Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự tác động của cạnh tranh và hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến sự đổi mớ...

Tài liệu Sự tác động của cạnh tranh và hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến sự đổi mới tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bà rịa vũng tàu

.PDF
132
1
133

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU ****************** ĐỖ VŨ KHOA SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH VÀ HỢP TÁC GIỮA CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG ĐẾN SỰ ĐỔI MỚI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 5 năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU ****************** ĐỖ VŨ KHOA SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH VÀ HỢP TÁC GIỮA CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG ĐẾN SỰ ĐỔI MỚI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 8340101 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thị Đức Loan Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 5 năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung trong luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Đức Loan. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, các số liệu phục vụ phân tích, nhận xét và kết quả nghiên cứu do chính tác giả thực hiện một cách trung thực. Học viên Đỗ Vũ Khoa ii LỜI CẢM ƠN Trước khi bắt tay vào thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự ân cần giảng dạy, sự quan tâm, giúp đỡ của các giảng viên và Viện Đào tạo Quốc tế và Sau đại học BVU. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô bộ môn và quý Thầy, Cô của Viện. Xuyên suốt quá trình triển khai nghiên cứu luận văn, tôi nhận được sự quan tâm hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn khoa học là TS. Nguyễn Thị Đức Loan, thông qua bài luận này tôi xin được kính gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến Cô. Xin cảm ơn người thân, gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và triển khai thực hiện luận văn này. Một lần nữa, xin được cảm ơn thật nhiều! Học viên Đỗ Vũ Khoa iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. vi DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................. viii DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. ix TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................... x CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 1 1.1.Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 1.2.Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ............................................... 4 1.2.1. Mục tiêu ................................................................................................ 4 1.2.2. Câu hỏi ................................................................................................. 4 1.3.Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 4 1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 6 1.5.Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ............................................................... 6 1.6.Kết cấu của luận văn ................................................................................... 8 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............ 10 2.1.Cơ sở lý thuyết .......................................................................................... 10 2.1.1. Kết quả sự đổi mới.............................................................................. 10 2.1.2. Sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng ................................... 11 2.1.3. Sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng ........................................ 12 2.1.4. Năng lực đổi mới ................................................................................ 14 2.1.5. Sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng ................................... 15 2.2.Lý thuyết nền tảng..................................................................................... 16 2.2.1. Thuyết gắn kết xã hội .......................................................................... 16 2.2.2. Lý thuyết nguồn lực - RBV (The resource based view theory) ........... 19 2.2.3. Lý thuyết dự phòng (Ứng phó với các tình huống bất ngờ) ............... 20 iv 2.2.4. Lý thuyết khuyếch tán cải tiến ............................................................ 23 2.3.Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ............................................................ 24 2.3.1. Sự hợp tác của các phòng ban chức năng tác động đến năng lực đổi mới ............................................................................................................ 24 2.3.2. Sự tác động của cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng đến năng lực đổi mới của doanh nghiệp ......................................................................... 25 2.3.3. Năng lực đổi mới tác động lên kết quả đổi mới ................................. 26 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................. 29 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...................................................... 30 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 30 3.1.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu..................................................................... 30 3.1.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ......................................................... 31 3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 32 3.2.1. Nghiên cứu định tính .......................................................................... 32 3.2.2. Phương pháp định lượng .................................................................... 32 3.3. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 35 3.3.1. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................... 35 3.3.2. Đo lường thang đo nghiên cứu ........................................................... 36 3.3.3. Nguyên tắc xây dựng thang đo ........................................................... 36 3.3.4. Thanh đo kết quả đổi mới ................................................................... 37 3.3.5. Thang đo năng lực đổi mới................................................................. 38 3.3.6. Thang đo sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng ........................ 38 3.3.7. Thang đo sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng ................... 40 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .................................................................................. 42 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................... 43 4.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ........................................................ 43 4.1.1. Giới thiệu tổng quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ................................................................................................ 43 4.1.2. Thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động DN nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.................................................................................... 44 v 4.2. Kết quả nghiên cứu ................................................................................... 46 4.2.1. Giới thiệu mẫu nghiên cứu ................................................................. 46 4.2.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo ............................................................. 48 4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ...................................................... 53 4.2.4. Phân tích nhân tố khẳng định CFA .................................................... 56 4.2.5. Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM...................................... 64 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .................................................................................. 69 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU ............................... 70 5.1. Những nội dung chính của nghiên cứu ..................................................... 70 5.1.1. So sánh kết quả nghiên cứu với đề tài trong nước ............................. 70 5.1.2. So sánh kết quả nghiên cứu với đề tài nước ngoài ............................. 71 5.2. Kết luận nghiên cứu .................................................................................. 72 5.3. Hàm ý lý thuyết ......................................................................................... 73 5.4. Hàm ý quản lý ........................................................................................... 74 5.5. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................... 77 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .................................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. i PHỤ LỤC ......................................................................................................... iii vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Stt Kí hiệu Tên bảng 1. Bảng 3.1 Thang đo kết quả đổi mới 2. Bảng 3.2 Thang đo năng lực đổi mới 3. Bảng 3.3 Thang đo sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng 4. Bảng 3.4 Thang đo sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng 5. Bảng 4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 6. Bảng 4.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng _ Lần 1 7. Bảng 4.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng _ Lần 2 (Sau khi loại biến) 8. Bảng 4.4 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng _Lần 1 9. Bảng 4.5 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng _Lần 2 (Sau khi loại biến) 10. Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo năng lực đổi mới _ Lần 1 11. Bảng 4.7 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo năng lực đổi mới_Lần 2 (Sau khi loại biến) 12. Bảng 4.8 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo kết quả đổi mới 13. Bảng 4.9 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới 14. Bảng 4.10 Kết quả phân tích nhân tố khám phá 15. Bảng 4.11 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett cho yếu tố kết quả đổi mới 16. Bảng 4.12 Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho yếu tố kết vii Stt Kí hiệu Tên bảng quả đổi mới 17. Bảng 4.13 Kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm 18. Bảng 4.14 Trọng số tải của các thang đo 19. Bảng 4.15 Kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm 20. Bảng 4.16 Trọng số tải của các thang đo 21. Bảng 4.17 Kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu 22. Bảng 4.18 Trọng số tải của các thang đo 23. Bảng 4.19 Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo 24. Bảng 4.20 Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình 25. Bảng 4.21 Hệ số bình phương tương quan bội 26. Bảng 4.22 Kết quả ước lượng bằng Bootstrap N = 1.000 27. Bảng 4.23 Tổng kết kiểm định giả thuyết viii DANH MỤC HÌNH VẼ Stt Kí hiệu Tên hình 1. Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 2. Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 3. Hình 4.1 Kết quả CFA các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đổi mới 4. Hình 4.2 Kết quả CFA kết quả đổi mới 5. Hình 4.3 Kết quả CFA mô hình tới hạn 6. Hình 4.4 Kết quả SEM của mô hình lý thuyết (chuẩn hóa) ix DANH MỤC VIẾT TẮT Viết đầy đủ Từ viết tắt AVE Phương sai trích bình quân BR-VT Bà Rịa – Vũng Tàu CR Giá trị tin cậy tổng hợp DN Doanh nghiệp PLS Phương pháp bình phương tối thiểu từng phần QTDN Quản trị doanh nghiệp RBV Resource based view SRMSR Standardized root mean squared residual x TÓM TẮT LUẬN VĂN Học viên: ĐỖ VŨ KHOA Đề tài: “Sự tác động của cạnh tranh và hợp tác của các phòng ban chức năng đến sự đổi mới tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng giúp cho các phòng ban tăng cường sự trao đổi thông tin, kiến thức từ đó thúc đẩy quá trình học tập trong tổ chức tạo ra vốn tri thức cho chính DN của mình. Sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng giúp các phòng ban cố gắng tăng cường tầm quan trọng của phòng ban. Năng lực đổi mới ảnh hưởng tích cực đến kết quả đổi mới tổ chức. Trong quá trình đổi mới, các cán bộ công nhân viên sẽ thảo luận, đánh giá thường xuyên, nên sẽ nhận ra những vấn đề hay những nhu cầu mới từ thị trường. Từ đó có những hành động và chính sách cụ thể để giải quyết chính những vấn đề này. Đây chính là các hành động giúp kết quả đổi mới tổ chức và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho DN. Đổi mới sáng tạo là yếu tố trọng tâm và tồn tại của DN, đổi mới sáng tạo liên tục giúp DN tạo ra các quy trình mới, sản phẩm mới, nâng cao năng suất chất lượng tạo ra những tiến bộ liên tục để công ty phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn và dẫn đến mang lại nhiều lợi nhuận hơn những tổ chức không đổi mới sáng tạo. Luận văn cũng đưa ta những gợi ý về mối quan hệ giữa các biến và cần xem xét đến các yếu tố “Sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng”, “Sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng”, “Năng lực đổi mới”, “Kết quả đổi mới” nhằm giúp DN nhỏ và vừa tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hoạt động ngày càng hiệu quả. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Theo nguồn của trường kinh tế và quản trị Salvay Brussels, đổi mới giúp doanh nghiệp hoạt động và phát triển bằng cách nâng cao hiệu quả, năng suất và chất lượng. Đổi mới có thể giúp cho doanh nghiệp với nhiều cách khác nhau. Tác giả đã làm một cuộc khảo sát đối với các doanh nghiêp nhỏ ở Anh để xem họ nghĩ gì. Kết quả cuộc khảo sát như sau: 41% trong số họ đã nói rằng “Đổi mới chính là trọng tâm của các doanh nghiệp thành công”. Trong khi đó, 13% khác lại nghĩ đổi mới sẽ giúp thúc đẩy nhân viên của họ, 33% cảm thấy rằng đổi mới sẽ giúp họ thu được lợi nhuận cao hơn, 37% trong số họ cho rằng đổi mới sẽ đóng góp không nhỏ đến tất cả mảng kinh doanh và 44% cho rằng doanh nghiệp sẽ ngày càng thành công hơn trong tương lai bởi vì họ đã định hướng sẽ tập trung vào đổi mới. Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến “Doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo để phát triển bền vững”. Tại diễn đàn, ông Lại Hợp Nhân phát biểu rằng: “Đổi mới, phát triển bền vững đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò tích cực trong việc hiện thực hóa mục tiêu phát triển đổi mới, bền vững của quốc gia. Đối với Việt Nam, nhằm đóng góp vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững, trong thời gian qua việc cần gắn kết mục tiêu phát triển bền vững trong chiến lược kinh doanh của DN đang đặc biệt được quan tâm và chú trọng, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng”. Vì thế có thế nói, đổi mới đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường không những trong nước và cả thế giới. Đổi mới giúp tạo ra sức cạnh tranh lành mạnh và giúp các DN của quốc gia phát triển bền vững giữa thị trường khốc liệt trong và ngoài nước. 2 Tuy nhiên hiện nay, có rất ít DN có tầm nhìn và đưa sự đổi mới phát triển bền vững vào trọng tâm chiến lược kinh doanh của mình. Cũng như khả năng phối hợp các bộ phận chưa thật sự khoa học để giúp các thành viên, các bộ phận trong DN tăng cường sự đổi mới, sáng tạo. Một trong những lí do tiềm tàng ảnh hưởng đến năng lực đổi mới thấp vì các DN Việt Nam chưa chú trọng việc học hỏi, chưa nhạy bén, thiếu mạnh dạn thực hiện những ý tưởng mới, chưa thường xuyên đổi mới cách thức hoạt động và thông thường sự đổi mới bị chống đối bởi không ít các thành phần trong DN. Điều này đã làm trì trệ khả năng đổi mới trong DN (Lin, 2007). Ngoài ra, vai trò hợp tác và cạnh tranh giữa các phòng ban thấp dẫn đến giảm khả năng sáng tạo, năng lực đổi mới giảm (Bendig & cộng sự, 2018; Luo, Slotegraaf, 2006), dẫn đến kết quả đổi mới chưa tốt, nhất là trong hội nhập quốc tế và trong kinh doanh (Báo Diễn đàn DN) từ đó kết quả hoạt động công ty thấp. Bên cạnh đó, DN còn quá ít chú trọng việc sử dụng những quy trình cải tiến để tạo sản phẩm mới từ đó chưa đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi và đa dạng của khách hàng (Oke, và cộng sự, 2012). Tâm lý ngại thay đổi, thiếu sự hợp tác liên kết, thiếu sự thu nhận, tiếp thu kiến thức mới (Pe1rez Lo1pez và cộng sự, 2004), thiếu sự cộng tác trong nội bộ để phát triển trong khi mức độ cạnh tranh giữa các DN trong nước ngày càng tăng và đối mặt với việc gia nhập và cạnh tranh của các DN nước ngoài. Do vậy, dẫn đến kết quả đổi mới của các DN trong nước vẫn còn thấp. Một số nghiên cứu trước đây đã từng đề cập mối quan hệ giữa sự hợp tác, cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng, sự sáng tạo, đổi mới của DN. Cụ thể, tác giả Roger J. Calantonea (2002) sử dụng nghiên cứu định lượng để chứng minh sự tác động của năng lực đổi mới, định hướng học hỏi tác động tích cực lên kết quả đổi mới của DN. Ngoài ra, nghiên cứu của De Clercq. Thongpapanl, and Dimov (2011) đã nêu lên được sự tác động dương (+) của sự hợp tác và cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng đến năng lực đổi mới 3 với các biến điều tiết sự tin cậy, chia trách nhiệm, sự quyết định, sự tương đồng mục tiêu. Tác giả cho thấy hiệu quả lớn bất ngờ của sự hợp tác và cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng mang lại ở các trường hợp tương tự và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và tổ chức khác nhau. Còn theo quan điểm của Stock & Zacharias (2014), DN tập trung phát triển nguồn nhân lực và nâng cao khả năng lãnh đạo là hướng đổi mới sáng tạo là nguồn năng lực thúc đẩy phát triển của DN. Ông nhấn mạnh vai trò của sự hợp tác trong tổ chức. Nghiên cứu được thực hiện tại 125 phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại Mỹ. Tại Việt Nam có các công trình nghiên cứu về sự hợp tác tác động đến sự đổi mới như giải pháp cho đổi mới và sáng tạo, chiến lược thiết lập và duy trì tăng trưởng thành công của Phan Dũng (2010) nêu tầm quan trọng của hợp tác đến sự đổi mới, sáng tạo và những giải pháp nhằm tăng trưởng kết quả hoạt động. Allan, A.E (2012) nghiên cứu luận văn quản trị quy trình đổi mới và sáng tạo giúp tăng cường năng lực đổi mới của DN. Tác giả đưa ra những cách thức quản lý, những hướng đổi mới trong quản trị DN nhằm kết nối các phòng ban để tăng hiệu quả hoạt động. Ngoài ra còn có những nghiên cứu khác như: Phát triển nguồn nhân lực trong DN nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế của Lê Mỹ Linh (2009); Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới của Phan Dũng (2010). Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn chưa đề cập đến sự cạnh tranh tác động đến năng lực đổi mới tại các DN nhỏ và vừa tại nhiều địa phương trên cả nước trong đó có tỉnh BR-VT. Theo đó, chưa có tác giả nào trong nước đưa ra kết quả định lượng về khả năng đổi mới tác động đến kết quả đổi mới. Bên cạnh đó, tác động tích cực của sự tranh hợp (sự kết hợp cạnh tranh và hợp tác) giữa các phòng ban chức năng đến năng lực đổi mới đã được nghiên cứu tại nước ngoài nhưng theo khảo sát thì hiện chưa có nghiên cứu nào về lý thuyết sự tranh hợp giữa các phòng ban chức năng hoặc kiểm định tác động của sự tranh hợp lên năng lực đổi mới tại các DN nhỏ và vừa tại tỉnh BR-VT. Đây là khe hổng nghiên 4 cứu mà tác giả nhận thấy và muốn góp phần lấp khe hổng này. Từ đó tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Sự tác động của cạnh tranh và hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến sự đổi mới tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu Đề tài tập trung vào 3 mục tiêu nghiên cứu chủ yếu như sau: - Kiểm định mối quan hệ của sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng lên khả năng đổi mới và vai trò trung gian của năng lực đổi mới trong sự tác động của sự hợp tác đổi mới giữa các phòng ban chức năng đến kết quả đổi mới; - Kiểm định tác động của sự cạnh tranh và hợp tác giữa các phòng ban chức năng lên năng lực đổi mới của DN nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh BR-VT, kiểm định tác động của sự tranh hợp giữa các phòng ban chức năng đến năng lực đổi mới; - Hàm ý quản trị đóng góp cho DN. 1.2.2. Câu hỏi Câu 1: Sự cạnh tranh, hợp tác giữa các phòng ban chức năng đều tác động đến năng lực đổi mới của các DN nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh BR-VT? Câu 2: Năng lực đổi mới có phải là trung gian của sự cạnh tranh và hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến kết quả đổi mới? 1.3. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở nền tảng cơ sở lý luận và lý thuyết nền thích hợp, nghiên cứu biện luận các giả thuyết và xây dựng mô hình, áp dụng thang đo được thu nhập từ hệ thống cơ sở lý luận, đồng thời lấy dữ liệu khảo sát, phân tích và kiểm định các giả thuyết từ mô hình. Nghiên cứu sử dụng hướng thực chứng 5 và vận dụng chặt chẽ phương pháp định tính và định lượng để thiết lập và kiểm định mô hình của bài luận văn. Những thang đo từ các nghiên cứu trước được hình thành từ bảng câu hỏi bởi những nhà nghiên cứu, bảng câu hỏi được dịch sang tiếng Việt. Đề tài này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu của luận văn. Thang đo được sử dụng trong đề tài được kế thừa từ các nghiên cứu trước. Tiêu biểu như biến trung gian khả năng đổi mới trong sự đổi mới trong sự tác động của khả năng đổi mới, định hướng học hỏi lên kết quả đổi mới trong “Định hướng học hỏi, khả năng đổi mới doanh nghiệp, kết quả doanh nghiệp” của Roger J. Calantonea (2002), biến độc lập sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng được lấy từ nghiên cứu của Bandig và cộng sự (2018), biến độc lập cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng của Lou và cộng sự (2006) trong “Cách nhìn gần gũi hơn vào sự cộng tác giữa các phòng ban chức năng và sự đổi mới sản phẩm: hiệu quả ngẫu nhiên của bối cảnh có liên quan và có cấu trúc” của Stock và cộng sự (2014); Biến trung gian năng lực đổi mới giữa các phòng ban chức năng của Lin (2007); và biến phụ thuộc kết quả đổi mới của Oke và cộng sự (2012) cùng với bài tham khảo trong “Cách nhìn gần gũi hơn ở sự hợp tác nghiên cứu và phát triển giữa các phòng ban chức năng cho khả năng đổi mới: thực tiễn nguồn nhân lực và lãnh đạo hướng đổi mới sáng tạo là nguồn động lực” của Stock và cộng sự (2014). Mẫu chọn nghiên cứu là các nhà quản trị cấp cao và cấp trung của các DN làm việc tại tỉnh BR-VT và có kinh nghiệm quản lý trên 01 năm. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng các lý thuyết nền để làm luận cứ cho bài viết như: - Lý thuyết gắn kết xã hội; - Lý thuyết nguồn lực RBV; - Lý thuyết dự phòng; - Lý thuyết khuếch tán cải tiến (đổi mới sáng tạo). 6 Phương pháp thu thập dữ liệu: Việc thu thập dữ liệu được cập nhật trong 2 tháng. Bảng câu hỏi gửi qua email, link khảo sát, trực tiếp, gửi thư đến các nhà quản trị cấp cao và cấp trung của các DN làm việc tại tỉnh BRVT và có kinh nghiệm quản lý trên 01 năm. Phương pháp phân tích dữ liệu: Kiểm định mô hình bằng phân tích cấu trúc tuyến tính SEM: Trong kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu, mô hình cấu trúc tuyến tính SEM cho phép chúng ta kết hợp được các khái niệm tiềm ẩn với những đo lường của chúng ta và có thể xem xét đo các trường hợp độc lập hay kết hợp chung với mô hình lý thuyết cùng một lúc. Phương pháp phân tích SEM được sử dụng rất phổ biến trong các ngành khoa học xã hội trong những năm gần đây và thường được gọi là phương pháp phân tích dữ liệu thế hệ thứ hai (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Quy trình nghiên cứu như sau: Tham khảo tài liệu, kế thừa các thang đo, xây dựng bảng khảo sát, chuẩn bị email, thiết lập bảng câu hỏi, thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu, chạy mô hình, kiểm định, rút trích kết quả nghiên cứu. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ của sự hợp tác, sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng lên năng lực đổi mới, năng lực đổi mới tác động lên kết quả đổi mới. Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thời gian nghiên cứu: Tháng 12/2020 đến tháng 05/2021. 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Đề tài đã góp phần về cơ sở lý luận sự tham gia vào sự hợp tác và sự cạnh tranh cũng như đổi mới đang còn ít tại Việt Nam nói chung và tỉnh BRVT nói riêng, bên cạnh một số luận văn đã có các bài thể hiện khá tốt như 7 Phan Dũng (2010), Nguyễn Bích Đào (2009), Nguyễn Thành Đô (2007), một số bài nghiên cứu về các tiền tố (Nhân tố tác động) đến sự đổi mới của các nhà quản trị trên thế giới Brownell & Melnnes (1986); Halbesleben & Browler (2007) thì nghiên cứu này khác ở việc nghiên cứu tác động của sự hợp tác và cạnh tranh lên sự đổi mới. Điều này là điểm độc đáo khi chưa có đề tài nào trước đây nghiên cứu về vấn đề này tại các DN nhỏ và vừa tại BRVT nói riêng và Việt Nam nói chung. Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu tác động của năng lực đổi mới đến kết quả đổi mới tại các DN trên địa bàn tỉnh BR-VT. Vì vậy, nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ về hệ thống cơ sở lý luận về sự đổi mới ở tỉnh BR-VT còn đang thiếu sót hiện nay. Song song đó, nghiên cứu đã làm rõ hơn trong việc giải thích vì sao sự hợp tác lại tác động dương (+) trong khi đó sự cạnh tranh lại có tác động âm (-) đến sự đổi mới, năng lực đổi mới tác động dương (+) đến kết quả đổi mới. Có thể thấy, những mối liên kết liên hệ này hiện tại chưa được kiểm định cụ thể tại một nền kinh tế đang phát triển là Việt Nam nói chung và tỉnh BR-VT nói riêng. Nghiên cứu này diễn ra trong bối cảnh ngày càng nhiều DN nước ngoài đầu tư vào tỉnh BR-VT, từ cơ sở hạ tầng đến công nghệ 4.0, xu hướng sử dụng IoT, robot và công nghệ cao vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế như du lịch, cảng biển, công nghiệp nặng, nông nghiệp công nghệ cao, … Hiện nay, tỉnh BR-VT có môi trường năng động và nguồn lao động trẻ dồi dào. Từ nghiên cứu này giúp nhận định rõ đầu tư theo chiều hướng tương tác giữa các phòng ban thế nào cho phù hợp với môi trường Việt Nam trong thế kỷ 21. Nghiên cứu còn góp phần giúp cho nhà quản trị hiểu được mối quan hệ giữa các biến với nhau như mối quan hệ giữa sự cạnh tranh, hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến năng lực đổi mới, mối quan hệ năng lực đổi mới đến kết quả đổi mới, nhằm mang lại cho nhà quản trị những nhận thức về tầm quan trọng của biến này đối với biến kia để đem đến phương thức ảnh hưởng giúp nâng cao kết quả công việc. 8 Luận văn này có những đóng góp về mặt thực tiễn như sau: Đề tài đưa ra hàm ý cho các nhà quản trị DN nhỏ và vừa tại tỉnh BR-VT trong việc nâng cao kết quả công việc thông qua khả năng đổi mới. Ngoài ra nghiên cứu này góp phần giải thích cho các nhà quản trị tầm quan trọng của sự tương tác giữa các phòng ban chức năng đến kết quả đổi mới từ đó làm tăng kết quả kinh doanh của DN. 1.6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, các danh mục khác nhau, tài liệu tham khảo và phụ lục thì đề tài được kết cấu thành 05 chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu. Chương này trình bày bối cảnh, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi, tầm quan trọng, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc luận văn. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương này trình bày các khái niệm nghiên cứu, lý thuyết nền, mô hình, các giả thuyết tác động qua lại có trong bài luận. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày mẫu chọn nghiên cứu, xây dựng thang đo, quy trình thu nhập dữ liệu và phương pháp thu nhập dữ liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Chương này trình bày thảo luận thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo, kiểm định giá trị phân biệt của thang đo và kiểm định các giả thuyết trong mô hình. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách cho doanh nghiệp. Chương này trình bày hàm ý lý thuyết, hàm ý thực tiễn, hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất