Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự tăng trưởng kinh tế đất nước sẽ kéo theo sự phát triển của ngành bảo hiểm như...

Tài liệu Sự tăng trưởng kinh tế đất nước sẽ kéo theo sự phát triển của ngành bảo hiểm như thế nào

.DOC
18
673
75

Mô tả:

BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP.HOÀ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP --  -- TIỂU LUẬN BỘ MÔN BẢO HIỂM TÊN ĐỀ TÀI: 1 Sự tăng trưởng kinh tế đất nước sẽ kéo theo sự phát triển của ngành bảo hiểm như thế nào?” GVHD : TS. NGUYỄN TẤN HOÀNG SVTH : TRẦN THỊ NGỌC HUỆ NH10 VÕ THỊ HỒNG ĐIỆP NH10 LÊ THỊ XUÂN THẢO NH11 NGUYỄN THỊ THANH TRUYỀN NH11 NGUYỄN TRI PHƯƠNG NH11 TP Hoà Chí Minh, 05/2010 2 X KẾẾT CẤẾU ĐẾỀ TÀI LỜI MỞ ĐẤỀU...................................................................................................1 1.MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ................................................................................2 2.TÁC ĐỘNG CỦA NẾỀN KINH TẾẾ......................................................................3 2.1 Kinh tếế tăng trưởng kéo theo sự phát triển của ngành Bảo Hiểm. 2.2 Thách thức đốếi với ngành Bảo Hiểm trong nước. 3.NGÀNH BẢO HIỂM PHÁT TRIỂN ĐÃ TÁC ĐỘNG NGƯỢC LẠI ĐÔẾI V ỚI NẾỀN KINH TẾẾ ...................................................................................................................... 11 3.1 Giảm thiểu rủi ro và chi phí thiệt hại cho các doanh nghi ệp, t ổ ch ức, cá nhân trong xã hội. 3.2 Dếễ dàng huy động vốến với khốếi lượng vốến lớn. 3.3 Tạo cống ăn việc làm cho người lao động. KẾẾT LUẬN......................................................................................................14 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................15 LỜI MỞ ĐẦU 3 Khi nền kinh tế của một đất nước tăng trưởng ắt hẳn kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế - xã hội khác, và bảo hiểm cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Bởi một lẽ rất đơn giản, khi kinh tế tăng trưởng, thu nhập của người dân sẽ được nâng cao, các hoạt động giao thương cũng được mở rộng, đồng thời người dân ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng cuộc sống của chính mình... Từ đó nhận thức của người dân về tầm quan trọng của ngành bảo hiểm cũng được nâng lên. Tất cả những điều này đòi hỏi ngành bảo hiểm cũng phải phát triển theo để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Thật vậy, khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO để hội nhập với nền kinh tế chung của thế giới các doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải chịu áp lực rất lớn về cạnh tranh, chia sẻ thị phần đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn hoàn thiện để tồn tại và phát triển. Các sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng, chất lượng bảo hiểm cũng được nâng lên. Tuy nhiên, nhìn ở một khía cạnh nào đó thì đây lại là những yếu tố thúc đẩy ngành bảo hiểm phát triển và hoàn thiện hơn nữa. Đề tài “Sự tăng trưởng kinh tế đất nước sẽ kéo theo sự phát triển của ngành bảo hiểm như thế nào?” sẽ đưa ra các căn cứ về mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của ngành bảo hiểm để chứng minh cho nhận định trên (số liệu chủ yếu được lấy từ giai đoạn 2005- 2010) 1. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ: 4 Năm 2006 tiếp tục hoàn thiện hơn chế độ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm với việc sửa đổi bổ sung NĐ 42, NĐ 43, Thông tư 98, Thông tư 99, sửa đổi Quyết định 23 Ban hành quy tắc Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới và chuẩn bị ban hành một số sản phẩm bảo hiểm bắt buộc: cháy nổ, xây dựng lắp đặt, sử dụng người lao động trong hoạt động xây dựng, người Việt nam du lịch lữ hành quốc tế. BộTài chính cũng đang xem xét phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư để tạo bước tiến mới cho thị trường bảo hiểm nhân thọ. Năm 2007 chế độ quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được hoàn thiện thêm một bước với việc ban hành NĐ 45, NĐ 46 ngày 27/3/2007, Thông tư 155, 156 hướng dẫn thi hành NĐ 45, NĐ 46 ngày 20/12/2007, Thông tư liên tịch Bộ Công an, Bộ Tài chính số 41 và QĐ 28 ngày 14/4/2007 về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, Thông tư liên tịch Bộ Công An, Bộ Tài Chính số 16 và QĐ 23 ngày 9/4/2007 về bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới, QĐ 96 ngày 19/11/2007 và QĐ 102 ngày 14/12/2007 về triển khai bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị. Các văn bản pháp quy trên vừa nâng cao chế độ quản lý Nhà nước, vừa tạo tính chủ động, sáng tạo cho doanh nghiệp bảo hiểm, vừa bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo hiểm và đã góp phần tích cực phát triển thị trường bảo hiểm Việt. Năm 2007 Bộ Tài chính đã cấp phép hoạt động cho Bảo hiểm Quân Đội, Cathay Life và Great Eastern đưa tổng số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có mặt tại thị trường Việt Nam là 23 doanh nghiệp, 9 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm, 8 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. . Năm 2008, hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp luật có liên quan tiếp tục được tập trung hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của thị trường BH, đáp ứng các cam kết song phương, đa phương về hội nhập quốc tế. Trong năm 2008, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 thay thế Nghị định số 115/1997/NĐ-CP về BH bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới để đảm bảo cho sự phát triển an toàn, lành mạnh của thị trường trong lĩnh vực BH trách 5 nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Hiện tại, Bộ Tài chính đang xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 118/2003/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh BH đảm bảo việc xử phạt có tính răn đe cao để cá nhân, tổ chức không vi phạm hoặc tái phạm. Đồng thời, xác định rõ thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Tài chính nhằm tránh chồng chéo, nâng cao hiệu quả xử phạt. Quyết định 96 và 102 của Bộ Tài chính ban hành quy chế triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung (universalife) và liên kết đơn vị (unitlink) mở đường cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thiết kế sản phẩm bảo hiểm mới phù hợp với nhu cầu của xã hội và sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam Năm 2009 bảo hiểm càng được chú trọng hơn với việc ban hành Nghị định 41 ngày 5/5/2009 xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, Thông tư 86/BTC ngày 28/4/2009, Thông tư sửa đổi bổ sung thông tư 155/BTC và Thông tư 156/BTC. Cục Quản lý - Giám sát Bảo hiểm quyết tâm quản lý tình hình cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Thông tư 86/2009/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 12/6/2009 quy định, các doanh nghiệp không được chi trả thêm các loại phí khác làm đội phí hoa hồng cho đại lý bảo hiểm lên quá 10%. Đồng thời, các công ty bảo hiểm cũng không được phép dùng các chiêu thức khuyến mại khi bán hàng. Điều luật này ra đời đã tác động không nhỏ tới thị trường của bảo hiểm, giúp hạn chế những công ty bảo hiểm lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, nhằm tăng phí để trục lợi, gây tiếng xấu cho các công ty bảo hiểm khác. 2. TÁC ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ: 2.1. Kinh tế tăng trưởng kéo theo sự phát triển của ngành Bảo Hiểm: GDP( tỷ USD) Tỷ lệ tăng trưởng GDP 2005 51,5 8.4% 2006 55.71 8.17% 6 2007 60.44 8.5% 2008 64.21 6.23% 2009 67.62 5.32% FDI (tỷ USD) 5.835 10.20 20.30 65 21.48 Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, liên tục trong suốt các năm qua từ 2005 -2009, cụ thể GDP từ 51,5 tỷ USD lên 67,62 tỷ USD, nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam cũng tăng dần, thu nhập bình quân đầu người luôn được cải thiện trong những năm gần đây, đời sống của dân cư không ngừng được nâng cao... Người dân đã bắt đầu có tích luỹ và yên tâm sử dụng tiền tích luỹ này để đầu tư trở lại nền kinh tế trong đó bảo hiểm là một trong những kênh đầu tư vốn được người dân lựa chọn. Đây chính là những yếu tố rất quan trọng và là cơ sở cho sự phát triển của bảo hiểm trong giai đoạn này và những năm về sau. Các ngành công nghiệp xây dựng, hàng không, hàng hải, vận tải đường bộ tăng trưởng mạnh, thị trường chứng khoán có nhiều khởi sắc. Là các yếu tố trên tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành bảo hiểm. Tiếp nối theo đó, năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010, là năm diễn ra các sự kiện lớn: Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO mở ra một thời kỳ mới với nhiều thời cơ vận hội cũng như thách thức cho sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và phát triển của ngành bảo hiểm nói riêng. Được Nhà nước khuyến khích mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, kể cả ở thị trường quốc tế và khu vực. Ngoài ra còn cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở rộng nội dung, phạm vi hoạt động, tăng vốn điều lệ, nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Điều đó đã giúp cho ngành bảo hiểm ngày càng được mở rộng cụ thể là, Năm 2005 cả nước có 23 doanh nghiệp Bảo Hiểm (DNBH) hoạt động, đặc biệt sau khi gia nhập WTO số lượng doanh nghiệp đã tăng lên 30 trong năm 2007, năm 2008 là 49 trong đó có 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 10 công ty môi giới và 1 công ty tái bảo hiểm (Vinare). Một số DNBH mới ra đời với sự tham gia góp vốn của các tổng công ty, doanh nghiệp lớn trong nước như Công ty Cổ 7 phần Bảo hiểm Hàng không, Bảo hiểm Than Khoáng sản…Năm 2009 Việt Nam đã có thêm 1 DNBH mới. Cùng với xu thế đó, năm 2005, các doanh nghiệp bảo hiểm đã tăng thêm 29 sản phẩm, tổng doanh thu dạt 8.130 tỉ đồng tăng 5,5% so với năm 2004, và số lượng đó ngày càng tăng thêm, tính tới năm 2006 đã có trên 700 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, hơn 100 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ để khách hàng lựa chọn, phát triển nhanh kênh phân phối sản phẩm (8 công ty môi giới, 100.000 đại lý bảo hiểm nhân thọ, 50.000 đại lý bảo hiểm phi nhân thọ). Sang năm 2007 là năm hoạt động thành công của ngành bảo hiểm Việt Nam với tổng số hợp đồng bảo hiểm mới khai thác trong năm là 1.323.891 hợp đồng, cao nhất trong 3 năm qua, tăng hơn năm 2006 là 29.71%, số lượng hợp đồng khôi phục trong kỳ là 156.910 hợp đồng giảm 35,05% so với 2006, chứng tỏ người tham gia bảo hiểm muốn lựa chọn sản phẩm bảo hiểm mới hơn là khôi phục hợp đồng cũ. T ốc độ tăng trưởng về doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt trên 30%, cao nhất trong 5 năm qua và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 12%, cao nhất trong 3 năm qua. Theo ước tính của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ của năm nay đạt 8.350 tỷ đồng và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 9.500 tỷ đồng. Năm 2008 trong bối cảnh bất lợi của kinh tế thế giới khi cuộc khủng hoảng diễn ra trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế nước ta, khiến thị trường chứng khoán suy thoái, hoạt động đầu tư giảm sút, thị trường bất động sản đóng băng, lãi suất biến động, lạm phát phi mã là 19.4%… gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Bức tranh thị trường BHNT sẽ không có nhiều mảng sáng khi nền kinh tế có những khó khăn và mức độ quan tâm tham gia bảo hiểm của người dân giảm đi khi thị trường chứng khoán sụt giảm vào những tháng đầu năm. Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 12%/năm lên 14%/năm, có ngân hàng đã từng nâng lãi suất huy động lên trên 19%/năm. Trước cuộc đua lãi suất ngày càng căng thẳng, người dân đã có động thái giảm bớt sự quan tâm đến các sản phẩm bảo hiểm, chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước hạn, việc duy trì những hợp đồng cũ vô 8 cùng khó khăn, ký mới hợp đồng lại càng khó hơn. 10 tháng đầu năm 2009, tăng trưởng của bảo hiểm phi nhân thọ là 15%, (Đây là mức cao nhất trong 4 năm trở lại đây), nhân thọ trên 8%. So với nhiều ngành khác, nhất là trong bối cảnh kinh tế còn chưa hoàn toàn hồi phục, DNBH vẫn đạt mức tăng trưởng khá. Trong khi đó, các nhà kinh tế cho rằng thị trường bảo hiểm VN sẽ tăng trưởng khoảng 25%/năm cho tới năm 2013. Như vậy đây là lĩnh vực hứa hẹn nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Nhìn chung, từ năm 2005 thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định, các hoạt động bảo hiểm diễn ra sôi động, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trưởng thành rõ rệt cả về số lượng và chất lượng sẵn sàng cạnh tranh và hội nhập quốc tế Ngành bảo hiểm không những là tấm lá chắn của nền kinh tế quốc dân mà còn đầu tư 27.000 tỉ đồng vào phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho trên 130.000 đại lý bảo hiểm và trên 10.000 cán bộ bảo hiểm. Với sự cố gắng của các DNBH, thị trường BHVN năm 2006 vẫn tiếp tục tăng trưởng. Các DNBH đã đóng góp cho Ngân sách Nhà nước trên 1.000 tỉ đồng đã đầu tư vào nền kinh tế trên 35.000 tỉ đồng. Sau 2 năm gia nhập WTO nền kinh tế Việt Nam đã có những bước nhảy vượt bậc. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến các ngành nghề trong toàn thể nền kinh tế, đặc biệt là ngành bảo hiểm. Và thực tế cho thấy, năm 2007, nền kinh tế xã hội Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với nhiều cơ hội từ việc gia nhập WTO mang lại, đã có những hình ảnh đậm nét của một ngành sẵn sàng hội nhập và đáp ứng các chuẩn mực quốc tế. Chế độ quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được hoàn thiện hơn để củng cố và phát triển thị trường bảo hiểm. Tăng trưởng doanh thu của thị trường năm 2008 vẫn duy trì ở mức cao. Doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ đạt mức 10.879 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2007, vượt chỉ tiêu chiến lược phát triển thị trường Bảo hiểm giai đoạn 2003-2010 đề ra là 9.000 tỷ đồng trong khi bảo hiểm nhân thọ tăng trưởng ở mức hơn 9% tương đương với 10.334 tỷ đồng. 9 Xét ở một khía cạnh khác, nhờ có bảo hiểm mà khi thiên tai, hiểm họa xảy ra bảo hiểm đã phần nào chia sẻ tổn thất cho xã hội. Ví dụ như năm 2005, liên tiếp 2 cơn bão số 7 và số 8 tàn phá vùng duyên hải phía Bắc và miền Trung, dịch cúm gia cầm H5N1, tai nạn giao thông đường bộ tuy có giảm về số vụ nhưng thiệt hại về người và tài sản gia tăng, tai nạn đường thuỷ, tàu biển, tàu sông, tàu cá tăng nhanh. Thiên tai gây thiệt hại trên 5.200 tỷ đồng. Ngành bảo hiểm cũng đã thể hiện vai trò là tấm lá chắn kinh tế cho các tổ chức cá nhân tham gia bảo hiểm với mức bồi thường trên 500 tỉ đồng nhằm khắc phục hậu quả cơn bão số 9 và số 11 tại miền Trung. Những thiệt hại xảy ra đã khiến ngành bảo hiểm phải chi ra một số tiền khá lớn và có thể làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên, trong tương lai tiềm năng tăng trưởng của ngành bảo hiểm lại đáng lạc quan. Mọi người sẽ gia tăng mua bảo hiểm nhiều hơn vì khi thiệt hại xảy ra có bảo hiểm bồi thường , tổn thất được giảm bớt… Như vậy, một vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp bảo hiểm càng phải cố gắng hoàn thiện nghiệp vụ chuyên môn, cũng như nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng,…Nhờ vậy sang năm 2009, bảo hiểm lại tiếp tục tăng trưởng về doanh số cũng như chủng loại sản phẩm và triển vọng tiếp tục tăng trong 2010 và trong tương lai sắp tới. Thị trường bảo 10 hiểm Việt Nam dự báo là sẽ sôi động hơn nhằm đón đầu những diễn biến kinh tế mới và vẫn sẽ tiếp tục phát triển và biến chuyển không ngừng. Trong ngắn hạn: Năm 2010, sẽ có tăng trưởng tổng phí bảo hiểm ở cả mảng nhân thọ và phi nhân thọ. Dự đoán GDP tăng trưởng ở mức 6,5%, tỷ lệ lạm phát 9,2% và tăng trưởng xuất nhập khẩu dương (xuất khẩu tăng 12%, nhập khẩu tăng 15%) sẽ tạo nhu cầu cho dịch vụ bảo hiểm. Theo đó, với tốc độ tăng trưởng của thị trường bảo hiểm VN thường cao hơn tăng trưởng GDP khoảng 3 lần, ngành bảo hiểm có thể tăng khoảng 17% trong năm 2010. 3 DN BH lớn là BHV, BMI, PVI đều đưa kế hoạch tăng trưởng 10% trong năm nay. Trong dài hạn: Mặc dù trong ngắn hạn, sẽ khó có tăng trưởng đột biến nhưng có tiềm năng phát triển trong dài hạn của các doanh nghiệp. Mức độ thâm nhập ngành còn thấp (mảng phi nhân thọ: 0,81% GDP và mảng nhân thọ 0,69%) và tỷ lệ bảo hiểm trên đầu người thấp so với các nước khác (16,4 USD/người, nguồn: SwissRe) và mức độ hiểu biết các sản phẩm bảo hiểm ngày càng cải thiện của tầng lớp dân cư trẻ được hưởng chế độ giáo dục tốt sẽ là yếu tố hỗ trợ tăng trưởng cho ngành này. Mức tăng trưởng kỳ vọng trung bình 1516%/năm trong vài năm tới. Đồng thời, do tính chất khắc nghiệt của việc cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc các công ty bảo hiểm phải chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, mở rộng mạng lưới phân phối và điều quan trọng là đánh thức nhu cầu bảo hiểm từ người dân thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ giám định và giải quyết bồi thường. Ngày nay, bảo hiểm không còn là từ quá xa lạ với cộng đồng xã hội. Người dân đã bắt đầu nhận thức đầy đủ vai trò và tầm quan trọng của bảo hiểm đối với cuộc sống cộng đồng và cuộc sống cá nhân. Chính sự tương tác này đã làm cho “miếng bánh” thị phần bảo hiểm được mở rộng chứ không bị thu hẹp, co cụm như thời gian trước đó. 11 2.2. Thách thức đối với ngành Bảo Hiểm trong nước: Đất nước phát triển, thị trường bảo hiểm còn nhiều tiềm năng nên các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đã đua nhau vào vn, gây ra khó khăn cho các dnbh trong nước. Mở cửa thị trường, thuận lợi thì nhiều song khó khăn vì thế cũng không ít. Do số lượng các DNBH được cấp phép hoạt động ngày một gia tăng. Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nếu đủ điều kiện, theo luật định đều có quyền xin phép thành lập DNBH, trong đó có các DNBH nước ngoài theo đúng cam kết WTO. Điều này làm cho môi trường bảo hiểm vốn đã có sự cạnh tranh gay gắt nay càng gay gắt hơn, đặc biệt nguồn nhân lực luôn bị xáo trộn bởi sự trèo kéo của các DNBH mới. DNBH hoạt động ở nước ngoài được cung cấp một số sản phẩm BH qua biên giới (vào Việt Nam): Đây là điều đáng lo ngại trong cuộc cạnh tranh không cân sức đối với các DNBH đang hoạt động tại Việt Nam (DNVN, liên doanh, 100% vốn nước ngoài). Trước hết, họ không thể biết được thông tin về đối thủ cạnh tranh của họ (DNBH đang hoạt động ở nước ngoài) cụ thể là ai đang bán sản phẩm BH vào Việt Nam. Thứ hai, vũ khí của đối thủ đang sử dụng là loại gì không được biết rõ: đơn BH, điều khoản BH, điều kiện BH, phí BH như thế nào? Thứ ba, DNBH đang hoạt động tại Việt Nam phải đóng thuế cho ngân sách nhà nước như thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế sử dụng đất… để hoạt động kinh doanh có doanh thu từ Việt Nam, trong khi đó đối thủ không bị đóng góp các khoản thuế trên. Trong một cuộc chiến, “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. DNBH đang hoạt động ở nước ngoài biết rất rõ DNBH đang hoạt động tại Việt Nam, song DNBH đang hoạt động tại Việt Nam lại không biết gì về DNBH đang hoạt động tại nước ngoài. Đây thực sự là khó khăn và thách thức lớn. Năng lực tài chính thì yếu kém cộng thêm sự hạn chế về chuyên môn nên phần lớn doanh nghiệp bảo hiểm VN còn lệ thuộc quá nhiều vào hoạt động tái bảo hiểm. Điều đó thể hiện rất rõ trong nhiều khâu như đánh giá và quản lý rủi ro, tính phí bảo hiểm, thiết kế 12 sản phẩmi, giám định và bồi thường tổn thất, , tổ chức kênh phân phối sản phẩm BH cũng đã bộc lộ nhiều yếu kém: Bảo hiểm sau một thời gian tăng trưởng nhanh đi cùng với tăng trưởng mở rộng kênh phân phối qua đại lý, có nghĩa là cứ tăng đại lý là có tăng doanh thu nên nhiều DN chưa chú trọng đến chất lượng tuyển chọn đào tạo và sử dụng đại lý. Rất may, những năm gần đây tăng trưởng bị chững lại, các DNBH đã nhận thức ra được vấn đề để quan tâm, đầu tư công sức hơn cho việc nâng cao chất lượng đại lý BH. BH phi nhân thọ vẫn giữ cung cách khai thác chủ yếu từ cán bộ BH, cạnh tranh về phí BH, tăng hoa hồng, tăng hỗ trợ cho đại lý, chưa xây dựng được đội ngũ đại lý BH phi nhân thọ mang tính chuyên nghiệp. Đầu tư công nghệ thiếu đồng bộ, kém hiệu quả: Hệ thống công nghệ thông tin của các DNBH chưa cập nhật được từng hợp đồng BH phát sinh, chưa phân loại được khách hàng, rủi ro BH, chưa phân tích đánh giá được nguyên nhân, mức độ rủi ro tổn thất, còn nhiều lỗ hổng để trục lợi BH. Chúng ta không thể chấp nhận được việc một xe ô tô bị tai nạn đã mua BH biết được biển số xe nhưng các DNBH đùn đẩy cho nhau và cho rằng mình không bán BH cho chiếc xe này. Điều này bộc lộ rõ sự yếu kém của các DNBH trong hệ thống công nghệ thông tin. Mà sự thành công của doanh nghiệp bảo hiểm trong tương lai phụ thuộc phần lớn vào yếu tố công nghệ thông tin trong công tác quản lý. Đương nhiên con người vẫn là chủ thể căn bản nhưng rõ ràng công nghệ thông tin có vai trò quyết định trong việc giảm chi phí quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Không những thế, giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, các công ty môi giới có hiện tượng cạnh tranh lẫn nhau mà là cạnh tranh không lành mạnh đã và đang diễn ra khá phổ biến như làm việc thiếu chuyên nghiệp, tự ý bổ sung điều kiện, điều khoản BH, mở rộng điều khoản bảo hiểm không đúng quy tắc,trả hoa hồng trực tiếp cho khách hàng, dùng áp lực để lôi kéo và ép khách hàng tham gia bảo hiểm, cạnh tranh gay gắt chủ yếu bằng con đường hạ phí BH, không chú trọng nhiều đến dịch vụ chăm sóc khách hàng: Phí BH trên thị trường BHVN hiện nay được hình thành chủ yếu qua con đường cạnh tranh hạ phí phi 13 kĩ thuật mà không quan tâm đến đối tượng BH như thế nào, mức độ rủi ro ra sao. Phí BH một khách sạn 5 sao chỉ tương đương với phí BH một chiếc xe ô tô trị giá 1 tỉ đồng là một điều phi lý mà trên thị trường vẫn có DNBH chấp nhận để giành bằng được dịch vụ BH. Một trong những nguyên nhân có nguồn gốc sâu xa là chế độ khoán tiền lương và chi phí theo doanh thu không chú trọng đến bồi thường có thể xảy ra (lời cam kết của DNBH đến khách hàng). Tình trạng này dẫn đến không những các DNBH cạnh tranh lẫn nhau mà còn có sự cạnh tranh giữa các chi nhánh trong cùng một DNBH. Chính vì vậy, việc quan tâm chăm sóc khách hàng cung cấp dịch vụ gia tăng bổ sung cho khách hàng cũng bị hạn chế. Về phía khách hàng, hiện tượng trục lợi bảo hiểm đang ngày càng tăng, phổ biến là các trường hợp khai báo sai sự thật, giả mạo hồ sơ, giấy tờ, thậm chí tự gây thương tích để đòi tiền bảo hiểm… Mặt khác, ngoài việc cạnh tranh giữa các sản phẩm bảo hiểm của các DNBH với nhau thì sản phẩm bảo hiểm còn phải cạnh tranh với các sản phẩm khác của các Ngân hàng TM và thị trường chứng khoán. Thêm vào đó, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với các dịch vụ tài chính khác như thu hút tiền gửi tiết kiệm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản... đang làm các doanh nghiệp bảo hiểm vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp bảo hiểm cần đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, thay đổi tư duy quản trị, nâng cấp trình độ công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho phù hợp với cam kết WTO, triển khai nhiều loại hình sản phẩm mới. Đồng thời phải có những chính sách linh hoạt, mềm dẻo trước diễn biến của cuộc khủng hoảng và sự tác động của nó đến thị trường bảo hiểm. 3. NGÀNH BẢO HIỂM PHÁT TRIỂN ĐÃ TÁC ĐỘNG NGƯỢC LẠI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ: 14 Như chúng ta biết hoạt động của ngành bảo hiểm có liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội. Do đó, khi ngành bảo hiểm phát triển cũng đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đấn nước phát triển. Điều này thể hiện cụ thể qua các yếu tố sau: 3.1. Giảm thiểu rủi ro và chi phí thiệt hại cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong xã hội: Do bảo hiểm hoạt động trên nguyên tắc số đông, cung cấp sự "bảo vệ" cho người được bảo hiểm, thông qua việc chi trả khoản phí bảo hiểm nhỏ, cố định mà người tiêu dùng có thể giảm được rủi ro về tổn thất lớn hơn gấp nhiều lần, không xác định. Điều này mang lại sự phát triển ổn định cho các cá nhân, gia đình và doanh nghiệp, giảm thiểu được lượng ngân sách để dành cho dự phòng rủi ro, nâng cao đầu tư. Hơn nữa, bằng vào kinh nghiệp quản lý rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm có thể đưa ra các kiến nghị, hướng dẫn người được bảo hiểm các phương pháp giảm thiểu khả năng tổn thất và tỷ lệ rủi ro, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế. 3.2. Dễ dàng huy động vốn với khối lượng vốn lớn: Hoạt động đầu tư của các Doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng khẳng định vai trò của mình. Đây thực sự là một kênh huy động vốn quan trọng, phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cơ cấu vốn đầu tư đã chuyển mạnh từ đầu tư ngắn hạn và chủ yếu là gửi tại các tổ chức tín dụng nay chuyển sang đầu tư dài hạn theo các danh mục đầu tư như: mua trái phiếu chính phủ, đầu tư trực tiếp các kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống…. 3.3. Tạo công ăn việc làm cho người lao động: Cùng với sự phát triển về số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm cũng như sự mở rộng quy mô hoạt động, số lượng người làm việc trong ngành bảo hiểm cũng tăng lên 15 đáng kể, tạo công ăn việc làm cho hơn 14.000 cán bộ, nhân viên và trên 140.000 đại lý bảo hiểm. Tóm lại, một khi nền kinh tế phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của ngành bảo hiểm, giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng lớn mạnh và không ngừng tăng cường hoàn thiện bản thân để phục vụ khách hàng đồng thời nâng cao vị thế của mình trên thương trường nhờ vào các chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng... Tuy nhiên, cũng cần khẳng định những đóng góp của ngành bảo hiểm cho sự phát triển kinh tế đất nước để thấy được vai trò quan trọng của vấn đề phát triển ngành bảo hiểm đối với nền kinh tế của một quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. 16 KẾT LUẬN Một lần nữa sự thật đã chứng minh là khi nền kinh tế phát triển sẽ kéo theo nhiều ngành nghề khác cũng tăng trưởng, trong đó có ngành bảo hiểm. Theo bài nghiên cứu của nhóm em thì có gần 95% thị phần của Việt Nam vẫn chưa được khai thác hết. Vì vậy đây vẫn là một thị trường tiềm năng cho ngành bảo hiểm. Ngày nay, ngành bảo hiểm đang phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO. Đây là một cơ hội tốt cho ngành bảo hiểm ngày càng phồn thịnh hơn. Tuy nhiên đó không chỉ là tác động một chiều, mà ngành bảo hiểm phát triển cũng đã có những tác động ngược lại đến sự tăng trưởng của nền nến kinh tế. Với số liệu chủ yếu được lấy từ giai đoạn 2005- 2010, bài nghiên cứu “Sự tăng trưởng kinh tế đất nước sẽ kéo theo sự phát triển của ngành bảo hiểm như thế nào?” đã đưa ra các căn cứ về mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của ngành bảo hiểm. Trong quá trình làm bài, mặc dù nhóm nghiên cứu đã cố gắng tìm kiếm tài liệu, thông tin nhưng chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Rất mong được sự góp ý và sửa chữa của thầy. 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Sách những nguyên lý và thực hành bảo hiểm của chủ biên Nguyễn Tiến Hùng  http://www.vinacorp.vn  http://webbaohiem.net  http://baohiem.pro.vn  http://vneconomy.vn  www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam  www.vnecon.com 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan