lên thực trạng và các đề xuất hữu ích để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực này, đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay (Vũ Đình Hòe, 2008). Tuy nhiên các công trình nghiên cứu mang tính chất khái quát chung về vấn đề phát triển kinh tế bền vững ở Tây Nguyên. Các nghiên cứu chƣa đề cập đến phát triển nguồn nhân lực nữ ở Việt nam nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng. Một hƣớng nghiên cứu phát triển nguồn lực đó là đánh giá về chất lƣợng giáo dục đào tạo của phụ nữ dân tộc thiểu số cũng đƣợc nhiều học giả quan tâm. Nhìn dƣới khía cạnh giáo dục học tập cho đối tƣợng dân tộc thiểu số, một số học giả bƣớc đầu đi vào tìm hiểu vấn đề phát triển nguồn nhân lực nhƣ phân tích những mâu thuẫn trong giáo dục chính quy ở vùng đa dân tộc Tây Nguyên (Trƣơng Huyền Chi, 2010), ảnh hƣởng của các ngầm ẩn định kiến tộc ngƣời 15 lên động cơ học tập của thanh thiếu niên cộng đồng thiểu số miền núi phía Bắc (Nguyễn Thu Hƣơng, Nguyễn Trƣờng Giang, 2012). Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (2001) đã phân tích và đánh giá kết quả là vẫn còn nhiều thách thức liên quan đến những chênh lệch giới xét về nhóm dân tộc và địa bàn. Ngoài ra chú trọng công tác tạo nguồn cán bộ nữ cũng là một vấn đề nhằm đảm bảo không thiếu hụt cán bộ khi đƣợc quy hoạch ở chức vụ lãnh đạo, quản lý. Để thực hiện điều này, lãnh đạo cấp cơ sở đặc biệt chú ý tới việc tạo điều kiện, cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các khoá đào tạo về lý luận chính trị, quản lý Nhà nƣớc và kiến thức chuyên môn cũng nhƣ việc tham gia hoạt động xã hội. Tuy nhiên, xét trên thực tiễn thì nghiên cứu của Lƣu Mai Anh lại chỉ ra: tình trạng thiếu nghiêm trọng đội ngũ cán bộ dân tộc, thiếu trí thức dân tộc thiểu số có căn nguyên sâu xa từ trình độ dân trí quá thấp, chăm lo giáo dục mầm non ở vùng dân tộc thiểu số, tạo nền tảng đến các cấp học cao hơn, cho rằng nên kết hợp một cách đúng đắn giữa cán bộ ngƣời kinh và cán bộ dân tộc thiểu số, giữa tạo nguồn cán bộ tại chỗ với nguồn cán bộ điều tiết, cân đối vĩ mô (Vũ Đình Hòe, 2008). Báo cáo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Tƣ (2011) cho rằng hơn 70% cán bộ dân tộc thiểu số nhìn nhận thách thức là do trình độ văn hóa thấp, chƣa đƣợc đào tạo bài bản, thâm niên công tác theo giới tính, tỷ lệ cán bộ nữ có thâm niên công tác cao giảm xuống, tỷ lệ nữ dân tộc trên đại học rất thấp 1,8%, trong đó cán bộ ngƣời Kinh trong vùng dân tộc lại rất cao. Theo đánh giá của Trung ƣơng Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam, năm 2009 phụ nữ chỉ chiếm 10-20% tổng số ngƣời tham dự các khóa học về lý luận chính trị và quản lý ở cấp trung ƣơng, chỉ có 39% cán bộ nữ từng tham gia 1-2 khóa đào tạo so với 42,3% so với nam giới, chỉ có 2,9% cán bộ nữ từng tham dự 3 khóa đào tạo so với 8,7% nam giới và có tới 58,6% cán bộ nữ chƣa từng tham dự các khóa tập huấn so với 49% cán bộ nam (Ngân hàng thế giới, 2007). 16 Một số nhà khoa học, nhà quản lý đã có những công trình, bài viết về vấn đề nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số và đã đƣợc đăng tải trên các tạp chí nhƣ Lại Thị Thu Hà (2005), Lê Văn Quyền (2005), Nguyễn Thanh Cao (2004), Nguyễn Thị Mỹ Trang - Nguyễn Thế Huệ (2004). Các nghiên cứu này bƣớc đầu đề cập đến các vấn đề cấp bách hiện nay nhƣ giáo dục - đào tạo, việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số. Nhìn chung chƣa có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp và có hệ thống toàn diện nhất về phát triển nguồn nhân lực nữ dân tộc thiếu số ở Kon Tum. 1.1.3 Thực trạng tham chính của phụ nữ Nói về tình hình tham gia của phụ nữ trong đời sống chính trị, xã hội của đất nƣớc có nghiên cứu của tác giả Thanh Xuân (2009). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ cán bộ nữ trong các cấp ủy Đảng, Quốc hội khóa 9 có 18,5%, đến khóa 11 là 27,3%, tỉ lệ phụ nữ đại biểu hội đồng nhân dân trong nhiệm kỳ 2004 – 2009, trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh tỉ lệ phụ nữ cũng có chiều hƣớng tăng lên. Tỉ lệ cán bộ nữ lãnh đạo quản lý các ngành, các cấp còn thấp, cơ cấu không đều chƣa tƣơng xứng với sự phát triển của lực lƣợng lao động nữ và phong trào phụ nữ ở ba cấp độ trung ƣơng, tỉnh, huyện. Tỉ lệ nữ tham gia vào cấp ủy dƣới 15%. Nghiên cứu chỉ nói đến tỉ lệ phụ nữ trong các hoạt động chính trị chung chung chứ chƣa đề cập đến sự tham gia của phụ nữ trong các tổ chức chính trị - xã hội của nhà nƣớc. Nghiên cứu của Lê Chi Mai (2004) chỉ ra phụ nữ tham gia tích cực vào mọi hoạt động đời sống kinh tế xã hội có đóng góp to lớn cho sự hòa bình và phồn vinh của đất nƣớc. Sự tham gia của phụ nữ vào các tổ chức chính trị - xã hội là cơ sở để ngƣời phụ nữ có thể tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nƣớc. Một nghiên cứu khác (Hoàng Mai Hƣơng (2007) phân tích các nguyên tắc pháp lý về đảm bảo quyền tham gia của phụ 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan